Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

CÁC GIẢI PHÁP TKNL TRONG CHIẾU SÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG

Đề tài:

CÁC GIẢI PHÁP TKNL TRONG CHIẾU SÁNG

Giảng viên

:

Lớp
Nhóm sinh viên :

Th.S Đỗ Hữu Chế
D7-QLNL1
1. Đỗ Thị Vân Anh
2. Nguyễn Thị Thùy Dung
3. Trần Thùy Linh
4. Hoàng Khánh Linh
5. Nguyễn Hoài Nam

Hà Nội, 5/2016


MỤC LỤC


MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 2
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ............................................. 4
III. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LUỢNG TRONG CHIẾU SÁNG ......................... 6
1. Sử dụng ánh sáng tự nhiên.......................................................................................... 6
2.Thay sử dụng bằng các loại đèn tiết kiệm ..................................................................... 13
3. Thiết kế đèn phù hợp với công việc ............................................................................. 18
3.1 Sử dụng ánh sáng tự nhiên................................................................................. 18
3.2. Chiếu sáng nhân tạo .......................................................................................... 20
PHẦN II : THIẾT KẾ CHIẾU SANG TRONG PHẦN MỀM DIALUX........................ 22
1. Hiện trạng: ..................................................................................................................... 22
2. Tiềm năng: ..................................................................................................................... 22
3. Giải pháp:....................................................................................................................... 23
3.1. Thay thế các bóng đã hỏng vệ sinh các bóng, của sổ thường xuyên: ......................... 23
3.2 Thay đổi về thiết kế: .................................................................................................. 23
3.3. Áp dụng các giải pháp ở phần 3.2 và lắp thêm các cảm biến: ................................... 25
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 27

1


LỜI MỞ ĐẦU
Từ thời kỳ sơ khai của văn minh đến thời gian gần đây, con người chủ yếu tạo ra
ánh sáng từ lửa mặc dù đây là nguồn nhiệt nhiều hơn ánh sáng. Ở thế kỷ 21, chúng ta
vẫn đang sử dụng nguyên tắc đó để sản sinh ra ánh sáng và nhiệt qua loại đèn nóng
sáng. Chỉ trong vài thập kỷ gần đây, các sản phẩm chiếu sáng đã trở nên tinh vi và đa
dạng hơn nhiều. Theo ước tính, tiêu thụ năng lượng của việc chiếu sáng chiếm khoảng
20 – 45% tổng tiêu thụ năng lượng của một toà nhà thương mại và khoảng 3 – 10%
trong tổng tiêu thụ năng lượng của một nhà máy công nghiệp. Hầu hệ́t những người sử
dụng năng lượng trong công nghiệp và thương mại đều nhận thức được vấn đề tiết

kiệm năng lượng trong các hệ thống chiếu sáng.

Cùng với sự phát triển của các ngành nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ thì hệ
thống chiếu sáng chiếm vai trò rất quan trọng để phát triển các ngành đó. Trong những
năm gần đây có nhiều cuộc khủng khoảng năng lượng xảy ra, vấn đề cạn kiệt nguồn
năng lượng là vấn đề cấp bách cần được quan tâm,chiếu sáng chiếm tỉ trọng lớn trong
tất cả các ngành, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe,năng suất làm việc và đặc biệt là
chất lượng sản phẩm…Vì vậy chúng ta cần sử dụng chiếu sáng một cách tiết kiệm và
hiệu quả nhất.

Sau đây là phần tìm hiểu về hệ thống chiếu sáng và các giải pháp tiết kiệm trong
chiếu sáng mà nhóm em tìm hiểu.

2


PHẦN I: GIẢI PHÁP TRONG CHIẾU SÁNG

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
Mục đích của chiếu sáng
- Chất lượng chiếu sang ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của con người, chỉ
tiêu kinh tế
- Chất lượng ánh sáng tốt
- Tăng sự hứng khởi và sảng khoái về tinh thần.
- Tăng thẩm mỹ.
- Tăng độ an toàn và sức khỏe.
- Tăng khả năng sang tạo.
- Tăng năng suất lao động.
- Giảm tỉ lệ phế phẩm.
- Giảm thiệt hại kinh tế.

Định nghĩa chiếu sáng
Định nghĩa: Kỹ thuật chiếu sáng là khoa học nghiên cứu sự sinh ra , phân bố và
lan truyền trong không gian các bức xạ điện từ trong dải quang phổ
.Nguồn sáng: vật thể mà phát ra các nguồn phân kỳ ánh sáng
Nguồn sáng điểm : tập trung tại một điểm
Nguồn sáng đường: trải dài theo một đường thẳng.
Nguồn sang sơ cấp: biến đổi dạng năng lượng khác thành ánh sáng
Nguồn sang thứ cấp: phát trả lại ánh sang tới, sau khi ánh sang này được giữ
lại một phần do hấp thụ và bị đổi hướng do phản xạ hoặc khúc xạ.
Các đại lượng đo ánh sáng
Quang thông
Quang hiệu
Cường độ sang
Độ rọi

