Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY LẮP VÀSỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.61 KB, 51 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
BÀI 1. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY LẮP VÀ
SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG
1.1. Các quy tắc an toàn về bảo hộ lao động
- Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, thí nghiệm, sửa chữa,
xây dựng điện phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận về thể lực của cơ
quan y tế.
- Hàng năm các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công nhân:
+1 lần đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa.
+ 2 lần đối với cán bộ, công nhân làm thí nghiệm, công nhân chuyên môn
làm việc trên đường dây.
- Đối với những người làm việc ở đường dây cao trên 50 m, trước khi làm
việc phải khám lại sức khoẻ.
- Nghiêm cấm việc chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người chưa được
học tập, sát hạch quy trình và chưa hiểu rõ những việc sẽ phải thừa hành.
- Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để
có trình độ kỹ thuật cần thiết, sau đó phải được sát hạch vấn đáp trực tiếp, đạt
yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
- Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng
hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Với dây cũ 225 kg, dây mới 300 kg,
thời gian thử 5 phút, trước khi đưa ra dùng phải kiểm tra khoá móc, đường chỉ ...
xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ phải thử trọng lượng ngay
- Công nhân mới vào nghề chỉ được phép làm việc sau khi đã qua các bài
hướng dẫn chung về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp và chỉ dẫn cụ thể
về kỹ thuật an toàn trực tiếp tại nơi thi công. (Được kỹ sư trưởng sát hạch an
toàn - lập thành biên bản).

1


- Với một số công việc như: làm việc trên cao, việc bốc dỡ các công việc


tương tự thì phải được đào tạo riêng và phải có giấy chứng nhận được quyền
làm việc đó.
- Tham gia việc quy định không dưới 18 tuổi và không quá 60 tuổi, cũng phải
qua khám sức khoẻ và tay bậc 3 an toàn (độ cao h > 3m được coi là trên cao).
1.2. Các biện pháp an toàn khi thi công xây dựng
+ Khi phát quang hành lang tuyến đường dõy: Khoảng cách giữa 2 nhóm
làm việc độc lập không được nhỏ hơn 50m. Khi sử dụng cưa máy, cưa điện cần
thực hiện các biện pháp an toàn theo sự chỉ dẫn riêng.
+ Việc làm đất:
- Những chỗ có đường ống ngầm đi qua cần thực hiện nghiêm các điều kiện
thi công do chủ đường ống đó yêu cầu.
- Khi đào hố móng và rãnh móng đất đào lên phải để cách miệng hố và
miệng rãnh ít nhất 0,5m.
- Nếu thành hố thẳng đứng không có chống đỡ thêm thì độ sâu không quá
1m với đất cát và sỏi; 1,25m với đất cát pha 1,5m với đất sét; 2m với đất đặc
biệt chặt.
- Khi đào đất bằng các máy xúc thì không được đứng trong bán kính hoạt
động của cần xúc. Nếu là máy khoan thì phải đứng xa mũi khoan ít nhất là 1m
và cấm lấy đất khỏi miệng hố hoặc làm sạch mũi khoan khi máy đang hoạt
động.
- Các hố đào gần đường qua lại phải có rào chắn, treo biển báo, buổi tối phải
có đèn báo hiệu.
- Khi đào đất có khí lại phải dừng công việc và tuân theo chỉ dẫn cụ thể.
- Các hố cần có độ sâu lớn phải chống đỡ thành hố hoặc đào theo góc độ tự
nhiên.
+ Khi xây móng cột

2



- Các máy móc, dụng cụ nâng, kéo phải được kiểm tra an toàn và được đặt
cách xa miệng hố 1÷ 1,2m ( đối với đất vừa).
+ Khi lắp và dựng cột: Kiểm tra các tín hiệu cho mọi thành viên. Mọi công
nhân cần biết rõ thao tác của mình và các mệnh lệnh, tín hiệu quy ước phát ra.
- Kiểm tra các mối chằng buộc, khả năng làm việc của các chi tiết: dây cáp,
dây đai, cách giữ cáp, nối cáp.
- Trong quá trình nâng cột, đưa các bộ phận lên cột hay kéo căng cáp cần bố
trí công nhân sao cho tránh được tai nạn có thể xảy ra khi các dụng cụ kéo hư
hỏng. Cấm không được qua lại, đứng dưới gốc cột, dưới các cáp kéo, các dây
chạy giữa cần dựng và cơ cấu kéo khi đang nâng lên hay hạ xuống.
- Tháo bỏ chạc, dây chằng néo chỉ được làm sau khi đã dựng cột và lấp đất
hố cột, cột đã được cố định chắc chắn trong hố móng.
- Khi nâng cột bằng cần dựng, phải kiểm tra kỹ cần dựng, nếu cần phải kê
thêm các tấm gỗ dưới chân cần dựng.
- Khi dựng cột bằng máy khoan thì phải rời xa khoảng cách để đảm bảo an
toàn và điều chỉnh vị trí của cột bằng các dây chằng và việc đưa gốc cột xuống
hố chỉ được tiến hành sau khi đã nhấc cột khỏi mặt đất.
- Sau khi cột đã được cố định trong hố móng thì mới được phép trèo lên cột
để làm việc, lúc đó nhất thiết phải đeo dây an toàn.
+ Trong các công việc bốc dỡ:
- Các dụng cụ chằng buộc và máy móc phải qua thử nghiệm có nhãn hiệu chỉ
rõ thời gian thử nghiệm và tải trọng giới hạn.
- Công nhân bốc dỡ phải qua đào tạo và được hướng dẫn kỹ thuật an toàn.
- Buộc móc các vật dài và nặng phải theo sơ đồ. Trước khi hạ vật xuống cần
xem xét vị trí đỡ hàng.
+ Các dụng cụ điện xách tay:

