Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hiện trạng công nghiệp năng lượng ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.22 KB, 12 trang )

HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lò nung gạch đốt trấu ở đồng bằng Sông Cửu Long
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lúa được trồng chủ
yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, hằng năm, khu vực này (đồng bằng sông
Cửu Long) thải ra 3.56 triệu tấn trấu và một nửa số này được sử dụng làm nhiên
liệu trong các lò gạch truyền thống. Các lò này thường tập trung lại với nhau thành
làng nghề sản xuất gạch ngói. Do công nghệ lạc hậu và không điều khiển quá trình
cháy của trấu, (nhiệt độ khói thải cao, hơn 620oC), các lò gạch này có hiệu suất
năng lượng thấp (khoảng 35%), năng suất thấp với thời gian 1 mẻ sản xuất dài (đến
90 ngày). Hơn nữa, do hiệu suất đốt thấp, phát thải ô nhiễm cao làm ảnh hưởng đến
cộng đồng địa phương mà đa số là trẻ em, người già và phụ nữ. Những vấn đề này
gây ra những tác động nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành công
nghiệp gạch ngói ở đồng bằng Cửu Long. Tuy nhiên, các cơ sở gạch ngói này đang
tạo ra nhiều việc làm cho dân nghèo nông thôn.


Việt Nam lần đầu có nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu
Hiện nay, mỗi năm sản lượng trấu thải ra từ công nghiệp xay xát của cả nước
khoảng 7,5 triệu tấn nhưng mới chỉ có khoảng 3 triệu tấn được sử dụng. Trấu chưa
được dùng để sản xuất điện mà mới chỉ dùng làm thức ăn gia súc, sản xuất phân
bón và làm chất đốt ở nông thôn. Khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL
tại 108 nhà máy xay xát lúa (được chọn ngẫu nhiên) thuộc TP Cần Thơ và các tỉnh
An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng cho thấy, có khoảng 50% trấu tại các
nhà máy xay xát được bán làm chất đốt trong dân dụng và làm phân bón.
Giá bán trấu dao động khoảng 50-200 đồng/kg, tùy theo từng địa phương và từng
thời điểm trong năm. Nhưng các nhà máy này vẫn còn một lượng trấu dư thừa rất
lớn, với trên 232.000 tấn/năm. Lượng trấu dư thừa chủ yếu tập trung vào các tháng
cao điểm của mùa thu hoạch lúa (từ tháng 2 đến tháng 7) tại nhà máy xay xát lúa có
quy mô lớn và vừa. Như vậy, nguồn trấu tại ĐBSCL có thể đáp ứng tốt nhu cầu sản
xuất nhiệt điện.


Theo ông Trần Quang Cử, chuyên gia tư vấn Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC),
lượng trấu có thể dùng để sản xuất điện của Việt Nam khoảng 1,5 triệu tấn mỗi
năm, tập trung ở các tỉnh ĐBSCL. Ông Cử cho biết, với lượng trấu này, nếu xây
dựng các nhà máy điện đốt trực tiếp trấu hoặc đốt theo phương pháp khí hoá thì có
thể thu được 1-1,2 TWh điện mỗi năm.
Ở các địa phương sản xuất lúa lớn như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, nếu các
cụm nhà máy xay xát gạo tận dụng vỏ trấu để sản xuất điện thì có thể xây dựng
được khoảng hơn 100 nhà máy điện có công suất từ 500 KW đến 20 MW. Mỗi nhà
máy công suất 10 MW mỗi năm có thể đốt hết 80.000 -90.000 tấn trấu. Như vậy
giải quyết được khá nhiều lượng trấu thải ra sông, rạch, hạn chế được ô nhiễm môi
trường.
Cũng theo ông Cử, nếu xây dựng các nhà máy điện trấu ngay tại cụm điểm xay xát
có thể kết hợp sử dụng nhiệt để sấy lúa bằng hơi nước, ngoài ra tro trấu do nhà máy
điện đốt có thể bán cho các đơn vị sản xuất phân bón, xi măng. Nếu chất lượng tốt
hơn có thể bán cho các xí nghiệp luyện kim.
Ngập ngừng khởi động:
Theo ông Đinh Quý Tâm, Trưởng phòng kinh doanh Công ty CP Nhiệt điện Đình
Hải, hiện nay ở khu vực ĐBSCL có khoảng hơn 10 dự án điện trấu dự kiến sẽ xây
dựng nhà máy. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên chưa thể khởi công được. Tại An
Giang, UBND tỉnh đã chấp thuận hai dự án, một đặt tại khu công nghiệp Hòa An,
huyện Chợ Mới, diện tích 18ha, công suất 10 MW, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu
USD, một tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD,
công suất 10 MW. Tại Đồng Tháp, Cty Cổ phần điện Duy Phát cũng đang rục rịch


khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp B, huyện Lấp Vò,
tổng vốn 296 tỷ đồng, công suất thiết kế 10MW… Tuy nhiên, các chủ đầu tư vẫn
còn băn khoăn vì chưa thể tính toán cân đối được chi phí đầu vào và đầu ra của sản
phẩm.
Về mặt chính sách, theo ông Lê Tuấn Phong, Vụ phó Vụ Năng lượng (Bộ Công

thương), hiện nay các khung pháp lý để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo,
trong đó có năng lượng trấu đã cơ bản được hình thành. Bộ Công thương đã phê
duyệt “Chiến lược quy hoạch tổng thể các nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam giai
đoạn từ nay đến năm 2015 có xét triển vọng đến 2025” và trình với Chính phủ để
sớm ban hành Nghị định về cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển năng lượng tái
tạo để tạo điều kiện thu hút đầu tư.
Ông Tâm cho biết, hiện nay nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại KCN Trà Nóc 2 TP
Cần Thơ do Cty CP Nhiệt điện Đình Hải đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào hoạt
động giai đoạn 1 với công suất 20 tấn hơi/giờ. Hiện dự án đang bước vào giai đoạn
2 là đầu tư turbine 3,7MW cấp điện lên lưới quốc gia. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất
của DN bây giờ là vấn đề giá bán điện. Theo ông Tâm, tuy thời gian qua giá điện đã
được điều chỉnh tăng, nhưng do lạm phát và tỷ giá tăng nên thực sự giá điện không
tăng so với trước. Trung bình giá bán điện của EVN hiện nay chỉ đạt 5,5 cent/kWh,
giá mua còn thấp hơn. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện đốt trấu có quy mô nhỏ
(<20MW) nên mức đầu tư cao (2.000-2.500 USD/kW). Vì vậy, nếu giá bán điện
vào mạng lưới quốc gia mà dưới 10cents/1kWh thì DN chưa thể có lãi.
Cũng theo ông Tâm, trong thời gian tới Cty Đình Hải sẽ tiếp tục phối hợp với
Công ty J-Power của Nhật Bản để nghiên cứu phát triển nhà máy điện trấu 20MW
đặt tại huyện Thốt Nốt (Cần Thơ), đồng thời công ty cũng sẽ xúc tiến nghiên cứu dự
án Trung tâm nhiệt điện tại một vài KCN phát triển khác tại ĐBSCL. Tuy nhiên,
các rào cản lớn như giá điện bán ra thấp, thiếu đất sạch, và việc bố trí các DN trong
KCN chưa hợp lý đang khiến công ty dè dặt chưa dám khởi động.
An Giang chế tạo thành công bếp đun khí hóa trấu
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, thuộc Sở Khoa học-Công
nghệ tỉnh An Giang, vừa chế tạo thành công bếp đun khí hóa trấu, quy mô hộ gia
đình, tiện ích, dễ sử dụng với giá thành chỉ 1,2 triệu đồng/bếp.
Bếp dài 0,77 mét, rộng 0,48 mét và cao 0,82 mét; sử dụng 2 quạt cấp khí 16W220V/buồng; thời gian đun nấu nhanh khoảng 6-7 phút/lít nước; nhiệt độ trung bình
từ 650-700 độ C.
Ngoài ra, bếp còn có ưu điểm không tạo ra khói; có nhiệt độ cao giảm thiểu phát
khí thải CO độc hại ra môi trường; an toàn không có nguy cơ cháy nổ; tiết kiệm

được nhiên liệu, giảm được chi phí đun nấu khoảng 100.000-150.000 đồng/tháng,
nên thu hồi nhanh vốn chỉ sau gần 1 năm sử dụng.


