Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh trongkinh doanh xuất khẩu than của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.76 KB, 128 trang )

i

TĨM LƯỢC
Than là một ngành cơng nghiệp mang tính tồn cầu, 40% quốc gia toàn cầu
sản xuất than, tiêu thụ than thì hầu như là tất cả các quốc gia. Tại Việt Nam, ngành
than đóng vai trị là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho
hầu hết các ngành khác, đặc biệt là điện, phân bón, giấy, xi-măng – những ngành
sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất, do đó nguồn cầu về than trên thị trường
hiện đang rất lớn. Xuất khẩu than cũng đóng góp ngày càng nhiều vào công cuộc
CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, trữ lượng than ngày càng ít đi trong khi đó nhu
cầu về than lại không hề giảm đi trong tương lai; các doanh nghiệp cịn gặp nhiều
khó khăn trong vấn đề kỹ thuật, kinh phí cũng như tài năng về con người, về tiếp
cận với giá trị trường, về hệ thống cơ sở hạ tầng kém và lạc hậu.
Ngoài ra, nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay đã ảnh
hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành than, biểu hiện của
nó là việc sản lượng than xuất khẩu, giá than xuất khẩu đều có xu hướng giảm, thị
trường xuất khẩu than ngày càng bị thu hẹp.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế với tên đề tài: ‘Nâng cao năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh xuất khẩu than của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than Đông
Bắc” đi sâu vào việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu than,
đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh
doanh than của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cơng
ty than Đơng Bắc nói riêng tại các thị trường xuất khẩu than chủ yếu. Từ đó tìm ra lợi
thế cạnh tranh của các doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Tổng công ty tại các thị
trường xuất khẩu, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh xuất khẩu than như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng và phát triển thương hiệu… để có thể đạt
được mục tiêu khơng những duy trì được lượng than đáp ứng cho nhu cầu trong
nước mà còn tăng sản lượng than xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia xuất khẩu than hàng đầu.



ii

ABSTRACT
Coal industry is a global one; 40 % of countries all over the world produce coal,
and almost countries consume coal. In Vietnam, coal industry plays a very key role
in the national economy. Besides, coal export also has a great contribution into the
national campaign of industrialization and modernization. However, nowadays,
because the amount of coal reserved is gradually reduced, meanwhile the demand
for coal is absolutely not low in the future, and enterprises have a lot of difficulties
in technical, financial and human-source issues, as well as market approach, or
poor infrastructure.
Besides, currently fluctuated market economy has had a big influence in
almost economic industries in Vietnam, especially coal industry. Specifically, coal
export outputs, the price of exported coal are both trendily decreasing, leading to the
fact that the market for coal export is narrower and narrower.
The M.A Economic Thesis namely “Improve competitive ability in coal export
business of enterprises under the North East Coal Cooperation” goes deeper into
investigating and analyzing the factors which affect coal export activities, and then
evaluates the current state of coal export sales among Vietnam coal-exploiting
enterprises in general, enterprises under the North East Coal Cooperation in
particular at dominant coal export marketplace.
Basing on the analysis results, the author finds out competitive advantages among
the enterprises under the lead of General Company at the export marketplace, and
then gives out some solutions in order to improve competitiveness in coal export
sales, including improving the quality of human resources, investing in building
technology and infrastructure., building up brand development, etc… As a result,
the aims of not only maintaining the coal reserves to meet the domestic demands,
but also increasing coal export output are achieved, and then it can help Vietnam
become one of the leading coal export countries.



iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và tạo điều kiện của rất nhiều người, qua đây tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới họ.
Trước hết, tác giả chân thành cảm ơn sâu sắc về sự chỉ dẫn tận tình, quý báu
của PGS.TS. PHẠM THÚY HỒNG - người hướng dẫn trực tiếp, đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho thành công của luận án.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới một số cán bộ thuộc các doanh nghiệp trực
thuộc Tổng công ty than Đông Bắc về những lời góp ý và đặc biệt trong việc cung
cấp các số liệu thống kê phục vụ cho việc phân tích trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các nhà quản lý, các cán bộ nhân viên trong một số
doanh nghiệp đã dành thời gian trả lời bảng hỏi và phỏng vấn sâu để giúp tác giả có
những thơng tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích trong luận văn.
Xin cảm ơn sự ủng hộ và động viên, khuyến khích của gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè trong suốt q trình tác giả nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Tác giả: NGUYỄN THỊ HAY