3



- Điện áp làm việc chỉ được phép ≤ 220V. Vỏ dụng cụ điện làm việc ở đầu
áp > 35V nhất thiết phải nối đất, phích nối điện của nó phải được cách điện và
có cực nối đất.
1.3. Các biện pháp an toàn trong thi công lắp ráp
- Trước khi bắt đầu thi công lắp ráp, dây dẫn và dây chống sét cần kiểm tra
lại các máy móc, thiết bị nâng và các dụng cụ lắp ráp. Tất cả công nhân tham gia
phải nắm vững các tín hiệu, khẩu lệnh.
- Bốc dỡ tang dây thường tiến hành bằng cơ giới, nếu bốc dỡ bằng tay thì
phải dùng cầu trượt và có dây hãm.
- Trước khi rải dây phải kiểm tra độ bền vững của các bộ phận rải dây,
phanh...
- Để rải và căng dây công nhân được phép đeo gang tay bằng vải bạt, cấm
không được quấn dây quanh người, quanh tay.
- Khi kéo dây bị vướng vào vật gì đó thì cấm không được đến gỡ dây từ
hướng trong của góc dây.
- Khi rải dây và căng dây qua đường không dược cho thông đường trước khi
dây được đưa lên đúng độ cao thiết kế và giữ dây chắc chắn, phải bố trí người
báo hiệu ở hai phía đường để dừng xe.
- Nối dây bằng phương pháp dập và hàn nhiệt chỉ được thực hiện với những
công nhân đã được đào tạo và có bằng.
- Cần kiểm tra lại các dấu hiệu trên thang, thắt lưng, móc chân, đai… xem
còn dùng được không.
- Các phụ kiện, thiết bị và các vật liệu khác…dụng cụ phụ tùng được đưa lên
xuống cột bằng dây cáp móc qua ròng rọc gắn chắc chắn trên cột.
- Chỉ được làm việc sau khi đã thắt dây bảo hiểm, dụng cụ cá nhân phải để
trong túi lúc đang làm việc trên cột.

4



- Cấm không đứng dưới cột mà trên đó có người làm việc. Cấm trèo lên cột
và đứng trên đó về phía dây đang căng khi đang lắp dây. Cấm trèo và làm trên
cột góc về phía góc trong của tuyến đường dây.
- Ngừng làm việc trên cao khi có gió trên cấp 5, dông bão, băng tuyết, sương
mù và mưa thành hạt.
- Cấm tháo một lúc tất cả các dây khỏi cột, phải tháo lần lượt từng dây một
theo trình tự nhất định( tháo từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, lắp thì ngược
lại). Khi tháo dây cuối phải chằng giữ cột từ 3 ÷ 4 hướng.
1.4. Các biện pháp an toàn khi làm việc gần đường dây tải điện và tại
các vị trí đường dây giao chéo
- Trước khi làm việc phải ban hành lệnh trong đó chỉ rõ các biện pháp an
toàn, thời gian thi công, tiến hành phân công, người thừa hành và chỉ huy thi
công.
- Sau khi cắt điện, kiểm tra xem có thế không, đặt nối đất an toàn. Phần nối
đất đường dây phải trong phạm vi có thể nhìn thấy từ chỗ làm việc. Người thực
hiện công việc này phải đủ sức khoẻ, được đào tạo qua chuyên môn và phải có
từ hai người trở lên.
- Việc dựng cột được tiến hành theo lệnh chỉ huy của đội trưởng. Cấm để
các đồ buộc ngang các dây của đường dây đang hoạt động.
- Lắp dây tại chỗ vượt đường dây hoạt động thì phải cắt điện, nối đất bảo vệ
và làm giá đỡ.
- Lắp dây tại chỗ vượt dưới đường dây điện ≥ 1000V mà không cắt điện thì
phải vắt dây khống chế cả hai phía. Các dây khóa và móc lúc này đều phải nối
đất an toàn ở cả hai phía đường đang hoạt động.
- Nếu đường dây đang xây dựng đi gần đường dây cao thế đang hoạt động
hoặc nằm trong vùng ảnh hưởng của nó, thì trong các dây dẫn có thể xuất hiện
một điện thế cảm ứng phải nối đất ở mỗi đoạn đó trong thời gian thi công.
Bảng 1-2 Khoảng cách an toàn từ người đến vật mang điện.
5



Điện áp
(kV)

Khoảng cách không có rào chắn
(m)

Khoảng cách có rào chắn
(m)

110

1,5

1

35

1

0,6

10

0,7

0,35

<1000V


0,3

6


BÀI 2. CÁC ĐỊNH NGHĨA
2.1. Các định nghĩa cơ bản
2.1.1. Đường dây tải điện trên không
Đường dây tải điện trên không dùng để chuyên tải hay phân phối điện năng
từ nguồn điện đến nơi tiêu thụ theo các dây dẫn đặt trong các khoảng không gian
thoáng. Đường dây tải điện trên không thường bao gồm: Dây dẫn dùng để
chuyên tải điện năng đặt trong không gian thoáng, chúng được liên kết, cố định
bằng các chi tiết khác như xà, sứ, cột và những thiết bị phụ khác. Nói chung
đường dây tải điện trên không gồm ba bộ phận cơ bản:
- Dây dẫn và dây chống sét
- Xà và sứ cách điện
- Cột và móng cột
Ngoài ra tuỳ từng cấp điện áp mà đường dây tải điện trên không còn có các
thiết bị khác như: Dây và thiết bị chống sét; Thiết bị chống rung; Nối đất an
toàn.
2.1.2. Cột - khoảng cột
- Cột của đường dây trên không dùng để giữ cho dây dẫn cách mặt đất và nối
điểm này với điểm kia trên một đoạn cho trước.
- Khoảng cách nằm ngang giữa tâm của hai cột có treo dây gọi là khoảng cột
hay độ dài khoảng cột. Người ta chia khoảng cột ra hai loại: Khoảng néo và
khoảng trung gian. Thường khoảng néo bao gồm một số khoảng trung gian.
- Khoảng néo hay khoảng trung gian đi qua một công trình nào đó, hay đi
qua các trướng ngại tự nhiên mà tại đó độ cao dây dẫn được tăng lên được gọi là
khoảng vượt.
2.1.3. Góc xoay đường dây:

