Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

luận vănthạc sĩ : ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.74 KB, 108 trang )

mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chơng 1: nông nghiệp hàng hóa: nội dung, vai trò
và những tiềm năng điều kiện phát triển
nó ở đồng bằng sông cửu long
4
1.1. Nông nghiệp hàng hóa: khái niệm và nội dung 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Nội dung phát triển nền nông nghiệp hàng hóa 6
1.2. Vai trò của nông nghiệp hàng hóa đối với phát triển kinh
tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
12
1.3. Tiềm năng, điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
đồng bằng sông Cửu Long
17
Chơng 2: thực trạng phát triển nông nghiệp hàng
hóa ở đồng bằng sông cửu Long và những
vấn đề đặt ra cần giải quyết
30
2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng
sông Cửu Long
30
2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 53
2.2.1. cơ cấu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn mất cân đối 53
2.2.2. Chất lợng hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhìn chung còn
thấp không đủ sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế
54
2.2.3. Về thị trờng nông thôn 55
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp hàng hóa và cơ sở
hạ tầng cho nông thôn


58
Chơng 3: Những phơng hớng cơ bản và giải pháp chủ60
1
yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông cửu long
3.1. Những phơng hớng chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long
60
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp
hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển
68
3.2.1. Xây dựng các hộ nông dân thành đơn vị sản xuất hàng hóa
gắn liền với đổi mới kinh tế hợp tác và doanh nghiệp Nhà n-
ớc trong nông nghiệp
68
3.2.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết
cấu hạ tầng sản xuất nông thôn
73
3.2.3. Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trờng ở nông thôn 76
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện và chỉ đạo tốt một số chính sách kinh tế 82
Kết luận 95
Danh mục tài liệu tham khảo 97
Phụ lục 102
2
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn chiếm vị trí quan trọng hàng
đầu ở nhiều quốc gia không những ở các nớc kém phát triển, mà ngay cả
các nớc có nền kinh tế phát triển cao. ở nớc ta, nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, 80% dân số sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm 75%

lực lợng lao động xã hội và sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là
độc canh cây lúa, thuần nông, năng suất lao động thấp do đó đời sống
nông dân nói chung còn thấp. Chỉ có phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
có hiệu quả, đạt năng suất cao, chất lợng tốt, chủng loại hàng hóa nông sản
phong phú thì mới cải thiện đợc đời sống dân c ở nông thôn.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai vựa lúa lớn
của cả nớc. Đây là vùng có điều kiện thâm canh phát triển nông nghiệp, đặc
biệt là lúa gạo để xuất khẩu, chăn nuôi Nhng sự phát triển của nền nông
nghiệp hàng hóa còn bộc lộ nhiều yếu kém và khiếm khuyết. Cơ cấu kinh tế
mang nặng tính chất thuần nông. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn,
song nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn và lạc hậu, tỷ lệ nghèo đói
vẫn còn khá cao (khoảng 20%). Vấn đề cơ bản và cấp bách hiện nay là để
đa nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu
thì phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, một yêu cầu bức xúc
cần đợc luận giải trên cả lý luận và thực tiễn. Do đó " Phỏt trin nụng
nghip hng húa ng bng sụng Cu Long - Thc trng v gii phỏ"
đợc chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, nền nông nghiệp hàng hóa
nói riêng, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, nhằm thực hiện mục
tiêu "Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh" là một trong những
nội dung cơ bản trong đờng lối kinh tế của Đảng và Nhà nớc ta.
3
Vì thế đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhiều công trình đã
công bố, nh:
- Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nớc - Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội 1999.
- Phát triển kinh tế hàng hóa ở tỉnh Ninh Thuận: Thực trạng và giải
pháp - Luận án thạc sĩ khoa học kinh tế, của Nguyễn Bá Ninh, Hà Nội 2000.
- Chính sách thị trờng với phát triển nông nghiệp, nông thôn của

Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn, Tạp chí cộng sản, (20) 10/1998.
- Đẩy mạnh phát triển một số hàng nông sản xuất khẩu có sức cạnh
tranh trên thị trờng quốc tế của Lê Huy Ngọ, Tạp chí Kinh tế nông nghiệp,
số 2/1998.
Và nhiều tác phẩm liên quan khác.
Nhng những công trình này chỉ mới đề cập đến những định hớng và
một số chủ trơng lớn hoặc cụ thể để phát triển kinh tế hàng hóa nói chung,
nông nghiệp hàng hóa nói riêng chứ cha đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL. Nh vậy trên thực tế
cha có công trình nào trùng với tên đề tài nghiên cứu luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích: Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn
và phơng hớng, giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa góp
phần phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL nói riêng, cả nớc nói chung.
b) Nhiệm vụ:
- Làm rõ sự cần thiết và vai trò việc phát triển nông nghiệp hàng hóa
ở ĐBSCL.
- Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hàng
hóa ở ĐBSCL, đồng thời xác định rõ những nguyên nhân của thực trạng.
- Trình bày những phơng hớng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL.
4
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp luận của đề tài
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh. Sử dụng phơng pháp nghiên cứu của
khoa học kinh tế chính trị, chú ý vận dụng tổng hợp các phơng pháp so
sánh, phân tích, thống kê, tổng kết thực tiễn.
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tợng nghiên cứu: là nông nghiệp hàng hóa.
- Thời gian: từ 1986 đến nay, ở ĐBSCL.

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Phân tích làm rõ những tiềm năng và những yếu tố chi phối sự phát
triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL.
- Phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án kết cấu gồm 3 chơng 7 tiết.
5
Chơng 1
Nông nghiệp hàng hóa: Nội dung, vai trò
và những tiềm năng điều kiện phát triển nó
ở đồng bằng sông Cửu Long
1.1. Nông nghiệp hàng hóa: khái niệm, nội dung
1.1.1. Khái niệm
Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa, là hai hình thức kinh tế - xã
hội đã hình thành và tồn tại trong quá trình lịch sử nhân loại. Hai hình thức
này đợc hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lợng sản xuất
xã hội, trình độ phân công lao động xã hội, trình độ phát triển và phạm vi
của quan hệ trao đổi khác nhau.
Ai cũng biết rằng kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên của loài ngời, là kinh
tế tự nhiên, với đặc trng chủ yếu là tự cung, tự cấp - tức sản phẩm lao động
đợc sản xuất ra chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngời sản xuất hoặc chỉ
trong nội bộ đơn vị kinh tế. Nền kinh tế tự nhiên do nhiều đơn vị kinh tế
thuần nhất hợp lại. Kinh tế nông dân kiểu gia trởng, công xã nông thôn
nguyên thủy, các điền trang thái ấp của địa chủ. Và mỗi đơn vị kinh tế ấy
làm đủ các loại ngành nghề, sản xuất sản phẩm để tự tiêu dùng, sản xuất
chủ yếu hớng vào giá trị sử dụng mang tính tự cung tự cấp.
Trong nền kinh tế tự nhiên, con ngời dựa chủ yếu vào tự nhiên và
khai thác tự nhiên, do đó có thể nói rằng trong nền kinh tế này, ruộng đất là
t liệu sản xuất chủ yếu của ngời lao động và nông nghiệp là ngành sản xuất

