Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ CHO HỌC SINH LỚP 1B TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.91 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN
*************************************************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ
CHO HỌC SINH LỚP 1B TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THIỆN

Người thực hiện: Lại Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thiện
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt


THANH HÓA, NĂM 2015
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học
đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra
trước mắt các em học sinh lớp 1.
Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 đã được xác định là rèn bốn
kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong đó kỹ năng viết chữ là một kỹ năng tiên quyết
và quan trọng. Biết viết chữ, con người có thêm một phương tiện vật chất có tác
dụng phát huy hiệu quả các chức năng ngôn ngữ. Lời nói được chuyển thành
văn bản viết có khả năng truyền đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua
không gian và thời gian, trong mọi hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, với mọi đối
tượng sử dụng. Không có chữ viết, không biết chữ và không thể hiện chữ viết
chuẩn, con người tự hạn chế hoạt động giao tiếp hoặc làm cho hoạt động giao
tiếp bị hạn chế, năng lực tư duy kém phát triển.
Học viết chữ chính là công việc đầu tiên khi các em cắp sách đến trường.
Vì vậy dạy chữ chính là dạy người. Chữ viết là một hình thức giao tiếp của con


người, là phương tiện để con người nhận biết kiến thức, nâng cao trình độ phục
vụ trong lao động và nghiên cứu khoa học. Chữ viết của học sinh là một vấn đề
được mọi người trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô
đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương
pháp dạy chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm.
Điều đó ảnh hưởng đến các môn học khác.
Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện
cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô
và bạn đọc vở của mình”
Tiểu học là bậc học nền tảng, lớp 1 là lớp móng; nền móng có vững thì
ngôi nhà tri thức với vững chắc. Dạy tập viết cho các em là chúng ta đã trao cho
các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để
các em học tập, tiếp thu kiến thức và vận dụng suốt đời. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, và với nhiều năm tôi được phân công dạy lớp 1; vậy để công việc
dạy chữ viết cho các em (nhất là các em học sinh lớp 1) đạt hiệu quả tốt tôi đã
tập trung nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết
chữ cho học sinh lớp 1 b trường Tiểu học Nga Thiện”.


B. GIẢI QUYÕT VÊN ĐÒ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:

Giữa thế kỷ thứ XIX, dân tộc Việt Nam đã có chữ viết riêng gốc La-tinh.
Thời xưa các cụ thường nói “Văn hay Chữ tốt”, ngày nay cũng vậy: Cha mẹ có
con đi học cũng mong sao cho con mình viết chữ đẹp.
Chữ thể hiện tâm hồn, đức tính, trí thông minh của con người. Những nhà
triết học tự xem chữ viết có thể đánh giá người đó về các mặt tri thức, nhận thức
và văn hóa. Người có chữ đẹp thường viết văn hay. Chữ đẹp cảm hoá lòng
người. Khi đi thi, bài viết chữ đẹp, sạch đều chiếm được cảm tình. Lá đơn xin

việc, lý lịch cá nhân được Thủ trưởng, Giám đốc xem chữ viết để biết, đánh giá
tác phong, tư cách của người mà tuyển nhân viên.
Một tấm bằng khen, Huân chương, Huy chương...được viết bằng chữ đẹp
cũng tăng thêm giá trị của việc khen thưởng. Thời đại nào, thể chế nào, bây giờ
hay ngàn năm sau cũng vậy thôi!
Học trò đi học xưa hay học sinh ngày nay cũng vậy, ở trường các thầy cô
dạy các em viết chữ nắn nót từng nét chữ từ khi cầm viên phấn, đến bút chì rồi
bút mực. Khi con đi học về, cha mẹ đầu tiên giở vở của con xem viết chữ có
đúng có đẹp không và được nhận xét như thế nào.
Chữ viết muốn đẹp thì cần phải dạy tốt, học tốt và được rèn từ lớp 1đến
lớp 3. Thầy cô viết chữ đẹp, học sinh noi theo viết chữ theo mẫu. Học viết chữ
đúng mẫu, đúng chữ, đúng tâm hồn và dáng đứng của chữ quốc ngữ nước ta,
đúng với chữ của dân tộc Việt Nam đã có trên một thế kỷ rưỡi trông vừa đẹp,
vừa trang nhã lại vừa duyên dáng. Yêu chữ là yêu người.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Thực tế hiện nay chữ viết của nhiều em học sinh Tiểu học chưa được mềm
mại đẹp mắt, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các
chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm, học sinh sử dụng nhiều loại bút, nhiều
màu mực để viết bài nên còn hạn chế trong việc giữ gìn: “Vở sạch - Chữ đẹp”.
Đây là một mảng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học của học sinh
và được các nhà trường quan tâm. Nâng cao chất lượng giờ dạy tập viết để học
sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp ” mới có
chất lượng và hiệu quả.


