Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tóm tắt luận văn một số ảnh hưởng của triết lý ngũ giới phật giáo trong đời sống văn hoá xã hội huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.93 KB, 30 trang )

PHẦN MỞ BÀI
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc ở Ấn Độ.
Phật giáo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến
nay đã gần 2000 năm. Trong thời gian dài này Phật giáo đã để lại cho dân
tộc ta nhiều dấu ấn có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hoá, phong tục, tập
quán từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm nhiều
vấn đề của văn hoá dân tộc sẽ không sáng rõ nếu không hiểu được Phật giáo
dân tộc.
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, những tư tưởng, những triết
lý nhân văn đã ăn sâu vào văn minh, nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt
Nam một cách tự nhiên. Phật giáo là một tôn giáo vì con người, mong muốn
đem đến cuộc sống bình an hạnh phúc, hướng con người đến với chânthiện- mỹ. Trong di sản văn hoá ở Huế, chùa Huế tồn tại như một bộ phận
cấu thành của di sản văn hoá Huế, vì thế những ảnh hưởng của Phật giáo đã
tác động khá rõ nét trong đời sống văn hoá xã hội của con người Huế, góp
phần tạo nên tính cách Huế. Trong giai đoạn xây dựng đời sống văn hoá xã
hội Huế tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc nghiên cứu đề tài “Một số
ảnh hưởng của triết lý ngũ giới Phật giáo trong đời sống văn hoá xã hội
Huế” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài của khóa luận:
Đạo Phật đã thực sự mang tính nhân văn cao cả, triết lý của nhà Phật
là hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp khuyên con người nên tránh
những đều xấu xa tội lỗi. Đây chính là chủ đề được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu khai thác. Đã có nhiều công trình của các cá nhân, tâp thể nghiên
cứu về Phật giáo với nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau cụ thể như: “Ảnh
hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện


nay”, của Nguyễn Tài Thư (chủ biên); “Người Huế và dấu ấn Phật giáo- một
nét đặc thù cần chú ý trong giáo dục đào tạo” của Trần Cao Phong; “Phật
học phổ thông” của Thích Thiện Hoa; “Phật pháp bách vấn” của Huyền


Ngu- Quảng Tánh; “Nhân sinh quan Phật giáo Huế qua góc nhìn của lịch sử
triết học” của Hoàng Ngọc Vĩnh... Và còn có nhiều công trình nghiên cứu
cấp trường của cán bộ giảng dạy và sinh viên trường Đại học khoa học Huế,
nhìn chung Phật giáo được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Với
tinh thần đó, trong khóa luận này tác giả chỉ là bước đầu tìm hiểu về triết lý
ngũ giới của Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa xã
hội Huế hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:
Mục đích của khóa luận là khái quát triết lý về ngũ giới Phật giáo và
tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá xã hội Huế hiện nay.
Nhiệm vụ của khóa luận làm rõ triết lý về ngũ giới Phật giáo, xem xét
sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá xã hội Huế hiện nay; Chỉ rõ
những đóng góp và hạn chế của triết lý ngũ giới đối với đời sống văn hóa xã
hội Huế hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là triết lý ngũ giới Phật giáo và
ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa xã hội Huế hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
- Về không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: 1986 đến nay.
- Về nội dung: Ảnh hưởng của ngũ giới Phật giáo trong đời sống văn
hóa xã hội Huế.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận:


Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật về xã hội; “chính
sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân của Đảng và nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp phân tích- tổng hợp,
phương pháp lôgic-lịch sử, phương pháp thống kê thông qua điền dã về đời

sống Phật giáo ở Thừa Thiên Huế hiện nay.
6. Đóng góp của khóa luận:
Khoá luận chỉ là góp phần khái quát về ngũ giới Phật giáo và nêu
được một số ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá xã hội Huế hiện
nay.
Khoá luận nếu được thực hiện thành công sẽ là một tài liệu tham khảo
cho những sinh viên trong việc học tập nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
triết học, Lý luận tôn giáo, Lịch sử các tôn giáo, Chủ nghĩa vô thần khoa
học,v.v.
7. Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận được kết cấu gồm 2 chương.
NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TRIẾT LÝ NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
1.1.1. Phật giáo tại Việt Nam
Nói chung đạo Phật đến Việt Nam từ rất sớm và bằng nhiều con
đường: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Mã Lai, Inđônêxia, v.v. Phật giáoTrung
Quốc là con đường muộn nhất nhưng để lại ảnh hưởng lớn và sâu sắc trong
văn hóa tinh thần người Việt. Trong việc tiếp thu các tông phái Phật giáo
như Tỳ Ni Đà Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Lâm Tế, Tào Động..


Người Việt Nam đã biết chắt lọc những tinh hoa về một dân tộc độc lập có
chủ quyền, yêu nước, yêu quê hương, nhân ái cao cả cùng với những giá trị
truyền thống của dân tộc Việt Nam tạo nên phong cách riêng của Phật giáo
Việt Nam- Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Ngoài các trung tâm Phật giáo cổ
Luy Lâu, Đại La. Hoa Lư...Phật giáo đã hình thành nên nhiều trung tâm khác
khắp cả nước.

1.1.2. Vài nét về lịch sử Phật giáo ở Thừa Thiên Huế
1.1.2.1. Bước đầu hình thành và phát triển Phật giáo Huế
Phật giáo Huế là một bộ phận của Phật giáo dân tộc, do thế đã có
những đóng góp của tự thân cho lịch sử Phật giáo Việt Nam. Việc nghiên
cứu lịch sử Phật giáo Huế trở thành một yêu cầu để đáp ứng không những
cho đòi hỏi tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam, tìm hiểu lịch sử dân tộc
Việt Nam, mà còn góp phần tìm hiểu rõ ràng và đầy đủ lịch sử Huế, con
người, văn hoá và lối sống Huế.
Hiện vẫn còn quá ít tư liệu nói đến lịch sử Phật giáo Huế nhưng dựa
vào lịch sử Huế tôi xin đưa ra một vài ý kiến của mình đó là trên nền Phật
giáo Ấn Độ mang đậm dấu ấn các tín ngưỡng Chăm Pa và có thể có cả Phật
giáo Trung Quốc, Phật giáo Huế trong giai đoạn đầu mới hình thành với tư
cách như là tín ngưỡng truyền thống của người Việt, với những ngôi chùa
đơn sơ bằng tranh, tre, lán lá đã là nơi che chở ôm ấp cho tâm hồn người
Việt Nam vào định cư ở Đàng Trong.
Phật giáo Huế luôn là phương tiện cứu cánh cho các chúa, các vua giữ
vững sự thống trị của mình, cho dù trong tư tưởng của họ Phật giáo chưa bao
giờ được đưa lên vị trí độc tôn. Từ 1558- 1682 thiền phái Trúc Lâm ở Yên
Tử có sự chấn hưng tại Thừa Thiên Huế bởi công lao của thiền sư Minh
Châu Hương Hải. Từ 1683- 1694 Huế là trung tâm của thiền phái Lâm tế ở
Đàng Trong với sự hoằng pháp của thiền sư Hoán Bích Tạ Nguyên Thiều.


