Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG sản và VAI TRÒ của nó TRONG bảo đảm hậu cần tại CHỖ CHO KHU vực PHÒNG THỦ TỈNH (THÀNH PHỐ) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 224 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt

Viết đầy đủ

ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

AFTA

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

CNCB

: Công nghiệp chế biến

CNCBNS

: Công nghiệp chế biến nông sản

CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

BĐHCTC


: Bảo đảm hậu cần tại chỗ

EU

: Liên minh Châu Âu

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

UBND

:Uỷ ban nhân dân

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương chiến lược của Đảng và
Nhà nước ta, trong đó việc gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế
biến nông sản có ý nghĩa hết sức quan trọng.



Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản nước ta có những bước
phát triển đáng kể. Đến nay, đã có hàng chục ngàn cơ sở thuộc các thành phần kinh tế
với các loại quy mô khác nhau. Tuy nhiên, chế biến nông sản ở nước ta vẫn là ngành
công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, phát triển ngành công nghiệp này chưa gắn với
phát triển vùng nguyên liệu. Hàng hoá nông sản tiêu thụ trên thị trường, kể cả thị
trường trong nước và xuất khẩu cơ bản là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế nên
giá trị không cao, khả năng cạnh tranh thấp. Do đó, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp
còn thấp, thất thoát sau thu hoạch lớn, ngành nghề và dịch vụ chưa phát triển và chưa
tạo được nhiều việc làm cho người lao động nhất là ở nông thôn. Tác động của công
nghiệp chế biến nông sản đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh. Vì
vậy, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một yêu cầu cấp thiết đối
với nước ta hiện nay.
Đồng bằng sông Hồng, một vùng châu thổ rộng lớn có nhiều tiềm năng, có vị trí,
vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cùng với cả nước sau 20
năm đổi mới, các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, văn hoá xã hội và cải thiện đời
sống nhân dân.
Cùng với sự phát triển khá mạnh của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến
nông sản của vùng đã phát triển dưới nhiều hình thức, quy mô và sở hữu về tư liệu sản
xuất. Điều đó, đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
Song, khâu chế biến còn chưa phát triển ngang tầm với tiềm năng của vùng. Trong


nhiều trường hợp, công nghiệp chế biến nông sản chưa với tới đã gây thiệt hại không
nhỏ cho người sản xuất nông sản.
Sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản không chỉ thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp, nông thôn tăng trưởng và phát triển mà còn có vai trò quan trọng đối với quá
trình củng cố, xây dựng và nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực
phòng thủ tỉnh.
Nhờ sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công tác bảo đảm hậu cần cho

khu vực phòng thủ trong những năm qua đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; vừa
góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ, vừa tạo ra tiềm lực kinh tế, sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu của khu vực phòng thủ khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông sản, vấn đề kết hợp kinh tế
với quốc phòng chưa được các cơ sở chế biến quán triệt đầy đủ, vai trò của phát triển
công nghiệp chế biến trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ chưa lớn.
Sản phẩm chế biến còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hậu
cần khu vực phòng thủ trong điều kiện có chiến tranh.
Để tiếp tục tạo bước phát triển mạnh của công nghiệp chế biến nông sản vùng đồng
bằng sông Hồng và phát huy hơn nữa vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho
khu vực phòng thủ, trước hết cần phải có sự nhận thức đúng đắn về mặt lý luận và
đánh giá đúng thực trạng. Trên cơ sở đó, xác định bước đi và cách làm phù hợp. Với
mong muốn đóng góp vào quá trình đó, tác giả lựa chọn đề tài: “phát triển công
nghiệp chế biến nông sản và vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu


vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng Sông Hồng hiện nay” để làm luận
án tiến sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông
sản và vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần cho quân đội đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau. Trong tác phẩm “Sự
phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga”, V.I. Lênin đã nói về mối quan hệ giữa ngành công
nghiệp chế biến, trong đó có chế biến nông sản với các ngành kinh tế khác. Bàn về vai
trò của lương thực, thực phẩm trong bảo đảm hậu cần cho quân đội cũng đã được V.I.
Lênin đề cập ở nhiều tác phẩm. Trong “Báo cáo về chính sách đối ngoại trình bày tại
cuộc họp liên tịch BCHTW các Xô - Viết toàn Nga ngày 14/5/1918”, Ông đã khẳng
định vai trò quan trọng của lương thực đối với tăng cường sức mạnh của quân đội. Khi
bàn về “Tai hoạ sắp đến và những biện pháp phòng ngừa tai hoạ đó”, vấn đề dự trữ
lương thực cho chiến tranh cũng được V.I. Lênin quan tâm phân tích. Nhìn chung, tư

tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề công nghiệp chế
biến nông sản và các vấn đề có liên quan đến bảo đảm hậu cần cho quân đội đã được
đề cập nhiều. Song, về vai trò của công nghiệp chế biến nông sản trong bảo đảm hậu
cần cho quân đội nói chung, cho khu vực phòng thủ nói riêng chưa được đề cập nhiều.
Tuy nhiên, đó vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động phát triển công nghiệp chế biến nông
sản gắn với bảo đảm hậu cần cho khu vực phòng thủ.
Ở nước ta, vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông sản đã có nhiều công trình
khoa học đề cập đến trên các góc độ khác nhau. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị


quyết, Đề án quan trọng định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn nói chung, phát triển công nghiệp chế biến nông sản nói riêng. Trong đó, nổi bật
có Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) “Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”; Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày
24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản hàng hoá thông
qua hợp đồng... Các Nghị quyết và Quyết định trên đều tập trung ở vấn đề phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, có vấn đề phát triển công nghiệp chế biến
nông sản thời gian tới. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy đó mới đề ra các mục tiêu,
các định hướng có tính chiến lược. Để hiện thực hoá chúng trong thực tiễn, cần phải
tiếp tục nghiên cứu sâu và đưa ra các giải pháp khả thi. Đến nay, đã có nhiều công
trình và hội thảo khoa học bàn về tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn nước ta nói chung, phát triển công nghiệp chế biến nông sản nói riêng: Báo
cáo tổng hợp đề tài nhánh 2 thuộc đề tài cấp nhà nước KC 07-17 đã đánh giá thực
trạng của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta giai
đoạn 1996 - 2002. Hội nghị công nghiệp chế biến toàn quốc tháng 6 năm 2003; Hội
thảo “Hỗ trợ tổ chức sản xuất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam” do Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tháng 10 năm 1999 cũng đã tập trung bàn về
những vấn đề cấp bách này. Trong thời kỳ này còn có nhiều cuốn sách bàn về vấn đề
phát triển công nghiệp chế biến nông sản đã được xuất bản: Cuốn “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 - 2000” của Tiến sĩ Đinh Đức Sinh;

“Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam” của PGS, TS. Phan
Thanh Phố... đã bàn đến vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhiều luận án, luận văn


cũng đã đề cập xung quanh vấn đề này. Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển công nghiệp
nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
hiện nay” của Vũ Thị Kim Thoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999;
“Phát triển kinh tế hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Hồng” của Bùi Văn Can, trường đại học Kinh tế
quốc dân, 2001... Đã đề cập một cách cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề phát triển công nghiệp
chế biến nông sản cũng được các tác giả đề cập tới.
Một số công trình và tác giả khác lại tập trung bàn về cơ sở lý luận và thực tiễn, xu
hướng vận động, nhân tố hình thành và phát triển của công nghiệp chế biến trong tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Luận án tiến sĩ kinh tế “Xu hướng phát triển của
ngành công nghiệp chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh”, của Vũ Anh Tuấn, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; “ Phát triển công nghiệp chế biến: những xu
hướng có tính qui luật” của Vũ Anh Tuấn, đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế, Số 79,
tháng 5 năm 1997... đã luận giải những nét căn bản về lý luận và thực tiễn phát triển
công nghiệp chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh và những xu hướng có tính qui luật
trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến.
Dưới góc độ thực tiễn, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, công
nghiệp chế biến nông sản cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh: kinh
nghiệm, chính sách, thực trạng giải pháp phát triển công nghiệp chế biến của các nước
trên thế giới; những thành tựu mà họ đạt được trong phát triển công nghiệp chế biến đã
góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo tiền


đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Những vấn đề

này được trình bày trong các cuốn sách, bài viết tiêu biểu: “Công nghiệp hoá,hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam” của Nguyễn Điền, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước
trong khu vực” của Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, Trường đại học Kinh tế quốc dân, số 12 (6/7/1996); “Nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trên thế giới”, Thông tin chuyên đề, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội,
1998; “Phát triển công nghiệp chế biến: Kinh nghiệm các nước trong khu vực, bài học
đối với Việt Nam” của Vũ Anh Tuấn, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 8 - tháng 6 năm
1997. Riêng đối với vùng đồng bằng sông Hồng, cũng đã được nhiều tác giả nghiên
cứu và đưa ra những giải pháp, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010, trong đó có đề cập đến phát triển công nghiệp chế
biến nông sản. Những vấn đề này được trình bày trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng” của Tiến sĩ
Đặng Văn Thắng và Tiến sĩ Phạm Ngọc Dũng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2003. Những công trình khoa học này đã phân tích khá toàn diện đặc điểm kinh tế
xã hội, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng. Trong hệ thống những giải pháp mà các tác giả đưa ra, có đề cập đến giải pháp
phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng nên
các tác giả chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, phân tích những đặc điểm trực tiếp tác
động đến quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông sản của vùng. Hệ thống giải
pháp mà các tác giả đưa ra mang tính tổng thể nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của vùng. Trong khi đó, phát triển công


nghiệp chế biến nông sản ở các khu công nghiệp tập trung và ở các khu đô thị chưa
được chú ý đúng mức trong nghiên cứu.
Cũng bàn về công nghiệp chế biến nông sản, nhiều công trình khoa học khác lại
tiếp cận từ góc độ quân sự, quốc phòng: “Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn đến xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân ở nước ta”,
Đề tài KH B1. 01 của Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự, Hà Nội, 10/2000;
“Chuẩn bị vật chất quân lương của khu vực phòng thủ tỉnh đồng bằng sông Hồng trong

sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”, Luận án tiến sĩ quân sự của tiến sĩ Đỗ Xuân Tâm, Học
viện Hậu cần; “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế tạo tiềm lực
hậu cần trên địa bàn Quân khu 3” của Tiến sĩ Phạm Tiến Luật, Học viện Hậu cần,
2004. Từ cách tiếp cận này, các tác giả nghiên cứu, phân tích sự tác động của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đến xây dựng, củng cố nền quốc
phòng toàn dân nói chung; sự tác động của công nghiệp chế biến nông sản tới quá trình
chuẩn bị vật chất quân lương cho khu vực phòng thủ nói riêng. Trong hệ thống giải
pháp mà các tác giả đưa ra, có đề cập tới giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn,
công nghiệp chế biến nông sản nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho quốc phòng. Tuy
nhiên, các công trình tổng quan nói trên, chưa mang tính độc lập và hệ thống như chủ
đề mà tác giả thực hiện trong luận án này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích


Luận giải những vấn đề lý luận và phân tích thực tiễn phát triển công nghiệp chế
biến nông sản và vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ
tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng Sông Hồng. Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển
công nghiệp chế biến nông sản và phát huy vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại
chỗ khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng Sông Hồng thời gian tới.
Nhiệm vụ
1. Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công nghiệp chế biến nông
sản trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và vai trò của nó trong bảo
đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng Sông
Hồng.
2. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và vai trò của nó
trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng
sông Hồng giai đoạn 1995 - 2004
3. Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chế
biến nông sản và phát huy hơn nữa vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho

khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2005 - 2010
và tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản với tính cách là một
lĩnh vực kinh tế và vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ
tỉnh (thành phố). Không gian nghiên cứu đồng bằng sông Hồng. Thời gian khảo sát


chủ yếu từ 1995 đến nay. Công nghiệp chế biến nông sản và bảo đảm hậu cần tại chỗ
cho khu vực phòng thủ có nội hàm khá rộng, luận án giới hạn việc nghiên cứu trong
nhóm ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống và những nội dung của đảm
bảo hậu cần có ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản
như: bảo đảm vật chất hậu cần, bảo đảm sinh hoạt và bảo đảm giao thông vận tải.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm cơ bản, đường lối đổi mới của Đảng
cộng sản Việt Nam, thực tiễn phát triển công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng và
củng cố quốc phòng - an ninh ở nước ta.
- Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển công nghiệp chế biến
nông sản và bảo đảm hậu cần cho khu vực phòng thủ của các tác giả trong và ngoài
nước để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử và phương pháp trừu tượng hoá khoa học của kinh tế chính trị Mác Lênin, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tiễn,
chuyên gia để phân tích các vấn đề có liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến
nông sản và bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
* Phân tích tính tất yếu, nội dung, xu hướng và khả năng phát triển công nghiệp
chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng.



* Làm rõ vai trò của phát triển công nghiệp chế biến nông sản đối với tăng cường
khả năng bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng
bằng sông Hồng hiện nay.
* Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển công
nghiệp chế biến nông sản gắn với tăng cường khả năng bảo đảm hậu cần tại chỗ cho
khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa của luận án
Luận án góp thêm cơ sở khoa học để Nhà nước và chính quyền các địa phương
trong vùng hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp chế biến nông sản và phát
huy vai trò của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành
phố); đồng thời, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy môn Kinh tế
chính trị và Kinh tế quân sự ở các nhà trường trong quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, luận án gồm 3 chương - 6 tiết, kết luận, danh mục công trình
của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG BẢO ĐẢM HẬU CẦN TẠI
CHỖ CHO KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH (THÀNH PHỐ) VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG

1.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển công nghiệp chế biến nông sản


1.1.1. Khái niệm công nghiệp chế biến và công nghiệp chế biến nông sản
1.1.1.1. Công nghiệp chế biến
Lịch sử phân công lao động xã hội cho thấy, chỉ khi nào năng suất lao động
trong lĩnh vực trồng cây lương thực bảo đảm nuôi sống một lượng lao động lớn hơn
lao động trong lĩnh vực này, mới dẫn đến chuyển dịch một bộ phận lao động từ đây
s ang phát triển sản xuất các loại cây trồng khác và phát triển chăn nuôi. Đây cũng

chính là cơ sở đầu tiên của sự phân công lao động xã hội. C. Mác dự báo: “Lao
động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư
trong lĩnh vực của bản thân ngành nông nghiệp, mà nó còn là cơ sở tự nhiên để biến
tất cả các ngành lao động khác thành những ngành độc lập” [25, tr.33]. Công nghiệp
chế biến cũng ra đời theo qui luật đó. Phân tích sự vận động và phát triển các ngành
kinh tế ở Nga, V.I. Lênin cho rằng: “Trước khi có kinh tế hàng hoá, công nghiệp
chế biến gắn liền với công nghiệp khai thác và đứng đầu công nghiệp này là nông
nghiệp, cho nên sự phát triển của kinh tế hàng hoá là sự tách rời lần lượt của các
ngành công nghiệp ra khỏi nông nghiệp” [62, tr.353]. Cùng với sự phát triển kinh tế
hàng hoá, công nghiệp chế biến tách ra trở thành một ngành kinh tế độc lập, tiến
hành các hoạt động chế biến khác nhau, tạo ra nhiều loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu
đa dạng của xã hội. Kinh tế hàng hoá càng phát triển, càng tạo điều kiện thúc đẩy sự
phát triển lực lượng sản xuất, phân công lao động trong lĩnh vực chế biến cũng tiếp
tục được phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực này. Khi
nghiên cứu sự phát triển Chủ nghĩa tư bản ở Nga, V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Công
nghiệp chế biến tách khỏi công nghiệp khai thác, và mỗi ngành công nghiệp đó lại
chia ra thành nhiều loại nhỏ và phân loại nhỏ, chúng sản xuất ra dưới hình thức
hàng hoá những sản phẩm đặc biệt và đem trao đổi với tất cả các ngành sản xuất
khác” [62, tr.353].
Như vậy, các nhà kinh điển đã chỉ rõ, chính sự phát triển của phân công lao
động xã hội và nền kinh tế hàng hoá dưới tác động trực tiếp của sự phát triển lực
lượng sản xuất, dẫn đến sự hình thành và phát triển sâu rộng hơn ngành công nghiệp
chế biến.


