Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giao trinh tac dong cot song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.62 MB, 108 trang )

Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG ................................ 5
I. NGUỒN GỐC CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG........................... 5
II. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH, THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHỮA BỆNH CỦA
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG............................................................... 6
III. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG ............ 10
IV. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP TĐCS SO VỚI CÁC
TRƯỜNG PHÁI CỘT SỐNG KHÁC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC ................................................................. 10
V. NHỮNG BỆNH PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG CHỮA ĐƯỢC...... 11
VI. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP................................................................... 12
PHẦN II: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT
SỐNG ................................................................................................................................. 13
I. CỘT SỐNG .......................................................................................................... 13
II. LỚP CƠ............................................................................................................... 32
III. NHIỆT ĐỘ DA .................................................................................................. 42
IV. CẢM GIÁC........................................................................................................ 46
PHẦN III: PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ .......................................................................... 48
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN.......................................................................................... 48
II. PHÂN BIỆT CÁC THỂ ....................................................................................... 48
III. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI .................................................. 49
IV. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LÕM ................................................ 50
V. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỆCH................................................ 52
VI. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI LỆCH ....................................... 52
VII. HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LÕM LỆCH.................................... 53
PHẦN IV: CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH ..... 55
A. CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN BỆNH ............................................................................ 55


I. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG................................................................................. 55
II. NGUYÊN TẮC HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ ...................................................... 58
III. NGUYÊN TẮC ĐỊNH KHU, ĐỊNH ĐIỂM........................................................ 58
IV. NGUYÊN TẮC THĂM DÒ TIÊN LƯỢNG....................................................... 59
B. CÁC THỦ THUẬT CHẨN BỆNH ............................................................................... 60
I. THỦ THUẬT ÁP.................................................................................................. 60
II. THỦ THUẬT VUỐT........................................................................................... 61
III. THỦ THUẬT ẤN............................................................................................... 62
IV. THỦ THUẬT VÊ............................................................................................... 63
V. THỦ THUẬT MIẾT............................................................................................ 65
C. CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH......................................................................... 66
I. PHƯƠNG THỨC ĐỘNG HÌNH ........................................................................... 66
II. PHƯƠNG THỨC ĐỐI ĐỘNG............................................................................. 66
III. PHƯƠNG THỨC CO CƠ TƯƠNG ỨNG .......................................................... 68
IV. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TƯ THẾ ............................................................... 68
Đỗ Văn Chiến
3

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

V. PHƯƠNG THỨC ĐỐI NHIỆT............................................................................ 69
PHẦN V: CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC, TRỊ BỆNH ........... 71
A. CÁC NGUYÊN TẮC TRỊ BỆNH................................................................................. 71
I. NGUYÊN TẮC TẠO SÓNG CẢM GIÁC ............................................................ 71

II. NGUYÊN TẮC ĐỊNH LỰC THAO TÁC............................................................ 72
III. NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG ........................................................................ 72
IV. NGUYÊN TÁC ĐỊNH LƯỢNG......................................................................... 73
V. NGUYÊN TẮC ĐIỂU NHIỆT............................................................................. 75
B. CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH.................................................................................... 76
I. THỦ THUẬT XOAY............................................................................................ 76
II. THỦ THUẬT ĐẨY ............................................................................................. 77
III. THỦ THUẬT BẬT ............................................................................................ 78
IV. THỦ THUẬT RUNG ......................................................................................... 79
V. THỦ THUẬT BỈ ................................................................................................. 79
VI. THỦ THUẬT LÁCH ......................................................................................... 80
C. CÁC PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH ............................................................................. 80
I. PHƯƠNG THỨC NÉN......................................................................................... 80
II. PHƯƠNG THỨC SÓNG..................................................................................... 81
III. PHƯƠNG THỨC ĐƠN CHỈNH VÀ SONG CHỈNH.......................................... 81
IV. PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH............................................................................. 81
PHẦN VI: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP .......................................................................... 84
I. BỆNH ĐAU ĐẦU................................................................................................. 84
II. BỆNH HÔ HẤP................................................................................................... 88
III. BỆNH CHI TRÊN.............................................................................................. 89
IV. BỆNH CHI DƯỚI.............................................................................................. 92
V. BỆNH TUẦN HOÀN TIM MẠCH ..................................................................... 94
VI. BỆNH VỀ HỆ SINH DỤC ................................................................................. 95
VII. Bệnh tiết niệu: ................................................................................................... 97
VIII. BỆNH TIÊU HÓA......................................................................................... 100
IX. BỆNH KHÁC .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 109

Đỗ Văn Chiến
4


ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

PHẦN I
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
I. NGUỒN GỐC CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Tác động cột sống (TĐCS) là phương pháp chữa bệnh do cố lương y Nguyễn
Tham Tán nghiên cứu sáng lập và phát triển.
Cụ sinh ngày 28 tháng 2 (tức rằm tháng riêng) năm 1915 tại xã Hoàng Xá,
huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, mất ngày 26 tháng 4 năm 2000.
Xuất thân trong một gia đình có nghề gia truyền chữa bệnh bằng thuốc nam. Cụ
rất say mê tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm trong dân gian để tìm ra những bài
thuốc hay, những phương thức trị bệnh có hiệu quả nhằm giúp đỡ bà con trong thôn
xóm khi ốm đau, được chữa bệnh tại nhà bằng “cây nhà lá vườn, ít tốn kém tiền của
mà khỏi được bệnh”. Đó là niềm mơ ước của Cụ lúc sinh thời.
Trong nhiều năm, Cụ để nhiều tâm lực trèo lên núi cao, rừng sâu tìm hiểu các
loại thuốc quý để chữa bệnh.
Những năm đi tìm thuốc, Thầy thấy các cụ cao tuổi hay dùng vôi tôi, hoặc lá
cây trà xát lên cột sống người bệnh. Khi cột sống có những vết đỏ, các cụ dùng bột cua
đồng hoặc lá thuốc giã ra đắp vào những vết đỏ, có khi đun sôi thuốc lá để xông cho
người bệnh. Chỉ có thế mà khỏi.
Sự việc trên làm Thầy suy nghĩ “Tại sao cột sống lại chữa được bệnh? Tại sao
Đông – Tây y lại không chữa vào cột sống?”. Sách nội kinh ghi “Tủy sống không sờ
thấy, không trông thấy nên không chữa được bệnh”, còn Tây y chỉ chữa được một số

rất ít bệnh của cột sống. Nhưng không chữa được các bệnh nội tạng. Phải chăng đây là
một khe hở mà Đông y – Tây y chưa đi sâu nghiên cứu, ta nên nghiên cứu thử xem?
Thầy nghĩ “Cột sống là một thực thể, là một hiện tượng sinh lý, mà đã là hiện
tượng sinh lý thì tất yếu phải có hiện tượng bệnh lý”.
Từ đây, Thầy bỏ tìm thuốc, quyết tâm đi sâu vào cột sống. Thầy đã nghiên cứu
các sách về cơ thể học, sách Tây y, Đông y, Châm cứu, Bấm huyệt,…!
Thầy mua 9 con khỉ, giải phẫu từng con để xem cấu tạo cột sống của chúng.
Đặc biệt Thầy rất coi trọng việc tìm hiểu cột sống của nhiều người bệnh xem có những
biến đổi bất thường. Những người mới chết thì cột sống sẽ ra sao. Thầy ghi lại các
hiện tượng từng bệnh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp lại thành từng bệnh và tìm cách
chữa bệnh trên cột sống.
Công trình của Lương y Nguyễn Tham Tán là một công trình đồ sộ, độc đáo,
khác hẳn các trường phái chữa bệnh khác. Thầy đã có gần 500 bài thuốc chữa trị các
bệnh trên cột sống thuộc các hệ trong cơ thể, 54 đề tài có luận chứng khoa học, xác
định hiệu quả của phương pháp. Nội dung của phương pháp Tác động cột sống thật là
phong phú gồm có: Các nguyên tắc, các thủ thuật, các phương thức, các tư thế chẩn và
trị bệnh hoàn hảo.
Đỗ Văn Chiến
5