Học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học còn rất nhiều bỡ ngỡ. Việc làm quen
với chữ viết đối với các em thật khó khăn, bởi đôi bàn tay còn yếu ớt vụng về,
lóng ngóng.
Là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Ở lớp 1 có

nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không? Qua thực tế giảng dạy môn tập
viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em
viết đúng, viết đẹp ngay là một điều khó đối với học sinh. Do vậy tùy từng lớp
cụ thể, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu tiên quyết, trọng tâm của môn học và
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc.
Chính vì thế tôi đã xác định: muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 1
là rèn cho trẻ có nề nếp và kỹ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ
đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đúng đẹp
cho suốt quá trình học tập của học sinh. Trong thực tế hiện nay, ngay từ khi học
Mầm non các em đã được tiếp xúc làm quen với các chữ cái, một số gia đình
quan tâm đến con cái cũng đã dạy các em tập viết nên nhìn chung học sinh Tiểu
học ngay từ đầu năm lớp 1 đã nhận được mặt chữ và viết được một số chữ cái.
Về cơ bản các em đã viết khá đúng mẫu và tương đối đúng kích cỡ quy
định. Khi viết nhiều em cũng đã thể hiện tính thẫm mỹ. Tuy nhiên, nhiều giáo
viên Mầm non và phụ huynh học sinh chưa nắm vững cách hướng dẫn học sinh,
quy trình tập viết, mới chỉ quan tâm dạy các em về hình dáng con chữ chứ chưa
thật sự chú trọng đến việc dạy viết chữ đúng quy trình và đúng mẫu.
Nhận thức của người dạy, người học, của cha mẹ học sinh chưa thấy rõ
tầm quan trọng của việc rèn chữ viết. Bản thân một số giáo viên viết chữ còn
chưa đúng mẫu, chưa đẹp, chưa hướng dẫn cho học sinh cách viết các nét cơ
bản, các con chữ, các chữ ghi tiếng đúng quy trình; chưa luyện chữ một cách tỉ
mỉ, chu đáo.
Một số giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến các yếu tố ảnh hưởng tới chữ
viết của học sinh đó là: Tư thế ngồi viết, cách cầm và sử dụng bút, để vở, bàn
ghế đúng quy cách,...; việc chuẩn bị đồ dùng học tập chưa tốt; khi viết không
nắm chắc quy tắc chính tả, nguyên tắc đánh dấu thanh hoặc đọc, phát âm không
đúng.
Một bộ phận không nhỏ các em viết chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ và ghi dấu
không đúng vị trí.
Nhiều em viết chữ chưa đúng, các nét chữ còn chưa đều, chưa mềm mại,

nét chữ, con chữ còn viết nghiêng ngả tuỳ tiện. Một số học sinh còn chưa biết
cách trình bày.


* Khảo sát chất lượng chữ viết đầu năm học 2014- 2015 của lớp 1b (sĩ số
25) trường Tiểu học Nga Thiện do tôi phụ trách, có kết quả như sau:
Kết quả
Chữ viết đúng, đẹp
Chữ viết đúng và khá đẹp
Chữ viết đạt yêu cầu
Chữ viết còn sai, xấu

Đầu năm học 2014- 2015
Số lượng
Tỷ lệ %
3
12%
7
28%
9
36%
6
24%

Từ thực tế này cho thấy, việc rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh là hết sức
cần thiết. Chính vì vậy tôi quyết tâm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để
rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh đạt hiệu quả.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Giải pháp1. Bồi dưỡng cho học sinh óc thẫm mỹ, lòng ham mê, thích thú

