Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

KẾ HOẠCH KINH DOANH CÁC MÓN CHÈ MỚI LẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.37 KB, 23 trang )

Nhóm5
KẾ HOẠCH KINH DOANH CÁC MÓN CHÈ MỚI LẠ
I.

Ý tưởng kinh doanh

Với sự ra đời của công nghệ thông tin và truyền thông, thương
mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt trong các hoạt
động kinh doanh. Dân số Việt Nam đã đạt hơn 90 triệu dân và hơn
một nửa trong số đó là người trong độ tuổi lao động và học sinh,
sinh viên; và có đến 36 triệu người dùng Internet như một công cụ
không thể thiếu trong đời sống. Trong 36 triệu người dùng đó thì
gần như đa số đều dùng Internet cho mục đích giải trí, tìm kiếm
thông tin một sản phẩm nào đó và mua chúng! Thật quá màu mỡ!
Vậy tại sao chúng ta lại không tận dụng nó để làm giàu?
Có hàng trăm, hàng nghìn người đang tận dụng việc online trực
tuyến để kinh doanh, tạo thêm kênh quảng bá, mở rộng thị trường,
thiết lập kênh phân phối mới. Chúng tôi là những sinh viên sắp ra
trường, với số vốn ít ỏi có ở trong tay cùng ý muốn ham học hỏi,
ứng dụng thực tiễn các kiến thức đã được học từ môn học TMĐT
vào việc kinh doanh thì không có lý gì chúng tôi không thực hiện nó
và sử dụng nó như một lợi thế. Rồi chúng tôi đặt cho mình một câu
hỏi: “Kinh doanh cái gì ít vốn, dễ sinh lời, rủi ro thấp mà lại dễ thực
hiện bây giờ?”.
Sau nhiều ngày suy nghĩ đắn đo, tìm hiểu các thông tin trên các
trang mạng, 12 người chúng tôi đều nghĩ rằng : “ Kinh doanh các
mặt hàng quần áo bây giờ có quá nhiều? Rất khó để có thể cạnh
tranh với những cửa hàng uy tín đi trước. Kinh doanh cafe, các dịch
vụ khác đòi hỏi số vốn quá lớn, chúng tôi khó có thể thực hiện
được. Và rồi chỉ còn cơ hội duy nhất đó là Kinh doanh đồ ăn vặt!
Kinh doanh đồ ăn vặt là loại kinh doanh ít vốn nhất mà lại dễ sinh


lời. Tuy rằng hiện nay có quá nhiều các cửa hàng bán đồ ăn vặt như
bán ốc, bán đồ chiên khoai, bán chè...nhưng chưa thực sự có cửa
hàng nào mang lại một màu sắc đặc biệt. Khách hàng đến với họ là
dựa vào uy tín từ trước nay đến giờ và những cửa hàng truyền thống
đó chưa thực sự có những ý tưởng, món mới khác lạ, họ ngại thay
đổi mà chỉ xoay quanh những món lâu đời. Rồi chúng tôi đọc được
một bài phỏng vấn khá thú vị, làm giàu từ những món chè đặc biệt,


với người Sài Gòn có thể khá phổ biến nhưng với những người dân
Hà Nội nó còn khá lạ lẫm. Rất hiếm những cửa hàng bán các loại
chè đặc biệt, khác lạ. Hầu hết mọi nơi chỉ bán các loại chè bình
thường như chè đỗ đen, chè bưởi, chè thập cẩm... những món chè
không còn xa lạ. Và chúng tôi có niềm tin rằng mình sẽ thành công
với con đường kinh doanh này, chúng tôi sẽ bán các loại chè đặc
biệt và độc đáo, khởi điểm từ địa bàn mà chúng tôi quen thuộc nhất
đó là Quận Cầu Giấy.”
II.

Mục tiêu kinh doanh
Như đã nói ở trên, chúng tôi là những sinh viên sắp ra
trường với khí thế hừng hực, chúng tôi muốn thực hiện việc
kinh doanh bán hàng nhằm những mục tiêu nhất định:
- Có nhiều người họ làm lên mọi thứ từ đôi bàn tay trắng,
chúng tôi rất muốn trau dồi kiến thức, học hỏi những kinh
nghiệm từ thế hệ đi trước, đồng thời áp dụng các lý thuyết
đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn hiện nay.
- Những con người mới, những nhiệt huyết mới muốn thể
hiện bản thân, chứng tỏ khả năng và muốn thực hiện ý
tưởng của mình.