Từ 1695-1712 Huế là trung tâm của thiền phái Tào Động ở Đàng Trong với
sự hoằng pháp của các thiền sư Khắc Huyền, Quả Hoằng, Thạch Liêm Đại
Sán. Từ 1712 trở đi Huế dần trở thành trung tâm của Phật giáo Liễu Quán ở
Đàng Trong. Trừ thiền phái Trúc Lâm ở Yên tử đã suy vong ở cuối thế kỷ
XVII, các thiền phái khác vẫn tồn tại, phát triển ở Huế và miền Nam cho đến
ngày nay.
Như vậy nhìn chung trong giai đoạn đầu mới hình thành, Phật giáo

Huế vừa có nguồn gốc Phật giáo dân tộc vừa tiếp thu Phật giáo Trung Quốc.
Trong giai đoạn này Phật giáo Huế có lúc thịnh lúc suy, lúc hưng lúc vong,
nhưng trên tinh thần tự cường những nét văn hoá bản địa ưu tú đã tạo nên
nét văn hoá riêng mang màu sắc của xứ Huế.

1.1.2.2. Phật giáo Huế qua hai cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1975
Trong giai đoạn đất nước phải chịu gánh nặng của hai cuộc chiến
tranh xâm lược của bọn đế quốc. Bên cạnh những biến động dữ dội của lịch
sử đã có những tác động to lớn đối với Phật giáo nói chung Phật giáo Huế
nói riêng. Phật giáo Huế đã cùng với Phật giáo toàn quốc, tạm thời ngưng
các hoạt động riêng lẽ các đoàn thể, các tổ chức khác ở địa phương cứu
quốc.
Từ 1945-1954 Phật giáo Huế đã có nhiều đóng góp lớn trong công
cuộc kháng chiến chống Pháp, các tu sỹ và đồng bào Phật giáo ở Thừa Thiên
Huế đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm trước hết là chấn hưng Phật giáo,
sau đó là tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quyết giữ
gìn độc lập, tự do của dân tộc. Mà biểu hiện đặc sắc nhất chính là việc Tổng
hội Phật giáo Việt Nam đã ra mắt tại ngôi chùa Từ Đàm Huế, đánh dấu sự


trưởng thành của phong trào Phật giáo Việt Nam sau gần 100 năm suy yếu
bởi sự kỳ thị tôn giáo bằng chèn ép Phật giáo của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Từ 1954-1975: Phật giáo Huế đã là nơi xuất phát và là trung tâm của
phong trào Phật giáo yêu nước vì Phật pháp và hòa bình hòa hợp dân tộc của
Phật giáo Việt Nam. Chính pháp nạn 1963-1964 ở thành phố Huế mà phong
trào Phật giáo vì Phật pháp và hòa bình hòa hợp dân tộc đã lan rộng khắp
miền Nam, gây tiếng vang lớn trên thế giới. Chính nhờ các phong trào Phật
giáo đã làm thức tỉnh lương tri của nhân dân miền Nam nói riêng và thế giới
nói chung, để họ nhận ra bộ mặt thật của chính quyền Ngô Đình Diệm, để
rồi sự kiện ngày 01-11-1963 nổ ra như một kết quả tất yếu.

Giành được thắng lợi cuối cùng, Phật giáo miền Nam, trong đó có
Phật giáo Huế đã được mở ra một thời đại phát triển mới, các chư Tăng, Ni
và Phật tử được thoát khỏi gông kìm của một chế độ bạo tàn để có thể chấn
hưng Phật pháp.
Hơn nữa, từ sau khi chế độ họ Ngô sụp đổ cho đến khi miền Nam
được hoàn toàn giải phóng thì Phật giáo vẫn được coi là một đối tượng tác
chiến lớn để chống lại các thế lực thù địch, là sự thể hiện nguyện vọng ý chí
của nhân dân.
1.1.2.3. Phật giáo Huế từ 1975 đến nay
Từ 1975 đến nay, tuy vận động và phát triển có nhiều phức tạp,
nhưng Huế vẫn là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất của cả nước.
Sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo của cư dân Thừa Thiên Huế vẫn là nét
chung tạo góp thêm để xứng đáng là “Huế - Di sản văn hóa thế giới” mà
UNESCO đã trao tặng.
Qua hệ thống chùa chiền, tổ chức Phật tử, giáo lý, sinh hoạt Phật
giáo, các mối quan hệ với các tín ngưỡng khác, vai trò đối với thế giới quan


và nhân sinh quan con người, trong cái chung Phật giáo Huế nổi lên với các
đặc điểm riêng là:
a. Phật giáo Huế là sự dung hợp giữa Thiền tông và Tịnh độ tông
nhưng nặng về Tịnh độ tông.
Trong đại đa số cư dân Huế, Phật tín đồ chủ yếu tu theo Tịnh độ
tông. Dốc tâm niệm Phật, tin và hành động theo đạo đức của Đức Phật mà
không chấp nê vào giáo lý và cũng ít thấy những lễ nghi rườm rà. Phật giáo
Huế đã kết hợp hài hòa giữa chủ trương ăn ở tinh khiết, giữ tâm thanh tịnh,
đề cao vô ngã, yêu cảnh vật và siêng năng với công việc của Thiền tông với
chủ trương bình đẳng mọi chúng sinh trước Phật, không phân biệt giàu
sang, nghèo hèn, già trẻ, gái trai, hiền dữ, thông minh ngu muội,.. không
cần khổ tu chỉ cần Tín - Hạnh - Nguyện nơi Đức Phật đều được giải thoát

ngộ về quốc độ của Tịnh độ tông.
b. Phật giáo Huế là sự kết hợp giữa thiền Lâm Tế và thiền Tào Động
của Trung Quốc với tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam tạo nên cái riêng
của Phật giáo Huế - thiền phái Liễu Quán.
Sự chấn hưng của Phật giáo ở thế kỷ XX ở miền Nam nói chung,
Thừa Thiên - Huế nói riêng là dựa trên môn phái Liễu Quán. Liễu Quán đã
kết hợp hài hòa giữa chủ trương vô tâm, vô sự, coi chúng sinh và Phật chỉ
đồng nhất một (vạn pháp quy một, một quy về tâm Phật) của Lâm Tế với tư
tưởng biện chứng của Tào Động. Đó là chưa nói khi mở đại giới đàn tại
Huế thì Thạch Liêm Đại Sán đã chủ trương Lâm - Tào tổng hợp, Nho Phật nhất trí. Sự kết hợp đó đã lớn lên và phát triển trên nền tảng của
truyền thống yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu quê hương, tôn kính tổ tiên,
nghĩa tình sau trước vẹn tròn của người Việt mà cuộc đời và sự nghiệp của
ngài Liễu Quán là một minh chứng.