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

Thầy đã nói ở bệnh viện Vĩnh Phúc “Tôi vô sư, vố sách, không được thầy nào
dạy dỗ, không có kinh nghiệm gia truyền, không dựa vào sách vở. Tôi tự tìm tòi,

nghiên cứu những kinh nghiệm cổ truyền dân tộc và trên hàng trăm cột sống của người
bệnh mà sáng tạo thành phương pháp Tác động cột sống”.
II. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH, THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHỮA
BỆNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Bệnh nhân bị câm, liệt:
Lương y Nguyễn Tham Tán đã chữa khỏi bệnh câm cho em gái của cố Tổng bí
thư Trường Chinh; Một bà ở Sơn Tây có 2 con gái đến chữa câm, khi hết gạo bà về
nhà lấy gạo, quay lại đến cổng nhà thầy thì con gái chạy ra gọi mẹ “Mẹ ơi”, đột ngột
quá bà mẹ ngất đi, tỉnh lại bà nói “Nuôi con 18 năm nay lần đầu tiên nghe cháu gọi
Mẹ ơi!”.
Tạ Văn Lý ở huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc bị liệt, hai chân teo lại. Từ nhỏ chỉ
ngồi và lê bằng hai tay, đi học phải nhờ các bạn thay nhau cõng. Năm chú Lý chữa
bệnh đã 13 tuổi. Thầy chữa 6 tháng chú Lý đứng lên đi lại bình thường. Về làng người
dân nô nức ra đón chú, thấy chú đi lại bình thường. Gia đình làm 12 mâm cỗ ăn mừng,
đón Thầy về, ai cũng muốn được nhìn và cầm đôi bàn tay vàng của Thầy. Đến tuổi
nhập ngũ chú Lý nặng 60kg, sau 3 năm quân ngũ trở về làng lấy vợ và sinh được 3
cháu khỏe mạnh. Chú Lý xin Thầy được làm con nuôi, để tưởng nhớ công ơn trời biển
của Thầy - người đã tái tạo chú một lần nữa.
Bác sỹ Thùy Linh ở Bệnh viện Hữu Nghị bị tâm thần phân liệt. Có lúc cởi
truồng chạy ra ngoài phố, Thầy đã chữa khỏi. Bác sỹ trở lại công tác, vài năm sau,
bác sỹ Linh cho biết đã có 3 đề tài nghiên cứu khoa học, được Hội đồng khoa học của
bệnh viện khen thưởng.
Năm 1972, giặc Mỹ bắn phá ác liệt khắp nơi, thế mà có lúc hơn 200 người bệnh
đến chữa. Người bệnh đi lại lung tung, Bộ Công an cử 6 cán bộ giả làm bệnh nhân
đến kiểm tra, 6 đồng chí này có bệnh gì thầy đều chữa khỏi. Sau đó một số thứ trưởng
Bộ Công an và gia đình con cháu đã đến chữa khỏi nhiều bệnh. Nên chính các Thủ
trưởng Bộ đã đề nghị lên Tổng bí thư Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và
Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Văn Cẩn mời thầy về Hà Nội chữa bệnh.
Tại Hà Nội, Thầy chữa bệnh ở Bộ Thông tin được 3 năm. Nhiều bệnh nhân
trung cấp, cao cấp dân sự và quân sự được Thầy chữa khỏi bệnh.

Bà An là vợ một thứ trưởng Bộ Công an bị suy tim, to tim, huyết áp cao, suy
động mạch vành, ngoại tâm thu. Chữa khắp nơi không khỏi, bà định nghỉ hưu. Lúc
Thầy chữa bà mới là đại úy. Chữa khỏi bệnh, bà tiếp tục công tác cho đến lúc nghỉ
hưu.
Thầy đã chữa cho Đại tướng Hoàng Văn Thái, nguyên Tổng Tham mưu
trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam bị liệt một cánh tay. Đại tướng đã chữa tạ các
bệnh viện lớn ở Hà Nội không khỏi, phải sang Cộng hòa dân chủ Đức chữa 6 tháng

Đỗ Văn Chiến
6

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

cũng không khỏi. Sau một thời gian, Thầy chữa bệnh cho Đại tướng, ông có thể đánh
bóng bàn được.
Ông Nguyễn Đức Thuận Chủ tịch Hội Liên hiệp Công đoàn Việt Nam giới thiệu
1 cán bộ cao cấp Liên Xô sang giúp ta xây dựng Cung văn hóa Hữu Nghị. Ông này
một mắt đã 17 năm không nhắm được. Mắt cứ mở trừng trừng kể cả khi bão tuyết làm
rất rát mắt. Ông chữa khắp nơi ở Liên Xô không khỏi. Ông cho biết “ Nếu cụ không
chữa khỏi cho tôi thì vợ tôi sẽ bỏ tôi, có lần đang ngủ, cô ấy thức dậy thấy mắt tôi cứ
mở trừng trừng, cô ấy giật mình khóc thét lên”. Thầy chữa một thời gian ngắn Ông
nhắm mắt bình thường.
Thầy chữa bệnh cho bà Cúc – vợ Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bà Cúc bị bệnh
tâm thần, cả ngày chỉ vuốt áo, không phân biệt được người thân. Đại tiện táo bón phải

chịu nhiều đau đớn, lăn lộn trên giường rất khổ sở. Thầy chữa cho bà ổn định tinh
thần, khỏi táo bón. Bà đã biết được người thân, còn biết hát cả những bài ca hồi trước
cách mạng. Thủ tướng đã mời cơm Thầy và một tiến sỹ Y học. Thủ tướng rất ca ngợi
Phương pháp Tác động cột sống. Thủ tướng còn nói “Bác đã chữa khỏi bệnh cho
nhiều cán bộ cách mạng, tức là bác đã cứu cách mạng”. Ông tiến sỹ y học góp ý:
“Bác nói rõ thêm nguyên nhân vì sao tác động cột sống lại chữa được bệnh”. Thủ
tướng trả lời ngay: “Chúng ta đang dùng điện cho các ngành khoa học. Đến nay vẫn
chưa tìm ra bản chất của điện. Nhưng ta vẫn dùng điện rất tốt”. Lúc ra về thư ký riêng
của Thủ tướng nói: “Chưa bao giờ Thủ tướng mời cơm và nói chuyện với ai như bác
lâu đến thế - 1 giờ 15 phút”.
Ở khách sạn Đường Thành, Thầy chữa bệnh nhân bị di tinh – tinh trùng tự
động thoát ra liên tục, chưa nơi nào chữa được. Bệnh nhân xanh sao không học hành
được. Thầy chữa khỏi, sau anh ra nước ngoài học tập, đỗ đạt cao. Một chị phục vụ
khách sạn đã ngoài 20 tuổi, bị bệnh đái dầm, chữa nhiều nơi không khỏi, cô không
dám lấy chồng. Thầy chữa khỏi, cô lấy chồng sinh con.
Thầy Tán chữa khỏi bệnh cao huyết áp cho Trung tướng Nguyễn Hùng Phong –
Chính ủy Quân khu I. Đã gần 20 năm bệnh không tái phát.
Các đề tài nghiên cứu:
Thầy tham gia nghiên cứu Đề tài “Viêm cột sống dính khớp” do Giáo sư Đặng
Văn Trung, Chủ nhiệm Khoa nội Bệnh viện Bạch Mai chủ trì. Kết quả Thầy chữa khỏi
trên 90%. Lúc bấy giờ bệnh Viêm cột sống dính khớp là bệnh nan y, nhiều bác sỹ
quen thầy khuyên nên chọn đề tài khác, vì bệnh này trên thế giới đã bó tay, nếu thầy
không thành công thì còn đâu là sự nghiệp. Nhưng Thầy cảm ơn và tin rằng mình sẽ
chữa khỏi.
Thầy thành công tiếp Đề tài nghiên cứu bệnh “Viêm dây thần kinh tọa” đạt
trên 90%.
Thầy chữa khỏi bệnh “Rối loạn thần kinh thực vật” cho giáo sư tiến sỹ Vũ
Tuyên Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật đã gần 20 năm không tái phát.

