Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN THCS: Lồng ghép những kiến thức về kỹ năng phòng ngừa và sơ cứu người đuối nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 20 trang )

A ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối,
kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam
bộ, với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km (mật độ
0,6 km/km) và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm này, trong những
năm qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của nước ta đã giúp cho
công tác vận tải thủy gặp nhiều thuận lợi; cung cấp thủy, hải sản cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước . Tuy nhiên bên cạnh những
mặt lợi thì “nước” cũng đem lại cho bao nhiêu người thân, gia đình, bạn bè những
mất mát đau thương về các vụ đuối nước đau lòng.
Theo thống kê của cục y tế dự phòng số người ở nước ta bị đuối nước cao
nhất khu vực đông nam á. Trẻ em là nhóm có nguy cơ cao nhất. Mỗi năm ở nước ta
có khoảng 3500 trẻ em gặp phải tai nạn này, cũng theo thống kê mùa lũ năm 2001
đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người dân trong đó có 90% là trẻ em. Với đặc
điểm địa lí của nước ta như vậy và hàng năm lại thường hay xảy ra lũ lụt, nên trong
mỗi mùa mưa lũ số người chết đuối trong đó đa phần là trẻ em cứ tiếp tục tăng do
đó việc phổ cập kĩ năng phòng ngừa đuối nước và sơ cứu người bị đuối cho trẻ em
nói riêng và cho từng người dân nói chung là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ
sinh mạng quý giá của mỗi người trong xã hội. Như vậy, bất kỳ một mặt nước hở
nào cũng là mỗi nguy hiểm và chúng có ở mọi nơi, trong nhà, ngoài ngõ. Chúng có
thể đơn giản chỉ là xô chứa nước bỏ giữa nhà, chum vại đựng nước không đậy nắp,
vũng nước đầu hè sau cơn mưa... hoặc có thể là sông ngòi hồ ao, biển cả ...Trong
điều kiện chưa thể đưa bơi lội vào trường học, để giảm thiểu tai nạn đuối nước đối
với trẻ em, học sinh, tôi đã mạnh dạn “Lồng ghép những kiến thức về kỹ năng
phòng ngừa và sơ cứu người đuối nước” thông qua bài học: Hô hấp nhân tạo,
trong bộ môn sinh học 8 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THCS Nga Tân.

1


B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Không ai có thể phủ nhận giá trị to lớn của nước đối với đời sống của nhân
loại, thế nhưng bên cạnh những giá trị to lớn, nước cũng gây nhiều thảm họa khủng
khiếp cho con người, chẳng thế mà bao đời nay dân gian đã đúc rút được kinh
nghiệm “ nhất thủy nhì hỏa”. Tuy nhiên, cũng do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên
trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm phương tiện vận tải thủy, đuối
nước đau lòng, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến tài sản, trong đó đặc
biệt là những bạn trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Trên thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối
nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước: Ngày 18/4/2013 tại Tỉnh
Ninh Thuận có 06 học sinh lớp 7 đuối nước; ngày 15/5/2013 tại TP Hà Nội có 02
học sinh lớp 1 đuối nước; ngày 14/5/2013, tại Tỉnh Đắk Lắk có 04 học sinh lớp 6
đuối nước…Trong 5 năm qua trung bình mỗi ngày cả nước có khoảng 10 trẻ em bị
chết đuối. Đuối nước chủ yếu xảy ra ở cộng đồng chiếm 69%, tại nhà chiếm 39%,
trường học chiếm 1%.
Nhóm trẻ từ 0 đến 4 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất.
1251em/năm, tiếp đến là nhóm 5 đến 9 tuổi: 870 em/năm. Hai tỉnh có số lượng trẻ
em tử vong do đuối nước cao nhất là Thanh Hóa (180 em) và Ngệ An (152em) .Số
trẻ em bị tử vong do đuối nước thường tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ
hàng năm. Đặc biệt hơn nữa thời gian vừa qua, bắt đầu thời điểm vào mùa nắng
nóng, trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa liên tục xảy ra nhiều vụ chết đuối thương tâm,
chủ yếu là ở trẻ nhỏ. Gần đây nhất, ngày 30/5, hai anh em ruột Lê Hồng P. (SN
2004) và Lê Văn T. (SN 2006), con của anh Lê Văn Hiệp và chị Cao Thị Dung, trú
tại thôn Tháng Mười, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa ra biển bãi biển gần nhà để
tắm kết quả cả hai anh em đều bị nước nhấn chìm.Trước đó, ngày 17/5 tại khu vực
hồ nước (thuộc một đoạn sông nhà Lê) ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn đã xảy ra
2