luyện viết chữ đẹp.
Đối với học sinh lớp 1, tâm lý của các em khi viết ảnh hưởng rất nhiều tới
chất lượng chữ viết. Nếu các em hứng thú, tập trung khi viết chất lượng bài viết
sẽ tốt, ngược lại nếu các em mệt mỏi, viết với tâm lý không tập trung, viết cho
xong thì bài viết có hiệu quả sẽ thấp. Do đó tôi luôn tìm cách để các em có hứng
thú trong giờ tập viết, tập chép.
- Khi giới thiệu bài tôi tìm cách vào bài tự nhiên, gây ấn tượng cho các em.
- Tôi thường xuyên kể cho các em nghe các tấm gương luyện chữ viết của
người xưa và nay. Như tấm gương Cao Bá Quát, đặc biệt là tấm gương Nguyễn
Ngọc Ký, tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng kiên trì bền bỉ vượt khó, anh đã
dùng đôi chân thay cho đôi tay của mình để viết bằng được chữ, không những
anh đã viết được mà còn viết đẹp và làm được mọi công việc như người khác.
- Luôn quan tâm đến việc chuẩn bị đồ dùng trực quan sao cho đẹp, tạo hứng
thú học tập cho học sinh.
- Cho học sinh xem những tập “Vở sạch, chữ đẹp” được lưu ở phòng truyền
thống, của các bạn trong lớp, trong khối, các anh chị lớp trên.
- Lấy tấm gương các bạn viết chữ đẹp, cẩn thận trong lớp để các em học
tập.
- Luôn động viên khen ngợi học sinh thường xuyên dù là những tiến bộ nhỏ
của các em.


Giải pháp 2: Giáo viên phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn
chữ viết và chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập cho học sinh.
Giáo viên cần nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh để họ thấy rõ tầm
quan trọng trong việc rèn chữ viết và giữ gìn vở sạch của con em mình.
Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1 là nhanh quên và vào lớp 1 học sinh
mới được học viết, vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng, chữ đẹp cần được làm
thường xuyên và liên tục ở mọi lúc mọi nơi; ngoài sự dạy dỗ kèm cặp của thầy
cô ở lớp thì việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng vì vậy

ngay những buổi học đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng
của việc rèn chữ cho học sinh và phổ biến cách dạy, luyện viết chữ cho các cháu
ở nhà sao cho thống nhất với cách của giáo viên dạy ở lớp.
Kinh nghiệm cho thấy, sự phối kết hợp giữa phụ huynh với cô giáo trong
việc rèn chữ cho học sinh là hết sức quan trọng. Nếu phụ huynh kết hợp tốt cùng
giáo viên chủ nhiệm thì sẽ giúp rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chữ viết.
Để rèn cho học sinh viết đúng, đẹp thì các đồ dùng học tập như bảng con,
bút và vở viết của học sinh cũng rất quan trọng. Ngay từ đầu năm học tôi đã
thống nhất với phụ huynh mua loại bảng con kích thước 20 x 30 cm được làm
bằng gỗ ép có dùng kẻ li, phấn mềm, bút chì, bút mực dễ viết (dùng bút nét hoa).
Vở tập viết cùng một loại (vở 5 li) khi viết bút chì, vở 4 li khi viết bút mực.
Những đồ dùng để chuẩn bị cho một năm bắt đầu là rất cần thiết và không thể
thiếu được. Nó là hành trang để các em bước vào năm học đạt hiệu quả cao.
Giải pháp3: Rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở đúng quy định cho học sinh.
* Đối với học sinh lớp 1 việc rèn tư thế ngồi viết là rất quan trọng. Tôi cho
học sinh quan sát tranh vẽ học sinh ngồi học đúng tư thế và hỏi học sinh: Bạn
ngồi học thế nào? Giáo viên ngồi làm mẫu sau đó cho học sinh tập ngồi tư thế
như vậy. Giáo viên phân tích để các em biết được tư thế ngồi học đúng. Cụ thể:
- Tư thế ngồi phải thoải mái. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới
điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao đầu phải cúi gần
xuống, ngồi thấp quá đầu phải nhìn với lên. Khoảng cách từ mắt tới vở từ 25cm
- 30cm là vừa, không được nhìn quá gần vở dễ gây cận thị.
- Cột sống lưng ở tư thế đứng thẳng vuông góc với mặt ghế ngồi. Không
ngồi vặn vẹo lâu dần thành tật, dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống.
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống lệch vẹo
và chữ viết cũng xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi lệch, đồng thời


làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.

- Ánh sáng phải đủ độ và chiếu sáng từ bên phải sang, không bị sấp bóng.

Tư thế ngồi viết đúng quy cách

* Trong thực tế rất nhiều bậc phụ huynh dạy con viết ngay từ bậc Mầm non
nhưng chưa chú ý cách cầm bút như thế nào cho đúng. Điều đó ảnh hưởng rất
nhiều đến chữ viết của các em. Do đó giáo viên cần uốn nắn và rèn luyện cho
các em cách cầm bút, để vở đúng quy định:
- Tay phải cầm chắc bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa).
Đầu ngón trỏ phải cách đầu ngòi bút khoảng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa
của cánh tay phải khi đặt xuống bàn viết. Lúc viết điều khiển cây bút bằng các
cơ ở cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai
ngón tay út và áp út. Ngược lại không được úp quá nghiêng bàn tay về bên trái.
- Các tư thế cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các tật sau này sẽ rất khó sửa.
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 0.
Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900.


- Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Các nét đưa lên nghiêng
hoặc sang phải thật nhẹ tay (nếu dùng bút mài thì hơi nghiêng ngòi bút). Các nét
đưa xuống tì mạnh tay, ngòi bút đưa ngay ngắn. Có làm được như thế mới tạo
được chữ nét thanh nét đậm.
Giải pháp 4: Rèn cho học sinh viết đúng mẫu, đúng quy trình các chữ, các
nhóm chữ.
Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em học sinh lớp 1 viết đúng, viết đẹp ngay là
điều thiếu thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vậy cần đặt ra kế hoạch rèn
chữ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể.
Đối với lớp 1 các em vừa bước vào làm quen với bút, vở do vậy muốn học
sinh viết chữ đúng và đẹp thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh luyện viết 14 nét

cơ bản thành thạo trước:
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Nét

Tên nét
Nét ngang
Nét sổ thẳng
Nét xiên trái
Nét xiên phải
Nét móc xuôi
Nét móc ngược
Nét móc hai đầu

STT

Nét

Tên nét

8
9

10
11
12
13
14

c

Nét cong hở - phải
Nét cong hở - trái
Nét cong kín
Nét khuyết trên
Nét khuyết dưới
Nét thắt
Nét thắt có móc hai đầu

o

Sau đó cho học sinh luyện viết các chữ theo nhóm, theo các nét đồng dạng.


Trước hết tôi cho học sinh rèn viết các chữ có nét móc xuôi, móc ngược,
móc hai đầu rồi nét thắt. Viết đúng và đẹp các nét móc trên thì khi dạy các chữ:
n, m, i, u, ư, v, t, r, s học sinh có thể viết nhẹ nhàng.
Nhóm 1: Gồm các chữ: n, m, i, u, ư, v, t, r. (nhóm chữ cái có các nét
móc).
Với nhóm chữ này học sinh hay mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các
nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không
đúng.
Để khắc phục nhược điểm trên, ngay từ nét bút đầu tiên tôi rèn luyện cho

học sinh viết các nét móc ngược, nét móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước
khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh hoạ rõ nét
điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ
có cơ sở để viết chữ ở nhóm thứ hai đúng hơn.
Nhóm 2: Gồm các chữ: l, b, h, k, y, g. (nhóm chữ cái có nét khuyết)
Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của các nét và chữ
viết còn cong vẹo.
Để học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi luôn cho học
sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng một dấu chấm nhỏ và
rèn học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua điểm chấm rồi mới đưa
bút lên tiếp thì mới viết đúng.
Đối với học sinh lớp 1 để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần
rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ
bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết.
Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ, c, x, e, ê a, ă, â, đ, d, q. (nhóm chữ có nét
cong).
Sau khi học sinh đã viết thành thạo các nét sổ dọc, ngang, nét khuyết, tôi
chuyển sang dạy học sinh viết nét cong trái, cong phải và viết nét cong tròn.
Việc này có cơ hội giúp học sinh viết được các chữ o, ô, ơ, c, x, e, ê, a, ă, â, đ,
d, q một cách nhẹ nhàng.
Loại chữ này nhiều người cho rằng quá đơn giản nhưng thực tế dạy cho
học sinh tôi thấy khó nhất ở chữ o và dễ sai nhất cũng là chữ o, vì học sinh viết
chiều ngang quá rộng hay quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Tôi cảm
thấy khi dạy học sinh viết chữ o cũng rất khó nói cho học sinh hiểu và viết đúng.
Để cho học sinh dễ hiểu và nắm được cách viết chữ o tôi kẻ một ô vuông lớn
trên bảng chia cạnh trên và cạnh dưới của ô vuông thành 4 phần bằng nhau, kẻ


