Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

MỘT số ẢNH HƯỞNG của TRIẾT lý NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO TRONG đời SỐNG văn HOÁ xã hội HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.4 KB, 88 trang )

Khóa Luận

MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI HUẾ
A. PHẦN MỞ BÀI
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc ở Ấn Độ.
Phật giáo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến
nay đã gần 2000 năm. Trong thời gian dài này Phật giáo đã để lại cho dân
tộc ta nhiều dấu ấn có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hoá, phong tục, tập
quán từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm nhiều
vấn đề của văn hoá dân tộc sẽ không sáng rõ nếu không hiểu được Phật giáo
dân tộc.
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, những tư tưởng, những triết
lý nhân văn đã ăn sâu vào văn minh, nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt
Nam một cách tự nhiên. Những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo có tác
dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách của con người hướng con người đến với
những giá trị cao đẹp hơn, nhân ái hơn, gần gũi nhau hơn. Đạo Phật đã thật
sự trở thành chỗ dựa văn hoá, tinh thần cho nhân dân Việt Nam.
Trong hơn 300 năm, Huế một thời là thủ phủ của Đàng Trong và là
kinh đô của đất nước thống nhất. Huế không chỉ là đất “thần kinh” mà còn là
đất “thiền kinh”, ngày nay Huế vẫn là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn
của cả nước.Trong di sản văn hoá ở Huế, chùa Huế tồn tại như một bộ phận
cấu thành của di sản văn hoá Huế, vì thế những ảnh hưởng của Phật giáo đã
tác động khá rõ nét trong đời sống văn hoá xã hội của con người Huế, góp

1


Khóa Luận


phần tạo nên tính cách Huế. Cách sống bình tĩnh, dung dị sâu lắng, thuỷ
chung của người Huế có một phần bồi đắp từ tư tưởng Phật giáo đặc biệt
trong đó có những tư tưởng quan niệm về ngũ giới của đạo Phật.
Nội dung cơ bản của Phật giáo là những triết lý nhân sinh, tư tưởng
nhân đạo sâu sắc về nỗi khổ của con người và cách cứu vớt, giải thoát để
diệt khổ. Phật giáo là một tôn giáo vì con người, mong muốn đem đến cuộc
sống bình an hạnh phúc, hướng con người đến với chân- thiện- mỹ.
Đề tài “Một số ảnh hưởng của triết lý ngũ giới Phật giáo trong đời
sống văn hoá xã hội Huế” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
trong giai đoạn xây dựng đời sống văn hoá xã hội Huế tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy cả nước tiến lên con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA KHÓA LUẬN:
Đạo Phật đã thực sự mang tính nhân văn cao cả, triết lý của nhà Phật
là hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp khuyên con người nên tránh
những đều xấu xa tội lỗi. Đây chính là chủ đề được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu khai thác. Đã có nhiều công trình của các cá nhân, tâp thể nghiên
cứu về Phật giáo với nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau.
Trong cuốn “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay”, các tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng của Phật giáo đến
nhân cách, đến thế giới quan và tư duy của con người Việt Nam hiện nay,
đồng thời chỉ ra sự khác biệt về ảnh hưởng của Phật giáo đối với Phật tử ở
các vùng khác nhau, các tầng lớp người khác nhau trên đất nước Việt Nam.
“Cũng là Phật giáo nhưng con người theo Thiền tông thì chú trọng đến tính

2


Khóa Luận


Phật trong con người. Con người theo Tịnh độ tông thì chú ý làm thiện để
được lên chốn Niết bàn, chốn Tây phương cực lạc, còn con người theo Mật
tông thì chú ý đến bùa chúa, cầu đảo, xin thẻ để đạt được ý nguyện. Cũng là
Phật giáo nhưng tính cách của con người Phật tử mỗi nơi cũng một khác.
Chẳng hạn vùng Hà Bắc, Hải Dương thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vùng Thừa
Thiên Huế thì nề nếp, chặt chẽ, vùng thành phố Hồ Chí Minh thì tự nhiên,
thoải mái. Cũng là Phật giáo nhưng người trí thức thì nặng nề về phần trí tuệ
trong học thuyết, người làm nghề buôn bán thì nặng nề về tính thực dụng, vụ
lợi, mê tín...[12; 228,229].
Trong bài “Người Huế và dấu ấn Phật giáo- một nét đặc thù cần chú
ý trong giáo dục đào tạo” tác giả Trần Cao Phong nói về tính hai mặt của
dấu ấn Phật giáo trong nhân cách con người Huế như sau: “xét về mặt tích
cực, đó là việc thừa nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nề
nếp, trong sạch, giản dị thương người, vị tha, hướng thiện, quan tâm đến
người hoạn nạn... Trong hành động thì lấy tự giác đặt lên hàng đầu, đồng
thời khơi dậy ở mọi người tình thương yêu thiên nhiên, con người và đất
nước, hoằng dương đạo pháp gắn liền với vận mệnh của dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng Phật giáo cũng đã ảnh hưởng không tốt
đến việc hình thành nhân cách con người Huế với nếp sống khổ hạnh, nhiều
nghi lễ thờ cúng phiền phức, niềm tin và sự chờ đợi vào một kiếp sau hão
huyền không có cơ sở khoa học, duy trì một quán tính chậm chạp, trì trệ
trong nếp nghĩ và trong hành động, thiếu đi tính năng động tháo vát, táo bạo,
quyết đoán, đặc biệt khi mà đất nước đã chuyển sang cơ chế kinh tế thị
trường sôi động như hiện nay. Huế chậm biến đổi và vẫn còn nghèo, tiềm
năng chưa được khơi dậy, phát huy đầy đủ mà trong đó tiềm năng quý giá
nhất là con người chưa đựơc phát huy ở mức độ cao nhất”[10; 42].

3



Khóa Luận

Trong cuốn “Phật học phổ thông” tác giả đã chỉ rõ “Ngũ giới không
đưa người mạnh tiến trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự an vui,
hoà bình cho gia đình, quốc gia, xã hội nữa. Ngũ giới chính là giềng mối
chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể”[7; 71].
Trong cuốn “Phật pháp bách vấn” các tác giả bàn đến “ con người
do vô minh nên bị dục vọng sai khiến, trói buộc chúng sinh vì nhiều ham
muốn nên chịu nhiều khổ lụy, suốt đời theo đuổi ảo ảnh hạnh phúc, tìm cầu
sự thỏa mãn của lòng tham không đáy và khi nhận thức sâu sắc về sự vô
thường, giả hợp của thân mạng và thế giới, tỉnh mộng quay đầu, con người
tìm về những giá trị của cuộc đời”[9; 64].
Trong đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo Huế qua góc nhìn của lịch
sử triết học” Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Ngọc Vĩnh đã nhận định “dù ở
đâu, ở thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào Phật giáo cũng luôn đem tấm
lòng từ bi, hướng thiện che chở, ôm ấp cho tâm hồn người Huế”[18; 6 ].
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu cấp trường của cán bộ
giảng dạy và sinh viên trường Đại học khoa học Huế, nhìn chung Phật giáo
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đề tài: “Một số ảnh hưởng của triết lý ngũ giới Phật giáo trong
đời sống văn hoá xã hội Huế” chỉ là bước đầu tìm hiểu những điều khuyên
dạy con người để mong hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn trong triết học
Phật giáo chứ không phải là tất cả những gì liên quan đến Phật giáo.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA
LUẬN:
Mục đích của khóa luận là khái quát triết lý về ngũ giới Phật giáo và
tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá xã hội Huế hiện nay.