cái chết thương tâm của hai em nhỏ là Lê Trọng Đức, học sinh lớp 4 và cháu Lê

Như Mạnh, học sinh lớp 3, cùng trú tại đội 2, xã Đông Khê rủ thêm 3 bạn nữa ra
đầm tắm, kết cục là Đức và Mạnh đều bị tử vong vì đuối nước.
Ngày 25/5, sau buổi liên hoan cuối năm học, hơn 20 em học sinh của Trường
THPT Hậu Lộc 2 (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) rủ nhau ra bãi biển du lịch Hải
Tiến, thuộc xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa để chơi và tắm biển. Lúc này, em
Trần Văn Chiến (SN 1997, lớp 11, trú tại xã Lộc Tân, huyện Hậu Lộc) và bạn cùng
lớp là Phạm Văn Xuân bơi ra xa bờ. Gặp lúc sóng to, gió mạnh nên hai học sinh bị
nước biển cuốn đi. Rất may, em Xuân vùng vẫy, bơi thoát khỏi vùng nước sâu rồi
được mọi người cứu đưa vào bờ. Còn em Chiến bị đuối sức, sóng biển đưa ra xa,
cuốn mất tích trên biển. Hai ngày sau mới tìm thấy thi thể của em.
Một vụ đuối nước thương tâm khiến 3 học sinh lớp 5 tử vong xảy ra tại thôn
Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh vào chiều ngày 9/5 còn chưa hết
bàng hoàng. Ba bạn nhỏ là Lê Thị Ngà, Quách Thị Hồng Nhung và Lê Huy Dương
rủ nhau ra sông Khe Ngạt để mò hến. Đang mò hến không may một bạn hụt chân
vào vùng nước sâu, hai bạn còn lại đến cứu và cũng bị nhấn chìm.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các bậc cha mẹ, người chăm sóc
trẻ và bản thân trẻ em về phòng chống đuối nước còn hạn chế; bản thân trẻ chưa
biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước, môi trường sống
trong gia đình và cộng đồng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn đuối nước
trẻ em.
Nga Tân là một xã nghèo, (nghèo đói cũng được coi là một trong những
nguy cơ tiềm ẩn gây đuối nước ở trẻ) thuộc diện xã bãi ngang ven biển nên kênh
rạch, ao, hồ, đầm, ruộng toàn là những mặt nước hở. Vì vậy ở đây tai nạn đuối
nước xảy ra cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Cụ thể năm 2012 có một học
sinh lớp 3 ở xóm 4 và một em bé mẫu giáo ở xóm 5 bị nước nhấn chìm, năm 2013
một học sinh lớp 4 ở xóm 7 cũng bị chết vì tai nạn đuối nước. Đặc biệt hơn nữa là
3


hàng năm cứ mỗi khi mùa mưa bão đến mực nước biển lại dâng cao đe dọa đến tính

mạng của của mỗi người dân sinh sống ở nơi đây.
Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm,
nhất là vào dịp hè. Vì vậy việc trang bị những kiến thức về phòng ngừa tai nạn và
giảm thiểu số tai nạn đuối nước đối với trẻ em và học sinh nói riêng và cho mọi
người dân nói chung là việc làm hết sức quan trọng.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Về phía nhà trường:
Trường THCS Nga Tân nói riêng và các trường khác trong toàn huyện nói
chung, kể cả các cá nhân hay tập thể có điều kiện chưa xây dựng được khu vui chơi
giải trí cho các cháu (đặc biệt là xây dựng bể bơi) khi mùa hè đến. Trong điều kiện
chưa thể đưa bơi lội vào trường học, hay ở một địa điểm nào đó trong toàn huyện
đây là một sự thiệt thòi cho các em nhỏ đặc biệt là những lứa tuổi ở độ tuổi cấp học
THCS.
2. Về phía giáo viên:
Với phương châm giảng dạy trong thời đại ngày nay có rất ít số giáo viên để
ý đến việc lồng ghép các kỹ năng phòng chống đuối nước vào môn học hay tiết
giảng dạy của mình, bên cạnh đó mỗi một bộ môn lại có những kiến thức đặc trưng
riêng cho bộ môn của mình, mặt khác giáo viên bộ môn thể dục cũng không mấy
để ý tới vấn đề này bởi vì không có bể bơi để họ thực hiện các thao tác theo chuyên
môn của mình.
3. Về phía học sinh:
Do áp lực của việc học kiến thức của các môn học trên lớp, bên cạnh đó do
điều kiện kinh tế gia đình của hầu hết các em học sinh trong trường đều là con em
nông dân thuần túy nên học ở trên lớp xong rồi về nhà các em lại còn phải phụ giúp
bố mẹ, ông bà các công việc ở nhà nên các em ít có thời gian để được tiếp cận với
việc tập bơi và phòng ngừa đuối nước, do vậy khi gặp phải vấn đề xẩy ra đối với
4


