Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giáo án lớp 5 tuan 32+tuần ôn tập và kiểm tra buổi chiều theo mô hình vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.62 KB, 15 trang )

Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

TUẦN 32
NS: 22 /4 /2016
NG: Thứ hai, ngày 25 / 4 /2016

TOÁN

ÔN: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU

Giúp HS củng cố:
KT: Các phép tính cộng, từ, nhân, chia với các số đo thời gian.
KN: Giải bài toán có liên quan đến số đo thời gian.
TĐ: HS có ý thức ôn tập.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách THT5 q2 tr56
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí: 1p
- Lớp hát 1 bài.
2. Kiểm tra hoạt động ứng dụng: 0p
- NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm.
3. Giới thiệu bài: 1p
- HS ghi đầu bài.


4. Hoạt động thực hành: 29p
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

Bài 1: 14p
- Nhóm trưởng điều hành các
bạn đọc YC.
+ Bài yêu cầu gì?
* Gợi mở:
- Các phép tính trong bài có
đặc điểm gì?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn
tự làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm
đúng.

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động nhóm
- Đọc YC
- Tính
- Là các phép tính cộng và trừ số đo thời gian.
- Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
* Đáp án:
18 giờ 24 phút
+
4 giờ 12 phút
22 giờ 36 phút

23,5 giờ
17,75 giờ

5,75 giờ

23 giờ 35 phút hay
-

12 giờ 48 phút

Phạm Thanh Mai

22 giờ 95 phút

141

12 giờ 48 phút
10 giờ 47 phút
Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
54 giờ 20 phút
21 giờ 33 phút

Năm học : 2015- 2016
hay 53 giờ 80 phút
21 giờ 33 phút
22 giờ 47 phút

GV chốt:
- Vận dụng kiến thức gì để tính - Vận dụng quy tắc cộng, trừ số đo thời gian.
kết quả?

Bài 2: 15p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các - Đọc YC
bạn đọc YC.
+ Bài toán cho biết gì?
Thời điểm xuất phát tại Hà Nội: 8 giờ 30 phút
vtàu hỏa= 48,8 km/giờ
tHà Nội đến Vinh= 6 giờ 36 phút
Nếu tdừng ở các ga= 1 giờ 30 phút
+ Bài yêu cầu gì?
SHà Nội đến Vinh = …km?
Thời điểm đến Vinh lúc: …?
* Gợi mở bằng sơ đồ chuyển động:
8 giờ 30 phút

S = …km?

v=48,8km/giờ

?
tnghỉ=1 giờ 30 phút

tHà Nội đến Vinh= 6 giờ 36 phút
- Nhóm trưởng yêu - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
cầu các bạn tự làm bài
– chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt * Đáp án:
bài làm đúng.
Đổi 6 giờ 36 phút = 6,6 giờ
Quãng đường tàu hỏa đi từ Hà Nội đến Vinh là:

48,8 × 6,6 = 322,08 (km)
Nếu tàu dừng lại ở các ga là 1 giờ 30 phút thì tàu đến
Vinh lúc:
8giờ 36phút + 6giờ 36phút + 1giờ 30phút = 16giờ 36phút
16 giờ 36 phút hay 4 giờ 36 phút chiều
Đáp số: 322,08 km
4 giờ 36 phút chiều
GV chốt:
- Nêu công thức tìm S = v × t
quãng đường?
- Nêu cách tìm thời Thời điểm đến nơi (nếu không có thời gian nghỉ) = thời
điểm đến nơi?
điểm xuất phát + thời gian đi hết quãng đường.
Thời điểm đến nơi (nếu có thời gian nghỉ) = thời điểm
xuất phát + thời gian đi hết quãng đường + thời gian nghỉ
dọc đường.
Phạm Thanh Mai

142

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
5. Củng cố kiến thức: 3p
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào? (t = S : v)
- Muốn tìm quãng đường ta làm thế nào? (S = v × t)
- Muốn tìm vận tốc ta làm thế nào? (v = S : t)
6. Bài tập ứng dụng: 1p