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG


BP

Tập đoàn dầu khí đa quốc gia

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

EIA

Cơ quan thơng tin năng lượng Mỹ

NLCT

Năng lực cạnh tranh

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TCT


Tổng cơng ty

TKV

Tập đồn Cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam

TC – HC

Tổ chức – Hành chính

XK

Xuất khẩu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
KẾT LUẬN.......................................................................................................................109


vi

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC............................................................................................................i
ABSTRACT.............................................................................................................ii

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ.............................................................................v
MỤC LỤC............................................................................................................... vi
KẾT LUẬN.......................................................................................................................109


1

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
a. Về mặt lý luận
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền
sản xuất hàng hóa, là nội dung quan trọng trong cơ chế vận động của thị trường.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra ngày càng nhiều, số lượng
người cung cấp ngày càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Sự cạnh tranh buộc
người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu
dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những
tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách
thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì
thường trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống doanh nghiệp tự do (free-enterprise) vì
càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp
cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem
đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hơi cơng sức
của họ.
Nhờ có cạnh tranh mà nền kinh tế vận động theo hướng ngày càng nâng cao

năng suất lao động xã hội – yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia
trên con đường phát triển. Nói cách khác, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất
phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế
đều phải tự mình vận động để đứng được trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay.
b. Về mặt thực tiễn
Ngày nay, tồn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan của sự
phát triển kinh tế thế giới, và nó tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi
thế so sánh của mình, tăng trưởng và làm ổn định kinh tế, nhưng bên cạnh đó, tồn
cầu hóa cũng đặt ra những thách thức cực kỳ gay gắt cho các nước đang phát triển.


2

Việt Nam đang là quốc gia được thế giới nhìn nhận và đánh giá triển vọng về
môi trường kinh doanh nhưng theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 –
2012 do diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam rớt sáu bậc so với
năm ngối, xếp hạng 65/142 quốc gia được khảo sát. Nhìn vào các chỉ số cạnh tranh
quốc gia (GCI) của Việt Nam, các nhà phân tích quốc tế đánh giá nguyên nhân tụt
hạng chủ yếu đến từ các vấn đề cũ. Theo Giáo sư Trần Văn Thọ đã chỉ ra thì vấn đề
ở đây là hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa
nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội,
và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát
triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Không đơn thuần là một ngành kinh tế mũi nhọn, trong thực tế hiện nay và
tương lai gần, ngành Than đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy khối lượng than nguyên
khai và than tiêu thụ tăng, nhưng chất lượng khơng những khơng tăng, mà cịn bị
giảm; giá than chưa tiếp cận được với giá trị trường nên khả năng thu hút vốn
đầu tư là rất kém; vấn đề thăm dị địa chất cịn gặp phải nhiều khó khăn trong vấn
đề kỹ thuật, kinh phí cũng như tài năng về con người; hệ thống cơ sở hạ tầng kém

và lạc hậu, địi hỏi phải có nguồn đầu tư rất lớn để tu sửa thay thế mới.
Nâng cao NLCT cho các doanh nghiệp ngành Than nói chung và các doanh
nghiệp trực thuộc Tổng cơng ty than Đơng Bắc nói riêng là điều cần thiết trong giai
đoạn hiện nay. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh xuất khẩu than của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng
công ty than Đông Bắc” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
xuất khẩu
Vấn đề năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia, của các ngành, các
doanh nghiệp và của sản phẩm đã được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách và quản lý doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đã rất quan tâm và
được thể hiện thơng qua nhiều cơng trình nghiên cứu như: Các cơng trình nghiên


3

cứu khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sỹ kinh tế… của các tác giả trong nước
và quốc tế. Ví dụ như:
- Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”- Ts. Nguyễn Vĩnh
Thanh.
- Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ Việt Nam” của
Uỷ ban Quốc gia Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học và giải pháp chính
sách giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam”ThS.Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mơ.
- “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế” (sách tham khảo)- GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên) (2003), Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia.
- “Tác động của tiến bộ khoa học tới phát triển ngành than Quảng Ninh” –
luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế

- “Tình hình đầu tư của cơng ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí
trong giai đoạn suy thoái kinh tế” – luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế
- “Chiến lược phát triển ngành than 10 năm đầu thế kỷ 21” – luận văn tốt
nghiệp cử nhân kinh tế
- “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015” – luận
văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế
- “Phát triển ngành than ở Quảng Ninh” – luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế
Các cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề như:
- Lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong phát triển kinh tế
- Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho nền kinh tế nói chung, cho doanh
nghiệp nói riêng có thể khẳng định được vị thế cũng như khả năng tồn tại và phát
triển được trong nền kinh tế thị trường
- Các quan điểm và giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế, của ngành và của doanh nghiệp