Đỗ Văn Chiến

7

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

Thầy tham gia chuyên đề “Phục hồi nguồn sữa mẹ” với Viện sinh lý- Hóa sinh
do Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Tài Lượng, Viện trưởng chủ trì, kết quả đạt trên 90%.
Điều đặc biệt là: khi kiểm tra sữa của các bà mẹ đủ sữa thì hằng số sinh lý của
Glucide là 7%, Lipide là 1,5%, Protit là 0,5%. Còn sữa của bà mẹ thiếu sữa thì hằng
số sinh lý đều cao hoặc thấp hơn.Những bà mẹ thiếu sữa thầy chữa cho đủ sữa và các
hằng số này trở lại bình thường.
Bác sỹ Nguyễn Thị Hải lúc 42 tuổi, Trưởng phòng y tế Trường Cán bộ y tế của
Bộ Y tế, chửa 6 lần, cả 6 lần thai bị chết lưu. Thầy chữa cho cả hai vợ chồng đã có
hiện tượng suy sinh dục. Chữa 6 tháng bác sỹ Hải thụ thai. Chữa liên tục đến khi đẻ.
Thầy kết hợp với khoa sản Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện C để theo dõi. Cháu
Nguyễn Ngọc Châu sinh ra rất khỏe mạnh. Lúc sinh cháu cả khoa sản đến thăm và
rất ngạc nhiên vì Khoa sản đã tiêm thuốc cho các bà mẹ có thai chết lưu, khi sinh ra
các cháu này đều bị khuyết tật, riêng cháu Ngọc Châu lại khỏe mạnh bình thường,
hiện cháu đang học tại Nhạc viện Hà Nội.
Ông Tiến, cán bộ Phủ Thủ tướng, bị liệt dương đã lâu. Ông đến yêu cầu Thầy
chữa vì sau một tháng ông sẽ cưới vợ. Thầy chữa khỏi Ông sinh liên tiếp 2 con trai.
Chú Tâm, đại úy phi công và cô vợ là giáo viên xinh xắn nhưng không có con.
Bố mẹ chồng đại úy bắt phải bỏ vợ, vì cho rằng cô này không đẻ được. Thầy chữa khỏi
cô giáo có 2 cháu gái khỏe mạnh.
Thầy chữa bệnh suy tủy. Thông thường cả 3 chỉ tiêu đều thiếu hụt. Đông y bó

tay, tây y chỉ còn duy nhất một cách là tiếp máu tươi, nhưng đến một chừng mực nào
đó cơ thể không tiếp thu được, bệnh nhân chết đau đớn vô cùng. Thầy yêu cầu phải kết
hợp với tây y cho tiếp máu. Các cháu ở Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi ra chữa
thầy. Nhiều cháu ở các tỉnh khắp 3 miền đất nước đều chữa khỏi bệnh.
Điển hình là cụ Nguyễn Thị Kim năm nay hơn 80 tuổi ở 70 Hàng Chiếu, Hà
Nội. Khi cụ hơn 60 thì bị suy tủy. Cụ Kim khỏi bệnh gần 20 năm không tái phát.
Anh Trần Văn Tiến, xã Yên Đông, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú bị suy tủy
chữa các nơi không khỏi. Thầy chữa khỏi, anh Tiến khỏe mạnh lấy vợ có con và không
tái phát…
Thầy chữa được nhiều bệnh Ung thư, nhưng thầy yêu cầu không tuyên truyền.
Vì nói ra sẽ thêm rắc rối nên Thầy bảo: “Chúng ta cứ chữa, bệnh nhân sẽ tuyên truyền
cho chúng ta”.
Cô Hà Nhi công nhân hưu trí ở số nhà 307K1 tập thể In Tiến Bộ bị ung thư
Amidan. Cô ấy chữa bệnh ở Bệnh viện K nhưng không nói được, không ăn được, ngồi
chờ chết ở nhà. Vợ chồng cô chú ấy đến, Thầy chữa khỏi bệnh. Cô đến bệnh viện khám
lại không còn bị ung thư nữa. Đã hơn chục năm cô vẫn còn sống.
Một cháu ở Thanh Hóa bị ung thư Amidan đang chữa ở bệnh viện K. Cháu
không ăn, không uống, không nói được. Bác sỹ bệnh viện gọi mẹ cháu vào báo cho
biết là bệnh viện không còn khả năng chữa cho cháu. Bác phải cho cháu về ngay hôm

Đỗ Văn Chiến
8

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán


nay. Nếu không đi ngay thì cháu sẽ chết ở dọc đường. Mẹ con sợ quá đến nhờ Thầy.
Chữa 12 lần, cháu lại bình thường, khám ở bệnh viện K không thấy Amidan nữa.
Cô Nguyễn Thị Nhân có giấy nhập viện của bệnh viện K đề là: K vú ngày mai
vào mổ”. Thầy đã chữa khỏi bệnh, cô đã sống hơn 10 năm khỏe mạnh, bệnh không tái
phát, cô ở ngõ Lương Sử A, số nhà 33, phố Quốc Tử Giám.
Ông Nguyễn Văn Hồng, nguyên trưởng phòng tổng hợp Bộ Giao thông Vận tải,
đi bệnh viện Hữu Nghị khám chẩn đoán là ung thư trung thất phổi, được điều trị
nhưng bệnh càng nặng thêm. Hồi đó, Bộ trưởng y tế là Ông Phạm Song, lúc đó là
giám đốc bệnh viện đã nói với ông Hồng: “Anh bị bệnh này, nhưng anh có tiền sử
bệnh gan nên không uống được thuốc Rifampicin, vì vậy bệnh viện không có cách gì
giúp anh. Anh nên về nghỉ tại nhà thôi”. Ông Hồng thất vọng, ông đã đến nhờ Thầy
chữa, Thầy chữa khoảng gần 2 năm, đi khám lại chỗ ung thư chỉ còn một điểm nhỏ.
Ông Hồng được Bộ cho nghỉ ở nhà chữa bệnh, dần dần ông khỏe ra, ông xin đi làm
nửa ngày, sau ông xin đi làm cả ngày cho đến khi về hưu. Ông còn sống được 12 năm,
bệnh ung thư không tái phát. Ông Hồng đã mất vì một bệnh khác.
Từ năm 1981 đến năm 1985, tại bệnh viện Bạch Mai, Thầy đã chữa 847 bệnh
nhân với 23 loại bệnh thuộc các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa,
sinh dục, đau cơ và các bệnh cơ xương khớp. Kết quả tốt và khá từ 87 đến 90%.
Thầy vào Trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh từ năm 1981 làm chủ nhiệm khoa
Tác động cột sống. Nhà trường tổ chức được 11 khóa học đào tạo về phương pháp tác
động cột sống. Riêng Bộ Công an đã có nhiều y bác sỹ ở các Trung tâm y tế tỉnh về dự.
Chất lượng các khóa đều đạt loại khá và giỏi. Các học viên đều say sưa học tập. Cục
Y tế và Giám đốc bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bộ Công an đã mời thầy dạy hai
khóa. Tổng cộng là 13 khóa có hơn 300 học viên. Trong gia đình Thầy có 5 lớp hơn 40
học viên. Trong thời gian ở trường, Thầy cũng chữa được bệnh cho nhiều bệnh nhân.
Thầy chữa cho vợ ông A-Li-Da-Đê, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Liên Xô, bà
nặng 103kg, đi lại khó khăn, Thầy chữa giảm được 12,5kg. Bà còn bị vỡ kế hoạch, có
thai, Thầy đã dùng phương điều hòa kinh nguyệt cho bà nên được bình thường. Thầy
được mời sang chữa bệnh ở Mát-xcơ-va 2 lần, có thêm 3 cộng sự cùng đi, trong ba