Trên cơ sở phân công lao động xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có
Việt Nam, trước đây thường phân chia nền sản xuất xã hội thành hai ngành chính:
nông nghiệp và công nghiệp. Trong công nghiệp lại chia thành công nghiệp nặng và
công nghiệp nhẹ. Khi chuyển đổi nền kinh tế, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản
lý và phù hợp với đa số các nước trên thế giới, việc phân chia các ngành kinh tế nói

chung và ngành công nghiệp nói riêng ở nước ta đã được tiếp cận theo quan niệm
mới. Chính phủ

đã ra Nghị định 75/CP ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc

dân cấp I. Tổng cục thống kê cũng đã ra Quyết định số 143/TCTK, hướng dẫn việc
thi hành hệ thống ngành kinh tế cấp II, III, IV kể từ 22/12/1993 [91, tr.67]. Theo
cách phân loại này, ngành công nghiệp được chia thành 4 nhóm: Công nghiệp khai
thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất điện nước và công nghiệp xây
dựng.
Sơ đồ: 1.1
PHÂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP

CÔNG

CÔNG

CÔNG

CÔNG

NGHIỆP

NGHIỆP

NGHIỆP

NGHIỆP


KHAI

CHẾ

SX ĐIỆN

XÂY

THÁC MỎ

BIẾN

NƯỚC

DỰNG


Với sơ đồ trên, công nghiệp chế biến là một ngành kinh tế thuộc ngành công
nghiệp. Tuy nhiên, đây là một ngành kinh tế lớn, bao gồm nhiều phân ngành khác
nhau: xuất bản, in, sản xuất thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, sản xuất các sản phẩm
dệt, trang phục, sản phẩm bằng da, giả da, sản phẩm hoá chất, cao su, plastic, gỗ;
sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại, sản xuất kim loại và sản phẩm
bằng kim loại... Trong số rất nhiều phân ngành đó, tuỳ theo cách tiếp cận, công
nghiệp chế biến được sắp xếp thành những nhóm ngành khác nhau.
Tiếp cận từ kết quả sản xuất, các nhà kinh tế học hiện đại đã chia công nghiệp
chế biến thành ba nhóm ngành: công nghiệp thượng lưu (luyện thép, lọc dầu, hoá
dầu), công nghiệp trung gian (chế tạo máy cùng các thiết bị điện tử) và công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng.
Sơ đồ: 1.2

PHÂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THEO KẾT QUẢ SẢN XUẤT
LUYỆN KIM LỌC DẦU
CÔNG
NGHIỆP
CHẾ
BIẾN

CHẾ TẠO MÁY THIẾT BỊ ĐIỆN
TỬ
HÀNG TIÊU DÙNG

Tiếp cận từ nguồn nguyên liệu thuộc yếu tố đầu vào, công nghiệp chế biến
được chia thành hai nhóm ngành: chế biến nông - lâm - thuỷ sản (gọi chung là chế
biến nông sản) và chế biến khoáng sản.
Sơ đồ: 1.3
PHÂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THEO YẾU TỐ ĐẦU VÀO
CHẾ
BIẾN
KHOÁNG
SẢN

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

CHẾ
BIẾN
NÔNG
SẢN


Tiếp cận theo giới hạn của nguồn hàng thuộc yếu tố đầu ra, công nghiệp chế

biến được chia thành hai nhóm ngành: chế biến phục vụ nhu cầu trong nước (thay
thế nhập khẩu) và chế biến để xuất khẩu.
Sơ đồ 1.4
PHÂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THEO YẾU TỐ ĐẦU RA
CÔNG

PHỤC VỤ TIÊU DÙNG TRONG
NƯỚC

NGHIỆP
CHẾ
BIẾN

PHỤC VỤ XUẤT KHẨU

Từ những phân tích trên cho thấy, cách tiếp cận khác nhau sẽ đưa đến những
phân ngành công nghiệp chế biến khác nhau. Tuy vậy, giữa các phân ngành công
nghiệp chế biến vẫn mang những nét chung nhất:
Thứ nhất, lực lượng sản xuất và phân công lao động phát triển làm xuất hiện
những phân ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, dù sự phát triển của phân
ngành công nghiệp chế biến đến đâu chúng vẫn thuộc ngành công nghiệp. Sản xuất
bằng phương pháp công nghiệp vẫn mang tính bao trùm trong các phân ngành công
nghiệp chế biến.
Thứ hai, các phân ngành công nghiệp chế biến khá phong phú và sẽ càng
phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động và
trực tiếp là sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá cũng như các nhu cầu đòi hỏi của
thị trường. Tuy nhiên, các phân ngành công nghiệp chế biến đều mang một đặc
điểm chung nhất đó là các hoạt động bảo quản, cải biến nguồn nguyên liệu đầu vào,
tạo ra giá trị sử dụng và giá trị mới cao hơn.
Thứ ba, các phân ngành công nghiệp chế biến ngày càng phong phú đánh dấu

sự phát triển của công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, sự phong phú đó phải được dựa
chắc trên cơ sở thị trường, được thị trường chấp nhận thể hiện thông qua sự đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế.


Với cách tiếp cận đó, có thể hiểu: Công nghiệp chế biến là một phân ngành
kinh tế thuộc ngành công nghiệp, thông qua các hoạt động bảo quản, cải biến nâng
cao giá trị sử dụng và giá trị của nguyên liệu bằng phương pháp công nghiệp để
sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với
hiệu quả kinh tế cao.
1.1.1.2. Công nghiệp chế biến nông sản
Như trên đã nói, công nghiệp chế biến nông sản là một bộ phận của ngành
công nghiệp chế biến. Bởi vậy, ngành công nghiệp này tất yếu phải mang những
đặc điểm chung của ngành công nghiệp chế biến như đã phân tích trên. Bên cạnh đó
nó còn mang những đặc điểm riêng qui định bản chất của ngành công nghiệp này.
Đặc điểm riêng ấy có thể thấy cả trong tổ chức sản xuất, trình độ công nghệ...
Song, tập trung nhất là ở đối tượng lao động và mục đích phục vụ của ngành công
nghiệp chế biến nông sản.
Đối tượng lao động hay nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến nông
sản là những sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản). Do tính phong phú và ngày càng phát
triển của lĩnh vực nông nghiệp, làm cho nguồn nguyên liệu càng đa dạng, phong
phú. Cuộc cách mạng xanh, cách mạng sinh học trên thế giới phát triển trên nửa thế
kỷ nay, đã tạo nên những bước tiến thần kỳ trong nông nghiệp. Những thập kỷ gần
đây, cuộc cách mạng này càng có sức đột phá mạnh trên tất cả các lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản đồng thời có sức lan toả ra toàn
thế giới. Qua đó, đã làm thay đổi căn bản lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của nhiều
nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Những sản phẩm mà ngành nông nghiệp tạo
ra ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng ngày cao. Theo đó, cũng đòi hỏi và
tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển ngày càng mạnh mẽ