một đường dọc để thành hình chữ nhật, đánh dấu ở 4 điểm giữa các cạnh hình

chữ nhật dùng phấn màu chấm chấm (...) thành hình chữ o sau đó giáo viên tô
lên chỗ dấu (...) vừa viết vừa hướng dẫn học sinh quan sát. Hướng dẫn xong cho
học sinh quan sát chữ o mẫu trên bìa cài chữ, sau đó cho học sinh tập viết vào
bảng con. Tôi nhắc học sinh cần nhớ điểm xuất phát và điểm dừng để sau này
viết vần, viết liền mạch đúng và nhanh. Đặc biệt khi viết chữ o với các chữ khác
thì ở bên phải trên đầu chữ o phải tạo ra “nét ảo” để khi viết liền mạch nhanh và
mềm. Viết được chữ o đúng học sinh dễ dàng viết đúng, đều các chữ khác trong
nhóm có nét cong tròn kín.
- Nhóm 4: Các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Tất cả các chữ số đều có độ cao 2 đơn vị (đv) và rộng 1 đơn vị chỉ riêng
chữ số 1 là rộng 0,5 đv.
+ Nhóm chữ số chỉ có nét thẳng: 1, 4, 7
+ Nhóm chữ số có nét thẳng kết hợp nét cong: 2, 5
+ Nhóm chữ số chỉ có nét cong: 0, 3, 6, 8, 9
* Để khắc phục tình trạng học sinh viết không đúng cỡ chữ, tôi cho các em
luyện viết các nhóm chữ cùng độ cao: 2,5 đơn vị, 2 đv, 1,5 đv, 1,25 đv, 1 đv:
- Nhóm chữ cao 2,5 đơn vị : b, h, k, l, g, y; Kết hợp cho học sinh nhận xét
sự giống nhau và khác nhau của nhóm chữ này (Giống nhau cùng độ cao, bốn
chữ: b, h, k, l đều có nét khuyết trên, hai chữ: g, y, đều có nét khuyết dưới)
- Nhóm chữ cao 2 đơn vị: đ, d, q, p; Kết hợp cho học sinh nhận xét sự
giống và khác nhau của các chữ trong nhóm với nhau, giữa chữ d, đ với chữ a
(chữ d, đ viết tương tự chữ a nhưng khi viết nét móc ngược thì ta đặt bút trên
đường kẻ 2).
- Chữ cao 1,5 đv: t. Điểm dừng bút trên cùng của chữ t nằm ở giữa ly thứ
2
- Nhóm chữ cao 1,25 đơn vị: r, s; Cho học sinh nhận xét sự giống và khác
nhau của hai chữ này
+ Chữ r : Đặt bút tại dòng kẻ đậm đưa lên một nét xiên đến đường kẻ 1, tạo
nét thắt nhỏ phía trên đường kẻ 1 rồi đưa ngang bút lượn tròn góc và xổ xuống
đến đường kẻ đậm tạo nét móc, dừng bút tại 1/2 đơn vị chữ.

+ Chữ s : Đặt bút giống chữ r viết nét xiên, tạo nét thắt trên đường kẻ 1, viết
nét cong trái dừng bút phía trong cao 1/3 đơn vị chữ.
- Nhóm chữ cao 1 đơn vị: Gồm các chữ còn lại.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ thuật ở mỗi
nhóm, tôi đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể.


Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn loại chữ này viết đúng kĩ thuật
mới chuyển sang loại chữ khác, rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,
phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Sau mỗi bài viết giáo viên chấm chữa và nhận xét nét nào được, nét nào
chưa được. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không
đúng quy định; tay đặt bút không có điểm tựa; vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm
tay đưa bút; do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không
đều,... tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
Khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm,
tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
Giải pháp 5: Hướng dẫn kĩ thuật viết liền mạch, kết hợp lia bút, rê bút và
đánh dấu thanh đúng vị trí.
Sau khi rèn dứt điểm các chữ cái tôi hướng dẫn học sinh viết tiếng và từ.
Để giúp học sinh viết nhanh, nâng cao trình độ viết, tốc độ viết, tôi hướng dẫn
các em kĩ thuật viết liền mạch: Viết liền mạch là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ
điểm kết thúc của nét viết đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. Thông
thường viết 1 tiếng thì nét bút đưa liền mạch từ điểm đầu của tiếng đến điểm kết
của tiếng, sau đó mới dừng lại ghi dấu chữ và dấu thanh.
Ví dụ: Khi viết tiếng hồ, ta viết âm h trước và nối liền với âm o rồi viết tiếp
mũ (^) trên o và cuối cùng viết thanh huyền ở trên ô thành tiếng hồ.
Kỹ thuật lia bút: là kỹ thuật viết nối các chữ cái với nhau. Nét bút được thể
hiện liên tục nhưng dụng cụ viết không chạm vào mặt phẳng viết (giấy hay
bảng).