3


Độ chói
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
Nước ta đã trải qua thời kỳ có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vào đầu và giữa
những năm 1990, song sự tăng trưởng đã chậm lại đáng kể vào cuối thập niên vừa
qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP gần đây đã bắt đầu tăng trở lại, lên 6,8% vào
năm 2001 và trên 7,5% vào năm 2007, tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng của đất nước nói
chung và cung cấp năng lượng nói riêng.
Nước ta là một trong những nước có mức độ tiêu thụ năng lượng thấp nhất thế
giới. Tuy nhiên, nhu cầu về điện hiện nay chỉ mới tạm được đáp ứng, việc cung cấp
điện vẫn còn chưa ổn định, đặc biệt là vào lúc cao điểm. Lượng điện hiện nay mới chỉ
đáp ứng được cho 80% dân số và 15% dân số nữa sẽ được đấu nối vào lưới điện
trong vòng những năm tới. Khi nền kinh tế phát triển, tiêu thụ năng lượng ở Việt

Nam dự kiến sẽ tăng nhanh hơn GDP 70. Thách thức đối với chính phủ là phải đáp
ứng nhu cầu bùng nổ về điện, làm giảm sự thiếu hụt điện hiện đang là rào cản lớn cho
sự phát triển kinh tế và những cam kết quốc tế về giảm thải khí nhà kính.
Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 20102020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện
năng. Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải
tình trạng lãng phí điện là rất lớn. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm ở
nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,51,7 lần.
Chỉ tính riêng các khu công nghiệp- khu chế xuất (KCN- KCX) ở thành phố Hồ
Chí Minh thì lượng điện tiêu thụ chiếm gần 20% sản lượng điện tiêu thụ toàn thành
phố. Có thể nói, lượng tiêu thụ điện ở KCN- KCX là khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp
đến lượng điện năng của thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị của các
doanh nghiệp cũ kỹ làm tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất.
Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì việc sử dụng lãng phí
điện năng hiện nay đã đến mức báo động. Đặc biệt là ở các công ty, cơ quan nhà
nước như: không tắt đèn, quạt khi ra ngoài, để điều hòa ở nhiệt độ thấp hơn 25 độ C.
Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ở một số nơi còn sử dụng bóng đèn thủy ngân
cao áp, đây là loại đèn có hiệu suất thấp nhưng tiêu hao năng lượng rất lớn. Lượng

4


điện hoang phí còn phải kể đến đèn của các nhà hàng, khách sạn hay các biển quảng
cáo trên cả nước.
Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến năm 2009, nước ta đã phải nhập
khẩu điện lên 4,84% năm 2009 . Thực trạng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho các
ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy
trì nguồn điện ổn định cho các lĩnh vực.
Để không lãng phí nguồn điện năng như hiện nay, EVN đang triển khai chương
trình 5 triệu đèn compact, cùng các nhà cung cấp phát triển thị trường, phổ biến dùng

đèn compact rộng rãi cho các hộ dân để tiết kiệm điện.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cung cấp năm 2005, điện
tiêu thụ cho chiếu sang trên toàn thế giới là 2650 TWh/năm, chiếm khoảng 19% tổng
lượng điện tiêu thụ, gấp 1,2 lần điện hạt nhân toàn cầu và theo tính toán thải ra
khoảng 1,5 tỉ tấn CO2/năm. Tổng chi phí cho chiếu sáng toàn cầu là 460 tỉ USD/năm
trong đó chi phí cho tiền điện tiêu thụ chiếm 2/3. Chi phí cho chiếu sáng khu vực dân
cư là 136 tỉ USD trong đó tiền điện chiếm 3/4. Tỉ phần tiêu thụ điện cho chiếu sáng
toàn cầu như sau: 31% cho khu vực dân cư; 43% cho khu vực thương mại; 18% cho
khu vực công nghiệp và 8% cho chiếu sáng bên ngoài (Hình 1).
Ở nước ta, hiện nay mức tiêu thụ điện năng cho chiếu sáng ở nước ta đang chiếm
một tỉ phần khá cao trong tổng lượng tiêu điện năng tiêu thụ. Theo số liệu của TCty
Điện lực (EVN), điện tiêu thụ cho chiếu sáng trên toàn quốc chiếm khoảng 25,3%
tổng lượng điệu tiêu thụ. Tỉ phần tiêu thụ điện cho chiếu sáng ở Việt Nam: 40% cho
chiếu sáng khu dân cư; 35% cho khu vực thương mại, 10% cho khu vực công nghiệp
và 1,5% cho các khu vực khác (Hình 2).

8%
18%
43%

31%

Commerci al
Industrial

Re sidental
O utdoor stationary

5



Hình 1. Tỉ phần tiêu thụ điện cho chiếu sáng toàn cầu

4% 1%

46%

44%

5%
nông nghiệp
TM& KS nhà hàng
hoạt động khác

công nghiệp
quản lí & tiêu dùng điện

Hình 2. Tỉ phần tiêu thụ điện cho chiếu sáng ở Việt Nam

Thiết nghĩ, để việc tiết kiệm điện năng đạt được hiệu quả cao, hơn hết các nhà
quản lý điện cùng với các doanh nghiệp, cá nhân các tổ chức cần có những giải pháp
đồng bộ, căn cơ, hạn chế sử dụng điện lãng phí, gây thất thu nguồn điện năng quốc
gia. Nếu làm được như vậy mới hy vọng tiết kiệm được từ 5- 8% lượng điện năng
cho giai đoạn 2015- 2020 như chính phủ phê duyệt

III. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LUỢNG TRONG CHIẾU SÁNG
1. Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Trong kiến trúc nhà ở, ánh sáng tự nhiên mang tính nghệ thuật, làm tăng giá trị
thẩm mỹ trong không gian sinh hoạt của gia đình.
Ngày nay, bằng nhiều cách khác nhau, người ta có thể tận dụng nguồn sáng tự

nhiên một cách tối đa và hiệu quả nhất vào ngôi nhà. Tùy không gian, mục đích sử
dụng mà có cách xử lý ánh sáng riêng biệt.