Bếp đun khí hóa trấu rất phù hợp với quy mô hộ gia đình khu vực nông thôn, tận
dụng được phế phẩm nông nghiệp tại chỗ, giải quyết tốt nhất lượng trấu thải ra từ
các nhà máy và vùng chuyên canh nông nghiệp đặc thù của tỉnh An Giang cũng như
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Năng lượng Gió
Các chuyên gia nhận định, việc phát triển và sử dụng năng lượng ở nước ta thời
gian qua chủ yếu lệ thuộc vào các nhà máy nhiệt, thủy điện, qua việc sử dụng các
loại nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu thô, khí đốt... Việc khai thác quá mức
đang khiến các nguồn năng lượng này đang lâm cảnh cạn kiệt.
Đến năm 2030, nhu cầu năng lượng sơ cấp ở nước ta trên 250 triệu TOE (đơn vị
tính năng lượng quy đổi tương đương với 1 tấn dầu) tăng 5 lần so với 2009. Các
thủy điện lớn sẽ khai thác hết trong thập kỷ này, trong khi nguồn năng lượng hóa
thạch trữ lượng có hạn. Từ một quốc gia xuất khẩu thô năng lượng nhưng năm
2013, Việt Nam phải nhập khẩu 1,308 triệu tấn than đá phục vụ phát triển điện,
ngoài ra đã ký hợp đồng nhập khẩu 10 triệu tấn than trong năm 2014.
Trước sự cạn kiệt dần của năng lượng hóa thạch, các chuyên gia xác định điện
gió được xem là sự thay thế hoàn hảo. Việt Nam có tiềm năng điện gió dồi dào, lĩnh
vực này cũng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm. Hiện vùng
ĐBSCL đã có nhà máy điện gió Bạc Liêu, các địa phương khác như Sóc Trăng, Trà
Vinh, Bến Tre… đã có quy hoạch phát triển nguồn năng lượng này.
Trong khi Bình Thuận đang có nhiều chính sách để “hút” điện gió ở miền Trung
thì Bạc Liêu cũng đang nỗ lực “hút nhà đầu tư” để trở thành một trung tâm phong
điện ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà máy điện gió (NMĐG) Bạc Liêu được xây dựng tại khu đất rộng 500 ha (xã
Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), hàng chục tuabin gió được lắp đặt
như những cánh tay khổng lồ vươn lên trên mặt biển. Với công suất 99 MW, mỗi

năm nhà máy này sản xuất ra là 310 triệu kWh/năm.



Năng lượng than bùn
Đất than bùn ở Việt Nam chỉ chiếm 36.000 ha và phân bố rải rác nhiều nơi trên cả
nước, nhưng chủ yếu nằm ở Đồng bằng sống Cửu Long (trong rừng U Minh, thuộc
các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) diện tích khoảng 24.000 ha với trữ lượng khoảng 7
tỷ m3 , trong đó một diện tích lớn được chọn là các khu bảo tồn, đó là các Vườn
Quốc Gia U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Những vùng đất than bùn với giá trị và chức năng sinh học, cung cấp gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và sinh cảnh sông cho động vật. Đất than bùn có vai trò quan trọng trong
việc giảm đỉnh lũ và duy trì dòng chảy cơ bản của các dòng sống trong suốt mùa
khô. Than bùn đóng vai trò như miếng bọt biển hút nước trong mùa mưa và từ từ
nhả nước trong mùa khô. Bởi vậy, vùng đất than bùn nguyên sinh có khả năng rất
lớn trong việc ngăn chặn sự mất đi sự sống và thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng bằng
cách giảm tình trạng ngập lụt cuối nguồn của đất than bùn. Tương tự, việc duy trì