c. Phật giáo Huế là tôn giáo mang đậm sắc thái yêu thiên nhiên và
yêu nước.
Xu hướng chính trị hoá Phật giáo theo hướng tiến bộ, cách mạng đã
cùng làm nên đặc điểm riêng của Phật giáo Huế là yêu thiên nhiên, yêu
nước, phát triển gắn sự tồn tại của mình trong lòng sự tồn tại của dân tộc.
Ngoài các dẫn chứng tiêu biểu về tinh thần yêu nước nói trên, thì đến với
chùa Huế là đến với các kiến trúc chùa vườn. Với kiểu kiến trúc này mà
các chùa Huế đều là những danh lam nổi tiếng của Việt Nam.
d. Phật giáo Huế chủ yếu là Đại thừa và đang ngày càng bỏ dần
Tam giáo đồng nguyên trong hệ thống tượng thờ.
Trong tổng số trên 400 chùa tại Thừa Thiên Huế thì chỉ có chưa đầy
20 chùa là Tiểu thừa và Khất sỹ. Các chùa Huế trước 1960 trong hệ thống
tượng thờ và cách bài trí thờ trong chùa là thể hiện của Nho - Phật - Lão
đồng nguyên vốn là thế giới quan hỗn phức của người Việt. Ngày nay, hệ
thống tượng thờ trong chùa chỉ còn là Phật tam thế, hệ thống thờ Nho giáo

và Lão giáo đã được đưa ra khỏi các khuôn viên chùa, chí ít là không còn
đứng chung với hệ thống các tượng Phật trên Phật điện.
e. Phật giáo Huế có số lượng chùa nhiều và mật độ chùa tập trung
khá cao, nhất là tại thành phố Huế.
Diện tích của tỉnh Thừa Thiên - Huế là 5009,5 km 2, chiếm 1,52%
diện tích cả nước, nhưng số ngôi chùa tính đến tháng 12 năm 2007 là 423
ngôi chùa và đã khôi phục được 296 niệm Phật đường, 225 “Gia đình Phật
tử” với khoảng 53150 đoàn sinh, riêng thành phố Huế với diện tích là 66,77
km2 số các ngôi chùa là 117. Có thể thấy ở Huế không con đường nào,
không xóm thôn nào, không phường xã nào, không bờ sông ngọn đồi nào
lại không có ít nhất một ngôi chùa.


Cổng chùa Huế thường là Tam quan cổ lầu hai tầng hai mái. Kiến
trúc chùa Huế theo truyền thống là nhà vườn, kết cấu hình chữ khẩu.
f. Phật giáo Huế có số lượng người xuất gia tu hành tuy không lớn,
nhưng nhiều tu sỹ có trình độ Phật học cao và có uy tín không chỉ trong
Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà còn có uy tín trong quảng đại quần chúng
nhân dân.
Số lượng tu sỹ xuất gia ở Huế khoảng 4300 người chiếm 0,004 %
dân số toàn tỉnh, tỷ lệ đó ở thành phố Huế là 0,005 % tức khoảng 1500
người. Tuy nhiên, các cao tăng xuất thân tại Huế hoặc tu hành từ các chùa
Huế từ xưa cho đến nay luôn là các vị có uy tín và giữ các cương vị lãnh
đạo quan trọng trong các tổ chức của giáo hội Phật giáo cả nước. Các cao
tăng trong “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” trong nước và nước ngoài số
đông đã trưởng thành từ Huế
Ngày nay các cao tăng, tín đồ Phật giáo Huế đang giữ tâm và thân
trong sạch để phá tan lưới của ác quỷ mặc áo cà sa.
j. Phật giáo Huế có lượng tín đồ chiếm một bộ phận khá lớn trong
dân cư Thừa Thiên - Huế.

Dân số toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tính đến 2001 là 1073083 người,
thì đã có tới 215000 người có quy y Phật, chiếm 20% dân số toàn tỉnh,
riêng thành phố Huế có số dân là trên 289000 người đã có tới 89500 người
có quy y Phật chiếm khoảng 31 % dân số. Tuy nhiên, nếu chỉ nêu những
con số này là không thật chính xác, bởi Thừa Thiên Huế nếu tính cả những
người có tín ngưỡng Phật giáo thì con số đó phải lên đến khoảng 70 % - 80
% dân số toàn tỉnh.
Có thể nói hầu hết các gia đình cư dân gốc Huế hoặc đã từng sinh
sống tại Huế từ trên 30 năm về trước đến nay trong không gian thờ tự hoặc


trong cung cách sinh hoạt, lối sống hàng ngày đều ít nhiều mang dáng dấp
văn hóa đạo Phật.
h. Phật giáo Huế phát huy quan niệm truyền thống “Phật tại tâm”,
phát triển ngày càng có khuynh hướng nhập thế .
Phật giáo Huế ngày càng có khuynh hướng nhập thế tham gia tích
cực các hoạt động của đời sống xã hội, coi niết bàn không chỉ là thế giới
bên kia mà niết bàn có ngay trong thế giới hiện thực nếu trong mỗi người ai
ai cũng khởi tâm Phật.
Tuy nhiên, dù có lòng sùng kính Đạo Phật như thế nào, hầu hết tín
đồ Huế vẫn không rơi vào thái độ thoát ly trần thế.
g. Phật giáo Huế là tín ngưỡng truyền thống tiêu biểu của cư dân
Thừa Thiên - Huế.
Trong mỗi ngôi làng nông nghiệp Việt Nam nói chung, ở Thừa Thiên
Huế nói riêng luôn gắn liền với những dáng nét thân quen là đình, chùa,
am, miếu. Đó là những cơ sở thờ tự cụ thể hóa những tư tưởng, tình cảm đã
chi phối đời sống văn hóa xã hội của cư dân.
Ở Thừa Thiên Huế sự hiện diện của những ngôi chùa, tiếng chuông
chùa như là một sự nhắc nhở con người cần sống thiện hơn, dịu dàng hơn,
bền chặt và gắn bó thêm với cộng đồng, với quê hương.

