Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tìm hiểu quá trình sản xuất thức ăn gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.23 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--0--

ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC.

GVHD:Nguyễn Thị Mai Hương
SVTH:Văn Đăng Thành
Lớp :DHTP9aTT
MSSV : 13092841

Tháng 4 năm 2016


Lời nhận xét
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………


Mục lục
I.

Giới thiệu chung: ..................................................................................................................... 1

II.

Quy trình sản xuất: ................................................................................................................... 2
Nguyên liệu: ......................................................................................................................... 2



1.

Có rất nhiều cách phân loại nguyên liêu như: .................................................................................. 2
2.

Phân loại,làm sạch: ................................................................................................................ 2

3.

Trộn: .................................................................................................................................... 4

4.

Nghiền: ................................................................................................................................ 4

5.

Phối trộn:.............................................................................................................................. 7
a. Máy trộn thẳng đứng: ......................................................................................................... 7
Máy trộn ngang: ............................................................................................................. 8

b.
6.

Ép viên: ................................................................................................................................ 9

7.

Làm mát: ............................................................................................................................ 10


8.

Làm vụn: ............................................................................................................................ 11

9.

Sàng: .................................................................................................................................. 11

10.

Đóng gói: ........................................................................................................................ 12


I.

Giới thiệu chung:

Do nhu cầu đời sống của nhân dân ngày tăng cao,nhu cầu về đạm động vật trong cơ cấu thức ăn ngày
càng tăng cao,dẫn đến kích thích nghành chăn nuôi phát triển.Vì vậy nhu cầu thức ăn chăn nuôi cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng được quan tâm hơn hết.Tuy nhiên việc sử dụng các loại thức ăn bằng
phương pháp thủ công lại không đáp ứng được yêu cầu này.Do vậy,các loại thức ăn gia súc ra đời,đặc
biệt ngày này thức ăn dạng viên chiếm phần lớn thị trường thức ăn chăn nuôi.Chính vì vậy,bài nay sẽ
cng cấp cho chúng ta một cái nhìn về quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi,ở đây rõ hơn là thức ăn
giành cho gia súc.
Quy trình sản xuất thức ăn gia súc được biểu diễn dưới dạng sơ đồ như sau:
Nguyên liệu

Phân loại,làm sạch


Trộn

Nghiền

Rỉ đường,chất kết dính

Phối trộn

Dầu,chất béo....

Ép viên

Không khí ra

Làm mát

Làm vụn

Sàng

Đóng gói
1

Không khí vào


Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng quy trình này.
II.

Quy trình sản xuất:


1. Nguyên liệu:
Nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc rất đa dạng và phong phú.Bao gồm các sản phẩm như
gạo,ngô,mì,sắn,cá,tôm,men vi sinh….Với sự đa dạng về nguyên liệu cũng như tùy thuộc vào nhu cầu
dinh dưỡng của từng giống loài,độ tuổi mà chúng ta lựa chọn,phân loại để tính toán cung cấp dinh
dưỡng phù hợp cho từng đối tượng.
Có rất nhiều cách phân loại nguyên liêu như:
-

Dựa vào nguồn gốc nguyên liệu: thực vật ,động vật ,Vi sinh vật….

-

Dựa vào chất dinh dưỡng: nguyên liệu giàu chất béo,giàu tinh bột,giàu chất đạm,giàu nước….

-

Dựa vào hàm lượng tinh bột:thức ăn tinh,thức ăn khô.

-

Dựa vào khẩu phần: thức ăn đậm đặc,thức ăn bổ sung.

Nguồn nguyên liệu:
-

Từ nguồn phế liệu của nhà máy:nhà máy sản xuất đường,dầu ăn,bột,bia,chế biến rau quả….

-


Từ nguồn thu mua nguyên liệu nông sản của người dân.

