onthionline.net
BÀI 7. ÁP SUẤT
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
P=
F
S
Trong đó:
P – là áp suất
F – áp lực tác dụng lên mặt bị ép (đv N)
S – diện tích bị ép (đv m2)
Đơn vị của áp suất là Pascal (Pa). 1Pa = 1N/m2
B. BÀI TẬP
7.1. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào sau đây:
A. Đứng cả hai chân
B. Đứng co một chân
C. Đứng hai chân và cúi gập người
D. Đứng hai chân và cầm thêm một quả tạ
7.2. Cách làm tăng, giảm áp suất nào sau đây là không đúng?
A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.
7.3. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10 4N/m2. Diện tích bàn chân tiếp xúc
với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó là bao nhiêu?
7.4. Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 8700N, khi đó cánh buồm chịu
một áp suất là 290N/m2. Diện tích của cánh buồm là bao nhiêu?
7.5. Một ô tô 4 bánh tác dụng lên mặt sàn một áp suất 7,6.10 4N/m2. Diện tích tiếp xúc của
mỗi bánh lên mặt sàn là 0,04m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của ơ tơ đó là bao nhiêu?
7.6. Đặt một bao gạo lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt
đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất của chân ghế tác dụng lên mặt đất.
7.7. Một vật hình hộp chữ nhật kích thước 20(cm)x10(cm)x5(cm) đặt trên mặt bàn nằm
ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm vật liệu là 18400N/m 3. Áp suất lớn nhất, áp suất
nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là:
A. 3680N/m2; 920N/m2
B. 3860N/m2; 290N/m2
C. 3860N/m2; 920N/m2
D. 3680N/m2; 290N/m2
-1-
onthionline.net
7.8. Áp suất ở tâm Trái Đất vào khoảng 5.10 11Pa. Để có áp suất này trên mặt đất, phải đặt
một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên mặt nằm ngang có diện tích 1m2.
7.9. Tại sao khi trời mưa, đường lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên đường
đất để người hoặc xe đi?
7.10. Một xe tải khối lượng 4,5 tấn có 6 bánh xe, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt
đường là 7,5 cm2. Coi mặt đường là bằng phẳng. Áp suất của bánh xe lên mặt đường khi xe
đứng yên là:
A. 108N/m2
B. 107N/m2
C. 104N/m2
D. 103N/m2
7.11. Khi xe ô tô bị sa lầy, người ta thường đổ cát, sạn hoặc đặt dưới lốp xe một tấm ván.
Cách làm này nhằm mục đích:
A. Tăng áp suất
B. Giảm áp suất
C. Tăng ma sát
D. Giảm ma sát
7.12. Một vật có khối lượng 0,9kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 4cmx5cmx6cm.
Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy tính áp lực và áp suất tác dụng
lên mặt sàn trong từng trường hợp.
-2-
onthionline.net
BÀI 8. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THƠNG NHAU
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lịng nó.
- Cơng thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h
Trong đó: h – độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thống chất lỏng.
d – trọng lượng riêng của chất lỏng.
(p tính bằng Pa, d tính bằng N/m3, h tính bằng m)
- Trong bình thông nhau chưa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở
các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
B. BÀI TẬP
8.1. Trong hình vẽ dưới, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước đá. Gọi p 1,
p2, p3 là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2, 3. Biểu thức nào dưới đây là đúng:
A. p2 > p1 > p3
B. p1 > p2 > p3
C. p2 > p3 > p1
D. p1 > p3 > p2
8.2. Một thợ lặn lặn xuống giếng sâu 36m. Cho khối lượng của nước là 1000kg/m 3. Áp suất
ở độ sâu mà người thợ lặn đang lặn là bao nhiêu?
8.3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về bình thơng nhau?
A. Trong bình thơng nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có
thể khác nhau.
B. Trong bình thơng nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh
luôn bằng nhau.
C. Trong bình thơng nhau chứa cùng một chất lỏng đứng n, các mực thoáng của chất lỏng
ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
D. Trong bình thơng nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất chất
lỏng.