chính, kỹ thuật, công cụ lao động, phơng thức canh tác lạc hậu và thô sơ.
Xã hội loài ngời "chìm đắm" trong nền kinh tế tự nhiên hàng nghìn
năm rồi mới phát triển lên kinh tế hàng hóa.
Kinh tế hàng hóa là loại hình tổ chức kinh tế - xã hội cao hơn kinh
tế tự nhiên. Phân công xã hội là cơ sở chung của mọi nền kinh tế hàng hóa.
6
Song, chỉ riêng phân công xã hội thì cha đủ điều kiện cho sự xuất hiện kinh
tế hàng hóa. Tính tách biệt tơng đối về mặt kinh tế của những ngời sản xuất
là điều kiện thứ hai, cần và đủ cho sự ra đời kinh tế hàng hóa.
Nh vậy, rõ ràng là cùng với sự phát triển của lực lợng sản xuất xã
hội, của sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất và tính
độc lập tơng đối về kinh tế của các chủ thể sản xuất, xã hội loài ngời bớc
vào giai đoạn phát triển kinh tế mới, cao hơn - kinh tế hàng hóa.
Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hàng hóa do cách tiếp cận
và khái quát không giống nhau. Tham khảo và kế thừa các quan niệm của
các tác giả đi trớc về phạm trù kinh tế hàng hóa, chúng tôi cho rằng nói đến
kinh tế hàng hóa thì phải biểu đạt đợc các đặc trng bản chất của nó, nh:
kinh tế hàng hóa là nền kinh tế sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ để trao đổi,
mua bán trên thị trờng, tức là sản xuất theo nhu cầu của xã hội thể hiện trên
thị trờng; là một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội trong đó các mối quan hệ
kinh tế cơ bản đợc thể hiện thông qua quan hệ mua bán trên thị trờng; chi
phối các mối quan hệ kinh tế cơ bản ấy là các quy luật của kinh tế hàng
hóa: quy luật giá trị, quan hệ cung - cầu, quan hệ cạnh tranh Kinh tế hàng
hóa có nhiều u thế, nh: thúc đẩy lực lợng sản xuất phát triển, mở rộng phân
công lao động xã hội, thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội; là hình thức
thể hiện và thực hiện xã hội hóa lao động và sản xuất; kích thích việc nâng
cao số lợng, chất lợng hàng hóa và dịch vụ; kích thích tính năng động sáng
tạo của các chủ thể sản xuất - kinh doanh và có tác dụng là khai thác có
hiệu quả các tiềm năng kinh tế của xã hội
Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa cũng có những hạn chế của nó nh: do

cạnh tranh dẫn đến tính tự phát, mất cân đối trong kinh tế, phân hóa ngời
sản xuất, do chạy theo lợi nhuận tối đa nên có thể dẫn đến sự tàn phá, hủy
hoại môi trờng, môi sinh Do đó, đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nớc
để khắc phục hạn chế của kinh tế hàng hóa. Đại hội lần thứ VIII của Đảng
đã khẳng định rõ ràng: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã
7
hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách
quan cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã xây
dựng xong" [19, 97].
Kinh tế hàng hóa, nếu xét theo phạm vi hoạt động và tính chất khu
vực thì ở mỗi quốc gia đều bao gồm các bộ phận hợp thành là kinh tế hàng
hóa thành thị và kinh tế hàng hóa nông thôn.
Kinh tế hàng hóa nông thôn bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất
hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ diễn ra trên địa bàn nông thôn.
Nông nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa nói
chung, nó sản xuất ra nông sản phẩm (nông, lâm, ng nghiệp) không phải để
tự tiêu dùng của ngời sản xuất, mà là để trao đổi, để bán trên thị trờng, nó là
hình thức tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó có mối quan hệ kinh tế giữa ng-
ời với ngời, giữa các chủ thể với nhau đợc thể hiện thông qua trao đổi, mua
bán trên thị trờng, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trờng, quan hệ
hạch toán là những quan hệ kinh tế chủ yếu của loại hình này, chịu sự chi
phối bởi trình độ phát triển của lực lợng sản xuất, của quan hệ sản xuất,
thiết chế kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, văn hóa trong đó trực tiếp
và khách quan là sự tác động của các quy luật giá trị, quy luật cung - cầu,
quy luật cạnh tranh.
Nền nông nghiệp hàng hóa ra đời đối lập với nền nông nghiệp tự
cung tự cấp. Nó có nhiều u thế so với nông nghiệp tự túc tự cấp. Vì vậy,
trong lịch sử phát triển kinh tế của xã hội loài ngời thì sự ra đời và phát
triển của nông nghiệp hàng hóa đợc coi là một bớc tiến bộ của lịch sử, một
nấc thang phát triển của nền văn minh nhân loại.

