Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn hai xã Quãng Công và Quãng Ngạn huyện Quãng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 69 trang )

KHOA THỦY SẢN
----------

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Điều tra tình hình nuôi tôm trên địa bàn hai xã Quảng Công
và xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Quang
Lớp

: Cao Đẳng Nuôi Trồng Thủy Sản 48B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Tôn Thất Chất
Bộ môn

: Nuôi Trồng Thủy Sản

Huế 2016


KHOA THỦY SẢN
----------

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:


Điều tra tình hình nuôi tôm trên địa bàn hai xã Quảng Công
và xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Quang
Lớp

: Cao Đẳng Nuôi Trồng Thủy Sản 48B

Địa điểm

: Xã Quảng Công, Xã Quảng Ngạn

Thời gian

: 07/2016 đến 12/2016

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Tôn Thất Chất
Bộ môn

: Nuôi Trồng Thủy Sản

Huế 2016


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại địa bàn xã Quảng Công và xã Quảng Ngạn, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp với kiến thức đã học trên ghế nhà trường,
đến nay tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp cuối khóa của mình.
Để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế, các thầy cô trong

khoa Thủy sản cũng như các thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
cho tôi những kiến thức rất quan trọng và bổ ích trong suốt các năm học vừa qua. Đó
không chỉ là những kiến thức cần thiết cho đợt thực tập cuối khóa này mà còn là
hành trang giúp tôi vững bước vào đời.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô chú ở UBND xã Quảng Công
và xã Quảng Ngạn, các hộ nuôi đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, chia sẽ kinh nghiệm
cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Tôn Thất chất, giảng
viên khoa Thủy sản đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp
đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện báo cáo này.
Và qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn đối với gia đình và
lời cảm ơn chân thành đến bạn bè đã luôn ủng hộ, chia sẽ, động viên tinh thần cho tôi
trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này.
Huế, tháng 12 năm 2016
Sinh viên

Phan Thanh Quang


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sản lượng và giá trị thủy sản phân theo địa phương năm 2012………………1
Bảng 2.2. Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2012 – 2014)…………….1
Bảng 2.3. Tình hình nuôi tôm 2 năm 2007 – 2008 ở huyện Quảng Điền………………...1
Bảng 2.4. Tiêu chí phân loại hình thức nuôi……………………………………………...1
Bảng 4.1. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tại 2 xã Quảng Công và Quảng
Ngạn…………1
Bảng 4.2. Diễn biến sản lượng NTTS của 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn giai đoạn
2012 – 2015……………………………………………………………………………......1
Bảng 4.3. Số lao động tham gia NTTS…………………………………………………....1

Bảng 4.4. Độ tuổi các hộ được phỏng vấn………………………………………………...1
Bảng 4.5. Trình độ học vấn các hộ được phỏng vấn……………………………………...1
Bảng 4.6. Số năm kinh nghiệm các hộ được phỏng vấn…………………………………..1
Bảng 4.7. Tham gia tập huấn NTTS……………………………………………………….1
Bảng 4.8. Tình hình sở hữu về ao nuôi……………………………………………………1
Bảng 4.9. Nghề nghiệp thu nhập chính các hộ được phỏng vấn…………………………..1
Bảng 4.10. Nghề nghiệp thu nhập phụ các hộ được phỏng vấn…………………………...1
Bảng 4.11. Tình hình vay vốn các hộ được phỏng vấn……………………………………1
Bảng 4.12. Các thông số kỹ thuật về tình hình cải tạo ao………………………………….1
Bảng 4.13. Các chỉ tiêu của chất lượng nước………………………………………………1
Bảng 4.14. Chất lượng nguồn nước sử dụng……………………………………………….1
Bảng 4.15. Biện pháp quản lý ao nuôi………………………………………………… …..1


Bảng 4.16. Các bệnh thường gặp và cách chữa trị…………………………………………1
Bảng 4.17. Số hộ mắc bệnh……………………………………………………………….1
Bảng 4.18. Biện pháp thu hoạch…………………………………………………………...1

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Quảng Công – huyện Quảng Điền…………………….1
Hình 4.2. Bản đồ vị trí địa lý xã Quảng Ngạn – huyện Quảng Điền…………………….1
Hình 4.3. Hình thái tôm Sú……………………………………………………………….1
Hình 4.4. Hình thái tôm thẻ chân trắng……………………………..…………………….1

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tổng sản lượng tôm toàn thế giới…………………………………………...1
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu số nhân khẩu tham gia NTTS……………………………………….1
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu độ tuổi các hộ tham gia NTTS………………………………………1
Biểu đồ 4.5. Số năm kinh nghiệm các hộ dân tham gia NTTS…………………………...1



DANH MỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân.