những dòng chảy tối thiểu ở các con sống trong mùa khô có thể duy trì các công
trình thủy lợi cuối nguồn và ngăn ngừa nước mặn xâm nhập.Ngoài ra, đất than bùn
có chức năng vô dùng quan trọng đó là kiểm soát khí hậu toàn cầu.Đất than bùn là
nơi tích trữ cacbon có tầm quan trọng toàn cầu, mặc dù diện tích che phủ chỉ chiếm
3%, nhưng đất than bùn trữ khoảng 20 - 35% lượng cacbon của trái đất. Đất than
bùn nhiệt đới chứa từ 2 - 6.000 tấn cacbon/ha so với mức bình quân 270 tấn/ha của
những hệ sinh thái rừng của thế giới.
Thời gian gần đây, tình trạng diện tích đất than bùn ở Việt Nam giảm sút đáng kể
do các hoạt động của con người, đặc biệt do việc thoát thủy phục vụ cho nông lâm
nghiệp.
Năm 1985 tài nguyên than bùn tại Nam Bộ là 5. 000 triệu mét khối. Than bùn ở

nước ta có chất lượng tương đối cao, nhiệt lượng riêng Qk = 4500kcal/kg; Chất bốc
Vch = 56,60%; độ tro thấp - khoảng trên 10%. Đối chiếu với các thông số về chất
lượng than của các nhà máy nhiệt điện với công nghệ hiện nay, thì nhiều mỏ than
bùn nước ta như ở U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau) đều có thể
dùng vào mục đích năng lượng.
Ngành than đang có những kế hoạch lớn về khai thác và chế biến than để phục vụ
phát triển kinh tế trong vòng hai thập kỉ tới.
Năng lượng dầu khí
Hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực ĐBSCL đã được thực hiện từ năm 1978.
Những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đang quay trở lại tiếp tục đầu tư,
tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại ĐBSCL. Theo số liệu đánh giá sơ bộ, ĐBSCL cũng
là vùng có tiềm năng về dầu khí, nhưng trữ lượng không lớn.
Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia sẽ mất thêm một
thời gian để khoan, đánh giá và thẩm định.
Theo đánh giá của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam,
so với các khu vực khác, mũi Đất Đỏ, Phú Quốc được nhận định là có nhiều thuận
lợi với khoảng cách chỉ 200 km đến Lô B và 48/95, 52/97, so với khoảng cách 620
km khi sử dụng căn cứ cảng Vũng Tàu và 275-350 km nếu đặt căn cứ cảng tại khu
vực Kiên Giang – Cà Mau. Bên cạnh đó, Phú Quốc có triển vọng phát triển kinh tế
xã hội mạnh mẽ, là lợi thế cho việc hội nhập dịch vụ dầu khí tại đây đi cùng các
dịch vụ khác. Ngoài ra, với vị trí trọng điểm của Phú Quốc, việc đầu tư dịch vụ dầu
khí tại đây sẽ có thêm cơ hội được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt từ Chính
phủ.


Dự án Khí Lô B và 48/95 là dự án khai thác khí trọng điểm của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam. Dự án này được cho là có thể sản xuất lên đến 490 triệu bộ khối
(mmscfd), tương đương 13,9 triệu m3 khí đốt và 6.000 - 7.000 thùng condensate
(khí ngưng tụ)mỗi ngày. Quy mô vốn đầu tư của Dự án Khí Lô B ước tính lên tới
4,3 tỷ USD.

