Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ SỬ DỤNG GPS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 36 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

----------  -----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ SỬ DỤNG GPS

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ VĂN TUẤN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ YẾN
LỚP: D6-DTVT2

HÀ NỘI /10/201

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


2

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


3

NHẬN XÉT CỦA KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


4

MỤC LỤC

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN



6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GPS

Global Position System

LBS

Location Based Service

GTVT

Giao Thông Vận Tải

LORAN

LOng RAnge Navigation

TACAN

TACtical Air Navigation

VOR/DM
E
VHF

VHF Omnidirectional Range / Distance Measuring Equipment


UHF

Ultra Hight Frequency

Very Hight Frequency

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


7

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


8

LỜI MỞ ĐẦU
Sau 4 năm học trên giảng đường đại học là quãng thời gian sinh viên tích
lũy cho mình kiến thức nền tảng về lĩnh vực mình đang theo học. Tuy nhiên, những
kiến thức đó là chưa đủ. Đặc biệt là đối với sinh viên ngành Điện Tử - Viễn Thông
như chúng em. Đây là ngành học có tính thực tế và ứng dụng thực tiễn rất lớn.
Chính vì vậy, thời gian thực tập đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp
sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, vận dụng được kiến thức đã học trên
lớp vào thực tế một cách hiệu quả,củng cố kiến thức đã học trên lớp, biết phát huy
được thế mạnh của bản thân. Đồng thời khoảng thời gian thực tập cũng cho sinh
viên có được cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp sau này cũng như môi trường, tác

phong làm việc, các cách ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan giúp cho sinh
viên hội nhập được với môi trường làm việc tại doanh nghiệp tốt hơn sau khi ra
trường và đi làm.
Em nhận thấy rằng, quá trình thực tập của em tại Công Ty Cổ Phần Công
Nghệ Viview Việt Nam là một cơ hội tốt giúp em nâng tầm hiểu biết về chuyên
ngành và có thêm những kinh nghiệm thực tế quý báu.
Quá trình thực tập, báo cáo thực tập là sự đúc kết những trải nghiệm, những
điều em đã thấy, đã tìm hiểu, thu tập và học hỏi được trong quá trình tiếp xúc thực tế
tại doanh nghiệp cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại cơ quan thực tập.
Em xin trân thành cảm ơn!
Bài cáo cáo thực tập của em gồm 4 phần:
Phần I: Giới thiệu về công ty cổ phần công nghệ Viview Việt Nam
Phần II: Giới thiệu về hệ thống GPS
Phần III: Tìm hiểu về thiết bị định vị GPS của doanh nghiệp
Phần IV: Kết luận

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


9

PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ VIVIEW VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Công Nghệ Viview Việt Nam được thành lập vào năm
2014 với định hướng cung cấp các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ liên quan đến
lĩnh vực an ninh.
Với các sản phẩm trọng tâm là thiết bị định vị, giám sát cho xe máy, ô tô,

máy công trình, con người và vật nuôi; Thiết bị giám sát hành trình; Thiết bị hợp
chuẩn bộ GTVT; Thiết bị chống trộm; Mobile DVR; Cảm biến nhiên liệu ...
Hầu hết sản phẩm được nhập từ các nhà sản xuất có trình độ chuyên môn cao
trong và ngoài nước, được kiểm nghiệm kĩ lưỡng bởi đội ngũ nhân viên nhiều kinh
nghiệm của Viview. Vì vậy các sản phẩm đảm bảo chất lượng và hầu như không có
lỗi trong sử dụng với các phần mềm sử dụng dễ cài đặt và tiện lợi. Qua nguồn thông
tin từ phía khách hàng và thị trường, Viview không ngừng cải tiến và đưa ra các sản
phẩm và dịch vụ mới để đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo được
cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối khi sử dụng sản phẩm của Viview.
Với mục tiêu tăng trưởng thị phần và tạo ra sự lan toả nhận biết đối với thị
người tiêu dùng, Viview định hướng củng cố vị trí trong lĩnh vực phân phối các
thiết bị định vị. Luôn chú trọng tới sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc
nhằm tạo ra sự hài lòng cho mọi khách hàng đến với Viview. Tiêu chí “Sự hài lòng
của khách hàng là trên hết” là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Viview.
Mục đích của Viview được thể hiện thông qua hệ thống sứ mệnh, tầm nhìn,
và các giá trị cơ bản. Việc hoạch định này mang ý nghĩa chiến lược của công ty
SỨ MỆNH
Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất với chi phí
thấp nhất; mang tính độc đáo và sáng tạo cao. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội,
trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa
mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng.

