LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm bởi ý nghĩa kinh tế xã hội
to lớn của nó. Đối với cán bộ công chức trong khu vực công thì tiền lương là
nguồn thu nhập quan trọng nhất giúp họ đảm bảo được cuộc sống. Và đối với nền
kinh tế đất nước, tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân phối của cải vật chất
do chính người lao động sáng tạo ra. Để tiền lương thực sự là để tăng hiệu quả
lao động thì vấn đề đặt ra là nên áp dụng hình thức trả lương như thế nào cho phù
hợp tính chất đặc điểm hoạt động của khu vực hành chính công nhằm phát huy tối
đa tính kích thích của tiền lương đối với người lao động và đảm bảo tốt mối quan
hệ lợi ích giữa nhà nước và người lao động. Do vậy việc xây dựng hệ thống thang
bảng lương hoàn chỉnh và chi tiết trong khu vực công là một phần trong công tác
tiền lương nói chung của khu vực này nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng .
Thấy được tầm quan trọng đó của hệ thống thang bảng lương nên em đã
chọn đề tài “Đánh giá hệ thống thang bảng lương trong khu vực công ở
Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị” hy vọng vân dụng các kiến thức
đã học đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Với thời gian và lượng kiến thức
có hạn nên trong việc bày tỏ ý kiến không tránh khỏi những sai sót rất mong nhận
được sự đóng góp chân tình của thầy/cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm chung về tiền lương
Tiền lương là tiền công trả định kỳ, thường là hằng tháng cho công
nhân, viên chức. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tiền lương là số tiền
mà người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng
nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo
tháng hoặc nửa tháng. Nhưng tiền lương không chỉ phản ánh quan hệ kinh
tế giữa người sử dụng lao động và người lao động, mà do tính chất đặc biệt
của loại hàng hoá sức lao động nên tiền lương còn là một vấn đề xã hội rất
quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Tiền lương là một bộ
phận quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng
kinh tế và giải quyết công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao năng lực và hiệu
quả quản lý nhà nước, khai thác tiềm năng sáng tạo của người lao động.
Trong khu vực công, tiền lương là số tiền mà các cơ quan, tổ chức của
Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế, chính sách của Nhà nước và
được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
Trong hoạt động công vụ, tiền lương đóng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là
một trong những yếu tố tiên quyết thu hút và giữ được những người có tài
năng tham gia hoạt động trong khu vực công, tránh hiện tượng chảy máu
chất xám từ khu vực công sang khu vực tư.
2. Thang lương, bảng lương và mức lương
Thang lương: Dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa
những công nhân cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ
phức tạp khác nhau.
Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp
với các bậc lương ấy.
Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ
thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề
công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động).
Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được
trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.
Bội số thang lương: là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong
một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao
gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1)
2
Bảng lương: cũng như thang lương có số bậc và hệ số lương nhưng
áp dụng chủ yếu cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp, cho
một số công việc mà mức độ thành thạo (chênh lệch giữa các bậc) chủ yếu
dựa vào yếu tố thâm niên nghề. Ví dụ như lái xe, lái tàu, vận hành, điều
hành hệ thống điện, thợ lặn, nhân viên bưu chính viễn thông…
Mức lương: là số lương tiền tệ được quy định để trả công lao động
trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các hệ số trong
thang lương.
3. Vai trò của hệ thống thang bảng lương trong khu vực công
Trong thực tế, cán bộ công chức thường được phân loại theo nghề.
Việc phân phối này tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học và công nghệ,
vào trình độ phân công và hợp tác lao động trong xã hội. Trên cơ sở phân
loại này, mỗi loại cán bộ, công chức bao gồm một số chức danh viên chức,
và mỗi loại chức danh viên chức được quy định phải thực hiện, hoàn thành
một số nhiệm vụ, công việc cụ thể. Những nhiệm vụ này ấn định mức độ
phức tạp lao động của công việc và lượng tiêu hao lao động để thực hiện
công việc
- Tính phức tạp của công việc thể hiện:
+ Trình độ nghề nghiệp biểu hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thâm
niên nghề nghiệp, tính chủ động sáng tạo trong công việc, sự phối hợp với
các đồng nghiệp
+ Trách nhiệm nghề nghiệp biểu hiện ở trách nhiệm về ảnh hưởng của quá
trình thực hiện công việc và kết quả công việc, trách nhiệm đối với tài sản,
vật chất có liên quan đến công việc, vv..
