Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chiến lược cạnh tranh của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.14 KB, 4 trang )

Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk
1. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của vinamilk
-Chiến lược đã dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản
phẩm mới từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều sản
phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến những sản
phẩm qua chế biến. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường.
1.1 Đa dạng hóa đồng tâm:
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: là chiến lược bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan
đến sản phẩm hay dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp.
Vinamilk đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản phẩm đa dạng hóa các dòng sản phẩm có
chất lượng, giá cả phải chăng phù hợp với thể trạng người tiêu dụng Việt Nam. Kết quả ấn tượng
của vinamilk là đã thành công phát triển hơn 200 dòng sản phẩm sữa và chế biến từ
sữa.Trongđó, sữa bột và sữa nước là dòng sản phẩm chủ đạo, các sản phẩm tăng thêm giá trị là
sức đặc và sữa chua, bên cạnh đó là sản phẩm chế biến từ sữa khác( bờ, phô mai, kem,..)
 Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm rất phù hợp với Vinamilk, Vinamilk là một công ty lowbs,
có thị phần lớn trên thị trường sữa Việt Nam nên việc tập trng vào các sản phẩm chủ lực
không những nâng cao uy tín mà còn giúp Vinamilk chiếm 39% thị phần tổng thể. Hầu hết
chủng loại của Vinamilk đề dẫn đầu thị trường. Cụ thể: Vinamilk đang năm 75% thị phần sữa
đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi, 30% thị trường sữa bột.
1.2.
Đa dạng hóa hàng ngang
Chiến dịch đa dạng hóa hàng ngang: doanh nghiệp tìm kiếm tang trưởng bằng cách lôi
cuốn thị trường hiện nay với sản phẩm mới không có liên quan gì tới sản phẩm hiện nay
về mặt kĩ thuật.
Chiến dịch đa dạng hóa hàng ngang:
- Mở rộng sang ngành giải khát với vốn khách hàng hiện có. Bên cạnh tiếp tục tập trung vào
mặt hàng sữa hãng còn có định hướng mở rộng phát triển thị trường sang ngành giúp
vinamilk chiếm lĩnh khoảng 39% thị phần tổng thể nâng cao doanh số bán hàn chủ đạo. Hiện
nay vinamilk có hơn 200 nhà phân phối. Đây là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo các sản
pẩm của vinamilk sẽ có măt tất cả các khu vực thị trường trên cả nước và hạn chế tình trạng


tồn kho.
- Giải khát: Đây là những sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khoe người tiêu dùng: Sữa
đậu nành với nhãn hiệu Gold Soy, các nhãn hiệu nước trái cây với nhãn hiệu V-fresh
- Các sản phẩm chế biến từ sữa khác: Trà, sữa đậu nành, bơ, phô mai, kem táo .v.v
1.3

Thuận lợi và khó khăn:

1.3.1 Thuận lợi: Cùng với 75% thị phần sữa, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
(VINAMILK) trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại
Việt Nam. Danh mục sản phẩm trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa
của Vinamilk được phủ đều 64/64 tỉnh thành cũng như xuất khẩu sang nhiều thị
trường ở Mỹ, Úc, Campuchia, I-rắc, Philippines…
Thành công đầu tiên của Vinamilk là việc tái cấu trúc, loại bỏ các nhãn hiệu nhỏ,
dồn lực vào những sản phẩm chủ lực là sữa. Tăng cường niềm tin về chất lượng
sản phẩm với cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh tính phù hợp của sữa
Vinamilk với người Việt. Gia tăng đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa với quy


mô lớn và hiện đại.
Nhờ đó, trong khi thị trường còn đang mập mờ đánh lận con đen giữa nhãn mác
sữa tươi và sữa hoàn nguyên, Vinamilk đã đưa ra cam kết "sữa tươi tiệt trùng
100%" với chiến lược giá hết sức cạnh tranh vào thời điểm giá sữa tăng vọt trong
giai đoạn 2008-2009. Chiến dịch marketing "sữa chua là thức ăn thiết yếu cho
sức khỏe" thành công giúp cho sản phẩm sữa chua Vinamilk tăng đột biến.
Dòng sữa đặc có đường tung ra thị trường hộp 1 lít để thuận tiện hơn cho người
tiêu dùng và cắt giảm khoản quảng cáo không cần thiết, nhờ đó doanh số sản
phẩm vẫn tăng mạnh.
Dòng sản phẩm sữa đậu nành V-fresh - "nguồn sống từ đất mẹ" của Vinamilk
cũng tăng trưởng ngoạn mục với 25% thị phần là nhãn hiệu phát triển nhanh