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


10
Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam
kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông; luôn gia tăng các

giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững.
Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công
bằng cho tất cả nhân viên.
Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp
tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm
công dân và niềm tự hào dân tộc.
TẦM NHÌN
Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững,
VIVIEW phấn đấu trở thành một trong những công ty lớn mạnh hàng đầu Việt Nam
và khu vực
Sơ đồ phòng ban của công ty:
Phòng giám đốc

Phòng kế toán – tài chính

Phòng kinh doanh

Phòng maketing

Phòng kỹ thuật

Kiểm
tài
Lậpsoát
báo
Chăm
báochính
thống
sóc, tiếp

kê-nhận
báo cáo
phản
tàihồi
chính
vàNhận
hỗ tợđơn
Quảng
khách
đặtcáo,
hàng
hànggiới
hàng
Thiết
thiệukế,sản
test
Lắp
phẩm
sản
đặt,
phẩm
bảo dưỡng
mẫu sản phẩm

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


11

MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY:

Hình I.1 Thiết bị định vị cho xe máy, ô tô

Hình I.2 Thiết bị định vị cầm tay

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


12

Hình I.3 Đồng hồ định vị GPS cho trẻ em TOROSI có sử dụng GPS

Hình I.4. Camera hành trình cảm biến

Hình I.5. Smart Camera - Clever Dog

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


13

PHẦN II
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG GPS
1. Hệ thống GPS là gì?
 GPS - Global Positioning System là hệ thống định vị vị trí được sử dụng từ năm


1995, do Mỹ xây dựng. Hệ thống này được thiết kế và bảo quản bởi Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ, nhưng chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới sử dụng nó
miễn phí, bất kể quốc tịch.

Hình II.1 Định vị GPS

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


14

Hình II.2 Vệ tinh nhân tạo

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


15
-

Là hệ thống định vị dựa vào vị trí của các vệ tinh nhân tạo. Trong cùng một thời
điểm, ở một vị trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối

-

thiểu) thì sẽ tính được tọa độ của vị trí đó.

Hệ thống vệ tinh GPS 24 vệ tinh tạo nên các phân đoạn không. Chúng thường

-

xuyên di chuyển, tạo ra hai quỹ đạo, hoàn thành trong vòng 24 giờ.
Các nước trong Liên minh châu Âu đang xây dựng Hệ thống định vị Galileo, có
tính năng giống như GPS của Hoa Kỳ, dự tính sẽ bắt đầu hoạt động vào 12-2011.
Hiện nay, rất nhiều thiết bị và ứng dụng đã và đang sử dụng hệ thống này. Tuy
nhiên, chúng ta chỉ có thể sử dụng GPS của người Mỹ ở 1 mức độ nhất định, đủ để
dùng cho mục đích cá nhân mà thôi. Ngoài ra hệ thống GPS còn cung cấp rất nhiều
dịch vụ và thông tin dành cho các lĩnh vực khoa học, quân sự, hàng không, dự báo

-

thời tiết v.v...
Những vệ tinh GPS được chạy bằng năng lượng mặt trời. Chúng có pin dự phòng
trên tàu để chạy trong trường hợp nhật thực, khi không có năng lượng mặt trời..

 Hệ thống GPS gồm 3 phần:
-

Phần không gian
Gồm 24 quả vệ tinh (21 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự trữ) nằm trên các
quỹ đạo xoay quanh trái đất. Chúng cách mặt đất 12 nghìn dặm. Chúng chuyển
động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này
chuyển động với vận tốc 7 nghìn dặm một giờ.
Các vệ tinh trên quỹ đạo được bố trí sao cho các máy thu GPS trên mặt đất
có thể nhìn thấy tối thiểu 4 vệ tinh vào bất kỳ thời điểm nào.
Các vệ tinh được cung cấp bằng năng lượng Mặt Trời. Chúng có các nguồn
pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt

Trời. Các tên lửa nhỏ gắn ở mỗi quả vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định.
Trên mỗi vệ tinh có trang bị 4 đồng hồ nguyên tử cesium (là loại đồng hồ cực kỳ
chính xác với sai số chỉ =

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

)