4

Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ phân tích thực trạng và đưa ra các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp mà
chưa đi sâu phân tích việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là
năng lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu. Những đề cập đến vấn đề năng lực
cạnh tranh dịch vụ có chăng cũng chỉ xuất hiện trong một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành và của doanh nghiệp. Do vậy, hiện nay vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu về ngành than lại chưa có
cơng trình nào chun sâu. Đây cũng là luận văn thạc sỹ đầu tiên được nghiên cứu
một cách tương đối toàn diện về vấn đề này.
1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đối tượng nghiên cứu là nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất
khẩu than của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc, đây được

coi là năng lực cạnh tranh cốt lõi của một doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh
than. Mặc dù các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng, tiềm năng phát triển của
sản phẩm này rất rộng lớn khi mà mỗi quốc gia dù có khai thác và sản xuất hay
khơng thì đều phải tiêu dùng mặt hàng này. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của
thị trường trong nước cũng như quốc tế thời gian qua đã tạo nên một môi trường
cạnh tranh vô cùng khốc liệt và gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong
lĩnh vực kinh doanh than. Do đó, các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như nhà quản lý
doanh doanh nghiệp đều đưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh doanh dựa trên
năng lực cạnh tranh như: Quy trình khai thác an tồn, bảo vệ sức khỏe người lao
động và bảo vệ môi trường, công nghệ khai thác và chế biến hiện đại, giá cả hợp
lý… để giành giật cũng như bảo vệ thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, làm thế nào để các doanh
nghiệp Việt Nam có thể xác định được mình đang ở đâu? Làm thế nào để đón đầu
các cơ hội kinh doanh? Làm thế nào để tự tin đứng thẳng trước những thách thức
sắp tới? Rõ ràng, để tìm được câu trả lời thì doanh nghiệp phải có những đánh giá
về năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Trên cơ sở đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp sẽ đưa ra


5

được những chiến lược cạnh tranh cụ thể để nâng cao vị thế, hình ảnh, thương hiệu;
tìm kiếm và tạo khách hàng mới; củng cố niềm tin, lòng trung thành của khách hàng
đối với sản phẩm dịch vụ của mình.
Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu than của
các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc luôn là nội dung được
quan tâm và đặt ra đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu hoạt động xuất
khẩu than tại 5 doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc (Công ty chế
biến và kinh doanh, Công ty Cảng, Cơng ty khai thác khống sản, Cơng ty TNHH

MTV Khe Sim, Công ty TNHH MTV 86) tại các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ; nghiên cứu và tìm ra lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp trực thuộc TCT tại các thị trường xuất khẩu.
1.4 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu than trực
thuộc Tổng công ty than Đông Bắc. Cụ thể, việc nghiên cứu đánh giá này được thực
hiện tại Công ty chế biến và kinh doanh than và một số công ty trực thuộc Tổng
công ty than Đông Bắc như Công ty chế biến và kinh doanh, Cơng ty Cảng, Cơng ty
khai thác khống sản, Cơng ty TNHH MTV Khe Sim, Công ty TNHH MTV 86
trong thời gian gần đây (từ năm 2008 – 2011).
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống một số cơ sở lý luận về năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công
ty than Đơng Bắc; nghiên cứu, phân tích đặc điểm và vai trị của các cơng ty khai
thác, chế biến và kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu than.
- Đánh giá thực trạng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trực thuộc TCT than Đông Bắc trong kinh doanh xuất khẩu than. Từ đó
thấy được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp
trực thuộc TCT trong thời gian qua.


6

- Đề xuất một số những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc TCT.
Để thực hiện mục tiêu đó, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và
nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu.
Hai là, nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất

khẩu của các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh than trực thuộc Tổng
công ty than Đơng Bắc, tìm ra những thành quả đã đạt được, những mặt yếu còn tồn
tại và nguyên nhân (từ nghiên cứu điển hình tại Cơng ty chế biến và kinh doanh
than – Tổng công ty than Đông Bắc)
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu than trực thuộc Tổng công ty
than Đông Bắc, (từ nghiên cứu điển hình tại Cơng ty chế biến và kinh doanh than –
Tổng công ty than Đông Bắc)
1.5 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
Để nghiên cứu thật sự có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn người nghiên cứu
cần trả lời được các câu hỏi sau:
1. Cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu?
2. Các yếu tố cấu thành, các chỉ tiêu và công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh xuất khẩu than?
2. Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu than?
3. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu than?
4. Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trực thuộc TCT than Đông Bắc?
5. Các doanh nghiệp trực thuộc TCT đã thực hiện những biện pháp, chiến lược nào
để nâng cao NLCT?
6. Những giải pháp đề xuất và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh xuất khẩu của ngành than Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trực
thuộc TCT than Đơng Bắc hiện nay là gì?


