Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Ảnh hưởng của đặc trưng sinh thái và hiện trạng thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam đến môi trường địa lí Biển Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 48 trang )

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với rạn san hô, thảm cỏ biển cũng là một hệ sinh thái biển đặc trưng của
vùng nước nông ven bờ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với khả năng ổn định nền đáy,
bảo vệ vùng bờ, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ, tham gia vào chuỗi
thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi cư trú, bãi sinh sản cho nhiều loài sinh vật
biển có giá trị kinh tế cao, thảm cỏ biển đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
duy trì quá trình sinh lý, sinh thái trong môi trường biển và tạo cảnh quan để phát
triển ngành du lịch biển.
Ở Việt Nam, hệ sinh thái thảm cỏ biển là một đề tài đã được nhiều sinh viên,
học viên, nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu từ lâu dưới nhiều góc độ tiếp cận
và giải quyết vấn đề cùng phạm vi nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì
những nghiên cứu về hệ sinh thái cỏ biển, đặc biệt là tại vùng Biển Đông nước ta,
còn rất hạn chế so với các hệ sinh thái biển khác. Hơn nữa, sự quản lý lỏng lẻo của
các cơ quan chức năng, đa phần các chất thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xử lý
của con người được đổ thẳng ra biển cùng tình trạng đánh bắt, khai thác quá mức
nguồn lợi thủy sản bằng các biện pháp tận diệt của đại bộ phận ngư dân miền biển,
đã dẫn đến hậu quả là các thảm cỏ biển tại vùng biển Việt Nam đang bị hủy hoại
dần, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường địa lí Biển Đông.
Trước tình hình suy thoái hệ sinh thái cỏ biển ở vùng biển Việt Nam, việc
nâng cao nhận thức về giá trị, vai trò và tầm quan trọng của hệ sinh thái cỏ biển cho
cộng đồng dân cư ven biển, các cán bộ quản lý nhằm tạo tiền đề cho việc tìm ra các
biện pháp bảo tồn, khôi phục và khai thác sử dụng hợp lý nguồn lợi cỏ biển ở nước
ta là một nhiệm vụ cấp thiết. Vì vậy, sau khi kết thúc học phần Địa lí môi trường,
mặc dù vốn kiến thức còn hạn hẹp nhưng em cũng xin được đóng góp những quan
điểm và nhận thức của mình về vấn đề này thông qua bài tiểu luận có đề tài “Ảnh
hưởng của đặc trưng sinh thái và hiện trạng thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam
đến môi trường địa lí Biển Đông”.
2. Mục tiêu – Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu của đề tài


2.1. Mục tiêu
− Tìm hiểu về đặc trưng sinh thái thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam.
1


-2-

− Nghiên cứu hiện trạng một số thảm cỏ biển tiêu biểu trong vùng biển Việt Nam, ảnh
hưởng của chúng đến môi trường địa lí Biển Đông, từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm góp phần vào công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cỏ biển
ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ
− Xác định những cơ sở khoa học cho các yếu tố tự nhiên tác động đến đặc trưng sinh
thái thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam.
− Thu thập tài liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp các số liệu, tài liệu trên tất cả các
phương tiện sách báo, tạp chí, các trang web… có liên quan đến nội dung nghiên
cứu.
− Tập trung tìm hiểu đặc trưng sinh thái thảm cỏ biển, những giải pháp nhằm bảo tồn,
khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cỏ biển ở vùng biển Việt Nam.
− Sưu tầm hình ảnh minh họa cho đề tài nghiên cứu.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.3.1. Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu trên phạm vi vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam
theo công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982.
2.3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng nguồn tài liệu thống kê từ năm 1975 đến tháng 12/2011.
2.3.3. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu về đặc trưng sinh thái thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam là một
vấn đề lớn, cần được nghiên cứu trong một quá trình diễn biến lâu dài, do đó đòi hỏi
trình độ chuyên môn cao và cần có sự giúp đỡ của các sở, ban ngành cũng như các

cơ quan chức năng có liên quan. Riêng bản thân đang là học viên, vì thời gian và
trình độ kiến thức còn hạn chế lại không có điều kiện đi khảo sát, tìm hiểu thực tế
nên chỉ nghiên cứu dưới góc độ lý luận, tập trung vào các yếu tố cơ bản về đặc
trưng sinh thái và hiện trạng một số thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam, ảnh hưởng
của chúng đến môi trường địa lí Biển Đông, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo
tồn, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi này.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Việt Nam, từ năm 1999 đến nay đã có khoảng 60 công trình nghiên cứu về
hệ sinh thái cỏ biển. Mặc dù còn nhiều hạn chế so với việc nghiên cứu các hệ sinh
thái biển khác ở Việt Nam nhưng đó cũng là những cố gắng nỗ lực đáng ghi nhận
2


-3-

của các nhà khoa học để giúp cho hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam theo kịp với thế
giới.
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được công bố tính đến thời điểm
hiện tại có thể kể đến là:
Báo cáo khoa học “Quan trắc các thảm cỏ và Dugongs ở Côn Đảo, 19982002” của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hòa và Trần Công Bình được trình
bày tại Hội nghị khoa học Biển Đông 2002 tổ chức tại Nha Trang.
“Tiếp cận quản lý hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam” gồm nhiều bài viết rất có
giá trị thể hiện kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Tiến, Lê Thanh
Bình, Nguyễn Hữu Đại, Trần Hồng Hà, Từ Thị Lan Hương, Đỗ Nam, Đàm Đức
Tiến được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2004.
Báo cáo khoa học “Bước đầu nghiên cứu nguồn lợi cá trong thảm cỏ biển
đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” của tác giả Nguyễn Văn Quân tại “Hội thảo
Khoa học, công nghệ và kinh tế biển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước” vào năm 2006.
Công trình nghiên cứu gần đây nhất là đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm

sinh học, sinh thái thảm cỏ biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý”. Đây là luận án Tiến sĩ
cấp Nhà nước của Nghiên cứu sinh Từ Thị Lan Hương – Chuyên ngành Thủy sinh
vật học được Hội đồng đào tạo sau đại học của Viện Nghiên cứu Hải sản tổ chức
bảo vệ vào ngày 30/06/2010.
Tuy nhiên, đa phần các công trình nghiên cứu trên đều thể hiện tính chuyên
sâu của chuyên ngành Thủy sinh vật học, lại ít được phổ biến rộng rãi nên sinh viên,
học viên các ngành học có liên quan khá khó khăn trong việc tiếp cận, tìm hiểu và
sử dụng chúng làm nguồn tài liệu tham khảo. Vì vậy, so với những công trình khoa
học trên, đề tài của em mang một nét mới: các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái
thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam sẽ được xem xét, giải quyết và trình bày dưới góc
độ và quan điểm của Địa lí môi trường, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên mọi
ngành học có liên quan có thể dễ dàng tiếp thu và vận dụng nhưng vẫn đảm bảo giá
trị khoa học và tính thực tiễn cao của đề tài.