TTH

: Thừa Thiên Huế.

BTB&DH MT

: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung.

NTTS

: Nuôi Trồng Thủy Sản.

ĐB

: Đồng Bằng.

HQKT

: Hiệu Quả Kinh Tế.

FAO


: Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc.

FCR

: Hệ Số Chuyển Đổi Thức Ăn.

TDMN PB

: Trung Du Miền Núi Phía Bắc.

QC

: Quảng Canh.

QCCT

: Quảng Canh Cải Tiến.

BTC

: Bán Thâm Canh.

TC

: Thâm Canh.

CSHT

: Cơ Sở Hạ Tầng.


NN&PTNT

: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

MMTB

: Máy Móc Thiết Bị.

CĐ- ĐH

: Cao Đẳng- Đại Học.

DT

: Diện Tích.

ĐVTS

: Động Vật Thủy Sản.

TNGB

: Tác Nhân Gây Bệnh.


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.....................................................Error: Reference source not found
1.1.

Đặt vấn đề.........................................................Error: Reference source not found


1.2.

Mục tiêu của đề tài..........................................Error: Reference source not found

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................Error: Reference source not found
2.1.

Tình hình nuôi tôm trên thế giới...................Error: Reference source not found

2.2.

Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam........................................................................1

2.2.1. Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam........................................................................1
2.2.2. Tình hình nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế.............................................................1
2.2.3. Tình hình nuôi tôm tại huyện Quảng Điền.........................................................1
2.3.

Các hình thức nuôi tôm chuyên canh.................................................................1

2.3.1. Nuôi tôm quảng canh..........................................................................................1
2.3.2. Nuôi tôm quảng canh cải tiến.............................................................................1
2.3.3. Nuôi tôm bán thâm canh...............................Error: Reference source not found
2.3.4. Nuôi tôm thâm canh hay nuôi công nghiệp. .Error: Reference source not found
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........1
3.1.

Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................1


3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................1

3.3.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................1

3.4.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................1

3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp................................................................................. 1
3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp...................................................................................1
3.4.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra...................Error: Reference source not found
3.4.4. Phương pháp tổ chức thực hiện điều tra............................................................1
3.5. Phương pháp xử lý số
liệu………………………………………………………...Error: Reference source not
found


PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………………..............2

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu………..1
4.1.1. Xã Quảng Công……………………………………………………………..1
4.1.2. Xã Quảng Ngạn…………………………………………………………..…..1
4.2. Đánh giá hiện trạng nuôi tôm của 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn……….1
4.2.1. Hoạt động nuôi tôm tại vùng nghiên cứu………………………..…………..1
4.2.2. Diện tích NTTS năm 2015……………………………………………………1
4.2.3. Qui mô sản xuất……………………………………………………………….1

4.2.4. Sản lượng NTTS giai đoạn 2012-2015……………………………………….1
4.3. Đặc điểm lao động tham gia nuôi trồng thủy sản……………………………....1
4.3.1. Số nhân khẩu tham gia NTTS………………………………………………..1
4.3.2. Độ tuổi các hộ được phỏng vấn………………………………………………1
4.3.3. Trình độ học vấn……………………………………………………………...1
4.3.4. Số năm kinh nghiệm NTTS…………………………………………………..1
4.4. Hiện trạng tiếp thu kỹ thuật của ngư dân……………………………………....1
4.4.1. Tham gia tập huấn NTTS…………………………………………………….1
4.4.3. Tình hình sở hữu ao nuôi…………………………………………………….1
4.4.4. Nghề nghiệp thu nhập chính, phụ……………………………………………1
4.4.5. Tín dụng và vay vốn…………………………………………………………...1
4.5. Quản lý kỹ thuật………………………………………………………………...1
4.5.1. Tình hình cải tạo ao của 2 xã…………………………………….................1
4.5.2. Chất lượng nguồn nước……………………………………………………..1
4.6. Đối tượng nuôi, thời vụ và mật độ thả nuôi………………………………...…1
4.6.1. Đối tượng nuôi……………………………………………………………....1
4.6.1.1.Tôm sú .(penaeus monodon)……………………………………….……1
4.6.1.2.Tôm thẻ chân trắng .(Litopenaeus vannamei)………………………..…1