6


Ánh sáng trong phòng khách
Phòng khách là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình và nơi giao
lưu gặp gỡ giữa khách và gia chủ. Do đó, khu vực này cần tạo ra một không gian
“mở” thoáng đãng, hài hòa thân thiện với thiên nhiên, ngập tràn ánh nắng. Để đạt
được những yêu cầu như vậy, trong khâu thiết kế, chủ nhà và kiến trúc sư cần có sự
thống nhất về vị trí, hướng của những góc lấy ánh sáng chính vào ngôi nhà (cửa chính,
cửa sổ, vách kính...). Nếu lựa chọn vị trí tốt không chỉ có được ánh sáng tốt vào phòng
mà còn tạo được nhiều góc không gian đẹp mắt ấn tượng.
Từ việc tạo mảng trống cho ánh sáng chiếu vào nhà đến những phát minh khoa
học như tạo ra các sợi cáp quang silicon, sử dụng kính để tăng cường ánh sáng đã
chứng tỏ ánh sáng tự nhiên ngày càng được quan tâm đặc biệt. Ánh sáng mang tính
biểu cảm lớn, có sức hút tạo cảm giác phấn khích, vui vẻ.
Ánh sáng trong phòng ngủ
Phòng ngủ với chức năng chính dành cho việc nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày
làm việc mệt nhọc, tuy nhiên, nó cũng được kết hợp với nhiều chức năng khác như
không gian làm việc, giải trí cá nhân. Đây được coi là nơi riêng tư của mỗi thành viên
trong gia đình do đó cách sắp xếp bố cục đồ đạc, trang trí là dịp để chủ nhân thể hiện
cá tính và gu thẩm mỹ.
Ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thông thoáng, thư giãn cho phòng ngủ. Tuy nhiên,
theo các kiến trúc sư, phòng ngủ không nên sử dụng quá nhiều ánh sáng sẽ gây chói
mắt. Nếu vị trí phòng ngủ bắt buộc ở nơi có nhiều ánh sáng thì cần bố trí rèm cửa để
hạn chế bớt ánh sáng khi cần thiết.

7



Nếu phòng ngủ nằm dưới tầng 1 và có hiên thì đó là điều kiện lý tưởng để chủ
nhân thỏa sức tạo ra các góc đẹp mắt hướng ra thiên nhiên trong lành và tươi mát. Bạn
có thể thừa hưởng những nguồn sáng bất tận do thiên nhiên ban tặng vào mỗi sớm
mai, bố trí một bộ bàn trà ngay hiên phòng ngủ.

Không gian bếp ăn chan hòa ánh sáng
Bếp ăn là nơi giữ lửa trong mỗi căn nhà, sở dĩ nó có vai trò đặc biệt quan trọng
như vậy là do cảm giác quây quần, ấm cúng của trong mỗi bữa ăn. Phòng ăn có ảnh
hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả gia đình nên yêu cầu đầu tiên là sự sạch sẽ, ngăn
nắp. Lựa chọn ánh sáng hợp lý sẽ giúp cho bữa ăn trở nên thi vị, ngon miệng hơn. Nếu
vị trí của bếp thuận lợi cho việc lấy ánh sáng tự nhiên thì đó là điều may mắn cho gia
đình bởi ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác khô thoáng, sạch sẽ.
Bếp và thiên nhiên giao hòa với nhau tươi mát và thoáng đãng, giúp cho người làm
bếp hào hứng mỗi khi nấu ăn và tạo cảm giác thích thú, đặt niềm vui vào các món ăn.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không nên đặt bếp nấu vào nơi có nhiều ánh sáng bởi sẽ
gây quáng khi nấu ăn. Hơn nữa nếu cửa sổ đặt ngay vị trí bếp nấu sẽ gây tạt lửa khi có
gió. Bạn nên tập trung ánh sáng vào những nơi khác như chậu rửa, bàn ăn.
Ánh sáng cho phòng tắm
Phòng tắm chính là nơi trút sạch những lo toan bận bịu thường ngày để đắm chìm
trong dòng nước mát lạnh, tận hưởng những giây phút khoan khoái, nhẹ nhàng. Sử
dụng nguồn sáng tự nhiên không phải là khó khi hiện nay mọi người hay tìm đến
những khoảng thiên nhiên mở trong gia đình “phòng khách mở”, “phòng ngủ mở” và
“phòng tắm mở”. Đối với phòng tắm, ánh sáng tự nhiên không những có chức năng
chiếu sáng mà còn đem lại sự khô ráo cần thiết cho không gian này.
Bằng cách này hay cách khác, ánh sáng tự nhiên luôn hiện hữu và chiếm một vị trí
quan trọng trong các không gian sinh hoạt của chúng ta, nó giúp cho mọi vật trở nên
tươi tắn, tràn đầy sức sống.
Ngày nay, bằng nhiều cách mà người ta có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên một

cách tối đa đạt hiệu quả cao. Tùy theo không gian và mục đính sử dụng mà có nhiều
cách xử lý ánh sáng để giảm độ chói và hơi nóng như:
– Sử dụng các dải kính chạy suốt bề ngang của mái nhà theo các khoảng đều có thể
cung cấp chiếu sáng tốt, đồng nhất trong các xưởng công nghiệp và các nhà kho.