3


-4-

4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ quan điểm
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam sẽ
được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều yếu tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Cụ thể hơn, đặc trưng sinh thái thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam sẽ được nghiên
cứu, tìm hiểu về: thành phần loài, đặc trưng số lượng cỏ biển, đặc trưng phân bố tự
nhiên, đặc trưng sinh trưởng và phát triển, khả năng tái sinh phục hồi của cỏ biển…
Các yếu tố đó luôn có mối liên hệ mật thiết, cùng tác động và ảnh hưởng đến sự tồn
tại và khả năng phát triển của các thảm cỏ biển. Cùng với hiện trạng các thảm cỏ
biển, đây là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm bảo

tồn, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cỏ biển ở vùng biển Việt Nam.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Trong đề tài này, hệ sinh thái thảm cỏ biển được nghiên cứu, xem xét một
cách tổng thể trên địa bàn rộng lớn của vùng biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam,
suốt từ Nam ra Bắc. Ngoài ra, các khía cạnh liên quan đến nội dung đề tài được
nghiên cứu trong mối quan hệ với các hiện tượng kinh tế – xã hội khác có liên quan,
đảm bảo tính khách quan và khoa học của đề tài.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Quá trình nghiên cứu đặc trưng sinh thái, tìm hiểu hiện trạng thảm cỏ biển
vùng biển Việt Nam được nhìn nhận cả từ quá khứ, đảm bảo giải thích thỏa đáng
tình hình sinh trưởng của các thảm cỏ biển ở thời điểm hiện tại và dự báo khả năng
phát triển của chúng trong tương lai.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cỏ biển ở vùng
biển Việt Nam được đề xuất trong giai đoạn sắp tới luôn đảm bảo sự bền vững về cả
ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt là về phương diện môi trường, các
giải pháp đề ra trong đề tài này còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ
gìn tính đa dạng sinh học, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường biển
Việt Nam.

4


-5-

4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo một nguồn tài liệu phong phú, đa
dạng được thu thập từ nhiều nguồn. Nhiều tài liệu xuất bản thu thập tại thư viện, các
đề tài nghiên cứu có liên quan cùng những thông tin trên mạng Internet, sách báo…

đã được tác giả sưu tầm và sử dụng.
4.2.2. Phương pháp thống kê
Các dẫn chứng và số liệu minh họa cụ thể trong đề tài được thu thập, thống kê
từ nhiều nguồn khác nhau. Hầu hết các nguồn này đều rõ ràng và đáng tin cậy nên
các thông tin, số liệu đưa ra trong đề tài là khá chính xác.
4.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài thông qua việc tổng hợp, phân
tích, xử lý và so sánh rất nhiều thông tin, số liệu từ các nguồn khác nhau về đặc
trưng sinh thái và hiện trạng một số thảm cỏ biển tiêu biểu trong vùng biển Việt
Nam. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, khai thác
và sử dụng hợp lý nguồn lợi cỏ biển ở vùng biển nước ta.
4.2.4. Phương pháp sinh thái
Khi nghiên cứu tiềm năng hệ sinh thái thảm cỏ biển đối với sự phát triển kinh
tế, chúng ta nên xem xét mối quan hệ giữa tự nhiên với con người tới sản xuất, khai
thác tài nguyên và phục vụ cho con người, xem xét về sự phụ thuộc của các ngành
kinh tế vào nguồn lợi này, đặc biệt là ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Bên cạnh việc khai thác và sử dụng tài nguyên con người còn phải có biện
pháp bảo vệ, cải tạo tài nguyên thiên nhiên, để có thể phát triển bền vững các ngành
kinh tế một cách toàn diện hơn nhưng vẫn giữ cân bằng sinh thái, cân bằng môi
trường.
4.2.5. Phương pháp biểu đồ – bản đồ
Phương pháp bản đồ là một phương pháp truyền thống của khoa học Địa lý.
Các loại bản đồ cho ta biết được đặc điểm địa lý, sự phân bố, phát triển của các đối
tượng địa lý được đề cập trong đề tài. Phương pháp bản đồ được sử dụng trong một
số khâu của quá trình nghiên cứu đề tài này với các loại bản đồ như bản đồ Các
miền tự nhiên Việt Nam, bản đồ biển Đông…

5



-6-

1. 5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đặc trưng sinh thái thảm cỏ biển
Chương 2: Khái quát về vùng biển Đông Việt Nam
Chương 3: Ảnh hưởng của đặc trưng sinh thái và hiện trạng thảm cỏ biển
vùng biển Việt Nam đến môi trường địa lí Biển Đông

6


-7-

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Cỏ biển
Cỏ biển (Seagrass) là những thực vật có hoa (Anthophyta) sống ngập chìm
trong nước biển, thuộc lớp Monocotyledoneae, bộ Helobiae. Đây là nhóm thực vật
bậc cao có hoa duy nhất thích ứng với điều kiện sống ở biển.
Hình thái cỏ biển được chia thành 4 phần rõ rệt bao gồm thân bò, thân đứng, lá
và rễ bám chặt vào nền đáy. Chúng chiếm ưu thế ở vùng nước trong và lặng sóng
ven bờ biển, đặc biệt ưa thích vùng nước ven chân đảo và trong các vũng vịnh, đầm
phá. Cỏ biển được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và vùng nước ấm trên thế giới và là
một thành phần quan trọng của hệ sinh thái ven bờ. Trên thế giới, chúng gồm
khoảng 60 loài, thuộc 4 họ, 13 chi, chủ yếu sống ở vùng nước nông ven bờ. Ở Ấn
Độ – Tây Thái Bình Dương hiện nay thấy khoảng 50 loài, trong vùng Đông Nam Á
cho tới năm 1993 mới chỉ thống kê được 16 loài.
1.1.2. Thảm cỏ biển

Thảm cỏ biển được mệnh danh là “rừng mưa nhiệt đới dưới biển” vì tính phức
tạp về cấu trúc và tính đa dạng sinh học đi kèm, cũng như năng suất sinh học rất
cao. Theo tính toán của các nhà khoa học, trung bình 1 ha cỏ biển mỗi năm tạo ra
25 tấn lá, đủ cung cấp thức ăn cho 40.000 con cá, và 50 triệu động vật không xương
sống nhỏ, là nơi sinh cư của rùa, bò biển (Dugong dugon) và heo biển. Thảm cỏ
biển cùng với rạn san hô và rừng ngập mặn tạo thành bộ ba hệ sinh thái quan trọng
bậc nhất vùng bờ.
1.1.3. Quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật là một hệ thống, một thể tổng hợp có quy luật của tất cả các
sinh vật (bao gồm thực vật, động vật và vi sinh vật) sống trong một khu vực nào đó,
gắn bó với nhau về mặt lịch sử, sinh lý, sinh thái, thành một thể thống nhất do tính
chất cộng đồng của các điều kiện sinh tồn.
1.1.4. Quần xã thực vật
Quần xã thực vật là một tập hợp có quy luật của tất cả các loài thực vật sống
trong một khu vực (vùng, phạm vi, lãnh thổ) nào đó, đồng nhất về các yếu tố vật lý
7


-8-

(nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…) do các quan hệ bên trong giữa các loài thực vật đó chi
phối dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường và quá trình phát triển lịch sử lâu
dài.
1.1.5. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ thống động lực tự nhiên, một tổng thể tự nhiên trong
phạm vi một lãnh thổ được xác định, lãnh thổ đó bao gồm toàn bộ các yếu tố tự
nhiên (yếu tố vô sinh và hữu sinh) mà trong nó tất cả các yếu tố tự nhiên đều có một
sự đồng nhất tương đối và gắn kết với nhau bằng các mối quan hệ bên trong, các
mối quan hệ đó không chỉ chi phối lẫn nhau, quy định lẫn nhau mà còn phù hợp với
nhau.