4.6.2. Nguồn giống…………………………………………………………………1
4.6.3. Thời vụ, mật độ thả giống…………………………………………………...1
4.7. Quản lý ao nuôi………………………………………………………………….1
4.7.1. Thức ăn………………………………………………………………………1
4.7.2. Biện pháp quản lý ao nuôi…………………………………………………...1
4.8. Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trừ……………………………….…1
4.8.1. Nguyên tắc chung…………………………………………………………….1
4.8.2. Các bệnh thường gặp………………………………………………………….1
4.9. Thời gian nuôi và biện pháp thu hoạch…………………………………………1
4.10. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế………………………………………………..1

4.11. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nuôi tôm ở 2 xã…………….1
4.11.1. Thuận lợi…………………………………………………………………….1
4.11.2. Khó khăn………………………………………………………………….…1
4.12. Định hướng phát triển NTTS bền vững trong những năm tới……………….1
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 1
5.1. Kết luận..................................................................................................................... 1
5.2. Kiến nghị................................................................................................................... 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................1
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngành NTTS đã có
những bước phát triển nhảy vọt, tạo ra giá trị kinh tế cao với kim ngạch xuất khẩu
hàng năm đạt hơn 1 tỷ USD, phát triển NTTS đã và đang được coi như một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, góp phần giải
quyết việc làm cho đại đa số người dân ven biển,tăng hiệu quả thu nhập đem lại
một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Việt Nam là nước có tiền năng vè thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận
lợi, nước ta có đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi
trường, nguồn thức ăn….là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển thủy sản. Đặc
biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá
Tam Giang- Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích là 21.549 ha
[0], là nới có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng của các loài thủy sản có
giá trị kinh tế cao, đặc biệt là tôm.
Huyện Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá TTH
có tiền năng lớn về NTTS, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó 2 xã Quảng Công và
Quãng Ngạn là nơi có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất huyện Quảng Điền với

nhiều loài tôm có giá trị kinh tế cao và nhiều mô hình nuôi khác nhau góp phần
xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân địa
phương.
Trước những chuyển đổi về loài nuôi và hình thức nuôi tại địa phương,
được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm, khoa Thủy Sản và giáo hướng dẫn,
tôi xin thực hiện đề tài: " Điều tra tình hình nuôi tôm trên địa bàn hai xã Quảng
Công và xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ".
1.2. Mục tiêu của đề tài.


- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho học tập và
công tác sau này.
- Nắm bắt được tình hình, các mô hình nuôi tôm có giá trị ở xã Quảng Công
và Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Biết được giá trị kinh tế mà nuôi tôm mang lại.
- Hiểu được những thuận lợi cũng như khó khăn trong mô hình nuôi tôm và
góp phần đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn đó.
- Thông qua điều tra nắm bắt được tình hình nuôi tôm, góp phần quảng bá, nhân
rộng các mô hình nuôi ở nhiều địa phương khác có điều kiện sinh thái tương tự ở huyện
Quảng Điền.

PHẦN 2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới.
Trên thế giới có không ít quốc gia có vùng đất ngập nước ven biển và đường bờ
biển trải dài. Nhiều nước đã nhận rõ tiềm năng và thế mạnh của vùng ven biển là nuôi
trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Mặc dù điều kiện địa hình của nhiều nước không thuận lợi