hơn, phong phú hơn về ngành nghề, mang lại giá trị kinh tế ngày càng cao cho mỗi
quốc gia. Như vậy, sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản; tính phong phú của nguồn nguyên liệu đầu vào
và nhu cầu đa dạng của thị trường tất yếu làm cho công nghiệp chế biến nông sản
phát triển, tạo thành một hệ thống phân ngành khá phong phú, đáp ứng ngày càng


tốt hơn nhu cầu của đời sống xã hội. Nói cách khác, dưới tác động của cách mạng
khoa học - công nghệ, sự phát triển sản xuất bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản và nhu cầu tăng lên của đời sống toàn xã hội làm cho
hệ thống phân ngành công nghiệp chế biến nông sản ngày càng phong phú hơn.
Từ những đặc điểm của đối tượng lao động, công nghiệp chế biến nông sản
không chỉ có liên quan mật thiết với tiến bộ khoa học công nghệ (trước hết là
công nghệ cơ, nhiệt, hoá và công nghệ sinh học), mà còn liên quan chặt chẽ với các
vùng sản xuất nguyên liệu và khâu sơ chế ban đầu. Công nghệ cơ, nhiệt, hoá và
công nghệ sinh học càng phát triển, càng cho ra đời nhiều loại hàng hoá nông sản
chế biến với hàm lượng dinh dưỡng cao, tiện ích, phục vụ tốt nhu cầu đời sống ngày
càng tăng lên của xã hội; đáp ứng nhiều nhu cầu đời sống con người trong quá trình
thực thi các hoạt động đặc thù, trong đó có cả hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng,
an ninh. Nếu phân tích một cách cụ thể thì đây cũng là những đòi hỏi riêng trong
phương pháp sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Đối tượng lao động hay nguyên liệu đầu vào từ sản phẩm của nông nghiệp, cũng
ít nhiều nói lên tính rủi ro thường cao hơn của ngành công nghiệp chế biến nông sản so
với các ngành công nghiệp chế biến khác. Điều này có thể thấy ở các khía cạnh: sự phụ
thuộc của sản xuất nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên, bao gồm cả thổ nhưỡng, hạn,
úng, bão và các biến cố khác; đối tượng lao động hay nguyên liệu của công nghiệp chế
biến nông sản thường là các sinh vật sống trong môi trường đất và nước. Sự sinh
trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố chủ quan và khách
quan, đồng thời chúng lại được thu hoạch theo mùa vụ và mùa vụ đó có thể phù hợp
hoặc không phù hợp với đòi hỏi của thị trường; chất lượng hàng hoá nông sản chế biến

phụ thuộc rất chặt chẽ vào độ tươi sống của nguồn nguyên liệu, trong khi đó sự vận
chuyển chúng lại gặp rất nhiều khó khăn, dễ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của
chúng và theo đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng hoá nông sản chế biến. Tất cả
những điều đó qui định tính rủi ro của ngành công nghiệp chế biến nông sản thường
cao hơn so với các ngành công nghiệp chế biến khác.
Cũng từ đặc điểm của nguồn nguyên liệu đầu vào, khách quan qui định mối
quan hệ chặt chẽ, máu thịt giữa cơ sở công nghiệp chế biến nông sản với sản xuất


nguyên liệu; ngành công nghiệp chế biến nông sản với ngành sản xuất nông nghiệp
bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản. Tất nhiên, sản
xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông sản là hai lĩnh vực thuộc hai ngành
kinh tế khác nhau, song chúng có quan hệ mật thiết với nhau, thậm chí qui định sự
tồn tại và phát triển của nhau. Chính vì thế, nhiều khi vùng sản xuất nguyên liệu và
các cơ sở chế biến nông sản được tổ chức trong cùng một cơ sở kinh tế. Các nông
trường lớn thường có tổ chức như vậy. Tính phổ biến hơn vẫn là các cơ sở công
nghiệp chế biến nông sản tổ chức liên minh một cách đặc biệt với vùng sản xuất
nguyên liệu tập trung và những cá thể sản xuất nguyên liệu. Nông dân sản xuất
nguyên liệu được ưu đãi bằng các chính sách giống như lao động hợp đồng của các
cơ sở công nghiệp chế biến nông sản. Trong định hướng phát triển của các cơ sở
công nghiệp chế biến nông sản, vấn đề phát triển sản xuất nguyên liệu, phát triển
toàn diện những người nông dân trên mặt trận này luôn được coi là những nội dung
không thể thiếu. Nhà máy đường Lam Sơn (Thanh Hoá), Công ty thực phẩm Đồng
Giao (Ninh Bình) đã có cách tổ chức như vậy, nhờ đó họ đã thu được rất nhiều
thắng lợi và trở thành những cơ sở kinh tế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp chế
biến nông sản nước ta.
Cũng do đặc điểm nhiều loại nguyên liệu của công nghiệp chế biến nông sản
như đã nói trên, hiệu quả công nghiệp chế biến nông sản phụ thuộc khá chặt chẽ vào
khâu sơ chế và bảo quản nông sản được tiến hành ngay sau thu hoạch. Công đoạn
này nhiều khi mang ý nghĩa quyết định về mức độ tổn thất sau thu hoạch và chất