Kỹ thuật rê bút: đó là kỹ thuật viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ
vừa viết, đầu ngòi viết chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm
bắt đầu của nét liền sau.
* Ở đầu lớp 1 các em còn viết dấu thanh sai quy trình, dấu thường quá to
nên trong bài dạy về dấu thanh tôi thường cho học sinh quan sát kĩ cấu tạo, cách
viết và viết mẫu cho học sinh quan sát sau đó cho học sinh viết bảng và viết vào
vở. Với những học sinh viết dấu quá to tôi cho học sinh quan sát các chữ viết
mẫu phân tích và trong bài chấm tôi sửa lỗi thật cụ thể, dành thời gian cho các
em luyện lại tránh sai sót ở những lần viết sau.
Khi dạy Tập viết ta cần chú ý dạy cho các em đánh dấu thanh theo nguyên
tắc khoa học, tức là ghi dấu thanh ở trên âm chính của tiếng. (Dấu: huyền, sắc,
hỏi, ngã, đặt trên các chữ ghi âm chính, dấu nặng đặt dưới chữ cái ghi âm
chính). Thông thường các em đánh dấu thanh đúng, ít sai sót. Tuy vậy khi gặp


các tiếng có các vần gồm 2, 3 chữ ghi nguyên âm đi liền nhau như: oa, oe, uê,
uy, ao, eo, au, ui, oeo..., thì không phải em nào cũng dễ dàng xác định đúng vị
trí dấu thanh. Để tìm hiểu nguyên tắc khoa học, có tính đến nguyên tắc thẩm mĩ,
nói chung là phải diễn giải dài và không phải là dễ, vì thế tôi đưa ra một ví dụ:
Đánh dấu thanh ở các trường hợp sau, cách nào là chính xác.
cửa hay cưả
khỏe hay khoẻ
lùa hay luà
chiến hay chíên
• Với âm tiết mà có nguyên âm đôi (ưa, ua, ươ, uô, iê, yê) ở vần thì:
- Đánh dấu ở trên hoặc ở dưới (với thanh nặng) chữ cái thứ hai của nguyên
âm đôi đối với vần có âm cuối, Ví dụ: chiến, luống, chuyện, lườn...
- Đánh dấu ở trên hoặc ở dưới (với thanh nặng) chữ cái thứ nhất của
nguyên âm đôi đối với vần không có âm cuối; Ví dụ: lụa, lửa,...
• Với âm tiết mà không có nguyên âm đôi ở vần thì tôi hướng dẫn các em

đánh ở trên hay ở dưới (thanh nặng) âm chính của vần; Ví dụ: khoá, hoàn, huệ,...
Hay là cho các em thêm một phụ âm cuối vần như: ( n, m, nh, ng, c, t ) tạo
thành tiếng mới mà đọc được thì dấu thanh được ghi vào chữ ghi nguyên âm sau
cùng của âm tiết. Ví dụ: khoẻ + n = khoẻn (đọc được) nên viết đúng là khoẻ.
Giải pháp 6: Giúp học sinh nắm chắc quy tắc chính tả.
Học sinh lớp 1 mới làm quen với chữ viết nên khi viết các em còn mắc lỗi
do không nắm chắc quy tắc chính tả. Nhiều em không phân biệt được lúc nào
ghi: g – gh; ng – ngh, hay c – k – q:
Ví dụ: Có một số em viết tiếng “ nghỉ” lại viết “ ngỉ ” ; “ quà ” viết thành
“coà ”; “ kẻ ” viết thành “ cẻ ”...
Để khắc phục những lỗi này tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai
nhanh - Ai đúng”:
im
Nội dung là làm các bài tập dạng:
c
Ví dụ:
Nối âm với vần để được một tiếng viết đúng:

am
k

Hoặc cho học sinh làm các bài tập dạng điền vào chỗ chấm:
Ví dụ: ng hay ngh ?