1.2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ TRIẾT LÝ NGŨ GIỚI
(NĂM GIỚI) PHẬT GIÁO.
1.2.1. Triết lý về ngũ giới của Phật giáo
1.2.1.1. Khái niệm giới luật
Giới học: Giới tiếng Phạn là SiLa, phiên âm thành Thi La. Trung Hoa
dịch là Thanh Lương mát mẻ. Nếu giữ gìn các giới thì bản thân sẽ ngăn ngừa
được ba nghiệp bất thiện của thân, khẩu, ý. Giới còn gọi là Ba-la-đề-mộc-


xoa phiên âm từ tiếng Phạn Pàtimokha có nghĩa là hướng đến. Nghĩa bóng là
con người cần nương về nội tâm tu hành tìm ra con đường giải thoát.
Luật theo tiếng Phạn là Vinàya phiên âm là Tỳ Nại Da. Trung Hoa
dịch là điều phục. Luật cũng dịch là Thiện Trị vì bản thân con người khéo
chế ngự các hạnh bất thiện của mình, còn điều phục hết thảy bất thiện hạnh
cho chúng sanh.
Giới Luật: Có nhiều tên gọi khác nhau dựa vào công dụng của nó,
nhưng nghĩa chính của Giới Luật là phân định phán đoán của các tội khinh,
trọng, khai, giá, trì phạm để ngăn ngừa những tội lỗi của thân tâm.
Giới luật của Phật chính là phương tiện để cho mỗi cá nhân tu tập đạt
được lợi ích an lạc. Giới luật cũng là một cái thước đo tiêu chuẩn về mặt
hình thức của một con người, về sự tiến bộ của tâm linh của hành giả tu tập
giáo lý giải thoát.
Dựa vào tình hình tu hạnh khác nhau của tín đồ Tăng (Tỳ Kheo, Tỳ
Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni), tục (nam cư sĩ, nữ cư sĩ) mà đức Phật đã chế định
ra 5 giới, 8 giới, 10 giới, cụ túc giới…Do tính hạn chế của đề tài nên tôi chỉ
xin điểm qua 5 giới (Ngũ giới)
1.2.1.2. Khái niệm ngũ giới
Ngũ giới là năm điều ngăn cấm mà Phật giáo đã chế ra để ngăn cấm
những tưởng niệm ác nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm điều
này y cứ trên tâm từ bi bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và

đem lại trật tự an vui cho xã hội mà thành lập. Năm giới là năm thành trì
ngăn chặn con người ta đừng đi vào đường ác, là hàng rào cản cho con
người khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi.
Để hiểu rõ tường tận tôi xin lần lượt phân tích từng giới một:
1.2.1.2.1. Không được giết hại


Không được giết hại bao gồm không giết hại từ con người đến súc vật
lớn như voi, ngựa, trâu, bò v.v... Cho đến các loài nhỏ bé như côn trùng, sâu
bọ, kiến v.v... Không những không giết hại mà còn không làm tổn thương
đau đớn con người và các loài.
Sự giữ giới không được giết hại nhằm mục đích tôn trọng sự công
bằng, tôn trọng Phật tánh bình đẳng, nuôi dưỡng lòng từ bi, tránh nhân quả
báo ứng báo thù.
Nếu như tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhất
của Phật dạy thì con người sẽ sống với nhau bình đẳng công bằng hơn, xã
hội sẽ phát triển hơn giúp nhau cùng tiến bộ, và trên thế giới sẽ không còn
có chiến tranh nữa, một thế giới hoà bình.
Nhưng con người còn phải ăn mặn, còn phải làm việc nọ việc kia để
mưu sinh để tồn tại. Vì vậy khó tránh khỏi phạm giới, ở đây không bắt buộc
con người là phải triệt để giữ giới. Chúng ta nên biết đúng sai, không nên để
cho ác ý sanh khởi và nên tránh sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại.
1.2.1.2.2. Không được trộm cướp
Trộm cướp là cố lấy những vật thuộc quyền sở hữu của người khác
mà không có sự ưng thuận hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay
quyền hành. Trộm cướp có nhiều hình thức. Bất cứ hình thức nào, do lòng
gian tham lấy của người bất chính đều là trộm cướp cả.
Không rộm cướp có nghĩa là không cho thì không lấy từ nhà cửa,
ruộng vườn, tiền bạc cho đến các vật tư hữu nhỏ bé.
Sự giữ giới không được trộm cướp nhằm mục đích tôn trọng sự công

bằng, tôn trọng sự bình đẳng, nuôi dưỡng lòng từ bi, tránh nghiệp báo oán
thù.


Nếu như con người chúng ta giữ được giới này thì đời sống hiện tại
đựơc an ổn, không bị những đòi hỏi vật chất khống chế, không phải chịu
cảnh giam cầm tù tội, đi đâu cũng được người khác kính nể, tin tưởng.
Trong xã hội nếu không có gian tham trộm cướp thì xã hội ngày càng
phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng nhân dân ai cũng đựơc no ấm.
Nhưng đôi khi vì nghèo nàn túng thiếu, vợ ốm con đau, thiếu gạo
thiếu thuốc, nên buộc lòng gian xảo vì sự sống thì tội còn có thể châm chước
tùy theo mức độ phạm tội.
1.2.1.2.3. Không được tà hạnh
Tà hạnh là sự dâm dục phi đạo đức, phi pháp luật, khi vợ chồng có
cưới hỏi đủ lễ gọi là chánh, ngoài ra lén lút lang chạ làm việc phi pháp gọi là
tà. Nhưng nếu vợ chồng chánh thức đi nữa, mà ăn nằm không đúng chỗ, gần
gũi nhau không chừng mực thì cũng thuộc về tà hạnh cả. Đó là nói về mặt
thô thiển. Nói một cách tế nhị hơn thì phàm những sự phóng tâm đắm sắc
nghĩ ngợi bất chánh, chơi bời lả lơi cũng đều thuộc về loại tà hạnh cả.
Không được tà hạnh là không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ
người khác, không ép buộc người khác phải thoả mãn tính dục với mình
không hãm hiếp đàn bà, con gái.
Sự giữ giới không được tà hạnh nhằm mục đích tôn trọng sự công
bằng, bảo vệ hạnh phúc gia đình, tránh oán thù và quả báo xấu xa.
Phật giáo khuyên con người giữ giới nhằm đảm bảo cuộc sống gia
đình hạnh phúc vợ chồng con cái luôn yêu thương quý mến nhau.
Trong một xã hội mà ai cũng không tà hạnh, thì gia đình được yên vui
hạnh phúc, những sự thương luân bại lý sẽ tiêu tan, những cảnh thù hiềm,
chém giết không xảy ra nữa; con cái được mạnh khoẻ, nâng niu, xã hội sẽ
cường thịnh.