Góc giữa các hướng đường dây tại các khoảng cột kề nhau gọi là góc
xoay đường dây (Hình 1).
7


Góc
xoay

Hình 1: Góc xoay đường dây

2.1.4. Độ cao dây và độ võng
- Khoảng cách thẳng đứng (h2)
giữa điểm thấp nhất của dây dẫn trong khoảng cột đến hạng mục công trình cắt
ngang hay đến mặt đất hoặc mặt nước gọi là độ cao của dây dẫn (Hình 1 - 2a).
- Khoảng cách thẳng đứng giữa điểm thấp nhất trong khoảng cột và đường
nằm ngang nối liền các điểm giữ dây treo trên cột gọi là độ võng (f). Nếu độ cao
của các điểm giữ dây không bằng nhau thì độ võng được tính tương đối từ
điểm cao nhất và điểm thấp nhất (Hình 2).

B
A

B
f

h2
a,

2.1.5. Hệ số an toàn


ftb

A

b,

Hình 2: Độ võng của đường dây

Tỷ số của tải trọng nhỏ nhất làm phá huỷ một thành phần nào đó trên tải
trọng thực tế ở điều kiện khắc nghiệt nhất gọi là dự trữ độ bền hay hệ số an toàn
2.2. Các thành phần cơ bản của đường dây tải điện trên không
2.2.1. Cột của đường dây tải điện trên không

8


Khoảng
vượt

Khoảng
néo

C
Đi tiếp
Hồ
1

2

A


3

4

5
6

14
7
8
9

10

11

12

15

16

B

13

Hình 3: : Mặt bằng và mặt đứng của một tuyến đường dây tải điện trên
không
(A : trạm phân phối;B : trạm biến áp; C : đường đi.)


- Theo công dụng cột được chia làm các loại sau: Cột trung gian, cột néo, cột
góc, cột cuối (cột đầu) cột chuyên dùng…
- Theo cấu tạo cột được chia làm 3 loại: Cột gỗ, cột bê tông cốt thép, cột
thép.
a. Cột trung gian (cột đỡ)
Cột trung gian được đặt tại các đoạn thẳng của đường dây, ở chế độ làm
việc bình thường cột trung gian chịu các tải trọng thẳng đứng và nằm ngang do
khối lượng của dây, phụ kiện, áp lực gió, ở chế độ sự cố (khi đứt pha) thì cột
chịu tải trọng do lực căng của các dây còn lại gây nên xoắn và uốn nên phải tính
thêm dự trữ độ bền. Số lượng cột trung gian trên các tuyến đường dây chiếm chủ
yêú.
b. Cột néo
Đặt tại các đoạn thẳng của tuyến dùng để chuyển đường dây qua các hạng
mục công trình (không cần nâng độ cao). Cột chịu tải trọng dọc tuyến đường
dây do chênh lệch lực căng dây trong khoảng cột néo kề nhau. Khi lắp đặt, nó
chịu tải trọng dọc do lực căng một phía của các dây đã treo , do đó kết cấu cột
phải chắc chắn và bền vững (Hình 1-3).
9


c. Cột góc
Đặt tại các góc xoay đường dây, ở chế độ làm việc thường chúng chịu một
tải trọng cân bằng của các lực căng dây trong các khoảng cột kề nhau theo
hướng phân giác của góc xoay trong đường dây. Cột góc có 2 loại: cột góc trung
gian và cột góc néo (Hình 3).
d. Cột mút
Chính là một dạng của cột néo được đặt ở đầu hay cuối đường dây. Cột mút
chỉ chịu lực căng một phía.
e. Cột chuyên dùng

+ Cột chuyển vị (đảo pha): Dùng để thay đổi trình tự đặt dây trên cột, mục
đích là hạn chế sự không cân đối của dòng điện và điện thế đường dây, làm cho
tổng trở các pha đều nhau.

C

B

A

A

A

B

B

C

C

τ

τ


A

B


C
Hình 4: Cột chuyển vị (đảo pha)

+ Cột phân nhánh: Để bố trí phân nhánh từ đường dây chính.
+ Cột chữ thập: Để đường dây đi chéo nhau.
+ Cột chịu gió: Để tăng độ bền vững cho các đoạn néo.
+ Cột bước lớn (cột vượt) qua các dòng sông và mặt nước , đèo …