7

1.6 Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 5 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
than trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc: Công ty chế biến và kinh doanh,

Công ty Cảng, Công ty khai thác khống sản, Cơng ty TNHH MTV Khe Sim, Cơng
ty TNHH MTV 86
Nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu than chủ yếu của các doanh nghiệp trực
thuộc TCT, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong khoảng thời gian
từ 2007 - 2011 và những kiến nghị đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015
tầm nhìn 2020.
- Về nội dung: Dựa vào lý luận thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh,
luận văn chủ yếu tìm hiểu về nội dung về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của các
doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc, nhằm tìm ra mặt mạnh, mặt
yếu, nguyên nhân dẫn đến tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu than trực thuộc
Tổng công ty than Đông Bắc.
1.7 Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn chia làm 4 chương như sau:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II: Một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng nâng cao năng
lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp
trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc
Chương IV: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
xuất khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than
Đông Bắc


8

CHƯƠNG II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Bản chất của cạnh tranh và NLCT
2.1.1 Khái niệm, phân loại cạnh tranh
2.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Từ điển rút gọn về kinh doanh: ‘Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình
địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên
sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Theo Từ điển Bách Khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh)
là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc
gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế”.
Theo cuốn Kinh tế học của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch
giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.
Theo tác giả cuốn Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và
kiểm sốt độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh
đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách
hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh
doanh cụ thể”.
Ngồi ra, cịn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh
tranh… Song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:



9

Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng
của nhiều chủ thể cùng tham dự.
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà
các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, một dự án…). Một loạt
điều kiện có lợi (một thị trường, một khách hàng….). Mục đích cuối cùng là kiếm
được lợi nhuận cao.
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một mơi trường cụ thể, có các rằng buộc
chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phảm, thị trường, các
điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều cơng cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm,
cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
(chính sách định giá thấp, chính sách định giá cao, chính sách ổn định giá, định giá
theo thị trường, chính sách giá phân biệt, bán phá giá); cạnh tranh bằng nghệ thuật
tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt;
cạnh tranh thông qua hình thức thanh tốn…
Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh
là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả
nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thơng thường là
chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị
trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh
tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là thu được lợi nhuận,
đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
2.1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Có nhiều tiêu thức là căn cứ để phân loại cạnh tranh, bao gồm:
- Dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trường: có cạnh tranh giữa
những người sản xuất (người bán) với nhau, giữa những người mua và người
bán, người sản xuất và người tiêu dùng, giữa những người mua với nhau. Ở đây,



10

cạnh tranh xoay quanh vấn đề: chất lượng hàng hóa, giá cả và điều kiện dịch vụ
cung ứng.
- Xét theo quy mơ của cạnh tranh có: Cạnh tranh của sản phẩm, cạnh tranh
của doanh nghiệp và cạnh tranh của quốc gia.
- Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh có: Cạnh tranh hợp pháp hay
cạnh tranh lành mạnh (biện pháp cạnh tranh phù hợp với luật pháp, tập quán, đạo
đức kinh doanh) và cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh (biện
pháp cạnh tranh bằng những thủ đoạn chứ không phải vươn lên bằng sự nỗ lực của
chính mình).
- Xét theo hình thái của cạnh tranh có: Cạnh tranh hồn hảo hay thuần túy –
đây là tình trạng cạnh tranh trong đó giá cả của một loại hàng hóa là khơng thay đổi
trong tồn bộ địa danh của thị trường, bởi vì người mua, người bán đều biết tường
tận về các điều kiện của thị trường, và cạnh tranh khơng hồn hảo – đây là hình
thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó người bán hoặc sản
xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên
thị trường. Trong cạnh tranh khơng hồn hảo có hai loại: độc quyền nhóm và cạnh
tranh mang tính độc quyền. Độc quyền nhóm là hình thái thị trường mà trong đó chỉ
có một số ít các nhà sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả của mình
khơng chỉ phụ thuộc vào hoạt động của các nhà cạnh tranh quan trọng trong ngành
đó. Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thái thị trường có nhiều người bán sản
xuất ra những sản phẩm có thể dễ dàng thay thế cho nhau.
- Dưới góc độ các công đoạn của sản xuất – kinh doanh, người ta cho rằng có
ba loại: Cạnh tranh trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán
hàng. Cạnh tranh này được thực hiện bằng phương thức thanh toán và dịch vụ.
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh, có cạnh tranh
trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Đây là cách phân loại cạnh tranh

của K. Marx dựa trên cơ sở khoa học của các phạm trù giá trị thị trường, giá cả sản
xuất và lợi nhuận bình quân. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ, một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.


