Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Powerpoint Lí Luận chung về NN PL Quy luật thay thế các kiểu nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.23 KB, 18 trang )

QUY LUẬT THAY THẾ CÁC KIỂU
NHÀ NƯỚC
Thực hiện:
1. Nguyễn Thị Thanh Mai – Nhóm trưởng
2. Triệu Thị Ngân Hằng
3. Lê Thị Ánh Tuyết
4. Trần Ngọc Anh
5. Hồng Ngọc
6. Bùi Lan Anh
7. Nguyễn Văn Miền
8. Phương Mai


MỞ ĐẦU
Nhà nước xuất hiện như một tất yếu khách quan của lịch sử. Phù
hợp với sự phát triển của lịch sử loài người từ mông muội, hoang dã
đến ánh sáng văn minh tri thức; nhà nước cũng biến đổi theo từng
giai đoạn cụ thể. Có thể thấy sự thay thế các kiểu nhà nước đi từ thấp
đến cao, từ còn nhiều hạn chế đến hoàn thiện hơn. Để tìm hiểu và
làm rõ hơn về sự thay thế này, chúng em xin chọn đề: “ Phân tích quy
luật thay thế các kiểu nhà nước” làm đề tài nghiên cứu.

Do chưa có kinh nghiệm làm bài tập nhóm nhiều và trình độ kiến
thức còn hạn chế, nếu bài luận có gì sai sót chúng em mong thầy cô
góp ý và bình luận để bài luận được hoàn thiện hơn. Chúng em cũng
xin cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn để chúng em hoàn thành được
bài luận này.


NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT


1. Các định nghĩa liên quan
2. Quy luật thay thế các kiểu nhà nước

II. NỘI DUNG QUY LUẬT THAY THẾ CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
1. Tính tất yếu, khách quan
2. Tính tiến bộ
3. Tính kế thừa
4. Sự nhảy vọt từ kiểu nhà nước này sang nhà nước khác
5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước tiến bộ nhất


I. Khái quát
1. Các định nghĩa liên quan
a. Định nghĩa kiểu nhà nước:
-Theo nghĩa từ điển: Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua
đó phân biệt với nhóm nhà nước khác.
-Theo quan điểm Mác – Lênin: Kiểu nhà nước là một nhóm các nhà nước tồn tại, phát triển trong một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định, nghĩa là chúng có những đặc điểm cơ bản đặc thù giống nhau, thể hiện
tập trung ở cơ sở kinh tế và tính giai cấp của các nhà nước đó.
b. Các kiểu nhà nước:
- Chia kiểu nhà nước là chia các nhà nước thành từng nhóm dựa vào những đặc điểm giống và khác
nhau giữa chúng. Có rất nhiều tiêu chí các nhau để chia các nhà nước thành các kiểu khác nhau như
hình thái kinh tế - xã hội, dựa vào nền văn minh…
- Chủ nghĩa Mác – Lênin tiếp cận kiểu nhà nước theo tiến trình lịch sử phát triển của xã hội. C. Mác
dựa vào tiêu chí hình thái kinh tế - xã hội ( cụ thể là nhà nước đó được xây dựng dựa trên kiểu quan hệ
sản xuất nào, nhà nước đó phục vụ lợi ích cho ai ). Hình thái kinh tế - xã hội là khái niệm dùng để chỉ xã
hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định với một phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Dựa vào đó C. Mác chia các nhà nước trong lịch sử thành
bốn kiểu nhà nước tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp. Theo đó, có 4 kiểu nhà nước:
Kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản, kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.



I. Khái quát
2. Quy luật thay thế các kiểu nhà nước
- Nguyên nhân của sự thay thế : mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và
lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất xã hội. Khi mâu thuẫn
được giải quyết thì phương thức sản xuất mới được thiết lập, cơ sở hạ tầng
thay đổi làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi và tương ứng là một kiểu
nhà nước mới ra đời thay thế cho kiểu nhà nước cũ đã bị diệt vong.

- Đặc điểm :
+ Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ
hơn trong lịch sử là tất yếu.
+ Kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.