trong việc hình thành các ao hồ, đầm NTTS, nhưng đa số các nước đã tận dụng mặt nước
ven bờ để nuôi trồng nhiều loại thuỷ hải sản và coi đó là một trong những ngành có giá trị
kinh tế cao, đặc biệt là nuôi tôm.
Trong vài thập kỷ qua, ngành sản xuất tôm, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, đã
được mở rộng từ 2,4 triệu tấn năm 1987 lên đến 4,2 triệu tấn năm 2010. Từ đó đến nay,
ngành sản xuất tôm đã dần trở nên ổn định hơn.[30]
Từ giữa thế kỷ 80, bên cạnh đánh bắt thì nuôi trồng bắt đầu có ý nghĩa quan trọng
trong ngành sản xuất tôm và đã đóng góp hơn 30% tổng sản lượng trong đầu những năm
1990. Trong năm 2011, nghề nuôi tôm cung cấp 2,4 triệu tấn, chiếm đến 46% tổng sản
lượng tôm thế giới. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã mở rộng ra trên tất cả các châu lục và đặc
biệt phát triển ở châu Á.[30]
Nghề nuôi tôm thật sự phát triển ở châu Á từ những năm 1990 và trở thành một
trong những ngành kinh tế chủ lực cho các vùng ven biển, đưa những nơi này trở thành
các khu vực có điều kiện thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại. Và hiện nay, châu
Á đang là châu lục sản xuất tôm nhiều nhất trên thế giới bởi điều kiện khí hậu nơi đây
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài giáp xác. Từ năm 1980, hơn 50%
lượng tôm được cung cấp bắt nguồn từ châu Á và tỷ lệ này tăng lên đến 60% từ năm
1990 trở về sau. Trong năm 2011, tổng lượng tôm cung ứng của châu Á ước đạt 4 triệu
tấn trong đó có hơn 1,8 triệu tấn là từ nuôi trồng.[30]
Biểu đồ 2.1. Tổng sản lượng tôm toàn thế giới.


(Nguồn: www.globefish.org/files/SHRIMPMadrid_171.pdf)
MT: nghìn tấn.
7 trong 10 nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới vào năm 2010 thuộc về châu Á. Đó
là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Những
nước này sản xuất đến 3,2 triệu tấn chiếm 2/3 tổng sản lượng tôm thế giới. Trong đó
Trung Quốc cung cấp 1,3 triệu tấn vào năm 2010 và con số này là 1,7 triệu tấn năm 2011.
Trung Quốc đã sớm nhận ra những loài thuỷ sản có giá trị và nhanh chóng ứng dụng
khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất thủy sản nuôi trồng nhằm đáp ứng

nhu cầu của thị trường thế giới. Về phần Ấn Độ, nước này cung cấp khoảng 499 nghìn


tấn năm 2010 và 2011. Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, ngành sản xuất tôm của Việt
Nam bắt đầu phát triển và hiện nay nơi đây trở thành một trong những nước sản xuất tôm
chính của thế giới.[30]
Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn có lịch sử phát triển muộn hơn so với nghề
nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên do giá trị kinh tế cao của các đối tượng nuôi và một tiềm
năng lớn để phát triển nền nuôi trồng thủy sản lợ, mặn đã phát triển mạnh và trở thành
ngành đưa lại nguồn thu nhập chính cho người dân ven biển.
Ngày nay, sản xuất thủy sản đang thường xuyên đối mặt với tình trạng ô nhiễm
môi trường ngày càng gia tăng do chính hoạt động của nuôi trồng thủy sản gây ra. Nhiều
quốc gia đã khuyến cáo việc sử dụng quá mức các hóa chất trong nuôi trồng và chế biến
thủy sản, lạm dụng kỹ thuật, đầu tư thâm canh quá cao là nguyên nhân chủ yếu làm phá
vỡ sự cân bằng nhiều vùng sinh thái ven biển. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng
sinh một cách bừa bãi trong phòng và trị cho các đối tượng nuôi thủy sản đã gây ra các
tình trạng kháng thuốc trên diện rộng. Kết quả là dư lượng thuốc kháng sinh tồn đọng
trong sản phẩm nuôi quá mức cho phép gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và
sức khỏe người
2.2. Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam.
2.2.1. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam.
Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3200 km suốt từ Bắc vào Nam cùng với hệ thống
sông ngòi chằng chịt trên khắp đất nước là tiềm năng to lớn cho đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, bên cạnh
nguồn lợi đánh bắt thì nuôi trồng cũng đang là tiềm năng to lớn cho phát triển ngành thủy
sản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2013, trong 4.602,03 tấn thủy sản của cả
nước, tỷ lệ đánh bắt và nuôi trồng xấp xỉ 50% nhưng giá trị ngành NTTS đóng góp đến
66% trong tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản.[2]
Bảng 2.1. Sản lượng và giá trị thủy sản phân theo địa phương năm 2012.