lượng nông sản. Theo đó, cũng quyết định số lượng và chất lượng sản phẩm nông
sản chế biến. Hiện nay, ở đồng bằng sông Hồng cũng như ở nhiều nơi khác trong cả
nước, khâu sơ chế ban đầu chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở lao động thủ công cùng với
những phương tiện và kinh nghiệm truyền thống, dẫn đến không chỉ hao hụt mà còn
giảm chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho các cơ sở công nghiệp
chế biến nông sản. Theo đó, làm cho chất lượng hàng hoá nông sản chế biến ở
nhiều cơ sở bị hạn chế, có khi không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Để khắc
phục tình trạng này trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đòi hỏi
chúng ta không chỉ ở đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản,


mà còn phải nâng cao trình độ kỹ thuật của lao động và tăng cường trang thiết bị kỹ
thuật ngay ở khâu sơ chế và bảo quản nông sản.
Công nghiệp chế biến nông sản không chỉ bảo quản, gìn giữ những sản phẩm
nông nghiệp mà quan trọng hơn là cải biến, tạo ra những sản phẩm mới có giá trị sử
dụng và giá trị mới cao hơn giá trị nguyên liệu do ngành nông nghiệp cung cấp. Qua
đó, nhằm vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường, đáp ứng các
nhu cầu đời sống xã hội, vừa mang hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho ngành công
nghiệp chế biến nông sản. Đó cũng là mục đích xã hội và mục đích kinh tế của công
nghiệp chế biến nông sản.
Từ những phân tích trên, có thể khái quát: công nghiệp chế biến nông sản là
một ngành hay một bộ phận hợp thành ngành công nghiệp chế biến, bao gồm nhiều
phân ngành, thực hiện các hoạt động bảo quản, gìn giữ, cải biến nguồn nguyên liệu
từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, thông qua các biện
pháp cơ, nhiệt, hoá gắn với tiến bộ khoa học - công nghệ mà trước hết là công nghệ
sinh học nhằm tạo ra giá trị sử dụng và giá trị mới cao hơn, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của thị trường với hiệu quả kinh tế cao.
Từ phân tích về đặc điểm và khái niệm ngành công nghiệp chế biến nông sản,
đồng thời dựa trên cơ sở hệ thống phân ngành công nghiệp chế biến của Tổng cục
Thống kê và cách phân ngành công nghiệp theo yếu tố đầu vào, có thể chia phân

ngành công nghiệp chế biến nông sản thành các ngành cụ thể sau: công nghiệp chế
biến thực phẩm và đồ uống; công nghiệp dệt; sơ chế và sản xuất các sản phẩm bằng
da; chế biến, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa; sản xuất giấy và các sản phẩm từ
giấy; sản xuất thuốc lá, thuốc lào. Như vậy, nếu tiếp cận theo yếu tố đầu vào là
những sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp, phân ngành công nghiệp chế biến
nông sản bao gồm nhiều ngành khác nhau. Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ
đi sâu nghiên cứu ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống. Bởi lẽ, ngành
này có tác động trực tiếp nhất tới việc nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần tại chỗ
cho khu vực phòng thủ tỉnh( thành phố) trong giai đoạn hiện nay (xem sơ đồ 1.5).
Như trên đã trình bày, ngành nông nghiệp càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng
của xã hội ngày càng cao thì ngành công nghiệp chế biến nông sản càng phong phú


về ngành nghề, đa dạng về sản phẩm. Theo Tổng cục Thống kê, ngành sản xuất
thực phẩm và đồ uống (ngành cấp II) ở nước ta hiện nay bao gồm các ngành (cấp
III) sản xuất, chế biến và bảo quản thịt, thuỷ sản, rau quả, dầu mỡ động thực vật;
sản xuất sản phẩm bơ sữa; xay sát, sản xuất bột và sản xuất thúc ăn chăn nuôi;
sản xuất thực phẩm khác (xem phụ lục 3).
Sơ đồ: 1.5.
CÁC NGÀNH THUỘC PHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

SẢN

XAY SÁT,

SẢN

BIẾN VÀ


XUẤT

SẢN

XUẤT

BẢO

SẢN

XUẤT

THỰC

QUẢN

PHẨM

BỘT VÀ

PHẨM

THỊT,



THỨC ĂN

KHÁC


THUỶ

SỮA

CHĂN

CHẾ

SẢN, RAU

SẢN
XUẤT ĐỒ
UỐNG

NUÔI

QUẢ

1.1.2. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản
1.1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn thách thức trong quá trình phát triển
công nghiệp chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng


Đồng bằng sông Hồng nằm ở miền Bắc Việt Nam, gồm 11 tỉnh và thành phố:
Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà
Tây, Bắc Ninh và Vĩnh phúc (theo công văn số 760/1998/CV-CP, ngày 9-7-1998 của
Thủ tướng Chính phủ), với diện tích tự nhiên là 14.795 km 2, bằng 4,5% diện tích cả
nước và bằng 14,3% diện tích các tỉnh ở phía bắc [18, tr.46]. Phía bắc và tây bắc giáp
với trung du và miền núi, nơi giàu tài nguyên khoáng sản và rừng. Phía đông giáp biển