10

τ


2.2.2. Dây dẫn và dây chống sét
Dây dẫn điện phải thoả mãn 3 yêu cầu sau:
- Dẫn điện tốt (điện trở bé để giảm ∆P và ∆ U)
- Độ bền cơ học cao.
- Chịu được ảnh hưởng của nhiệt độ và tác dụng hoá học của môi trường.
a. Vật liệu chế tạo dây dẫn thông dụng
+ Dây đồng: Có tính dẫn điện cao, độ bền cơ học đủ lớn, chịu được ảnh
hưởng của môi trường, giá thành cao nên hạn chế sử dụng.
+ Dây nhôm: Dẫn điện và độ bền kém hơn dây đồng nhưng giá thành hạ nên
được sử dụng rộng rãi.
+ Dây thép: Điện trở và độ bền cơ học lớn nên thường chỉ dùng để tải điện
công suất không lớn trên tuyến ngắn hay vượt qua các sông lớn, khe núi, hoặc
dùng làm dây chống sét, hoặc chế tạo các lõi thép trong cáp nhôm.
+ Đồng thanh: Là hợp kim đồng và thiếc với chất phụ gia như phốt pho,
niken và các chất khác. Dây đồng thanh chịu khá tốt các tác động hoá học của
khí quyển.

b. Cấu tạo và tiết diện dây dẫn
Dây dẫn được chế tạo thành 3 loại : Dây đơn, dây nhiều sợi và dây rỗng.
+ Dây đơn: Cấu tạo ruột là một sợi. Loại này dễ chế tạo, rẻ tiền song có
nhược điểm là sức bền cơ học giảm xuống nhiều khi có sự cố với dây, đồng thời
không đảm bảo được ứng suất kéo cao khi chế tạo. Mặt khác, nếu dây có đường
kính lớn thì khó thi công lắp đặt. Do vậy, người ta thường sản xuất dây có tiết
diện tới 10 mm2
+ Dây nhiều sợi.
Cấu tạo gồm nhiều sợi nhỏ, tuỳ theo tiết diện mà số sợi nhiều hay ít. Các sợi
được vặn xoắn vào với nhau, dây nhiều sợi có thể chế tạo từ một hoặc hai kim
loại khác nhau.

11


Dây ở giữa có lõi thép xung quanh là vòng xoắn dây bằng kim loại khác có
tính dẫn điện tốt hơn, dây có độ bền cơ học cao như dây nhôm lõi thép. Loại này
thường được sử dụng khá rộng trong các mạng điện cả điện áp cao và hạ thế.
+ Dây rỗng.
Cấu tạo gồm nhiều sợi nhỏ xoắn trong một ống mềm. Loại này dùng khi cần
phải tăng đường kính ngoài mà không phải tăng mặt cắt, ví dụ để giảm nhiều vô
tuyến và tổn hao điện hoá. Loại này chủ yếu lắp đặt trong các trạm biến áp có
công suất lớn và điện áp cao như các trạm 500kV.
c. Ký hiệu dây dẫn
- Ký hiệu dây nhiều sợi gồm : Chữ để chỉ vật liệu, số để chỉ mặt cắt (mm 2)
của dây dẫn.
Thí dụ: M120 : Dây đồng có mặt cắt 120 mm2
A95

: Dây nhôm có mặt cắt 95 mm2


C25

: Dây thép có mặt cắt 25 mm2

Cần lưu ý rằng, trước đây các dây dẫn thường được ký hiệu theo tiêu chuẩn
của các nước XHCN như:
* AC70/11: Dây nhôm có lõi thép, mặt cắt 70mm2, lõi thép có mặt cắt
11 mm2.
*Ký hiệu dây rỗng (theo ký hiệu của Liên xô cũ) thì gồm chữ đầu của tên
vật liệu làm dây, chữ Π (rỗng) và số chỉ mặt cắt dây (mm2).Thí dụ: AΠ 500: Dây nhôm rỗng có mặt cắt 500 mm2.
*Dây nhôm lõi thép có 3 mã hiệu:
+ AC: Tỷ số giữa hai tiết diện nhôm và thép từ 5,6 ÷6.
+ ACO (Dây nhôm lõi thép cấu tạo nhẹ): Tỷ số từ 7,5 ÷ 8.
+ ACY (Dây nhôm lõi thép có tăng cường): Tỷ số 4,5.
Hiện nay, do xu hướng phát triển và hội nhập nên ký hiệu tên vật liệu sản
xuất dây dẫn được đọc như sau:
+ A25: Dây nhôm có mặt cắt 25 mm2 ( Aluminum)
12


+ AA 35: Dây nhôm có mặt cắt 35 mm2 ( All Aluminum)
+ AAA 95: Dây nhôm hợp kim có mặt cắt 35 mm 2 ( All Aluminum
Alloy)
+ AC35: Dây nhôm có mặt cắt 35 mm2 (Aluminum Conductor)
+ ACSR185: Dây nhôm lõi thép chịu lực (Aluminum Conductor/Steel
Reinforced)
Dây chống sét thường được sử dụng chủ yếu là dây cáp lụa ( gồm nhiều sợi
dây thép nhỏ tết lại), ký hiệu là C50 hay C70 (tiết diện là 50 hay 70 mm 2). Dây
chống sét thường được lắp đặt ở đường dây cao thế có điện áp từ 35kV trở lên.