1.1.2. Nội dung phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
1.1.2.1. Xây dựng cơ cấu sản phẩm, kinh tế nông nghiệp hàng
hóa hợp lý
Nông nghiệp hàng hóa hiểu theo nghĩa rộng sản phẩm của nó đa
dạng bao gồm sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ng
8
nghiệp. Mỗi ngành lại chia thành những phân ngành nhỏ hơn, chẳng hạn
nh ngành nông nghiệp phân thành ngành trồng trọt, chăn nuôi. Đến lợt
ngành trồng trọt lại chia thành cây lơng thực, cây rau đậu ngắn ngày, cây
công nghiệp, cây ăn quả Đi liền với sự phân công lao động sâu sắc là sự
phân ngành càng chi tiết, đa dạng hơn. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin không những đã coi phân công lao động là một trong hai
điều kiện ra đời và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa nói chung và nông
nghiệp hàng hóa nói riêng, mà còn đặt nó trong mối quan hệ với cách
mạng kỹ thuật, với quy mô trao đổi, với quy mô thị trờng. Không phải ngẫu
nhiên mà C.Mác và V.I.Lênin đã nói về quan hệ giữa phân công lao động xã
hội với khái niệm thị trờng nói chung và thị trờng nông thôn
nói riêng: "Thị trờng của những hàng hóa đó phát triển nhờ sự phân công
lao động" [34].
Xét thuần túy về mặt kỹ thuật của lao động thì phân công lao động
là sự chuyên môn hóa lao động trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân
công lao động xã hội là kết quả của sự phát triển lực lợng sản xuất và của
việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và thị trờng
là hệ quả tất yếu của phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc.
Phân công lao động xã hội càng phát triển, tiến bộ khoa học công nghệ
càng đợc ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, thì quy mô dung lợng của thị tr-
ờng theo đó cũng đợc mở rộng. Hay nói một cách khác tổng quát, quy mô,
dung lợng của thị trờng do tác động của nền kinh tế quyết định.
Cùng với sự phát triển của lực lợng sản xuất, khoa học công nghệ
nói chung và chuyên môn hóa lao động nói riêng, làm cho năng suất lao

động xã hội ngày càng tăng, số lợng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, chất
lợng ngày càng cao, chủng loại ngày càng đa dạng phong phú. Do đó quy
mô trao đổi và thị trờng sẽ đợc mở rộng ra. V.I.Lênin viết: "Trong nền kinh
tế hàng hóa thị trờng chẳng qua chỉ là một sự biểu hiện của phân công lao
động xã hội" [34, 117]. Sản xuất hàng hóa phát triển "thị trờng mở rộng, sự
9
phân công lao động xã hội lại đợc một đà thúc đẩy mới làm cho nó phát
triển thêm, sâu sắc thêm" [34, 145].
Nông sản phẩm đợc tạo ra trong sản xuất của ngành nông nghiệp đ-
ợc mang đi trao đổi trên thị trờng với t cách một hàng hóa thì thị trờng nông
phẩm cũng xuất hiện. ở đây, các yếu tố, các điều kiện, các phơng tiện và
môi trờng để thực hiện giá trị hàng hóa nông phẩm cũng giống nh các thị
trờng hàng hóa thông thờng khác. Cơ chế thị trờng bắt buộc mọi ngời thực
hiện ý chí của mình theo quy luật kinh tế khách quan vốn có của nó.
Về mặt không gian vùng lãnh thổ, thì nông nghiệp hàng hóa bao
gồm các vùng khác nhau. Những vùng kinh tế hình thành do phân công lao
động theo lãnh thổ trên phạm vi nông thôn cả nớc, chẳng hạn nh vùng
chuyên canh lúa, vùng cây công nghiệp, vùng chuyên canh cây ăn quả,
vùng chăn nuôi Sự chuyên môn hóa sản xuất theo vùng nhằm bố trí các
ngành sản xuất trên các vùng lãnh thổ sao cho thích hợp để khai thác đợc
mọi u thế về nguồn lực của mỗi vùng, căn cứ vào điều kiện kinh tế, kỹ thuật
và tự nhiên của từng vùng. Xu thế phát triển của kinh tế vùng là ngày càng
chuyên môn hóa và tập trung hóa, hình thành trên các vùng trọng điểm sản
xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, để từ đó mở rộng ra các ngành khác.
Còn trong mỗi vùng, lại dựa vào ngành sản xuất chuyên môn hóa mà phát
triển mạnh mẽ ngành chuyên môn hóa, đồng thời khai thác một cách đầy đủ
nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động của từng vùng ở nông
thôn.
Về mặt kinh tế xã hội, kinh tế hàng hóa nói chung và nông nghiệp
hàng hóa nói riêng ở nông thôn, tồn tại và phát triển đợc trên cơ sở nền kinh

tế nông nghiệp nhiều thành phần. Do trình độ phát triển và trình độ xã hội
hóa của lực lợng sản xuất không đều nhau, nên quan hệ sản xuất (bao gồm
quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối) cũng mang
tính đa dạng, bên cạnh đó thì thích ứng với tính chất và trình độ phát triển
10
của lực lợng sản xuất đòi hỏi phải có những quan hệ sản xuất, thành phần
kinh tế cũng nh hình thức tổ chức kinh tế tơng ứng.
Mặc dù mỗi thành phần kinh tế có bản chất, lợi ích và đặc trng
riêng. Song chúng không biệt lập với nhau, mà ngợc lại có mối quan hệ tác
động với nhau, vì chúng cùng tham gia vào hệ thống phân công xã hội,
chúng vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Nhận thức đúng đắn sự tồn tại khách quan, tính đa dạng về hình
thức sở hữu và thành phần kinh tế là cơ sở để đa dạng hóa các hình thức tổ
chức nông nghiệp hàng hóa.
1.1.2.2. Nâng cao tỷ suất và chất lợng nông sản hàng hóa
Thực chất của việc phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, nông
nghiệp hàng hóa nói riêng là tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều về
số lợng, phong phú đa dạng về chủng loại và chất lợng hàng hóa tốt, giá cả
đợc ngời tiêu dùng chấp nhận.
Hiểu theo nghĩa đơn giản, tỷ suất hàng hóa là tỷ lệ phần trăm số lợng
sản phẩm của một ngành đợc đem ra trao đổi, mua bán trên thị trờng.
Tỷ suất hàng hóa nông nghiệp hàng hóa thấp hơn trong kinh tế công
nghiệp thành thị. Vì đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp, về mặt tự nhiên
có thể tiêu dùng trực tiếp và thiết yếu nên nó đợc giữ lại một phần cho tiêu
dùng của ngời sản xuất, ở đây có tính chất hàng hóa, có tính tự cấp tự túc
hòa trộn với nhau. Tất nhiên nông nghiệp hàng hóa nông thôn càng phát
triển thì tính thứ nhất (hàng hóa) càng tăng lên. Lênin viết: "Ngay bản thân
quá trình hình thành nền nông nghiệp thơng phẩm đã diễn ra không hoàn
toàn giống nh trong nền công nghiệp nhà máy, trong nền công nghiệp quá
trình ấy diễn ra dới hình thức giản đơn và theo đờng thẳng, còn trong nông