Nguyên liệu sau khi được thu mua,sẽ được lưu trữ bằng cách đóng gói ,sau đó được chuyển đến các
thùng chứa.Tại đây,nguyên liệu được đưa đến khâu tiếp theo bằng băng chuyền.
2. Phân loại,làm sạch:
Tại quá trình này,nguyên liệu sau khi được đưa vào sẽ được làm sạch,loại bỏ những tạp chất có lẫn
trong nguyên liệu ,ví dụ như vỏ cây,lá, đất,cát,sỏi đá…. Tại quy trình này có rất nhiều cách để phân
loại và làm sạch nguyên liệu như sử dụng quạt gió để thổi bụi bẩn,nguyên liệu hư hỏng,lá
cây,vỏ…,hay sử dụng lồng quay để loại bỏ những tạp chất lớn như vỏ,lá,cành cây….
Thiết bị phân loại: Máy làm sạch tách phần vật liệu được xem là tạp chất ra khỏi khối hạt nguyên liệu
ban đầu để thu được khối hạt có tính chất công nghệ như nhau.Thông thường trong sản xuất công
nghiệp cũng như thủ công có nhiều thiết bị phận loại như:
-

Sàng ống quay: Sàng ống quay gồm có một ống bằng lưới được truyền động quay với số vòng
quay khoảng 5-10 v/ph. Nguyên liệu cần làm sạch đi ngang qua ống quay hoặc đổ vào bên trong
ống. Trường hợp đi bên ngoài, vật liệu di chuyển ngang qua ống, phần có kích thước nhỏ hơn lỗ
lưới sẽ chui qua lưới rơi xuống phía dưới, phần có kích thước lớn không qua lưới được đi ngang
qua ống và được hứng phía sau. Trường hợp nguyên liệu đổ vào bên trong ống, khi ống quay, phần
2


có kích thước nhỏ rới qua lỗ lưới, phần có kích thước lớn di chuyển dọc theo ống đến đầu kia. Vật
liệu di chuyển từ đầu nầy đến đầu kia được là nhờ ống đựơc đặt nghiêng một góc 2-5o. Năng suất
của sàng ống quay tuỳ thuộc vào kích thước của ống lưới quay, ống càng lớn năng suất càng cao.
Ưu điểm của sàng ống quay là cầu tạo đơn giản, làm việc êm, không gây rung động mạnh như
sàng phẳng, không chiếm nhiều mặt bằng. Nhược điểm là không phân riêng được các hỗn hợp có
kích thước gần bằng nhau, tỉ lệ sót còn lớn.

Hình 1 : Thiết bị sàng ống quay.

-

Thiết bị tách hạt màu: Một số nguyên liệu hạt như ngô,gạo,ngũ cốc có màu khác không đặc trưng
thường là các hạt không tốt hoặc hư hỏng . Để tách các hạt có màu khác thường ra khỏi khối hạt,
có thể dùng máy tách hạt màu. Máy tách hạt màu làm việc dựa theo nguyên tắc phân biệt hạt màu
bằng cảm biến màu của dòng hạt đang trượt trên rãnh. Nếu phát hiện hạt có màu khác lạ, một ống
thổi khí sẽ thổi hạt màu ra khỏi rãnh và rơi xuống máng hứng bên dưới. Máy có thể tách hầu hết
các hạt có màu sẫm ra khỏi khối hạt có màu sáng.

3


Hình 2 : Thiết bị tách hạt màu.
Sau khi được làm sạch được đưa đến các thùng để bắt đầu quá trình trộn.
3. Trộn:
Tại trạm trộn,quá trình này kết hợp những nguyên liệu trong thùng chứa theo công thức,mà tùy theo
đối tượng sử dụng và mỗi công ty sẽ có một công thức khác nhau.Đây được coi là công đoạn quan
trọng nhất của mỗi nhà máy.Một công thức chính xác sẽ cho ra một sản phẩm chất lượng cao và đầy
đủ chất dinh dưỡng.Mỗi một đối tượng hoặc một nhà sản xuất sẽ có những điều chỉnh tỉ lệ,hàm lượng
nguyên liệu sao cho phù hợp,cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thiết bị trộn thường là thiết bị trộn nằm ngang.Sẽ có một đầu chuyển nguyên liệu từ các cabin nguyên
liệu vào thiết bị trộn với tỉ lệ mà nhà sản xuất mong muốn.