4



Khóa Luận

Nhiệm vụ của khóa luận làm rõ triết lý về ngũ giới Phật giáo, xem xét
sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá xã hội Huế hiện nay; Chỉ rõ
những đóng góp và hạn chế của triết lý ngũ giới đối với đời sống văn hóa xã
hội Huế hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là triết lý ngũ giới Phật giáo và
ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa xã hội Huế hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
- Về không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: 1986 đến nay.
- Về nội dung: Ảnh hưởng của ngũ giới Phật giáo đến đời sống văn
hóa xã hội Huế.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
KHÓA LUẬN:
Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật về xã hội; “chính
sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân của Đảng và nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp phân tích- tổng hợp,
phương pháp lôgic-lịch sử, phương pháp thống kê thông qua điền dã về đời
sống Phật giáo ở Thừa Thiên Huế hiện nay.
6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN:
Khoá luận chỉ là góp phần khái quát về ngũ giới Phật giáo và nêu
được một số ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá xã hội Huế hiện
nay.
5



Khóa Luận

Khoá luận nếu được thực hiện thành công sẽ là một tài liệu tham khảo
cho những sinh viên trong việc học tập nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
triết học, Lý luận tôn giáo, Lịch sử các tôn giáo, Chủ nghĩa vô thần khoa
học,v.v.
7. KẾT CẤU CỦA CỦA KHÓA LUẬN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận được kết cấu gồm 2 chương :
Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NGŨ
GIỚI PHẬT GIÁO
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ NGŨ
GIỚI PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HUẾ
HIỆN NAY

B. NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TRIẾT LÝ NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO.
1.1.1. Phật giáo tại Việt Nam.

6


Khóa Luận

Nói chung đạo Phật đến Việt Nam từ rất sớm và bằng nhiều con
đường: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Mã Lai, Inđônêxia, v.v. Trung Quốc là
con đường muộn nhất nhưng để lại ảnh hưởng lớn và sâu sắc hơn cả.

Thế kỷ I, ở Luy Lâu nước ta đã có một trung tâm Phật học rất phồn
thịnh. Có các thiền sư Ấn Độ nổi tiếng đã truyền đạo ở đây là Ma-ha-kỳ-vực
và Khưu-đà-la ( khoảng 168-189)
Ở thế kỷ II, Phật giáo nước ta chịu ảnh hưởng cả Phật giáo Ấn Độ lẫn
Phật giáo Trung Quốc.
Ở thế kỷ III, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo
Ấn Độ và trong thời gian này ở Việt Nam có vị thiền sư Khương Tăng Hội
đã sang Trung Quốc để truyền đạo, đây cũng chính là minh chứng cho việc
Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn Phật giáo Trung Quốc giai đoạn
này.
Thế kỷ IV, Phật giáo nước ta chịu ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo
Trung Quốc.
Ở thế kỷ thứ V, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau.
Ở thế kỷ VI, phái thiền Tỳ Ni Đà Lưu Chi ( Trung Quốc 580-594)
truyền vào Việt Nam. Từ đây, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu
của Phật giáo Trung Quốc.
Ở thế kỷ IX, phái thiền Vô Ngôn Thông ( Trung Quốc 580- 26) truyền
vào Việt Nam. Từ Cảm Thành đến Ứng Vương (1287) được 15 đời đắc đạo.
Ở thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông đã kết hợp các phái thiền trên của
Trung Quốc với truyền thống Việt Nam, lập ra trường phái Trúc Lâm ở Yên

7


Khóa Luận

Tử (1299). Từ Trần Nhân Tông đến Pháp Loa, Huyền Quang (1314) được 3
đời đắc pháp.
Thế kỷ XVI, thời vua Lê Thế Tôn (1573-1599) có phái thiền Tào

Động từ Trung Quốc truyền vào Bắc Việt Nam.
Thế kỷ XVII-XVIII, thời vua Lê Hy Tôn (1676-1705) phái thiền Lâm
Tế và Tào Động truyền vào Việt Nam.
Từ 1858, Pháp xâm lược Việt Nam, đã chèn ép Phật giáo làm cho
Phật giáo Việt Nam suy yếu.
Từ 1920, với ảnh hưởng của chấn hưng Phật giáo Trung Quốc, Phật
giáo Việt Nam cũng bất đầu chấn hưng, các hội Phật học và hội Tăng già
Nam - Trung- Bắc lần lượt ra đời (1930-1932-1934). Tổng hội Phật giáo
Việt Nam ra đời 1951. Ngày 4.1.1964 “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống
nhất” được thành lập, lãnh đạo sự hoằng pháp của Phật giáo ở miền Nam.
Năm 1981 “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” ra đời thống nhất hoằng
pháp trong cả nước.
1.1.2. Vài nét về lịch sử Phật giáo ở Thừa Thiên Huế
1.1.2.1. Bước đầu hình thành và phát triển Phật giáo Huế
Phật giáo Huế là một bộ phận của Phật giáo dân tộc, do thế đã có
những đóng góp của tự thân cho lịch sử Phật giáo Việt Nam. Việc nghiên
cứu lịch sử Phật giáo Huế trở thành một yêu cầu để đáp ứng không những
cho đòi hỏi tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam, tìm hiểu lịch sử dân tộc
Việt Nam, mà còn góp phần tìm hiểu rõ ràng và đầy đủ lịch sử Huế, con
người, văn hoá và lối sống Huế.