nghiệp chúng ta thấy khác hẳn; ở đây hiện tợng chủ yếu là sự hỗn hợp giữa
nông nghiệp có tính chất thơng nghiệp với nông nghiệp không có tính chất
thơng nghiệp, ở đây những hình thức khác nhau đã đợc kết hợp lại. ở từng
11
địa phơng, chủ yếu mang ra thị trờng là một thứ sản phẩm nào đó. Một mặt,
nền sản xuất của địa chủ mà đặc biệt là của nông dân là nền sản xuất hàng
hóa, mặt khác nền sản xuất đó còn giữ tính chất tiêu dùng" [33].
Phát triển phân công lao động trong nông nghiệp, mở mang ngành,
nghề, tăng năng suất lao động, đất đai, cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa sản
phẩm, mở rộng thị trờng tiêu thụ nông sản hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là con đờng để nâng cao tỷ suất
hàng hóa, chất lợng hàng hóa nông sản.
1.1.2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển
dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn
Tạo ra đợc một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và tổ chức tốt hệ
thống dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có ý nghĩa hàng
đầu đối với việc chuyển đổi và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hớng
sản xuất hàng hóa. Đó cũng là nội dung quan trọng của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm hệ thống cơ sở vật chất
phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn nh: điện, nớc sạch, các công trình
thủy lợi, đờng giao thông nông thôn, trờng học, các cơ sở y tế có thể nói
gọn trong mấy từ "điện, đờng, trờng, trạm".
Hệ thống dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp nông thôn nhằm hỗ trợ đầu
vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, nó bao gồm hệ thống chợ, các cửa
hàng, hệ thống dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn, trong đó tổ chức khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ng và công tác khuyến nông đóng vai trò chủ lực,
quan trọng.
Đặc biệt là phải phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản hàng
nông lâm, thủy sản. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản làm tăng giá

trị thơng phẩm của nông, lâm nghiệp, thủy sản đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
của ngời tiêu dùng. Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản hàng nông
12
sản phẩm cho phép nâng cao số lợng và chất lợng nông sản hàng hóa, tăng
sức cạnh tranh trên thị trờng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
nông nghiệp.
1.1.2.4. Phát triển đa dạng các chủ thể sản xuất - kinh doanh
nông nghiệp
Tham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều chủ thể
khác nhau thuộc các thành phần kinh tế, với các hình thức tổ chức kinh tế
đa dạng, nh: doanh nghiệp nhà nớc, hợp tác xã, công ty t nhân, nông trại gia
đình Các hình thức tổ chức kinh tế này ra đời và phát triển tùy thuộc vào
tính chất của mỗi ngành và do yêu cầu sản xuất.
Trong nông nghiệp hàng hóa thì hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ
bản và là tế bào của xã hội. Hộ nông dân đóng vai trò quyết định trong việc
phát triển sản xuất và mở rộng thị trờng. Phát triển hộ nông dân theo xu h-
ớng sản xuất hàng hóa và ngày càng có nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi
trở thành trang trại là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển
nông nghiệp hàng hóa.
1.1.2.5. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo nên sự biến đổi đời
sống kinh tế - xã hội nông thôn
Ngày nay, khái niệm phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông
nghiệp hàng hóa nói riêng, chứa đựng một ý niệm về sự tiến bộ kinh tế - xã
hội, về sự tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, và tăng cả phúc lợi
kinh tế, phúc lợi xã hội của cộng đồng dân c nông thôn. Đồng thời, phát
triển kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hóa còn có ý nghĩa là sự gia tăng
sản lợng của nền nông nghiệp
Theo ý tởng trên, thì việc phát triển nông nghiệp hàng hóa còn bao
hàm các vấn đề:
- Đa tiến bộ kinh tế - xã hội về cho nông dân và nông dân sản xuất

hàng hóa đợc hởng những tiến bộ kinh tế - xã hội tạo ra trong quá trình phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa.
13
- Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân.
- Giảm khoảng cách giàu nghèo trong nông dân.
- Nâng cao chất lợng cuộc sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
- Xây dựng nông thôn ngày càng phát triển theo con đờng tiến bộ,
văn minh.
1.2. Vai trò của nông nghiệp hàng hóa đối với phát
triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông cửu long
Kinh tế nông nghiệp ở nông thôn là khu vực sản xuất vật chất duy
nhất cung ứng cho xã hội những sản phẩm lơng thực, thực phẩm thỏa mãn
những nhu cầu thiết yếu nuôi sống con ngời, mà những nhu cầu này không
gì có thể thay thế đợc. Trong tơng lai, cùng với sự phát triển không ngừng
của khoa học kỹ thuật, tỷ trọng của cải vật chất đóng góp cho xã hội của
khu vực kinh tế nông thôn sẽ giảm dần, đây là xu hớng tất yếu, nhng khối l-
ợng sản phẩm tuyệt đối của nó vẫn không ngừng tăng lên.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nớc nói chung và ở
ĐBSCL nói riêng, nông nghiệp hàng hóa vùng này đã đóng góp một vai trò
không nhỏ:
Một là, cung cấp cho xã hội phần lớn những sản phẩm lơng thực,
thực phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu nuôi sống con ngời, tăng dự trữ đảm
bảo an ninh lơng thực quốc gia và phát triển xuất khẩu.
Chỉ tính mặt hàng nông sản tiêu biểu là cây lơng thực (lúa), thì
ĐBSCL với diện tích tự nhiên 3,9 triệu ha, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên
cả nớc, nhng hàng năm ĐBSCL đã đóng góp trên 50% sản lợng lúa toàn
quốc, trên 90% sản lợng gạo hàng hóa cho tiêu dùng trong nớc và xuất
khẩu, tơng ứng khoảng 6-7 triệu tấn lúa, quy ra 3 - 3,5 triệu tấn gạo, trong
đó tham gia xuất khẩu trên dới 2 triệu tấn gạo (không kể xuất tiểu ngạch),
góp phần vào 1999 nớc ta đã vơn lên với tổng sản lợng 31,8 triệu tấn và có