1.1.6. Sinh khối
Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số
lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
Đơn vị sinh khối: gDW/m2 (grams dry weight per m2).
1.1.7 Sinh lượng
Sinh lượng bao gồm sinh khối và số lượng của sinh vật sống trong sinh quyển
hoặc trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
1.2. Các yếu tố tự nhiên tác động đến đặc trưng sinh thái thảm cỏ biển
1.2.1. Thành phần không khí trong khí quyển


Khí cacbonic (CO2)
Khí CO2 chỉ chiếm 0,032 % thể tích khí quyển nhưng nó là nguồn dinh dưỡng

quan trọng của thực vật, là yếu tố tạo thành năng suất. Bộ lá của thực vật nói chung
và cỏ biển nói riêng là nơi hấp thu khí CO 2 chủ yếu trong tự nhiên. Khí CO 2 cần
thiết cho quá trình quang hợp của cỏ biển, là nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ
đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển và tạo năng suất.
Sự trao đổi CO2 cũng xảy ra giữa khí quyển và đại dương, nước biển chứa
đựng CO2 lớn hơn 50 lần so với không khí và vì vậy đại dương đóng vai trò điều
chỉnh nồng độ CO2 của khí quyển. Hoạt động của núi lửa, quá trình cháy, quá trình
hô hấp của sinh vật, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ là nguồn bổ sung khí CO 2
thường xuyên cho khí quyển. Ngày nay, các dòng khí CO 2 tỏa vào không khí có
nguồn gốc nhân tác đã tăng lên rõ rệt, làm hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” tăng lên
và đây là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn
8


-9-


cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm diện tích các thảm cỏ biển trên vùng biển
Đông Việt Nam.


Khí Nitơ
Là chất khí chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần khí quyển. Nitơ là nguyên tố

dinh dưỡng cho mọi cơ thể sống, nó là một thành phần của protit và aixt nucleic. Do
đó, lượng Nitơ hòa tan trong nước biển tham gia cấu tạo nên nhiều bộ phận và cơ
quan trong cơ thể cỏ biển, đồng thời nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá
trình sinh trưởng, phát triển, hình thành năng suất và phẩm chất của loài thực vật
này.
Ngoài ra, lượng Nitơ trong nước biển còn giữ vai trò là chất làm loãng Oxy,
điều tiết nhịp điệu oxy hóa và ảnh hưởng đến tốc độ và cường độ của các quá trình
sinh học diễn ra trong cơ thể cỏ biển.


Khí Oxy (O2)
Oxy chiếm gần 21 % thể tích khí quyển, là chất có khả năng hấp thu có chọn

lọc một số tia bức xạ Mặt Trời góp phần vào việc điều tiết chế độ nhiệt khí quyển.
Lượng Oxy hòa tan trong nước biển rất cần cho quá trình hô hấp của cỏ biển, quá
trình oxy hóa các chất do cơ thể cỏ biển đồng hóa được. Trong quá trình hô hấp, cỏ
biển hút Oxy hòa tan trong thành phần nước biển và thải ra khí cacbonic. Ngoài ra,
Oxy còn cần thiết cho sự phân giải chất hữu cơ, chất thải và sự tàn dư của những cơ
thể cỏ biển đã chết, qua đó góp phần làm sạch môi trường biển.
1.2.2. Bức xạ Mặt Trời
Bức xạ Mặt Trời là dòng vật chất năng lượng đến bề mặt Trái Đất gồm 2 bộ
phận cơ bản là bức xạ nhiệt và ánh sáng. Bức xạ Mặt Trời không chỉ có vai trò quan
trọng trong việc ấn định khí hậu và các kiểu thời tiết khác nhau mà còn là nguồn

năng lượng chủ yếu đảm bảo sự sống cho các sinh vật, trong đó có cỏ biển.
Sự tương tác của bức xạ Mặt Trời với nước và không khí đảm bảo duy trì
nhiệt độ của Trái Đất trong giới hạn mà các loài cỏ biển có thể tồn tại. Cường độ
ánh sáng không chỉ có tác dụng điều chỉnh tốc độ hoạt động, sinh trưởng và phát
triển của nhiều loài cỏ biển mà còn ảnh hưởng đến sắc tố và hình thái của chúng.
Ngoài ra ánh sáng còn giúp cho cỏ biển định hướng trong không gian, cơ thể có xu
hướng nghiêng và phát triển về những khu vực biển có nhiều ánh sáng.

9


-10-

1.2.3. Độ muối nước biển
Độ muối là một chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa nước biển với nước sông
ngòi và nước đại dương thế giới. Trong thành phần nuớc biển, ngoài các chất rắn
hòa tan, các chất lơ lửng, các chất khí thì độ muối là quan trọng nhất vì muối biển
chiếm tỷ lệ lớn trong các chất hòa tan này (chủ yếu là NaCl). Độ muối trung bình
của nước đại dương thế giới là 35 %o, còn độ muối trung bình của nước biển thấp
hơn, chỉ khoảng 32 %o. Các muối là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mật độ
và tỉ trọng nước biển, do đó cũng ảnh hưởng đến các dạng chuyển động của nước
biển (sóng, hải lưu). Các dạng chuyển động này tất nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến sự
phân bố, tốc độ sinh trưởng và phát triển của các loài cỏ biển sống trong môi trường
biển.
1.2.4. Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ nước biển là một yếu tố rất quan trọng của vật lý đại dương. Các đặc
trưng của nhiệt độ nước biển đều khác của nước ngọt: điểm sôi là 100,96 0C, điểm
băng hà là -1,910C và nhiệt độ tỉ trọng cực đại là -3,52 0C. Nguyên nhân của sự khác
biệt này là do các chất hòa tan trong nước biển và nhất là muối biển.
Nhiệt độ nước biển có ảnh hưởng nhiều đến các phản ứng hóa học, sinh học và

các quá trình vật lý khác trong môi trường biển cũng như các quá trình phát triển và
tồn tại của nhiều loài cỏ biển. Những nơi có nhiệt độ nước biển vừa phải, ấm áp sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các thảm cỏ biển phân bố dày đặc, sinh trưởng và phát
triển tốt. Ngược lợi, cỏ biển hầu như không thể thích nghi, sinh trưởng hay phát
triển được ở những khu vực có nhiệt độ nước biển quá lạnh.