tháng, chữa được 210 bệnh nhân. Kết quả đạt loại khá và tốt 91,5%. Có bệnh nhân liệt
dương, hai vợ chồng cùng chữa, hôm sau bà vợ đến nói ngay: “Bác sỹ Việt Nam tuyệt
vời, tuyệt vời”. Một bệnh nhân nặng 82kg, chữa giảm được 17kg. Viện thần kinh trung
ương Pi-gô-rốp đã ký 3 hợp đồng với Thầy, mời sang chữa bệnh, nhưng vì bất ổn
chính trị phải ngừng lại.
Xưởng phim, tài liệu trung ương quay một cuốn phim tài liệu nói về Thầy đang
thực hành chữa bệnh. Các đài phát thanh, truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam, tiếng
nói đêm khuya phát đi nhiều bài tiếng nước ngoài tuyên truyền ở trong nước và nước
ngoài. Các báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Tiền phong, Phụ nữ Hà Nội, Khoa học
và đời sống, Hà Nội mới, Công an Nhân dân, Báo Công giáo… đã nhiều lần ca ngợi
Phương pháp “Tác động cột sống”.
Đỗ Văn Chiến
9

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

Từ lâu, Thầy đã có mong ước: “Thuốc Nam ta có một số bài thuốc hay, nhưng
không có phương pháp chẩn bệnh, nên việc chẩn bệnh phải nhờ vào Đông y. Tôi
muốn để lại cho dân tộc ta một phương pháp chữa bệnh mới-có cả chẩn và trị bệnh.
Nhưng tôi cũng mới chỉ là người lính chiến, người lính tiên phong. Rất mong các nhà
khoa học, dùng ánh sáng khoa học để chứng minh hiệu quả và xây dựng phương pháp
Tác động cột sống trở thành một nền Y học cột sống Việt Nam hiện đại, kết hợp hai
nền y học Đông y và Tây y để tạo ra một chất mới, chữa trị cho Nhân dân ta ngày
càng khỏe mạnh để Xây dựng và bảo vệ Đất nước ta ngày càng phồn vinh và hạnh

phúc”.
III. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà
dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên cột sống một lực thích hợp theo
hướng trục (dọc theo trục tủy) và hướng tâm cột sống (hướng vào trục tủy) tại
Trọng điểm (hay ổ rối loạn). Giải tỏa ổ rối loạn, cột sống sẽ trở lại trạng thái cân
bằng theo đúng trạng thái sinh lý bình thường, bệnh sẽ nhẹ dần và khỏi hẳn.
Thật vậy, khi cơ thể bị bệnh thì bao giờ trên hệ cột sống cũng xuất hiện những
biến đổi tương ứng về đốt sống, lớp cơ, nhiệt độ và cảm giác gọi là Trọng điểm hay ổ
rối loạn. Giải tỏa ổ rối loạn, cột sống sẽ trở lại cân bằng theo đúng trạng thái sinh lý,
bệnh sẽ nhẹ dần và tiến tới khỏi hoàn toàn.
Để giải tỏa ổ rối loạn nói trên người ta dùng phần mềm của đầu ngón tay tác
động những thủ thuật thích hợp hướng từ ngoài vào trục tủy hoặc dọc theo trục tủy tại
nơi đốt sống biến đổi (trừ trường hợp ngoại lệ như C1 và C2 thì hướng ra) vì vậy gọi là
Tác động cột sống.
Phương pháp này không dùng thuốc chữa mà ở một số trường hợp có thể dùng
thêm cao dán ngoài để tăng hiệu quả điều trị.
IV. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP TĐCS SO VỚI
CÁC TRƯỜNG PHÁI CỘT SỐNG KHÁC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC
Phương pháp TĐCS chẩn và trị bệnh không chỉ quan sát hình thái của cột sống
mà còn tìm hiểu kỹ từng đốt sống nhìn nghiêng và nhìn thẳng. Về hình thái, phương
pháp phân biệt đốt sống lồi, lõm khi nhìn nghiêng và đốt sống lệch, lõm lệch, lồi lệch
khi nhìn thẳng. Đi cùng với hình thái cột sống là những phản ứng, phản xạ cụ thể về
nhiệt độ da tại khu vực, về hiện tượng co cơ, cơ xơ sợi…và cảm giác chủ quan của
người bệnh phối kết hợp thành những cơ sở để người thầy thuốc đoán định các khu
vực bệnh lý cần điều trị.
Do đó, việc quan sát những biển đổi về cấu trúc cột sống là một khâu quan
trọng trong quá trình chẩn và trị bệnh.
Ngoài ra, phương pháp TĐCS không phải là bấm huyệt.

Tác động cột sống là phương pháp chữa bệnh hoàn toàn mới đã được Liên hiệp
các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam công nhận.
Đỗ Văn Chiến
10

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

Tuy nhiên có sự hiểu lầm phương pháp TĐCS là bấm huyệt do dọc theo hai bên
rãnh sống cũng như trên đầu gai đốt sống, phương pháp TĐCS đều có những trọng
điểm liên quan đến bệnh tật mà khi chữa bệnh, người thầy thuốc cần phải tác động vào
để đưa cột sống trở về trạng thái sinh lý ban đầu.
Đây cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên vì dọc hai bên cột sống cách đường
gai sống ra mỗi bên 1,5 thốn có các huyệt của Kinh túc thái dương bàng quang cho
nên khi chữa một số điểm trùng với huyệt của đường kinh này. Nhưng phương pháp
TĐCS tuân theo những nguyên tắc, phương thức, thủ thuật của riêng mình hoàn
toàn khác với bấm huyệt để thăm khám và điều trị. Vì vậy, TĐCS không phải là bấm
huyệt.
V. NHỮNG BỆNH PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG CHỮA
ĐƯỢC
Trải qua hơn 50 năm nghiên cứu và vận dụng, lương y Nguyễn Tham Tán ông tổ của phương pháp TĐCS Việt Nam đã chữa thành công cho rất nhiều người với
gần 500 chứng bệnh khác nhau thuộc các hệ:
1. Bệnh về hệ thần kinh.
2. Bệnh về hệ vận động (cơ, xương, khớp).
3. Bệnh về hệ tuần hoàn.