kim ngạch xuất khẩu gạo khoảng 4 triệu tấn đứng hàng thứ hai trên thế giới
14
trớc Mỹ, ấn Độ và chỉ sau Thái Lan. Nh vậy, phát triển sản xuất lúa - mặt
hàng nông phẩm chủ lực ở ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa cho vùng mà còn
có ý nghĩa chiến lợc về an toàn lơng thực cho cả nớc.
Do lơng thực dồi dào nên chăn nuôi ở ĐBSCL cũng phát triển và có
điều kiện tác động đến các ngành khác phát triển theo, mở mang ngành
nghề ở nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân c trong vùng.
Nhờ đó mà đời sống chính trị - xã hội ở nông thôn đợc ổn định.
Có thể nói rằng thành công trong vấn đề lơng thực là cơ sở tiền đề
để giải quyết các vấn đề khác trong nông nghiệp nông thôn.
Khi năng suất lao động ngành trồng cây lơng thực tăng lên, thì có
thể rút bớt diện tích đất đai và lao động để phát triển cây công nghiệp, tăng
thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Cả sản xuất lơng thực, chăn nuôi và cây công nghiệp phát triển làm
cho nông sản hàng hóa nói chung và việc cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp tăng lên, thúc đẩy công nghiệp phát triển. Và khi nông nghiệp hàng
hóa phát triển đến một mức nào đó nhất là sản xuất lơng thực, năng suất lao
động tăng lên thì sẽ rút bớt đợc lao động trồng cây lơng thực để phát triển
ngành nghề trong nông thôn và cung cấp lao động cho công nghiệp và các
ngành dịch vụ.
Nếu không có nguồn lao động từ nông thôn thì công nghiệp và dịch
vụ không thể phát triển đợc, nhất là trong điều kiện nớc ta hiện nay nông
thôn ở khu vực ĐBSCL chiếm hơn 75% lực lợng lao động xã hội. Hồ Chủ
tịch đã nói: "Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải
lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển
nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp, vì nông nghiệp
cung cấp nguyên liệu, lơng thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của
công nghiệp làm ra" [38, 180]. Tất nhiên, khi nói đến lao động ở nông thôn
cung cấp sức lao động cho công nghiệp điều đó là đúng, song không nhất

15
thiết phải chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị, nếu nh công nghiệp
chế biến và các ngành dịch vụ khác đợc phân bổ ở nông thôn gắn với nông
nghiệp theo hớng "ly nông bất ly hơng". ở ĐBSCL hiện nay, tỷ trọng hộ
nông nghiệp khoảng 70%, hộ phi nông nghiệp 30%.
Một điều kiện nữa để phát triển công nghiệp là vấn đề thị trờng
nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu thị trờng
càng phải đợc mở rộng, cả thị trờng t liệu sản xuất lẫn thị trờng t liệu tiêu
dùng. Trong quá trình phát triển, công nghiệp sẽ tự tạo ra thị trờng cho
mình nhng nó cũng phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
trong đó có nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện nớc ta hiện nay nói
chung và khu vực ĐBSCL nói riêng, nền kinh tế còn chậm phát triển, nông
thôn chiếm trên 80% dân số cả nớc thì đây chính là thị trờng rộng lớn để
tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp. Nhng nông nghiệp, nông thôn chỉ trở
thành thị trờng rộng lớn cho công nghiệp thật sự khi dân c ở đây có mức thu
nhập bằng tiền tơng đối ổn định, tức sức mua bằng tiền phải nâng lên không
ngừng, cũng có nghĩa là sản xuất nông nghiệp phải thật sự đợc chuyển sang
nền nông nghiệp hàng hóa phát triển.
Ngoài ra, để phát triển công nghiệp và dịch vụ cần có vốn tích lũy,
có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển ở một mức nhất định. Vốn tích lũy cho
công nghiệp đợc huy động ở nhiều nguồn, trong đó có nông nghiệp. Nông
nghiệp tích lũy cho công nghiệp một phần vốn đáng kể thông qua các hình
thức thuế đóng góp vào ngân sách và qua việc cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp, nhng phần chủ yếu để đạt cả hai nhu cầu trên thì phải chủ yếu
thông qua việc xuất khẩu nông sản hàng hóa.
Hai là, phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo biến đổi sâu sắc đời
sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy
quá trình chuyển biến nền kinh tế nớc ta từ một nền kinh tế mang nặng tính
tự cấp tự túc với cơ cấu sản xuất đơn điệu, chủ yếu là độc canh cây lúa
thành một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với cơ cấu sản xuất và

16
kinh doanh đa dạng, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi, gắn trồng trọt và
chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Nông nghiệp hàng hóa phát triển, tất
yếu thúc đẩy ngành dịch vụ và các ngành nghề phi nông nghiệp khác ở
nông thôn phát triển, giải quyết tích cực việc làm cho lao động d thừa ở
nông thôn. Là điều kiện cơ bản để tiến hành phân công lao động ngày càng
hợp lý, hình thành cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn, thúc
đẩy kinh tế nông thôn phát triển, cơ sở vững chắc để giải quyết cơ bản vấn
đề đời sống của đại bộ phận dân c.
Trên cơ sở kinh tế nói chung và nông nghiệp hàng hóa ở nông thôn
nói riêng phát triển, làm cho bộ mặt xã hội ở nông thôn cũng thay đổi. Ngời
nông dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, đời sống đợc cải thiện và
từng bớc nâng cao. Đôi điều minh họa:
* Lơng thực quy thóc bình quân/ngời/năm ở ĐBSCL:
1995 1996 1997 1998
808,7kg 854,3 kg 841,5 kg 1098,0kg
* Thu nhập bình quân 1 ngời/1 tháng của dân c vùng ĐBSCL:
1994 1995 1996
181,65đ 221,96đ 242,96đ [30, 33].
- Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân trong vùng dần dần đ-
ợc cải thiện và nâng cao. Đặc biệt là việc nâng cao chất lợng cuộc sống
đang đợc các cấp chính quyền quan tâm: nh xây dựng hệ thống cung cấp n-
ớc sạch, phong trào xóa bỏ "cầu khỉ", xây dựng các tụ điểm văn hóa
Cùng với sự cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần dân c
nông thôn cũng thay đổi. Sản xuất hàng hóa vừa đòi hỏi vừa tạo điều kiện
nâng cao trình độ mọi mặt của ngời nông dân, làm thay đổi nếp nghĩ, cách
làm, phong tục, tập quán canh tác cũ kỹ, lạc hậu đã từng ăn sâu từ đời này
sang đời khác. Nông nghiệp hàng hóa với môi trờng cạnh tranh khơi dậy
tính năng động sáng tạo của ngời nông dân, hớng hoạt động sản xuất kinh
17