10


-11-

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG BIỂN ĐÔNG VIỆT
NAM
2.1. Vị trí địa lý
Vùng biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam nằm phần lớn ở trung tâm biển
Đông, một phần mở rộng ra phía Tây và Tây Nam biển Đông, trải rộng trong
khoảng từ 99000’Đ đến 117000’Đ, trải dài từ 6000’B đến 21000’B, diện tích khoảng
1.000.000 km2. Phía Bắc giáp bờ biển Nam Trung Quốc, phía Tây là đường bờ biển
Việt Nam, phía Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam nằm trọn trong phần còn lại của
biển Đông.

Hình 2.1. Bản đồ chủ quyền vùng biển Đông Việt Nam – Năm 2010
(Nguồn: />
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Phần đất nổi tạo thành lưu vực biển Đông bao gồm lưu vực các con sông lớn
như sông Mekong, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai…, các dãy núi là
11



-12-

những miền núi già được Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại với các cao nguyên ở
những độ cao khác nhau. Nhìn chung, địa hình trong lưu vực rất phức tạp và được
chia làm nhiều bậc: bậc núi
cao

khoảng

(Phanxipang

3.000m

3.143m,

Tả

Yang Phình 3.096m…), bậc
núi

trung

2.000m

bình

(Pu

khoảng


Sam

Sao

1.898m, Rào Cỏ 2.286m…),
bậc núi thấp (Ba Vì 1.000m,
Tam Đảo 1.591m…), tiếp
theo là các bậc 500 -700 m, 200 m và cuối cùng là các đồng bằng châu thổ ở các
cửa sông.
Hình 2.2. Đỉnh Phanxipang
Đường bờ biển dài 3.260 km, được hình thành do tác động đồng thời của
nhiều nhân tố như thủy động lực của sông và biển, vận động Tân kiến tạo. Dựa vào
qua trình phát sinh và phát triển, bờ biển ở đây có thể chia làm 2 loại cơ bản: xâm
thực và bồi tụ.
Đáy biển rộng, sâu và có dạng lòng chảo. Thềm lục địa sâu trung bình 65 m,
nằm sát bờ, có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía trung tâm. Sườn
lục địa sâu 200 – 2.000 m, rộng 74 – 250 m, độ dốc lớn. Vực sâu nằm ở trung tâm,
địa hình khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Phillippines, sâu hơn 3.000 m. Trong
lòng biển còn tồn tại hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo san hô lớn
là Trường Sa và Hoàng Sa.
Các đảo và quần đảo có sự
khác nhau về kích thước, độ
cao, nham thạch cũng như
nguồn gốc phát sinh. Nhiều
đảo có dân cư sinh sống lâu
đời (Cô Tô, Phú Quý, Côn
Đảo, Phú Quốc…), có đảo
không có dân cư sinh sống.
12



-13-

Hình 2.3. Đảo ngọc Phú Quốc
2.2.2. Khí hậu
Các đặc trưng khí hậu lưu vực biển Đông khá phức tạp vì phụ thuộc vào nhiều
nhân tố: vị trí địa lý, địa hình, bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và nhất là hải
lưu. Nền tảng cơ bản nhất là tính chất nhiệt đới song lại bị nhiễu loạn nhiều và
mang những nét độc đáo, đôi khi khắc nghiệt. Khí hậu phía Bắc mang tính chất á
nhiệt đới khá rõ ràng, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Trong khi
đó khí hậu phía Nam lại mang tính chất á xích đạo điển hình. Những tháng đầu mùa
hạ, khối khí nhiệt đới biển Bắc Ấn Độ Dương hoạt động mạnh khiến phía Nam có
các cơn mưa giông nhiệt, còn sườn Đông Trường Sơn và khu Tây Bắc chịu hiệu
ứng phơn khốc liệt với thời tiết rất khô nóng. Sau thời gian này, gần như cả nước
chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với những cơn mưa lớn trong suốt mùa hạ.


Nhiệt độ
Nhìn chung, lượng bức xạ tổng cộng ở đây khá lớn, khoảng 126

Kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình năm của không khí khá cao: 26,6 0C và có xu
hướng giảm dần từ Nam ra Bắc. Biên độ nhiệt năm trung bình ở phía Nam nhỏ hơn
nhiều so với phía Bắc.


Mưa
Lượng mưa trung bình năm lớn, khoảng 2.000 mm. Chế độ mưa có sự phân

hóa theo mùa: mùa mưa là các tháng 5 – 10, chiếm khoảng 70 % tổng lượng mưa cả
năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.



Các đặc trưng khác
Việt Nam hằng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 4 – 5 cơn bão trong

số 9 – 10 cơn bão hình thành trong vùng biển này. Mùa bão chính thường xuất hiện
trong các tháng 6 – 10 dương lịch và chậm dần từ Bắc vào Nam cùng với sự tồn tại
và dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới. Ngoài ra, trong vùng còn có hiện tượng
sương mù xảy ra ở phía Bắc, số ngày có sương mù bình quân trong năm là 2 ngày.
2.2.3. Thủy văn
Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên đặc trưng thủy văn của khu vực
biển Đông khá phong phú. Trên lãnh thổ Việt Nam có mạng lưới sông ngòi với gần
2.500 sông suối lớn nhỏ, mật độ trên 1 km/km 2. Tổng lượng nước bình quân nhiều
năm là 840,38.109 m3/năm. Module dòng chảy trung bình 35 l/s/km 2, hệ số dòng
13


-14-

chảy 0,56. Chế độ nước nhìn chung đơn giản với một mùa lũ nối tiếp một mùa cạn
và thời đoạn lũ có sự chênh lệch giữa các vùng. Riêng sông ngòi khu vực Bắc
Trung Bộ có thêm mùa lũ tiểu mãn vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, tháng 6.
2.2.4. Thổ nhưỡng
Do tác động của nhiều nhân tố hình thành, trong đó quan trọng hơn cả là đá
mẹ và khí hậu, đã làm cho thổ nhưỡng ở đây rất đa dạng về loại hình cũng như về
số lượng. Điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều làm gia tăng tốc độ
của các quá trình phong hóa vật lý, hóa học và sinh học, từ đó giúp cho quá trình
hình thành đất diễn ra thuận lợi song cũng làm cho đất dễ bị rửa trôi, bị chua hóa và
trở nên nghèo dinh dưỡng.
Phổ biến nhất là đất feralit phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau tại các