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


16

Hình II.3 Phần không gian của hệ thống
-

Phần kiểm soát

Mục đích trong phần này là hiện thị sự hoạt động của vệ tinh, kiểm soát vệ
tinh đi đúng theo quỹ đạo của chúng và xử trí các đồng hồ nguyên tử, truyền thông
tin cần phổ biến lên các vệ tinh, cập nhật 3 lần/ngày
Có tất cả 5 trạm kiểm soát được đặt rãi rác trên trái đất. Bốn trạm kiểm soát
hoạt động một cách tự động, và một trạm kiểm soát là trung tâm. Bốn trạm này
nhận tín hiệu liên tục từ những vệ tinh và gữi các thông tin này đến trạm kiểm soát
trung tâm. Tại trạm kiểm soát trung tâm, nó sẽ sửa lại data cho đúng và kết hợp với
hai anten khác để gữi lại thông tin cho các vệ tinh.

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN



17

-

Phần sử dụng
Phần sử dụng là thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh GPS và người sử dụng thiết bị này.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý về các vệ tinh GPS (còn gọi là
NAVSTAR, tên gọi chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho GPS) :

o Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978.
o Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994.
o Mỗi vệ tinh được làm để hoạt động tối đa là 10 năm.
o Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1500 kg và dài khoảng 17 bộ (5 m) với các tấm

năng lượng Mặt Trời mở (có độ rộng 7 m²).
o Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts.
2. Phân loại hệ thống GPS
-

Có hai hệ thống GPS chính đang được áp dụng trên tất cả smartphone hiện nay, đó
là A-GPS và GlONASS. Trong đó A-GPS chính là hệ thống định vị của Mỹ với 24
vệ tinh nhân tạo (Nay đã lên tới 31), còn GLONASS được phát triển bởi Nga với 24
vệ tinh nhân tạo. Cả hai hệ thống này sẽ giúp cho việc xác định vị trí trở nên chinh
xác hơn.

-

Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ là hệ dẫn đường dựa trên một mạng lưới 24 quả

vệ tinh (Thực tế chỉ có 21 vệ tinh hoạt động, còn 3 vệ tinh dự phòng) được Bộ Quốc
phòng Hoa Kỳ đặt trên quỹ đạo không gian. Các hệ thống dẫn đường truyền thống
hoạt động dựa trên các trạm phát tín hiệu vô tuyến điện

o LORAN – (LOng RAnge Navigation) : là các hệ thống được biết nhiều nhất hoạt

động ở dải tần 90-100 kHz chủ yếu dùng cho hàng hải,
o TACAN – (TACtical Air Navigation) – dùng cho quân đội Mỹ

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


18
o VOR/DME – VHF (Omnidirectional Range/Distance Measuring Equipment) là biến

thể với độ chính xác thấp, dùng cho hàng không dân dụng.
-

GPS và GLONAS đều được phát triển trước hết cho mục đích quân sự. Nên mặc dù
chúng có cho dùng dân sự nhưng không hệ nào đưa ra sự đảm bảo tồn tại liên tục và
độ chính xác. Vì thế chúng không thỏa mãn được những yêu cầu an toàn cho dẫn
đường dân sự hàng không và hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại những thời
điểm có hoạt động quân sự của những quốc gia sở hữu các hệ thống đó. Chỉ có hệ
thống dẫn đường vệ tinh châu Âu Galileo (đang được xây dựng) ngay từ đầu đã đặt
mục tiêu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị dân sự.

3. Các loại tín hiệu của GPS


-

Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp giải L1 và L2. (Giải L là
phầnsóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân sự
dùng tần số L1 1575.42 MHz trong giải UHF. Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là
chúng sẽ xuyên qua mây,thuỷ tinh và nhựa nhưng sẽ không đi qua hầu hết các vật
thể rắn như các tòa nhà và các ngọn núi. L1 chứa hai mã "giả ngẫu nhiên"(pseudo
random), đó là mã Protected (P) và mã Coarse/Acquisition (C/A). Mỗi một vệ tinh
có một mã truyền dẫn nhất định, cho phép máy thu GPS nhận dạng được tín hiệu.
Mục đích của các mã tín hiệu này là để tính toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy
thu GPS.