1.2.1.2.4. Không được nói dối


Nói dối có 4 cách: Nói sai sự thật, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói
lời hung ác.
Nói sai sự thật hay nói láo: Là ý nghĩ, lời nói, việc làm trước sau mâu
thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhứt, đều thuộc về nói dối cả.
Nói thêu dệt: Là bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật, thêm
bớt, cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn
tâm, sanh phiền não, đều gọi là thêu dệt cả.
Nói lưõi hai chiều hay nôm na hơn, là nói “đòn xóc nhọn hai đầu”,
nghĩa là đến chỗ này thì về hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia
thì về hùa với bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở
lại chống nhau, kẻ ân người nghĩa chống đối, oán thù nhau.
Nói lời hung ác: Là nói những tiếng thô tục, cộc cằn, chửi rửa, làm
cho người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi.
Phật cấm nói dối để nhằm mục đích tôn trọng sự thật, nuôi dưỡng
lòng từ bi, bảo tồn sự trung tín trong xã hội, tránh nghiệp báo khổ đau.
Một con người không nói dối thì luôn được người khác coi trọng kính
nể, tin cậy. Mỗi con người không nói dối thì gia đình và xã hội được đoàn
kết trong sự tin cậy mọi công việc chung được xúc tiến có kết quả tốt.
Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có vài trường hợp nên nói dối. Đó là
đôi khi vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu người hay vật.
1.2.1.2.5. Không uống rượu hay dùng các chất gây nghiện
Rượu hay các chất gây nghiện là tất cả những thứ có chất men làm say
người, hay chất độc hại người đều không được dùng. Rượu hay các chất gây
nghiện nguy hiểm hơn thuốc độc.
Các chất gây nghiện không phải nó là một tội lỗi như sát sanh trộm
cướp, tà dâm, nhưng nó có thể làm nhân cho những tội lỗi kia sanh ra.



Nếu chúng ta tránh được các chất nghiện ngập sẽ đem lại cuộc sống
lành mạnh không mất tiền của, thân ít bệnh tật, không sinh lòng ác độc giết
hại, bớt nóng giận, trí tuệ tăng trưởng, tuổi thọ cao v.v...
Khi mỗi con người không dùng chất gây nghiện sẽ đem lại cuộc sống
gia đình đựơc yên vui, con cái ít bệnh tật, xã hội được hoà mục, nòi giống
được hùng cường.
Tóm lại, trên đây là năm điều răn dạy của đức Phật và được xem là
nền tảng để mang lại hạnh phúc cho con người, xây dựng con người sống
đúng nghĩa nhân văn của nhân loại. Một dân tộc văn minh là biết tôn trọng
những quyền lợi căn bản của con người. Ngũ giới là đạo đức cơ bản của
người Phật tử khi bắt đầu bước chân trên con đường giải thoát. Một xã hội
mà Phật tử đều giữ năm giới ấy thì đó là một xã hội gương mẫu và văn
minh.
1.2.2. Ngũ giới Phật giáo đối với Phật tử
Năm giới cấm là nền tảng của Phật tử nói chung bao gồm cả Phật tử
xuất gia và Phật tử tại gia. Và muốn trở thành người Phật tử thì trước hết
phải quy y Tam bảo. Quy y Tam bảo là nấc thang đầu tiên, là khởi điểm của
lộ trình hướng đến giải thoát.
Quy là trở về, y có nghĩa nương tựa. Quy y Tam bảo là trở về nương
tựa ba ngôi quý báu Phật, Pháp và Tăng.
Phật tử xuất gia là người phát nguyện quy y tam bảo và thọ trì giới
luật, xuất gia tu hành. Bao gồm đó là Sadi, Sadini, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.
Trên nền tảng của 5 giới cấm thì Phật Thích Ca Mâu Ni đã chế ra 10 giới đối
với Sadi và Sadini, 250 giới đối với Tỳ kheo và 348 giới đối với Tỳ kheo ni.
Đã là Phât tử xuất gia thì phải hoàn toàn giữ được các giới .
Phật tử tại gia là người đã phát nguyện và lãnh thọ Tam quy và trì
Ngũ giới bao gồm Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di, người Phật tử tại gia phải sống



đúng theo quy luật tại gia phải sống đúng theo quy luật mà đức Phật đã chế
ra để tiến bước trên đường đạo.
Đối với Phật tử tại gia sau khi đã phát nguyện thì họ phải phát tâm giữ
gìn trọn vẹn nhưng một sự vận dụng để khai mở cho người thọ và giữ gìn 5
giới đó là con người có thể giữ 2 giới (gọi là thiểu phần) thọ 3 giới (gọi là
bán phần thọ giới ). Nếu giữ gìn được cả 5 giới thì gọi là toàn phần thọ giới.
Nhưng đã phát nguyện giữ giới nào thì sẽ giữ cho trung kiên, đừng có một
bước tiến tới, hai bước lùi, dùng dằng như thế mãi thì không bao giờ đi đến
cả.
Với tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngả, vị tha của Phật giáo, nếu mọi người
biết quay về quy y với Phật thì những tệ nạn của xã hội sẽ giảm dần. Nếu
người Phật tử mà không giữ được giới nào, thì sao gọi là Phật tử được. Cho
nên, người Phật tử phải cố gắng giữ giới để cho xứng đáng với danh nghĩa
của mình, để đem hạnh phúc đến cho mình và người khác.
1.2.3. Triết lý ngũ giới Phật giáo đối với người không theo đạo
Năm giới nói trên không có gì cao siêu, huyền bí. Đó là một bài học
công dân thông thường mà bất cứ xã hội nào, một quốc gia nào muốn phồn
thịnh, hùng cường cũng không thể bỏ sót được. Cho nên 5 điều luật ấy
không phải chỉ để áp dụng riêng cho giới Phật tử, mà còn chung cho tất cả
những ai muốn sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa và tiến
bộ.
Một con người có nếp sống chuẩn mực, một gia đình truyền thống yêu
thương mọi người vạn vật thì chính họ đã thực hành giữ 5 giới rồi
Một xã hội mà mọi người đều thực hiện được 5 giới cấm, thì đó là
một xã hội gương mẫu, văn minh, công bằng và là một xã hội phát triển
mạnh.