Hình 3 : Cấu tạo thiết bị trộn nằm ngang.
Thông thường tại các nhà máy sản xuất thức anh gia súc thì quy trình này được điều khiển bởi máy
tính,công thức sẽ được thiết lập trên máy tính,và được điều khiển bởi công nhân.
4. Nghiền:
Nghiền là quá trình phá vỡ cấu trúc nguyên liệu theo kích thước yêu cầu.Việc nghiền nát nguyên liệu
sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng của gia súc tốt hơn.
Thiết bị nghiền phổ biến nhất trong nghành công nghiệp sản xuất thức ăn giá súc là máy nghiền dạng

búa và hoạt động của nó được minh họa như hình sau:

4


Hình 4: Thiết bị nghiền.

5


Hình 5: Máy nghiền búa.

Hình 6 : Buồng gió.
Nguyên liệu sau khi trộn xong sẽ được đưa vào buồng nghiền.Tại đây quá trình nghiền bắt đầu điễn
ra.Nguyên lý hoạt động của búa nghiền là dựa vào tác động quay cơ học của động cơ,các búa nghiền
sẽ quay theo với vận tốc cao,nguyên liệu sẽ chịu áp lực của thành thiết bị nghiền và búa nghiền mà vỡ
ra cho đến khi nguyên liệu đạt được kích thước nhỏ để vượt qua lỗ sàng.Chúng ta có thể thay đổi kích
thướng của lỗ sàng để lựa chọn kích thước nguyên liệu cho phù hợp với từng loại sản phẩm.Nhờ tác
dụng của buồng quạt mà nguyên liệu sau khi nghiền sẽ được đưa lên buồng gió thông qua lỗ gió.Tại
đây cả không khí và nguyên liệu sẽ được đưa vào,một phần không khí và bụi sẽ được đưa ra ngoài.
Hiệu suất của quá trình này có thể đạt 95%.

6


Các hoạt động nghiền có thể tạo ra đáng kể một lượng bụi và nhiệt.Nhiệt độ của vật liệu thô có thể
tăng ít nhát 10°C-20°C.Vì những lý do đó quá trình này có thể là một mối nguy hiển về cháy nổ.Vì
vậy các vật liệu thiết bị nghiền phải chịu được nhiệt độ cao.
Ảnh hưởng của độ ẩm đến nguyên liệu: Độ ẩm của nguyên liệu được sử dụng để nghiền trong máy
nghiền không vượt quá 13-14%.Nguyên liệu có độ ẩm cao khi đưa vào thiết bị sẽ làm cản trở tốc độ

quay của búa nghiền,có thể gây tắc nghẽn thiết bị, làm giảm hiệu suất nghiền cũng như hư hỏng thiết
bị.Nguyên liệu sau khi nghiền phải đạt được tiêu chí về độ ẩm không quá cao.
5. Phối trộn:
Trộn là công đoạn phối trộn tất cả các nguyên liệu đã nghiền trước đó để tạo ra một hỗn hợp đồng
nhất theo một công thức mong muốn.Như vậy giai đoạn này là giai đoạn điều chỉnh tỉ lệ chất dinh
dưỡng sao cho phù hợp với từng đối tượng.Quá trình trộng thường cải thiện vị ngon của thức ăn cho
gia súc.
-

Xẻng : Nguyên liệu được trộn thành một khối đồng nhất trên một thiết bị trộn với một dụng cụ
chuyên dụng là xẻng.Cũng giống như nguyên lý của máy trộn bê tông vậy.Nguyên liệu được đưa
vào thiết bị bị phân lớp thành từng tầng thành phần nguyên liệu khác nhau,sau đó pha trộn và tạo
thành một khối đồng nhất.Một dụng cụ xẻng hoạt động đạt hiệu quả khi sự phân bố các thành phần
nguyên liệu phải như nhau.Nói một cách khác,trong một khối nguyên liệu đã được trộn,tất cả các
nguyên liệu phải đầy đủ và đạt tỉ lệ như yêu cầu,khi đó khối nguyên liệu mới đồng nhất.

-

Máy trộn: Máy trộn được thiết kế với các ổ đĩa động cơ nhỏ theo hình xoắn ốc.Các ổ đãi này được
chạy bằng động cơ điện hoặc dầu để hạn chế chi phí sản xuất.