8


– Kết hợp các cửa sổ ở trần nhà làm bằng chất liệu FRP cùng với trần giả trong
suốt và trong mờ để làm giảm độ chói và hơi nóng từ ánh sáng tự nhiên.
– Sử dụng cửa với mái vòm FRP để chiếu sáng cầu thang, hàng lang trong các tòa
nhà
– Tận dụng ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ.
 Sử dụng ánh sáng tự nhiên khong những giúp tiết kiệm năng lượng một cách
hiệu quả mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường tạo nên môi trường sống trong lành
cho con người cũng như mọi loài sinh vật khác. Vì vậy,chúng ta nên tận dụng ánh
sáng tự nhiên cho nhiều công trình,kiến trúc khác.

Ví dụ:

9


Tọa lạc tại 28 Trần Bình, Mỹ Đình, Từ Liêm - tại cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà
Nội và nằm kề trục đường lớn nối Trung tâm hội nghị quốc gia và sân bay Quốc tế
Nội Bài, dự án tổ hợp căn hộ cao cấp Dolphin Plaza đạt giải nhất Đông Nam Á về
thiết kế kiến trúc, điểm đặc biệt dự án Chung cư cao cấp Dolphin Plaza là sự kết hợp
giữa kiến trúc hiện đại và không gian cây xanh không chỉ ở tầng một mà còn trên tất
cả những tầng cao.Dolphin Plaza là một ví dụ tiêu biểu cho kiến trúc nhà cao tầng sinh
thái, kiến trúc thân thiện với môi trường tại thủ đô. Dự án đáp ứng tất cả những yêu

cầu khắt khe nhất về một cuộc sống đẳng cấp, sang trọng, mà vẫn rất gần gũi với thiên
nhiên.


Ưu điểm dự án

Tọa lạc tại vị trí đắc địa,tiếp giáp mặt phố Trần Bình, phố Tôn Thất Thuyết,
đường Phạm Hùng, thuận lợi để di chuyển tới sân bay Nội Bài và các tỉnh phía Đông,
Tây Bắc nhờ hệ thống đường trên cao.
-

Đầy đủ trang thiết bị cao cấp và hiện đại, hệ thống tiện ích phục vụ cuộc sống

như bể bơi người lớn, bể bơi trẻ em, vườn thượng uyển trên cao, trường học, spa, siêu
thị, khu sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thể thao…
Thiết kế cực kỳ hiện đại, thông minh, tận dụng tối đa diện tích từng phòng,
cửa sổ, ban công và ánh sáng tự nhiên khiến khu căn hộ đặc biệt thoáng đãng, linh
hoạt, tiện dụng.
Diện tích các phòng chức năng (phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ..) rộng,
thoáng luôn có ánh sáng tự nhiên và thoáng khí. Mỗi phòng đều có ban công riêng.
Các phòng ngủ lớn (master bedroom từ 22 – 30m2) đều có hệ thống phòng tắm đôi,
chuông hình, và hệ thống rèm được điều khiển tự động từ xa
-

Nội thất cao cấp, sang trọng, tinh tế và đẳng cấp đến từng chi tiết :

10


Phòng khách rồn rãi với ban công rộng, ánh sáng chan hòa


Phòng tắm massage hiện đại với rèm tự động

11


Hình.khu vực bàn ăn

Hình .Khu vực hóng gió mát với cây xanh có mặt tại tất cả các tầng

12


2.Thay sử dụng bằng các loại đèn tiết kiệm
Các nhà sản xuất đưa ra nhiều loại bóng đèn tiết kiệm điện năng với hiệu quả cao,
công nghệ hiện đại, thay thế đèn cũ tốn điện, hiệu suất thấp.
Với công nghệ chiếu sáng ngày càng phát triển như hiện nay, các nhà sản xuất
không ngừng đưa ra những sản phẩm có tính năng cũng như hiệu quả cao, công nghệ
hiện đại. Các loại bóng đèn này dần thay thế những loại đèn cũ vừa tốn điện, hiệu suất
thấp và tuổi thọ không cao.
Các loại bóng đèn tiết kiệm điện thông dụng :
Bóng đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang hay còn có một cách gọi khác là bóng tuýp. Cấu tạo chính của
một bóng đèn huỳnh quang gồm có 2 phần: 2 đầu điện cực và ống tuýp đèn. Mỗi một
bộ phận sẽ có cấu tạo và nhiệm vụ khác nhau trong cách thức tạo ra ánh sáng.
Đèn huỳnh quang có nhiều loại như: bóng đèn huỳnh quang T12, T10, T8, T5.
Trong đó bóng đèn T8, T5 được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi hiệu suất của bóng
đạt 89% (bóng T8), 95% (bóng T5), tuổi thọ của T8 là 16.000 giờ. Bóng T5 tiết kiệm
hơn T8. Các thông số khác của đèn T8 và T5 cũng vượt trội hơn hẳn so với bóng đèn
T12 và T10. So với đèn sợi đốt thì đèn huỳnh quang tiết kiệm hơn 40% lượng điện