bản thân mình, hay bạn mình bị đuối nước thì tỏ ra lúng túng và chẳng biết làm thế

nào để tự cứu mình hay cứu bạn.
Vì vậy với những vấn đề cấp bách như hiện nay và sau nhiều thời gian suy
nghĩ, trăn trở và bằng những kiến thức, sự hiểu biết của mình tôi đã mạnh dạn đưa
những kiến thức mà mình đã biết và tích lũy được về phòng ngừa đuối nước, nhằm
cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản để các em có thể tự cứu mình và cứu
bạn khi gặp phải những tình huống, tai nạn đuối nước thông qua việc lồng ghép vào
bài học “Hô hấp nhân tạo” trong bộ môn sinh học lớp 8.
Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Để trang bị cho học sinh những kỹ năng về phòng ngừa đuối nước trước tiên tôi đã
tiến hành khảo sát ở phía học sinh bằng một vài tình huống cụ thể:
- Bạn đã biết bơi chưa?
- Bạn sẽ làm gì khi gặp một người hay người bạn của mình chẳng may bị đuối
nước?
- Chẳng may bạn bị đuối nước bạn sẽ làm gì để tự cứu mình khi ở dưới nước
trước khi có người đến cứu bạn?
Với tình huống thứ nhất thì có 21 biết bơi trong tổng số 112 em học sinh.
Với tình huống thứ hai thì đa số phần đông là các em đều đưa ra ý kiến là sẽ
hô to lên để mọi người đến cứu.
Với tình huống thứ ba thì hầu như không có em nào trả lời được hoặc nếu có
trả lời thì cũng chỉ nói lên được một vài từ “cứu tôi với”.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giải pháp.
Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về kĩ năng và phòng chống tai
nạn đuối nước thông qua bài học hô hấp nhân tạo tôi đã đề ra một số giải pháp sau:
Mục tiêu :
Về kiến thức.
5


Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.

Nắm được trình tự tiến hành các thao tác bơi tự cứu, những kiến thức cứu
người đuối nước, biết được các phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn
lồng ngực.
Phòng ngừa để không bị đuối nước.
Về kỹ năng.
Vận dụng những kiến thức trong bài thực hành tốt các thao tác kỹ năng tự
cứu mình khi bị đuối nước, kỹ năng cứu người đuối nước, xử lí và sơ cứu người
đuối nước tại hiện trường.
Vận dụng kiến thức và thực tế.
Về thái độ.
Giáo dục ý thức tự rèn luyện và bảo vệ bản thân.
Tuyên truyền nhắc nhở những bạn bè, người thân trong gia đình và trong
làng xóm…về phòng ngừa các tai nạn làm gián đoạn hô hấp.
Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Máy chiếu.
Tư liệu có liên quan tới nội dung bài học
Phao cứu sinh
b. Chuẩn bị của học:
HS đọc kỹ nội dung bài học trước khi học nội dung bài mới.
Gối bông cá nhân, chiếu nằm cá nhân.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Gv kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ.
2.2. Bài mới.
GV đặt vấn đề: Trong những trường hợp nào làm gián đoạn hô hấp?