Chỉ tiêu
Cả nước
1. ĐB sông Hồng
2. TD&MN PB
3. BTB&DH MT
4. Tây Nguyên
5. Đông Nam Bộ
6. ĐB sông Cửu Long

Sản lượng
Nghìn tấn

Giá trị sản xuất
%

Tỷ đồng

%

4.602,03

100

50.081,9

100

497,20


10,80

3,843,0

7,67

60,91

1,32

463,6

0,93

985,56

21,42

8.897,6

17,77

18,43

0,40

146,3

0,29


339,08

7,35

2.840,3

5,67

2.701,93

58,71

33.891,1

67,67

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010)
Trong 6 vùng kinh tế của đất nước thì vùng ĐB sông Cửu Long, BTB&DH MT là
nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Điều đó thể hiện ở chỗ: Năm
2013, sản lượng thủy sản sản xuất của khu vực ĐB sông Cửu Long đạt 2.701,93 nghìn
tấn, chiếm 58,71% trong tổng sản lượng thủy sản cả nước. Còn đối với khu vực
BTB&DH MT, con số này là 985,56 nghìn tấn, tương ứng 21,42% tổng sản lượng thủy
sản. Khu vực BTB&DH MT được tạo hoá ban tặng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là
đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề NTTS
có HQKT cao. Ngoài ra nơi đây còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ rất thuận lợi cho
ngành Thuỷ sản. [1]
Về giá trị sản xuất, ngành Thủy sản của ĐB sông Cửu Long tạo ra được 33.891,1
tỷ đồng, tương ứng 66,67% giá trị sản suất của cả nước. Còn khu vực BTB&DH MT tạo
ra được 8.897,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,77%. ĐB sông Cửu Long được mệnh danh là nơi
“gạo trắng nước trong”. Nơi đây được nhiên nhiên ưu đãi với hệ thống kênh ngòi chằng

chịt, khí hậu ôn hòa, là nơi có điều kiện lý tưởng cho các loài sinh vật dưới nước phát
triển. Thủy sản chính là hướng đi cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân ở hai khu vực này.[1]
Tuy nước ta có đường bờ biển trải dài qua nhiều tỉnh thành nhưng không phải bất
kỳ vùng nào cũng có thể phát triển ngành thủy sản và coi đó là ngành kinh tế mũi nhọn.


Từ bảng số liệu ta thấy, hai khu vực thiên nhiên không ưu đãi cho ngành thủy sản là
TDMN PB và Tây Nguyên. Về sản lượng, hai khu vực này chỉ sản xuất được 79,34 nghìn
tấn thủy sản, chiếm 1,72% sản lượng cả nước. Về giá trị sản xuất, năm 2008, hai khu vực
này tạo ra được 60,99 tỷ đồng, chiếm 1,22% giá trị sản xuất của cả nước. [2]
2.2.2. Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế.
Với hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng 22.000 ha, Thừa Thiên
Huế có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Từ bảng số liệu ta thấy,
diện tích NTTS tăng lên hàng năm, từ 5.282,5 ha năm 2012 lên 5.473,4 ha năm 2014 với
tỷ lệ tăng trung bình hàng năm xấp xỉ 1,7%. Diện tích nuôi tôm tăng lên từ 3.024,4 ha
năm 2010 đến 3 053,1 ha năm 2012, nhưng lại giảm xuống còn 2.733,0 ha năm 2008,
tương ứng giảm 10,48% so với năm 2014. Mặc dù có sự giảm sút về diện tích nuôi trồng
nhưng sản lượng tôm thu hoạch nhìn chung vẫn có xu hướng tăng lên, từ 3.861 tấn năm
2012 lên 4.056 tấn năm 2014, tương ứng tăng 5,05%. Diện tích nuôi tôm chiếm đến 50%
trong tổng diện tích NTTS. Điều này chứng tỏ nghề nuôi tôm với HQKT cao đã và đang
là một trong những ngành nghề thu hút sự quan tâm của người dân.[2]
Bảng 2.2. Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2012 – 2014).
Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013


2014

So sánh (%)