miền đồi núi thấp cũng như trong rừng rậm. Ở các vùng thấp, hiện tượng kết von
xảy ra mạnh, nhất là ở những nơi lớp phủ thực vật bị tàn phá. Loại đất này không
quan trọng lắm và thường phát triển trên các hải đảo như Côn Đảo, Phú Quốc…
Đất mặn (đất sú vẹt) được hình thành ở những vùng ven biển bị ngập nước
thường xuyên do tác động của thủy triều. Đất có thành phần cơ giới nặng, chủ yếu
là sét và cát pha với lớp trầm tích dày, đôi khi có lẫn vỏ sò, hến. Trong đất chứa
nhiều muối Cl và SO4 nên không thuận lợi cho cây trồng phát triển. Chỉ có các loài
thực vật ưa mặn phát triển mạnh trên loại đất này như bần, đước, sú, vẹt, cóc,
trang…
Ngoài hai loại đất kể trên cũng còn nhiều loại đất khác do các nhân tố và quá
trình khác tạo nên như đất feralit hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá vôi,
đất phù sa, đất phèn, đất glay…
2.2.5. Sinh vật
Sinh vật trong lưu vực biển, đặc biệt là giới thực vật phát triển vô cùng phong
phú với khoảng 14.624 loài thực vật (Thái Văn Trừng, 1963). Nguyên nhân là do
các điều kiện tự nhiên thích hợp như khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình núi non
hiểm trở, nham thạch và thổ nhưỡng đa dạng, lịch sử phát triển lâu dài của tự nhiên
và sinh vật… Sự phong phú của thực vật rừng một phần là do thành phần đặc hữu
hình thành và phát triển tại chỗ, song chủ yếu là thành phần ngoại lai vì đây là giao
điểm của 3 luồng thực vật di cư lớn: Trung Hoa từ Đông Nam Trung Quốc, Xích
Kim – Himalaya, Ấn Độ - Mã Lai. Thành phần thực vật ở đây được phân bố như
14


-15-

sau: đặc hữu 11,9 %; nhập nội 20,8 %; di cư 67,3 %. Đặc biệt, Việt Nam có diện
tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới sau Brazil.
Ở dưới biển có khoảng 11.000 loài (Nguyễn Chu Hồi, 1998), bao gồm các
sinh vật điển hình cho miền biển nhiệt đới như hải miên hình chén, vẹm xanh, trai

tai tượng, ốc xà cừ, san hô… và nhiều loài theo hải lưu xâm nhập từ biển Nhật Bản
xuống và Ấn Độ Dương lên.
2.2.6. Đặc trưng hải văn
2.2.6.1. Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ nước biển Đông khá cao, trung bình nhiều năm là 27,3 0C. Nhìn
chung, nhiệt độ nước biển ở phía Nam cao hơn phía Bắc. Do ảnh hưởng của tính
chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cực đại lên đến 34 – 35 0C. Nhiệt độ cực
tiểu xảy ra phức tạp hơn: phía Nam giá trị này cao hơn 200C, còn ở phía Bắc khoảng
10 – 110C hoặc thấp hơn nữa.
Chế độ nhiệt năm trên biển Đông rất phức tạp do tác động mạnh mẽ của các
dòng chảy biển. Ở đây có nhiều loại chế độ nhiệt khác nhau: đơn giản, khá phức
tạp, phức tạp và rất phức tạp. Biên độ nhiệt năm nhỏ, chỉ khoảng 4 – 5 0C. Từ Nam
lên Bắc và từ biển khơi vào bờ, nhiệt độ bình quân nhiều năm càng có xu hướng
giảm dần, biên độ nhiệt năm tăng dần. Càng xuống sâu, nhiệt độ nước biển và biên
độ nhiệt năm càng giảm dần.
2.2.6.2. Độ muối nước biển
Độ muối của biển Đông chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các diều kiện khí
tượng – thủy văn như nhiệt độ, hoàn lưu gió mùa, lượng mưa, lượng nước sông ngòi
và các hải lưu từ Thái Bình Dương vào qua eo Basi và từ Ấn Độ Dương qua eo
Gaspa.
Độ muối bình quân của biển khá cao, hơn 33 %o (ven bờ là 28,7 %o, ngoài
khơi 33,2%o). Độ muối cực đại thường trên 34 %o, độ muối cực tiểu thường thấp
hơn 2 %o. Chế độ muối năm thay đổi tùy theo khu vực. Chế độ muối đơn giản
(trong năm chỉ có một mùa mặn và trong mùa này chỉ có mộ đỉnh mặn) thường xảy
ra ở các vùng vĩ độ cao ven bờ như Của Ông, Hòn Gai, Hòn Dáu, Cô Tô, Bạch
Long Vĩ… hay ở miền Nam với vĩ độ thấp như Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc…
Chế độ muối khá phức tạp xảy ra dọc bờ biển miền Trung như Hòn Ngư, Cửa Tùng,
Phú Quý… Biên độ muối năm khá lớn, khoảng 7 – 8 % song chỉ đáng kể ở vùng
15



-16-

ven bờ, nhất là ở các cửa sông. Về mặt không gian, nhìn chung độ muối tăng dần từ
Nam lên Bắc, từ Tây sang Đông và tăng theo chiều sâu, biên độ muối thì ngược lại.
2.2.6.3. Thủy triều
Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như lực hấp dẫn của các thiên thể (mà quan
trọng là Mặt Trăng và Mặt Trời), đặc biệt là độ sâu đáy biển, kích thước vùng biển
cùng các dạng địa hình phức tạp khác như cửa sông, mũi đất, vũng vịnh và hải đảo
đã hình thành nên tính chất phức tạp của đặc trưng triều ở đây. Thứ nhất là dạng
sóng triều được truyền từ đại dương vào. Biển Đông tuy khá kín nhưng vẫn thông
với với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sự truyền sóng này cũng phức tạp song
chủ yếu là từ Thái Bình Dương vào qua eo Basi, bao gồm cả sóng nhật triều và bán
nhật triều. Thủy triều trong biển Đông mang nhiều nét độc đáo chủ yếu là do sự
hình thành và phát triển của các tâm truyền sóng ngay trong biển, đặc biệt là ở cửa
hai vịnh lớn: vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
2.2.6.4. Sóng biển
Sóng trên biển Đông không lớn lắm và chủ yếu là do gió gây ra vì biển nằm ở
trung tâm miền gió mùa châu Á. Tuy vậy, sóng ở đây cũng khá phức tạp do tác
động của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng là các điều kiện khí tượng – thủy văn
và địa chất, địa hình đáy.
Sóng gió là loại sóng chủ yếu trên biển Đông và chịu tác dụng trực tiếp của
gió. Trong mùa gió Đông Bắc, sóng truyền theo hướng chính là Đông Bắc với tần
suất trung bình khoảng 70 – 75 %, tốc độ gió trung bình khoảng 4 – 8 m/s, độ cao
sóng tới 1,5 – 2 m, chu kỳ là 6 – 7 giây. Trong mùa gió Tây Nam, sóng truyền chủ
yếu theo Tây Nam với tần suất trung bình là 60 %, tốc độ gió trung bình khoảng 3 –
6 m/s, độ cao sóng khoảng 1 – 1,5 m, chu kỳ là 5 giây.
Sóng lừng tồn tại và phát triển quanh năm, là loại dao động không chịu tác
động trực tiếp của gió. Có nhiều nguyên nhân gây ra sóng lừng như sự thay đổi
hướng hay sự giảm đột ngột của tốc độ gió, do bão… Sóng có đặc điểm là đỉnh

không nhọn, sườn thoải và dài, độ cao chỉ khoảng 1 – 2 m, chu kỳ 13 – 14 giây,
thậm chí tới 1 – 2 phút.
Ngoài ra, trên biển Đông còn có sự xuất hiện của sóng bão vào mùa mưa bão
hằng năm. Thời gian hoạt động của sóng không dài lắm nhưng có độ cao trên 6 m,