Đông, nơi có nguồn hải sản phong phú. Phía Nam giáp bắc Trung bộ, nơi giàu vật liệu
xây dựng và khoáng sản.
Vùng đồng bằng sông Hồng có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh và
hơi khô. Khí hậu phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa nắng trùng với mùa mưa, mùa
lạnh khô hanh vào đầu mùa, ẩm ướt vào cuối mùa. Nhiệt độ thay đổi lớn, nắng, mưa
nhiều, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt của vùng là: dông, bão, áp thấp nhiệt đới. Trung
bình hàng năm có 30 - 50 ngày có dông. Những ngày có dông bão thường xuất hiện
mưa úng và lũ trong nội đồng. Sóng lớn và nước dâng ở vùng cửa sông và bờ biển có
thể gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng.
Đồng bằng sông Hồng là vùng châu thổ hạ lưu của hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình. Hàng năm, các nhánh sông đưa ra biển trung bình 122 tỷ m 3 nước
và 120 triệu tấn phù sa. Toàn bộ lượng nước và phù sa đổ ra biển qua 11 cửa sông:
Lạch Huyện, Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý,
Ba Lạt, Lạch Giang, Đáy. Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng còn có vô số hồ và đầm
lầy làm nhiệm vụ điều tiết nước trên vùng thượng nguồn của hệ thống sông Hồng.
Nước ngầm cũng dồi dào ở khắp nơi, đây là tài nguyên vô cùng cần thiết cho sự
phát triển nông nghiệp [84, tr. 73]. Vùng đồng bằng sông Hồng hợp với tỉnh Quảng
Ninh tạo nên tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Từ
năm 1997, vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh được xác định là vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là đầu tầu tạo động lực tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Với vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị riêng có, vùng đồng bằng sông Hồng có cả thuận
lợi và những khó khăn thách thức trong quá trình phát triển toàn diện nền kinh tế nói
chung, phát triển công nghiệp chế biến nông sản nói riêng.


* Những thuận lợi cơ bản
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng rất thuận lợi cho sản
xuất nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
Với điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép ngành

trồng trọt vùng đồng bằng sông Hồng phát triển theo hướng đa dạng hoá, kết hợp
với thâm canh hoá các loại cây trồng hiện có nhất là sản xuất lúa. Sản lượng lúa của
vùng chiếm khoảng 18% sản lượng lúa của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu
Long). So với đồng bằng sông Cửu Long, tuy có thấp hơn về sản lượng, nhưng
đồng bằng sông Hồng có ưu thế hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước.
Ngoài cây lúa, vùng đồng bằng sông Hồng còn có sự đa dạng về cây màu như ngô,
khoai, sắn...trong đó, ngô được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa. Sản xuất
lúa và cây màu lương thực phát triển ổn định, vững chắc, không những góp phần
tích cực trong việc bảo đảm an ninh lương thực cho nhân dân vùng đồng bằng sông
Hồng, mà còn phục vụ tốt cho phát triển chăn nuôi và chế biến các loại hàng hoá
nông sản. Cùng với lúa còn có các loại rau cao cấp, các loại cây ăn quả (nhãn, vải,
chuối, na), các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đỗ, lạc, mía) và dài ngày (dâu tằm,
chè ).
Cơ cấu cây công nghiệp hàng năm của vùng đồng bằng sông Hồng khá
phong phú về chủng loại như: đay, cói, mía, lạc, đậu tương. Trong đó, lạc và đậu
tương là hai cây công nghiệp hàng năm chủ lực của vùng.
Đồng bằng sông Hồng có 256.000 ha rừng, chiếm 16% diện tích toàn vùng.
Ngoài ra còn có 103.000 ha đất đồi và 21.000 ha đất lầy (vùng ven biển) có lợi cho
việc trồng và phát triển vốn rừng. Mặc dù diện tích rừng không lớn, nhưng nếu được
khai thác và bảo vệ tốt đồng bằng sông Hồng vẫn có đủ điều kiện cung cấp nhiều
loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản của vùng phát triển.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành phát triển khá ổn định của vùng. Hiện
nay đã hình thành được các trang trại chăn nuôi hàng hoá, với quy mô vừa và nhỏ.
Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng chiếm trên 20%
[47]. Một số loại gia súc, gia cầm được chú ý phát triển như: lợn, trâu, bò, gà, vịt,
ngan.


Đồng bằng sông Hồng có bờ biển trải dài trên 428 km, cùng với 506.000 ha
diện tích mặt nước đây là tiềm năng lớn về đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản

ven biển và nuôi cá nước ngọt. Nguồn thuỷ sản này sẽ cung cấp một lượng lớn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Với những đặc điểm trên, phát triển công nghiệp chế biến nông sản vừa là khả
năng, vừa là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất nông nghiệp
theo nghĩa rộng ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Thứ hai, đồng bằng sông Hồng là vùng có công nghiệp phát triển vào loại
sớm nhất nước ta. Đến nay, đồng bằng sông Hồng đã có các nhà máy cơ khí nông
nghiệp (ở Hà Tây, Hà Nội); nhà máy sản xuất phân bón (ở Ninh Bình, Hà Nội); nhà
máy xay sát gạo, chế biến bánh kẹo, hoa quả, thực phẩm, thức ăn gia súc ở nhiều
địa phương. Đây là hạt nhân và chỗ dựa cho toàn bộ công nghiệp phía Bắc, là yếu tố
bảo đảm sự phát triển biền vững nông, lâm, thuỷ sản, yếu tố quyết định thúc đẩy
công nghiệp chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng phát triển. Đặc biệt, ở
châu thổ sông Hồng, xung quanh Hà Nội đang đô thị hoá mạnh hơn đã xuất hiện
một vành đai các cụm công nghiệp làng nghề. Những ngành nghề truyền thống,
công nghiệp chế biến và doanh nghiệp hoạt động ngoài nông nghiệp đã được tập
hợp trong một số cụm công nghiệp nông thôn. Cụm công nghiệp dạng này đang
phát huy tác dụng tốt, cung cấp nhiều loại hàng hoá nông sản chế biến cho thị
trường, tạo nhiều việc làm, đa dạng nguồn thu nhập, góp phần thay đổi cơ cấu kinh
tế nông thôn. Cùng với sự giao lưu, mở rộng hợp tác kinh tế nội vùng, giữa các
vùng, khu vực và quốc tế, vùng đồng bằng sông Hồng rất có điều kiện để đầu tư xây
dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc
tế, bao gồm một hệ thống phong phú các ngành nghề chế biến với khối lượng hàng
hoá nông sản chế biến lớn và giá trị kinh tế cao. Đồng thời, cũng trên cơ sở đó,
những cơ sở công nghiệp chế biến nông sản hiện có, có thể được nâng cấp với trình
độ kỹ thuật công nghệ cao và quy mô chế biến lớn, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ ba, phát triển công nghiệp chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng
được thừa hưởng sức lan toả trực tiếp của vùng kinh tế động lực phía Bắc. Nằm
trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đồng bằng sông Hồng