Hai mẫu thiết kế của máy trộn thức ăn thông thường trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi là máy trộn
dạng đứng và dạng ngang.Một loại thứ ba ít được sử dụng là máy trộn băng tải.
a. Máy trộn thẳng đứng:
Máy trộn thẳng đứng thường hoạt động chậm,kéo dài.Thời gian trộn phụ thuộc vào việc nhào trộn liên
tục xung quanh một trục quay với các rãnh giống đường xoắn ốc.Nguyên liệu được đưa vào thông qua
một thiết bị phễu phía dưới trụ.Dưới tác dụng của lực cơ học,trục xoắn ốc bắt đầu quay,nguyên liệu
được đưa lên cao sau đó rớt xuống,cứ như vậy hoạt động này được lặp đi lặp lại.Sau khi trộn trong
một thời gian xác định trước,thường là 10-15 phút(mặc dù thời gian này có thể ngắn hơn tùy thược
vào từng hỗn hợp),hỗn hợp này được thải vào một túi đựng hoặc một băng chuyền.


7


Hình 7 : Thiết bị trộng dạng đứng.
Như đã nói ở quá trình nghiền,một phần bụi bẩn vẫn chưa bị loại bỏ,do đó tại quá trình trộn vẫn còn
bụi bẩn không mong muốn.Vì vậy người ta sử dụng một số nguyên liệu phụ nhự mật đường,dầu và
chất béo để làm giảm sự có mặt của bụi.Ngoài ra việc bo63sung những nguyên liệu này cũng làm tăng
giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.
b. Máy trộn ngang:
Như cái tên của nó,máy trộn ngang hoạt động đựa vào một trục trộn quay nằm ngang.Các thiết bị trộn
có hình dạng mái chèo hoặc cánh khuấy được bao bọc bởi một máng hình chữ U.Nguyên liệu được
đưa lên,rớt xuống,trộn lẫn với nha trong một thời gian ngắn,thường từ 3-5 phút mặc dù có thể thay đổi
phụ thuộc vào hỗn hợp nguyên liệu.
Máy trộn ngang có nhiều ưu điểm hơn máy trộn đứng,chúng có thời gian trộn nhanh hơn nhiều lần so
với máy trộng đứng.Có thể pha trộn lên tới 8% chất lỏng vào hỗn hợp,do đó việc bổ sung những
8


nguyên liệu phụ cũng dễ dàng hờn.Tuy nhiệt thiết bị máy trộn ngang phức tạp hơn nhiều so với thiết bị
máy trộn đứng do đó giá thành thiết bị đắt hơn máy trộng đứng.

Hinh 8 : Thiết bị trộn ngang.
6. Ép viên:
Việc sử dụng thức ăn dạng viên thường được sử dụng trong thức ăn gia súc ngày nay vì chúng có
nhiều tác dụng có lợi.Thức ăn dạng viên sủ dụng làm tránh việc lựa chọn nguồn thức ăn của động
vật,tránh việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng này nhưng lại thiếu hụt chất dinh dưỡng kia.Ngoài
ra,việc sử dụng thức ăn dạng viên cũng làm giảm thất thoát thức ăn trong quá trình động vật ăn.Nhiệt
sinh ra trong quá trình ép viên cũng giúp làm bất hoạt một số vi khuẩn gây bệnh có mặt trong nguyên
liệu.Tuy nhiên việc ép viên thức ăn làm tăng chi phí sản xuất cũng như thiết bị.

Ép viên liên quan tới quá trình nén của một hỗn hợp thức ăn qua các lỗ nhỏ trong một vòng thép cứng
hoặc một đĩa vòng làm bằng con lăn thép cứng.Nguyên tắc hoạt động của một đĩa vòng được miêu tả
9


như hình phía dưới.Các con lăn thép này hoạt động dựa vào sự điều khiển thông qua thiết lập của máy
tính.Con lăn này hoạt động trên bề mặt phẳng ngang hoặc thẳng đứng tùy theo thiết kế của thiết bị.Các
con lăn được thiết lập chạy theo một hướng nhất định sao cho việc ép viên đạt sự đồng đều.Sau khi
hỗn hợp được đi qua các lỗ ép thì bên ngoài