- Mức tiêu hao lao động tùy thuộc vào điều kiện và môi trường lao động cụ
thể, thể hiện qua các yếu tố tâm, sinh lý trong quá trình lao động.
Xuất phát từ cơ sở của việc xác định chế độ tiền lương của công, viên chức
nói trên, bảng lương của công viên chức được lập ra phải thể hiện được hết
các yếu tố đó trong lao động. Ví dụ như trong hệ thống thang lương bảng
lương, người có trình độ cao, có kinh nghiệm phải ở mức lương cao hơn
những người có trình độ thấp, chưa có kinh nghiệm, trong cùng một công
việc, người làm ở những điều kiện không thuận lợi sẽ được hưởng phụ cấp
hoặc lương cao hơn những người làm việc ở điều kiện bình thường,
vv..Hoặc cùng là cán bộ, công chức nhưng giáo viên sẽ được hưởng lương
cao hơn những cán bộ công chức khác
Bảng lương của cán bộ công chức được quy định theo ngành. Trong mỗi
ngành có các ngạch lương, mỗi ngạch lương có hệ số mức lương chuẩn và
các bậc lương thâm niên.
- Ngạch lương: mỗi ngạch lương tương ứng với một ngạch cán bộ, công
chức, phản ánh nội dung công việc và trình độ công chức, viên chức (ví dụ
như ngạch giảng viên, chuyên viên).
3
- Hệ số mức lương chuẩn: là hệ số mức lương khởi điểm của ngạch, mỗi
ngạch có hệ số mức lương chuẩn. Hệ số mức lương chuẩn của một ngạch
chịu sự cân đối trong nội bộ ngành và sự cân đối chung giữa các ngành
- Bậc lương thâm niên: thể hiện thâm niên cán bộ, công chức đã làm việc
trong ngạch được xác định hợp lý nhằm động viên, khuyến khích họ yên tâm
làm việc. Số bậc lương thâm niên của mỗi ngạch nhiều hay ít tùy thuộc vào
yêu cầu đào tạo và độ phức tạp trong ngạch.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG
TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
CÁC KHUYẾN NGHỊ
1. Hệ thống bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức
trong các cơ quan nhà nước
4
Bảng 2
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức
trong các cơ quan nhà nước
(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)
Đơn vị tính: 1.000đồng
Z
Nhóm ngạch
1
a
Công chức loại A3
Nhóm 1 (A3.1)
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Nhóm 2 (A3.2)
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Công chức loại A2
Nhóm 1 (A2.1)
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Nhóm 2 (A2.2)
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
b
2
a
b
Bậc 1 Bậc 2
Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9
6.20
6.56
6.92
7.28 7.64 8.00
1,798. 1,902.4 2,006.8 2,111. 2,215. 2,320.
0
2
6
0
5.75
6.11
6.47
6.83 7.19 7.55
1,667. 1,771.9 1,876.3 1,980. 2,085. 2,189.
5
7
1
5
4.40
4.74
5.08
5.42 5.76 6.10 6.44 6.78
1,276. 1,374.6 1,473.2 1,571. 1,670. 1,769. 1,867. 1,966.
0
8
4
0
6
2
4.00
4.34
4.68
5.02 5.36 5.70 6.04 6.38
1,160. 1,258.6 1,357.2 1,455. 1,554. 1,653. 1,751. 1,850.
0
8
4
0
6
2
5
Bậc
10
Bậc 11 Bậc 12
3
4
5
6
a
b
c
Công chức loại A1
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Công chức loại A0
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Công chức loại B
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Công chức loại C
Nhóm 1 (C1)
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Nhóm 2 (C2)
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Nhóm 3 (C3)
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
cc01/10/2004
2.34
678.6
2.67
774.3
3.00
870.0
3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
965.7 1,061. 1,157. 1,252. 1,348. 1,444.
4
1
8
5
2
2.10
609.0
2.41
698.9
2.72
788.8
3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89
878.7 968.6 1,058. 1,148. 1,238. 1,328. 1,418.
5
4
3
2
1
1.86
539.4
2.06
597.4
2.26
655.4
2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66
3.86
4.06
713.4 771.4 829.4 887.4 945.4 1,003. 1,061. 1,119.4 1,177.4
4
4
1.65
478.5
1.83
530.7
2.01
582.9
2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27
3.45
3.63
635.1 687.3 739.5 791.7 843.9 896.1 948.3 1,000.5 1,052.7
1.50
435.0
1.68
487.2
1.86
539.4
2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12
591.6 643.8 696.0 748.2 800.4 852.6 904.8
3.30
3.48
957.0 1,009.2
1.35
391.5
1.53
443.7
1.71
495.9
1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97
548.1 600.3 652.5 704.7 756.9 809.1 861.3
3.15
913.5
6
3.33
965.7
Ghi chú:
1. Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành
chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ,
công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo
quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.