doanh của họ vào thị trờng, thích ứng với sự biến động của cơ chế thị trờng.
Nông nghiệp hàng hóa còn góp phần xóa bỏ tình trạng chia cắt khép kín
trong từng địa phơng, từng đơn vị, hình thành và phát triển các mối quan hệ
hợp tác và phân công giữa các vùng, thúc đẩy việc giao lu kinh tế, văn hóa
giữa thành thị và nông thôn ngày càng phát triển theo con đờng văn minh
tiến bộ theo định hớng xã hội chủ nghĩa.
Trong t duy của Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế cũng nh đối với việc nâng cao đời sống
của nhân dân Việt Nam. Trong th gửi các điền chủ gia Việt Nam ngay sau
ngày đất nớc giành đợc độc lập (1946) Ngời viết: "Việt Nam là một nớc
sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong
công cuộc xây dựng nớc nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông
cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nớc ta giàu. Nông
nghiệp ta thịnh thì nớc ta thịnh" [49].
Tuy vậy, sự phát triển nông nghiệp hàng hóa cũng làm nảy sinh
những vấn đề kinh tế - xã hội bức bách cần giải quyết, nh:
* Sự phân hóa giàu nghèo, sự khác nhau về mức thu nhập và mức sống
giữa các hộ nông dân. "Chênh lệch thu nhập của nhóm cao nhất so với nhóm
thấp nhất ở ĐBSCL: năm 1994 là: 6,1 lần; năm 1996 là: 6,4 lần [29, 44].
* Để phát triển nông nghiệp hàng hóa thì cần có sự tích tụ và tập
trung ruộng đất vào số hộ có khả năng kinh doanh nông nghiệp. Song sự
tích tụ, tập trung ruộng đất lại đa đến hậu quả là số hộ nông dân không có
đất hoặc quá ít đất nông nghiệp tăng lên. ở ĐBSCL là 5,6% [41, 85].
Do đó vấn đề đặt ra là phải có chính sách vừa khuyến khích đợc mọi
ngời cùng làm giàu, tăng thu nhập chính đáng, đồng thời vừa có tác động
đến xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho ngời giàu và ngời nghèo ở nông
thôn cùng phát triển làm giàu nhằm tạo ra môi trờng xã hội ổn định để phát
triển nông nghiệp hàng hóa.
18
1.3. Tiềm năng, điều kiện phát triển nông nghiệp hàng

hóa ở đồng bằng sông cửu long
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
ĐBSCL là phần cuối của hạ lu sông Mekong (một trong 9 con sông lớn
nhất thế giới), trong đó phía Bắc giáp nớc Cộng hòa nhân dân Campuchia. Phía
Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan và phía Đông giáp thành phố
Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế năng động nhất nớc.
ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của nớc ta, có diện
tích tự nhiên hơn 3,9 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nớc, diện tích sử
dụng cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khoảng 3 triệu ha,
cho lâm nghiệp 0,5 triệu ha, và khả năng cho phép mở rộng đất nông nghiệp
khoảng 0,2 triệu ha (chủ yếu ở các tiểu vùng Đồng Tháp Mời, tứ giác Long
Xuyên và bán đảo Cà Mau) (phụ lục1).
ĐBSCL với phạm vi hành chính gồm 12 tỉnh (phụ lục 2) các đơn vị
trực thuộc đợc phân loại: 4 thành phố (thuộc tỉnh), 13 thị xã, 90 huyện và
1.416 xã, phờng, thị trấn. Trong đó thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế
văn hóa của vùng này.
Vị trí địa lý rất thuận về giao thông đờng sông, đờng biển. Qua con
đờng này, từ lâu đời đã hình thành mối quan hệ giao lu trao đổi hàng hóa
giữa ĐBSCL với các tỉnh trong nớc và các quốc gia nh Campuchia, Thái
Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapor, Nhật Bản Nhờ vậy, nó
đã kích thích sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển.
- Địa hình đất đai:
So với đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL về cơ bản tơng đối bằng
phẳng, rộng, thổ nhỡng tốt. Có 3 loại đất chính: Đất phù sa khoáng
1.200.000 ha, có độ phì nhiêu rất cao, nằm trải dọc theo sông và các nhánh
sông, rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng; Đất nhiễm phèn các loại
19
khoảng 1.600.000 ha, đợc phân bổ ở những vùng đất trũng xa sông, đang
ngày càng đợc ngọt hóa và đợc phù sa tự nhiên bồi đắp hàng năm, thích hợp

cho trồng lúa; Đất nhiễm mặn khoảng 750.000 ha nằm ở rìa ven biển, trong
đó có 150.000 ha nhiễm mặn thờng xuyên và 600.000 ha nhiễm mặn định
kỳ vào mùa khô. Loại đất này trồng lúa 1 vụ vào mùa ma, nuôi 1 vụ tôm n-
ớc lợ vào mùa khô và thích hợp cho cây dừa, xoài, chuối, mía khi đợc cải
tạo. Ngoài ba loại đất chính trên, ĐBSCL còn có khoảng 350.000 ha đất
than bùn, rừng tràm, rừng ngập mặn, đất trên phù sa cổ, đất đồi núi, đất
dòng cát thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày nh cây điều, cây
tiêu và cây lạc
Nhìn chung, cấu trúc địa hình đất đai ở ĐBSCL có đặc trng là những
sống đất ven sông và đất vùng duyên hải cao ráo, với mạng lới kênh rạch
dày đặc kết nối với thợng nguồn sông Mêkông thông ra biển tạo thành
vùng kinh tế hỗn hợp nông - lâm - ng nghiệp rất hiếm có. Từ đặc điểm đất
đai nh vậy, cùng một vùng châu thổ nhng đất đai có nhiều loại khác nhau,
đợc phù sa bồi đắp hàng năm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Song muốn
cho sản xuất nông nghiệp phát triển có hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi việc bố trí
cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai ở từng tiểu vùng.
- Thời tiết khí hậu:
Do ảnh hởng của chế độ gió mùa khiến cho thời tiết ở ĐBSCL chia
thành hai mùa rõ rệt. Mùa ma với gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng
11, mùa nắng (khô) từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lợng ma trong mùa
thờng chiếm trên 80% tổng lợng ma cả năm. ĐBSCL là vùng ít chịu tác
động của bão, tần suất thiên tai khác thấp so với các vùng khác trong nớc.
- Nguồn nớc, sông rạch và thủy văn:
ĐBSCL có nguồn nớc ngọt dồi dào đợc cung cấp bởi lợng nớc ma và
nớc sông Mêkông đổ về, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống
sông rạch ở ĐBSCL dày đặc, trải rộng khắp vùng (gồm 37 con sông chính
và sông nhánh với tổng chiều dài 1.708 km, 137 kênh rạch lớn với tổng
20
chiều dài 2.780 km và kênh rạch nhỏ thì nhiều không kể hết), rất thuận lợi
cho việc dẫn thủy nhập điền tới tiêu, xổ phèn, rửa mặn và lu thông hàng