11

Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất
đối với hàng hóa dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hóa dịch vụ đó.
Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thơn tính lẫn nhau. Doanh ngiệp chiến
thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, những doanh nghiệp
thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản; cạnh tranh giữa các
ngành là cuộc đấu tranh giữa các nhà doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hóa,
dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi
nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra và đầu tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát
triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp ln tìm kiếm
những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành
có nhiều lợi nhuận. Sau một thời gian nhất định, sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng
gọi của lợi nhuận này, vơ hình chung hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa
các ngành sản xuất, dẫn đến kết quả cuối cùng là các doanh nghiệp đầu tư ở các
ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau.
Phát triển cách phân loại trên của C.Mác, các nhà kinh tế học chia thành hai
hình thức cạnh tranh là cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang. Cạnh tranh dọc là sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau.
Cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi giá bán và lượng bán nói trên của các doanh
nghiệp sẽ có điểm dừng. Sau một thời gian nhất định, hình thành một giá thị trường
thống nhất. Cạnh tranh dọc sẽ làm cho các doanh nghiệp có chi phí bình qn cao bị
phá sản, cịn các doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao. Cạnh
tranh ngang là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình qn thấp
nhất như nhau. Do đặc điểm đó, trong cạnh tranh ngang khơng có doanh nghiệp nào

bị loại khỏi thị trường, song giá cả ở mức thấp tối đa, lợi nhuận giảm dần và có thể
khơng có lợi nhuận. Để hạn chế bất lợi đó, cạnh tranh ngang dẫn đến hai khuynh
hướng: hoặc là phải liên minh thống nhất bán với giá cao, giảm lượng bán trên thị
trường – xuất hiện độc quyền; hoặc là các doanh nghiệp tìm mọi cách giảm được
chi phí, tức là chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được
trên thị trường và có lợi nhuận cao.


12

- Xét theo phạm vi lãnh thổ, có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế.
Tuy nhiên, cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay ở thị trường nội địa, đó là cạnh
tranh giữa hàng hóa trong nước sản xuất với hàng ngoại nhập.
Cạnh tranh kinh tế quốc tế là cạnh tranh kinh tế đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, tức
là cạnh tranh giữa chủ thể kinh tế trên thị trường thế giới. Sở dĩ như vậy, là do sự
tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, phân công lao động quốc tế đã phát
triển sâu, rộng, sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội có tính chất quốc tế và do
q trình mở rộng thị trường trên quy mơ tồn thế giới. Chủ thể trực tiếp tham gia
vào cạnh tranh kinh tế quốc tế, trước hết, là các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là
chủ thể trực tiếp thực hiện việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
2.1.2 Khái niệm, các cấp độ năng lực cạnh tranh (NLCT)
2.1.2.1 Khái niệm NLCT
Năng lực cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ
được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường.
Hay nói một cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm
đó; NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ
đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v.....
NLCT của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh
tranh, đảm bảo năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường mục tiêu, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.

NLCT của doanh nghiệp là những tiềm lực sẵn có và huy động bên ngồi để tạo
ra cho mình những ưu thế nhất định trên thị trường về uy tín, quy mơ…
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần,
thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khả năng chống chịu trước sự tấn công
của doanh nghiệp khác
Nâng cao NLCT là khả năng khai thác nguồn lực bên trong của tổ chức nhằm
thích ứng đối với các điều kiện kinh doanh bên ngoài và đạt được mục tiêu của
tổ chức.