Khí không đồng hành
Lượng khí của các mỏ khí đã phát triển, đang được khai thác và đưa vào kế
hoạch. Ở bể Malay – Thổ chu có 13 mỏ khí, 2 mỏ khí – dầu với trữ lượng 138,2 tỉ
m3 chiếm 35%.
Bể Malay – Thổ chu phát hiện nhiều mỏ khí nhất và có nhiều mỏ nhỏ. Trữ
lượng phát triển trong vài năm tới khoảng 250 tỉ m3 (chiếm khoáng 63%).
Khí đồng hành
Một lượng khí đồng hành rất nhỏ (3%) còn phân bố trong các mỏ khí – dầu như:
Bunga Kekwa – Cái Nước, Bunga Raya thuộc về Malay – Thổ Chu.
Do thị trường khí Việt Nam phát triển chậm nên từ năm 2003, khí khai thác từ
cụm mỏ Bunga Kekwa – Cái Nước, Bunga Raya ở vùng thỏa thuận thương mại
giữa Việt Nam và Malaysia (bể Malay – Thổ Chu) được xuất khẩu bán cho
Malaysia với sản lượng 1,25 tỉ m3/năm (3,4 triệu m3/ngày).
Năng lượng Điện – Khí – Đạm
Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn
2000-2005 của Việt Nam (hai dự án còn lại là Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc
dầu Dung Quất). Dự án này được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam)
làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí bằng thép dài 325
km (có 298 km đi ngầm dưới biển) đường kính ống 18 inch, dày 12,5 mm, công
suất vận chuyển tối đa 2 tỷ m³ khí/năm đưa khí từ mỏ PM3 thuộc vùng chồng lấn
Việt Nam và Malaysia vào Khu công nghiệp Khánh An ở huyện U Minh, Cà Mau
để cấp cho hai nhà máy nhiệt điện và một nhà máy sản xuất phân đạm urê. Hai nhà
máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urea) có công suất
800.000 tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến 1,4 tỷ USD. Dự kiến hoàn thành toàn
bộ dự án vào năm 2009 (dự án khí hoàn thành 2006, dự án điện hoàn thành 2008 và
dự án đạm hoàn thành năm 2009). Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau cùng với dự án
khí Lô B - Ô Môn đưa khí từ biển Tây đến Tổ hợp các nhà máy điện ở Ô Môn (Cần
Thơ) (công suất Tổ hợp Ô Môn là 2600 MW) góp phần phát triển Đồng bằng Sông
Cửu Long thành một trung tâm năng lượng của cả Việt Nam.
Đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau là một phần của Dự án Khí-Điện-Đạm Cà

Mau được Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) xây dựng, bao


gồm 298 km đường ống dẫn khí ngoài biển nối từ mỏ Dầu -Khí PM3 thuộc vùng
biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia và 26,114 Km đường ống dẫn khí trên
bờ (bao gồm cả 03 trạm: Trạm tiếp bờ (LFS), cụm van ngắt tuyến (LBV) và Trạm
phân phối khí (GDS). Dòng khí đầu tiên từ mỏ PM3 đã được đưa vào tới trạm GDS
thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vào lúc 12h54' ngày 2 tháng 5
năm 2007 để cung cấp cho Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đây là một sự kiện có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đánh dấu ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế vùng cực
Nam của Việt Nam.
Công trình Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau
Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổng thầu EPC: Xí nghiệp liên doanh
Vietsovpetro (VSP). Tư vấn thiết kế kỹ thuật: Worley. Pty. Ltd. (Úc). Tư vấn quản
lý dự án (PMC): Pegansus (Anh).
Các công trình cung cấp khí cho cụm Khí - Điện - Đạm được gắn với nguồn khí
khai thác từ các mỏ khí thuộc khu vực biển Tây Nam có trữ lượng khai thác tại mỏ
khí PM-3/CAA (vùng khai thác chung Việt Nam và Malaysia) là 52,3 tỷ m³, trong
đó Việt Nam hưởng 50% (26 tỷ m³); mỏ khí Cái Nước (thuộc Lô 46) khoảng 2 tỷ
m³; và trong tương lai có thể bổ sung nguồn khí khai thác từ các mỏ 46/51, Lô B,
52/97.
Công suất: 2 tỉ m³ khí/năm
Chiều dài đường ống tổng cộng: 325 km (298 km ngầm dưới biển)
Đường kính ống: 18 inch; độ dày ống: 12,7 mm
Công trình Nhà máy nhiệt điện
Công trình bao gồm hai nhà máy nhiệt điện chu trình kết hợp đa trục 2x1 sử dụng
4 tuabin khí thế hệ F của Siemens (SGT5-4000F), 2 tua bin hơi SST-5000, 6 máy
phát SGen-1000Air, 4 lò thu hồi nhiệt do tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) cấp.
Công suất tinh mỗi nhà máy: 750 MW khi đốt khí; 669,8 MW khi đốt dầu DO.
Số giờ sử dụng công suất đạt 6.500 giờ/năm đến 7.000 giờ/năm. Lượng khí tiêu thụ

hàng năm khoảng 900 triệu m³/năm/1 nhà máy, tương đương khoảng 3,1 triệu
m³/ngày.