2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn
bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi
thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng
trong ngạch.
3. Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều
kiện lao động cao hơn bình thường.
4. Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và
còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc
trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi
nâng ngạch như sau:
- Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc
trong ngạch.
- Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch
là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
- Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm
(bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy
định tại đối tượng áp dụng bảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công
chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của
ngạch công chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó.
Đối tượng áp dụng bảng 2
( S ử a đ ổ i b ổ x u n g t h e o N g h ị đ ị n h s ố 17/2013/NĐ-CP)
7
1- Công chức loại A3:
- Nhóm 1 (A3.1):
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
Ngạch công chức
Chuyên viên cao cấp
Thanh tra viên cao cấp
Kiểm soát viên cao cấp thuế
Kiểm toán viên cao cấp
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
Kiểm tra viên cao cấp hải quan
Thẩm kế viên cao cấp
Kiểm soát viên cao cấp thị trường
9
Thống kê viên cao cấp
10
11
12
13
Kiểm soát viên cao cấp chất
lượng sản phẩm, hàng hóa
Chấp hành viên cao cấp (thi
hành án dân sự)
Thẩm tra viên cao cấp (thi hành
án dân sự)
Kiểm tra viên cao cấp thuế
- Nhóm 2 (A3.2):
Số TT
Ngạch công chức
1
Kế toán viên cao cấp
2
Kiểm dịch viên cao cấp động - thực vật
2- Công chức loại A2:
- Nhóm 1 (A2.1):
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ngạch công chức
Chuyên viên chính
Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thanh tra viên chính
Kiểm soát viên chính thuế
Kiểm toán viên chính
Kiểm soát viên chính ngân hàng
Kiểm tra viên chính hải quan
Thẩm kế viên chính
Kiểm soát viên chính thị trường
Thống kê viên chính
8
11
12
13
14
15
Kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Chấp hành viên trung cấp (thi hành án dân sự)
Thẩm tra viên chính (thi hành án dân sự)
Kiểm tra viên chính thuế
Kiểm lâm viên chính
- Nhóm 2 (A2.2):
Số TT
1
2
3
Ngạch công chức
Kế toán viên chính
Kiểm dịch viên chính động - thực vật
Kiểm soát viên chính đê điều (*)
3- Công chức loại A1:
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Ngạch công chức
Chuyên viên
Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh
Công chứng viên
Thanh tra viên
Kế toán viên
Kiểm soát viên thuế
Kiểm toán viên
Kiểm soát viên ngân hàng
Kiểm tra viên hải quan
Kiểm dịch viên động- thực vật
Kiểm lâm viên chính
Kiểm soát viên đê điều (*)
Thẩm kế viên
Kiểm soát viên thị trường
Thống kê viên
Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Kỹ thuật viên bảo quản
Chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự)
Thẩm tra viên (thi hành án dân sự)
Thư ký thi hành án (dân sự)
Kiểm tra viên thuế
Kiểm lâm viên
4- Công chức loại Ao: áp dụng đối với các ngạch công chức yêu cầu
trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ
quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh,
tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (công
9
chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng ngạch lên công chức loại A2
nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).
5- Công chức loại B:
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Ngạch công chức
Cán sự
Kế toán viên trung cấp
Kiểm thu viên thuế
Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng) (*)
Kiểm tra viên trung cấp hải quan
Kỹ thuật viên kiểm dịch động - thực vật
Kiểm lâm viên
Kiểm soát viên trung cấp đê điều (*)
Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản
Kiểm soát viên trung cấp thị trường
Thống kê viên trung cấp
Kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng
hóa
Thư ký trung cấp thi hành án (dân sự)
Kiểm tra viên trung cấp thuế
Kiểm lâm viên trung cấp
Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp
Thủ kho bảo quản
6- Công chức loại C:
Nhóm 1 (C1):
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Ngạch công chức
Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng
Kiểm ngân viên
Nhân viên hải quan
Kiểm lâm viên sơ cấp
Thủ kho bảo quản nhóm I
Thủ kho bảo quản nhóm II
Bảo vệ, tuần tra canh gác
Nhân viên bảo vệ kho dự trữ
- Nhóm 2 (C2):
Số TT
1
2
Ngạch công chức
Thủ quỹ cơ quan, đơn vị
Nhân viên thuế
10
- Nhóm 3 (C3): Ngạch kế toán viên sơ cấp
Ghi chú: Các ngạch đánh dấu (*) là có thay đổi về phân loại công chức.