4. Bệnh về hệ hô hấp.
5. Bệnh về hệ tiêu hoá.
6. Bệnh về hệ bài tiết.
7. Bệnh về hệ nội tiết.
8. Bệnh về hệ sinh dục.
9. Bệnh về một số triệu chứng khác chưa rõ nguyên nhân.
Lưu ý: Hạn chế của phương pháp:
Đỗ Văn Chiến
11

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

- Phương pháp TĐCS không áp dụng để chữa các bệnh về nhiễm trùng, bệnh do
vi rút gây ra hay tai nạn bị chấn thương, ngã gãy xương.
Phương pháp cũng hạn chế áp dụng chữa bệnh với các trường hợp loãng xương,
lao xương và ung thư xương.
Người đang điều trị bằng phương pháp TĐCS có thể kết hợp các phương pháp
khác như: Châm cứu, Diện chẩn, Thập thủ đạo, Y võ, Trật đả cột sống, Khí công y đạo
hoặc thuốc nam nếu thấy cần thiết.
Trong thời gian điều trị bằng phương pháp TĐCS, người bệnh không ăn thịt bò,
tôm và tắm đêm!
VI. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp TĐCS Việt Nam là phương pháp chữa bệnh hoàn chỉnh trong
đó vừa chẩn bệnh, vừa chữa bệnh, vừa tiên lượng bệnh cùng một lúc.

Phương pháp không công thức hóa bệnh học. Bởi vì mỗi trường hợp bệnh lý
cụ thể, người bệnh cụ thể đều sẽ có biểu hiện rối loạn tương ứng trên hệ cột sống mà
người thầy thuốc phải vận dụng các nguyên tắc, phương thức và thủ thuật để chẩn và
trị bệnh.

Đỗ Văn Chiến
12

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

PHẦN II
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG
Cơ thể con người là một cấu trúc hoàn chỉnh, chặt chẽ và được quản lý, điều
khiển, chi phối với nhau bởi hệ thần kinh, hệ nội tiết. Theo đó, khi trên cột sống xuất
hiện biến đổi tương ứng với bệnh thì tại nơi này lớp cơ, nhiệt độ, cảm giác cũng biến
đổi theo. Chính vì vậy, phương pháp đề ra 4 đặc trưng cơ bản:

4.Cảm giác

3.Nhiệt độ
2.Lớp cơ
1.Cột
sống

I. CỘT SỐNG
I.1. Cấu tạo
Đốt sống cổ (C1 ÷ C7)

Đốt sống lưng (D1 ÷ D12)

Đốt sống thắt lưng (L1 ÷ L5)
Đốt sống cùng (S1 ÷S5)
Đốt sống cụt (Coccyx)
Cột sống cấu tạo gồm 33 đến 34 đốt hợp thành cụ thể như sau:
Đỗ Văn Chiến
13

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Tên đốt sống

Lương y Nguyễn Tham Tán

Ký hiệu

Tên đầy đủ

7 đốt sống cổ

C1÷C7


C: Cervicalis

12 đốt sống lưng

(D1÷D12)

D: Dozsalis

5 đốt sống thắt lưng

(L1÷L5)

L: Lombalis

5 đốt sống cùng

(S1÷S5)

S: Sacrilis

4 đến 5 đốt sống cụt

(Cx)

Coccyx

CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỐT SỐNG

I.2. Đặc điểm riêng và cách nhận biết

Năm loại đốt sống trên có cấu tạo và đặc điểm riêng. Để tìm và xác định đúng
chúng, người ta dựa vào mốc giải phẫu là các xương bả vai, xương sườn cụt và bờ trên
xương chậu. Dùng các góc, các cạnh của xương đó làm mốc để tìm.
I.2.1. Các đốt sống cổ
Vùng cổ gồm 7 đốt nếu lấy C1 và C7 làm mốc thì đều cong lướt về phía trước
và đốt sống C4 là đốt cong sâu nhất.
Đốt C1: Là đốt đội (còn có tên gọi là Atlat – tên một đại lực sĩ trong thần thoại
Hy Lạp) sờ khó thấy. C1 nâng đỡ hộp sọ, có hình vòng tròn dẹt, thân đốt không rõ và
lỗ đốt rất rộng, đảm bảo cho hộp sọ được xoay chuyển được dễ dàng.
Đốt C2: Còn gọi là đốt trục (Axis). Gai đốt tròn khi sờ thấy đầu tiên kể từ
xương trẩm xuống. Cấu tạo hình khuyên tròn và bắt đầu xuất hiện thân đốt. Giữa C1
và C2 không có đĩa đệm. Phía trên và trước khuyên này lồi lên một mỏm gọi là mấu
răng khế lấn sâu vào lỗ sống đốt C1. Giải phẫu học hiện đại gọi là mỏm răng
(apophyse odontoide).
Đỗ Văn Chiến
14

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

Đốt trục khớp với đốt đội giúp cho hộp sọ chuyển động, quay phải, quay trái
được dễ dàng. Ngay cả khi ta gật đầu ra phía trước cũng nhờ trục của đốt C2 nghiêng
về phía trước.
C3 ÷ C6: Thân đốt nhỉnh hơn, lỗ đốt thu dần lại. Gai đốt chẻ đôi như lưỡi rắn.
Giữa các thân đốt có đĩa đệm.


Đốt C7: Là đốt sống cổ lồi cao nhất khi cúi, mỏm gai không chẻ đôi. Để nhận
biết ta đặt nhẹ tay lên gáy trên đường ngang hai bờ vai. Cho người bệnh cúi, ngửa nhẹ
nhàng. Đốt sống dịch động là C7, đốt sống không dịch động là D1.

Khi thăm khám trên cột sống, người Thầy thuốc cần chú ý đến đốt sống cổ C6
và C7: Ở mỏm ngang đốt C6 có một chỗ lồi cao, ta gọi là lồi trên, còn có tên gọi là
Đỗ Văn Chiến
15

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

tubercule de Chassaignac (củ Chassaignac). Ở mỏm gai đốt C7 cũng có một lồi cao
rất rõ trội hơn củ Chassaignac được gọi là lồi dưới.
Tất cả các mỏm ngang của đốt sống cổ từ C1 đến C7 đều có lỗ ngang để động
mạch và tĩnh mạch sống đi qua.
I.2.2. Các đốt sống lưng
Vùng sống lưng có 12 đốt, ký hiệu là D, từ D1÷D12. Các lỗ đốt tròn, nhỏ, thân
đốt khá dày, giữa các đốt có đĩa đệm. Do cần tiếp xúc với đầu xương sườn sau, nên
mỗi đốt có tới 4 diện khớp để khớp nối với xương sườn. Mỏm gai rất dài và thõng sâu
do đó khi tay ta sờ thấy đuôi gai của một đốt nào đó thì ngón tay ta đã đặt ngang tầm
thân đốt dưới.