II. Nội dung quy luật thay thế các
kiểu nhà nước
1. Tính tất yếu, khách quan
- Theo quan điểm Mác Lenin, sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước
khác là một quy luật mang tính tự nhiên, tất yếu và khách quan, phù hợp với quy luật thay
thế các kiểu hình thái kinh tế – xã hội, bởi lẽ:
“Nhà nước” là một bộ phận thuộc cấu trúc thượng tầng của một hình thái kinh tế - xã
hội, kiến trúc thượng tầng này được xây dựng trên cơ sở các quan hệ sản xuất phù hợp với
một lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất. Trải qua thời gian, con người ngày
càng tích lũy nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, dẫn đến sự phát triển không ngừng và tất
yếu của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, sẽ mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Để giải quyết mâu thuẫn này, các quan hệ sản
xuất buộc phải thay đổi, kéo theo đó là sự xuất hiện khách quan của một phương thức sản
xuất mới và một kiểu kiến trúc thượng tầng mới. Sự ra đời của kiểu kiến trúc thượng tầng

mới sẽ tất yếu dẫn đến sự ra đời của một kiểu nhà nước mới tương ứng.
- Tính tất yếu khách quan được biểu hiện qua những kiểu nhà nước thay thế nhau như
sau:


+ Ở nhà nước chủ nô:
Lực lượng sản xuất chính trong xã hội là giai cấp nô lệ dần phát triển và không còn thỏa mãn với quan hệ
sản xuất mà trong đó họ phải chịu sự bóc lột và đàn áp không ngừng của chủ nô. Vì vậy, mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất tiến bộ và quan hệ sản xuất lạc hậu xuất hiện. Nô lệ nổi dậy đấu tranh, phá vỡ quan hệ sản xuất
chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ nô xây dựng trên nó cũng biến mất, thay vào đó là nhà nước phong kiến xuất hiện
cùng với quan hệ sản xuất phong kiến mới hình thành, và đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến

+ Vào thế kỉ XVI-XVII: có nhu cầu lớn về lao động được tạo ra bởi sự phát triển mạnh của sản xuất. Tuy nhiên,
chế độ phong kiến hà khắc với quan hệ sản xuất lạc hậu đã cản trở người lao động có được những quyền bình
đẳng tự do cơ bản để tham gia sản xuất trong tình hình mới, kìm hãm sự lớn mạnh của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa và giai cấp tư sản mới hình thành. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến ngày càng gay
gắt, họ dẫn đầu các cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến và quan hệ sản xuất phong kiến.
Nhà nước tư sản theo đó được thành lập, thay thế nhà nước phong kiến.

+ Nhà nước tư sản vẫn dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất của
giai cấp tư sản, ở đó người dân không có tài sản và vẫn phải đi làm thuê, lệ thuộc vào tư sản. Ở thời kì đầu,
quan hệ sản xuất này tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, tạo điều kiện phát triển cho lực lượng sản
xuất. Vậy nhưng, khi giai đoạn chủ nghĩa đế quốc bắt đầu, những quan hệ sản xuất đó lại trở nên mâu thuẫn và
không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ xã hội hóa rất cao nữa. Lúc này, quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện. Cùng với đó, nhà nước
tư sản cũ bị lật đổ, nhà nước xã hội chủ nghĩa xây dựng trên quan hệ sản xuất mới được hình thành.


II. Nội dung quy luật thay thế các
kiểu nhà nước

2. Tính tiến bộ
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, kiểu nhà nước sau luôn tiến bộ hơn kiểu
nhà nước đã bị thay thế trước đó, bởi lẽ:
+ Về cơ sở kinh tế, kiểu nhà nước sau được xây dựng trên nền tảng quan hệ sản
xuất mới phù hợp với một lực lượng sản xuất có trình độ cao hơn, thiết lập và thúc đẩy
sự phát triển của một phương thức sản xuất tiến bộ hơn.
+ Về cơ sở xã hội của nhà nước mới cũng rộng rãi hơn với xung đột giai cấp diễn ra
trong xã hội bớt gay gắt hơn kiểu nhà nước trước.
- Sự tiến bộ của nhà nước sau thể hiện ở chỗ bản chất nhà nước ngày càng thiên về
tính xã hội với chức năng xã hội không ngừng được mở rộng, cụ thể như sau:


II. Nội dung quy luật thay thế các
kiểu nhà nước
2. Tính tiến bộ
Nhà nước phong kiến ra đời và thay thế nhà nước chủ nô:
a. Cơ sở kinh tế - xã hội:
- Trong quan hệ sản xuất phong kiến, nông dân đã có quyền sở hữu một số nhỏ ruộng đất
hoặc một phần thành quả lao động của mình khi lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, khiến họ quan
tâm hơn đến lao động sản xuất.
- Địa vị của nông dân không còn quá thấp kém như nô lệ, họ có quyền sở hữu tài sản cá
nhân, có gia đình riêng và mạng sống không phụ thuộc vào địa chủ như nô lệ đối với chủ nô.
b. Bản chất và chức năng:
- Tính xã hội của nhà nước phong kiến phần nào đã rõ nét hơn.
- Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến người lao động, một số quyền lợi của người dân đã
được đảm bảo.
- Ngoài ra, các chức năng mang tính xã hội của nhà nước cũng được mở rộng để đảm bảo
lợi ích chung cho cộng đồng, ví dụ như xây dựng đê điều, thành trấn… để phòng tránh thiên tai
và xâm lược.



Nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến :

a. Cơ sở kinh tế - xã hội:
- Nhà nước tư sản không hoàn toàn “đập tan” nhà nước phong kiến mà kế
thừa chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó chủ sở hữu tư liệu sản xuất chủ
yếu là giai cấp tư sản.
- Người công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như người nông dân
trong xã hội phong kiến, phần lớn đều phải làm việc cho giai cấp thống trị để kiếm
ăn, và dù ít hay nhiều họ cũng vẫn bị giai cấp thống trị bóc lột.
b. Bản chất và chức năng:
- Về bản chất, nhà nước vẫn là công cụ áp bức thống trị của thiểu số đối với
đa số nhân dân.
- Về chức năng, nhà nước tư sản đặc biệt giống với nhà nước phong kiến ở
việc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, nhất là ở giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa


Nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản:

a. Cơ sở kinh tế - xã hội:
- Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất, ở đó mọi người đều bình đẳng trong sở hữu tư liệu sản xuất, trong lao
động và hưởng thụ, bảo đảm quyền lợi kinh tế cho số đông, ưu việt hơn quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa có bản chất bóc lột và bảo vệ lợi ích của thiểu số.
- Do không có xung đột về lợi ích kinh tế, mà giữa các giai cấp trong xã hội chủ
nghĩa hầu như không có sự đối kháng.
b. Bản chất và chức năng:
- Tính giai cấp của nhà nước thấp đến gần như bị triệt tiêu, ngược lại tính xã hội,
dân chủ tăng cao. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được thiết lập để bảo vệ chủ quyền

nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân.
- Chức năng của các nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng mang đậm tính xã hội, ưu
tiên, khuyến khích sử dụng các phương thức giáo dục thuyết phục thay vì cưỡng chế
khi thực hiện quyền lực nhà nước nhằm khích lệ ý thức tự giác của nhân dân.


II. Nội dung quy luật thay thế các
kiểu nhà nước
3. Tính kế thừa
- Nhà nước mới ra đời không đập tan hoàn toàn kiểu nhà nước cũ mà bao giờ cũng kế thừa
những yếu tố của nhà nước cũ còn phù hợp với nó. Sự thừa kế này biểu hiện trong thực tế như
sau:
Nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô :
a. Cơ sở kinh tế - xã hội:
- Nhà nước phong kiến, cũng giống như nhà nước chủ nô, vẫn duy trì và bảo vệ chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, trong đó phần lớn ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ.
- Người nông dân trong xã hội phong kiến tuy không phụ thuộc vào địa chủ trên mọi phương
diện, nhưng họ vẫn bị giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến bóc lột hết sức dã man.
b. Bản chất và chức năng:
- Bản chất nhà nước phong kiến và nhà nước chủ nô vẫn là nhà nước bóc lột mang đậm
tính giai cấp.
- Nhà nước phong kiến vẫn tiếp tục duy trì và phát triển chức năng phát động chiến tranh
xâm lược và chức năng trấn áp để đàn áp nhân dân lao động.


Nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến :

a. Cơ sở kinh tế - xã hội:
- Nhà nước tư sản không hoàn toàn “đập tan” nhà nước phong kiến
mà kế thừa chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó chủ sở hữu tư liệu

sản xuất chủ yếu là giai cấp tư sản.
- Người công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như người
nông dân trong xã hội phong kiến, phần lớn đều phải làm việc cho giai
cấp thống trị để kiếm ăn, và dù ít hay nhiều họ cũng vẫn bị giai cấp thống
trị bóc lột.
b. Bản chất và chức năng:
- Về bản chất, nhà nước vẫn là công cụ áp bức thống trị của thiểu số
đối với đa số nhân dân.
- Về chức năng, nhà nước tư sản đặc biệt giống với nhà nước
phong kiến ở việc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, nhất là ở
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.


Nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản:

Cơ sở kinh tế - xã hội:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiến
bộ của nhà nước tư sản để phù hợp với mục đích của cuộc cách mạng vô
sản.
Ví dụ như xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN,
kế thừa các quan điểm nhân quyền, tự do dân chủ từ tuyên ngôn của các
nhà nước tư sản và áp dụng rộng rãi.