16


-17-

chu kỳ trên 10 giây, chiều dài bước sóng trên 120 m và đặc biệt, sóng có sức phá
hoại ghê gớm, gây nhiều thiệt hại về người và của.
2.2.6.5. Hải lưu
Biển Đông là một biển lớn, lưu vực rộng đồng thời lại thông với Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương nên các dòng chảy ở đây cũng khá phức tạp. Các nhân tố
tác động đến quá trình vận động của nước biển rất đa dạng: thiên văn, khí tượng –
thủy văn, địa hình bờ biển và thềm lục địa. Do các nhân tố này mà trong biển Đông
đã phát sinh và tồn tại nhiều hệ thống dòng chảy khác nhau mà cơ bản là hệ thống
hải lưu gió và hải lưu trôi, các dòng chảy thẳng đứng bao gồm nước trồi và nước
chìm, triều lưu…
Vào mùa gió Đông Bắc, một phần nước của dương lưu Kuro Sivo chảy qua eo
Basi và Đài Loan vào biển Đông, hợp với hải lưu gió Đông Bắc chạy dọc bờ biển
Việt Nam, trong đó một bộ phận quan trọng chảy ra biển Java, phần còn lại tạo
thành hải lưu trôi ở phía bờ Tây Phillippines. Ngược lại, trong mùa gió Tây Nam,
nước lại từ eo Flores và biển Java chảy vào biển Đông hình thành dòng chảy trong
biển và đại bộ phận lại hòa nhập vào dương lưu Kuro Sivo.

17



-18-

CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC TRƯNG SINH
THÁI
VÀ HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN VÙNG BIỂN VIỆT
NAM
ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ BIỂN ĐÔNG
3.1. Đặc trưng sinh thái thảm cỏ biển vùng biển Việt Nam
3.1.1. Thành phần loài
Kết quả điều tra khảo sát cỏ biển trong các năm 1996 – 2003 đã thống kê được
trong vùng biển Việt Nam 14 loài cỏ biển thuộc 9 chi, 3 họ, bổ sung thêm 5 loài
mới cho Việt Nam. Số loài này đã vượt gấp đôi số loài do tác giả trước đây
(Dawson, Phạm Hoàng Hộ) đã phát hiện (chỉ có 9 loài). Với số loài cỏ biển đã được
phát hiện này, vùng biển nước ta đã có thể xếp ngang hàng với vùng biển
Philippines, cho tới nay vẫn được coi là nơi có thành phần loài cỏ biển phong phú
nhất trong khu vực Đông Nam Á (16 loài).
Về thành phần phân loại học, chi Halophila có nhiều loài nhất (4 loài), các chi
khác chỉ có 1 – 2 loài. Nhìn chung, thành phần loài cỏ biển trong vùng biển nước ta,
theo các dẫn liệu này, không sai khác với thành phần loài cỏ biển các nước ASEAN
(Philippines, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia). Tuy nhiên, xét về số lượng
phong phú hơn hẳn các nước Malaysia, Thái Lan, có đường bờ biển dài xấp xỉ Việt
Nam (3000 – 4000 km) song chỉ có 10 loài, trong khi Việt Nam có tới 15 loài,
tương đương với Philippines có đường bờ biển dài tới 22.500 km (gấp 7 lần nước
ta). Đáng chú ý là loài Zostera japonica là loài cận nhiệt đới – ôn đới, thấy cả ở bờ
biển Nhật Bản và cả ở vùng phía Bắc Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng của thành
phần loài cỏ biển Việt Nam. Có thể bước đầu nhận xét: thành phần loài cỏ biển Việt
Nam mang tính chất chung của hệ cỏ biển nhiệt đới Đông Nam Á, bên cạnh đó lại
có những yếu tố
cận nhiệt đới, sai
khác với các nước

trong khu vực.

18


-19-

Hình 3.1. Loài cỏ Zostera japonica
3.1.2. Đặc trưng số lượng cỏ biển
Cỏ biển có kích thước lớn, có loài như E. acoroides lá có khi dài tới 2,5 m.
Mật độ trong các địa điểm nghiên cứu có khi rất cao, từ vài nghìn đến hàng chục
nghìn cá thể/m2. Vì vậy, khối lượng cỏ biển (tươi) có thể đạt từ vài trăm tới vài
nghìn g/m2. Rõ ràng, đây là nguồn tài nguyên sinh vật đáng kể của biển nước ta cho
tới nay còn chưa được đánh giá.
Bảng 3.1. Số lượng cỏ biển tại một số vùng biển Việt Nam
Chiều dài
Loài

TT
1

Zostera japonica

thân
trung bình
15,59

Mật độ
(cây/m2)