tiêu thụ.
Bóng đèn Compact
Bóng đèn compact là loại đèn huỳnh quang thu nhỏ, dùng để thay thế bóng đèn
tròn, nhỏ gọn và tiết kiệm điện. Nguyên lý hoạt động của bóng compact giống như
đèn tuýp nên có tên là huỳnh quang compact. Đường kính bóng giảm xuống bằng
ngón tay người lớn (T3). Để giảm độ dài, bóng được uốn thành hình chữ U. Tùy theo
công suất mà mỗi bóng được cấu tạo nhiều hay ít chữ U. Tăng phô (chấn lưu) của
bóng được thay thế bằng những linh kiện điện tử đặt gọn phía trong đui đèn, nên đui
của bóng compact to và dài hơn đui bóng đèn sợi đốt.
So với bóng đèn sợi đốt, bóng đèn compact có nhiều ưu điểm: tiêu hao điện ít (tiết
kiệm 80% điện năng), phát sáng gấp bốn lần, tuổi thọ gấp sáu lần. Chính những ưu
điểm nói trên nên bóng compact đã loại dần bóng đèn tròn sợi đốt.
Bóng đèn Led
Bóng đèn Led được thiết kế từ các chip Led (Diot phát quang) nhằm thay thế các
bóng đèn chiếu sáng thông thường như Compact và sợi đốt với nhiều tính năng nổi

13


bật. Ngày nay bóng đèn Led được ưu tiên lựa chọn cho đầu tư chiếu sáng công trình
và dân dụng với các ưu điểm:
Tiết kiệm hơn 80% điện năng tiêu thụ (1bóng Led công suất 5W tương bóng sợi
đốt công suất 40W và tương đương bóng Compact 15W)
Tuổi thọ cao đạt tới hơn 30.000 giờ thắp sáng (Gấp 6-8 lần bóng compact)
Ánh sáng (Trắng / vàng) liên tục không bị tối dần theo thời gian thắp sáng (khác
với bóng compact, huỳnh quang)
Độ sáng đạt tức thì ngay sau khi bật công tắc điện
Không chứa các tia UV, IE gây hại sức khỏe cho mắt
Không chứa các chất độc hại (Lưu huỳnh) gây hại cho môi trường
Vật liệu bằng nhựa kỹ thuật - an toàn khó vỡ.

Hướng dẫn sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
Đảm bảo nguồn điện đã bị ngắt khi lắp bóng để an toàn trong quá trình lắp đặt
Không nên lắp đặt ở những nơi có nhiệt độ quá cao, độ ẩm lớn và nhiều bụi, nhiều
côn trùng như muỗi... Nhiệt độ đảm bảo để bóng hoạt động tốt từ -10 đến 40 độ C.
Nếu lắp đặt ở nơi có nhiệt độ quá cao hay có độ ẩm thấp sẽ làm ảnh hưởng đến bảng
mạch điện tử làm giảm tuổi thọ bóng đèn. Nếu lắp ở các nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc
với nước nên sử dụng các loại bóng đèn chuyên dụng: bóng được thiết kế bầu kín, có
khe thoát nhiệt...
Không sử dụng các loại chao đèn quá bé hay không có hoặc có khả năng thoát
nhiệt ít để đảm bảo tuổi thọ và độ rọi của bóng đèn.
Sử dụng nguồn điện ổn định, bóng compact và bóng Led không sử dụng tắc te hay
công tắc điều chỉnh độ sáng. Bởi nguồn điện hay công tắc điều chỉnh độ sáng không
ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bóng đèn.
Trong quá trình vận chuyển phải bảo quản tốt đặc biệt là bóng compact. Bởi bóng
compact dễ bị nứt, dù là nứt nhỏ thì cũng không có khả năng sử dụng.
Không nên bật mở nhiều lần liên tục trong ngày. Giữa mỗi lần bật mở nên ngắt
quãng. Bật tắt nhiều lần cũng là nguyên nhân làm cho bóng nhanh bị đen đầu làm ảnh
hưởng đến hiệu suất ánh sáng cũng như tuổi thọ của bóng đèn.

14


Chọn các loại đui đèn cho phù hợp, trên thị trường có các loại đuôi: Đuôi vặn nhỏ
(E14), đuôi vặn trung (E27), Đuôi cài ngang (B22), Đuôi xoáy to (E40)...để tránh mua
nhầm loại đuôi đèn không phù hợp làm mất thời gian tìm kiếm, thay thế và tiền bạc...
Ví dụ
Bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng có thay thế bóng đèn Compact, bóng đèn
huỳnh quang?
Câu hỏi đặt ra là sử dụng bóng đèn LED có thật sự tiết kiệm năng lượng không?
Và ánh sáng bóng đèn LED có thích hợp sử dụng trong hộ gia đình, thích hợp với sức

khỏe của mắt và dễ dàng thay thế không? Giữa bóng đèn Compact và bóng đèn LED
thì hộ gia đình nên sử dụng loại đèn nào?
Thay thế bền vững
Sự bền vững của bóng đèn LED mang đến một sự yên tâm chưa từng có. Bạn sẽ
tiết kiệm chi phí năng lượng ngay lập tức và giảm tần suất thay thế bóng đèn... mà
không phải hy sinh chất lượng. Theo các kết quả nghiên cứu bóng đèn LED tiết kiệm
năng lượng khoảng 90% so với đèn sợi đốt và70% điện năng tiêu thụ so với bóng đèn
Compact. Với công nghệ Led chiếu sáng hệ thống tản nhiệt giúp giảm công suất điều
hòa nhiệt độ. Việc này đồng nghĩa người tiêu thụ điện năng tiết kiệm đến 2 lần so với
các loại đèn khác.