- Về nhà chia sẻ cho người thân những kiến thức đã được ôn tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
________________________________
NS: 23 /4 /2016
NG: Thứ ba, ngày 26 / 4 /2016
TIẾNG VIỆT

NHỚ-VIẾT: BẦM ƠI!
I. MỤC TIÊU

KT: Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn thơ Ai về thăm mẹ quê ta .... Chưa bằng muôn nỗi
tái tê lòng bầm trong bài thơ Bầm ơi!
KN: Luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức làm bài, viết bài.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Bảng nhóm.
2. Học sinh:
- Vở THTV5 q2tr55+56
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới: 30p

A. Giới thiệu bài : 1p
B. Hoạt động thực hành: 29p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

Bài 1: 20p
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn
thơ.
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới
mẹ?
+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Phạm Thanh Mai

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động lớp
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng
+ Cảnh chiều dông mưa phùn gió bấc làm
anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.
+ Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ
non, tay mẹ run lên vì rét.
143

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ
lẫn khi viết chính tả.

- HS nêu trước lớp, ví dụ: rét, lâm
thâm, lội, mạ non,…
c. Nghe-viết chính tả
Nhắc HS lưu ý cách trình bày: dòng
6 chữa lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết
sát lề, giữa hai khổ thơ để cách 1
dòng.
d) Soát lỗi, chấm bài
Bài 2:5p
- NT điều hành các bạn chia sẻ:
+ Bài yêu cầu gì?

Năm học : 2015- 2016
- HS nêu trước lớp, ví dụ: rét, lâm thâm,
lội, mạ non,…
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào
vở nháp.

Hoạt động nhóm
- Phân tích tên cơ quan, trường học, đơn vị
kinh doanh dưới đây thành các bộ phận
tương ứng với các ô trong bảng.

* Gợi mở:
+ Để phân tích tên cơ quan, trường
học, đơn vị kinh doanh dưới đây
thành các bộ phận tương ứng với các
ô trong bảng ta cần làm gì?

- Để phân tích tên cơ quan, trường học,

đơn vị kinh doanh dưới đây thành các bộ
phận tương ứng với các ô trong bảng ta cần
xác định từng từ ngữ, cụm từ ngữ sau đó
dựa vào nghĩa để tách thành từng bộ phận.
+ Chia sẻ kết quả- nhận xét- chốt kết * Đáp án:
quả đúng.
Tên cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ 2
Bộ phận thứ 3
Trường Tiểu học Ngô Trường
Tiểu học
Ngô Sĩ Liên
Sĩ Liên
Công ti Quảng cáo Sao Công ti
Quảng cáo
Sao Hôm
Hôm
Công ti Trách nhiệm
Công ti
Trách nhiệm hữu Hoàn Cầu
hữu hạn Hoàn Cầu
hạn
Ủy ban Chứng khoán
Ủy ban
Chứng khoán
Việt Nam
Việt Nam
Chốt nhóm:
+ Tên cơ quan, trường học, đơn vị + Tên cơ quan, trường học, đơn vị kinh
kinh doanh trên được viết như thế doanh trên được viết hoa chữ cái đầu của

nào?
mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bài 3:4p
Hoạt động nhóm
- NT điều hành các bạn chia sẻ:
+ Bài yêu cầu gì?
- Viết lại tên các công ti, cơ quan theo
đúng quy tắc chính tả vào cột B.
* Gợi mở:
+ Để viết lại tên các công ti, cơ quan - Dựa vào quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ
Phạm Thanh Mai