- Mong muốn làm giàu, kiếm thu nhập cho bản thân từ những
bước đi đầu tiên khi thoát khỏi vòng tay bố mẹ, tạo cho
mình những hành trang vững trãi nhất.
- Mang đến cho người tiêu dùng - những khách hàng luôn
mong muốn được thưởng thức các món đồ ăn hay sản phẩm
mới lạ - biết đến những món chè mới mà họ chưa được
thưởng thức trước nay hay đã từng được ăn mà chưa có cơ
hội thưởng thức lại nó
- Tạo dựng những mối quan hệ thân thiết, khả năng hợp tác
làm việc nhóm với nhau để hoàn thành tốt ý tưởng của bản
thân mình.

III. Giới thiệu về cửa hàng
- Tên cửa hàng: Quán chè 69


- Địa chỉ: Số 69 – Đường Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà
Nội
- Page cửa hàng:
/>- Menu chè:
• Chè Đậu tuyết Nhật (25k)
• Chè Campuchia
(20k)
• Chè Bí trứng
(15k)
• Chè Thái
(15k)
• Chè Mè đen
(15k)
• Chè Trứng gà hồng trà (20k)

• Chè Mỹ
(20k)
• Chè Singapo
(20k)
• Chè Thập Cẩm
(15k)
• Chè Tàu
(15k)
• Chè Chuối cốt dừa
(15k)
• Chè Khoai
(15k)
- Quán luôn đề cao tiêu chí “ Luôn luôn đổi mới các sản
phẩm, phục vụ khách hàng tận tình, mang đến những sản
phẩm chất lượng nhất, giá phải chăng nhất”
IV. Kế hoạch thực hiện
IV.1 Mô hình kinh doanh:
- Theo những gì được học từ các môn học thì việc kinh
doanh theo mô hình B2C “bán lẻ trực tuyến kết hợp bán
hàng truyền thống” là một cách thực hiện tốt nhất, dễ dàng
nhất cho những người mới.
- Qua quá trình đi tìm hiểu mặt bằng, hầu như các cửa hàng
tại khu đường Cầu Giấy, Xuân Thủy diện tích nhỏ và khá
đắt đỏ, nếu mới kinh doanh thì số tiền thuê mặt bằng từ 2025tr là quá lớn. Nên chúng tôi quyết định sẽ thuê một cửa
hàng nhỏ tại số 69 Hoàng Quốc Việt với giá thuê nhà vừa


phải 8tr/1 tháng và đồng thời chúng tôi sẽ thực hiện bán
hàng online qua các kênh phương tiện Facebook, Zalo,
Viber, Instagam... để có thể quảng bá cũng như tìm cho

mình một nguồn khách hàng mới.
IV.2 Lên danh sách các kết quả
- Vốn: Để có được vốn kinh doanh, nhóm 12 người chúng
tôi thống nhất tiến hàng góp vốn, lợi nhuận sau khi kinh
doanh một thời gian sẽ chia đều cho tất cả.
• Số vốn đầu tư ban đầu dự tính là: 120.000.000 đồng
• Mỗi thành viên trong nhóm sẽ góp 10.000.000 đồng
Như vậy, 12 người * 10.000.000 đồng = 120.000.000 đồng
- Chi phí ban đầu:
• Chi phí thuê cửa hàng : 8.000.000 đồng/tháng
Chủ nhà yêu cầu đóng tiền thuê nhà trước 6 tháng :
6 tháng * 8.000.000 = 36.000.000 đồng
• Trang trí lại cửa hàng: 5.000.000 đồng
• Bàn ghế ( bàn ghế inox) :
5 bộ * 2.000.000đồng = 10.000.000 đồng
• Dụng cụ, thiết bị để làm chè: 5.000.000 đồng
• Nguyên vật liệu làm chè : 2.500.000 đồng
• Điện nước dự kiến : 2.000.000 đồng/ tháng
• Mua máy làm lạnh loại cũ : 6.500.000 đồng.
• Tủ bảo ôn mua cũ : 12.000.000đồng
• Điều hòa 1 chiếc : 8.500.000 đồng
• Quạt: 4 cái* 500.000 đồng = 2.000.000 đồng


• Máy say đá bào : 2.300.000 đồng
• Giấy ăn : 2 bịch = 200.000 đồng
• Hóa đơn: 50.000 đồng/20 quyển
• Mạng internet, wifi: 800.000 đồng
• Thuế môn bài, bảo kê, công an: 2.000.000 đồng
• Chi phí đăng tin trên các trang web: 1.000.000 đồng/

tháng
• Tiền xăng xe ship hàng : 1.000.000 đồng/ tháng
• Cho thành viên nhóm đi học nấu chè: 10.000.000 đồng/1
khóa
• Làm biển quảng cáo: 450.000 đồng
• Chi phí khác dự kiến : 500.000 đồng
Như vậy Tổng chi dự kiến là : 107.800.000đồng
 Vốn dự kiến còn lại là : 12.200.000 đồng
-

Hoàn vốn:
• Khoảng thời gian đầu mở quán ước tính mỗi ngày bán
được 50-70 sản phẩm ( bán trực tiếp và bán online) với
giá trung bình là 20k.