1. DT NTTS

Ha

5.282,5

5.381,3

5.473,4

13/12
1,87

Trong đó nuôi tôm

Ha

3.024,4

3.053,1

2.733,0

0,95


- 10,48

2. Sản lượng TS nuôi trồng

Tấn

7.737,0

8.335,3

9.251,2

7,73

10,99

Trong đó nuôi tôm

Tấn

3.861

3.710,5

4.056

- 3,90

9,31


1,28

1,22

1,61

4,69

22,13

3. Năng suất tôm

Tấn/h
a

14/13
1,71

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014)


Năng suất tôm năm 2013 giảm 0,06 tấn/ha so với năm 2012, tương ứng giảm
4,69%, nhưng đến năm 2014, năng suất đã tăng trở lại và có sự tiến bộ vượt bậc, đạt 1,61
tấn/ha, tăng 22,13% so với năm 2013. Đây quả là một kết quả khả quan.[2]
Trong thời gian qua, tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế đã có những chuyển
biến tích cực từ 0,67 tấn/ha vào năm 2008 thì đến năm 2014, năng suất đã đạt được 1,61
tấn/ha. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và chính từ
sự nỗ lực của người dân trong việc đầu tư và chăm sóc. [2]
Thừa Thiên Huế mặc dù không có được khí hậu mát mẻ nhưng với đường bờ biển
kéo dài chính là tài nguyên quý giá để phát triển dịch vụ du lịch, kinh tế biển và kinh tế

đầm phá.
2.2.3. Tình hình nuôi tôm ở huyện Quảng Điền.
Quảng Điền có lợi thế về biển và đầm phá với bờ biển dài 40 km (1/3 chiều dài bờ
biển tỉnh Thừa Thiên Huế) kéo dài từ cửa Thuận An đến giáp xã Vinh Hưng (Phú Lộc).
Phú Vang còn có 6800 ha mặt nước đầm phá bao gồm đầm Sam – Chuồng, đầm Hà
Trung – Thủy Tú và một phần đầm Cầu Hai chạy dọc bờ biển. Nguồn lực tự nhiên thuận
lợi đã thúc đẩy sự phát triển của ngành NTTS nơi đây.
Bảng 2.3. Tình hình nuôi tôm 2 năm 2007 – 2008 ở huyện Quảng Điền.

Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2014/2013
+/-

%

1. DT nuôi

Ha

1.172

1.150


- 22

- 1,88

2. Sản lượng

Tấn

1.864

1.988

124

6,65

3. Năng suất

Tấn/ha

1,59

1,73

0,14

8,81

(Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của huyện Quảng Điền)
Cùng với sự hình thành của ngành sản xuất tôm ở Việt Nam cũng như trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế, nghề nuôi tôm ở huyện Phú Vang cũng bắt đầu phát triển từ những
năm 1990.


Năm 2013, diện tích nuôi tôm của huyện đạt 1.171 ha, con số này là 1.150 ha vào
năm 2014, chiếm 42% diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh. Diện tích tôm năm 2014 giảm 22 ha
so với năm 2013, tương ứng giảm 1,88%. Diện tích nuôi tôm năm 2014 so với năm 2013
có sự giảm sút là do trong những năm gần đây, chất lượng nguồn nước cung cấp trên địa
bàn không ổn định, môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thường xuyên
thay đổi khiến cho dịch bệnh xảy ra liên tục, một số hộ dân đã ngưng nuôi tôm sú,
chuyển sang nuôi trồng các loài thuỷ sản khác. Tuy diện tích giảm nhưng năng suất nuôi
lại có xu hướng tăng từ 1,59 tấn/ha năm 2013 lên đến1,73 tấn/ha vào năm 2014, tương
ứng tăng 8,81%. Diện tích nuôi chỉ giảm 1,88% trong khi đó năng suất tăng 8,81% khiến
cho sản lượng tăng lên từ 1.864 tấn năm 2013 đến 1988 tấn năm 2014, tương ứng tăng
6,65%. Tuy năng suất tôm năm 2013 giảm sút so với năm 2012 là 1,72 tấn/ha nhưng đến
năm 2014, năng suất tôm đã tăng lên đạt giá trị tương đương năm 2012 và cao hơn mức
bình quân chung của toàn tỉnh là 1,61 tấn/ha. Hiện nay, chính quyền huyện đã thực hiện
chỉ đạo phát triển nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh trên địa bàn nhằm thu được kết
quả cao, giúp giảm rủi ro về thời tiết gây ảnh hưởng xấu đến kết quả nuôi trồng.[2]
2.3. Các hình thức nuôi tôm chuyên canh.
2.3.1 Nuôi tôm quảng canh.
Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi sơ khai nhất, phụ thuộc hoàn toàn vào điều
kiện tự nhiên. Người nuôi tôm theo hình thức này khai thác tôm từ tự nhiên, ao nuôi chỉ
được đắp đập, be bờ một cách thô sơ rồi để tôm tự tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn trong
môi trường mặt nước ao hồ để phát triển. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng không cần
áp dụng các biện pháp gì để tác động vào quá trình nuôi. Do phụ thuộc hoàn toàn vào
điều kiện tự nhiên nên diện tích mặt nước nuôi trồng thường lớn, từ vài đến vài chục ha
và thời gian nuôi dài, trọng lượng tôm thu được thấp do không có biện pháp thúc đẩy sự
sinh trưởng và phát triển tôm. Thời gian nuôi dài ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm
nuôi do chịu tác động của sự thay đổi thời tiết trong suốt quá trình nuôi.[3]