6


Hoạt động 1

Loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp.
1. Trường hợp điện giật:
GV: Nếu chẳng may thấy một ai đó bị điện giật thì chúng ta sẽ xử lí như thế nào?
(Tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện).
2. Trường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khí để thở hay môi trường có
nhiều khí độc:
GV: Trong trường hợp một ai người đó bị lâm vào môi trường thiếu khí để thở hay
môi trường có nhiều khí độc thì chúng ta sẽ xử lí ra sao?
(Khiêng nạn nhân ra khỏi môi trường đó).
3. Trường hợp chết đuối:
Trong trường hợp này để trang bị những kiến thức về đuối nước và cách
phòng tránh tai nạn đuối nước GV cung cấp cho HS bằng hình thức giới thiệu theo
những trình tự sau.
Vấn đề 1. Kĩ năng tự cứu mình khi bị đuối nước.
a/ Kĩ năng tự cứu mình khi bị đuối nước đối với người không biết bơi.
GV: Bất kì ai cũng có thể gặp tai nạn đuối nước, nên tốt nhất là học cách tự cứu
lấy mình. Ở nước ta cứ mỗi năm có khoảng 3500 trẻ em gặp phải tai nạn này vậy
cần trang bị cho trẻ em một tinh thần chủ động và những kĩ năng cần thiết ứng phó
trong những tình huống nguy hiểm như vậy. Để thoát hiểm ở dưới nước thì phải
thật bình tĩnh với câu nói “bình tĩnh thì nổi, hoẳng loặn thì chìm”. Người không
biết bơi càng vùng vẫy ngoi lên thì càng nhanh bị chìm xuống bởi bị cản của nước
lớn nên càng vùng vẫy càng nhanh mất sức, nếu bình tĩnh nín thở và thả lỏng cơ
bắp nó sẽ đẩy ta lên mặt nước thì ta sẽ thấy gần sự sống hơn do tác dụng của lực
đẩy Ắcximet đặc biệt hơn nữa là tạo hóa đã cho chúng ta hai lá phổi chứa từ 3 – 6
lít khí và làm phao cứu sinh giúp cho ta nổi thêm. Bên cạnh đó chúng ta cần nắm
được phương pháp bơi tự cứu.
7


Bơi tự cứu thực chất là hít thở và thả nổi cơ dưới mặt nước lúc ta phải nín

thở, lúc thở ra bằng mũi, trên mặt nước phải há to miệng thở và đồng thời lấy tay
qoạt mạnh xuống để đầu nổi lên hoặc qoạt xiên để đẩy nước ra sau để bơi tới, chờ
người đến cứu mình.
Với phương pháp này trẻ em có thể tập kĩ năng bơi tự cứu ngay trên cạn.
Động tác đơn giản là:
- Động tác một chùn gối xuống đồng thời đưa hai tay về phía trước miệng ngậm
ư ư nhằm cho hơi thoát ra bằng mũi tránh nước sặc vào mũi.
- Động tác hai tay qoạt ra sau, chân thẳng, đầu hơi cao như động tác vươn khỏi
mặt nước khi đó hít thở vào bằng miệng.
GV: Giới thiệu xong sau đó làm mẫu và yêu cầu HS quan sát các thao tác.
GV: Yêu cầu các nhóm HS lần lượt lên trình bày lại các động tác mà GV đã làm
theo nhóm mỗi nhóm gồm 4 HS

GV: Sau khi tập bơi trên cạn các em có thể tập bơi dưới nước để biến đó thành một
phản xạ tự nhiên khi bị rơi xuống nước.
b/ Kĩ năng tự cứu mình khi bị đuối nước (bị chuột rút) đối với người biết bơi.
GV. Cung cấp thông:
8


Bạn biết bơi đó là lợi thế cho bạn.
Có rất nhiều vụ tai nạn đuối nước mà có thể bạn không ngờ tới, nạn nhân là người
bị đuối nước lại chính là những người biết bơi thậm chí còn bơi rất giỏi trong
trường hợp này có thể xảy ra với những tình huống chẳng hạn:
- Khi vận động nhiều dưới ánh nắng xong rồi lại nhảy ngay xuống nước như
ao, hồ, sông, suối để bơi lội thì dễ có thể bị chìm luôn vì đi ngoài nắng thân nhiệt
tăng cao khi xuống nước khiến cho các mạch co đột ngột và khiến tuần hoàn máu
trở về tăng mạnh và làm cho người đó ngất và chìm luôn, đặc biệt là uống rượu,
bia nữa thì không nên tắm, nếu tắm làm cho tuần hoàn ngoại biên trở về giữ dội và
gây lên hiện tượng nạn nhân sẽ ngất và chìm luôn.

- Ngoài ra khi nhảy xuống nước gặp phải sự co thắt đột ngột ngoài ý muốn
gây đau ở một bắp thịt nào đó hoặc có thể ở đùi, ở chân tay, bắp chuỗi giữa đầu
gối và cổ chân, cơ bụng… nó khiến bạn không thể cử động được dưới nước đó
chính là hiện tượng chuột rút.
Trong trường hợp này cần phải biết cánh ứng phó: Đầu tiên khi gặp cơn đau
nhẹ thì phải bình tĩnh, sau đó nhớ thở là quan trọng nhất nên khi ở dưới nước tùy
vào khả năng hoặc hít thở hoặc thở ra bằng mồm đừng có thở vào mà bị sặc nước,
sau đó dùng tay đẩy nước để nhô đầu lên khỏi mặt nước để thở ra và thở vào,
không nên hoảng loạn hay bơi nhanh.
+ Nếu tay bị tê liệt thì dùng hai chân ép vào rồi vươn lên với tốc độ chậm.
+ Nếu chân bị thì sử dụng chân như mái chèo thoải nhẹ nhàng để người ngoi
lên khỏi mặt nước.
+ Trường hợp tay, chân bị chuột rút lúc này dùng thân người uốn lượn để
nhô lên nhờ lực đẩy của nước.
+ Nếu bị ở bụng thì phải bình tĩnh sau đó ngửa người lên để thả nổi với tư
thế tay vươn dài ra phía trước, đầu ngửa chúc xuống dưới, chân co hoặc duỗi ra và
lúc này ta cần phải hô to để kêu cứu.
9