á
éo


Bãi ... ô
... e giảng

... ay ngắn

... ỉ hè
... à voi
con ... é

- Sau khi học sinh chơi xong trò chơi, có thể rút ra ghi nhớ:
+ Chữ k chỉ đi với các âm: i, e, ê; các âm còn lại được đi với c.
+ Chữ ngh chỉ đi với i, e, ê; còn các âm còn lại được đi với ng.
* Giai đoạn viết hoa:
Quy trình dạy học sinh làm quen với chữ hoa như sau:
- GV tô chữ mẫu trên bảng lớp.
- Học sinh viết chữ hoa vào bảng con.
- Học sinh tô chữ trong vở tập viết.
Khi dạy theo quy trình trên, tôi thấy học sinh khó khăn trong việc viết chữ
hoa. Vì thế tôi đã mạnh dạn dạy theo quy trình sau:
- GV tô màu trên bảng lớp.
- Học sinh tô vào vở.
- Phần củng cố học sinh mới luyện viết chữ hoa vào bảng con.
Bằng cách thay đổi quy trình viết ở sách hướng dẫn, học sinh bớt căng
thẳng và phấn khởi khi đã được tô chữ trước khi tập viết chữ hoa, do vậy chất
lượng viết chữ hoa của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ.
Giải pháp 7. Bản thân giáo viên cần gương mẫu để học sinh noi theo.
Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, chữ viết của thầy cô đối với các
em học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Bởi vì nhận thức của các em học sinh
bậc Tiểu học (nhất là các em lớp 1) còn nặng về nhận thức cảm tính thông qua
trực giác. Muốn dạy cho học sinh viết chữ đúng, đẹp trước hết và chủ yếu phải
do việc dạy dỗ công phu của người thầy, đồng thời người giáo viên cũng phải có
mẫu chữ đúng và đẹp. Bên cạnh bảng chữ mẫu in, chữ viết của giáo viên là hình
ảnh trực quan, quan trọng nhất để học sinh soi ngắm và bắt chước. Giáo viên

Tiểu học nếu chữ viết cẩu thả sẽ dẫn đến tác hại rất lớn, trẻ sẽ bắt trước làm theo
cô. Trong suy nghĩ của trẻ nhất là học sinh lớp 1 cô giáo là người c húng tin
tưởng tuyệt đối, tất cả mọi việc cô giáo làm đều là đúng, với trẻ cô giáo là đúng,
là đẹp nhất. Do vậy tôi chú ý tự luyện chữ cho mình, cũng như các thầy cô giáo
khác trong trường, tôi có một quyển vở luyện chữ để tập luyện thường xuyên và
tham dự thi viết chữ đẹp hàng tháng cùng với học sinh và thực hiện luyện chữ
ngay trên các kế hoạch dạy học của mình.


Giáo viên viết bảng cần đúng, đẹp và mẫu mực để học sinh noi theo

Muốn học sinh viết đúng để dẫn đến viết đẹp tôi đã kiên trì uốn nắn

Khi đánh giá bài viết học sinh tôi cân nhắc từng câu, nắn nót từng chữ và
chú ý đến việc chữa lỗi, ghi lời nhận xét đúng và đẹp. Với những lỗi sai sót của
học sinh, giáo viên không được gạch chéo vào bài của học sinh mà phải sửa lỗi


cụ thể, lời phê rõ ràng mang tính động viên khích lệ, làm như thế không những
giữ vở học sinh sạch đẹp mà còn thể hiện sự tôn trọng học sinh..

Lời nhận xét, đánh giá của giáo viên đều phải chuẩn xác, có tình và khích lệ học sinh.

Tôi cố gắng mẫu mực khi viết trên bảng, coi việc trình bày trên bảng là
trang viết mẫu mực cho học sinh noi theo. Do vậy chữ viết cần đúng, rõ, đẹp và
ngay ngắn. Tên mỗi phân môn, mỗi đề mục cần gạch chân. Khi giảng bài tôi chú
ý phát âm thật chuẩn, không nói tiếng địa phương.
Giải pháp 8: Tổ chức thường xuyên phong trào thi đua thực hiện “Vở sạchChữ đẹp”.
Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành
Giáo dục Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa có đã nói: “Nét Chữ- nết Người”

là hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà
giáo dục nhân cách con người. Vì vậy phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” vừa là
mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn
tới viết đẹp, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Năm học 2014- 2015, trường Tiểu học Nga Thiện tiếp tục duy trì phong
trào “Vở sạch- Chữ đẹp”. Tôi phát động học sinh lớp tôi thực hiện phong trào
“Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Hàng tuần tôi tổ chức cho học sinh thi “Ai viết


đúng và đẹp nhất”, trong các buổi sinh hoạt cuối tuần em nào viết đẹp sẽ được
trưng bài lên bảng “Nét chữ - Nét người”. Mỗi tháng đánh giá và xếp loại “Vở
sạch - Chữ đẹp” một lần và tổ chức khen thưởng kịp thời, do đó đã có tác dụng
động viên gây niềm hứng thú cho học sinh.
Tôi đã xếp chỗ ngồi cho học sinh để cùng luyện viết, nghĩa là học sinh viết
chữ đẹp ngồi cùng bàn với bạn viết chưa đẹp để tạo cho các em có cơ hội học
tập và giúp đỡ lẫn nhau. Quả đúng là “Học thầy không tày học bạn”; “Thua
thầy một vạn không bằng kém bạn một li”, học sinh của tôi hăng say luyện tập
và kết quả chữ viết của các em chuyển biến rất nhanh.
VI. KIỂM NGHIỆM:

Trên cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài và áp dụng các biện pháp đã triển khai
trong đề tài, giữa học kỳ II năm học 2014- 2015 lớp tôi đã đạt kết quả như sau:

Kết quả
chữ viết
Đầu năm
Giữa kỳ I
Cuối kỳ I
Giữa kỳ II


Chữ viết
đúng, đẹp
SL
3
7
10
12

%
12%
28%
40%
48%

Chữ viết
đúng, tương
đối đẹp
SL
%
7
28%
11
44%
11
44%
11
44%

Chữ viết đạt
yêu cầu

SL
9
5
4
2

%
36%
20%
16%
8%

Chữ viết còn
sai, xấu
SL
6
2

%
24%
8%

Minh chứng một số bài viết tập chép rất tiến bộ của học sinh lớp 1B




Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp 1b có những chuyển biến
rõ rệt về chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận thành thói quen của học sinh. Các em
tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp, phong trào: “Vở sạch - Chữ

đẹp” của lớp được ban thi đua đánh giá cao. Vở viết của học sinh sạch đẹp, chữ
viết đúng mẫu đều và đẹp, tốc độ viết đảm bảo quy định. Bản thân giáo viên khi
dạy cũng hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn.
Trong các lần thi “Viết chữ đẹp” và “Vở sạch- Chữ đẹp” cấp trường, lớp
1b luôn đạt giải nhất.


C. KẾT LUẬN vµ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN

Có được kết quả như phần kiểm nghiệm trên là nhờ tôi đã kiên trì áp
dụng và thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên. Các em phải tích cực, tự
giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn
của thầy cô. Giáo viên phải là người mẫu mực, viết chữ đúng và đẹp , không
ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cùng với sự kiên trì,
lòng nhiệt tình và đặc biệt là phải quan tâm đến từng học sinh, nắm bắt khả năng
của các em để có biện pháp rèn luyện bồi dưỡng kịp thời. Để dạy học sinh viết
chữ đúng và đẹp tôi không dừng ở giờ tập viết mà phải thực hiện ở tất cả các
môn học, các tiết học. Duy trì thường xuyên ý thức viết chữ đúng, đẹp và phong
trào “Vở sạch - Chữ đẹp”.
II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Trong quá trình dạy và rèn chữ viết cho học sinh, tôi nhận thấy còn một
vài bất cập nhỏ sau đây:
- Nên điều chỉnh lại nội dung vở tập viết sao cho phù hợp với chương trình
mà bộ quy định. (Học kỳ II)
- Học sinh lớp 1 chưa ước lượng được khoảng cách giữa các chữ. Vậy nên
cần có dấu chấm điểm đặt bút như vở của học sinh lớp 2.
- Cần có quy định cụ thể về thời gian cho học sinh chuyển sang viết cỡ chữ
nhỏ để đảm bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết chính tả. Chỉ nên cho

học sinh viết cỡ chữ nhỡ hết học kỳ I, học kỳ II nên cho các em viết cỡ chữ nhỏ
và tô chữ hoa từ tuần 19 (Hiện nay học sinh viết cỡ chữ nhỡ đến hết tuần 24,
tuần 25 mới chuyển sang viết chữ nhỏ nên nhiều học sinh còn lúng túng, chữ
viết xấu do các em ít có thời gian viết chữ nhỏ trước khi chuyển sang phần viết
chính tả)..
Trên đây là một số biện pháp của tôi để nâng cao chất lượng “Rèn kĩ năng
viết chữ cho học sinh lớp 1b trường TH Nga Thiện”. Mặc dù đã rất cố gắng
song với thời gian và khả năng còn hạn hẹp nên trong bài viết này không tránh
khỏi còn có thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các đồng nghiệp nói chung,
các đồng chí Chuyên viên, Bam Giám hiệu và Tổ chuyên môn để tôi rút thêm
được kinh nghiệm và bổ sung cho Sáng kiến kinh nghiệm của mình được tốt hơn
và áp dụng rộng rãi.


Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2015.
CAM KẾT KHÔNG COPY

…………………………………………………………………

NGƯỜI VIẾT

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

L¹i ThÞ Thu


MỤc lỤc


STT

NỘI DUNG

TRANG

A. ĐẶt vẤn ĐỀ

01

b. gi¶i quyÕt vÊn ®Ò

02

I

CƠ SỞ LÝ LUẬN

02

II

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

02


III

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

04

IV

KIỂM NGHIỆM

15
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

18

I

KẾT LUẬN

18

II

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

18




×