13

Trong q trình hoạt động, các doanh nghiệp ln cố gắng tìm cách nâng cao
NLCT cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có NLCT mạnh sẽ có nhiều cơ hội để
mở rộng quy mơ, tăng lợi nhuận, tạo được uy tín với khách hàng.
Như vậy, sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và không ngừng nâng cao NLCT
của doanh nghiệp là vấn đề sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập trong môi trường cạnh tranh
hiện nay. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được khi NLCT của doanh nghiệp
được nâng cao.
2.1.2.2 Các cấp độ NLCT
NLCT của sản phẩm, nhãn hiệu: là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được
nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng thị trường. Nói
cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. NLCT của
sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, khả năng cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy
tín, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán…
NLCT của doanh nghiệp: là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh
tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm
lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá NLCT của

doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ
suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ mơi trường, uy tín
của doanh nghiệp đối với xã hội, thương hiệu doanh nghiệp, tỷ lệ công nhân lành
nghề, tỷ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và phát triển… Những yếu tố đó tạo
cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp khả năng triển
khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho
khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí
thấp hoặc cả hai.
NLCT của ngành: Là khả năng ngành đó có thế mạnh trong nền kinh tế, sự
phát triển của ngành có ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành khác. Ngành nào
có đóng góp GDP cao, tạo ra nhiều lợi nhuận, giải quyết việc làm cho nhiều lao
động thì ngành đó có NLCT mạnh.


14

NLCT của quốc gia: là khả năng quốc gia đó nâng cao mức sống cho nhân
dân với tốc độ cao và bền vững, được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá NLCT quốc
gia như: Độ mở của nền kinh tế, vai trị của Chính phủ, tài chính, cơng nghệ, cơ sở
hạ tầng, quản lý kinh doanh, nhân lực, thể chế… Yếu tố quyết định tới NLCT của
một quốc gia là mơi trường kinh tế vĩ mơ, trình độ hoạt động của các doanh nghiệp,
chất lượng môi trường kinh doanh và năng suất sản xuất quốc gia.
NLCT quốc gia, NLCT của doanh nghiệp, NLCT của sản phẩm có mối liên
hệ với nhau. Doanh nghiệp có NLCT khi gần như tất cả sản phẩm của nó đều có
NLCT, doanh nghiệp trong nước có NLCT tốt sẽ làm tăng NLCT quốc gia.
2.1.3 Các nhân tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp
2.1.3.1 Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một chương trình hành động
tổng quát hướng đến việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực
cạnh tranh luôn bị chi phối bởi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chiến

lược kinh doanh đúng thì sức cạnh tranh sẽ được nâng cao. Trong hoạt động sản
xuất kinh doanh có nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau, bao gồm:
* Chiến lược giữ vững và phát triển thị trường hiện tại: Thị trường hiện tại
(hiện có) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, thu nhập và có khả năng tiếp
cận một sản phẩm nhất định của thị trường. Ta có thể hiểu đó là một tập hợp những
khách hàng hiện có của doanh nghiệp. Để giữ vững và phát triển thị trường hiện có
thì doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng, cơ hội trên thị trường hiện tại
của doanh nghiệp thường xuất hiện khi có những nhu cầu của khách hàng còn chưa
được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa tốt, hoặc doanh nghiệp có khả năng tăng thị phần
nhờ lợi thế chung nào đó hoặc sự suy yếu của đối thủ cạnh tranh.
* Chiến lược tiếp cận và xâm nhập thị trường mới: Việc nghiên cứu chiến
lược tiếp cận thị trường mới nhằm mục tiêu tăng trưởng thường xuyên và củng cố vị
thế doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường mới để
xác định thị trường trọng điểm từ đó có cách ứng xử phù hợp với thị trường.


15

* Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu: Việc lựa chọn thị trường mục
tiêu và chiến lược phát triển thị trường mục tiêu là rất quan trọng của doanh nghiệp.
* Các chiến lược Marketing hỗn hợp: Hay còn được gọi là 4P (sản phẩm, giá
cả, xúc tiến thương mại và địa điểm)
2.1.3.2 Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô lớn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác và ngược lại. Năng
lực tài chính của DN được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng
vốn có hiệu quả, năng lực quản ly’ tài chính….trong DN. Trước hết, năng lực tài
chính gắn với vốn – là một yếu tố cơ bản và là một đầu vào của DN. Do đó, việc sử
dụng vốn có hiệu quả, quay vịng vốn nhanh…có y’ nghĩa rất lớn trong việc làm
giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với
các yếu tố kinh doanh khác.

Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu….Như vậy,
năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên,
bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Để nâng cao năng lực tài chính, DN phải củng cố và phát triển nguồn vốn,
tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức. Đồng thời, điều quan trọng
là DN phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả
để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và những người cho vay vốn.
2.1.3.3 Năng lực quản ly’ và điều hành
Sức cạnh tranh của DN được đánh giá bởi tính linh hoạt và ứng dụng của DN
để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thị trường. Sự linh hoạt của DN trong quản
ly’ sẽ giảm tỷ lệ chi phí quản ly’ trong giá thành sản phẩm, qua đó nâng cao sức
cạnh tranh sản phẩm của DN.
2.1.3.4 Hệ thống thơng tin
Trong kinh doanh, thơng tin đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động
của DN. DN nắm bắt thông tin về giá cả, thị trường, đối thủ cạnh tranh, tâm ly’
khách hàng….sẽ giúp DN hạn chế rủi ro, tìm và tạo ra “lợi thế so sánh” của DN.