8


Khóa Luận

Hiện vẫn còn quá ít tư liệu nói đến lịch sử Phật giáo Huế nhưng dựa
vào lịch sử Huế tôi xin đưa ra một vài ý kiến của mình như sau:
Năm 1069 khi Lý Thái Tông đi đánh quân Chiêm Thành trong đám tù
binh mang về, vua phát hiện ra một thiền sư giỏi nên đã cho dựng chùa Khai

Quốc tại Thăng Long và mời vị sư này khai sơn phái Thảo Đường tại Việt
Nam. Đây là minh chứng nói lên sự có mặt của Phật giáo Trung Quốc tại
Đàng Trong và cũng chứng minh ở Huế Phật giáo đã thâm nhập vào.
Năm 1306 khi công chúa Huyền Trân được gả cho chúa Chiêm Thành
Chế Mân và thu hồi hai châu Ô, Lý ở vương quốc Chămpa thành lập hai
châu Thuận, Hoá của Quốc gia Đại Việt thì cũng có thể nói lúc này Đại Việt
đã có sự ảnh hưởng của văn hoá Chămpa và Phật giáo Huế rất có thể có
nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ pha lẫn các tín ngưỡng Chămpa.
Qua lịch sử ta có thể thấy vào buổi đầu hừng đông của cõi Thuận Hoá
người dân đã tiếp nhận tư tưởng của đạo Phật, người dân sống trong khung
cảnh thanh bình của Phật giáo với đậm đà màu sắc riêng của dân tộc. Trong
thời kỳ này đã có hai loại chùa, chùa quan tức là hạng chùa có đựơc chính
quyền lưu ý và chùa làng do dân lập. Điều này đã nói lên được người dân
Huế đã tiếp nhận Phật giáo từ rất sớm.
Thạc sỹ Hoàng Ngọc Vĩnh đã chỉ ra “Ở thời kỳ XIV, Phật giáo ở Huế
có thể là một cách bảo tồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bởi khi các
chúa Nguyễn vào trấn giữ Đàng Trong, chủ trương dựa vào Phật giáo để lập
quốc, lúc này đã có các thiền sư Trung Quốc là sư phụ của thiền sư Minh
Châu Hương Hải đang hoằng pháp ở đây” [18; 25]. Tiến sỹ Lê Mạnh Thát
đã phát hiện vị Đại sư Thiện Huệ khai sơn chùa Hà Khê, long vị hiện còn
thờ tại chùa Quảng Phước ở xã Phước Yên cũ, nay là Quảng Điền. Đây có
thể là vị thiền sư của dòng thiền Trúc Lâm đầu tiên đến hoằng truyền Phật
9


Khóa Luận

giáo ở Huế. Như vậy Phật giáo Huế nhất định có nguồn gốc Phật giáo từ
Đàng Ngoài vào - phái Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Từ thời kỳ Hồ Quý Ly (1400) cho đến thời thuộc Minh (1407-1428)

và kéo dài cho đến hết triều Hậu Lê (1428-1600) thì tư liệu về Phật giáo rất
ít. Các sử thần của ta xưa đều là những nhà Nho lỗi lạc, nhưng phần nhiều
rất ít ưa Phật giáo và qua tư liệu ta có thể suy ra trong thời kỳ này Phật giáo
đầy rối rắm.
Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) đời sống của
xứ này khởi sự thay đổi dần dần. Về tư tưởng, dân Thuận Hoá thời này đã
sống với một triết lý sống dung hợp cả ba nguồn tư tưởng lớn: Thích,
Khổng, Lão cộng với tín ngưỡng bình dân vốn có. Tuy nhiên Phật giáo có
phần trội hơn, trội về mặt tín ngưỡng chứ không phải về triết thuyết và chúa
Nguyễn Hoàng đã yểm trợ Phật giáo để được lòng dân, đặc biệt chúa cho
dựng chùa Linh Mụ ở đồi Hà Khê. Do đó Phật giáo trong giai đoạn này có
thể nói là khởi sắc.
“Qua 9 đời chúa Nguyễn (1558-1780 thì với luỹ Trường Dục và Sông
Gianh làm giới tuyến (1624) Phật giáo Bắc vào Nam (Việt Nam) không liên
hệ với nhau. Các chúa Nguyễn dù chống lại xu hướng đưa Nho giáo lên địa
vị độc tôn thì cũng phải đề cao Nho giáo trong công cuộc lập quốc của mình.
Đồng thời đã mộ Phật giáo, dùng Phật giáo để thu phục nhân dân, góp phần
củng cố địa vị của mình và vương triều. Các chúa Hiền Tông (1691-1725)
Minh Vương (1725-1738) Võ Vương (1738-1765) đều thọ giới bồ tát. Các
chúa khác rất quan tâm đến việc trùng tu chùa chiền và ủng hộ sự hoằng
dương của Phật giáo” [18; 25-26]. Và trong thời kỳ này về truyền thừa thì đã
có hai dòng Tào Động và Lâm Tế. Chư tổ thì đã có hai Ngài là Nguyên
Thiều và Liễu Quán. Cho nên, đây chính là thời đại hưng thịnh và phát triển
10


Khóa Luận

của Phật giáo Huế để làm cho đạo mạch Phật giáo Việt Nam tiếp nối các
dòng thiền Bắc Hà và hoằng truyền vào Nam Hà đến tận ngày nay.

Thế kỷ XVII-XVIII các thiền sư trong phái Lâm Tế, Tào Động ở
Trung Hoa có xu hướng vượt biển tránh lộn xộn do xã hội gây nên, sang
Nam Hà hoằng hoá Phật giáo như Lục Hồ Viên Cảnh. Đại Thâm Viên
Khoan, Giác Phong, Từ Lâm, Khắc Huyền, Ngài Huyền Khê, Nguyên
Thiều, Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Thạch Liêm đã minh
chứng cho Phật giáo ở Đàng Trong và Phật giáo ở Huế chịu ảnh hưởng
nhiều của Phật giáo Trung Quốc.
Thiền sư Hương Hải (1628-1715) là học trò của hai thiền sư Viên
Cảnh và Viên Khoan, nhưng tư tưởng của Ngài lại mang màu sắc của dân
tộc “Tư tưởng của Hương Hải là phá vỡ tất cả mọi tâm niệm phân biệt, coi
Phật với chúng sinh có chung một thể tính. Giác ngộ thì chứng nhập được
thể tính ấy. Theo Phật mà bỏ chúng sinh thì không bao giờ đạt đạo. Tương
tự thế ,với Hương Hải thì mê, ngộ, nhận, cảnh, thiện, ác đều chung một thể
tính, chúng luôn nương tựa vào nhau mà hiện hữu đề từ tâm mà sinh. Chính
thế ông chủ trương: Không trốn chạy sự vật; Giới luật cao nhất là sự vô tâm
thành Phật ngay trong giờ phút này: Trong đời sống hàng ngày không gì
không phải là đạo, hễ tâm an thì đó là thiền. Chí đạo ở gốc tâm, tâm pháp
gốc ở vô trụ. Cái bản thể của tâm vô trụ vắng lặng tính tướng, chẳng phải có,
chẳng phải không, không sinh, không diệt”[18; 26].
“Nối tiếp truyền thống Trúc Lâm ở Yên Tử, thiền phái Liễu Quán do
thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán sáng lập và phát triển ở giai đoạn này là sự
dung hoà giữa Lâm Tế với Tào Động, với các yếu tố yêu thiên nhiên, yêu
nước vì dân tộc. Ngài Liễu Quán (1667-1742) với trình độ uyên thâm và đức
độ của mình đã thường xuyên ra vào Huế - Phú Yên để hoằng pháp hoá đạo.
11