Sinh lượng
tươi trung

Ghi chú

bình (g/m2)
2.290,3
Vùng

biển

phía Bắc
2

Ruppia maritima

11,39

1.710,6

Vùng

biển

phía Bắc
3

Halophila ovalis

3,35


432

Vùng

biển

phía Bắc
4

Halophila beccariii

3,34

206,7

Vùng

biển

phía Bắc
5

Halodule uninervis

8,7

2.028,8

Vùng


biển

phía Bắc
6

H. pinifolia

12,7

300 – 850

1.366,7

Mỹ Giang

7

Thalassia hemprichii

12,7

68 – 116

4.333,3

Vùng

biển


phía Bắc
8

Enhalus acoroides

84 – 656

Cam Ranh –
Mỹ Giang –
Khánh Hòa

9

Halodule uninervis

11.625

Thủy Triều


10

Halophila ovalis

12.700

Khánh

Hòa
Thủy Triều


19


-20-

11

Cymodocea rotundata

680 –



12

Syringgodium

2.848

Hòa

1.328 –

Đảo

isoetifolium

Khánh
Phú


5.560
Quý
(Nguồn: Bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam, Đặng Ngọc Thanh)
Ở vùng biển phía Bắc, các loài cỏ biển thường phát triển tốt vào mùa đông
xuân từ tháng 11 tới tháng 5 – 6 năm sau. Ở các đảo xa bờ, cỏ biển phát triển quanh
năm, nhưng tốt nhất vào mùa mưa, độ mặn giảm từ 30%o xuống 25 đến 28%o là độ
mặn thích hợp. Ở ven biển miền Trung, cỏ biển phát triển tốt từ tháng 3 đến tháng
9, tháng 10, mùa mưa độ mặn giảm đột ngột tới 10%o, cỏ biển chết hàng loạt. Ở
vùng phía Nam, thời gian thuận lợi cho cỏ biển phát triển là từ tháng 3 – 4 đến
tháng 9 – 10. Sau tháng 4, nhiệt độ cao cùng triều xuống vào ban ngày làm cỏ biển
chết nhiều. Sau tháng 10 là mùa mưa, làm cỏ biển dễ thối rửa.
Nhìn chung trên toàn vùng biển, mùa khô với độ mặn nước ổn định là mùa
phát triển thuận lợi cho cỏ biển ở ven bờ, nhưng do lịch thời tiết ở hai miền Bắc,
Nam khác nhau nên thời gian cụ thể ở mỗi miền cũng có sự khác nhau.
3.1.3. Đặc trưng phân bố tự nhiên
Các kết quả nghiên cứu ở nhiều địa điểm khác nhau trong vùng biển Việt Nam
nhất là vùng biển ven bờ trong các năm 1996 – 1999 có thể cho thấy được phân bố
khái quát của cỏ biển theo các khu địa lý cũng như các điều kiện môi trường thủy
vực khác nhau (xem bản đồ Phân bố rạn san hô và thảm cỏ biển vùng biển Việt
Nam và kế cận, phần Phụ lục).
3.1.3.1. Đặc trưng phân bố Bắc Nam
Do đặc trưng khí hậu môi trường biển Bắc, Nam khác nhau ở nước ta, nên
cũng như sinh vật biển nói chung, thành phần loài cỏ biển cũng có sự sai khác giữa
hai vùng biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng) và phía Nam (từ Đà Nẵng
đến vịnh Thái Lan).
Thành phần loài cỏ biển phía Bắc ít hơn, cho tới nay chỉ mới biết 9 loài, với
đặc trưng cận nhiệt đới – ôn đới thuộc chi Zostera. Các loài còn lại đều có phân bố
rộng trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, thấy cả ở vùng biển phía Nam, trừ loài
H. decipiens.


20


-21-

Vùng biển phía Nam có thành phần loài giàu hơn (12 loài), với các loài phân
bố từ Đông Phi tới Australia (T. ciliatum, C. rotundata, C. serrulata, S.
isoetifolium). Các loài còn lại phân bố rộng trong khu vực, thấy cả ở vùng biển phía
Bắc. Đáng chú ý là loài cỏ lá dừa
Enhalus acoroides cũng có loài phân
bố rộng, nhưng cho tới nay mới chỉ
thấy ở vùng biển phía Nam.

Hình 3.2. Loài cỏ lá dừa Enhalus acoroides
Ở vùng biển phía Bắc, có một số vùng cỏ biển tương đối tập trung là: vũng Hà
Cối (150 ha), Đầm Hà (80 ha), Cái Quít – Quan Lạn (100 ha), khu đầm Nhà Mạc
(500 ha) thuộc Quảng Ninh; Đình Vũ (120 ha), Tràng Cát (60 ha), Cát Hải (100 ha)
– Hải Phòng; Đông Long thuộc Thái Bình; Cồn Ngạn, Cồn Lu (30 ha) – Nam Định;
Kim Trung (120 ha) – Ninh Bình; Xuân Hội (50 ha) – Hà Tĩnh; vùng Cửa Gianh
(500 ha) và sông Nhật Lệ (200 ha) – Quảng Bình; phá Tam Giang – Cầu Hai (1000
ha), Lăng Cô (120 ha) – Thừa Thiên – Huế; vùng cửa sông Hàn (300 ha) – Đà Nẵng
và cửa Đại (500 ha) – Quảng Nam.
Ở vùng biển phía Nam cũng có một số bãi cỏ biển phân bố tập trung là: đầm
Thị Nại (200 ha) – Bình Định; đầm Cù Mông (250 ha); đầm Ô Loan (10 ha) – Phú
Yên; Xuân Tự, Xuân Hà (70 ha) – vịnh Vân Phong, Vạn Ninh; Hòn Khói (100 ha),
Mỹ Giang (80 ha), đầm Nha Phu (20 ha) – Khánh Hòa; Mỹ Hòa (10 ha) – Ninh
Thuận; Vĩnh Hảo (10 ha), đảo Phú Quý (300 ha) – Bình Thuận; Côn Sơn (200 ha) –
Bà Rịa – Vũng Tàu.
3.1.3.2. Đặc trưng phân bố theo thủy vực

Sự phân bố của cỏ biển khác nhau theo các sinh cảnh: vũng vịnh nhỏ, đầm phá
ven biển, vùng đảo, vùng cửa sông, bãi triều và đầm nước lợ.
 Vũng, vịnh nhỏ
Vũng Hà Cối (Quảng Ninh) phía Bắc giáp lục địa, phía Đông án ngữ bởi bán
đảo Trà Cổ, phía Đông Nam, Nam và Tây Nam che chắn bởi các dãy đảo Vĩnh
21


-22-

Thực, Cái Chiên. Cỏ biển trong vũng Hà Cối phát triển khá tốt, ở đây có một loài cỏ
lươn (Zostera japonica).
Vũng Đầm Hà (Quảng Ninh) là một vũng nhỏ nửa kín, phía Tây và Tây Nam
là đất liền (xã Đầm Hà), phía Đông và Đông Nam là các dãy núi án ngữ (núi Chú,
Cái Nứa, Hòn Mui, núi An…) ở đây có 2 loài cỏ biển là cỏ lươn (Zostera japonica)
và cỏ xoan (Halophila ovalis) phân bố. Chúng tồn tại quanh năm, có kích thước
(chiều dài) và sinh lượng cao hơn các vùng khác.
Vũng Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) dài 16,1 km, rộng 4 km với diện tích 16
km2. Đây là vũng kín, nước mặn, phía Bắc giáp đèo Phú Gia, phía Đông là bãi tắm
Lăng Cô, phía Tây và Nam là đất liền (ga xe lửa Lăng Cô). Trong vũng Lăng Cô đã
phát hiện 4 loài: cỏ hẹ tròn (Halodule pinifolia), cỏ lươn (Zostera japonica), cỏ
xoan (Halophila ovalis) và cỏ bò biển (Thalassia hemprichii).

Hình 3.3. Loài cỏ xoan Halophila ovalis và cỏ hẹ tròn Halodule pinifolia
 Đầm phá ven biển
Trong các đầm phá lớn ven biển miền Trung như Thị Nại, Cù Mông, Ô Loan,
Thủy Triều, vịnh Cam Ranh, Vân Phong có môi trường thích hợp cho sự phân bố
của cỏ biển, nhất là các loài cỏ lá dừa có kích thước lớn Enhalus acoroides. Trong
đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh cỏ biển hầu như bao phủ khắp các vùng nước
nông trong vịnh với hơn 800 ha, với sự ưu

thế của loài E. acoroides, lá có nơi dài đến
2,5 m, mật độ nơi cao nhất đến 100 cá
thể/m2.
Hầu hết các loài đều được gặp trong
môi trường này nhưng do sự thay đổi của độ
22