Hình 9: Thiết bị ép viên.
7. Làm mát:
Trong quá trình ép viên hỗn hợp,nguyên liệu được đưa vào trong thiết bị đùn,ép.Tại đây,nhiệt độ thiết
bị cũng như môi trường xung quanh bình thường,ta có thể thêm nước vào nếu ngyên liệu quá khô,để
hỗn hợp đạt độ ẩm khoảng 15-16%,tuy nhiên không được xử lý nhiệt trước khi cho vào khuôn.Việc
tăng độ ẩm cũng như không xử lí nhiệt sẽ giúp khả năng ép đùn đạt hiệu quả hơn.Các lực ma sát tạo ra
trong quá trình ép đùn sẽ sinh nhiệt làm tăng nhiệt độ viên thức ăn và môi trường bên trong thiết bị lên
lến 60-70°C.Do đó các viên ép đùn này phải được làm lạnh sao cho bằng với môi trường bên ngoài
thiết bị bằng cách để những viên thức ăn này dưới nền nhà máy hoặc chứa trong thùng có trang bị quạt
làm mát.Trong thời gian làm mát độ ẩm của viên ép giảm xuống còn 12%.,do quá trình bay hơi để làm
giảm nguy cơ nấm mốc phát triển.
10


-

Yêu cầu chất lượng viên ép: Viên ép nên đạt mộ mức độ cứng theo mong muốn.Chất lượng cảu
viên ép phụ thuộc nhiều vào số lượng và tính chất của tinh bột và protein trong nguyên liệu.Ngoài
ra một số chỉ tiêu về độ ẩm,hàm lượng chất xơ,hàm lượng dầu,độ mịn cũng ảnh hưởng đến chất
lượng của viên ép.


-

Chất kết dính trong quá trình ép viên: Một số loại nguyên liệu khi trộn và ép không thể kết dính
với nhau,do đó cần bổ sng một số chất kết dính ví dụ như rỉ đường.Rỉ đưởng được thêm vào 2-5%
để tăng độ kết dính cho hỗn hợp.Ngoài ra còn một số chất kết dính khác cũng có thể cho vào như
đất sét bentonite và lignosulphonates.Tuy nhiên mức liều lượng được cho vào theo khuyến cáo là
1-2%.

8. Làm vụn:
Sau khi ép viên,kích thước viên ép sẽ không đồng đều do vậy cần phải làm vụn những viên có kích
thước quá dài nhằm tạo sự đồng đều,đồng nhất cho sản phẩm.Quá trình này còn tao kích thước phù
hợp với từng đối tượng khác nhau,ví dụ như ở mỗi giai đoạn phát triển kích thước hạt sẽ khác nhau.
9. Sàng:
Sau khi viên ép được làm lạnh sẽ được chuyển qua quá trình sàng lọc.Cũng giống như quá trình làm
vụn quá trình này mong muốn phân loại các sản phẩm sao cho đồng đều và phù hợp với tiêu chuẩn
cho phép.Thiết bị sàng thường là thiết bị sáng rung,tuy nhiên độ rung không được quá lớn vì có thể
làm vỡ viên ép.

Hình 10: Thiết bị sàng rung.
11


Những viên thức ăn có kích thước nhỏ sẽ rơi xuống và đi tới quá trình sau.Còn những viên ép có kích
thước lớn không đạt yêu cầu vẫn còn trên băng sàng,sẽ được bang chuyền đưa về công đoạn làm vụn.
10. Đóng gói:
Sau khi sàng xong,viên ép được mang đi cân và đóng gói.Thông thường khối lượng tịnh của sản phẩm
trong một bao là 25kg.Ngoài ra,cũng có những sản phẩm có khối lượng tịnh 5kg.Sản phẩm thường
được đựng bằng hai loại bao bì.Bao bì tiếp xúc với các loại viên ép này thường là bao bì nilong để
tránh nguy cơ tăng độ ẩm của sản phẩm và nấm mốc phát triển.Bao bì lồng thêm bên ngoài để bảo vệ

sản phẩm khi vận chuyển.

12


Tài liệu tham khảo
[1]. Parr, W.H. (1988) The small-scale manufacture of compound animal feed (ODNRI Bulletin
No.9).
[2]. Philo Francis. Problems and prospects of cattle feed manufacturing units in Kerala (Chaper 2:
Cattle Feed Industry).
[3]. Dr. Charles Stark .Feed Manufacturing To Lower Feed Cost.



×