Khóa Luận

Sau bốn lần dự lễ đại giới đàn tại Huế từ 1733-1735 năm 1740 hoà thượng

tấn đàn long hoa phóng giới và trụ trì chùa Thiền Tôn - Huế. Từ đây, tại Huế
đến Phú Yên và sau này là cả miền Nam xuất hiện và phổ biến dòng phái
thiền Liễu Quán”[18; 26-27]. Như vậy ta thấy ở Huế là nơi hội tụ của nhiều
thiền phái Phật giáo của dân tộc. Người dân Huế đã tiếp nhận Phật giáo như
một món ăn tinh thần, có gạn đục khơi trong mong muốn sống tốt đời đẹp
đạo.
Hơn 10 năm quân Trịnh đóng ở Thuận Hoá, tuy không phá hoại chùa
chiền, không thấy đụng chạm gì đến Phật giáo, nhưng tín ngưỡng thuật số,
cầu đảo lẫn vào Phật giáo Huế, một số người bất chánh đi làm sư, vãi, lấy
cửa chùa làm nơi trú thân khi mọi bề trong đời sống đều thất vọng, làm cho
Phật giáo lại suy thoái. Và thời Tây Sơn (1788-1802) Vua Quang Trung chủ
trương mỗi Phủ chỉ để một chùa lớn, tuyển chọn tăng, người nào hiểu đạo và
chấn chỉnh ở trông chùa và truyền đạo, còn hạng mượn cửa thiền sinh sống
thì vua bắt phải hoàn tục. Nhưng vua băng hà đột ngột năm 1792, nên kế
hoạch trên chưa thực hiện được. Trong giai đoạn này có thể nói Phật giáo rối
rấm, những tư tưởng đạo Phật đã bị lệch lạc nhiều, nhiều chùa chiền bị hư
hại cả hai dòng thiền ở Thuận Hoá là Tào Động và Lâm Tế đều mất sự kế
tục, nhất là dòng thiền Liễu Quán.
“Dưới thời các vua Nguyễn, từ Gia Long đến Khải Định không thấy
có phái Phật giáo nào mới mà chỉ thấy trong công cuộc trị quốc của mình dù
đề cao Nho giáo lên địa vị độc tôn có ban một số đạo dụ ngăn cản sự phát
triển của Phật giáo, nhưng trên thực tế các vua đều mến mộ Phật giáo và đã
tạo không ít điều kiện thuận lợi cho Phật giáo phát triển. Thời vua Khải Định
và Bảo Đại, Phật giáo Việt Nam có sự chấn hưng bởi ảnh hưởng chấn hưng
của Phật giáo Trung Quốc”[18; 28].

12


Khóa Luận


Như vậy nhìn chung, Phật giáo Huế vừa có nguồn gốc Phật giáo dân
tộc vừa tiếp thu Phật giáo Trung Quốc. Trong giai đoạn này Phật giáo Huế
có lúc thịnh lúc suy có lúc hưng lúc vong, nhưng trên tinh thần tự cường
những nét văn hoá bản địa ưu tú đã tạo nên nét văn hoá riêng mang màu sắc
của xứ Huế.
1.1.2.2. Phật giáo Huế qua hai cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, 2/9/1945 Bác Hồ đọc
“Tuyên Ngôn Độc Lập” tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà, ách thống trị của thực dân Pháp trong hơn mấy mươi
năm bị xoá bỏ hoàn toàn, chế độ phong kiến của triều Nguyễn cũng sụp đổ,
đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến tồn tại hơn ngàn năm trên đất
nước ta. Song thực dân đế quốc chưa chịu buông tha miếng mồi béo bở
Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, cho nên trong vòng 30 năm
(1945-1975) kể từ ngày tuyên bố độc lập vẫn chưa có một ngày tự do và
hạnh phúc, và ngay cả nền độc lập mong manh mới được xây dựng nên cũng
bị gót dày của quân xâm lược chà đạp. Pháp trở lại hòng tiếp tục nối dài giấc
mơ “khai thác thuộc địa” của chúng, nhưng sau 9 năm trời kết quả cuối
cùng mà chúng thu hoạch được là một trận Điện Biên Phủ khiến chúng kinh
hoàng, bạt vía. Pháp đến, Pháp đi, Mỹ lại nhảy vào hòng đóng vai kẻ cứu thế
của “thế giới tự do”. Với sức mạnh về kinh tế, quân sự của mình, đế quốc
Mỹ những tưởng sẽ nhanh chóng khuất phục dân tộc Việt Nam nhỏ bé ở bên
kia bờ Thái Bình Dương, nhưng với gần 200 viên tướng lĩnh dày dặn kinh
nghiệm nhất, với những chiến lược, chiến thuật tinh vi, thâm độc nhất, với
những phương tiện kỹ thuật chiến tranh hiện đại nhất cùng với một đội lính
viễn chinh đông đảo và thịu chiến, đi theo là hàng trăm tỉ đô la ... kết quả thu

13



Khóa Luận

được của đế quốc Mỹ chỉ là một hiệp định Pari để Mỹ rút đi trong “danh
dự”.
Những biến động dữ dội của lịch sử ấy đã có những tác động to lớn
đối với Phật giáo nói chung Phật giáo Huế nói riêng.
Hoà cùng một nhịp đập, một dòng chảy với Phật giáo cả nước, Phật
giáo Huế đã cùng với Phật giáo toàn quốc, tạm thời ngưng các hoạt động
riêng lẽ các đoàn thể, các tổ chức khác ở địa phương cứu quốc.
Từ 1945-1954 “Bên cạnh các lực lượng thiếu niên tiền phong, thanh
niên tiền phong, Phụ lão cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, thì ở Huế đã có Phật
giáo cứu quốc, Tăng Già cứu quốc, Thanh thiếu niên Phật tử cứu quốc, các
khuôn hội ở nông thôn thì tín đồ tham gia đoàn thể nông dân cứu quốc
v.v...”[1; 436] . Như vậy, các tu sỹ và đồng bào Phật giáo ở Thừa Thiên Huế
đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm trước hết là chấn hưng Phật giáo, sau
đó là tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quyết giữ gìn
độc lập, tự do của dân tộc. Điều đó được chứng minh bằng việc: “Tháng 1
năm 1946 thượng toạ Thích Mật Thể ứng cử làm đại biểu Quốc hội đầu tiên
của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và trong năm này thượng toạ đã
được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Phật giáo cứu quốc Thừa Thiên Huế” [1;
436]. Khi thực dân Pháp quay trở lại nước ta, chúng đã điên cuồng bắt bớ,
tàn sát dân chúng và tăng ni, chiếm và phá nhiều chùa chiền, đốt bỏ nhiều
kinh tạng hòng triệt phá tín ngưỡng và văn hoá truyền thống Việt Nam nói
chung, xứ Huế nói riêng. “Phật giáo Huế đã cùng nhân dân Huế khởi sự đổ
máu hy sinh để bảo vệ đất nước. Theo Nguyễn Lang thì “Thích Minh Tâm
(tên đời là Nguyễn Quang Lý) đệ tử của Hoà thượng Quảng Nhuận, chính trị
viên trung đoàn Trần Cao Vân, gục ngã tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Thích Tánh Huyền (tên đời là Nguyễn Văn Hàm) đệ tử của thiền
14