-23-

mặn, sự phân bố của các loài tùy thuộc vào khả năng thích nghi của chúng với độ
mặn. Các loài thích nghi rộng như cỏ xoan (H. ovalis), cỏ hẹ ba răng (Halodule
uninervis) có thể xuất hiện ở đầu nguồn của đầm nhưng loài T. hemprichii chỉ gặp ở
cuối đầm. Ngoài ra vào mùa mưa khi độ mặn giảm đột ngột, phần lá bị thối rữa
Hình 3.4.
cỏ mọc
hẹ bararăng
Halodule
nhưng phần thân ngầm vẫn còn sống,
mauLoài
chóng
các thân
đứng uninervis
khác khi
điều kiện thuận lợi.
 Vùng ven đảo
Khu vực Gia Luận đặc trưng là một vùng đảo nằm tương đối xa đất liền, có độ
muối cao và sóng to (đảo Cát Bà, Hải Phòng). Ở đây tìm được 4 loài cỏ biển: cỏ
lươn nhật (Zostera japonica) và 2 loài cỏ xoan (Halophila ovalis, H. decipiens), cả
nàn nàn (H. beccarri), nhưng kích thước và sinh lượng không cao so với vùng ven

bờ Đầm Hà. Điều này có lẽ liên quan đến nguồn dinh dưỡng và nước mưa từ trên
đảo Cát Bà chảy xuống làm hạ thấp độ muối vào mùa mưa. Ở bãi Gia Luận còn có
nét độc đáo là trên bãi triều cao có thực vật ngập mặn phân bố (sú, mắm, đước),
xuống đến vùng triều thấp là khu phân bố của cỏ biển. Tuy nhiên trong vùng thực
vật ngập mặn, rải rác đó đây cũng có các vạt cỏ biển mọc xen kẽ.
Ở xung quanh đảo Hòn Nồm, Hòn La (Quảng Trạch – Quảng Bình) đã phát
hiện 2 loài cỏ hẹ tròn (Halodule pinifolia), cỏ xoan (H. ovalis). Ở phía Tây Nam
Hòn Nồm và phía Đông hòn Đá Bàn, cỏ hẹ tròn phân bố trên diện tích rộng, ở độ
sâu 3 – 4 m.
Theo các tài liệu và mẫu vật thu được trước đây, ở đảo Trần (Chàng Tây –
Quảng Ninh) đã biết 2 loài cỏ biển (Zostera japonica, Halophila ovalis); loài sau
này còn thấy cả ở các đảo Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh), đảo Long Châu. Ở
đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) thấy cỏ xoan đơn (Halophila decipiens).

23


-24-

Hình 3.5. Loài cỏ xoan đơn Halophila decipiens và loài Thalassia hemprichii
Ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), cỏ mọc xung quanh đảo trên các bãi san hô chết
bằng phẳng, ngoại trừ vùng phía Đông và Đông Nam bờ biển sụt sâu không có cỏ.
Khu hệ cỏ ở đây vắng loài Enhalus acoroides. Loài ưu thế là Thalassia hemprichii,
cỏ kiệu tròn (Cymodocea rotundata) và cỏ lăng biển (Syringodium isoetifolium). Sự
xuất hiện của loài cỏ (Syringodium isoetifolium) là đặc trưng của khu hệ cỏ ven biển
ở đảo, nhưng vài năm gần đây không tìm thấy.

Hình 3.6. Loài cỏ Cymodocea rotundata và loài Syringodium isoetifolium
Ở đảo Côn Sơn – Bà Rịa – Vũng Tàu: trong vịnh Côn Sơn, cỏ biển phân bố
chừng 200 ha, thành phần loài rất phong phú mọc từ vùng triều thấp đến sâu hơn 20

m. Loài ưu thế là cỏ bò biển (Thalassia hemprichii), cỏ kiệu răng cưa (Cymodocea
serrulata, Halodule pinofila, Syringodium isoetifolium). Chúng mọc trên san hô
chết hay trên đáy cát, cát bùn, giữa các lạch. Đây là khu vực đang được Vườn quốc
gia Côn Đảo bảo vệ, đặc biệt là các loài động vật ăn cỏ biển như rùa và bò biển.
Trên các khu vực bãi đẻ chính của rùa biển tại hòn Bảy Cạnh đó có hàng trăm ổ đẻ
được bảo vệ. Theo số liệu được ghi nhận của Vườn quốc gia Côn Đảo, bãi cỏ phía
trước huyện Côn Đảo là nơi thường thấy bò biển xuất hiện và có người đã bắt được
bò biển. Cỏ biển là thực phẩm của các loài thú quý hiếm này, nhất là cỏ xoan
(Halophila ovalis).
Ở quần đảo Trường Sơn đã phát hiện 7 loài cỏ biển: H. ovalis, T. hemprichii,
Thalasodendron. Ciliatum (cỏ đốt tre), H. uninervis, C. serrulata, C. rotundata và
Halophila sp.
 Vùng cửa sông

24


-25-

Lạch Đầm Buôn (Quảng Hà – Quảng Ninh) là một sông nhỏ chảy từ lục địa
ra. Ở vùng cửa sông này loài cỏ lươn (Zostera japonica) phát triển tốt, nhiều chỗ độ
phủ đạt 90% vào mùa đông xuân.
Lạch Xóm Giáo (Quảng Hà – Quảng Ninh): ở vùng cửa lạch, loài cỏ lươn
(Zostera japonica) mọc thuần chủng trên bãi rộng khoảng 100 ha, nhiều vạt cỏ với
độ phủ 100%. Điều đáng chú ý là loài cỏ này mọc cả bên trong và bên ngoài đê
quốc gia. Ở trong đê quốc gia cỏ lương đạt chiều dài 20 – 35 cm, nhiều bụi dài hơn
40 cm.
Ở cửa Lạch Huyện (Cát Bà – Hải Phòng) đã phát hiện 3 loài cỏ biển: cỏ lươn
nhật (Zostera japonica), cỏ nàn nàn (Halophila beccarii), cỏ kim (Ruppia
maritima).


Hình 3.7. Loài cỏ nàn nàn Halophila beccarii và cỏ kim Ruppia maritama
Ở cửa Nam Triệu (Hải Phòng), trên cả hai bờ Bắc và bờ Nam đều có 2 loài: cỏ
nàn nàn và cỏ kim sinh trưởng, phát triển.
Ở vùng cửa sông châu thổ sông Hồng như cửa Trà Lý, cửa Lân (Thái Bình),
của Ba Lạt (Nam Định), cửa Đáy (Ninh Bình), cửa Lạch Càn, Lạch Trường (Thanh
Hóa) và các cửa Lạch Quèn, Cửa Hội (Nghệ An), cửa Nhượng, cửa Khẩu (Hà Tĩnh)
cũng đều phát hiện thấy 2 loài: cỏ nàn nàn (Halophila beccarii) và cỏ kim (Ruppia
maritima) phân bố. Ở cửa Đáy, ngoài 2 loài nói trên còn có loài cỏ lươn (Zostera
japonica).
Khu vực cửa Gianh (Quảng Bình) là một trong những vùng có thảm cỏ biển
với diện tích rộng ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây mới phát hiện 1 loài Zostera
japonica phân bố từ hai phía sông Gianh và sông Thanh Ba đổ ra cửa Gianh. Thảm
cỏ Zostera ở đây ước tính dài tới 9 km, rộng 0,1 đến 0,8 km.
25


×