Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học CHUONG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.83 KB, 57 trang )

BÀI GIẢNG MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHƯƠNG II

TRÌNH TỰ LOGIC CỦA
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

DÀNH CHO HỌC VIÊN CAO HỌC
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ViỄN THÔNG


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỘT SỐ KHÁI NIỆM



Trình tự logic?



Vấn đề nghiên cứu?



Giả thuyết?



Chứng minh?


www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 2


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Logic NCKH: Lôgíc của nghiên cứu khoa học là quy trình
các giai đoạn, các bước, tức là các công đoạn, công nghệ
của việc nghiên cứu một đề tài khoa học.
“Logic NCKH chính là sự phân tích quá trình đạt tới kết quả KH mới
của quá trình nhận thức thực hiện được của chủ thể nghiên cứu”.
NCKH có một logic phức hợp, đa dạng và biến đổi theo đặc trưng khách
quan của ĐTNC. NCKH là một dạng lao động trí tuệ đặc thù tuân theo
những quy luật chung và sáng tạo KH, quy luật chung phổ biến của lôgic
nghiên cứu một đề tài khoa học và là dạng hoạt động củatổ chức đặc biệt
với một lôgic gồm trình tự các bước đi xác định.
Mỗi đề tài khoa học có những nét đặc thù chuyên biệt, hiệu quả của
công trình nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều
khiển tối ưu lôgic của công trình nghiên cứu đó.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng


Trang 3


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Vấn đề nghiên cứu (hoặc câu hỏi nghiên cứu):
Là câu hỏi đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn
giữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có
với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thức đó ở
trình độ cao hơn.
Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy
ra ở đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Đặt câu hỏi hay đặt
“vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên
cứu (topic) thích hợp. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc
rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham
khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin
khác nhau)

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 4


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Giả thuyết: là một kết luận giả định về bản chất sự vật, do
người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Xét trong
quan hệ giữa giả thuyết với câu hỏi nghiên cứu, thì giả thuyết
chính là “câu trả lời” vào “câu hỏi” nghiên cứu đã nêu ra.



Giả thiết: là điều kiện giả định của nghiên cứu. Nói điều kiện
“giả định” là những điều kiện không có thực trong đối tượng
khảo sát, mà chỉ là những tình huống giả định do người nghiên
cứu đặt ra để lý tưởng hóa điều kiện thực nghiệm, với một giả
thiết đặt ra, người nghiên cứu đã gạt bỏ bớt các yếu tố ảnh
hưởng tới những diễn biến và kết quả nghiên cứu. Giả thiết
không phải chứng minh.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 5


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỘT SỐ KHÁI NIỆM



Chứng minh: là thao tác logic dùng để lập luận tính
chân thực của phán đoán nào đó nhờ các phủ định
chân thực khác có mối liên hệ hữu cơ với phán đoán
ấy.



Bác bỏ: là thao tác logic nhằm xác lập tính giả dối hay
tính không có căn cứ của luận đề đã được nêu ra.
Phán đoán cần bác bỏ gọi là luận đề bác bỏ. Các phán
đoán dùng đề bác bỏ gọi là các luận cứ.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 6


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TRÌNH TỰ LOGIC NCKH
Có thể khái quát trong 7 bước, theo trật tự sau


Phát hiện vấn đề, lựa chọn đề tài



Xác định mục tiêu nghiên cứu/Đặt tên đề tài




Nhận dạng/Đặt câu hỏi nghiên cứu



Đưa luận điểm/Xây dựng giả thuyết nghiên cứu



Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết



Tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm



Báo cáo/công bố kết quả nghiên cứu

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 7


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu


Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học: Khi hai
đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận ra những mặt yếu
của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng
những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện.