2.2.3. Sứ cách điện của đường dây trên không
a. Công dụng và điều kiện làm việc của sứ
Sứ được sử dụng để cách điện giữa dây dẫn với xà (tức là cách điện giữa dây
và đất) hay các bộ phận khác không mang điện. Khi vận hành sứ cách điện vừa
chịu điện thế vừa chịu tải trọng của dây, gió, lực căng... Nên sứ cách điện phải
đảm bảo độ bền cách điện tốt và độ bền cơ học cần thiết, vì vậy trước khi lắp đặt
phải thử nghiệm. Việc thử cách điện phải đảm bảo điện áp thử phải lớn hơn hay
bằng 3 lần điện áp định mức.
Sứ của đường dây thường được chia làm hai loại:
+ Sứ đứng: Thường sử dụng với đường dây có điện áp ≤ 35 kV
+ Sứ treo: Thường sử dụng trên các tuyến đường dây cao thế.
Mỗi bát sứ có độ cách điện nhất định do vậy tùy theo điện áp của đường dây
mà số bát sứ khác nhau, ví dụ: Đường dây 35kV có 3 bát sứ trong một chuỗi,
đường dây 110kV có 7 bát, đường dây 220kV có 13 bát…
b. Lắp sứ cách điện
+ Lắp sứ đứng:
Nếu sứ và ty có ren sẵn thì chỉ cần vặn ty vào sứ rồi lắp lên xà. Nếu không
có ren thì phải chôn chân sứ bằng xi măng hoặc hỗn hợp thạch cao trộn với hồ

13


dán gỗ. Nếu chôn chân sứ phải để 24 giờ mới được sử dụng. Công việc lắp sứ
vào xà thường được tiến hành sau khi dựng xong cột.
+ Lắp sứ chuỗi:
Công việc lắp sứ chuỗi thường làm ở mặt đất trước khi treo chuỗi sứ lên xà.
Móc treo, chốt , khoá néo, con cóc, mắt nối đơn, mắt nối dài.…Sau khi lắp phải
kiểm tra lại các chốt M, các chốt chẻ. Sau khi kiểm tra xong dùng puly kéo sứ
lên xà. ở các vị trí néo người ta lắp thêm một chuỗi sứ để đỡ dây lèo nhằm đảm
bảo khoảng cách từ dây dẫn tới cột và xà.

2.2.4. Phụ kiện đường dây
Phụ kiện đường dây là các chi tiết để nối các bát sứ thành chuỗi, giữ dây với
chuỗi sứ, treo chuỗi sứ lên xà, hoặc để nối dây dẫn… Theo công dụng phụ
kiện đường dây được chia làm 3 nhóm:
a. Nhóm thứ nhất
Gồm các chi tiết để lắp ráp trên dây dẫn và dây chống sét như: Các loại kẹp
(kẹp đỡ, kẹp kéo, kẹp nối); Tấm cách; Bộ khử rung. Kích thước và vật liệu của
chúng phụ thuộc vào mã hiệu và tiết diện của dây.
b.Nhóm thứ hai
Bao gồm các phụ kiện nối như: Tai móc, quai móc, bộ phận trung gian,
khung định vị, thanh giằng dùng để giữ các kẹp với chuỗi sứ cách điện, chuỗi sứ
cách điện và dây chống sét với xà, cột.
c. Nhóm thứ ba
Bao gồm các vòng đẳng áp và sừng tiêu sét.
2.2.5. Xà của đường dây
Xà dùng để đỡ sứ (trên sứ có dây dẫn), đế kéo căng dây đảm bảo khoảng
cách giữa các dây pha với nhau, giữa dây dẫn với đất và các vật khác theo đúng
thiết kế, đúng quy phạm. Xà phải có độ dài đảm bảo khoảng cách dây dẫn theo
cấp điện áp như:
Đường dây điện hạ áp khoảng cách giữa các dây dẫn từ 20 ÷ 60 cm
14


Điện áp 6 ÷ 10 KV khoảng cách giữa các dây dẫn từ 0,8 ÷ 1,5 m
Điện áp 35 KV khoảng cách giữa các dây dẫn từ 1,5 ÷ 4 m
Điện áp 220 KV khoảng cách giữa các dây dẫn 7 m
Điện áp 500 KV khoảng cách giữa các dây dẫn từ 10 ÷ 12 m
* Theo tính chất làm việc ta chia xà làm 3 loại:
+ Xà đỡ Xi: Chỉ có tác dụng đỡ sứ và dây dẫn, thường được lắp ở các cột
trung gian.

+ Xà néo X2 : Xà néo thường dùng ở vị trí néo góc, đầu, cuối đường dây.
Có tác dụng đỡ căng dây, đỡ sứ và các phụ kiện khác. Loại xà này yêu cầu
phải khoẻ, bền để khi dây bị đứt một pha xà không bị vặn cong.
+ Xà vượt X3: Dùng ở các cột vượt yêu cầu khoẻ và chịu lực tốt.
* Theo vật liệu chia xà làm 3 loại:
+ Xà gỗ: Rẻ tiền, nhẹ nhàng, tuổi thọ thấp …
+ Xà sắt: Chịu lực tốt, tuổi thọ cao, được sử dụng nhiều.
+ Xà bê tông cốt thép: Chịu lực tương đối tốt, tuổi thọ cao, cồng kềnh, nặng
nề, được sử dụng ở cả đường dây cao và hạ thế.
2.2.6. Hệ thống chống sét và dây nối đất
Để đảm bảo đường dây hoạt động bình thường khi có sét người ta lắp đạt hệ
thống chống sét cho đường dây. Hệ thống chống sét bao gồm:
a. Thiết bị chống sét
+ Cột thu lôi: Thường được xây dựng để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào
các công trình của hệ thống điện như: Trạm biến áp , cột điện.
+ Dây chống sét: Để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào đường dây.Tuỳ
theo cách bố trí dây dẫn trên cột có thể treo một hoặc hai dây chống sét,.sao cho
dây dẫn điện của cả 3 pha đều nằm trong phạm vi bảo vệ của dây chống sét.
+ Bộ tiêu sét: Là những thiết bị dùng để tiêu dòng điện sét xuống đất khi có
sóng quá điện áp do sét truyền trên đường dây. Bộ tiêu sét có các kiểu sau:
15