hóa.
Do nguồn nớc dồi dào, hệ thống sông rạch dày đặc và vùng biển
rộng, ĐBSCL là vùng có tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản lớn
nhất nớc.
Tuy nhiên, ĐBSCL cũng có những hạn chế rất lớn nh: thờng vào đầu
vụ 2, mùa hạn kéo dài, mặn xâm nhập sâu (khoảng 1,7 triệu ha) việc tới tiêu
trở nên cấp bách. Sang giữa vụ 2 phải đơng đầu với nạn nhiễm phèn rộng
trên 1,5 triệu ha và cuối vụ 2 thờng rơi vào mùa ma, ma thờng kéo dài cộng
với lũ lớn từ thợng nguồn sông Mêkông đổ về, thờng gây tình trạng ngập
úng trên phạm vi rộng (khoảng 1,9 triệu ha) làm cho việc thu hoạch, phơi
sấy chạy lũ cho vụ hè thu hết sức khó khăn với hạn chế nh thế, đã làm cho
giá thành sản phẩm cao hơn các vùng khác, gây tổn thất lớn và giảm chất l-
ợng các loại hàng nông phẩm, đồng thời cũng ảnh hởng không ít đến đời
sống của ngời nông dân.
Để khắc phục tốt những hạn chế từ điều kiện tự nhiên, phải có sự
nghiên cứu cơ bản có hệ thống, đầu t đồng bộ, chủ động hệ thống tới tiêu,
thoát lũ, đồng thời với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và công
nghiệp bảo quản sau thu hoạch nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra
thì việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở khu vực này sẽ rất ổn định và cho
hiệu quả cao.
1.3.2. Về kinh tế - xã hội
- Dân số và lao động:
Dân số ĐBSCL hiện nay khoảng 16,2 triệu ngời, chiếm 23% dân số
cả nớc (phụ lục 2). Trong đó 13,3 triệu ngời (chiếm 82%) ở nông thôn, 2,75
triệu ngời (chiếm 18%) ở thành thị. Dân số trong độ tuổi lao động trung
21
bình một hộ nông dân ở ĐBSCL có 5,1 nhân khẩu, cao hơn mức bình quân
chung của cả nớc 0,5 nhân khẩu/hộ.
ở ĐBSCL dân c phân bố không đều; sự chênh lệch giữa các tỉnh khá
rõ nét. Hiện nay, mật độ dân số bình quân của vùng là 410 ngời/km

2
, trong
khi đó ở phía Đông thì dân số tập trung khá đông, Tiền Giang 692 ng-
ời/km
2
, Vĩnh Long 687 ngời/km
2
, ở phía Tây dân số lại tha hơn Cà Mau,
Bạc Liêu và Kiên Giang dới 240 ngời/km
2
. Chính sự phân bố không đều về
dân c gây ra hiện tợng thừa, thiếu lao động giữa các địa phơng trong vùng.
So với năm 1989, cơ cấu lao động ở ĐBSCL chuyển dịch không đáng kể, tỷ
trọng lao động trong ngành nông, lâm và công nghiệp giảm nhẹ, lao động
ngành dịch vụ tăng chậm.
- Cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL có sự thay đổi theo hớng tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1999, cơ cấu kinh
tế vùng (theo giá trị sản xuất, giá thực tế) nông nghiệp chiếm 67,24% GDP,
công nghiệp 11,72% GDP, dịch vụ 21,01% GDP, điều này nói lên cơ cấu
kinh tế vùng này tuy có chuyển biến nhng vẫn phản ánh hiện trạng kinh tế
với nông nghiệp là cơ bản, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, xu
hớng tăng chậm. Nhiều vùng nông thôn sản xuất còn mang nặng tính thuần
nông, kinh tế tự cấp, tự túc còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế.
Sản xuất ở nông thôn phân tán theo quy mô hộ gia đình, với lao động thủ
công là phổ biến. Do vậy phần lớn dân c và lao động vẫn tập trung ở khu
vực nông nghiệp, nông thôn, giờ lao động trong ngày thấp, còn mang nặng
tính mùa vụ. Lao động thừa ở nông thôn tràn ra thành thị làm gay gắt thêm
tình trạng thừa lao động ở thành thị.
Vấn đề đặt ra đối với ĐBSCL hiện nay là tỷ trọng lao động trong
nông nghiệp còn quá cao trên 75%. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

nâng cao chất lợng, hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp tạo việc làm,
tăng thu nhập cho ngời lao động ở nông thôn trong thời gian tới là hết sức
cần thiết.
22
- Kinh tế kỹ thuật chủ yếu liên quan đến phát triển nông nghiệp
hàng hóa.
Một là, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên u đãi, nguồn lao động dồi dào
và đã biết phát huy lợi thế so sánh của vùng (lao động, đất đai, nguồn nớc,
giao thông) trong việc sản xuất ra những nông phẩm hàng hóa lớn cung cấp
cho tiêu dùng tại chỗ, cho thị trờng trong nớc và xuất khẩu nh: lúa, dứa,
dừa, mía, trái cây, cá, tôm, gia súc, gia cầm trong đó cây lơng thực (chủ
yếu là cây lúa nớc) có khối lợng hàng hóa lớn nhất nớc (90% kim ngạch
xuất khẩu của ngành hàng), chiếm 94,8% đất trồng cây hàng năm của vùng.
Đặc điểm này chỉ rõ, thu nhập chủ yếu của nông dân ĐBSCL từ cây
lúa. Vì vậy, giá lúa tăng, giảm đều ảnh hởng trực tiếp đến thu nhập, sức
mua, tình hình sản xuất và đời sống của nông dân trong vùng.
Hai là, tham gia sản xuất nông phẩm hàng hóa ở ĐBSCL hiện nay là
một lực lợng hùng hậu, đa thành phần bao gồm kinh tế Nhà nớc, kinh tế
hợp tác và kinh tế hộ gia đình nông dân.
Kinh tế Nhà nớc sản xuất nông phẩm hàng hóa và giống cây trồng,
con nuôi ở ĐBSCL là các doanh nghiệp nhà nớc đợc tổ chức dới hình thức
là những nông trờng, viện, trung tâm, trạm trại nh: nông trờng sông Hậu,
Cờ đỏ, Viện lúa Ô Môn (Cần Thơ); trung tâm giống cây ăn quả Long Định
(Tiền Giang), các trạm trại giống Kế Sách (Sóc Trăng), Bình Đức (An
Giang), An Phong (Đồng Tháp), Giao Long (Vĩnh Long) Ngoài ra, Nhà n-
ớc còn có vai trò hớng dẫn, định hớng, hỗ trợ khoa học kỹ thuật và công
nghệ, phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông, cung ứng phân bón, tín dụng,
tìm kiếm thị trờng nông phẩm cho nông dân.
Kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL đợc tổ chức d-
ới hình thức là các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất và các tổ chức liên kết