16

2.1.3.5 Danh tiếng của doanh nghiệp
DN đảm bảo uy tín với khách hàng là đảm bảo chất lượng sản phẩm, thương
hiệu sản phẩm, tạo lòng tin với khách hàng…Đối với các đối tác bạn hàng thì phải
tuân thủ đúng hợp đồng, khơng gian lận, khơng có những hành động bất tín. Có như
vậy, DN mới có thể có vị thế vững mạnh trên thị trường.
2.1.3.6 Tính tiên tiến của cơng nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn
đến NLCT của DN. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất,
giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao

chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của DN. Cơng
nghệ cịn tác động đến tổ chức sản xuất của DN, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự
động hóa của DN.
2.1.3.7 Chất lượng cán bộ quản ly’ và kỹ năng của đội ngũ lao động
Hệ thống cán bộ quản ly’ năng động, có kinh nghiệm, khả năng đánh gái thì
họ sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho công ty. Năng lực tổ chức, quản ly’ DN được coi là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DN nói chung cũng như năng lực cạnh
tranh của DN nói riêng. Đội ngũ cán bộ quản lí khơng chỉ đơn thuần là trình độ học
vấn mà cịn am hiểu về nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của DN,
từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng….đến kiến thức về XH,
nhân văn. Ngồi ra, họ cịn phải có trình độ tổ chức, quản lí DN thể hện ở việc sắp
xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của
các bộ phận, hoạch định chiến lược. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lí DN
theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu quản cao có y’ nghĩa quan trọng khơng chỉ đảm
bảo hiệu quả quản lí cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác mà cịn làm giảm
tương đối chi phí quản lí của DN. Nhờ đó mà nâng cao NLCT của DN.
Trong DN, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng
phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Lao động cịn là
lực lượng tham gia tích cực vào q trình cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa q trình sản
xuất và thậm chí góp sức vào những phát kiến và sáng chế…Do vậy, trình độ của


17

lực lượng lao động tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm,
ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí của DN. Để nâng cao sức cạnh tranh, DN
cần chú trọng bảo đảm chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của
người lao động dưới nhiều hình thức, đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyến khích
người lao động tham gia vào q trình quản lí, sáng chế, cải tiến…
2.1.3.8 Chi phí kinh doanh

Trong đó bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi phí
tiện ích, chi phí vận tải, bãi bằng…Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các cơng
nghệ kỹ thuật mớ, độc đáo hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, qua đó tạo
một vị thế tốt trên thị trường.
2.1.3.9 Tổ chức hệ thống của DN
Các DN cho dù có các yếu tố mặt hàng sản xuất kinh doanh, nhân sự, tài
chính, trang thiết bị hay công nghệ như nhau nhưng do trật tự tổ chức hệ thống với
hiệu lực khác nhau thì sức cạnh tranh của nó có những điểm khác nhau.
2.1.4 Các cơng cụ sử dụng nâng cao NLCT của DN.
2.1.4.1 Cạnh tranh bằng sự khác biệt hoá của sản phẩm
Sản phẩm là bất cứ cái gì – những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm tổ
chức và y’ tưởng – có thể đưa vào thị trường nhằm tạo sự chú y’, mua sắm, sử
dụng tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Chiến lược sản phẩm là
vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp có
hiệu quả tạo ra nhu cầu mới, để nghiên cứu thực hiện chiến lược sản phẩm một cách
tốt nhất, sản phẩm có vị thế trên thị trường cần quan tâm đến các yếu tố cấu thành
nên sản phẩm.
Các DN cần xác định cho mình một danh mục sản phẩm phù hợp. Danh mục
sản phẩm dựa trên bốn yếu tố: chiều rộng (bao nhiêu loại sản phẩm), chiều dài (tổng
số mặt hàng có trong tất cả các loại sản phẩm), chiều sâu (số lượng những mặt hàng
có trong từng nhãn hiệu của từng loại sản phẩm của danh mục sản phẩm), và tính