Kai-Fu Lee (trái) và Fang Zhouzi (phải)
tranh luận về học hàm của Lee ở Hoa Kỳ
(Ảnh: Chinadaily)
/>/cn/Hoc-gia-Trung-Quoc-bi-to-khoe-hocham-gia/201111/179980.datviet

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 8


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu


Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế: Nhiều
khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, không
thể sử dụng những lý thuyết hiện hữu để lý giải, hoặc những biện

pháp thông thường để xử lý.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 9


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu


Nghĩ ngược với quan niệm thông
thường: Xét ví dụ, chẳng hạn, trong
khi nhiều người cho rằng trẻ em suy
dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu
biết về dinh dưỡng trẻ em, thì có người
đã nêu câu hỏi ngược lại: "Các bà mẹ
là trí thức chắc chắn phải hiểu biết về
dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ
nông dân. Vậy tại sao tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng trong nhóm con cái các bà mẹ
là trí thức lại cao hơn trong nhóm các
bà mẹ là nông dân?" .

www.ptit.edu.vn


Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 10


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu


Lắng nghe lời phàn nàn của người không am hiểu: Đôi khi
nhiều câu hỏi nghiên cứu xuất hiện nhờ lời phàn nàn của người
hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan
tâm.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 11


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu


Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của đồng

nghiệp: Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương pháp của đồng
nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc phương pháp để chứng
minh luận điểm của mình; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện
vấn đề (tức đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luận điểm cho
nghiên cứu của mình.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 12


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu


Những câu hỏi bất chợt xuất hiện: Đây là những câu hỏi xuất hiện
ở người nghiên cứu do bất chợt quan sát được một sự kiện nào đó,
cũng có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do,
thời gian hoặc không gian nào.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 13



C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu


Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học



Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế



Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường



Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu



Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong NC của đồng nghiệp



Những câu hỏi bất chợt xuất hiện.

www.ptit.edu.vn


Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 14


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ NC có thể xuất hiện trước hoặc sau vấn đề NC
Nhiệm vụ nghiên cứu có thể xuất phát từ:


Chủ trương phát triển KT-XH của quốc gia, của cơ quan có thẩm
quyền cấp trên: được ghi trên các văn kiện chính thức. Từ chủ
trương, người nghiên cứu đi sâu phân tích để phát hiện “vấn đề NC”



Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên: Căn cứ vào nhiệm vụ
được giao, người nghiên cứu mới phân tích xem “vấn đề nghiên cứu”
nằm ở đâu?



Nhiệm vụ nhận được từ hợp đồng với các đối tác: có thể từ cơ
quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội hoặc thậm chí từ cá
nhân.




Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt ra: từ ý tưởng, đam mê khoa
www.ptit.edu.vn
Bộ nghiên
môn Phát triển
Trang 15
học của bản thân người
cứu.kỹ năng


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
5 căn cứ khi lựa chọn đề tài



Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không?



Đề tài có mang một ý nghĩa thực tế nào hay không?



Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không?




Có đủ điều kiện để đảm bảo việc hoàn thành đề tài không?



Đề tài có phù hợp với sở thích không?

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 16


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI

Mục tiêu và Mục đích?


Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu (objective) là cái đích nghiên cứu mà
người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hướng nỗ lực tìm
kiếm; là những điều cần làm trongcông việc nghiên cứu. Phạm trù
mục tiêu nhằm trả lời câu hỏi “nghiên cứu cái gì?”



Mục đích: Mục đích nghiên cứu (aim) là kết quả mong đợi, chính là ý
nghĩa lý luận vàthực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của
sản phẩm nghiên cứu. Phạm trù mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào

việc gì?” hoặc “nghiên cứu để làm gì?”
Mỗi đề tài nghiên cứu đều có một hoặc một số mục tiêu xác định. Nhưng
chưa hẳn đã có mục đích xác định.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 17


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI

Mục đích và Mục tiêu?