144

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016

theo đúng quy tắc chính tả vào cột B chức, trường học, công ti.
ta cần dựa vào đâu?
+ Chia sẻ kết quả- nhận xét- chốt kết * Đáp án:
quả đúng.
A
B
tổng công ti xây dựng sông đà
Tổng công ti Xây dựng sông Đà
ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
báo tuổi trẻ
Báo Tuổi trẻ
báo văn nghệ
Báo Văn nghệ
bộ giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải
Chốt nhóm:
+ Nêu quy tắc viết hoa tên cơ quan, + Quy tắc viết hoa tên cơ quan, trường
trường học, đơn vị kinh doanh?
học, đơn vị kinh doanh: viết hoa chữ cái
đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
4. Củng cố kiến thức: 4p
- Nhận xét gì về cách viết hoa tên của các cơ quan, đơn vị trên?( - Tên của các cơ
quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận
thứ ba là các danh từ chung nên viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt
Nam.)
5. Bài ứng dụng :1p
- Về đọc lại bài cho người thân nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.................................................................................................................................
_________________________________
NS: 10 /4 /2016
NG: Thứ tư, ngày 13 / 4 /2016
TIẾNG VIỆT

ÔN ĐỌC HIỂU: NHỮNG CÁNH BUỒM
I. MỤC TIÊU


KN:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: rực rỡ, rả rích, chắc nịch, lênh khênh...
- Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ
nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với người
con.
KT:
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình
cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ
Phạm Thanh Mai

145

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt
đẹp hơn.
TĐ:
- Có ý thức học bài.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
Bảng nhóm.
2. Học sinh:
- Sách HDHTV, vở THTV tr57+58
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP


1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
NT kiểm tra BTUD của các bạn trong nhóm.
3. Bài mới (32p)
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn làm bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

A/ Luyện đọc: 15p
Hoạt động lớp
- Một học sinh đọc cả bài
- 1 học sinh đọc
- Đọc nối tiếp lần 1- luyện đọc diễn - 5 hs đọc - Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc
cảm
từng khổ thơ. GV chú ý sửa lỗi phát
âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc chú giải.
- Đọc nối tiêp lần 2:Giải nghĩa từ
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Đọc nối tiếp lần 3:Đánh giá nhận xét
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
B/ Đọc hiểu nội dung bài: 14p
Bài 1: 4p
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
YC bài

- Bài YC gì?
- Dựa vào khổ thơ thứ nhất và thứ hai
của bài thơ, tả lại cảnh bãi biển lúc hai
cha con đi dạo?
- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài.
- Làm cá nhân.
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án: Sau trận mưa đêm; bầu trời
xét- chốt kết quả đúng.
và bãi biển như vừa gội rửa. Mặt trời
nhuộm hồng tất cả bằng những tia
nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ. Hai
cha con dạo chơi trên bãi biển. Người
cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu
con trai bụ bẫm, bóng tròn, chắc nịch.
Bài 2: 5p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
Phạm Thanh Mai

146

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
YC bài.
- Bài YC gì?
- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài

Năm học : 2015- 2016

- Kể lại lời trò chuyện của cha và con
trong khổ thơ thứ hai và thứ ba?
- Làm cá nhân

- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án:
xét- chốt kết quả đúng.
- Con lắc tay cha khẽ hỏi: “Sao ở xa
kia chỉ thấy nước, thấy trời, không
thấy nhà, không thấy cây, không thấy
người ở đó?”
- Cha xoa đầu con trả lời: “Cứ theo
cánh buồm kia đi mãi sẽ thấy cây, thấy
nhà cửa. Nhưng nới đó cha cũng chưa
hề đi đến.” Người cha trầm ngâm nhìn
mãi cuối chân trời, cậu bé lại trỏ những
cánh buồn bảo: “Cha hãy mượn cho
con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”
Lời của con khiến người cha xúc động
* Chốt nhóm:
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con + Con ước mơ được khám phá những
có ước mơ gì?
điều chưa biết về biển, được nhìn thấy
cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.
Bài 3: 5p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
YC bài.
- Bài YC gì?
- Người con nói với cha nguyện vọng
gì?

- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài
- Làm cá nhân
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án:
xét- chốt kết quả đúng.
- Con muốn có cánh buồm trắng để ra
đi.
Bài 4: 5p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc - Đọc cá nhân yêu cầu và nội dung bài.
YC bài.
- Bài YC gì?
- Vì sao người cha lại nói: “Cha gặp lại
mình trong những ước mơ con”?
- Nhóm trưởng YC các bạn làm bài
- Làm cá nhân
- Nhóm trưởng chia sẻ kết quả-nhận Đáp án:
xét- chốt kết quả đúng.
- Vì ước mơ của con cũng là ước mơ
của cha thuở nhỏ.
* Chốt nhóm
Phạm Thanh Mai

147

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
- Nội dung chính của bài là gì?