 Doanh thu 1 - 2 tháng đầu sẽ là :
60sp * 20.000 * 30 ngày = 36.000.000 đồng
• Sau 1-2 tháng, lấy được niềm tin từ khách hàng, bắt đầu
có khách quen thì việc bán sản phẩm có thể thuận lợi
hơn. Một ngày có thể bán được từ 100-120 sản phẩm
 Doanh thu 1 tháng khi ổn định sẽ là:
110sp * 20.000 * 30 ngày = 66.000.000 đồng


• Chi phí cho 1 tháng :
- Tiền điện dự kiến : 2.000.000 đồng/tháng
- Tiền mạng : 500.000 đồng/tháng
- Tiền xăng xe : 1.000.000 đồng/tháng
- Tiền nguyên vật liệu : 5.000.000 đồng
- Chi phí khác: 2.000.000 đồng

 Lợi nhuận ước tính cho 1-2 tháng đầu là : 25.500.000 đồng
 Lợi nhuận ước tính các tháng sau: 55.500.000 đồng
• Vậy thời gian hoàn vốn nhóm dự tính sẽ rời vào khoảng
4-5 tháng, sau đó bắt đầu sinh lời, có lãi.
- Nhà cung cấp:
Hiện nay các mối làm ăn, kinh doanh bán nguyện liệu, vật
liệu thiết bị vô cùng đa dạng, phong phú và có nhiều nguồn.
Dựa vào kinh nghiệm lấy được từ việc kinh doanh của 1 số
gia đình thành viên trong nhóm, chúng tôi đã tìm được một
số nhà cung cấp nguyên vật liệu với giá cả phải chăng hợp
lý, thích hợp với quán và có thể là nhà cung cấp lâu dài cho
quán:
• Các dụng cụ cần dùng cho nấu chè: Xoong nồi, cốc chén
... lấy từ cửa hàng cô Xuân tại chô Hà Đông.
• Cốc nhựa đựng đồ chè, đá đi ship mua ở hàng Mạnh
Hiền 69 Hàng Chiếu
• Các nguyên liệu làm chè : thạch trân châu, hạt lựu,
chuối, bột năng... mua tại chợ Đồng Xuân
• Kem, kem tươi, máy làm kem mua từ nhà a Hùng bên
Kim Liên.


• Đá sạch nhập từ một số nhà bán đá tại Cầu Giấy.
• Hoa quả tươi nhập từ chợ đầu mối bên Long Biên
• Bàn ghế inox mua tại cửa hàng trên Đê La Thành
• Tủ lạnh, máy lạnh mua tại siêu thị Pico ( có thẻ thành
viên được giảm 5%)
- Thiết kế trang trí cửa hàng, Xây dựng trang page bán
sản phẩm:
• Trang trí cửa hàng:

- Về mặt bằng, do dự tính ban đầu nên nhóm thuê cửa hàng
có khoảng rộng là 20m2 mặt tiền 5m2, có điện nước, có nhà
wc tiện nghi đầy đủ nên có thể kê được 1 quầy bán hàng, 5
bộ bàn ghế, quầy tính tiền, kệ úp chén bát....( dựa trên thực
tế thiết kế) sao cho hợp lý.
- Về nhu cầu thị yếu ngày càng cao nên chúng tôi sẽ trang trí,
thiết kế view cho thật khoa học, một chút gì đó bắt mắt, ấn
tượng nhưng nhẹ nhàng tinh tế để bất kì một khách bước
chân vào quán đều muốn chụp cho mình một tấm hình giữ
lại tại đây để khoe với bạn bè, người thân.
• Trang trí page trên facebook, instagam, zalo:
- Việc thiết kế fan page cũng là một điều vô cùng quan trọng,
nếu ngay từ ấn tượng đầu tiên khi khách hàng kích vào link
cửa hàng là sự bắt mắt, khơi gợi vị giác thì họ sẽ bắt đầu
xem trang page của bạn và khi họ thích họ sẽ theo dõi nó.
Vì vậy, nhóm quyết định, ngoài khâu tranh trì sẽ:
+ Đăng tải các thông tin của cửa hàng
+ Danh sách menu và giá


+ Các hình ảnh các sản phẩm chè của quán
+ Các chương trình khuyến mại nhân dịp khai trương,
các ngành đặc biệt
+ Cách thức đặt hàng online ( dưới 10km tính từ cửa
hàng để đảm bảo sản phẩm luôn ngon nhất)
V.