Hạn chế tối đa lượng nhiệt phát ra khi chiếu sáng bằng bóng đèn LED tiết kiệm
năng lượng
Ánh sàng dịu và rực rỡ cho tất cả các tình huống

15


Ánh sáng bóng đèn LED có nhiệt độ màu 3000K đến 5300K hoàn toàn phù hợp
khi sử dụng bóng đèn LED cho mọi nhu cầu chiếu sáng và không gian chứ không
riêng cho không gian gia đình. Ngoài ra, bóng đèn LED không nhấp nháy trong quá
trình thắp sáng nên không gây hại cho mắt. Các sản phẩm bóng đèn LED siêu sáng có
thiết kế chống chói tối đa nhằm bảo vệ mắt.

Bóng đèn Led Philips mang đến giải pháp tiết kiệm năng lượng cho mọi nhu cầu
chiếu sáng
Không có các chất nguy hiểm
Dễ dàng lắp đặt

Bóng đèn LED hoàn toàn không sử dụng các vật liệu nguy hiểm, các chất độc

hại (thủy ngân, chì, Camium) nên chúng an toàn cho mọi căn phòng, cho người sử
dụng, đặc biệt là trẻ em.
Việc thay thế bóng đèn LED vô cùng đơn giản, đối với các loại đèn LED dùng các
chuẩn đuôi E27, E40 thì có thể thay thế trực tiếp. Đối với bóng đèn LED dạng Tube
bạn chỉ cần lắp bóng vào máng đèn cũ (tháo bỏ chuột và tăng phô tương đương

16


khoảng 45W điện năng tiêu thụ) điều này giúp tiết kiệm năng lượng hơn cho chi phí
lắp đặt hiệu quả.
Đầu tư hợp lý
Một thực tế là giá thành của bóng đèn LED vẫn còn cao, tuy nhiên người dùng nên
nghĩ đến 2 yếu tố sau trước khi quan tâm đến giá thành sản phẩm:
Lợi ích lâu dài mà bóng đèn LED mang lại: Lựa chọn chiếu sáng xanh nhất, bóng
đèn LED tiết kiệm năng lượng nhiều đến mức bạn thu lại được tiền mua bóng đèn
trong thời gian ngắn 18 tháng. So với các đèn Compact, hiệu quả năng lượng của bóng
đèn LED đạt được đến 70%. Bên cạnh đó, độ suy giảm quang thông của bóng đèn
Compact rất nhanh, trong khi đó bóng đèn LED có tuổi thọ lên đến 50000 giờ (tương
đương 25 năm sữ dụng), theo tiêu chuẩn L70, tức là sau 50.000 thì lượng quang
thông còn lại của bóng đèn LED là 70% điều này giúp bóng đèn LED tiết kiệm toàn
bộ chi phí bảo trì bảo dưỡng bóng đèn LED trong suốt thời gian sử dụng. Vì vậy bạn
phải thay thế chúng ít hơn rất nhiều so với các loại bóng đèn khác. Chúng là sự đầu tư
kéo dài trong nhiều năm.

Bảng 1 . Một số thông số sử dụng
Bóng đèn Led mang lại sự tiết kiệm lớn trong danh mục đầu tư của bạn
Lợi ích sức khỏe mà bóng đèn LED mang lại: bóng đèn LED không chứa chất độc
hại và các tia bức xạ nên rất có lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em.


17


Ngoài những ưu điểm kể trên, bóng đèn led còn đem lại một số hiệu quả kinh tế
cũng như hiệu quả xã hội nổi trội so với các loại đèn khác
Một số hiệu quả xã hội khác mà đèn led mang lại:
Do có những ưu điểm vượt trội về nguyên lý phát sáng như vậy mà bóng đèn LED
đã mang lại những lơi ích thiết thực cho người sử dụng và cộng đồng
như: Bóng đèn Led cũng tạo ra nhiều ánh sáng hơn so với các loại đèn khác. Bóng đèn
Led tỏa nhiệt ít hơn so với các thiết bị đèn chiếu sáng khác do có cấu trúc tương tự
như bóng đèn tròn nhưng không có dây tóc ở giữa, có nhiệt độ làm việc thấp hơn đèn
huỳnh quang từ 13 - 25 độ C, thân thiện với môi trường do giảm 80% lượng phát
thải khí CO2, không sử dụng thuỷ ngân và tối thiểu hoá lượng rác thải ra môi trường;
giảm áp lực nguồn cho ngành điện do hiệu quả tiết kiệm điện năng. Bên cạnh đó, đèn
LED rất an toàn cho người sử dụng, giảm nguy cơ cháy nổ và không gây nhức mỏi
mắt do được tối thiểu hoá tia cực tím và bức xạ hồng ngoại, không nhấp nháy.
Chiếu sáng trong dân dụng đòi hỏi thiết kế và sử dụng hợp lý, do đó việc lựa chọn
các sản phẩm thiết bị chiếu sáng cần được sự hướng dẫn, tư vấn của người có chuyên
môn và tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm thiết bị chiếu sáng chất lượng của
những thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay.
3. Thiết kế đèn phù hợp với công việc
Chiếu sáng phù hợp với mục đích sử dụng
Vấn đề ánh sáng và chiếu sáng được thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng thời
gian gần đây đã trở thành một trong những yếu tố được chú ý đến trong việc thiết kế
các tòa nhà thương mại, dịch vụ thậm chí những tòa nhà phục vụ dân sinh. Việc thiết
kế được các tòa nhà có ánh sáng tự nhiên ở khu vực sảnh công cộng, hành lang và tập
trung ánh sáng nhân tạo tại các vị trí làm việc, sinh hoạt chung tạo sự hài hòa trong
thiết kế và cắt giảm được rất nhiều chi phí về điện năng tiêu thụ.
3.1