- Bộ tiêu sét kiểu khe hở bảo vệ( chống sét sừng):
Cấu tạo là hai điện cực kim loại một cực nồi với dây dẫn, cực kia nối với dây
nối đất. Khoảng cách giữa hai điện cực này phải tính toán sao cho khi sét đánh
thì khe hở bị đánh thủng trước cách điện đường dây.Tuy nhiên loại này hiện
nay ít sử dụng.
- Bộ tiêu sét kiểu ống( chống sét ống) : (Hình 5)
Cấu tạo gồm một ống cách điện bằng vật liệu sinh khí ( phíp hoặc thuỷ tinh

hữu cơ) bên trong có khe phóng điện S 1 tạo nên bởi hai điện cực kim loại 2 và3
một đầu ống được bịt chặt, đầu kia để hở. Khi có sét đánh khe phóng điện (S 1,
S2) bị đánh thủng xung điện sét nhanh chóng đi qua bộ tiêu sét và tạo nên giữa
hai cực kim loại một luồng hồ quang, nhờ đó dưới tác dụng của điện thế làm
việc sẽ xuất hiện dòng ngắn mạch xuống đất. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao
( do luồng hồ quang sinh ra) thành ống cách điện sinh khí dữ dội và áp suất bên
trong ống tăng lên đến hàng chục át. Khi thoát nhanh về phía đầu ống hở và tạo
nên luồng thổi dọc làm mát và kéo dài lưỡi hồ quang. Ngay khi dòng điện
chuyển qua giá trị không hồ quang bị dập, dòng điện ngắn mạch lập tức bị ngắt.
Dây dẫn

Hình 5
- 1: Ống sinh khí
- 2 Điện cực thanh
- 3 Điện cức xuyến
- S1, S2 là khe hở phóng điện

S2

1

2

S1

3

3

Để phòng ngừa dòng điện dò làm hỏng cách điện bề mặt ống sinh khí người

ta đặt thêm khe hở phóng điện ngoài S2.
Chống sét ống có 3 loại:
PTφ: Chống sét có ống sinh khí bằng bakêlít, dùng cho điện áp 3÷10kV
PTB Chống sét có ống sinh khí bằng chất dẻo Vinyl, dùng cho điện áp
6÷10 Kv
16


PTBY Chống sét có ống sinh khí bằng chất dẻo Vinyl tăng cường, dùng cho
điện áp 35÷ 330 KV
Chống sét van (Thu lôi van): (Hình 6)
Để chống lại sự quá điện áp do sét đánh thẳng vào cấc trạm biến áp người ta
dùng cột thu lôi hoặc dây chống sét.
Để hạn chế trị số của quá điện áp do cảm ứng hoặc lan truyền từ các đường
dây vào các thiết bị đến trị số an toàn người ta dùng chống sét van để bảo vệ cho
trạmbiến áp, cho máy điện .
Cấu tạo chống sét van:
Về hình dáng bên ngoài chống sét van có dạng như hình 6 , nó bao gồm các
bộ phận chính sau:
- Nắp chống sét: dùng để bịt kín
thân phía trên của chống sét van, trên
nắp có đầu tiếp xúc và các bu lông,

Nguồn vào
Nắp

êcu để đấu dây từ lưới vào
- Thân chống sét: Đây là phần tử
chính của chống sét van: phía ngoài


Thân
Coliê

được làm bằng ống sứ cách điện, bên
trong có đặt các đĩa điện trở (vilít) và

Đế

các khe hở phóng điện
Đặc điểm của các đĩa điện trở là với

Nối đất

cùng điện áp công tác thì giá trị điện trở
có trị số là rất lớn nên dòng điện không
qua được thân chống sét xuống đất. Với
trị số điện áp của sét rất lớn thì trị số của
các đĩa điện trở là rất nhỏ và khe hở bị
phóng điện, dòng điện sét qua thân
chống sét, qua dây tiếp đất xuống đất.
17

Hình 6: Cấu tạo bên ngoài của chống
sét van


Đế chống sét: Đế thu lôi là phần dưới có đầu dây ra và cũng được bắt bằng
các bulông để đấu dây xuống đất. Ngoài ra chống sét van còn có bộ phận đai
(côliê) dùng để bắt đỡ chống sét vào các xà đỡ.
* Nguyên lý làm việc

Khi có sét đánh gây nên quá điện áp đặt vào chống sét nghĩa là nó xâm nhập
vào máy biến áp, thì lập tức các đĩa điện trở có giá trị rất nhỏ và các khe hở bị
phóng điện và Is chạy qua chống sét xuống đất làm cho điện áp trên các thiết bị
điện trong trạm biến áp hạ xuống để bảo vệ các thiết bị trong trạm. Khi sóng sét
kết thúc thì các điện trở của các đĩa phục hồi lại trị số ban đầu, vì vậy dòng điện
công tác (Ict) không chạy qua chống sét xuống đất được.Vì vậy việc cung cấp
điện vẫn bình thường cho các phụ tải.
Khi chống sét bị hỏng nghĩa là sau khi có sóng sét (kết thúc đợt sét). Do các
đĩa điện trở không phục hồi lại giá trị điện trở ban đầu, các khe hở vẫn duy trì
phóng điện bởi dòng điện công tác, vì thế gây nên chạm đất và việc cung cấp
điện bị gián đoạn. Để tránh hiện tượng trên thì trong quá trình vận hành ta phải
duy trì định kỳ kiểm tra và thử nghiệm chống sét van.
* Kiểm tra lắp đặt chống sét van
- Trước khi lắp đặt chống sét van phải được kiểm tra theo yêu cầu của nhà
quản lý
- Khi thử nghiệm thường kiểm tra các thông số sau: Kiểm tra các đầu tiếp
xúc, kiểm tra đo điện trở cách điện, thử điện áp cao và thử điện áp chọc thủng
phải phục hồi cách điện .
Khi lắp đặt phải tiến hành cho từng quả chống sét một, chống sét được lắp
trên cột hoặc cố định bằng côliê qua các xà đỡ. Dây nối vào lưới điện có thể
bằng dây đồng hoặc dây nhôm nhiều sợi nhưng phải có đầu cốt sử lý đồng nhôm
để đảm bảo tiếp xúc lâu dài. Dây nối đất được đấu bằng dây đồng nhiều sợi vào
một tia trong hệ thống tiếp địa trong trạm biến áp.
b. Hệ thống nối đất