Khóa Luận

sư Mật Nguyệt, làm Chủ tịch Ủy ban hành chánh Khu phố 7 của thị xã Huế
đã ngã gục sau lưng chùa Tường Vân. Thích Châu Quang ( tên đời là Huỳnh
Văn Sính) đệ tử thiền sư Quảng Huệ đã gục ngã trong Mặt trận bảo vệ thị xã
Huế”[1; 437].
Đứng trước xu thế vận mệnh của dân tộc Phật giáo cũng bị đe doạ,
những người đứng đầu Phật giáo Huế lúc bấy giờ đã thấy được sự cần thiết
phải hợp nhất Phật giáo Huế lại trong một tổ chức thống nhất. Do đó từ 1945
thì Sơn môn Tăng già Thừa Thiên Huế đã hình thành, đến năm 1951 thì
thành lập “Hội Sơn môn Tăng già Trung Việt”. Việc thành lập được “Sơn
môn Tăng già” ở Huế và Trung Việt lúc này chính là cơ duyên để tiến tới
một Giáo hội Phật giáo thống nhất.
Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam đã
được thống nhất trong một tổ chức duy nhất. Việc thống nhất Phật giáo Việt
Nam đó đã được thực hiện tại chùa Từ Đàm ở Huế. “Nguyên nhân của sự
kiện trọng đại này, không do một cá nhân nào, một hội nào vận động; mà nó
chính là nguyện vọng dân tộc của ba miền kết tinh dần dần lại”[1; 463].
Sau việc thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm Huế để
thống nhất hoạt động Phật sự thì Phật giáo Huế bắt đầu phát triển theo một
đường hướng mới Tăng già và cư sĩ, tín đồ không còn cách biệt nhau quá xa
như thời trước. Mà tất cả đã chung lo cho Phật sự.
Trong giai đoạn 1945-1954 này, Phật giáo Huế do đi cùng chiều với
lịch sử của dân tộc, nên Phật giáo Huế càng có điều kiện đi sâu vào đời sống
tâm tưởng của người dân Huế, mà cụ thể là nó đã làm dấy lên phong trào
Gia đình Phật Hóa Phổ hết sức sôi nổi và thu hút được nhiều thanh thiếu
niên tham gia. Mục đích của Gia đình Phật Hóa Phổ là “đào tạo những thiếu
niên Phật tử chân chính, xây dựng hạnh phúc theo tinh thần Phật giáo. Châm
15



Khóa Luận

ngôn là: Hòa thuận-Tin yêu-Vui vẻ. Thực hiện 10 điều luật. Phương pháp
giáo dục rất thực tiễn học và hành; giữ gìn sức khỏe, biết làm việc thiện, học
cách cứu thương để cứu người và học Phật pháp giản dị”[1; 459].
Đến năm 1951 thì đổi Gia đình Phật Hóa Phổ thành Gia đình Phật tử
Việt Nam. Châm ngôn của Gia đình Phật tử Việt Nam là: Bi – Trí – Dũng;
Luật cũng còn chỉ 5 diều, phương pháp giáo dục phối hợp nhiều môn học
như Âm nhạc, hội họa, hoạt động thanh niên; Tất cả điều đặt căn bản trên
Phật pháp, không hề có một sự lạc nhỏ nào đi ra khỏi mục đích đó.
Tóm lại từ 1945-1954 Phật giáo Huế đã có nhiều đóng góp lớn trong
công cuộc kháng chiến chống Pháp, mà biểu hiện đặc sắc nhất chính là việc
Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã ra mắt tại ngôi chùa Từ Đàm Huế, đánh dấu
sự trưởng thành của phong trào Phật giáo Việt Nam sau gần 100 năm suy
yếu bởi sự kỳ thị tôn giáo bằng chèn ép Phật giáo của chủ nghĩa thực dân
Pháp.
Từ 1954-1975: Phật giáo Huế đã là nơi xuất phát và là trung tâm của
phong trào Phật giáo yêu nước vì Phật pháp và hòa bình hòa hợp dân tộc của
Phật giáo Việt Nam. Chính pháp nạn 1963-1964 ở thành phố Huế mà phong
trào Phật giáo vì Phật pháp và hòa bình hòa hợp dân tộc đã lan rộng khắp
miền Nam, gây tiếng vang lớn trên thế giới.
Tổng thống Ngô Đình Diệm và những người thân cận ông ta nghĩ
rằng có thể diệt được Phật giáo bằng những việc làm càn, bất chấp lương tri
nhân loại. Họ quên rằng Phật giáo là một phần rất quan trọng của dân tộc ta
mấy ngàn năm rồi.
Những ngọn đuốc sáng, mà trước hết là của Hòa thượng Thích Quảng
Đức, sau đó là Đại đức Thích Nguyên Hương, Đại đức Thích Thanh Tuệ, Ni


16


Khóa Luận

cô Thích Nữ Diệu Quang, Thượng tọa Thích Thiện Huệ, Đại đức Thích
Quảng Hương, Đại đức Thích Thiện Mỹ và nhiều tấm gương “Tử vì đạo’’
khác, là những tấm gương sáng xả thân vì Phật pháp và sự an nguy của các
tín đồ và nhân dân. Đấu tranh cho đạo cũng là vì đời, và muốn vì đời thì
càng đấu tranh để bảo vệ đạo.
Chính phong trào Phật giáo này đã làm thức tỉnh lương tri của nhân
dân miền Nam nói riêng và thế giới nói chung, để họ nhận ra bộ mặt thật của
chính quyền Ngô Đình Diệm, để rồi sự kiện ngày 01-11-1963 nổ ra như một
kết quả tất yếu.
Giành được thắng lợi cuối cùng, Phật giáo miền Nam, trong đó có
Phật giáo Huế đã được mở ra một thời đại phát triển mới, các chư Tăng, Ni
và Phật tử được thoát khỏi gông kìm của một chế độ bạo tàn để có thể chấn
hưng Phật pháp.
Hơn nữa, từ sau khi chế độ họ Ngô sụp đổ cho đến khi miền Nam
được hoàn toàn giải phóng thì Phật giáo vẫn được coi là một đối tượng tác
chiến lớn để chống lại các thế lực thù địch, là sự thể hiện nguyện vọng ý chí
của nhân dân.
1.1.2.3. Phật giáo Huế từ 1975 đến nay
Ở phần này tôi tán thành với những nội dung mà Thạc sỹ Hoàng
Ngọc Vĩnh đã đưa ra trong đề tài khoa học “Phật giáo Huế với đời sống văn
hóa tinh thần con người Huế”.
Từ 1975 đến nay, tuy vận động và phát triển có nhiều phức tạp,
nhưng Huế vẫn là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất của cả nước.
Sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo của cư dân Thừa Thiên Huế vẫn là nét