Xác định nguồn lực của nhóm
• Thắm, Nguyễn Thảo, Quyên phụ trách các món
chè:

- Quyên : Phụ trách chuẩn bị nguyên liệu làm chè : Có
thể liên hệ với các nhà cung cấp mua số lượng nhiều để
được giá rẻ, như là hoa quả(sầu riêng, dừa non để làm
thạch dừa non, trái cây theo mùa như xoài, dưa vàng.. để
làm chè Singapore, hay là liên hệ với các nhà cung cấp
mới để được giá tốt hơn đối với các mặt hàng như là sữa
bột, sữa đặc, sữa tươi, bột năng, đậu phộng, đậu xanh,
đậu đỏ, nước cốt dừa, trân châu, bột sắn, đường phèn,
đường kính, hồng trà, bột rau câu, trứng gà, sữa đậu
nành, bí ngô,..để được giá tốt. Hoặc đi chợ mua nếu các
nhà cung cấp tìm đc không có đủ đồ cần. Đồng thời
hoạch định lượng nguyên liệu cần dùng.
-Thắm: Phụ trách cắt hóa quả(hạt lựu) và làm thạch chè
cho chè Thái, chè Mỹ, chè Singapore. Và làm thành
phẩm chè Bí trưng.
- Nguyễn Thảo: ( người được cử đi học nấu chè) Phụ
trách làm các thành phần món chè : đậu xanh, đậu đỏ,


mè đen, trôi nước, rang đậu phộng, nấu hỗn hợp nước
chè thập cẩm. Và làm thành phẩm chè trứng gà hồng trà.
- Nguyễn Thảo sẽ là người làm thành phẩm chè chính
tại quán, khi đông khách Quyên sẽ phụ thêm.
• Phong, Phương, Sơn chạy bàn :
- Sơn: mời khách, xếp bàn cho khách khi đông
khách, order món.
- Phong: Bê đồ cho khách, khi khách thắc mắc thì
giải đáp
- Phương: Lau bàn khi khách rời quán, dọn dẹp
vệ sinh không gian quán., rửa chén/cốc.

• Thanh thu ngân: phụ trách quản lý lượng tiền
trong quán; thanh toán trả tiền thừa cho khách, lập
bảng doanh thu, tính lãi lỗ cho từng ngày, tính tiền
lương cho mọi người.
• Sang phụ trách xe: dắt xe, xếp xe và trông xe cho
khách, thái độ nhiệt tình niềm nở.
• Phượng, Lê Thảo : bán hàng online ; viết bài mỗi
ngày cho quán, đăng bài pr cho quán, reply các
comment, ibox giải đáp thắc mắc của khách, lên
đơn hàng, chốt đơn ship.
• Thắng: giao hàng, nhận tiền khách về chốt sổ cho
thu ngân.
• Thành: phụ trách tìm hiểu nghiên cứu các món
mới hấp dẫn khả thi đưa vào làm thực đơn, và các
chiến lược Marketing mới để hút nhiều khách hơn.


VI. Kế hoạch thời gian chuẩn bị các công việc


S Tên công việc

Cách thức thực hiện

Thời gian thực
hiện

1

Nêu ý tưởng

kinh doanh

Tìm hiểu các thông tin, tiến hành
sàng lọc lựa chọn

7 ngày

2

Phân chia công
việc

Lựa chọn ý tưởng kinh doanh,
bắt đầu lên các kế hoạch

1 ngày

3

Thuê quán

Đi tìm địa điểm thuê phù hợp
với tiêu chí đưa ra

2 ngày

4

Trang trí quán Mua hoa trang trí, sách trang trí
ở quán


5

Sơn lại quán

6

Mua bàn ghế

7

Nửa ngày

Thuê thợ sơn, tu sửa lại toàn bộ

1 ngày

Mua gỗ 5 bộ bàn ghế

3h

Mua xoong,cốc Đi đến các nhà cung cấp để lựa
chén, vật dụng chọn các mẫu mã sản phẩm , giá
cần thiết
cả hợp lý