18


Hệ thống nối đất nói chung gồm hai bộ phận là dây nối đất và cực nối đất.
Điện trở của bộ phận nối đất cần nhỏ nhất. Điện trở nối đất được quy định theo

nhiệm vụ, cấp điện áp và dịa hình cụ thể.
Xét theo nhiệm vụ nối đất thì đường dây tải điện trên không có hai loại nối
đất:
+ Nối đất bảo vệ: Là hệ thống nối đất nhằm bảo vệ quá điện áp cho các thiết
bị của đường dây.
+ Nối đất an toàn. Là hệ thống nối đất nhằm bảo vệ an toàn cho người, xúc
vật khi đến gần hoặc tiếp xúc với các thiết bị của đường dây.
Xét theo hình thức nối đất thì đường dây tải điện trên không có hai loại nối
đất:
+ Tiếp địa cọc: Gồm các ống thép tròn (hay sắt góc) dài 2÷3m, đường kính
từ 35 ÷ 50mm, dày ≥3,5mm, đóng sâu từ 0,8 ÷1m. Giữa các cọc được hàn nối
với nhau bằng thép dẹt tiết diện 48 ÷ 100 mm x 4mm.
+ Tiếp địa dây: Gồm các tia (sắt tròn) có đường kính 8 ÷10mm, chôn sâu
0,9 ÷11m. Tuỳ theo điện trở của đất mà bố trí số lượng tia và kích thước chiều
dài tia.

19


PHẦN THỨ HAI
CÁC BÀI THỰC HÀNH CƠ BẢN
BÀI 1. ĐỌC BẢN VẼ THI CÔNG ĐƯỜNG DÂY
1.1. Mục đích - yêu cầu
1.1.1. Mục đích
- Đọc và hiểu được các bản vẽ phục vụ thi công đường dây theo bản vẽ đã
thiết kế.
1.1.2. Yêu cầu
- Hiểu được các quy định của bản vẽ để qua đó thống kê và chuẩn bị được
dụng cụ, vật tư và trang thiết bị.
- Đọc và bóc tách được các hạng mục công việc của công trình qua việc

nghiên cứu của bản vẽ.
1.2. Nội dung
1.2.1. Bản vẽ mặt bằng của tuyến ĐDK
- Là bản vẽ mô tả toàn cảnh mặt bằng thực địa mà tuyến đường dây đi qua.
- Thông qua bản vẽ này ta sẽ biết được:
+ Chiều dài toàn bộ của tuyến đường dây đi qua.
+ Các vị trị cột chuyển hướng và số lược các nhánh rẽ.
1.2.2. Bản vẽ mặt cắt dọc của tuyến đường dây
- Qua bản vẽ này ta sẽ biết được:
+ Các loại cột bố trí trên tuyến.
+ Các vị trí cột đầu, cột cuối, cột vượt, cột góc, cột néo.
+ Độ võng của đường dây .

20


BÀI 2. DỰNG CỘT BẰNG TÓ VÀ PA LĂNG
2.1. Mục đích – yêu cầu
2.1.1. Mục đích
- Làm quen với công việc dựng cột bằng tó và palăng.
- Nắm được phương pháp dựng cột.
- Nắm được các quy trình an toàn.
2.1.2. Yêu cầu
- Dựng được cột bằng tó và palăng.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, thi công đúng tiến độ, đúng kỹ thuật
2.2. Các biện pháp an toàn
- Phải kiểm tra cột, dụng cụ trước khi thi công.
- Trong khi dựng cột phải chú ý quan sát các vị trí để đảm bảo an toàn.
- Tuyệt đối chấp hành hiệu lệnh của chỉ huy.
- Thực hiện đầy đủ quy phạm trong dựng cột.

2.3. Điều kiện cho bài thực hành
2.3.1. Dụng cụ
- Chân tó: Théo ống ∅ ≥ 100 dày trên 5mm, l = 2/3h cột.
- Palăng xích: P ≥ 1,5 Pcột.
- Dây hãm: 03 ÷ 04 cuộn.
- Cọc hãm cột: 03 ÷ 04 cái.
- Cọc hãm tó: 03 cái.
- Xà beng: 03 ÷ 05 cái.
- Cáp buộc cột: 1 sợi.
21


- Dụng cụ đổ bê tông.
- Dụng cụ lắp xà, sứ.
- Mũ công tác: Mỗi sinh viên 1 cái.
- Búa tạ 5kg: 01 cái
- Dây an toàn.
2.3.2. Vật tư
- Cột điện H 8,5: 5 cột.
- Cát, đá, sỏi.
- Xà, sứ.
2.4. Yêu cầu kỹ thuật khi dựng tó
- Bộ tó dựng lên phải tạo thành một tứ diện có đáy là ∆ đều.
- Chân tó hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 60 ÷ 650.
- Đỉnh tó lệch với tim móng một khoảng l = 500 về phía chân cột.
- Chân tó chính lệnh với tim cọc của cột về phía chân cột một góc
α = 10 ÷ 150.