Nếu chẳng may bạn tắm mà bị rơi vào vòng xoắn nước thì trước tiên phải
thật bình tĩnh và bơi theo vòng xoáy và có chiều hướng xa tâm xoáy không bơi
ngược lại vòng xoáy vì nếu càng bơi thì càng bị hút vào tâm xoáy mà lúc này phải
thật bình tĩnh hít một hơi dài và lặn xuống sâu bởi vì càng xuống sâu thì tâm xoáy
càng nhỏ lại, vùng nguy hiểm nhỏ lại do đó ta sẽ thoát ra ngoài được rễ dàng hơn.
* Lời khuyên của các chuyên gia là không nên chơi suối hoặc tắm sông vào
những ngày rằm vì khi đó lực hút của mặt trăng tác động lên trái đất là rất mạnh
làm cho thủy triều và cường độ dòng nước lên rất nhanh khiến bạn khó xoay sở nếu
mà bị rơi vào vòng xoáy. Hoặc khi đi tắm biển không nên chọn những vùng nước
lặng sóng để tắm vì nơi đó thường là những dòng chảy xa bờ, dòng chảy xa bờ gồm

có hai dòng chảy, dòng chảy ở trên và dòng chảy ở dưới được đưa từ ngoài biển
vào, khi vào tới bờ hai dòng chảy này chụm lại với nhau nên sóng lặng nhưng khi
vào bờ thì rút ra rất nhanh, dòng chảy này lập tức kéo bạn ra xa bờ và đưa thẳng ra
biển. Nếu bạn tắm biển có sóng bạc đầu (sóng to và trắng) bạn sẽ được sóng đánh
đưa vào bờ.
Vấn đề 2. Kĩ năng cứu người đuối nước.
GV cung cấp thông tin qua máy chiếu:
Muốn cứu người đuối nước thì phải biết cứu đúng cách và phải đảm bảo an
toàn cho bản thân. Tùy vào những tình huống khác nhau mà có thể ứng phó để làm
làm đưa được người bị đuối vào bờ càng nhanh càng tốt bởi đối với người bị đuối
nước một phút, một giây là hết sức quan trọng.
- Trường hợp 1: Người cứu đuối là người không biết bơi và trong tay không
có vật dụng gì để cứu đuối.
Trong trường hợp này trước tiên người cứu đuối phải hô hoán la hét thật to
để có người khác đến trợ giúp. Nếu chẳng may người bị đuối ở xa khu dân cư thì
người cứu đuối lúc này phải thật bình tĩnh để xác định xem nạn nhân bị đuối ở gần
bờ hay xa bờ, còn vùng vẫy hay là đã bất tỉnh.
10


Nếu nạn nhân ở gần bờ và đang vùng vẫy thì cách tốt nhất là xem xung
quanh có các vật dụng gì không? Chẳng hạn như cái dây hoặc cái sào, các vật dụng
có thể nổi được như cái bình nhựa chẳng hạn để qoăng xuống cho nạn nhân hoặc
nếu không thì cởi áo hay quần dài ra rồi ném xuống cho nạn nhân túm lấy để kéo
nạn nhân vào bờ để tiến
hành sơ cứu.
GV cho HS quan sát hình
ảnh minh họa.

Hình ảnh minh họa

- Trường hợp 2: Người cứu đuối là những người biết bơi lội.
Khi gặp người đuối nước đang vùng vẫy hoẳng loạn thì cách tốt nhất nên
dùng áo hoặc quần vứt ra cho nạn nhân túm lấy và lúc này kéo người đuối nước
vào bờ bởi vì nếu mà ta bơi ngay ra tiếp xúc với nạn nhân một cách trực diện thì dễ
có thể bị nạn nhân nhấn chìm ngay bạn xuống.
- Trường hợp 3: Kỹ thuật qoăng phao cứu đuối.
Đây là một biện pháp mà người đuối nước đang còn thật sự tỉnh táo, và trên
bờ sẵn có dụng cụ như phao cứu đuối thì có thể qoăng phao để người bị đuối có thể
tự giác bơi vào bờ.
Trường hợp người bị đuối ở xa bờ phao qoăng không đến được chỗ người bị
đuối thì lúc này người cứu đuối phải nhảy xuống nước (đối với những người biết
bơi) đẩy phao đến chỗ người bị đuối rồi kéo phao và họ vào bờ.