II. Nội dung quy luật thay thế các
kiểu nhà nước
4. Sự nhảy vọt từ kiểu nhà nước này sang kiểu nhà nước khác:
Theo Mác và Ăng-ghen, sự phát triển của xã hội loài người là một tiến trình lịch sử tự nhiên diễn ra tuần tự qua các kiểu hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, lịch sử không phải lúc nào
cũng phát triển liên tục không dứt đoạn theo một đường thẳng, mà đôi khi nó trải qua những bước nhảy vọt. Chính vì vậy dù đã khẳng định

sự thay thế tuần tự các kiểu hình thái kinh tế - xã hội mang tính quy luật, nhưng C. Mác và Ph. Ăng-ghen cũng dự báo sự bỏ qua kiểu hình
thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện cụ thể của một số xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, hay
còn gọi là sự quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa.
Ta đã biết sự thay thế các kiểu hình thái kinh tế xã hội sẽ tất yếu kéo theo sự thay thế các kiểu nhà nước. Sự quá độ gián tiếp lên xã hội
chủ nghĩa của xã hội tiền tư bản vì thế cũng kéo theo sự ra đời của một kiểu nhà nước quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ điển hình của nhà nước quá độ lên xã hội chủ nghĩa chính là nhà nước Việt Nam ta.
- Trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới sự tác động của 2 cuộc khai thác thuộc dịa của thực dân Pháp, xã hội Việt
Nam đã bước đầu chuyển dần sang hình thái kinh tế - xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà
nước đã quyết định: “Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thắng đến Xã hội chủ nghĩa” đối với sự phát triển của nước ta. Đây là một mục
tiêu đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên do chủ quan, duy ý chí trong việc hiện thực hóa mục tiêu, đưa ra những đường lối, chính
sách lạc hậu, chưa phù hợp với thực tiễn nên quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đã trải qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng.
- Đến năm 1986, nước ta chính thức tiến hành công cuộc đổi mới, quay về với quá trình “quá độ” lên Xã hội chủ nghĩa như hiện nay


II. Nội dung quy luật thay thế các
kiểu nhà nước
5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước tiến bộ nhất.
Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người từ mông muội, dã
man đến văn minh, nhân đạo; thì lịch sử phát triển nhà nước cũng cho thấy, từ chỗ công khai
thể hiện tính giai cấp tới chỗ kín đáo hơn đối với vấn đề giai cấp, tăng dần vai trò xã hội, trách
nhiệm của nhà nước đối với xã hội. V.I.Lê-nin viết: “Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo
đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo
lực, nói chung, đối với con người. Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo”. ”. Vì vậy,dù mới chỉ là nhận
định, song nhà nước xã hội chủ nghĩa được xem như nhà nước tiến bộ nhất bởi xã hội chủ
nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt , đánh dấu bước phát triền mới trong bản chất nhà nước,
trở thành “nửa nhà nước” (hay nhà nước tự tiêu vong). Ở đó:
- Giai cấp vô sản trở thành gia cấp thống trị, nắm trong tay quyền lực nhà nước để cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xóa bỏ sự áp bức bóc lột và mọi sự thống trị giai cấp.
- Sẽ là một nhà nước với nguyên tắc và cơ chế vận hành quyền lực nhà nước dựa trên cơ

sở quyền lực nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ và phát huy vai trò làm chủ của nhân
dân, một nhà nước không có áp bức, bóc lột, bất công, ở đây mọi người làm theo năng lực,
hưởng theo nhu cầu


III. Kết luận
Mặc dù nhà nước sau tiến bộ hơn nhà nước trước, nhà nước trước tồn tại nhiều hạn
chế hơn nhà nước sau, tuy nhiên, đánh giá một các khách quan, không thể phủ nhận
được ý nghĩa của các kiểu nhà nước trong lịch sử xã hội loài người.
- Nhà nước này là cơ sở, nền tảng, tiền đề để các nhà nước sau xuất hiện. Sự tồn tại
của các kiểu nhà nước trước là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tiến bộ, văn minh của
các nhà nước sau, thể hiện quá trình phát triển đi lên không ngừng của xã hội.
- Việc nghiên cứu quy luật thay thế các kiểu nhà nước giúp chúng ta nhận thức được
tính đúng đắn và tất yếu của sự phát triển. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay
thế cái lạc hậu, cái văn minh thay thế cái lỗi thời, đó là một quy luật tất yếu mà không ai
chối cãi được.
- Quy luật thay thế các kiểu nhà nước không những cho thấy sự vận động phát triển
của sự vật, mà còn cho thấy sự phát triển không ngừng trong tư duy của con người. Con
người là một trong những nhân tố quan trọng trong sự ra đời các kiểu nhà nước mới.
Trong quá trình sống, con người biết vận dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của
chế độ cũ, đấu tranh để vươn đến một chế độ mới, văn minh, tiến bộ hơn.
- Sự thay thế các kiểu nhà nước biểu hiện cho sự đi lên của xã hội, tiến tới một xã hội
văn minh, công bằng, tốt đẹp hơn.


CẢM ƠN QUÍ THẦY
CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE




×