Đốt D1: Nằm dưới lồi dưới của C7. Do có liên kết của xương sườn số 1 nên khi

cúi cổ và quay đầu đốt này không chuyển động.
Đốt D3: Nằm trên đường thẳng nối bờ trong trên của hai xương bả vai.
Đốt D7: Nằm trên đường thẳng nối hai góc dưới của xương bả vai.
Từ đốt D1 trở xuống, cột sống lưng có xu thế cong về phía sau và đốt D4 là
điểm thứ nhất nhô cao lên. Từ D8 trở đi, cột sống có hình cong lướt và D10 là đốt thứ
hai nhô cao ra sau khi đứng cúi gập và đưa sâu ra phía trước nhiều nhất khi ưỡn ngửa
lưng.
I.2.3. Các đốt sống thắt lưng
Vùng thắt lưng gồm 5 đốt, ký hiệu là L, từ L1÷L5. So với các đốt sống lưng,
các đốt sống thắt lưng khỏe hơn rất nhiều; chúng phải gánh chịu toàn bộ sức nặng của
cơ thể gia trọng lên nó. Các mỏm gai ngắn, rộng, mũi tròn nằm ngang. Thân đốt sống
to chắc, lỗ đốt nhỏ hình tam giác, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm
ngang dài và nhọn.
Đỗ Văn Chiến
16

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

Đốt sống thắt lưng L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt (nhìn
phía ngoài mặt da, đó là nơi eo lưng bắt đầu thắt lại).
Đốt sống lưng L4 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương chậu.
Về mặt hình thái, từ L1 đến L5, cột sống có xu thế thẳng đều.
Giữa các đốt có đĩa đệm.
Chú ý:

- Ở nam giới: L4 và L5 cong về phía trước.
- Ở nữ giới: L4 và L5 vẫn thẳng đều (người phụ nữ có chức năng mang thai).
Nếu không như vậy là hiện tượng bệnh lý.

Các đốt sống này là một trong những đốt sống bản lề giúp cơ thể chuyển
động được nhiều tư thế khác nhau.
I.2.4. Các đốt sống cùng
Xương cùng bao gồm 5 đốt, ký hiệu là S, từ S1÷S5. Các đốt sống này dung hợp
thành một liên tảng lớn, có xu hướng cong về phía sau. Điểm cao nhất là S5. Bản liên
tảng mỗi bên có 4 lỗ bát liêu đối xứng nhau. Lỗ bát liêu xuyên thủng mặt trước và sau.
Lỗ bản nhỏ, bên trong có lỗ xuyên ngang sang lỗ bát liêu cho rễ thần kinh đi
qua.
I.2.5. Đốt sống cụt
Các đốt sống cụt gồm 4÷5 đốt. Dung hợp thành một liên tảng và cong về phía
trước, mà đầu xương cụt đưa ra phía trước sâu nhất. Ký hiệu là Cx, không có lỗ và
thân đốt.
Đỗ Văn Chiến
17

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

I.3. Thần kinh trung ương
Hệ thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống. Não bộ nằm trong hộp
sọ, tiếp liền với tủy sống từ dưới lên, phần phình to; tủy sống nằm trong ống sống.

Hệ thần kinh trung ương gồm hai phần:
- Phần thần kinh trung ương não bộ.
- Phần ngoại biên với 12 đôi dây thần kinh sọ não và 31 đôi tủy sống.
Thần kinh trung ương có 3 chức năng chính:
- Tiếp nhận thông tin từ ngoài vào và từ trong cơ thể đi ra.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin ở vỏ não.
- Vỏ não ra quyết định hành động.
I.3.1. Não bộ
Não bộ gồm có: Trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
- Trụ não:
+ Cấu tạo:
* Chất xám ở trong là trung ương thần kinh, bao gồm các nhân xám.
* Chất trắng bao bọc bên ngoài, là nơi xuất phát của 12 đôi dây thần kinh gồm:
Dây cảm giác, dây vận động và dây hỗn hợp.
+ Chức năng:
* Chất xám là trung ương điều khiển, điều hòa hoạt động nội quan đặc biệt là:
Tim, Gan, Phổi, Thận…
* Chất trắng dẫn truyền xung thần kinh.
- Tiểu não:
+ Cấu tạo:
* Chất xám bao bọc bên ngoài bao gồm cả vỏ ngoài và nhân xám bên trong.

Đỗ Văn Chiến
18

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam


Lương y Nguyễn Tham Tán

* Chất trắng ở bên trong là đường dẫn truyền xung thần kinh, nối các trung
khu của não bộ.
+ Chức năng: Chất xám có nhiệm vụ phối hợp các cử động phức tạp và giữ
thăng bằng cho cơ thể.
- Não trung gian:
+ Cấu tạo:
* Chất xám (vùng dưới đồi thị) là trung ương thần kinh có vai trò trong trao
đổi chất và chuyển hóa năng lượng, thân nhiệt.
* Chất trắng (vùng đồi thị) là trạm trung chuyển cuối cùng từ dưới lên (dây
cảm giác).
- Đại não:
+ Cấu Tạo:Là phần phình to bao trùm các phần khác của não bộ. Nhìn bên
ngoài, rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa. Mỗi bán cầu não có nhiều khe,
rãnh, có 4 rãnh sâu (Rãnh đỉnh, rãnh thái dương, rãnh thẳng góc ngoài), chia làm 4
thùy (Thùy trán, đỉnh, thái dương, chẩm). Đi sâu vào bên trong, chất xám bao bọc bên
ngoài là vỏ não và các nhân xám bên trong. Vỏ xám dày từ 2 đến 3mm. Diện tích bề
mặt của não bộ khoảng 2300 đến 2500 cm2 (2/3 nằm trong khe, rãnh).
+ Chức năng:
- Chất xám: Là trung ương thần kinh của phản xạ có điều kiện (có ý thức). Có
sự phân chia thành nhiều vùng chức năng bao gồm:
* Vùng cảm giác (Thùy Trán).
* Vùng vận động (Thùy Đỉnh).
* Vùng thính giác (Thùy Thái dương).
* Vùng thị giác (Thùy Chẩm).
* Vùng vị giác.
* Vùng vận động ngôn ngữ, nói và viết.
* Vùng hiểu ngôn ngữ, nói và viết.

- Chất trắng: Làm nhiệm vụ dẫn truyền, kết nối các trung khu trong não. Có
các bó nối hai bán cầu não và bó sợi nối với tủy sống, hầu hết bắt chéo ở hành não và
tủy sống.
I.3.2. Dây thần kinh sọ não
Dây thần kinh sọ não gồm 12 đôi phân ra làm 3 loại theo chức năng hoạt động.
I.3.2.1. Dây thần kinh cảm giác
Dây thần kinh cảm giác gồm có 3 đôi: Dây thần kinh khứu giác (dây số I), dây
thần kinh thị giác (dây số II) và dây thần kinh thính giác (dây số VIII).
- Dây thần kinh khứu giác (dây I): Chức năng cảm nhận mùi vị và nhận kích
thích từ mũi chuyền về não; nếu bị tổn thương sẽ bị rối loạn mùi.
Đỗ Văn Chiến
19

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

- Dây thần kinh thị giác (Dây số II): Chức năng nhận hình ảnh từ mắt truyền
về não bộ. Nếu bị tổn thương thì dẫn đến mù lòa, tổn thương bên nào thì mù bên đó;
nghẽn hoặc tắc động mạch trung tâm võng mạc cũng gây mù; nếu bị bệnh ở dây II thì
mắt ngứa và khó chịu.
- Dây thần kinh thính giác (Dây số VIII) gồm có 2 dây:
+ Dây ốc tai: Chức năng nghe, nếu tổn thương có thể gây điếc.

+ Dây tiền đình: Điều hòa thăng bằng, tư thế và cảm nhận vị trí cơ thể trong
không gian. Nếu tổn thương thì nhìn các vật như quay cuồng, hoa mắt chóng mặt,

người đi lảo đảo không vững.
Đỗ Văn Chiến
20

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

I.3.2.2. Dây thần kinh vận động
Dây thần kinh vận động có 5 đôi gồm có: Dây thần kinh số III, IV, VI, XI, XII.