11


Trong trường hợp không có phao chúng ta có thể dùng dây hoặc sào để cứu người
bị đuối vào bờ. Nếu người bị đuối
ở xa bờ thì chúng ta phải nhảy
xuống tiếp cận người bị nạn để
kéo họ vào bờ. Để tránh người bị
đuối ôm chặt gây nguy hiểm thi
khi cứu người bị đuối cần
phải tiếp cận từ phía sau lưng họ
bằng cách một tay cầm cổ tay
người bị đuối, tay kia đưa xuống luồn từ dưới lên, sau đó luồn đầu qua người bị
đuối về phía sau và rìu họ vào bờ.

Hình ảnh minh họa
Vấn đề 2. Xử lí và sơ cứu người đuối nước tại hiện trường.

GV: Việc sơ cứu tại chỗ có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự sống
còn của nạn nhân, nếu xử lí chậm nạn nhân sẽ bị thiếu ôxi não rất khó cứu sống.
12


Vì vậy việc muốn cứu người bị đuối qua được cơn hoảng loạn thì trước hết người
cứu đuối phải thật bình tình để xem xét tình hình xem người bị đuối đang ở mức
độ nguy hiểm nào. Nếu người bị đuối đang còn tỉnh thì ta dùng các biện pháp đã
nói trên còn nếu người bị đuối đã bị bất tỉnh thì lúc này ta phải nhanh chóng tiếp
xúc với nạn nhân sau đó nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước rồi tát
một cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại, nhanh
chóng qoằng tay qua nách hoặc gọi thêm người hỗ trợ để đưa nạn nhân vào bờ để
tiến hành hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân..
Sau khi vớt được nạn nhân lên bờ rồi thì xem nạn nhân tỉnh hay không, nếu
nạn nhân còn tỉnh thì không sao, nếu mà bất tỉnh thì ta phải tiếp tục xóc nước bằng
cách vác nạn nhân nằm sấp trên vai của mình và xóc nước trong vòng 5 đến 10
giây sau đó đặt nạn nhân nằm ngửa thò tay vào miệng móc hoặc lật nạn nhân nằm
nghiêng ra rồi tiến hành vỗ vào lưng nạn nhân để xem coi có sặc cái gì ở trong
miệng ra nữa không (đặc biệt các em bị ở ao hồ, sông, ngòi khi bị chìm thì thường
là hay hít phải bùn). Sau khi moi hết ở miệng nạn nhân không còn gì nữa thì chúng
ta tiến hành hà hơi thổi ngạt.

13


Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
Nếu em bé lớn như người lớn
thì ta tiến hành dùng tay ép mồm lại,
ngửa đầu nạn nhân ra phía sau làm
sao cho cổ nạn nhân phải thẳng nếu

để gập cổ mà thổi thì không ăn thua
hoặc nếu không thì cầm cằm nạn nhân
kéo lên một tí thì coi như đầu đã ngửa
ra phía sau rồi tiến hành thổi vào mũi,
nhớ thổi nhẹ để tránh hiện tượng bị rách phổi.
Trong trường hợp em bé bị ngừng tim thì tiến hành ép tim lồng ngực. nếu em
bé nhỏ thì sử dụng 2 ngón tay chỏ ấn vào ngực để tránh hiện tượng gãy xương lồng
ngực, nếu em bé lớn hơn thì dùng một bàn tay . Nếu em bé mà lớn như người lớn
thì dùng hai tay, đặt tay phải xuống dưới và tay trái lên trên rồi tiến hành thổi ngạt
ép tim, thổi ngạt ép tim phải theo nguyên tắc 15 lần ép tim thì phải hà hơi thổi ngạt
2 lần, tốc độ phải nhanh dần, trong một phút tốc độ phải được 100 cái. Thổi ngạt ép
tim cho đến khi nào tim nạn nhân tỉnh lại và thấy tim đập. Cứu đuối phải kiên trì
không được nản cứ hy vọng là cứu được. Việc sơ cứu chỉ bỏ cuộc khi hô hấp nhân
tạo và ép tim lồng ngực được hai tiếng đồng hồ mà không thấy nạn nhân phục hồi
thì mới thôi.
Trong trường hợp sau khi mà nạn nhân đã tỉnh lại thì nạn nhân sẽ nôn ra
nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn và khi nạn nhân đã qua cơn nguy kịch
có thể đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu, quá trình vận
chuyển vẫn phải đảm bảo an toàn và giữ ấm cho nạn nhân.
Sau khi GV giới thiệu một số kiến thức xong GV yêu cầu một vài HS lên cùng
thực hiện các thao tác mẫu để các HS còn lại quan sát theo dõi.