Nửa ngày

8


Mua cốc, thìa

Mua 100 cái cốc và 100 cái thìa

20p

9

Mua giấy ăn

Mua 1 thùng lớn

5p

10

Mua quạt mát, Mua 4 cái quạt, 1 điều hòa, 3 cái
điều hòa, đèn
đèn
thắp sáng

1 tiếng

11

Viết menu các
món và giá của
từng loại

3 tiếng


12

Thiết kế quầy
3 đẹp mắt

13

Làm biển
quảng cáo

Đặt theo mẫu thiết kế mẫu

1 ngày

14

Thiết kế page
và fan page

Thiết kế bắt mắt, thu hút khách
hàng

1 buổi tối

15

Phát tờ rơi

Quảng cáo các món và chương

trình khuyến mại , giảm giá

1 ngày

16

Các công việc
khác

Đến cửa hàng photo để thiết kế
và in menu cho quán

2h

3 ngày


VII. Lên kế hoạch cho các dự trù khác
1. Đối tượng khách hàng hướng tới :
- Tất cả các khách hàng mọi lứa tuổi thích ăn chè nhưng chủ
yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng– những
người thích ăn quà vặt và hay sử dụng mạng internet
2. Phân tích thị trường
- Dân số Hà Nội ngày một tăng cao, lại tập trung đông đảo
các trường đại học thì đây là một thị trường mà nhu cầu về
ăn uống là một vấn đề không thể thiếu. Khu vực Cầu Giấy
là một nơi tiêu biểu như thế.
- Bạn đang đi ngoài đường, vơi cái nắng gay gắt, hay cơn đói
cồn cào thì việc tạt ghé bên đường làm 1-2 cốc chè giải
khát, chống đói là điều hiển nhiên.

- Hay bạn là một nhân viên văn phòng, ít vận động, chỉ ngồi
làm việc với máy tính là chủ yếu, hay các em học sinh đang
ở nhà hoặc trong trường học thì việc tiêu hao năng lượng là
rất lớn và còn được mệnh danh là “chúa quà vặt”. Chỉ cần
lướt web chọn món và một cú điện thoại, một tin nhắn, mọi
người không phải ra nắng mà vẫn được thưởng thức các
món chè hấp dẫn, mát lạnh giao đến tận nơi như chè Thái,
chè Nhật... Điều đó vô cùng thuận tiện, lại mất phí ship
không cao.
3. Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ truyền thống:
Các cửa hàng xung quanh địa bàn Cầu Giấy rất nhiều, họ đã
có 1 số lượng khách quen tương đối lớn đồng thời họ đã có


uy tín với người mua như: Chè Bun ( Trần Quốc Hoàn),
Chè Mix ( Trần Quốc Hoàn), Chè cung đình Huế( Cầu
Giấy), Chè Thái Lan ( Trần Quốc Hoàn)...
- Đối thủ online:
Có rất nhiều cá nhân tự nấu chè rồi bán online. Một số
khách hàng mua hàng trực tiếp từng ăn ở đó họ đã có sự tin
tưởng và muốn mua hàng ở đó nhiều hơn. Đồng thời giá cả
tương đối đồng đều nhau, không có gì khác biệt. Như các
quán chè kinh doanh online: Chè sạch online, Chè Kem,
Chè Chén,
- Điểm mạnh yếu của đối thủ:
a) Đối thủ truyền thống:
 Điểm mạnh:
- Địa điểm của những quán chè đã thuê mặt bằng ở
quanh khu vực Cầu giấy hầu hết đều thuê ở ngay

mặt đường, thuận tiện giao thông đi lại, gần ở 1 số
các trường đại học.
- Khách hàng: Tập trung vào học sinh, sinh viên.
Lên cũng đều có 1 lượng khách hàng khá ổn
- Chất lượng sản phẩm: của những món chè đều
ngon và cũng trang trí bắt mắt
- Đội ngũ bán hàng: khá là nhiều nhân viên, phục
vụ nhanh và tận tình
 Điểm yếu:
- Chủng loại sản phẩm: Hầu hết các quán chè đều
có những sản phẩm giống nhau về các loại chè, k
có sự sáng tạo và khác biệt.


- Trang trí quán: view của các quán chè chưa được
đẹp trang trí bình dân
- Phương tiện: các quán chè vẫn chưa có chỗ để xe
cho khách thuận tiện
b) Đối thủ online
 Điểm mạnh :
- Địa điểm: của họ không mất chi phí thuê cửa
hàng, bàn ghế, phương tiện, trang trí,
- Đội ngũ nhân viên: cũng không phải thuê nhiều
người, chỉ cần đến 3,4 người
- Khách hàng: họ không cần phải tìm hiểu chỗ nào
gần các trường học, khách hàng của họ bao gồm tất
cả các tầng lớp lứa tuổi
- Chủng loại sản phẩm: rất phong phú, bắt mắt,
nhiều món lạ khác nhau
- Họ có thể đăng bán sản phẩm chè mà nếu như

khách hàng k ăn mấy thì họ có thể gỡ bỏ xuống,
mà không bị mất chi phí gì về cả tiền mặt và
nguyên vật liệu.
 Điểm yếu:
- Chất lượng sản phẩm: Nhiều người vẫn còn nghi
ngờ và chưa thể tin cậy
- Khách hàng: nếu chưa bán lâu dài thì có thể sẽ
không bán được
4. Lợi thế cạnh tranh:


- Bán chè bốn mùa: Mùa hè bạn sẽ được thưởng thức các
món chè mát lạnh – Mùa đông bạn sẽ được thưởng thức
những cốc chè nóng ấm bụng, rất tuyệt vời
- Các loại chè bán là đặc biệt nên bắt mắt, dễ thu hút thị yếu
của khách hàng, nhiều người tò mò muốn thưởng thức hơn
- Đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, đầy nhiệt huyết, lúc nào
cũng thực hiện với phương châm cơi mở với khách hàng, “
vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”
- Cửa hàng trang trí bắt mắt, sạch sẽ, nhiều thiết bị phục vụ
tốt
- Check đơn hàng nhành, giao hàng tận tình, bảo đảm chất
lượng chè đến tay người tiêu dùng.
4. Chiến lược Marketing:
- Phát tờ rơi, băng rôn, át phích phát tại các công trường đại
học, trường cấp 3, cấp 2, cấp 1 như trường đại học điện lực,
cao đẳng cao siêu mẫu, trường cấp 1-2 nghĩa đỗ, phát ở các
điểm đèn xanh đỏ hoàng quốc việt
- Trên facebook thông báo các chương trình khuyến mại, 15
khách hàng đầu tiên đến quán sẽ được miễn phí cốc đầu

tiên. Những người tiếp theo sẽ giảm giá 5% trên 1 hóa đơn
trong 1 tuần đầu khai trương.
- Thuê dịch vụ hack tăng lượng like cho page lên 100.000
người like để page của nhóm sẽ nhảy lên wall của các cá
nhân dùng facebook
- Khuyến khích khách nào đến quán ăn chè, check in tại quán
sẽ được giảm giá 5% cho mỗi đơn hàng


- Những bạn mua hàng online nếu mua và share page của
quán trong những ngày quán thực hiện khuyến mại sẽ được
giảm giá 5% trên hóa đơn
- Những khách đến quán sẽ được phát thẻ thành viên tích
điểm. Và khi đủ điểm có thể được đổi sang sản phẩm.
- Khi đã là khách quen, quán sẵn sàng chỉ lấy 14.000
đồng/cốc, giảm 1.000 đồng so với bình thường để giữ
khách. Nếu họ đi theo nhóm đông chừng 5 – 7 người, quán
sẵn sàng tặng thêm một cốc chè với giá 15k nữa.
- Hoặc có những khi khách đến muộn, chỉ còn vài vị chè, lại
không có thứ họ thích, quán sẵn sàng cho họ ăn 3 cốc với
giá chỉ 40.000 đồng. Nói cách khác, nếu mua 3, tôi tặng 1.
- Quán cũng không ngần ngại cho khách nợ tiền nếu chẳng
may khách ruột quên mang theo ví. Bản thân tôi nghĩ
15.000 đồng chả đáng là gì mà khách phải ăn quỵt của mình
nên tôi tin tưởng khách tuyệt đối”.
-

Thường xuyên xây dựng và cập nhật nội dung, chia sẻ kinh
nghiệm. Cửa hàng chia sẻ những kinh nghiệm tới khách
hàng ngược lại nhận được nhiều lời nhận xét hữu ích của

khách hàng. Bên cạnh đó cũng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm của quán mình.

- Chia sẻ càng nhiều cho người dùng thì hiệu quả lại càng
cao, bởi chính những khách hàng này sẽ chia sẻ bài viết đó
lên mạng xã hội hay bất kì đâu mà họ thấy hợp lý.
- Cửa hàng đăng tải một vài mẹo hay mà thấy hữu ích trong
việc chế biến chè, những điều luôn luôn mang lại sự tò mò
thú vị cho những khách hàng đam mê nội trợ. Và tất nhiên,


đây chính là tiền đề kích thích họ sử dụng sản phẩm của
cửa hàng.
- Chia sẻ những bức ảnh đồ ăn lên các trang cộng đồng như
Facebook, Fanpage, Instagra....Đây là một trong những
trang đăng ảnh thông dụng và hữu hiệu nhất hiện nay.
- Riêng với facebook, tích cực up ảnh quy trình chế biến món
ăn để tạo niềm tin ở khách hàng.
- Tích cực giao tiếp với khách hàng quen thuộc. Nhờ bạn bè,
khách hàng quen thuộc quảng bá sản phẩm trên các trang
mạng cá nhân bằng việc chia sẻ các bài viết của cửa hàng
- Mời và kể với nhà báo về việc cửa hàng đã làm hài lòng
khách hàng của mình. Từ đó nhờ các nhà báo đăng tải và
chia sẻ bài viết lên các trang mạng thông tin lớn
- Công khai hàng loạt nhận xét tích cực của khách hàng.
Bởi : “Không có lời quảng cáo nào hiệu quả và đáng tin
hơn lời khen của chính thực khách”.
- Cửa hàng nhấn mạnh tuyên ngôn trong kinh doanh ẩm thực
của mình: “Khách hàng luôn đúng”. Đi kèm tuyên bố ấy,
cửa hàng luôn trung thành thực hiện cam kết: “Nếu đồ ăn