18

thống nhất (mức độ quan hệ giữa các sản phẩm xét theo cách sử dụng cuối cùng,
công nghệ sản xuất, hệ thống phân phối, giá cả…)
Nhãn hiệu là một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho người
mua một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ. Những nhãn hiệu

danh tiếng bao hàm một sự đảm bảo về chất lượng, sự trung thành của khách hàng.
Chiến lược nhãn hiệu của DN được thực hiện theo bốn hướng: mở rộng loại sản
phẩm, mở rộng nhãn hiệu, sử dụng nhiều nhãn hiệu trong cùng một loại sản phẩm
và nhãn hiệu mới cho loại sản phẩm mới. Do thay đổi trong nhu cầu thị yếu của
người tiêu dùng và hành vi ứng xử của các đối thủ cạnh tranh, DN cần tái định vị
nhãn hiệu bằng cách khai thác sự thừa nhận đối với nhãn hiệu hiện có hay thay đổi
cả sản phẩm lẫn hình ảnh của nó, hoặc chỉ thay đổi hình ảnh của sản phẩm.
Bao bì là một yếu tố chiến lược sản phẩm, DN cần thiết kế để nó khơng chỉ
làm nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ sản phẩm, mà còn giới thiệu một kiểu phân phối
mới, gợi ra những phẩm chất của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết
sản phẩm và nhãn hiệu, tạo ra cho họ sự tin tưởng và an tâm khi lựa chọn sản phẩm
và nhãn hiệu của DN.
Với những thay đổi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, khoa học –
công nghệ và cạnh tranh trên thị trường, các DN cần có chương trình cải tiến, phát
triển sản phẩm.
2.1.4.2 Cạnh tranh bằng chất lượng
Chất lượng sản phẩm là phần lợi ích mà người tiêu dùng sở hữu và cảm nhận
được. Yêu cầu của khách hàng càng cao về lợi ích mà họ cảm nhận được từ sản
phẩm. khách hàng chấp nhận bỏ giá cao hơn để được mua sản phẩm chất lượng tốt.
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ thì
DN phải khơng ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của
DN. Chất lượng sản phẩm khơng được đảm bảo thì cũng có nghĩa là DN sẽ bị mất
khách hàng, mất thị trường nhanh chóng đi tới suy thối và bị phá sản. Chất lượng
sản phẩm tốt sẽ làm tăng sản lượng tiêu thụ, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, làm


19

tăng uy tín của DN, mở rộng thị trường tiêu thụ. Do vậy, cạnh tranh bằng chất

lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ DN nào cũng
phải sử dụng nó.
2.1.4.3 Cạnh tranh về giá cả sản phẩm
Khi triển khai một sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm mới hay đưa một sản
phẩm hiện có vào kênh phân phối mới, một thị trường mới thì DN cần tiến hành
định vị sản phẩm. Các DN thường tiến hành định vị theo mối quan hệ giữa giá cả và
chất lượng, với chín chiến lược có thể là: chất lượng cao – giá ca, chất lượng cao –
giá trung bình, chất lượng cao – giá thấp, chất lượng trung bình – giá cao, chất
lượng trung bình – giá trung bình, chất lượng trung bình – giá thấp, chất lượng thấp
– giá cao, chất lượng thấp - giá trung bình, chất lượng thấp – giá thấp.
Đối với mỗi loại sản phẩm DN cần xác định mức giá bán ban đầu và sau đó
sẽ tiến hàng điều chỉnh giá trong quá trình kinh doanh, tức là xây dựng được một cơ
cấu giá phản ánh được những thay đổi về nhu cầu và chi phí theo địa ly’, những
yêu cầu khác nhau của các phân đoạn thị trường, thời vụ mua sắm, quy mô đặt hàng
và các yếu tố khác. Trong quá trình triển khai các cơ cấu và chiến lược về giá, các
DN sẽ phải thay đổi giá bán của họ.
DN chủ động giảm giá khi: muốn tận dụng sản xuất năng lực dư thừa, bảo vệ
thị phần đang giảm dần, hay chi phối thị trường thông qua giá thành thấp hơn do
khối lượng sản xuất thấp hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. DN chủ
động tăng giá khi chi phí sản xuất tăng, nhu cầu tăng quá mức.
2.1.4.4 Cạnh tranh bằng vịêc thiết lập mạng lưới kênh phân phối chặt chẽ
Kênh phân phối có vai trị quan trọng giúp DN giải quyết khó khăn về tài
chính và nhân sự, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt đầu mối giao dịch.
Thông qua việc thực thi các chức năng thông tin, cổ động, tiếp xúc, cân đối, thương
lượng, phân phối vật phẩm, tài trợ và chia sẻ rủi ro, lấp được khoảng cách về thời
gian, không gian và quyền sở hữu của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ.


×