Năm học : 2015- 2016
+ Bài thơ ca ngợi ươc mơ khám phá
cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ
làm cuộc sống không ngừng tốt đẹp
hơn.

4. Củng cố kiến thức ( 2p)
- Em có nhận xét gì về những câu hỏi của bạn nhỏ trong bài? (Những câu hỏi của
bạn nhỏ trong bài rất ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện sự tò mò, thích khám phá,….)
5. Chuẩn bị cho bài sau: 1p
- Chia sẻ nội dung bài Những cảnh buồm cho người thân nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
___________________________________
NS: 26 /3 /2016
NG: Thứ sáu, ngày 29 / 4 /2016
TOÁN

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
KT: Củng cố kiến thức về tính diện tích, thể tích 1 số hình
KN: Rèn kĩ năng giải các bài toán có nội dung hình học.
Kĩ năng hiểu đề, biết áp dụng công thức vào bài tập.
TĐ: Có ý thức ôn tập
II. CHUẨN BỊ


1. Giáo viên
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách THT tr 60
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ban giải trí
2. Kiểm tra bài ứng dụng: 3-5 p
- Ban học tập kiểm tra – báo cáo gv.
3. Bài ôn: 30p
a. Giới thiệu: 1p
b. Hoạt động thực hành ( Thực hiện trong vở thực hành toán quyển 2 tr60)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

*Bài 1.9p
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các - Đọc YC
bạn đọc YC.
+ Bài yêu cầu gì?
- Viết số thích hợp vào ô trống
Gợi mở:
Phạm Thanh Mai

148

Trường Tiểu học Mông Dương



Líp 5A2
- Muốn viết được số thích hợp
vào ô trống ta cần làm gì?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn
tự làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm
đúng.
a)
Hình lập phương
a
3,5 cm
4m
2
Sxq 49 cm
64m2
Stp 73,5 cm2
96m2
V 42,875 cm3 64m3

GV chốt
- Nêu cách tính diện tích xung
quanh, diện tích toàn phần, thể
tích của hình lập phương?
- Nêu cách tính diện tích xung
quanh, diện tích toàn phần, thể
tích của hình hộp chữ nhật?
* Bài 2: 10p
- Nhóm trưởng điều hành các
bạn đọc YC.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài yêu cầu gì?

Năm học : 2015- 2016
- Ta cần xác định ô trống cần điền cần tìm gì,
sau đó áp dụng công thức để tính
- Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
* Đáp án:

a
b
c
Sxq
Stp
V

Hình hộp chữ nhật
2,6m
18cm
1,8m
12cm
3m
7cm
2
26,4m
420cm2
35,76 m2
852 cm2
14,04 m3

1512 cm3

- DTXQ = S1 mặt × 4
DTTP = S1 mặt × 6
Thể tích = a × a × a
- DTXQ = (a+b) × 2 × c
DTTP = DTXQ + S2 mặt đáy
Thể tích = a × b × c
Hoạt động nhóm
- Đọc YC
- Có 7 hình lập phương cạnh 8cm xếp thành
hình như hình H. Sơn toàn bộ bề mặt của hình
H.

Hình H
a) Vhình H = ?
b) Ssơn = ?

* Gợi mở:
- Hình H có dạng hình gì?
- Muốn tính thể tích hình H ta
cần dựa vào đâu?
- Toàn bộ bề mặt sơn của hình
H có dạng hình gì?

- Hình H có dạng hình đặc biệt.
- Dựa vào thể tích các hình lập phương cạnh
8cm.
- Có dạng hình lập phương với độ dài cạnh
bằng 2 lần độ dài cạnh của hình lập phương

nhỏ.
- Để tính diện tích cần phải sơn - Ta cần tính được độ dài cạnh của hình lập
Phạm Thanh Mai

149

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
ta cần tính được gì?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn
tự làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm
đúng.