không ngon, nhà hàng sẽ hoàn lại tiền hoặc đổi đồ mới cho
khách”.
-

Hỗ trợ tối đa các đơn đặt hàng trực tuyến, Cửa hàng xem
việc sử dụng website bán hàng như là một cửa hàng online


cho riêng mình, là nơi khách hàng ghé qua tham quan, và
tìm hiểu các thông tin về cửa hàng. - Đây sẽ là nơi trưng
bày tất cả các loại đồ ăn, đồ uống được trình bày một cách
thật bắt mắt và khoa học.Vì thế, việc để khách hàng vào
chọn và mua sản phẩm trực tuyến là một điều vô cùng cần
thiết.
- Khách hàng ghé qua gian hàng, chọn lựa món ăn mà mình
yêu thích và tiến hành thanh toán rồi được mang tới tận nơi.
Hơn nữa, công việc thanh toán này được bên cửa hàng thực
hiện nhanh chóng và hỗ trợ phí ship tối đa cho khách hàng,
cho nên họ chỉ cần ngồi một chỗ và click chuột là sản phẩm
sẽ tới tận nơi.
5. Chiến lược khuyến mại
- Khai trương cửa hàng mời mọi người đến dùng thử 1 cốc
đầu tiên không tính tiền, chỉ tính tiền từ cốc thứ 2.
- Tặng quà lưu niệm nhỏ như móc chìa khóa in hình các loại
chè, kèm theo chiết khấu 5% khi mua hàng
- Mua 3 cốc tặng 1 cốc, với hóa đơn trên 200.000 đồng sẽ
được tặng một phần quà đặc biệt : gấu bông, áo phông của
quán...
- Những ngày lễ tết tổ chức các trò chơi bốc khăm trúng
thưởng, tri ân khách hàng nhằm mang lại cho khách hàng

những cảm nhận tốt nhất

6. Chiến lược giao hàng


- Trong thời gian đầu mở quán,free ship đối với tất cả các
đơn hàng trong khu vực cầu giấy dưới 10km
- Sau khi đã ổn định vị trí trên thị trường đối với các đơn
hàng có địa điểm trong bán kính 3km hoặc đơn hàng trên
150,000 đồng sẽ được giao hàng miễn phí
- Còn lại nếu ngoài bán kính 5km thì sẽ tính giá ship (thông
thường 2k/km)
7. Chiến lược chăm sóc khách hàng
- Nhớ tên khách hàng,nhớ tên sản phẩm mà khách hàng hay
dùng tại quán để khách hàng thấy được sự quan tâm tại nơi
mình ăn uống.
- Phục vụ khách hàng với phương châm"khách hàng là
thượng đế", lắng nghe những ý kiến cả khách hàng vè sản
phẩm để từ đó rút kinh nghiệm trong việc chế biến,tạo sự
hài lòng đối với tất cả các khách hàng
- Xử lý tốt những vấn đề sau khi khách hàng mua đồ(làm
nhầm yêu cầu của khách,trong thực phẩm có cho nhầm thứ
mà khách không thích ăn...) với một thái độ mềm mỏng
thân thiện, không tính tiền sản phẩm đó
- Ngoài ra thường xuyên hỏi khách trước khi về xem hôm
nay khách hài lòng hay không hài lòng với quán ở điểm nào
để rút kinh nghiệm sửa chữa.
VIII. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kinh doanh
1. Thuận lợi:



- Nguyên vật liệu nấu chè đa dạng và có thể tìm thấy dễ dàng
trên thị trường.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại + liên lạc: Với những khách
hàng ở xa hoặc không có phương tiện đi lại và bị hạn chế về
thời gian thì mua sắm online luôn là lựa chọn hàng đầu. Họ có
thể ở nhà, lựa chọn sản phẩm thông qua website, chờ hàng
giao đến rồi thanh toán. Việc đặt hàng qua website cũng giúp
khách hàng tiết kiệm chi phí liên lạc khi mà họ không cần phải
gọi điện trực tiếp đến cửa hàng để đặt hàng.
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo: Quảng cáo qua internet giúp cửa
hàng tiết kiệm được 1 khoản chi phí so với việc in + phát tờ
rơi theo cách truyền thống. Thông qua sự phát triển mạnh mẽ
của các mạng xã hội, việc quảng cáo cũng sẽ dễ dàng, nhanh
chóng được lan truyền đi và được nhiều người biết đến hơn.
- Đa dạng hoá lựa chọn cho khách hàng: khi kết hợp cả 2 hình
thức kinh doanh online + truyền thống thì khách hàng cũng có
thêm lựa chọn về việc mua hàng. Họ có thể ở nhà lựa chọn sản
phẩm thông qua wesite, hoặc đến trực tiếp cửa hàng để sử
dụng sản phẩm.
- Dễ dàng tiếp cận khách hàng: Khi kinh doanh online, khách
hàng có thể đặt hàng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, vì môi
trường internet không bị giới hạn về thời gian và không gian,
lượng người sử dụng internet rất lớn nên các hoạt động quảng
cáo cho cửa hàng thông qua website/mạng xã hội cũng sẽ
được bao phủ hơn.
- Tăng độ tin cậy: Nếu chỉ kinh doanh online, khách hàng
không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, họ sẽ nghi ngờ về
chất lượng, giá cả. Nhưng khi kết hợp với cả hình thức kinh