2. Đánh giá
* Ưu điểm:
- Thể hiện được trình độ nghề nghiệp biểu hiện qua trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, thâm niên nghề nghiệp, tính chủ động sáng tạo trong công việc,
sự phối hợp với các đồng nghiệp.
- Chỉ rõ trách nhiệm nghề nghiệp biểu hiện ở trách nhiệm về ảnh hưởng
của quá trình thực hiện công việc và kết quả công việc, trách nhiệm đối
với tài sản, vật chất có liên quan đến công việc.
- Được đơn giản, rút ngắn các hệ số => đơn giản trong tính toán, mở rộng
hệ số giữa các bậc.
- Bội số tiền lương được mở rộng.
- Các bậc lương thấp được quan tâm nâng cao hơn.
- Mỗi ngạch lương tương ứng với một ngạch cán bộ, công chức, phản ánh
nội dung công việc và trình độ công chức, viên chức
- Bổ xung thêm một số chức danh là một nét mới trong tiến trình cải cách
tiền lương, tạo động lực và sự thu hút những người có trình độ về làm
việc tại khu vực công.
* Nhược điểm
Khi tiền lương thấp, công chức sẽ không chỉ sống bằng lương mà
chủ yếu từ thu nhập ngoài lương (vậy khi đó tiền lương không phải là thu
nhập chính, không tính được thuế thu nhập chính xác). Các khoản thu
nhập ngoài lương có thể khác nhau giữa các cơ quan nhà nước và giữa
các vị trí công chức, nhưng nhìn chung Nhà nước chưa quản lý được.
Điều này dẫn đến hiện tượng không công bằng trong chính sách tiền
lương và thu nhập của công chức, đồng thời nảy sinh tâm lý sẵn sàng
"chạy chọt" để vào được những cơ quan hay những vị trí có thể mang lại
càng nhiều thu nhập ngoài lương càng tốt. Nhược điểm này không những
là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước
mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, tham nhũng (cả
về vật chất và thời gian), hối lộ, biến chất của một bộ phận công chức.
Khi tiền lương không còn là thu nhập chính của công chức, thì sẽ
mất dần tác dụng là động lực thúc đẩy công chức thực thi công vụ tốt,
khiến không ít công chức làm việc chiếu lệ chỉ để giữ chỗ trong cơ quan
nhà nước, dành sức để làm ngoài hoặc lợi dụng vị trí mà mình đang đảm
đương trong cơ quan nhà nước làm chỗ dựa để làm ngoài. Trong nhiều
11
trường hợp, công chức bỏ hẳn cơ quan nhà nước ra làm cho các tổ chức
ngoài khu vực nhà nước với mức lương hấp dẫn hơn. Đây chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám".
Cơ chế "bình quân chủ nghĩa", "đến hẹn lại lên" trong cách trả lương
và tăng lương cho công chức cũng là một điểm yếu trong chính sách tiền
lương hiện nay. Nhiều người có tuổi nhưng thiếu năng lực vẫn nghiễm
nhiên được hưởng mức lương cao gấp hai, gấp ba những công chức trẻ
có năng lực thật sự. Không có sự khác nhau rõ ràng trong cơ chế trả
lương cho những công chức làm việc với chất lượng và hiệu quả khác
nhau. Dù làm nhiều hay ít, hiệu quả hay không, miễn là không bị kỷ luật,
công chức vẫn sẽ được trả lương theo ngạch, bậc hay bằng cấp và thâm
niên. Thực tế đầy mâu thuẫn này vô hình chung làm triệt tiêu động lực
phát triển của công chức.
Các bậc lương trong một ngạch quá ngắn, chưa đủ để cho một
người từ khi tốt nghiệp các bậc đào tạo chuyên môn (tối đa là trình độ đại
học), được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức đến khi nghỉ hưu
là vừa giữ bậc cuối cùng trong ngạch (tính cả những khả năng được nâng
bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc).