14


Vấn đề 4. Phòng ngừa để không bị đuối nước.
Việc phòng ngừa các tai nạn đuối nước thương tâm có thể xảy ra không phải
là việc làm, thách nhiệm của 1 cá nhân, một gia đình, một tổ chức xã hội nào đó mà
là trách nhiệm của mọi người trong toàn xã hội. Trong điều kiện chưa thể đưa bơi
lội vào trường học. Do vậy để giảm thiểu tai nạn đuối nước đối với trẻ em, học sinh

cần:
1. Trông nom cẩn thận trẻ nhỏ và học sinh nhỏ tuổi: Trẻ dưới 10 tuổi cần
được trông nom cẩn thận, bởi các em rất dễ tổn thương trước những tác động rất
nhỏ, bất ngờ nhất: Ngã vào chậu nước, bồn cầu, bể cá, hố tôi vôi, rãnh nước đầu
nhà, ao cá trước mặt, ven đường... Trẻ em khi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao
và phải có cha, mẹ hoặc người lớn trông cậy.
2. Loại bỏ “Mặt nước hở nguy hiểm”: Đậy kín bể cá, xô chậu, chum vại
đựng nước, đóng nắp bồn cầu, tháo nước bồn tắm, nắp kín cống rãnh, giếng khơi...,
rào kín các hố nước, hố đào xung quanh nhà...
3. Cảnh báo về “Mặt nước hở nguy hiểm”: Cắm biển cảnh báo nguy hiểm ở
những nơi nước sâu, những nơi sông nước nguy hiểm (sông suối, bãi tắm, bến
cảng, bến đò...);
4. Giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng của trẻ nhỏ và học sinh: Trẻ nhỏ
cần biết đuối nước là gì, biết nhận diện “Mặt nước hở nguy hiểm” có ở nơi mình
sinh sống và học tập, được cảnh báo về những tai nạn đuối nước đã xảy ra; được
dạy cách ứng xử khi gặp nguy hiểm sông nước, tuân thủ quy định an toàn giao
thông đường thuỷ...
Với địa phương cần tuyên truyền giáo dục về phòng chống đuối nước qua các
phương tiện như loa phát thanh của xã, thôn (xóm) để cảnh báo phòng ngừa thiên
tai đuối nước đến mọi người dân và trẻ nhỏ để các em biết cách phòng ngừa về tai
nạn đuối nước.

15


5. Thực hiện tốt An toàn giao thông đường thủy: Không đi đò đầy, không
chở quá quy định, qua đò thuyền cần mặc áo phao, có thiết bị phòng thân...
6. Tạo hành lang pháp lý phù hợp: Cần chỉ rõ đầu mối chịu tránh nhiệm mỗi
khi có tai nạn xảy ra... từ đó có các chế tài hợp lý.
Hoạt động 2

Tổ chức thực hành
Sau khi giới thiệu xong một số nội dung về đuối nước và các bước thực hành
hô hấp nhân tạo xong tôi đã tiến hành tổ chức cho HS thực hành ngay trên lớp để
các em củng cố và khắc sâu lý thuyết đã học đồng thời thực hiện các thao tác, kỹ
năng cơ bản, từ đó các em có thể vận dụng những kiến thức của mình đã học, có
thể giải quyết được những tình huống trong thực tế.
Với phần nội dung này có video kèm theo phần phụ lục.
IV. KIỂM NGHIỆM.
1 Kết quả:
Sau khi học xong bài học hô hấp nhân tạo, đặc biệt là HS được trang bị thêm
những kiến thức về đuối nước và cách phòng chống đuối nước, các em được thực
hành ngay tại lớp, tôi nhận thấy nhiều HS nắm bắt về kiến thức một cách chắc chắn
thực hành tự tin, các kỹ năng động tác làm linh hoạt cụ thể:
- 100% HS có thể trả lời và thực hành tốt về phương pháp bơi tự cứu.
- Hơn 90% HS có thể trả lời tốt các tình huống về cứu người đuối nước.
- Trên 70% HS làm tốt các thao tác thực hành sơ cứu và hà hơi thổi ngạt ngay tại
lớp.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để đạt được kết quả nêu trên trước tiên GV cần phải:
a. Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung trước khi đưa ra để trang bị cho học sinh.
- Chuẩn bị tốt các phương tiện và các tư liệu có liên quan tới vấn đề, nội dung đó.
16