doanh truyền thống, khách hàng sẽ thấy yên tâm hơn khi họ có
thể đến cửa hàng để trực tiếp sử dụng sản phẩm, đánh giá chất
lượng và mức độ phù hợp về giá cả.
- Liên tục cập nhật thông tin: Mọi thông tin như sản phẩm, giá
cả, đánh giá chất lượng, đánh giá về cửa hàng, bình luận….
Đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời trên
website, giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin mà
họ cần.
- Việc có mặt bằng cửa hàng sẽ khiến khách hàng yên tâm hơn
khi họ biết sản phẩm mình đang dùng được chế biến như thế
nào, có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không.
- Dựa vào số người tham gia mà có thể phân chia nhỏ ra các
công việc, thay ca nhau trong việc phục vụ ở cửa hàng, ship
hàng, chế biến sản phẩm, quản lý webiste. Không tốn chi phí
thuê nhân viên bên ngoài.
- Có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau như
áp dụng cho đặt hàng qua website, áp dụng cho đến trực tiếp
cửa hàng….

2. Khó khăn.
- Tìm kiếm mặt bằng cửa hàng phù hợp với số vốn, địa điểm,
quy mô…. Đàm phán với chủ thuê để có được giá thuê mặt
bằng tốt nhất.
- Lấy nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ở đâu
để đảm bảo về chất lượng, giá cả.


- Cạnh tranh gay gắt từ những nơi kinh doanh cùng mặt hàng,
sự xuất hiện của các loại chè mix với hương vị lạ/độc có thể sẽ

khiến lượng tiêu thụ chè đặc sản/truyền thống giảm đi.
- Thiết kế, trang trí, sửa sang cửa hàng phải có ý tượng độc đáo,
mới lạ để thu hút khách hàng.
- Nếu không hiểu biết về công nghệ thì sẽ gặp khó khăn trong
việc tạo lập thiết kế website, quản lý các kênh thông tin….
- Việc đồng bộ hoá dữ liệu có lúc chậm trễ sẽ khiến cho khách
hàng bị nhầm lẫn thông tin, ví dụ như giá cả sản phẩm giữa
mua online và ăn ở cửa hàng.
- Tự học nấu chè để tiết kiệm chi phí hay thuê người có kinh
nghiệm để đảm bảo chất lượng?
- Khó đảm bảo lượng khách hàng liên tục vì mùa đông thường
sẽ ít khách hơn mùa hè.
- Nguyên vật liệu đã qua chế biến thường không để được lâu
(tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, môi trường), gây lãng phí.
- Có thể bị hạn chế về vốn đầu tư.
- Thời gian thu hồi vốn lâu: giá bán chè thấp trong khi chi phí
phải bỏ ra cho các thiết bị, nguyên vật liệu, mặt bằng cửa
hàng…. Tương đối cao.
IX. Tổng kết
Qua quá trình lên kế hoạch, hoạch định các vấn đề cấp
thiết về việc tìm hiểu thị trường, xác định đối thủ cạnh
tranh, tiến hành góp vốn... Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để


có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Nó như bàn đạp
giúp chúng tôi tiến xa hơn, chạm một bàn tay vào mơ ước
của mình, hướng dần đến sự“ Thành công” mà bất kì một
cá nhân nào cũng muốn đạt được. Để từ đó , nhóm sẽ có đủ
tiềm năng, tiềm lực, triển khai kế hoạch lớn hơn, phát triển
quy mô rộng hơn,nhiều người biết đến chất lượng của cửa

hàng, tìm đến với chúng tôi. Hi vọng rằng khi các bạn đọc
bản kế hoạch này hãy đóng góp cho nhóm những ý kiến bổ
ích để chúng tôi có thể hoàn thành nó một cách tốt nhất.



×