17


Khóa Luận

chung tạo góp thêm để xứng đáng là “Huế - Di sản văn hóa thế giới” mà
UNESCO đã trao tặng.
Qua hệ thống chùa chiền, tổ chức Phật tử, giáo lý, sinh hoạt Phật
giáo, các mối quan hệ với các tín ngưỡng khác, vai trò đối với thế giới quan
và nhân sinh quan con người, trong cái chung Phật giáo Huế nổi lên với các
đặc điểm riêng là:
a. Phật giáo Huế là sự dung hợp giữa Thiền tông và Tịnh độ tông
nhưng nặng về Tịnh độ tông.
Đây là đặc điểm nổi bật của Phật giáo Huế so với Phật giáo ở những
miền quê khác trên lãnh thổ Việt Nam, nó là điểm xuất phát và căn cứ để
có thể lý giải thấu đáo những gì liên quan đến Phật giáo Huế. Ở một số các
vị xuất gia tu hành thì có thể nặng về thiền, nhưng trong dân gian, những
người dân lao động bình thường thì lại nặng về tịnh.
Vị tổ sáng lập ra thiền tông là Thích Ca Mâu Ni Phật, vị tổ thứ 28
của thiền tông Ấn Độ và là vị tổ sáng lập ra thiền tông Trung Quốc là Bồ
Đề Đạt Ma - Bodhidharma (Bồ đề Đạt Ma - Huệ Khả - Tăng Xán - Đạo Tín
- Hoằng Nhẫn - Huệ Năng và Thần Tú). Thiền tông Việt Nam chịu ảnh
hưởng chủ yếu của thiền tông Trung Quốc nhánh Nam phái của lục tổ Huệ
Năng.
Kinh chính của các phái này là thiền tông trứ thuật, Thiền tông ngữ
lục. Học thuyết chính là Tham thiền để thấy Phật nơi ta, thấy được Phật nơi
ta là đắc đạo, sự giác ngộ là nơi mình chứ không ở nơi sử sách kinh điển và
lời giảng giải. Thiền tông vì thế cũng gọi là Phật tâm tông: Bất lập văn tự,
trực chỉ truyền tâm, kiến tính thành Phật. Những người theo thiền học ăn ở
tinh khiết, giữ tâm trong trẻo như nước lọc. Công danh, phú quý, dục vọng


18


Khóa Luận

không ngụ được trong lòng họ. Kẻ theo thiền luôn giữ cái thanh bần và yêu
cảnh vật, ham làm việc mà lòng chẳng tưởng đến mình và sự hùng lực.
Khắp trong trời đất chỗ nào chẳng phải là nhà của ta? Thân thể và linh hồn
chỉ là mộng ảo mà thôi!. Những nhà thiền học cũng thường là tâm hồn của
một thi sỹ. Thiền tông Việt Nam nói chung, thiền tông ở Huế cho đến nay
như vậy chủ yếu là ảnh hưởng của thiền tông Lâm Tế và Tào Động.
Tịnh độ tông ra đời rất sớm ở Ấn Độ, người sáng lập ra môn phái
này ở Trung Quốc vào thế kỷ VII là đại sư Viễn Công. Kinh sách chính là
Vô lượng thọ kinh, Quán vô lượng thọ kinh, Adiđà kinh. Người Tịnh độ
tông chuộng cái tâm hơn sự học. Học thuyết của họ là Thành tâm mà niệm
Nam mô Adiđà Phật thì khi thác sẽ được về nơi cực lạc. Người Tịnh độ
tông không phân biệt xuất gia tu hành hay tu tại gia, không phân biệt kẻ tu
hành với người trần thế, không phân biệt kẻ dữ với người hiền, cũng không
phân biệt người thông kinh sử với kẻ chẳng ăn học gì, tất cả đều bình đẳng
trước Phật. Dốc niệm đến Phật thì đều được giải thoát về với Phật. Người
theo Tịnh độ tông nhấn mạnh đức tin tuyệt đối nơi Phật Adiđà mà không
cần phải tự cần khổ tu chứng. Tín tâm là phương tiện duy nhất để giải
thoát. Cốt lõi của tín tâm đó thể hiện rõ ở ba lời nguyện 18, 19, 20 trong
48 lời nguyện của kinh Adiđà là Tín - Hạnh - Nguyện: Ai hoàn toàn giữ
trọn tấm lòng thanh tịnh và chuyên niệm Phật thì được thác sinh về cõi cực
lạc; Ai có nhiều công đức trước giờ lâm chung được Phật tiếp dẫn về nơi
cực lạc; Ai chuyên niệm danh Phật với ý nguyện thác sinh nơi quốc độ thì
sẽ được như ý.
Trong đại đa số cư dân Huế, Phật tín đồ chủ yếu tu theo Tịnh độ

tông. Dốc tâm niệm Phật, tin và hành động theo đạo đức của Đức Phật mà
không chấp nê vào giáo lý và cũng ít thấy những lễ nghi rườm rà. Phật giáo
Huế đã kết hợp hài hòa giữa chủ trương ăn ở tinh khiết, giữ tâm thanh tịnh,
19


Khóa Luận

đề cao vô ngã, yêu cảnh vật và siêng năng với công việc của Thiền tông với
chủ trương bình đẳng mọi chúng sinh trước Phật, không phân biệt giàu
sang, nghèo hèn, già trẻ, gái trai, hiền dữ, thông minh ngu muội,.. không
cần khổ tu chỉ cần Tín - Hạnh - Nguyện nơi Đức Phật đều được giải thoát
ngộ về quốc độ của Tịnh độ tông.
b. Phật giáo Huế là sự kết hợp giữa thiền Lâm Tế và thiền Tào Động
của Trung Quốc với tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam tạo nên cái riêng
của Phật giáo Huế - thiền phái Liễu Quán.
Khai tổ phái Lâm tế là thiền sư Nghĩa Huyền (Trung Quốc, mất năm
867). Tư tưởng của thiền Lâm Tế là chúng sinh và Phật không phải là hai,
môn phái này chú trọng cả vô tâm và vô sự.
Thế kỷ XVII có các vị thiền sư Trung Quốc hoằng dương phái Lâm
Tế ở Đàng Trong, người có công lớn hơn cả trong sự nghiệp này tại Thừa
Thiên Huế là thiền sư Hoán Bích Tạ Nguyên Thiều (đời 34 dòng Lâm Tế),
ông được chúa Nguyễn Phúc Trú mời từ Bình Định ra Thuận Hoá trú trì tại
chùa Hà Trung và khai sơn chùa Quốc Ân. Khi ông viên tịch chúa Nguyễn
Phúc Trú đã ban tặng thụy hiệu Hạnh Đoan Thiền sư.
Minh Hoằng Tử Dung - người Trung Quốc - là thiền sư khai sơn
chùa Ấn Tôn (Từ Đàm) thuộc đời 34 dòng Lâm Tế, có thể ông sang Việt
Nam theo lời mời của thiền sư Hoán Bích, hiện chưa biết ông mất năm
nào, ông là người rất yêu mến thiền sư Liễu Quán. Liễu Quán cầu pháp với
ông năm 1702, chứng ngộ với ông năm 1708 và ông đã trao ấn chứng cho