kinh tế khác nhau mà hoạt động của nó chủ yếu là một vài khâu dịch vụ hộ
23
nông dân trong quá trình sản xuất nh: bảo lãnh vay vốn tín dụng, làm đất,
bơm nớc, tuốt lúa
Lực lợng sản xuất nông phẩm hàng hóa lớn nhất, chủ yếu ở ĐBSCL
hiện nay là kinh tế hộ gia đình nông dân, lực lợng này chiếm tới 99,10% lao
động nông nghiệp, 99,51% máy kéo, 99,89% máy bơm nớc, 99,95% máy tuốt
lúa và 99,75% phơng tiện vận tải; đã sản xuất ra 98,66% sản lợng lúa, 99,20%
sản lợng lợn và hơn 80% lợng lúa giống toàn vùng.
Về sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt. Mức sử dụng điện ở
ĐBSCL hiện nay chỉ đạt khoảng 38 kwh/đầu ngời/năm (thấp nhất nớc), tỷ lệ
hộ dùng điện 24,8% (bằng 50% mức trung bình toàn quốc), tỷ lệ xã có điện l-
ới 67% (chỉ đứng hàng thứ t trong 7vùng kinh tế cả nớc). Trong tơng lai, việc
cung cấp điện cho phát triển sản xuất, chế biến hàng nông phẩm và sinh hoạt
ở ĐBSCL đợc xem là một trong những chiến lợc u tiên hàng đầu.
Nhìn chung, khả năng sản xuất ra nông phẩm hàng hóa ở vùng này
đã có một bớc phát triển đáng kể, cả về trình độ, kinh nghiệm sản xuất, về
kỹ thuật canh tác và cả về tiềm lực Tuy nhiên, công cụ sản xuất của các
doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và của hộ nông dân ở những khâu làm
lao động nặng nhọc hầu hết đợc thao tác bằng máy móc nh: 90% khâu tới
tiêu và tách hạt, 80% khâu làm đất và vận chuyển Còn các khâu khác của
sản xuất nông nghiệp đến nay chủ yếu vẫn là công cụ thủ công dựa vào sức
ngời là chính.
1.3.3. Lu thông (thị trờng và giao thông)
Vấn đề thị trờng. Cũng nh sản xuất thành phần tham gia vào thị tr-
ờng nông sản cũng hết sức phong phú, đa thành phần kinh tế. Tham gia thị
trờng nông phẩm ở ĐBSCL hiện nay có những chủ thể là ngời bán, ngời lu
thông và ngời tiêu dùng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Ngời bán hầu hết là hộ nông dân thuộc thành phần kinh tế cá thể,
tiểu chủ và một số ít thành phần kinh tế khác. Họ tham gia thị trờng với t

24
cách là ngời bán sản phẩm do mình làm ra nh lúa, mía, trái cây, cá, tôm, gia
súc, gia cầm
Ngời lu thông bao gồm những ngời hàng xáo mua gom, những ngời
bán lẻ, chủ cơ sở xay xát, chế biến thuộc mọi thành phần kinh tế, mua đi
bán lại nhỏ, lẻ giữa các khu vực lân cận hầu hết là của thành phần kinh tế cá
thể, tiểu chủ; mua với khối lợng lớn qua xử lý bảo quản, sơ chế, chế biến
luân chuyển trong cả nớc và xuất khẩu thờng là các doanh nghiệp có vốn
lớn nh là: Các công ty trách nhiệm hữu hạn Hữu Tài - Thốt Nốt (Cần Thơ),
Việt Thành - Sa Đéc (Đồng Tháp), Sơn Hùng - Long Xuyên (An Giang),
Mỹ Châu (Bạc Liêu ; doanh nghiệp liên doanh thuộc thành phần kinh tế t
bản nhà nớc Việt Mỹ (Cần Thơ), Hồng Kông - Tiền Giang, ấn Độ - Long
An; Các doanh nghiệp Nhà nớc nh: Tổng Công ty lơng thực miền Nam với
hơn 30 công ty thành viên hoạt động khắp các tỉnh thành phố từ Đà Nẵng
đến Cà Mau làm nhiệm vụ xuất khẩu lơng thực và các nông sản khác và
cùng tham gia với các đơn vị kinh tế trên còn có các công ty, xí nghiệp kinh
doanh lơng thực của các nông trờng lớn và công ty lơng thực của 12 tỉnh
trong khu vực.
Thị trờng tiêu thụ nông sản là thị trờng đầu ra của sản phẩm nông
nghiệp, thị trờng này mang tính chất thời vụ rõ rệt, khiến cho cung cầu,
cạnh tranh và giá cả về nông phẩm hàng hóa trên thị trờng thờng xuyên
biến động. Khi đến vụ thu hoạch, cung nông phẩm hàng hóa tăng lên, trái
lại vào thời kỳ giáp hạt, giáp vụ, trái vụ lợng cung sẽ giảm. Ngoài ra việc
cung nông phẩm hàng hóa còn chịu ảnh hởng bởi điều kiện tự nhiên (nắng
hạn, bão, lũ, sâu bệnh). Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất đợc mùa,
lợng sản phẩm cung cho thị trờng tăng lên và ngợc lại.
Vấn đề giao thông. Đối với cây trồng, vật nuôi có khối lợng sản
phẩm lớn thì giao thông có ý nghĩa to lớn trong việc giảm chi phí sản xuất
và chi phí lu thông sản phẩm. Theo Lênin, hệ thống giao thông vận tải
thông suốt sẽ liên kết đợc các ngành, các vùng, các địa phơng, các cơ sở sản

25

×