Vị trí buộc
dây hãm


Cột điện

15o
0.5
m

Hình 7:Sơ đồ mặt bằng bố trí chân tó

22


2.5. Trình tự thực hiện
2.5.1. Lắp tó với dựng tó
Lấy chân tó chính làm chuẩn hai chân còn lại hợp với chân tó chính 1200.
Đặt 3 đầu tó chụm vào nhau rồi cố định bằng một bu lông và có gắn bu lông
chữ U.
Dùng xà beng hãm hai chân tó phụ lại, tập trung nhân lực nhấc đầu tó bổng
lên 1,5 ÷ 1,7m và treo Palăng vào đầu tó.
Hãm 2 chân tó phụ lại, tập trung nhân lực tịnh tiến chân tó chính dần dần và
đẩy tới đâu thì dùng xà beng hãm tới đó.
Lần lượt tịnh tiến các chân tó còn lại khi tới độ cao cần thiết và đặt được các
yêu cầu kỹ thuật thì dừng lại.
2.5.2. Xác định vị trí cọc hãm
- Dùng một sợi dây có chiều dài l ≥ 1,5h. Đặt một đầu vào tim móng và căng
ra phía đỉnh cột trên tim cọc của cột ta xác định cọc hãm số (1).
- Lấy đối diện qua tim móng về phía chân cột một điểm (1’) sao cho
01 = 01’ -l ≥ h + 2 ÷ 3m.
Dùng một sợi dây có l = 2(h + 2 ÷ 3m) và xác định trung điểm của sợi dây
bằng cách gập đôi lại.

Đặt một đầu vào tim móng và một đầu vào cọc (1’) ta căng trung điểm của
sợi dây và lật sang hai phía của tim dọc cột ta được cọc số (2) và (3), 3 cọc hãm
tạo thành một ∆ đều.
Sau đó dùng 3 dây chão buộc vào đỉnh cột sao cho cách đỉnh cột từ
1,1 ÷ 1,5m.
2.5.3. Đóng cọc hãm buộc dây vào cột

23


Cọc hãm được đóng nghiêng với mặt đất từ 45 ÷ 550 và chiều hãm quay về
phía tim móng.
2.5.4. Dựng cột
Kiểm tra lại tất cả các vị trí: Cọc hãm, dây hãm, chân tó palăng…nếu đảm
bảo an toàn thì người chỉ huy phát huy lệnh.
- Nhóm kéo palăng từ từ kéo palăng cho tới khi đỉnh cột nhắc khỏi mặt đất
một góc 10 ÷ 150 thì người chỉ huy sẽ tiến hành kiểm tra lại các vị trí cọc hãm,
tó, palăng…nếu thấy an toàn chỉ có thể cho lắp xà, sứ (nếu điều kiện cho phép).
Rồi tiếp tục phát lệnh, tiếp tục rút palăng và dùng xà beeng đẩy chân cột về phía
tim móng cho dây palăng luôn rơi trên tim tó.
- Các dây hãm luôn điều chỉnh cho cột lên thẳng, không chạm vào chân tó
- Từ từ rút palăng cho cột nhấc lên khỏi mặt đất thì nhóm chỉnh cột sẽ đẩy
chân cột vào tim móng.
- Từ từ nhả palăng cho tới khi gốc cột chạm đất thì dừng lại.
- Dùng dây hãm để hãm cột sao cho cột không đổ để tiến hành chỉnh cột.
2.5.5. Căn chỉnh cột
- Dùng xà beeng để chỉnh cột vào tâm hố móng và mặt chịu lực đúng với
thiết kế trong bản vẽ.
- Dùng dây hãm chỉnh cho cột đứng thẳng và đạt yêu cầu kỹ thuật. Sau đó cố
định dây hãm vào cọc hãm.

Chỉ sau khi cột đẫ được cố định trong hố móng mới được phép tháo palăng,
dây hãm và chân tó. Thu dọn dụng cụ và chuyển sang cột khác.

24


BÀI 3. DỰNG CỘT BẰNG TỜI VÀ CHÂN TRẠC
3.1. Mục đích - yêu cầu
3.1.1. Mục đích
- Hình thành kỹ năng dựng cột bằng tời và trạc.
- Rèn luyện tác phong lao động khoa học…
3.1.2. Yêu cầu
- Nắm vững trình tự các bước dựng cột bằng tời và trạc.
- Dựng được cột bằng phương pháp tời và trạc đạt các yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
3.2. Yêu cầu kỹ thuật khi dựng xong cột
- Cột phải dựng đúng vị trí và đúng chủng loại cột theo thiết kế.
- Cột vừa dựng phải được cố định chắc chắn.
- Tâm dọc của cột phải trùng tim hố móng.
- Cột H, K phải có mặt chịu lực đúng thiết kế.
3.3. Các biện pháp an toàn
- Phải kiểm tra cột, dụng cụ trước khi thi công.
- Trong khi dựng cột phải chú ý quan sát các vị trí để đảm bảo an toàn.
- Tuyệt đối chấp hành hiệu lệnh của chỉ huy.
- Thực hiện đầy đủ quy phạm trong dựng cột.
3.4. Các bước chuẩn bị dựng cột
3.4.1. Dụng cụ
- Bộ chạc: 2 chân = thép ống ∅ ≥ 100 l = 2/3h cột.
- Bộ tời: 01 bộ tuỳ theo loại cột để chuẩn bị.
25



×