nhất Việt Nam năm 2009.
1.3.2. Khó khăn, thất bại:
Tuy nhiên cùng với những thành công rực rỡ của các dòng sản phẩm chủ lực
trong lĩnh vực sữa, Vinamilk cũng phải đối diện với những thất bại liên tiếp liên
quan đến những dòng sản phẩm không phải là sở trường của mình.

Năm 2003, công ty tung ra True Coffee, nhưng dường như chẳng còn ai nhớ đến
cái tên này.

Năm 2005, sau khi Moment ra đời và giành được gần 3% thị phần, Vinamilk đã
đầu tư hẳn một nhà máy sản xuất cà phê vào năm 2007. Tuy nhiên, Moment sau
đó đã nhanh chóng suy giảm. Chiến dịch sử dụng hình ảnh của Arsenal cũng thất
bại. Do đó Vinamilk Coffee là một bước đi ngắn hạn tốt nhất có thể vì nhà máy
chế biến đã hoàn thành.
Tuy nhiên, đến năm 2010 nhà máy cà phê Sài Gòn của Vinamilk cũng phải
chuyển nhượng cho Trung Nguyên với giá gần 40 triệu đô la Mỹ.


Về nhãn hiệu Zorok, nhà máy bia liên doanh giữa Vinamik và SAB Miller khánh
thành năm 2007 ở Bình Dương có công suất ban đầu 50 triệu lít/năm. Tuy nhiên,
thật khó có thể tận dụng hệ thống phân phối sữa của Vinamilk hiện có để bán
bia. Trong khi đó, bản thân SAB Miller hay Zorok còn xa lạ với thị trường bia Việt
Nam, vì thế Vinamilk đã chuyển nhượng cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài
khác vào năm 2009.

Các nguyên nhân dẫn đến những kết quả không như mong đợi của Vinamilk nếu
quy về một mối thì điểm mấu chốt là áp lực phải tăng trưởng của doanh nghiệp,
từ đó có xu hướng lấn sân sang những lãnh địa mới, không phải thế mạnh của
mình.
2. Chiến lược định vị thương hiệu:

Để khẳng ddingj thương hiệu vinamilk, bà Kiều Mai Liên- Tổng giám đốc của Vinamilk khẳng
định” Vinamilk là thương hiệu của người Việt Nam. Được xây dựng bởi bàn tay và khối óc
của người Việt Nam nên chúng tôi đủ sức mạnh cạnh tranh lành mạnh với các DN trong cộng
đồng WTO, bởi chỉ có cạnh tranh mới đem lại sự phát triển”
Vinamilk là thương hiệu hiện được xếp trong top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Hoạt động
hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế
hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội,
khiong ngừng đổi mới công nghê, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị
cho mọt hành trình mới.
Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không
ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triể. Với hướng phát triển đúng,


các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn,Nghệ An lần lược ra đời,
chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước.
Không ngừng mở rộng sản xuất, xuây dựng them nhiều nhà máy trên khắp cả nước, Vinamilk
đã trở thành DN hàng đầu của ngành công nghệ chế biến sữa, chiếm lĩnh phần lớn thị phần
sữa tại Việt Nam, đạt doanh thu hơn 6000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm
trên 500 tỉ đồng.
Ngoài mở rộng thị trường , vinamilk còn mở rộng thương hiệu ở các dòng sản phẩm ngoài
sữa tươi truyền thống còn sữa chua, sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước
giải khát.Tiếp đó vinamilk mở rộng sang mặt hàng khác của dòng sản phẩm với mùi vị ( dâu,
socola ), kiểu dáng, công dụng khác ( sữa bổ sung adm+ , mắt sáng dáng cao,
Flex,Lactoza,sữa tiệt trùng, thanh trùng. Và vinamilk mở rộng sang thị trường sữa động nành
( sữa đậu nành Goldsoy ).



×