Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG LỊCH sử 10 HKII 1 TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.72 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ HKII 1 TIẾT
I/ Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam:
Câu 1: Những cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang- Âu Lạc:
- Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, các công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có
công cụ bằng sắt -> vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả đc khai phá thành những cánh đồng màu mở,
có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày vs sức kéo của trâu bò khá phát triển.
- Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện
- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo ra tiền đề cho sự chuyển biến xã hội: hiện tượng phân hóa giàu nghèo
rõ rệt và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời
=> Yêu cầu trị thủy, thủy lợi, chống ngoại xâm.
=> Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời.
Câu 2: Khái quát về tổ chức nhà máy và đời sống của cư dân Văn Lang Âu Lạc:


Nhà nước Văn Lang:

Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ)\
Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Đứng đầu: Vua Hùng
+ Giúp việc cho vua là Lạc Hầu, Lạc Tướng.
+ Chia cả nước thành 15 bộ
+ Làng xã do Bồ Chính đứng đầu.

Sơ khai, đơn giản.


Nhà nước Âu Lạc:

-

Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)


Tổ chức BMNN: chặt chẽ hơn, thành Cổ Loa kiên cố hơn, vũ khí tốt hơn.



Đời sống vật chất tinh thần:

Ăn: thóc gạo, khoai sắn, cá, thịt, rau, củ, quả,..
Mặc: Nam-đóng khố, ở trần; Nữ-áo, váy.
Ở nhà sàn
Tập tục: ăn trầu nhuộm răng, xăm mình, tục ma chay, cưới hỏi,
II/ Việt Nam từ thế kỉ X-XV:
Câu 1:Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến
a)Bảng thống kê
Triều đại
Thời gian
Vua sáng lập
Thời kì hình
thành

Thời kì phát
triển

Kinh đô

Quốc hiệu

Ngô

939-967


Ngô Quyền

Cổ Loa

Chưa có

Đinh

968-980

Đinh Bộ Lĩnh

Hoa Lư

Đại Cồ Việt

Tiền - Lê

980-1009

Lê Hoàn

Hoa Lư

Đại Cồ Việt



1009-1225


Lí Công Uẩn

Thăng Long

Đại Việt

Trần

1226-1400

Trần Cảnh

Thăng Long

Đại Việt

Hồ

1400-1407

Hồ Quý Ly

Tây Đô

Đại Ngu

Lê sơ

1428-1527


Lê Lợi

Thăng Long

Đại Việt


Thời kì thịnh

vượng

* Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông: vào những năm 60 của thế kỉ XV
- Ở TW:
+ Chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ.
+ Vua trực tiếp quy định mọi việc, bên dưới là 6 bộ.
- Ở ĐP: Chia cả nc thành 13 đạo thừa tuyên.
=> Quyền lực tập trung cao độ vào tay vua
b)Luật pháp và quân đội
-Luật pháp:
+ Năm 1042, bộ luật Hình thư được ban hành ,là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
+Thời Trần ban hành hình luật.
+ Thời Lê sơ ban hành bộ luật Hồng Đức, đây là bộ luật tiến bộ nhất, mang tính nhân văn sâu sắc.
-Quân đội: được tổ chức qui củ, chặt chẽ, theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
c)Tổ chức bộ máy nhà nước
-Ngô-Đinh-Tiền Lê: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế, đơn giản, sơ khai.
-Lý – Trần- Hồ: bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế quí tộc, phong kiến.
-Lê sơ: bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh.
d)Hoạt động đối nội, đối ngoại
-Đối nội:
+Chăm lo đời sống nhân dân.

+Coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
+Thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc ít người.
-Đối ngoại:
+Đối với pk phương Bắc: mềm dẻo, khéo léo nhưng cương quyết khi chúng xâm lược.
+Đối với Lào, Chân Lạp: lúc hòa hiếu, lúc xảy ra chiến tranh.
Câu 2. Công cuộc xây dựng và pt kt trong các thế kỉ X-XV
a)Nông nghiệp:
- Diện tích khai hoang pt.
- Hệ thống thủy lợi được mở mang.
- Nhà nước quan tâm đến sx nông nghiệp: quan tâm bảo vệ sức kéo,giống cày trồng, vua tổ chức “lễ cày tịch
điền”.
-> Đời sống nhân dân ấm no, ổn định.
b)Thủ công nghiệp
-TCN nhân dân:
+Nghề truyền thống: rèn sắt, dệt, vải gốm pt.
+Hình thành làng nghề thủ công: gạch Bát Tràng.
-TCN nhà nước: thành lập cục Bách Tác để sx tiền, vũ khí, quần áo…
c)Thương nghiệp
-Nội thương:
+Các chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi.
+Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn, sầm uất.


-Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được mở rộng( cảng Vân Đồn, Hội An).
III/ Phong trào Tây Sơn:
Câu 1: Tóm tắt các sự kiện chính của phong trào Tây Sơn:
Thời gian
1771
1778
Cuối 1784

1785
1786 –
1788
1788

Sự kiện lịch sử
3 anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa
Nghĩa quân Tây Sơn tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn
Vua Xiêm cho 5 vạn quân sang xâm lược nước ta
Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, hoàn toàn làm chủ đất nước
Lần lượt đánh đổ 2 tập đoàn phong kiến vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới
sông Gianh, lũy Thầy.
29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta

1789
Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
1792
Vua Quang Trung đột ngột qua đời, dẫn đến thời kì suy vong của nhà Tây Sơn
1802
Vương triều Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn thành lập
Câu 2: Đánh giá vai trò của pt Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc:
- Phong trào Tây Sơn đặt cơ sở cho việc hoàn thành thống nhất đất nước
+ Thế kỉ XVIII, đất nước bị chia cắt về lãnh thổ và chính trị. Triều đình nhà Mạc suy thoái, một số cận thần nhà
Lê nổi dậy chống nhà Mạc với khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” gây ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.
+ Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối 1672. Kết quả là 2 bên giảng hòa lấy
sông Gianh làm giới tuyến chia cắt đất nước làm 2 (Đàng Trong & Đàng Ngoài) với 2 chính quyền riêng biệt.
+ Năm 1771, phong trào Tây Sơn, do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đứng đầu nhanh
chóng bùng nổ và phát triển. Năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. Từ
năm 1786 – 1788, phong trào lần lượt đánh đổ tập đoàn phong kiến vua Lê – chúa Trịnh và thống nhât đất
nước.

- Phong trào Tây Sơn đánh tan các thế lực ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc
+ Kháng chiến chống Xiêm (1785)
◦ Đầu những năm 80 của TK XVIII, Nguyễn Ánh cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai
tướng đem 5 vạn quân tiến sang nước ta. Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định, chúng ra sức cướp
phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.
◦ Năm 1785, được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ quyết định chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa
quyết chiến. Quân Tây Sơn thủy bộ phối hợp với nhau, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác, tiến
công quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ phía
Nam của nước ta.
+ Kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh (1789)
◦ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cho người sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh.
Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để xâm lược, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân tiến sang nước ta. Lực
lượng quân Tây Sơn đóng ở Thăng Long tạm rút về Tam Điệp – Biện Sơn, cho người vào Phú Xuân cấp báo.
◦ Được tin đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy tiến
quân ra Bắc. Đêm 30 Tết (nhằm ngày 25/1/1789) , quân Tây Sơn đồng loạt tiến công địch. Sáng mồng 5 Tết,
quân ta giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng Thăng Long, đánh tan 29 vạn quân Thanh.
→ Góp phần củng cố ý thức dân tộc của mỗi người Việt Nam, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến TQ.
- Vương triều Tây Sơn đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước: Sau khi kết thúc chiến tranh,
Quang Trung thi hành hàng loạt chính sách cải cách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước dần
dần ổn định và phát triển.




×