Sử dụng ánh sáng tự nhiên

So với ánh sáng nhân tạo, ánh sáng tự nhiên có chất lượng cao hơn, tốt cho sức
khỏe và thị lực của con người, tạo tâm trạng phấn chấn cho con người. Chiếu sáng
trong nhà và công trình công cộng được chia làm 3 yếu tố chính:
-

Chiếu sáng trên.

-

Chiếu sáng bên

-

Chiếu sáng hỗn hợp (chiếu sáng trên và chiếu sáng bên)

18


Theo sự phân chia đó, có các giải pháp kiến trúc tương ứng; đó là khai thác ánh
sáng qua các hệ kết cấu bao che ở bên (tường, vách, cửa); và khai thác ánh sáng từ
mái. Tất cả các bộ phận kiến trúc này ngoài nhiệm vụ bao che, tạo hình kiến trúc,
tạo thông thoáng còn có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là đón ánh sáng trời vào trong
công trình. Khi thiết kế, kiến trúc sư phải nắm được tương quan và tính toán để đạt
yêu cầu trên mọi phương diện: công năng, thẩm mỹ kiến trúc, kinh tế. Trong
những trường hợp có những mâu thuẫn thì yếu tố công năng - cụ thể ở đây là chiếu
sáng, phải được ưu tiên hơn các yếu tố khác. Không thể vì một hoặc vài ô cửa có
kích thước “đẹp” nhưng lại thiếu sáng. Hoặc ngược lại, không thể vì một mặt tiền
“đẹp” toàn kính mà lại đón nắng, gây chói sáng. Với hệ thống cửa nói chung - một

dạng kết cấu bao che có cơ chế đóng mở linh hoạt, giải pháp chiếu sáng tự nhiên
thường song hành với giải pháp thông gió tự nhiên.
Một điển hình về tòa nhà Mobifon địa chỉ tại đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội.
Tòa nhà đã đạt giải nhất cuộc thi “Quản lí năng lượng trong công nghiệp và tòa
nhà” năm 2013. Với những thiết kế mang tính tối ưu:
-

Giảm lượng bóng đèn tại khu vực hành lang chung, khu vực công cộng,

khu vực có nhiều cửa kính và ô lấy sáng.
- Nhà ăn cho cán bộ được lắp đặt kính nhằm tận dụng tối đa lượng ánh
sáng tự nhiên và tăng tính thẩm mỹ cho công trình
- Khu vực cầu thang bộ từ tầng 4 đến 15 của tòa nhà được lắp đạt hoàn
toàn bằng cửa kính giúp tận dụng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên và không cần sử
dụng tới bóng đèn.
Việc giảm bớt lượng bóng đèn đã giúp giảm 26 nghìn Kwh điện mỗi năm
tương đương với múc chi phí hơn 53 triệu đồng.

19


Hình . Thay thế của kính tại tòa nhà Mobifon tận dụng ánh sáng tự nhiên

3.2.

Chiếu sáng nhân tạo

Chiếu sáng nhân tạo phù hợp với công năng sử dụng được chia làm:
Chiếu sáng chung không gian: Không gian chung thường là khu vực sảnh tòa nhà,
phòng sinh hoạt chung, hành lang đi lại. Với đặc điểm này chỉ cần nguồn ánh sáng

đều, không chói, trải đều và đảm bảo phủ được toàn bộ diện tích.
Chiếu sáng tập trung (hay chiếu sáng cục bộ): là chiếu sáng dành cho công việc
hoặc sinh hoạt đặc thù ví dụ khu vực phòng họp, phòng tiếp khách. Đây là những vị trí
cần tập trung chiếu sáng. Ánh sáng phải đảm bảo tiêu chuẩn cho các công việc như
đọc, viết và nghiên cứu do đó cần tính toán kĩ về công suất kĩ thuật để đưa ra lựa chọn
phù hợp nhất.
Chiếu sáng trang trí là hệ thống chiếu sáng nhằm làm tăng giá trị thẩm mỹ của
công trình kiến trúc. Chiếu sáng trang trí có thể là hệ thống quy mô lớn ở các công
trình công cộng, nhằm làm nổi bật công trình hay một phần công trình; cũng có thể là
chiếu sáng tạo điểm nhấn ở một số vị trí. Trong nội thất, chiếu sáng trang trí có thể
đặc tả một góc, một diện có những chi tiết hay vật liệu cần nhấn mạnh như mảng
tường âm, tranh, tượng… Chiếu sáng trang trí hiện nay cũng được đầu tư khá nhiều
trong các công trình nhà ở gia đình.
Nói chung, chiếu sáng nhân tạo trên thực tế không dễ, đòi hỏi người thiết kế phải
am hiểu trên nhiều phương diện: kiến trúc – nội thất, vật lý kiến trúc, kỹ thuật điện…