Liễu Quán vào năm 1712 tại lễ toàn viện ở Quảng Nam.
Khai sơn phái Tào Động ở Trung Quốc là các thiền sư Động Sơn
Lương Giới (807 - 869) và Tào Sơn Bản Tịch (840 - 901). Tào Động có

20


Khóa Luận

mặt ở Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVII với sự có mặt hoằng pháp của các
thiền sư người Trung Quốc Hưng Liên Quả Hoằng, Thạch Liêm Đại Sán .
Tào Động có năm nguyên tắc: Cái thẳng đi vào cái nghiêng hiểu
theo nghĩa cái Tuyệt đối nằm trọn trong cái Tương đối, ta có thể hiểu được
cái tuyệt đối thông qua cái tương đối; Cái nghiêng đi vào cái thẳng hiểu
theo nghĩa cái Tương đối chỉ có thể có nhờ cái Tuyệt đối nên cái tương đối
phải xáp mặt với cái tuyệt đối; Cái thẳng trong tự thân của nó hiểu theo
nghĩa cái Tuyệt đối trong tư thế tuyệt đối của nó không được nhận thức qua
liên hệ bản thể - hiện tượng, mà nó là cái pháp thân, là chân như; Cái
nghiêng trong tự thân của nó hiểu theo nghĩa cái Tương đối trong tư thế
tương đối của nó không được nhận thức thông qua liên hệ bản thể - hiện
tượng, là trạng thái người đã nhập thế giới pháp thân và trở ra tung hoành
nơi thế giới hiện tượng; Cái thẳng và cái nghiêng trong cùng một tự tính
hiểu theo nghĩa ở trạng thái này thì không còn có sự phân biệt giữa Tương
đối và Tuyệt đối, giữa bản thể và hiện tượng.
Trong tư tưởng thiền của Thạch Liêm, ngoài năm nguyên tắc trên
còn là Thiền - Tịnh song tu, Nho - Phật nhất trí, Lâm - Tào tổng hợp. Ông
cũng là người truyền thụ giới Sadi cho thiền sư Liễu Quán trong đại giới
đàn tại chùa Thiền Lâm vào năm 1695.
Nếu nói Phật giáo Huế là Phật giáo Lâm Tế thì đây là Lâm Tế của
riêng Huế. Bởi ở Hội An, Thiền sư Minh Hải, Lâm Tế đời 35, là đệ tử của

thiền sư Nguyên Thiều đã có một bài kệ truyền thừa khác. Liễu Quán cũng
là Lâm Tế đời 35, nhưng là đệ tử của thiền sư Minh Hoằng Tử Dung tại
Huế. Ở Nam kỳ trước đây và miền Nam ngày nay, phái Lâm Tế cũng còn
hai bài kệ truyền thừa khác: một của Đạo Mân, Lâm Tế đời 31 người Trung
Quốc; một của Trí Thắng Bích Dung, Lâm Tế đời 41.

21


Khóa Luận

Liễu Quán (1670 - 1742) tên thật là Thiệt Diệu, quê ở Bạc Mã, Đồng
Xuân, Phú Yên. Ông mồ côi mẹ từ năm lên sáu, xuất gia tu hành với thiền
sư Tế Viên tại chùa Hội Tôn từ năm lên 12 và rất được thiền sư yêu mến.
Năm 1690, sau một năm tang lễ của thầy, ông ra Thuận Hoá đến chùa
Thiên Thọ cầu đạo với thiền sư Giác Phong. Năm 21 tuổi, do bố ốm nặng
ông quay về Phú Yên để chăm sóc cha. Năm 1695, sau khi ma chay cho bố
xong ông ra Huế thọ giới Sa di với thiền sư Thạch Liêm. Năm 1697 ông lại
thọ giới Tỳ kheo với thiền sư Từ Lâm (phái Tào Động tại chùa Từ Lâm Huế). Năm 1702 ông đến chùa Long Sơn - Huế cầu ấn chứng với thiền sư
Minh Hoằng Tử Dung nhưng chưa phá được công án do Tử Dung nêu ra
“Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ” (Muôn pháp về một, một về chỗ nào).
Năm 1708 khi ông trở lại Long Sơn trình bày công phu của mình thì được
Tử Dung hết sức khen ngợi và đến 1712 tại lễ Toàn viện tại Quảng Nam
ông đã được Tử Dung trao ấn chứng. Ông là người đã Việt hoá Lâm Tế và
Tào Động thành thiền phái Liễu Quán hoằng dương đạo pháp từ thế kỷ
XVIII ở Đàng Trong.
Sự chấn hưng của Phật giáo ở thế kỷ XX ở miền Nam nói chung,
Thừa Thiên - Huế nói riêng là dựa trên môn phái Liễu Quán. Liễu Quán đã
kết hợp hài hòa giữa chủ trương vô tâm, vô sự, coi chúng sinh và Phật chỉ
đồng nhất một (vạn pháp quy một, một quy về tâm Phật) của Lâm Tế với tư

tưởng biện chứng của Tào Động. Đó là chưa nói khi mở đại giới đàn tại
Huế thì Thạch Liêm Đại Sán đã chủ trương Lâm - Tào tổng hợp, Nho Phật nhất trí. Sự kết hợp đó đã lớn lên và phát triển trên nền tảng của
truyền thống yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu quê hương, tôn kính tổ tiên,
nghĩa tình sau trước vẹn tròn của người Việt mà cuộc đời và sự nghiệp của
ngài Liễu Quán là một minh chứng.