-

Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau : mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên
văn và dữ liệu lịch.

o Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh (ID) để nhận biết vệ tinh nào đang

truyền thông tin. Có thể xem con số này trên trang vệ tinh đơn vị GPS, vì nó nhận
diện được vệ tinh nào mà nó đang nhận tín hiệu
o Dữ liệu thiên văn được truyền liên tục qua mỗi vệ tinh, cho máy thu GPS thông tin

quan trọng về quỹ đạo của vệ tinh đó và các vệ tinh khác trong hệ thống. Một phần
này của tín hiệu cần thiết cho việc xác định vị trí.

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN



19
o Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng

thái của vệ tinh (lành mạnh hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là
cốt lõi để phát hiện ra vị trí.

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


20

4.

Hoạt động của hệ thống GPS

Hình II.4 Mô hình hoạt động của GPS
-

Vị trí của 1 điểm trên mặt đất, sẽ là tham chiếu so với vị trí của các vệ tinh và
trung tâm tín hiệu trung gian mặt đất. Nguyên lý xác định toạ độ của hệ thống GPS
và GLONASS dựa trên công thức quãng đường = vận tốc x thời gian.

o

Tính khoảng cách tới vệ tinh.
Vào một thời điểm nào đó trong ngày, một vệ tinh bắt đầu truyền một chuỗi
dài tín hiệu số, được gọi là mã giả ngẫu nhiên. Cùng lúc, máy thu cũng bắt đầu tạo


GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


21
ra chuỗi mã giống hệt, sau đó một chút mới nhận được chuỗi tín hiệu của vệ tinh.
Độ trễ này là khoảng thời gian truyền tín hiệu từ vệ tinh tới máy thu. Nhân thời gian
trễ này với vận tốc ánh sáng, máy thu tính ra quãng đường truyền tín hiệu. Đây là
khoảng cách giữa máy thu và vệ tinh, với giả thiết tín hiện truyền theo đường thẳng
với vận tốc truyền không đổi.
o

Xác định vị trí vệ tinh.
Điều này không quá khó, vì mỗi máy thu đều cập nhật và lưu trữ định kỳ một
bảng tra cứu (gọi là almanac data) vị trí gần đúng của từng vệ tinh chuyển động trên
quỹ đạo vào bất kỳ thời điểm nào. Một số yếu tố như lực hút của mặt trăng, mặt trời
làm lệch quỹ đạo của các vệ tinh đôi chút nhưng bộ quốc phòng Mỹ liên tục giám
sát vị trí chính xác của các vệ tinh và truyền những hiệu chỉnh đến các máy thu GPS
thông qua tín hiệu từ vệ tinh.

Hình II.5 Một số loại sai số cơ bản
-

Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo
rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Đó là tín hiệu radio tần
số cao, công suất cực thấp. Sóng radio chuyển động với tốc độ đều, tương đương
tốc độ của ánh sáng, khoảng 300.000 km/giây trong chân không.


GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


22
-

Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính
xác vị trí của người dùng. Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được
phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy
thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh
máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của

-

máy.
Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều
(kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được tín hiệu của ít
nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).
Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin
khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng

-

cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.
Để đo chính xác, cần phải chắc chắn là đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu phải
đồng bộ với nhau, chỉ cần chênh nhau 1 phần triệu giây là đã dẫn đến sai số khoảng
300 m. Với độ chính xác như vậy, chỉ có thể là đồng hồ nguyên tử. Nhưng đồng hồ
nguyên tử có giá quá cao, tới hàng chục ngàn đô la Mỹ, nên chỉ có thể trang bị cho

các vệ tinh. Với máy thu, người ta buộc phải chọn phương án giá rẻ, dùng đồng hồ
quartz thông thường. Các đồng hồ quartz này được hiệu chỉnh liên tục dựa vào tín
hiệu nhận được từ các vệ tinh để đồng bộ thời gian chính xác theo đồng hồ nguyên
tử trên vệ tinh. Nhờ đó mà bốn mặt cầu giao nhau tại một điểm.
Vậy là chúng ta đã biết cách mà một máy thu GPS tính toán vị trí của nó trên
mặt đất dựa trên thông tin nhận được từ 4 vệ tinh địa tĩnh. Qua quá trình thu nhận
tín hiệu và xử lý thông tin, máy thu cho chúng ta biết vĩ độ, kinh độ và cao độ của vị
trí hiện thời. Trên smartphone, những thông tin này được thể hiện thành điểm trên
bản đồ.