có thuận lợi vượt trội so với nhiều vùng kinh tế khác. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và
phát triển, các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh có “sức thu hút” nhiều
loại hàng hoá nông sản chế biến đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và nguyên liệu để phát triển
công nghiệp chế biến nông sản. Mặt khác, sự phát triển cao của cơ chế thị trường, của
khoa học, công nghệ thủ đô Hà Nội và tam giác tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật theo hướng hiện đại, có “sức lan toả” ngày càng lớn, có tác dụng thúc đẩy
công nghiệp chế biến nông sản của vùng phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả hơn.
Thứ tư, đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều các nhà khoa học, các viện
nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, chiếm tới 57% trong tổng số cán bộ khoa
học và công nghệ và 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước [7]. Đây còn là
vùng có trình độ văn hoá và dân trí cao hơn so với các vùng khác của nước ta. Số
người mù chữ trong độ tuổi lao động của vùng ít nhất cả nước, chiếm tỷ lệ 10,7% (cả
nước là 15,6%). Số lao động có kỹ thuật cao chiếm 14% trong tổng số người lao động
của vùng, trong khi đó tính chung trong phạm vi cả nước mới đạt 10%. Số cán bộ có
trình độ đại học và cao đẳng của vùng chiếm 35,5% tổng số cán bộ ở trình độ này của
cả nước. Có thể nói, đây là tiềm năng to lớn để huy động sự sáng tạo của các nhà khoa
học, đóng góp cho sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản của vùng.
Thứ năm, đồng bằng sông Hồng còn là nơi có dân số đông (trên 17.648,7
nghìn người). Đặc biệt, ở đây có nhiều thành phố lớn, các khu công nghiệp tập
trung, đó cũng là thị trường tại chỗ to lớn của công nghiệp chế biến nông sản. Ngoài
ra, đồng bằng sông Hồng còn có hệ thống kết cấu hạ tầng: điện, đường, trạm ở nông
thôn phát triển hơn các vùng khác trong cả nước và là đầu mối giao thông quan
trọng của miền Bắc. Tính chung toàn vùng có 27.568 km đường bộ, chiếm 16,5%
tổng chiều dài đường bộ cả nước, trong đó đường nhựa và bê tông là 3.408 km,
chiếm 22,6% tổng chiều dài đường nhựa và bê tông cả nước [7]. Hệ thống đường
sông của vùng khá dày đặc, với một số cảng biển đã được xây dựng, trong đó có
cảng Hải Phòng với năng lực vận tải 7,6 triệu tấn/năm, rất thuận lợi cho việc giao
lưu đường thuỷ nội vùng, giữa các vùng, khu vực và quốc tế. Về đường không, tính
đến thời điểm khảo sát (2/2006), vùng đồng bằng sông Hồng có sân bay Nội Bài,
Gia Lâm, Cát Bi, trong đó sân bay Nội Bài là một trong 3 sân bay quốc tế của nước



ta. Đây là lợi thế to lớn cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản của vùng
và thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá các loại, trong đó có hàng hoá nông sản đi các
nước trong khu vực và thế giới.
* Những khó khăn, thách thức chủ yếu
Bên cạnh những thuận lợi, đồng bằng sông Hồng còn có những khó khăn đã và
đang thách thức quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông sản của toàn vùng.
Trong đó, những khó khăn thách thức cần được tính đến là:
Thứ nhất, là vùng đất chật, người đông, bình quân đất nông nghiệp trên đầu
người thấp (507m2/người bằng 40,7% so với cả nước); ruộng đất phân tán, manh mún,
bình quân có từ 7- 8 mảnh/hộ. Điều này gây khó khăn cho sự hoạt động của qui luật
tích tụ và tập trung ruộng đất, cản trở sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại, loại
hình kinh tế có thể đáp ứng nhanh, đầy đủ, kịp thời nhất nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến nông sản.
Những năm qua, các khu công nghiệp tập trung của vùng phát triển khá nhanh.
Đây là vấn đề mang tính hai mặt trong đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông
sản: một mặt, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản phát triển theo
hướng hiện đại; mặt khác, đất đai trong đó phần lớn là đất nông nghiệp được huy động
cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chung cư với diện tích lớn, diện
tích đất dành cho sản xuất nguyên liệu công nghiệp chế biến nông sản ngày càng bị thu
hẹp.
Diễn biến của thời tiết phức tạp, đặc biệt là vụ đông xuân, người sản xuất gặp
nhiều khó khăn trong phơi, sấy nông sản (vì cơ bản công đoạn này vẫn thực hiện
bằng phương pháp thủ công là chủ yếu). Do phơi sấy không kịp thời, không đúng
kỹ thuật, gây tổn thất lớn cho nông dân, đặc biệt là sự xuống cấp của nông sản, làm
ảnh hưởng đến chất lượng nông sản chế biến.
Ngoài các đô thị lớn, nhìn chung kinh tế của vùng phát triển còn chậm. Nông
nghiệp vẫn là ngành giữ vị trí trọng yếu nhất trong cơ cấu kinh tế (chiếm 73% trong
việc làm và 35% trong GDP), song vẫn hết sức lạc hậu, năng suất chưa cao. Tốc độ

tăng trưởng bình quân mỗi năm của toàn vùng cao, song GDP bình quân đầu người


×