GV chốt
- Vận dụng kiến thức gì để giải
bài toán?
- Nêu công thức tính diện tích
toàn phần và thể tích hình lập
phương?
* Bài 3: 10p
- Nhóm trưởng điều hành các
bạn đọc YC.
+ Bài yêu cầu gì?

Năm học : 2015- 2016
phương mới.
- Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm

* Đáp án:
a) Thể tích của 1 hình lập phương là:
8 × 8 × 8 = 512 ( cm3)
Hình H được xếp bởi 7 hình lập phương cạnh
8cm nên thể tích của hình H là:
512 × 7 = 3584 (cm3)
b) Diện tích cần sơn là:
8 × 2 × 8 × 2 × 6 = 1536 (cm2)
Đáp số: a. 3484 cm3
b. 1536 cm2
- Vận dụng công thức tính diện tích toàn phần
và thể tích hình lập phương.
- DTTP = S1 mặt × 6
Thể tích = a × a × a
Hoạt động nhóm
- Đọc YC
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một hình lập phương có cạnh dài 5cm. Nếu
cạnh của hình lập phương gấp lên 3 lần thì diện
tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần?
A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D.12 lần

Gợi mở:
- Muốn khoanh được vào chữ - Ta cần phải giải bài toán.
đặt trước câu trả lời đúng ta làm
như thế nào?
- Bài toán cho biết gì?
- 1 hình lập phương có a = 5cm.
- Bài toán hỏi gì?
- Nếu gấp a lên 3 lần thì DTTP gấp lên mấy

lần?
- Muốn biết DTTP gấp lên mấy - Cần tính được DTTP ban đầu và tính DTTP
lần ta cần làm gì?
sau khi cạnh được gấp lên 3 lần. Sau đó sẽ tìm
số lần gấp của DTTP.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn - Làm cá nhân- chia sẻ kết quả trong nhóm
tự làm bài - chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng chốt bài làm * Đáp án:
đúng.
Diện tích toàn phần của hình lập phương có
cạnh 5cm là:
5 × 5 × 6 = 150 (cm2)
Độ dài của cạnh hình lập phương khi được gấp
Phạm Thanh Mai

150

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2

Năm học : 2015- 2016
lên 3 lần là:

5 × 3 = 15 (cm)
Diện tích toàn phần của hình lập phương khi
cạnh gấp lên 3 lần là:
15 × 15 × 6 = 1350 (cm2)
Nếu cạnh hình lập phương gấp lên 3 lần thì

diện tích toàn phần của nó gấp lên số lần là:
1350 : 150 = 9 (lần)
Vậy đáp án đúng là: C
* Cách làm khác: ( Dựa theo công thức tổng
quát)
Ta có:
DTTP = a × a × 6
Khi a gấp lên 3 lần nghĩa là: 3a
DTTP = 3a × 3a × 6
= 3 × 3 × (a × a × 6)
= 9 × (a × a × 6)
Nếu cạnh hình lập phương gấp lên 3 lần thì
diện tích toàn phần của nó gấp lên số lần là:
9 × (a × a × 6) 9
= = 9 ( lần)
a×a×6
1

GV chốt
- Vận dụng kiến thức nào để - Vận dụng công thức tính diện tích toàn phần
tính được kết quả của bài toán? của hình lập phương.
4. Củng cố kiến thức: 3’
- Muốn tính Sxq, Stp ,V của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
(Sxq= Chu vi 1 mặt đáy × chiều cao
Stp = Sxq × S 2 mặt đáy
V = a × b × c)
- Muốn tính Sxq, Stp ,V của hình lập phương ta làm thế nào ?
( DTXQ = S1 mặt × 4
DTTP = S1 mặt × 6
Thể tích = a × a × a)

5. Hoạt động ứng dụng :1’
- Chia sẻ với người thân các kiến thức đã được ôn tập.
IV. RÚT KINH NGHIÊM SAU GIỜ DẠY.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
_________________________________

TUẦN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK 2
Phạm Thanh Mai

151

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
NS: 1 /5 /2016
NG: Thứ tư, ngày 4 / 5 /2016