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HUẾ HIỆN NAY

2.1. VĂN HÓA XÃ HỘI HUẾ QUA GÓC NHÌN CỦA TÔI
2.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa xã hội
Cho đến nay, vẫn còn khá nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa, các
nhà khoa học đã kê có trên 500 định nghĩa về văn hóa. Có quan niệm văn
hóa theo nghĩa hẹp và cũng có quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng, nhưng
nhìn chung những định nghĩa về văn hoá đều không toàn diện, chỉ phản ánh
từng khía cạnh của vấn đề. Trong một vài định nghĩa văn hoá người ta
thường chú ý đến khía cạnh vật thể. Nhưng nhìn chung có thể nói văn hóa là
tất cả những gì con người ta đã sáng tạo ra.
Trong đời sống, không có hoạt động nào của con người mà không có
văn hóa ở trong đó. Như vậy ta có thể hiểu cách, văn hóa xã hội là những
hoạt động văn hóa diễn ra trong đời sống xã hội. Chẳng hạn “văn hóa xã hội
chủ nghĩa hình thành và phát triển trên cơ sở thế giới quan khoa học mac-xit
quy định nội dung tư tưởng của những lĩnh vực khác nhau của đời sống văn
hóa...” (Từ diển chủ nghĩa cộng sản khoa học, trang 386). Văn hóa xã hội
của con người hết sức phong phú phức tạp và đa dạng.
Trong đề tài này khi nói đến văn hóa xã hội thì chỉ xét nó ở khía cạnh
khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức, giáo dục, v.v...
2.1.2. Văn hóa xã hội Huế
Huế cũng như mỗi vùng, miền khác trên đất nước ta đều có những sắc
thái của đời sống văn hóa xã hội mang tính địa phương độc đáo. Vì vậy có
thể khái quát một số đặc điểm tiêu biểu về văn hóa xã hội Huế như sau:
2.1.2.1. Văn hóa xã hội Huế là sản phẩm của xã hội - lịch sử Huế
Theo dòng lịch sử, từ thời các Vua Hùng đến khi chấm dứt chế độ
phong kiến. Huế luôn là mảnh đất chịu nhiều chấn động của lịch sử. Con


người Huế phải chịu nhiều mất mát đau thương, nhưng không vì vậy mà họ
khuất phục trước số phận, họ đã biết vươn lên giành lấy cuộc sống ấm no
hạnh phúc của mình, đã biết tạo ra những giá trị làm phong phú thêm cuộc

sống của mình, đã tạo nên những nét văn hóa xã hội Huế mang đậm tính
chất dân tộc.
Xã hội đầy biến loạn sự du nhập của các tôn giáo nước ngoài với các
triều đại mà văn hóa Huế, văn hóa xã hội con người Huế không ngừng giao
lưu, lan tỏa, củng cố, phát triển tạo nên văn hóa xã hội có màu sắc dung hợp,
phong phú đa dạng nhưng vẫn rất Huế.
2.1.2.2. Văn hóa xã hội Huế là sự hài hòa giữa môi trường sống và
con người Huế
Người ta thường nói văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người trong cuộc sống sinh tồn của mình, con người Huế đã biết dựa vào và
biến đổi cái tự nhiên, xã hội của Huế để sáng tạo nên lịch sử - văn hóa xã hội
Huế. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập vào con người
Huế nhuần nhị, sâu lắng, nhẹ nhàng, êm đềm, mộc mạc và thủy chung. Làm
cho mỗi du khách đến Huế lại phải nghĩ ngay đến con người Huế với các
hoạt động của con người Huế tạo nên nền văn hóa Huế.
Bên cạnh những xu hướng hòa nhập các nền văn hóa khác của dân
tộc, Huế vẫn luôn giữ được bản sắc riêng của mình.
2.1.2.3. Văn hóa xã hội Huế được thể hiện qua các tín ngưỡng tập
tục
Văn hóa Huế là sự pha trộn dung hòa của các nền văn hóa dân tộc, tư
tưởng Nho - Phật - Lão và tín ngưỡng dân gian truyền thống. Cùng với các
lĩnh vực của đời sống xã hội như văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo, tập
tục, v.v... nó đã tạo nên những nét riêng văn hóa xã hội con người Huế.
+ Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tín ngưỡng dân gian.


Mỗi vùng miền của dân tộc Việt Nam đều có những phong tục tập
quán tín ngưỡng mang nét riêng phù hợp với đời sống xã hội của mỗi vùng
miền đó thì đối với Huế, những tín ngưỡng dân gian là thường thờ cúng ba
đối tượng, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần linh, thờ cúng vật linh.

Hiện nay ở Huế còn tìm thấy không ít những phế tích của các tín
ngưỡng cư dân Chàm, Trung Quốc được thờ tại Huế. Ở Huế bên các bến
sông, gốc cây, mô đất, góc phố, lề đường, trong nhà, ngoài ngõ... cũng đều
có thể trở thành nơi thờ cúng thần linh cả ngày lẫn đêm.
Nhìn chung ở Huế thờ cúng rất nhiều và cũng chính điều này mà tấm
lòng hiếu kính đã từng là gánh nặng làm cho nhiều gia đình bần hàn và là
gánh nặng cho những người mẹ, người vợ tần tảo.
+ Phât giáo Huế là nét đẹp trong đời sống văn hóa xã hội.
Có nhiều tín ngưỡng được du nhập vào Huế, nhưng Phật giáo đã
chiếm một vị trí độc tôn không phải vì những triết lý cao siêu mà vì những
tư tưởng của nó phù hợp với những con người biết sống trước sống sau,
những con người nhẹ nhàng thanh tịnh và sâu lắng mà đậm đà. Phật giáo
Huế cũng đã góp một phần lớn vào nền văn hóa xã hội Huế.
2.1.2.4. Văn hóa xã hội Huế, một nền văn hóa của cái đẹp trong
nghệ thuật kiến trúc và phong cách sống
Nói đến văn hóa xã hội Huế, chúng ta không thể không nhớ, không
nói đến di sản kiến trúc ở Huế và phong cách nghệ thuật sống của người dân
Huế.
Cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc ở Huế không phải là cái gì cao xa
thể hiện sự giàu có hay quyền quý mà trước hết nó được thể hiện là ở sự hòa
hợp, gắn bó giữa các công trình kiến trúc với môi trường tự nhiên, một bên
là tạo hóa của đất trời, một bên là sáng tạo của tấm lòng yêu thiên nhiên yêu
cảnh vật của thường dân