- Dây thần kinh số III (vận nhãn trong): Chức năng đưa mắt vào trong, điều
khiển các cơ mống mắt giúp điều tiết ánh sáng vào mắt, làm thay đổi mặt cong của
thấu kính thông qua các dây chằng nối với cơ mống mắt. Thay đổi tiêu cự của thấu
kính, giúp nhìn xa và gần.
- Dây thần kinh số IV (dây thần kinh dòng dọc): Chức năng đưa mắt lên trên
và vào trong.
- Dây thần kinh số VI (dây vận nhãn ngoài): Chức năng đưa mắt liếc ra ngoài,
nếu tổn thương thì không làm được.
- Dây thần kinh số XI (thần kinh gai sống): Chịu trách nhiệm điều khiển sự
vận động cơ thang, cơ ức đòn chũm.
- Dây thần kinh số XII (dây hạ thiệt): Điều khiển sự vận động cơ lưỡi và một
số cơ cổ, cơ ở cằm. Nếu tổn thương thì sẽ gây liệt một nửa lưỡi theo chiều dọc, tổn
thương ngoại vi làm teo lưỡi bên tổn thương.
Đỗ Văn Chiến
21


ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

I.3.2.3. Dây thần kinh hỗn hợp
Các đôi dây thần kinh hỗn hợp gồm có: Dây số V, VII, IX, X.
- Dây TK số V (dây sinh ba): Dây số V có chức năng cảm giác mặt, phân ra 3
nhánh: nhánh mắt, hàm trên, hàm dưới. Nếu tổn thương thì làm méo lệch về bên đối
diện. Đau dây V thì đau dữ dội nửa mặt.
- Dây thần kinh số VII (dây mặt): Có 2 dây, dây VII vận động các cơ bám da ở
mặt, cổ; dây VII còn lại làm nhiệm vụ tiết dịch tuyến lưỡi, dưới hàm, nhận cảm giác ở
2/3 trước lưỡi. Tổn thương dây VII trung ương mắt nhắm khít, liệt dây VII mắt không
nhắm được.
- Dây thần kinh số IX (dây hầu thiệt): Chức năng của dây là điều khiển hầu và
cảm giác ở 1/3 sau lưỡi. Nếu tổn thương sẽ bị mất cảm giác ở 1/3 sau lưỡi và khi ăn
uống hay bị sặc, tuyến tai không bài tiết.
- Dây thần kinh số X (dây lang thang): Dây lang thang hay còn gọi là dây phế
vị, chạy dọc theo động mạch cảnh vào trong ngực, dọc hai bên thực quản, cơ hoành
xuống bụng. Dây này chi phối hoạt động ở cổ, bụng, ngực. Đây là dây thần kinh thực
vật (Giao cảm và Phó Giao cảm) rất quan trọng. Khi cả hai dây bị tổn thương thì tim
đập không đều và nhanh, nhịp thở chậm, mất cảm giác dưới hàm không nuốt được.
I.3.3. Tủy sống và 31 đôi dây thần kinh tủy sống
Tủy sống nằm dọc trong ống sống, phía trên tiếp xúc với hành não (C1), kéo dài
theo ống sống xuống dưới ngang mức L2. Tủy sống là một cột thần kinh dài 45 đến 50
cm, bên ngoài có màng bao bọc. Tủy sống có 2 phình (phình cổ và phình thắt lưng), 2

mặt, 6 rãnh, 6 cột, 4 rễ: Phình cổ tương ứng với đám rối cánh tay, chi phối chi trên;
phình thắt lưng tương ứng với đám rối thắt lưng, chi phối chi dưới. Dây thần kinh bắt
đầu từ tủy sống thông qua các rễ thần kinh và chui qua lỗ gian đốt cột sống (khe tiếp
hợp giữa hai đốt), có 2 rễ thần kinh. Rễ trước (rễ vận động), rễ sau (rễ cảm giác), rễ
cảm giác có hạch gai. Rễ sau gồm nhiều bó sợi thần kinh cảm giác, dẫn truyền xung
thần kinh đi vào. Rễ trước gồm nhiều bó sợi thần kinh vận động, dẫn truyền xung thần
kinh đi ra.
Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh bao gồm 8 cổ (C1 ÷ C8), 12 ngực (D1 ÷
D12), 5 thắt lưng (L1 ÷ L5), 5 cùng (S1 ÷ S5), 1 cụt.
CẤU TẠO CỦA TỦY SỐNG

Đỗ Văn Chiến
22

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

CẤU TẠO NƠ RON THẦN KINH

Chức năng của tủy sống: Chức năng chính của tủy sống là dẫn truyền và là
trung tâm của phản xạ không điều kiện.
- Chức năng dẫn truyền:
+ Dẫn truyền vận động đi xuống: Tín hiệu thần kinh được dẫn truyền từ vỏ não
đi xuống, trên đường dẫn truyền có 9/10 bó tháp bắt chéo sang bên đối diện ở hành
não đó là bó tháp chéo, còn 1/10 bó tháp đi thẳng xuống tủy sống rồi cũng bắt chéo ở

tủy sống. Khi bị tổn thương bên nào thì bên đối diện bị bệnh.
+ Dẫn truyền cảm giác đi lên: Ở tủy sống có các đường dẫn truyền cảm giác
như nóng, lạnh, đau, cảm giác sâu, có ý thức và không có ý thức.
* Cảm giác sâu: Có ý thức từ gân, cơ, xương khớp, có các sợi dẫn truyền bắt
chéo qua đường giữa lên vỏ não bên đối diện; không có ý thức về trương lực cơ, giữ
thăng bằng và phối hợp các động tác của cơ thể.
* Cảm giác nông: Cung trước dẫn truyền xúc giác, dẫn truyền các cảm giác đau,
nóng, lạnh. Các sợi của bó cơ này đều đi đến đối thị rồi sang vỏ não bên kia.
Chú ý: Các đường dẫn truyền cảm giác (nông và sâu) đều bắt chéo sang bên
đối diện, cho nên cảm giác đau của nửa cơ thể bên này được dẫn truyền sang vỏ não
của bán cầu não bên kia và ngược lại.
- Trung tâm của phản xạ không điều kiện.
+ Phản xạ gân cơ: Mỗi tiết đoạn tủy sống có quan hệ với một nhóm cơ trên cơ
thể.
+ Phản xạ trương lực cơ: Là mức căng cơ bình thường gọi là trương lực cơ.
Bản chất của trương lực cơ là phản xạ có ở trung tâm của tủy sống. Khi bị tổn thương
thì sẽ co cứng hoặc mềm nhẽo.
Đỗ Văn Chiến
23

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

+ Phản xạ da: Xuất hiện khi ta gãi lên da như: Phản xạ da bụng khi ta gãi bụng,
phản xạ gan bàn chân khi ta gãi dọc từ gót theo bờ ngoài đến ngón chân cái. Khi gãi

các ngón chân sẽ gấp lại hoặc xòe ra như nan quạt (DH Babinski) là phản xạ bình
thường, nếu gãi bàn chân nào mà ngón cái ngửa ra là tổn thương bó tháp.
TỦY SỐNG VÀ 31 ĐÔI DÂY THẦN KINH