Năm học : 2015- 2016

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
I. MỤC TIÊU:

KT: Kiểm tra đánh giá đọc thành tiếng, đọc hiểu văn bản: Yêu cầu về kĩ năng đọc
thành tiếng là hs đọc trôi trẩy các bài tập đọc đã học trong từ tuần 19 đến tuần 32

sách HDH TV 5 q2A-2B, phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ /phút, biết ngừng
nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn
bản nghệ thuật.
KN: Có kĩ năng đọc và làm bài.
TĐ: HS tự giác, có ý thức khi làm bài.
II. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng(5điểm):
- HS chọn đọc một trong các đề sau đây bằng cách bốc thăm :
- Các bài đọc trong quyển hướng dẫn học tiếng việt tập 2A và tập 2B
2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5đ ) (Thời gian làm bài 30 phút)
HS đọc thầm bài:“Công việc đầu tiên ” Sách HDH TV 5 tập 2B – Trang 34.
(Khoanh tròn trước chữ cái trả lời ý đúng nhất cho từng câu hỏi sau)
Câu 1: Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao chị Út là gì?
A. Đi chợ
B. Rải truyền đơn.
C. Đi rải giấy quảng cáo thuốc
D. Thăm dò tình hình địch.
Câu 2: Khi nhận công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho, tâm trạng của chị Út như
thế nào?
A. Rất sợ hãi
B. Vừa mừng, vừa lo.
C. Rất vinh dự, bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên,nghĩ cách hoàn thành
nhiệm vụ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Chị Út nghĩ ra cách nào để rải truyền đơn?
A. Thực hiện công việc lúc ban đêm để không ai phát hiện.
B. Vừa đi chợ, vừa thực hiện.
C. Tìm cơ hội tôt nhất mới thực hiện.
D. Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận.Taybê rổ cá, bó truyền dơn giăt

trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì cũng
vừa hết, trời cũng vừa sáng.
Câu 4: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là nhóm từ láy?
A. Thấm thía, đậm đà, hóm hỉnh, tinh tế, trồng trọt
B. Thấm thía, tươi vui, hóm hỉnh, tinh tế, thâm thúy
C. Thấm thía, thiết tha, nhân dân, sống động, tưng bừng
Câu 5: Câu nói của chị Út: "Em muốn làm nhiều việc cho cách mạng. Anh cho
em thoát li hẳn nghe anh " Theo em "thoát li" trong câu trên nghĩa là gì?
A. Không làm việc nguy hiểm nữa.
B. Rời gia đình để tham gia cách mạng
Phạm Thanh Mai

152

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
C. Không tham gia vào tổ chức để rải truyền đơn.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Khi rải truyền đơn nếu bị địch bắt, anh Ba dặn chị Út phải làm như thế nào?
A. Khai hết mọi chuyện
B. Không khai gì hết
C. Một mực nói rằng có một anh nói đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không
biết chữ nên không biết giấy gì hết.
D. Tìm cách bỏ trốn
Câu 7: Dấu phẩy trong câu"Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm"
Có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vé câu ghép

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 8: Trong các câu sau câu nào là câu ghép ?
A. Khoảng ba giờ sáng tôi giả đi bán cá như mọi hôm
B. Đêm đó tôi không ngủ yên, lục đục dậy từ lúc nửa đêm.
C. Tay tôi bê rổ cá còn bó truyền đơn thì giắt trên quần.
D. Tôi vừa mừng, vừa lo.
Câu 9: Từ “ Lục đục ” trong câu" Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy lúc nửa
đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn" là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ.
D. Đại từ
Câu 10: Chủ ngữ trong câu"Tay tôi bê rổ cá còn bó truyền đơn thì giắt trên
lưng quần" :
A. Tay tôi bê rổ cá.
B. Bó truyền đơn.
C.Tay tôi; bó truyền đơn.
D. Tay tôi.
ĐÁP ÁN
Câu
Đ/án