20


và phải biết lựa chọn, ứng dụng những loại đèn và các thiết bị chiếu sáng hiện có trên
thị trường. Việc thiết kế hệ thống quản lý và điều khiển chiếu sáng (cầu dao, aptomat,
công tắc, chiết áp…) phải thật khoa học, có nguyên tắc rõ ràng; để thuận tiện trong
quá trình vận hành, sử dụng cũng như sửa chữa, thay thế.
Một ví dụ về việc tiết kiệm điện dựa vào sử dụng bóng đèn tiết kiệm có công suất
hợp lí. Tại Ấn Độ, dự án về chương trình “Chiếu sáng hiệu quả” được khởi xướng vào
năm 2015 đã cung cấp 79 triệu đèn led cho các gia đình thông qua các công ty phân
phối. Như chúng ta đã biết, đèn LED có khả năng tiết kiệm điện tốt hơn so với nhiều
loại bóng đèn khác nhưng giá thành hiện tại vẫn khá cao. Chính phủ Ấn Độ đã giảm
giá mua các bóng đèn LED xuống còn 64,41 Rupee vào tháng 1/2016 từ mức giá thị
trường 310 Rupee hồi tháng 2/2014. Việc này đã kích cầu người dân sử dụng đèn

LED vào những mục đích chiếu sáng phù hợp như chiếu sáng trang trí, chiếu sáng
phòng ngủ, phòng ăn… Bộ trưởng Ấn Độ cho biết, việc thay thế bóng đèn LED đã
giúp tiết kiệm hơn 6,5 triệu USD và giảm 80 tấn khí thải cacbon mỗi năm.

Hình.Chiếu sáng phòng khách bằng đèn LED tiết kiệm điện và tăng tính thẩm


21


PHẦN II : THIẾT KẾ CHIẾU SANG TRONG PHẦN MỀM DIALUX
Chiếu sáng tại phòng học xưởng
1. Hiện trạng:
- Kích thước phòng L= 9,6m; W=9m, H=4m
- Phòng học sử dụng 16 hộp đèn Rạng Đông, gồm 32 bóng T10-40W, Balat sắt từ
12W
- Trong đó có 5 đèn bị cháy, hỏng; Chỉ 28 đèn hoạt động; Độ rọi trung bình chỉ
khoảng 196 LUX
- Các cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên lâu ngày không được vệ sinh

2. Tiềm năng:
Từ hiện trạng đã nêu ở trên, chúng ta có thể nhìn thấy một số tiềm năng:
- Trần khá cao ( 4m) làm giarm hiệu quả chiếu sáng của đèn
- Balat sắt từ làm thời gian sáng chậm, làm tăng công suất chiếu sáng lên khá nhiều.
- Độ rọi trung bình 196 LUX, không đảm bảo chiếu sáng chuẩn phòng học theo tiêu
chuẩn TCXD 29:1991 và TCXD 16 : 1986 là 350-500LUX.
- Nhiều đèn không hoạt động và chưa được thay thế.

22



- Đèn không có chao chụp, lắp sát

trần,gây sấp bóng, loáng quạt, chói
mắt cho sinh viên.
- Hơn nữa, cửa sổ và bóng đèn bám nhiều bụi bẩn hiệu quả chiếu sáng không cao.
3. Giải pháp:
Lượng quang thông cần thiết cho phòng:

3.1. Thay thế các bóng đã hỏng vệ sinh các bóng, của sổ thường xuyên:
Thay mới bóng đèn đã hỏng bằng bóng mới (T10-40W)
Lượng quang thông sau khi thay bóng:

Độ rọi trung bình của đèn sau khi thay bóng:

Ta nhận thấy phòng thừa sáng, giải pháp này không hiệu quả
3.2 Thay đổi về thiết kế:
- Hạ thấp độ cao của bộ đèn để tăng cường độ sáng:
Trần nhà cao 4m, khoảng cách trước từ đèn đến bàn làm việc 3.15m; độ cao của
quạt trần 0,8 m. Ta hạ hệ thống đèn xuống 1,15m sao cho khoảng cách từ đèn đến bàn
là 2m đảm bảo chiếu sáng và không bị sấp bóng do quạt trần
- Thay thế bóng đèn bằng bóng đèn hiệu quả năng lượng, kết hợp với chấn lưu

23


Chấn lưu điện tử cuộn cảm thông thường được sử dụng để cung cấp điện áp cao để
bật bóng đèn tuýp và sau đó hạn chế trong suốt quá trình vận hành. Chấn lưu điện tử
chuyển tần số cung cấp lên khoảng 20000HZ đến 30000Hz. Tổn thất trong chấn lưu
điện tử cho bóng đèn tuýp là khoảng 2-3W thay vì 10 - 15W khi dùng chấn lưu sắt từ

tiêu chuẩn
Cụ thể, thay thế bóng đèn T10-40W bằng bóng T8-36W
T10-Ba lát 12W

T8- Ba lát 3.5W

Số lượng bóng

32

24

Số lượng Ba lát

16

12

Công suất W

1472

906

Quang thông

83200

64800


 Tính toán chi phí:
o Số giờ vận hành trong ngày: 12h
o
o
o
o

Số ngày vận hành trong năm 310 ngày
Giá điện 1500 đ
Đơn giá 1 hộp đèn: 330.000 đ
Đơn giá khung sắt: 70.000 đ

 Trước khi thay thế:
Chi phí vận hành hàng năm:

 Sau khi thay thế:
Chi phí vận hành hàng năm:

Chi phí tiết kiệm trong 1 năm:

Chi phí thiết bị:

24


×