8.4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất lỏng:
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới hướng lên.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong nó.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
8.5. Một giếng nước cao 8,4m chứa đầy nước, cho trọng lượng riêng của nước là 1000N/m 3,
áp suất của nước lên đáy giếng và một điểm cách đáy giếng 5,4m lần lượt là:
A. 5400N/m2 và 3000N/m2.
B. 540N/m2 và 5,40N/m2.
C. 5400N/m2 và 5400N/m2.
D. 5400N/m2 và 300N/m2.
-3-
onthionline.net
8.6. Một bình thơng nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt
thoáng chênh lệch nhau 18mm. (Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là d 2 = 10300N/m3
và của xăng là d1 = 7000N/m3). Độ cao của cột xăng là:
A. 16,85cm
B. 16,58cm
C. 65,18cm
D. 61,58cm
8.7. Hai bình A, B thơng nhau có khóa ngăn. Bình A lớn hơn đựng dầu ăn, bình B chứa nước
tới cùng một độ cao. Khi mở khóa thơng hai bình thì dầu và nước có chảy từ bình nọ sang
bình kia khơng?
A. Khơng, vì độ cao của các cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
C. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn do nước có trọng lượng riêng lớn hơn.
D. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
8.8. Trong bình thơng nhau, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đơi nhánh nhỏ. Khi chưa mở
khóa, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30cm. Tìm chiều cao của cột nước ở hai nhánh
sau khi đã mở khóa và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
8.9. Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một tấm vá áp vào lỗ thủng
từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng
150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
8.10. Tác dụng một lực F = 380N lên pittong nhỏ của một máy ép nước. Diện tích của
pittong nhỏ là 2,5cm2, diện tích pittong lớn là 200cm 2. Áp suất tác dụng lên pittong nhỏ và
lực tác dụng lên pittong lớn lần lượt là:
A. p = 152.103N/m2 và F = 1900N.
B. p = 152.105N/m2 và F = 1900N.
C. p = 152.104N/m2 và F = 1900N.
D. p = 152N/m2 và F = 1,9N.
8.11. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới đáy biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất
2,02.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86N/m2.
a) Tầu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho trọng lượng riêng của nước biển là
10300N/m3.
8.12. Một chiếc tàu thủng một lỗ ở độ sau 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp đặt vào lỗ
thủng ở phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng
rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
-4-
onthionline.net
BÀI 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi
phương.
- Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tơ-ri-xe-li, do đó người ta
thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
B. BÀI TẬP
9.1. Đổ nước vào đầy một cốc thủy tinh sau đó đậy kín miệng bằng một tờ bìa khơng thấm
nước. Khi lộn ngược cốc nước thì nước khơng chảy ra ngồi. Hiện tượng này liên quan đến
kiến thức vật lý nào:
A. Áp suất cơ học.
B. Áp suất chất khí.
C. Áp suất chất lỏng.
D. Áp suất khí quyển.
9.2. Tại sao khơng thể tính áp suất khí quyển bằng cơng thức: p = h.d?
9.3. Trong các ống nhỏ giọt (hở hai đầu) có chứa nước bên trong, nếu lấy ngón tay bịt kín
một đầu phía trên thì nước khơng chảy ra khỏi ống được do:
A. Do ống nhỏ giọt thường có đường kính rất bé.
B. Do áp suất khí quyển mà áp lực của khơng khí tac dụng vào nước phía dưới lớn hơn trọng
lượng của cột nước.
C. Do phần nước trong ống quá nhẹ
D. Do áp suất khí quyển chỉ tác dụng từ phía dưới lên trên.
9.4. Áp suất khí quyển gây ra trong hiện tượng:
A. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
B. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
D. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
9.5. Phép biến đổi nào là sai trong các cách sau:
A. 74cmHg =100640N/m2
B. 760mmHg =103360N/m2
C. 700mmHg =95200N/m2
D. 750mmHg =10336N/m2
9.6. Mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển vì:
A. Khơng khí tạo thành khí quyển có thể chuyển động tự do.
B. Khơng khí tạo thành khí quyển có mật độ nhỏ.
C. Khơng khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
D. Khơng khí tạo thành khí quyển ln bao quanh Trái Đất.
-5-
onthionline.net
9.7. Tại một nơi ngang với mặt nước biển, áp suất khí quyển đo được là 758mmHg. Nếu đo
áp suất ở đỉnh núi có độ cao 98m so với mặt nước biển thì áp kế chỉ bao nhiêu?