1
B

2
C


3
D

4
A

5
B

6
C

7
B

8
C

9
C

10
C

IV. RÚT KINH NGHIÊM SAU GIỜ DẠY.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
_________________________________

NS: 5 /3 /2016
NG: Thứ sáu, ngày 8/4 /2016
TOÁN

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
I. MỤC TIÊU

Giúp HS :
Phạm Thanh Mai

153

Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
Năm học : 2015- 2016
KT: Củng cố các kiến thức về số học, dạng toán có lời văn, các phép tính liên quan
đến số tự nhiên, số thập phân, phân số, hỗn số, số đo thời gian.
KN: Rèn kỹ năng tính toán và giải toán có lời văn/
TĐ: Có ý thức ôn tập.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Đề ôn tập
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1. Ban giải trí

2. Kiểm tra bài ứng dụng: 4p
- NT kiểm tra BTƯD của các bạn trong nhóm
3.Bài ôn: 30p
- GV phát đề yêu cầu học sinh làm bài.
ĐỀ BÀI:
* Câu 1: (2 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước đáp án đúng:
1/ 3 giờ 28 phút + 5 giờ 52 phút = ……
a. 9 giờ 20 phút
b. 9 giờ 30 phút
c. 8 giờ 20 phút
2/ 19 năm 2 tháng – 6 năm 11 tháng = ………
a. 12 năm 9 tháng
b. 12 năm 3 tháng
c. 13 năm 3 tháng
3/ 5 phút 18 giây × 5 = ……..
a. 25 phút 80 giây
b. 25 phút 30 giây
c. 26 phút 30 giây
4/ 16 giờ 3 phút : 3 = ……
a. 5 giờ 19 phút
b. 5 giờ 21 phút
c. 5 giờ 20 phút
Câu 2: (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 1,5 giờ = ……………. phút
c. 8,3 giờ = …….giờ ….. phút
b. 3 ngày 2 giờ = ………..giờ
d. 1 giờ 15 phút = ……giờ
Câu 3: (2 điểm) Tính giá trị của biểu thức.
a. ( 59,6 + 19,44 ) × 2
b. 3,4 × 5 + 12,4 : 4

Câu 4 : (2 điểm ) Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật, có chiều dài 2,8 m,
chiều rộng 1,4 m. Chiều cao 1,3 m. Tính thể tích bể nước ?
Câu 5: (3 điểm) Lúc 6 giờ 30 phút, một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc
45km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút , một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ
và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô
chở hàng?
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 2 điểm – mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1. (a) 9 giờ 20 phút
2. (b) 12 năm 3 tháng
3. (c) 26 phút 30 giây
4. (b) 5 giờ 21 phút
Câu 2: ( 1 điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm))
a. 90 phút
c. 8 giờ 18 phút
b. 74 giờ
d. 1,25 giờ
Câu 3: ( 2 điểm - mỗi ý 1 điểm)
154
Phạm Thanh Mai
Trường Tiểu học Mông Dương


Líp 5A2
( 59,6 + 19,44 ) × 2
= 79,04 × 2
= 158,08
Câu 4: (2 điểm )

Năm học : 2015- 2016

3,4 × 5 + 12,4 : 4
= 17 + 3,1
= 20,1

Giải
Thể tích bể nước là : (0,5 điểm)
2,8 × 1,4 × 1,3 = 5,096 m3 ( 1 điểm)
Đáp số : 5,096 m3 (0,5 điểm)
Câu 5: ( 3 điểm )
Đúng một lời giải và một phép tính 0,5 điểm
Đáp số đúng 0,5 điểm
Giải
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là:
8 giờ 30 phút – 6 giờ 30 phút = 2 (giờ)
Quãng đường hai xe cùng chạy cách nhau là:
45 × 2 = 90 ( km)
Mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tô chở hàng là :
60 – 45 = 15( km/giờ)
Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là:
90 : 15 = 6 ( giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là :
8 giờ 30 phút + 6 giờ = 14 giờ 30 phút
Đáp số : 14 giờ 30 phút
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
_________________________________


Phạm Thanh Mai

155

Trường Tiểu học Mông Dương



×