5. Nguồn lỗi tín hiệu GPS

Các yếu tố có thể làm suy giảm tín hiệu GPS và vì thế ảnh hưởng đến độ
chính xác bao gồm:
o

Sự cản trở của tầng điện ly và tầng đối lưu: Các tín hiệu vệ tinh chậm lại khi nó
đi qua khí quyển. Hệ thống GPS sử dụng một mô hình được xây dựng nhằm tính
toán mức trung bình của sự chậm trễ để sửa chữa một phần nào cho loại lỗi này.

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


23
o

Tín hiệu đa đường: Điều này xảy ra khi các tín hiệu GPS bị các đối tượng làm
cản trở như nhà cao tầng hoặc các bề mặt đá lớn trước khi nó đi tới máy thu. Điều


o

này làm tăng thời gian di chuyển của tín hiệu, do đó gây ra lỗi.
Lỗi của đồng hồ máy thu: Một chiếc đồng hồ được tích hợp trong máy thu không
chính xác như đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh GPS. Do đó, nó có thể có lỗi về

o

thời gian rất nhỏ
Lỗi quỹ đạo: Còn được gọi là lỗi thiên văn, đây là những sự không chính xác của

báo cáo vị trí các vệ tinh
o
Số lượng vệ tinh nhìn thấy: Càng nhiều vệ tinh mà một máy thu GPS có thể
"nhìn thấy," thì độ chính xác tốt hơn. Các tòa nhà, địa thế, nhiễu điện tử, hoặc đôi
khi thậm chí tán lá dày đặc có thể chặn sự tiếp nhận tín hiệu, gây ra lỗi về vị trí hoặc
có thể không đọc được vị trí nào cả. Vệ tinh hình học: Vệ tinh hình học lý tưởng
tồn tại khi các vệ tinh được đặt ở góc rộng tương đối với nhau. Vệ tinh hình học
đem lại kết quả nghèo nàn khi các vệ tinh được đặt cùng trong một dòng hoặc một
o

nhóm chặt chẽ.
Sự giảm tín hiệu vệ tinh một cách cố ý: Selective Availability (SA) là một sự suy
giảm tín hiệu có chủ ý đã từng được áp đặt bởi Bộ Quốc phòng Mỹ. SA dự định
ngăn chặn kẻ thù quân sự từ việc sử dụng tín hiệu GPS có độ chính xác cao. Chính
phủ đã dừng SA vào tháng 5 năm 2000, cải thiện đáng kể tính chính xác của các
máy thu GPS dân sự. 

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN


SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN


24

PHẦN III

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ
CỦA CÔNG TY
III.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỒNG HỒ TRẺ EM CÓ SỬ DỤNG ĐỊNH VỊ
GPS

Hình III.1 Đồng hồ định vị trẻ em
-

Cuộc chạy đua công nghệ trong lĩnh vực đồng hồ thông minh đã mang lại một làn
gió mới cho thị trường đồng hồ hiện nay. Bên cạnh các mẫu đồng hồ thông minh –
Smartwatch dành cho người lớn, một số hãng sản xuất đã nghiên cứu và sản xuất
các mẫu đồng hồ thông minh này cho trẻ em.
Những chiếc đồng hồ được định vị GPS có khả năng giúp các phụ huynh theo dõi
con mình đang ở điểm nào, đặc biệt là trong các trường hợp trẻ bị lạc, gặp nguy
hiểm sẽ rất tiện lợi.

1.1 Các tính năng của thiết bị

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN



25
-

Đàm thoại 2 chiều

Sau khi đã cài đặt số người thân đặc biệt thành công, có thể gọi điện 2 chiều giữa
thiết bị và điện thoại của người thân đó. GW01 có thể kết nối tới 2 số điện thoại của
bố mẹ. Cả trẻ và bố mẹ đều có thể gọi cho nhau bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu.

Hình III.2 Phím gọi người thân
-

Kết nối người thân, ngăn chặn kẻ lạ

Hình III.3 Kết nối với người thân
Bố mẹ có thể cài đặt 20 số điện thoại người thân trên ứng dụng điện thoại để
cho phép mọi người liên lạc được với bé.
Ngược lại, số điện thoại của người lạ sẽ không thể gọi điện cho trẻ được,
giúp tăng khả năng bảo vệ cho trẻ.
-

Ngay lập tức bố mẹ biết trẻ đang ở đâu

GVHD: ĐỖ VĂN TUẤN

SVTH: NGUYỄN THỊ YẾN



×