Nhà máy Cà Mau 1 có DTSD: 20,4 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương
mại: 20/3/2008
Nhà máy Cà Mau 2 có DTSD: 9,5 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương
mại: 13/12/2008
Nghiệm thu hoàn thành cấp Nhà nước cả hai nhà máy: 25/12/2008
Khánh thành cả hai nhà máy: 27/12/2008
Cung cấp nước bằng năng lượng mặt trời
Cơ chế hoạt động của hệ thống này là biến năng lượng của ánh nắng mặt trời
thành điện năng để chạy hệ thống máy bơm ở các trạm cấp nước, đưa nguồn nước
sạch đến người dân.
Dự án "Cấp nước bằng năng lượng tái tạo cho vùng đồng bằng sông Cửu
Long" có 13 tỉnh tham gia gồm Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre,
Cà Mau, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,
Tiền Giang.
Dự án đảm bảo thiết bị cấp nước bằng năng lượng tái tạo được lắp đặt ở một số
khu vực trình diễn tại mỗi tỉnh để truyền bá kiến thức và nhận thức về các hệ thống
mới trong cộng đồng. Thông qua công tác quan trắc chỉ ra năng lượng tiết kiệm
được, việc giảm thiểu CO2 bằng hệ thống năng lượng tái tạo và nỗ lực nhằm nắm
bắt tác động tới môi trường trong hệ thống quan trắc.
Đồng thời, dự án phấn đấu để các hệ thống cấp nước bằng năng lượng tái tạo được
dân cư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đón nhận và đánh giá cao như một
nguồn cung cấp nước hiệu quả và khả thi. Từ đó, giúp các hệ thống cấp nước bằng
năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và gió) được sử dụng rộng rãi để cung cấp
nước nông thôn. Đây được xem là giải pháp thay thế cho các máy bơm chạy bằng
điện hay động cơ diesel một cách hiệu quả với chi phí thấp.
Dự án cũng sẽ góp phần nâng cao kiến thức ứng dụng năng lượng mặt trời và

năng lượng gió mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nông thôn, thân thiện với
môi trường.


Năng lượng thủy triều
Đồng bằng Cửu Long Việt Nam chịu ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều; vùng
đất tiếp giáp Biển Đông chịu chế độ bán-nhật-triều (semi-diurnal, trong 24 giờ
ngày-đêm có 2 lần mực nước lên và 2 lần mực nước xuống), ngược lại vùng đất tiếp
cận Biển Tây (Vịnh Thái Lan) chịu chế độ toàn-nhật-triều (diurnal, trong 24 giờ
ngày-đêm có 1 lần mực nước lên, và 1 lần mực nước xuống). Biên độ triều trung
bình tại cửa biển khoảng 3.0 – 3.5 m trong kỳ thủy triều lớn. Biên độ triều lớn nhất
trong chu kỳ 18 năm đạt trên 4.0 m. Trong thời gian mùa cạn, dòng chảy ở thượng
nguồn Cửu Long về nhỏ, chế độ dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu hoàn toàn bị
chi phối bởi chế độ thuỷ triều ở biển Đông. Thời gian truyền triều từ cửa biển đến
Tân Châu, Châu Đốc khoảng 7 – 8 giờ. Tốc độ truyền triều trung bình trên sông
Tiền – đến Tân Châu, khoảng 25 – 30 km/giờ (7m/s); trên sông Hậu – đến Châu
Đốc, chậm hơn, khoảng 22 – 24 km/giờ (6m/s).
Đặt các thiết bị phát điện trên những dòng sông cũng có nhiều vấn đề cần nghiên
cứu kỹ. Dòng sông chuyên chở nhiều phù sa có thể dễ ăn mòn máy móc thiết bị
chìm. Cộng với việc lưu thông trên sông của dân chúng có thể làm trở ngại việc xây


dựng. Thiết bị phát điện từ dòng sông có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh vật
vùng cửa biển.



×