Văn hóa xã hội Huế còn được thể hiện qua cách ăn nói, ăn mặc, ăn
uống, ăn học và cách cả ăn chơi của người Huế. Văn hóa xã hội Huế còn
được thể hiện qua cách sống của các gia đình Huế.
2.1.2.5. Tính cách, cuộc sống con người Huế nói lên đời sống văn
hóa xã hội Huế

Con người Huế là một bộ phận của con người Việt Nam mang đầy đủ
các đặc điểm truyền thống của người Việt, văn hóa Việt. Nhưng do điều
kiện, hoàn cảnh, môi trường sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng khác nhau
mà con người Huế lại mang những tính cách riêng của mảnh đất cố đô trang
nhã thanh lịch, trọng chữ tín, luôn có ý thức bảo vệ phong tục và những nét
văn hóa truyền thống dân tộc, nhạy cảm nhưng kín đáo, năng động nhưng
nhẹ nhàng, không mạnh mẽ mà kiên quyết đã tạo nên những nét đời sống
văn hóa xã hội rất Huế.
Trong quan hệ với mọi người xung quanh, người Huế lấy “cái tâm”
làm gốc.
Nói tóm lại đời sống văn hóa xã hội Huế rất phong phú đa dạng và
phức tạp ở đâu, đi đâu ta cũng thấy những dáng dấp mang màu sắc xứ Huế
những con đường thôn xóm những ngôi nhà con người Huế đều tạo nên nền
văn hóa xã hội Huế thơ mộng.
2.2. Những ảnh hưởng tích cực của triết lý ngũ giới đối với đời
sống văn hóa xã hội Huế hiện nay
Vì mong muốn đem lại sự an vui hạnh phúc, sự an lạc trong xã hội
của tất cả mọi con người, nên đức Phật đã lập ra ngũ Giới, làm cơ bản đạo
đức, để xây dựng con nguời trọn vẹn, phù hợp với nền tảng văn minh của
nhân lọai.Với những tư tưởng bình thường giản dị nhưng lại sâu sắc của triết
lý ngũ giới Phật giáo, nó đã dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng vào mọi ngõ


ngách của cuộc sống một cách gần gũi, đặc biệt nó rất phù hợp với đời sống
con người Huế nhẹ nhàng, sâu lắng, thủy chung.
2.2.1. Ngũ giới Phật giáo ảnh hưởng đến các tầng lớp Vua Chúa
Các chúa Nguyễn ngoài việc bảo vệ và mở mang Đàng Trong, bản
thân họ hầu hết đều là những người mến mộ đạo Phật và có nhiều chúa quy
y tam bảo và thọ trì năm giới như chúa Nguyễn Phước Tần, chúa Nguyễn
Phúc Châu, chúa Nguyễn Phúc Trú v.v...

Nhìn chung các vua từ Gia Long đến Tự Đức đã thể hiện tư tưởng mộ
đạo Phật giáo và thực hiện các giới không chỉ đối với bản thân mình mà còn
dùng các giới luật để bình ổn xã hội.
2.2.2. Ngũ giới Phật giáo ảnh hưởng đến cuộc sống con người
Thừa Thiên Huế hiện nay
Đại đa số nhân dân Huế đều lấy những tư tưởng đạo đức của Phật giáo
với những nguyên tắc từ, bi, hỉ, xả, vô ngã vị tha , nhân quả, duyên nghiệp là
đạo làm người.
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi yêu thương muôn loài, ở Huế hầu
hết các gia đình ở Huế đều ăn chay vào các ngày như 30, mồng một, 14, 15
nhằm hướng thiện để tránh giết hại các xúc vật, rồi còn có các tục lệ bố thí
và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của người dân Huế. Để
mong muốn một cuộc sống thanh tịnh, trong sạch.
Giới cấm sát sinh của Phật giáo một phần cũng rất gần gũi với đời
sống yêu thương muôn vật của người dân Huế nên đạo Phật càng ngày càng
đi sâu vào con người Huế hơn và giới cấm này ngày càng ảnh hưởng mạnh
mẽ. Huế nhìn chung là thành phố ít xảy ra các tệ nạn xã hội tàn khốc như
giết người, cướp của một cách dã man như các thành phố khác bởi xuất phát
từ tâm của mỗi con người đã sợ sự mất mát đau thương.


Tiếp nhận giới thứ hai của Phật giáo với tinh thần “một ngày không
làm, một ngày không ăn” đã ăn sâu vào ý thức của tu sĩ Phật giáo và cả
những người dân bình thường ở Huế. Người Huế không chỉ tiếp thu ở tư
tưởng ngũ giới Phật giáo về tinh thần tự lực mà còn tiếp thu cả lòng từ bi,
hỷ, xả, nếp sống đạm bạc, thanh tịnh vì mọi người, không tham của người
khác và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Với người Huế, cái tâm của con người là vô cùng quan trọng, làm bất
cứ việc gì cũng phải với tấm lòng thành thực không vụ lợi mới là đáng quí.
Họ luôn trang trải lòng mình với mọi người “của ít lòng nhiều”, “lá lành

đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là truyền thống quý báu của
người Huế được phát huy dưới ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo nói
chung và tư tưởng ngũ giới Phật giáo nói riêng.
Ảnh hưởng tư trưởng ngũ giới của đạo Phật người Huế sống với nhau
rất chung tình và luôn quan niệm đã là vợ chồng là có duyên tiền định nên
họ sẽ cố gắng giữ gìn hạnh phúc của gia đình mình mà người Huế rất trọng
danh dự gia phong không muốn gia đình mình mang tai tiếng nên những cô
gái Huế luôn giữ đúng công danh ngôn hạnh đây chính là nét đẹp của người
con gái xứ Huế làm nhiều chàng trai say đắm.
Đi đâu ai cũng đều nhận ra những câu nói vừa nhẹ nhàng vừa sâu
lắng, chân thật mà ít lẫn với các vùng miền khác. Ở Huế có giọng nói rất dễ
say lòng người đặc biệt là giọng nói của những cô gái mang đậm chất Huế.
Một phần nó cũng ảnh hưởng tư tưởng của ngũ giới Phật giáo
Xuất phát từ tấm lòng không muốn người khác đau khổ, không muốn
người khác phải vì mình để chịu nhiều đắng cay của cuộc đời, luôn có tấm
lòng mong muốn được vì người nên trong nhiều trường hợp người Huế luôn
chịu hi sinh, nhường nhịn “một sự nhịn chín sự lành”.