22


Khóa Luận

c. Phật giáo Huế là tôn giáo mang đậm sắc thái yêu thiên nhiên và
yêu nước.
Điều này được chứng minh không chỉ là sự hình thành phái Liễu
Quán mà còn thông qua sự chấn hưng của Phật giáo ở Nam Kỳ và Trung
Kỳ trong những năm 20 đến 40 của thế kỷ XX, cũng như phong trào Phật
giáo miền Nam và Huế trong những năm chống Pháp, chống Mỹ và bè lũ
tay sai của chúng từ 1945 đến 1975. Đặc biệt là từ 1975 đến nay, Phật giáo
Huế đang chấn hưng theo đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ
nghĩa”.
Nếu nhà sư Nguyễn Văn Quý bị lăng trì chỉ vì muốn giết Tự Đức một vị vua bất tài - đã để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, thì tiêu biểu
cho Phật giáo Huế giai đoạn 1945 - 1975. Ban đầu (1945 - 1946) có một số
giao động, nhưng sau đó cho đến nay với tinh thần “Đạo pháp và dân tộc”,
Phật giáo cả nước nói chung, Phật giáo Huế nói riêng đã duy trì chấn hưng
Phật giáo theo khuynh hướng nhập thế đặt sự tồn tại của Phật giáo trong
lòng sự tồn tại của dân tộc. Hệ thống giáo lý, phong cách tu hành, đạo đức
của các tăng, ni chân chính ở Thừa Thiên Huế trong các cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ là nét đẹp của Phật giáo Huế trong chung tạo nên
nền văn hóa tinh thần con người Huế. Ngoài các ngọn lửa tự thiêu cúng
dường Phật giáo và vì hoà bình hoà hợp dân tộc và độc lập dân tộc của các

đại đức Quảng Đức, Nguyên Hương, Thanh Tuệ, Tiêu Diêu,... là tấm
gương kiên trì đấu tranh, lãnh đạo tín đồ Phật giáo Huế và tín đồ Phật giáo
miền Nam chống lại chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn với sự kỳ thị tôn
giáo của đế quốc Pháp và Mỹ tại Việt Nam của các cao tăng Thích Trí
Quang, Thích Thiện Minh, Thích Thiện Siêu, Thích Mật Nguyện, Thích Trí
Thủ, Thích Đôn Hậu,...

23


Khóa Luận

Năm 1963 chùa Từ Đàm là trụ sở cho các cấp lãnh đạo Phật giáo
Việt Nam họp, ra “Tuyên cáo năm nguyện vọng bảo tồn Phật pháp” của
Phật giáo Việt Nam; Từ 1963 đến 1974 các chùa ở Huế như Từ Đàm, Báo
Quốc, Diệu Đế, Từ Quang, Tường Vân... luôn luôn thay nhau giữ vị trí là
trụ sở của phong trào Phật giáo Việt Nam chống chính quyền Ngô Đình
Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Đế quốc Mỹ và tổ chức Phật giáo hại nước
Thích Tâm Châu, Thích Tâm Giác, Thích Quảng Liên.
Xu hướng chính trị hoá Phật giáo theo hướng tiến bộ, cách mạng đã
cùng làm nên đặc điểm riêng của Phật giáo Huế là yêu thiên nhiên, yêu
nước, phát triển gắn sự tồn tại của mình trong lòng sự tồn tại của dân tộc.
Ngoài các dẫn chứng tiêu biểu về tinh thần yêu nước nói trên, thì đến với
chùa Huế là đến với các kiến trúc chùa vườn. Với kiểu kiến trúc này mà
các chùa Huế đều là những danh lam nổi tiếng của Việt Nam.
d. Phật giáo Huế chủ yếu là Đại thừa và đang ngày càng bỏ dần
Tam giáo đồng nguyên trong hệ thống tượng thờ.
Trong tổng số trên 400 chùa tại Thừa Thiên Huế thì chỉ có chưa đầy
20 chùa là Tiểu thừa và Khất sỹ. Các chùa Huế trước 1960 trong hệ thống
tượng thờ và cách bài trí thờ trong chùa là thể hiện của Nho - Phật - Lão

đồng nguyên vốn là thế giới quan hỗn phức của người Việt. Ngày nay, hệ
thống tượng thờ trong chùa chỉ còn là Phật tam thế, hệ thống thờ Nho giáo
và Lão giáo đã được đưa ra khỏi các khuôn viên chùa, chí ít là không còn
đứng chung với hệ thống các tượng Phật trên Phật điện.
Cách bố trí tượng thờ ở chánh điện (thường có ba căn) của hầu hết
các chùa ở Huế nhìn một cách khái quát như sau:
Phía tiền đường: Nơi cao nhất căn chính giữa là hệ thống tượng thờ
18 vị AlaHán hoặc Phật Tam thế; Tầng tiếp theo thờ Phật Tam Thế theo thứ
24


Khóa Luận

tự: Phía trong ở tầng cao hơn và ở giữa là Phật Thích Ca, bên trái là Phật
AdiĐà, bên phải là Phật AdiLặc. Phía ngoài thấp xuống một bậc ở giữa là
Phật Thích Ca, bên trái là Ca Diếp, bên phải là AnanĐa; Tầng thấp nhất
trên chánh điện phía trước và ở giữa là Phật DiLạc, bên trái là Đức Thế
Chí, bên phải là Quan thế Âm.
Hai căn bên tiền đường của chánh điện: Căn bên trái là bàn thờ thần
Hộ Pháp (thiện), Căn bên phải là bàn thờ thần Tiêu Điện (ác).
Phía hậu đường của chánh điện: Căn giữa là Bàn thờ tổ: Nơi cao
nhất có ảnh 18 vị AlaHán hoặc là vị tổ của mỗi môn phái. Trên bàn thờ
theo thứ tự là:
Thờ các vị Tổ của mỗi môn phái
Thờ hương Linh, Địa tạng.

Thờ các vị tổ của dòng họ.

Hai căn bên của hậu đường chánh điện thường là nơi nghỉ và tiếp
khách khi cần thiết của các cao tăng trú trì tại chùa.

Trong điện thờ giữa sân sau chánh điện thường là tượng thờ Quan
Âm hoặc một trong các vị Bồ tát, hoặc là Đại hồng chung
e. Phật giáo Huế có số lượng chùa nhiều và mật độ chùa tập trung
khá cao, nhất là tại thành phố Huế.
Diện tích của tỉnh Thừa Thiên - Huế là 5009,5 km 2, chiếm 1,52%
diện tích cả nước, nhưng số ngôi chùa tính đến tháng 12 năm 2007 là 423
ngôi chùa và đã khôi phục được 296 niệm Phật đường, 225 “Gia đình Phật
tử” với khoảng 53150 đoàn sinh (chưa kể 20 ngôi chùa tư gia mà giáo hội
không quản lý và 30 niệm Phật đường hư hỏng chưa được sửa chữa trùng
tu), riêng thành phố Huế với diện tích là 66,77 km 2 số các ngôi chùa là 117.
Có thể nói tại Huế không con đường nào, không xóm thôn nào, không
phường xã nào, không bờ sông ngọn đồi nào lại không có ít nhất một ngôi
chùa.
25


×