A. 749,74mmHg
B. 749,38mmHg
C. 749,83mmHg
D. 749,63mmHg
9.8. Một khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trụ awngten truyền hình chỉ 738mmHg. Biết
áp suất của khơng khí ở chân trụ ăng ten là 750mmHg. Trọng lượng riêng của thủy ngân là
136000HgN/m3. Độ cao của trụ ăng ten là:
A. 125,45m
B. 127,54m
C. 125,54m
D. 129,54m
9.9. Càng lên cao áp suất khí quyển:
A. Càng giảm.
B. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
C. Càng tăng.
D. Khơng thay đổi.
9.10. Nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ vì:
A. Do lỗi của nhà sản xuất.
B. Để nước trà trong ống có thể bay hơi.
C. Để đỡ tốn nguyên liệu làm ấm.
D. Để lợi dụng áp suất khí quyển.
9.11. Hiện tượng áp suất khí quyển gây ra là:
A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống hút nhỏ.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
9.12. Trong thí nghiệm To-ri-xen-li: lúc đầu để một ống To-ri-xen-li thẳng đứng, sau đó để
nghiêng một chút so với phương thẳng đứng. Đại lượng thay đổi là:
A. Chiều dài cột thủy ngân trong ống
B. Khối lượng riêng của cột thủy ngân
C. Độ cao cột thủy ngân trong ống
D. Trọng lượng riêng của cột thủy ngân
9.13. Để đo độ cao của một đỉnh núi người ta sử dụng áp kế để đo áp suất. Kết quả các phép
đo cho thấy: ở chân núi, áp kế chỉ 75cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5cmHg. Biết trọng lượng
của khơng khí khơng đổi và có độ lớn là 12,5N/m 3 và trọng lượng riêng của thủy ngân là
136000N/m3. Độ cao của núi la bao nhiêu?
-6-
onthionline.net
9.14. Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của khơng khí là
1,29kg/m3. Tính:
a) Khối lượng của khơng khí chứa trong phịng?
b) Trọng lượng của khơng khí trong phịng?
ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ 1.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một ô tô chuyển động trên đường. Câu nào mô tả sau đây là đúng?
A. Đứng yên so với người lái xe
B. Đứng yên so với cột đèn bên đường
C. Chuyển động so với người lái xe
D. Chuyển động so với hành khách ngồi trên xe
Câu 2. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động.
Câu 3. Công thức tính áp suất là:
A. p = F/S
B. p = S/F
C. p = d.h
D. p = d.m
Câu 4. Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng bị lao về phía trước, điều
đó chứng tỏ:
A. Xe đột ngột giảm vận tốc
B. Xe đột ngột tăng tốc
C. Xe đột ngột rẽ trái
D. Xe đột ngột rẽ phải
Câu 5. Có thể giảm lực ma sát bằng cách:
A. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc
Câu 6. Hành khách đang ngồi trên ô tô bỗng thấy mình nghiêng người sang bên trái, chứng
tỏ:
A. Xe đột ngột giảm vận tốc
B. Xe đột ngột tăng tốc
C. Xe đột ngột rẽ phải
D. Xe đột ngột rẽ trái
Câu 7. Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp không phải là lực ma sát là:
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường
-7-
onthionline.net
B. Lực xuất hiện làm mòn đế dày
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị giãn
D. Lực xuất hiện giữa dây Curoa với bánh xe chuyển động.
Câu 8. Hai lực cân bằng là:
A. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng chiều, cùng phương.
B. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, ngược chiều, phương nằm trên cùng một
đường thẳng.
C. Hai lực cùng đặt lên một vật, ngược chiều, phương nằm trên một đường thẳng.
D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, khác chiều, khác phương.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Một ô tô bốn bánh tác dụng lên mặt sàn một áp suất 7,6.10 4N/m2. Diện tích tiếp xúc
của mỗi bánh lên mặt sàn là 0,04m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của ô tô là bao nhiêu?
Câu 2. Một ơ tơ có khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Biết rằng trong 2 giờ đầu ô tô chạy
với vận tốc trung bình bằng 60km/h, trong 3 giờ sau chạy với vận tốc trung bình bằng
50km/h.
a) Tính vận tốc trung bình của ơ tơ trong suốt thời gian chuyển động
b) Biểu diễn các vecto lực tác dụng lên ô tô khi đang chuyển động thẳng đều trên phương
nằm ngang (theo tỷ lệ xích tùy chọn).
-8-