- Các nội dung đưa ra phải đơn giản dễ hiểu, rễ làm và vừa sức đối với học sinh.
- Phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh thích học cái gì, vấn đề gì từ
đó có phương pháp điều chỉnh để làm cho tiết học sinh động hơn và gây được nhiều
cảm hứng thích học đối với học sinh.
- Trước khi giới thiệu một vấn đề nào đó thì GV cần phải đưa ra một số tình huống

cụ thể mang tính chất cuốn hút để kéo các em vào vấn đề mà mình chuẩn bị giới
thiệu.
b. Đối với học sinh:
- Tập trung lắng nghe mọi vấn đề, tình huống, các cử chỉ, động tác mà GV đưa ra.
- Các tình huống giả định học sinh phải được thực hành, hay phải tận mắt nhìn thấy
bạn và GV làm mẫu.
- Khi thực hành cần phải làm đi, làm lại nhiều lần thì kết quả đạt được mới cao.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Qua tìm hiểu những kiến thức có liên quan về đuối nước và sự hiểu biết tìm
tòi về những kiến thức có liên quan tới tai nạn đuối nước và phòng ngừa tai nạn
đuối nước thông qua bài học “Hô hấp nhân tạo” sinh học 8, tôi nhận thấy:
Niềm hứng thú, say mê trong học tập của nhiều học sinh càng được phát huy
khi các em nắm vững lí thuyết, đặc biệt hơn là các em lại còn được vận dụng lí
thuyết đó để thực hành ngay tại lớp.
Học sinh nhanh chóng giải quyết được các tình huống trong các trường hợp
khác nhau.
Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được tất cả
những gì có thể xảy ra trong thực tế. Nhưng vì lợi ích thiết thực của phương pháp
trong công tác giảng dạy và học tập nên tôi mạnh dạn viết, giới thiệu cùng các đồng
nghiệp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài, để sáng kiến kinh
nghiệm hoàn thiện hơn.
17


2. Đề xuất:
Để có được những kiến thức về kỹ năng bơi lội, nhằm giảm thiểu tối đa các
vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra, trong khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường còn thiếu thốn rất nhiều, việc dạy bơi lội chưa được ứng dụng rộng rãi và

đại trà. Vì vậy tôi thiết nghĩ các cấp các ngành, các đoàn thể, các nhà hảo tâm, nên
quy hoạch xây dựng một khu vui chơi cho trẻ (trong đó có xây dựng cả bể bơi) ở
một địa điểm thích hợp nào đó trên địa bàn huyện, để mỗi khi mùa hè đến các em
HS, các cháu nhỏ không phải xuống ao, ra sông, ra đầm, ruộng, biển cả để tắm, tập
bơi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga sơn, ngày15 tháng 3 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết.

Trương Văn Lực

18


PHỤ LỤC
Tài liệu nghiên cứu.
1. Công văn hướng dẫn số: 140/UBND-GD&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2013 của
Phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn về việc hướng dẫn công tác NCKH và SKKN
năm học 2013-2014.
2. SGK- SGV Sinh học 8 - NXB Giáo Dục.
3. Giới thiệu bài giảng Sinh học 8 –NXB Hà Nội .
4. Một số kỹ thuật dạy học - NXB Giáo dục.
5. Tài liệu: Ôn tập và kiểm tra sinh học 8- THCS;
6. Tư liệu trên mạng Internet
7. Video quay thực hành.
8. Một số từ viết tắt trong bài

- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh

19


Mục lục
Nội dung

Trang

A

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

B

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2

I

Cơ sở lí luận của vấn đề

2

II


Thực trạng của vấn đề

4

1

Về phía nhà trường.

4

2

Về phía giáo viên

4

3

Về phía học sinh:

4

Giải pháp và tổ chức thực hiện

5

1

Giải pháp


5

2

Tổ chứ thực hiện

6

III

IV

Kiểm nghiệm

16

1

Kết quả đạt được

16

2

Bài học kinh nghiệm:

C

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:


17

I

Kết luận

17

II

Đề xuất

18

Phụ lục ( tài liệu nghiên cứu)

19

16

20



×