+ Phản xạ thực vật (PXTV):
* Phản xạ thực vật không định khu như tiết mồ hôi, phản xạ nổi da gà, phản xạ
vận mạch.
* Phản xạ thực vật có trọng khu như đại tiện (tiết đoạn thắt lưng và cùng); phản
xạ tiểu tiện (tiết đoạn S2 đến S4); phản xạ cương sinh dục (L và S); trung tâm tăng
nhịp tim (tiết đoạn C và D).
+ Sự thay đổi của phản xạ tủy:
* Ảnh hưởng của vỏ đại não: Nói chung vỏ đại não có tác dụng kiềm chế tủy,
nhất là phản xạ da và gân.
* Ảnh hưởng của thể tích khi bị nhiễm độc (Strichnin, rượu,…) hoặc bị bệnh
Tetani (Canxi huyết giảm, canxi huyết là 1% và là hằng số) thì các phản xạ đều tăng.
Đỗ Văn Chiến
24

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

I.3.4. Hệ thần kinh thực vật (TKTV)
Hệ thần kinh thực vật còn gọi là hệ thần kinh tự chủ, chi phối đời sống, điều
hòa, điều khiển các cơ quan nội tạng như: tuần hoàn, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết,
chuyển hóa các chất trong cơ thể. Hoạt động ngoài ý muốn chủ quan của con người,

nhưng chịu sự điều khiển của vỏ não.
Trung tâm của hệ thần kinh tự chủ (TKTV) nằm trong trụ não và tủy sống. Hệ
này có cấu tạo từ nhiều hạch và đám rối thần kinh thực vật nằm ngoài Hệ thần kinh
trung ương. Tại não giữa, cầu não, hành não có các nhân phó giao cảm của dây thần
kinh số III, VII, IX, X (não giữa có dây III, còn lại là hành cầu).
- Đoạn tủy cùng: Từ S2 đến S4 có các sợi phó giao cảm đi ra chi phối các cơ
quan nằm trong hông chậu bé, bàng quang, tử cung, trực tràng, sinh dục.
- Đoạn tủy ngực: Từ D1, D2 đến thắt lưng L3, L4 là sợi thần kinh Giao cảm.
- Đoạn tủy sống cổ và thắt lưng L4, L5 đến S2 không có các dây thần kinh thực
vật đi ra.
Nhiều hạch TKTV tập hợp thành đám rối TKTV, từ đám rối phát ra các sợi giao
cảm và phó giao cảm đi vào các nội tạng.
Hệ giao cảm.
Hệ giao cảm bắt nguồn từ sừng bên tủy sống từ T1 đến T4 chi phối cơ quan tiêu
hóa, cơ tim, cơ trơn. Chất chuyền đạt của hệ giao cảm là Noadrenalin.
Hệ phó giao cảm.
Hệ phó giao cảm bắt nguồn từ giữa cầu não, hành não và đoạn tủy cùng S2 đến
S4 vào cơ trơn của mắt, thần kinh, .v..v...Chất dẫn truyền của hệ PGC là Acetylcholin.
Sự tương quan giữa Thần kinh giao cảm và Phó giao cảm.
Hệ Phó giao cảm không chi phối các cơ quan, tuyến mồ hôi và đa số các mạch
máu. Sự tác động tới các cơ quan mà hệ giao cảm và phó giao cảm cùng chi phối đối
lập nhau. Nhưng không vì thế mà nói 2 hệ đó đối lập nhau, mà là phối hợp nhau và bổ
sung cho nhau, điều hòa lẫn nhau làm cho cơ quan mà nó chi phối hoạt động bình
thường. Khi cơ thể bình thường thì hai hệ này hoạt động bình thường, khi mất cân đối
thì bệnh lý xuất hiện.
Ví dụ:
Cơ quan

Hệ Giao cảm


Hệ Phó Giao cảm

Đồng tử

Kích thích làm giãn

Kích thích co lại

Tim

Đập nhanh, mạnh

Đập chậm, yếu

Đỗ Văn Chiến
25

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

HỆ THẦN KINH GIAO CẢM VÀ PHÓ GIAO CẢM

I.4. Mốc nhận biết đốt sống theo giải phẫu
MỐC NHẬN BIẾT ĐỐT SỐNG THEO GIẢI PHẪU


Đỗ Văn Chiến
26

ĐT: 0978646566



Tác động cột sống Việt Nam

Lương y Nguyễn Tham Tán

- Đốt sống C1 không có gai, nằm sát hộp sọ nên ta không sờ thấy được. Đốt
thấy là C2.
- Đốt sống C7 dịch động khi ta đặt tay lên gáy và cho đầu bệnh nhân gật nhẹ.
- Đốt D1 lồi cao sát C7 và không dịch động khi cho đầu bệnh nhân gật nhẹ.
- Đốt D3 nằm trên đường thẳng nối bờ trong trên của hai xương bả vai.
- Đốt D7 nằm trên đường thẳng nối hai góc dưới của xương bả vai.
- Đốt L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt (chỗ cơ lưng thắt
lại).
- Đốt L4 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương chậu.
I.5. Phân vùng hệ cột sống theo phương pháp TĐCS
Giải phẫu học hiện đại chia hệ cột sống làm 5 khu vực:
1. Khu cổ, ký hiệu bằng chữ C (của từ Carvicals có nghĩa là đốt cổ), gồm 7 đốt
từ C1 đến C7.
2. Khu lưng, ký hiệu bằng chữ D (Dorsalis), gồm 12 đốt từ D1 đến D12.
3. Khu thắt lưng, ký hiệu bằng chữ L (Lombalis), gồm 5 đốt từ L1 đến L5.
4. Khu hông, ký hiệu bằng chữ S (Sacrilis), gồm 5 đốt từ S1 đến S5.
5. Khu cụt, vẫn dùng nguyên từ Cocoyx.
Phương pháp tác động cột sống phân chia hệ cột sống thành 9 khu vực khác
nhau gồm:

1. Khu cổ trên C1÷C3: 3 đốt (Tam giác cơ số 1).
2. Khu cổ dưới C4÷C7: 4 đốt (Tam giác cơ số 2).
3. Khu trên lưng trên D1÷D3: 3 đốt (Tam giác cơ số 3).
4. Khu dưới lưng trên D4÷D7: 4 đốt (Tam giác cơ số 4).
5. Khu trên lưng giữa D8÷D9: 2 đốt (Tam giác cơ số 5).
6. Khu dưới lưng giữa D10÷D12: 3 đốt (Tam giác cơ số 6).
7. Khu thắt lưng L1÷L5: 5 đốt (Tam giác cơ số 7).
8. Khu hông 5 đốt liên tảng S1÷S5 (Tam giác cơ số 8).
9. Khu cụt Coccxy liên tảng Cx (Tam giác cơ số 9).
Như vậy, giải phẫu học hiện đại phân chia cột sống theo hình thái học là chủ
yếu, còn phương pháp tác động cột sống thì phân chia theo yêu cầu xử lý và tác động
thích hợp cho từng khu vực, nhưng tên gọi và ký hiệu vẫn được giữ nguyên như y học
hiện đại đang sử dụng.
Phương pháp TĐCS đã đi sâu tìm hiểu kỹ về sự biến đổi của từng đốt sống,
nhìn nghiêng là sự lồi, lõm; nhìn thẳng là sự lệch, lồi lệch, lõm lệch biểu hiện trên hình
thái cột sống.
Ngoài ra còn căn cứ vào những phản ứng, phản xạ cụ thể về nhiệt độ các khu
vực, về co cơ, về cảm giác chủ quan của người bệnh, cùng với những biến đổi về cấu
Đỗ Văn Chiến
27

ĐT: 0978646566



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×