Về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức đã được
ban hành từ năm 1993 đến nay chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Ví
dụ: tại Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của
Trưởng ban, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính thì tiêu
chuẩn ngạch chuyên viên (mã số 01.003) yêu cầu phải có trình độ đại học
về chuyên môn nghiệp vụ; qua lớp bồi dưỡng chương trình quản lý nhà
nước ngạch chuyên viên; có trình độ ngoại ngữ trình độ A. Tuy nhiên, hiện
nay quy định này không còn phù hợp vì yêu cầu hiện nay đối với cấp độ
tham mưu của công chức, viên chức ngạch chuyên viên ngoài tiêu chuẩn
nghiệp vụ có trình độ đại học thì phải có trình độ ngoại ngữ trình độ B và
trình độ tin học trình độ A (thành thạo vi tính trong soạn thảo văn bản).
Việc thực hiện xếp lương theo ngạch, bậc đối với cán bộ bầu cử
trong các cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khi điều động, luân
chuyển cán bộ, công chức, viên chức. Tuy vậy, đối với những trường hợp
cán bộ, công chức, viên chức bầu cử sau ngày 01/10/2004 lại không được
chuyển xếp lương theo bảng chuyển xếp số 3 là quá thiệt thòi.
Đối với bảng lương của cán bộ chuyên trách, hệ số quy định chưa
tương xứng so với bậc khởi điểm của một công chức có trình độ đại học,
đã tạo nên sự bất hợp lý trong việc thực hiện chế độ tiền lương chưa đảm
bảo nguyên tắc hưởng lương theo trình độ và công việc được giao.
3. Các khuyến nghị
- Tổ chức nghiên cứu tổng thể và luận chứng đầy đủ về các mối quan hệ
vĩ mô của tiền lương, trên cơ sở đó xem xét thể hiện các nội dung hoàn
12
thiện nói trên vào đề án cải cách tiền lương Nhà nước trong giai đoạn tới,
cụ thể như mối quan hệ giữa tiền lương - việc làm; mối quan hệ tiền lương
- tiền công - thu nhập giữa các nhóm dân cư; tiền lương - phát triển con
người - phát triển kinh tế.
- Quy định những nguyên tắc chung nhất về việc xây dựng thang lương,
bảng lương cho các doanh nghiệp vận dụng. Theo đó, doanh nghiệp có
trách nhiệm xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
phù hợp với quy mô, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, tự lựa chọn
quyết định mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu do
Nhà nước quy định; hình thành các phương pháp trả lương và thu nhập
gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Hướng dẫn phương pháp xây dựng hệ thống tiền lương, định mức lao
động, đơn giá tiền lương, phương pháp tính năng suất lao động gắn với
tiền lương.
- Đổi mới vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động và xã hội theo
hướng tăng cường áp dụng các công cụ, các đòn bẩy kinh tế, giảm các
biện pháp quản lý hành chính, trực tiếp; tăng cường vai trò điều tiết lao
động và hỗ trợ cho thị trường lao động phát triển như cung cấp thông tin
về thị trường lao động, các hoạt động hỗ trợ về việc làm và đào tạo nghề,
sớm ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách trợ giúp
khác.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định và nghiên cứu chính
sách có liên quan đến lao động và tiền lương. Đồng thời tạo điều kiện
pháp lý để các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tham gia việc hoạch
định và thực hiện các chính sách về lao động và tiền lương.
- Tổ chức bộ phận nghiên cứu hoạch định chính sách tiền lương, bộ phận
kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương phù hợp với yêu cầu
quản lý mới. Kịp thời phát hiện xử lý những vướng mắc phát sinh trong
vấn đề tiền lương, thu nhập cũng như đề xuất với Nhà nước việc điều
chỉnh bổ sung, sửa đổi khi phát sinh bất hợp lý.
13
KẾT LUẬN
Những phân tích trên cho thấy đã đến lúc phải có bước đột phá thật sự
trong việc tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, không chỉ là ở vấn đề tạo
nguồn tài chính để tăng lương tối thiểu đơn thuần mà cả về vấn đề nghiệp vụ tiền
lương, nghĩa là cải cách cả hệ thống thang bảng lương khắc phục những hạn chế,
bất cập của nó xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của cuộc sống. Cần khẩn
trương đưa quan điểm của Đảng tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7
(khoá VIII) vào cuộc sống, rằng: “Tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế –
xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư
cho phát triển; góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ,
nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất công tác”
Đại hội lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định: “Cải cách cơ bản chế độ tiền
lương cán bộ, công chức theo hướng tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương; điều chỉnh tiền
lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; hệ thống thang bậc
lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người có tài, người làm việc
giỏi”
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 11/12/2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang.
- Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Và một số tài liệu về khu vực hành chính công.
15
16
MỤC LỤC