Xét về nghĩa, cả hai từ gần giống nghĩa nhau;



Xét về nội dung: "mục đích" có ý nghĩa khái quát rộng lớn hơn. Còn
"mục tiêu" thì có ý nghĩa cụ thể, phạm vi thực hiện rõ ràng hơn;



Xét về khả năng thực hiện: Mục đích là "nhằm đạt cho được" điều
mình đã vạch ra. Còn mục tiêu là "cái hướng , cái đích" vạch ra cụ thể
(Có thể thực hiện được hoặc không).


www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 18


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI

Cách xây dựng mục tiêu


Cây mục tiêu là một phạm trù của lý thuyết hệ thống được vận
dụng như một hướng tiếp cận trong phương pháp luận NCKH;



Thông thường, đề tài NCKH có một mục tiêu trung tâm chiến lược
(mục tiêu gốc) nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản, trung tâm của
đề tài. Mục tiêu này có thể chia thành một số mục tiêu bộ phận
(mục tiêu nhánh), và mỗi mục tiêu bộ phận rất có thể gồm một số
mục tiêu chi tiết bộ phận thứ cấp nữa (mục tiêu phân nhánh) còn
gọi là mục tiêu cụ thể tác nghiệp…



Người nghiên cứu có thể lập “cây mục tiêu” để phản ánh hệ thống

những mục tiêu đa cấp của đề tài;



Sau khi lập xong hệ thống mục tiêu nghiên cứu, cần vạch ra hệ
thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu, tức là đánh giá mức
độ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 19


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI

Cách xây dựng mục tiêu
Có thể viết, xây dựng theo các nhóm tiêu chí sau:


Mục tiêu nhận thức: phát triển ngày càng sâu, rộng nhận thức của con
ngườivề thế giới, phát hiện các quy luật về thế giới, phát triển kho tàng
tri thức nhân loại



Mục tiêu sáng tạo: nhằm tạo ra công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt

động của đời sống xã hội, nâng cao trình độ văn minh, nâng cao năng suất
trong tất cả các lĩnh vực hoạt động;



Mục tiêu kinh tế: nghiên cứu khoa học phải dẫn tới hiệu quả kinh tế,
góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội;



Mục tiêu văn hoá và văn minh: mở mang dân trí, nâng cao trình độ văn
hoá,từng bước hoàn thiện con người, đưa xã hội lên một trình độ văn minh
cao hơn.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 20


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

YÊU CẦU SMART KHI VIẾT MỤC TIÊU:


S- Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.




M- Measurable: Đo đếm được.



A- Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng.



R-Realistic/ Results-oriented: Thực tế, không viển vông.
Hướng đến kết quả.



T-Time base/ Timebound:

Có thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 21


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài



Tên đề tài NCKH là lời văn diễn đạt mô hình tư duy của kết
quả dự kiến của quá trình nghiên cứu dưới dạng súc tích. Nó
cũng diễn đạt lòng mong muốn của người nghiên cứu tác động
vào đối tượng, cải tiến nó để cuối cùng đi đến những mục tiêu dự
kiến;



Tên của đề tài nghiên cứu phản ánh cô đọng nhất nội dung
nghiên cứu của đề tài, nó chỉ được mang ý nghĩa hết sức khúc
chiết, đơn trị, không được phép hiểu hai hay nhiều nghĩa



Tên đề tài cần được diễn đạt bằng một câu ngữ pháp trọn vẹn,
rõ ràng, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin
nhất, chứa đựng nhiều vấn đề cần nghiên cứu;



Tên đề tài được phát biểu một cách khoa học, nói lên trình độ ý
thức sâu sắc của nhà nghiên cứu đối với vấn đề khoa học mà
mình chọn làm đối tượng
nghiên cứu.
www.ptit.edu.vn
Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 22



C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Những điểm cần tránh khi đặt tên đề tài:

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 23


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Những điểm cần tránh khi đặt tên đề tài:

www.ptit.edu.vn

Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 24


C2. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU / ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Những điểm cần tránh khi đặt tên đề tài:

www.ptit.edu.vn


Bộ môn Phát triển kỹ năng

Trang 25


×