Từ nhân cách con người được nâng cao và hoàn thiện thì trí tuệ cũng
cần được khai mở để đi đến một xã hội mà trong đó mỗi con người hội đủ
hai yếu tố trí và đức.Người dân Huế luôn ý thức được bản chất con người
của mình nên dù đi đâu cũng giữ lại những nét trang nghiêm của mình
không muốn bị người khác xem thường nên luôn giữ tinh thần sáng suốt.
Nhưng ngày nay với xu hướng ngày càng phát triển do tính chất công
việc, do nhu cầu con người ngày càng đòi hỏi cao về giao tiếp, ăn uống nên
việc giữ giới này còn nhiều bất cập. Chỉ có điều, con người dùng nhưng biết
rõ được tính chất nguy hại của nó mà dùng với một mức độ, số lượng phù
hợp và tuyệt đối không dùng còn các chất gây nghiện mà xã hội, nhà nước,
pháp luật đã nghiêm cấm.

Không phải tự dưng ta lại thấy ở Huế là một trong ba trung tâm văn
hóa lớn của cả nước lại trầm lặng và yên bình ít các tệ nạn như hai thành phố
lớn Hà Nội và Sài Gòn cuộc sống đầy tấp nập ồn ào náo nhiệt. Ngũ giới như
những vách ngăn con người đến với con đường tội lỗi, mong muốn đem lại
cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người.
2.2.3. Ảnh hưởng của triết lý ngũ giới trên phương diện quan niệm,
tư tưởng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân Thừa
Thiên Huế đã cùng với nhân dân cả nước đứng dậy đấu tranh chống sự xâm
lược bọn đế quốc thực dân, giải phóng đất nước. Sau khi giành được chính
quyền về tay mình, nhân dân Thừa Thiên Huế lại cùng với nhân dân cả nước
xây dựng nền văn hóa trên mọi phương diện của đời sống xã hội góp phần
tiến tới xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhân dân Thừa Thiên Huế dưới sự chỉ đạo của Đảng đã và đang xây
nền văn hóa “Huế - di sản văn hóa thế giới”.


Phần đông nhân dân Huế theo tư tưởng của Đạo Phật nhưng không
phải vì vậy mà họ theo chủ nghĩa vô thần hay mang bản sắc văn hóa tôn
giáo, mà ở đó họ tiếp nhận những tư tưởng triết lý của đạo Phật làm nền tảng
của đạo đức. Trong đó triết lý về ngũ giới, được đại đa số nhân dân tin theo
như những chuẩn mực đạo đức để tiến tới xây dựng nền văn hóa mang đậm
bản sắc dân tộc.
Ở Huế số lượng tín đồ Phật tử Huế ngày càng đông, hình thức sinh
hoạt “Gia đình Phật tử” ngày càng phát triển mạnh.
2.2.4. Ảnh hưởng của triết lý ngũ giới đến tín ngưỡng, phong tục
tập quán
Con người Huế luôn có tâm nguyện “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”,
mong cầu nguyện một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Vào các ngày chủ nhật

hàng tuần, 30, mồng Một, 14, Rằm hàng tháng họ đều lên chùa với mục đích
thiền định, giữ giới và mong cầu một cuộc sống hạnh phúc bình an, may
mắn đều đến với mọi người trong gia đình.
Thông thường người Huế, cả Phật tử lẫn người không phải Phật tử
cũng theo tục lệ ăn chay vào các ngày 30, mồng Một, 14, Rằm.
Ảnh hưởng triết lý nhân sinh của Phật giáo nói chung và tư tưởng ngũ
giới Phật giáo nói riêng, ở Huế các gia đình thường tổ chức các nghi lễ như
cầu siêu, sam hối, giải oan.
2.2.5. Ảnh hưởng của triết lý ngũ giới trên phương diện nghệ thuật,
kiến trúc và phong cách sống
Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn hóa, nhất là các thể
loại như phim, cải lương, ca kịch, v.v,.. luôn mang bản sắc của văn hóa dân
tộc. Tính triết lý “nhân quả báo ứng”, tôn trọng sự công bằng, bình đẳng của
mọi người, giáo dục ngăn chặn các tệ nạn xã hội, hướng con người đến tính


thiện v.v... Triết lý ngũ giới Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các kịch
bản phù hợp với đạo lý và nếp sống truyền thống của dân tộc theo hướng đó.
Trong các tác phẩm kiến trúc hội họa ở Huế thường mang màu sắc
của đạo Phật nói chung và ngũ giới Phật giáo nói riêng. Ngũ giới Phật giáo
luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ trên phạm vi
cả nước.
Trong các câu hát, điệu hò hay những câu ca dao tục ngữ luôn phảng
phất hình ảnh của Phật giáo mà trong đó đặc trưng tư tưởng của triết lý ngũ
giới, những nét thiền làm say đắm lòng người, những câu như nói như
khuyên con người hãy giữ giới tu tập, giữ thiền định.
Trên phương diện nhân sinh quan, nhất là lĩnh vực đạo đức, lối sống
của ngũ giới Phật giáo có nhiều mặt, nhều nét tương đồng mà cuộc sống
hôm nay cần kế thừa và phát huy.
2.2. Những mặt tích cực ngũ giới Phật giáo.

Tư tưởng Phật giáo nói chung và ngũ giới Phật giáo nói riêng đều
mang những giá trị nhân văn cao cả, triết lý sâu sắc đều mong muốn hướng
con người đến tính thiện từ bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha,lợi lạc quần sinh.
Ngũ giới Phật giáo ngày đang được đón nhận như những chuẩn mực
đạo đức của xã hội , nó mang những tính thiện sâu sắc, góp phần giáo dục
con người mới xây dựng nền văn hóa mới đậm đà bản săc dân tộc.
Người biết giữ gìn năm giới của Phật là con người biết chọn và xây
dựng cho mình một nền tảng căn bản về đạo đức trong hiện tại và tương lai.
Nếu con người biết thực hành theo tinh thần năm giới vào cuộc sống
thì sẽ đem lại những lợi ích cho bản thân và đã góp phần xây dựng một gia
đình hạnh phúc một xã hội công bằng văn minh và bình đẳng. Ngũ giới như
giáo dục con người biết tôn trọng sự sống là người đạo đức, nếu sự sống là
qúi giá thì xã hội văn minh cần phải bảo vệ sự sống không được chà đạp lên


×