2.3.2 Nuôi tôm quảng canh cải tiến.


Là hình thức nuôi cao hơn hình thức sơ khai ban đầu, người nuôi theo hình thức
QCCT đã bắt đầu chú ý đến việc nuôi trồng. Ngoài nguồn giống tự nhiên là chủ yếu, họ
có bổ sung thêm một lượng ít con giống nhân tạo. Với hình thức nuôi này, người nuôi
cũng đã chú trọng đến việc cung cấp thêm thức ăn cho tôm nuôi, chủ yếu là thức ăn tươi,
bên cạnh nguồn thức ăn có sẵn trong ao hồ. Diện tích nuôi bắt đầu thu hẹp dần, thời gian
nuôi cũng được rút ngắn lại. Sản lượng tôm thu được cao hơn nhưng dịch bệnh thường
xuyên xảy ra do nguồn thức ăn tươi cung cấp chứa mầm bệnh gây hại cho tôm.[3]
Bảng 2.4. Tiêu chí phân loại hình thức nuôi.
Tiêu chí

Giống

Tự nhiên

Thức ăn

Cải tạo ao,
CSHT

QC

Tự nhiên

Hầu như không

QCCT


BTC

Tự nhiên

Nhân tạo

+

+

Nhân tạo

Tự nhiên

Tự nhiên

Nhân tạo

+

+

Nhân tạo

Tự nhiên

Có (ít)

TC


Nhân tạo

Nhân tạo

Khá kỹ

Rất kỹ

+

+

CSHT, MMTB

CSHT, MMTB

(Nguồn: Bài giảng Kinh tế thuỷ sản – Tôn Nữ Hải Âu)
2.3.3 Nuôi tôm bán thâm canh.
Nuôi tôm BTC là hình thức nuôi tiên tiến, đây là hình thức nuôi chủ yếu bằng
giống và thức ăn nhân tạo nhưng có kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực.
Ngoài ra hệ thống ao hồ được đầu tư CSHT, chủ động nguồn nước cung cấp. Người nuôi
tôm theo hình thức này hiểu rõ để đạt được hiệu quả cao cần có sự đầu tư trong công tác


nuôi trồng. Họ đã chú trọng trong công tác XDCB và đầu tư mua sắm MMTB phục vụ
cho hoạt động sản xuất của mình. Nguồn thức ăn tự nhiên giảm dần vì đây là nguồn thức
ăn có thể mang mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Bên cạnh đó thức ăn công nghiệp chứa
dinh dưỡng tổng hợp, không gây hại cho tôm được sử dụng chủ yếu. Người nuôi cũng đã
biết chú trọng đến công tác chăm sóc để rút ngắn thời gian thu hoạch. Diện tích nuôi trở
nên hợp lý hơn.[3]

2.3.4 Nuôi tôm thâm canh hay nuôi công nghiệp.
Đây là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, mật độ thả
giống dày, năng suất cao, được đầu tư CSHT đầy đủ. Sử dụng các máy móc thiết bị
nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng
tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt mục tiêu
sản xuất và lợi nhuận. Diện tích nuôi thu hẹp đến mức thích hợp, hình dáng ao nuôi đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật để tiện cho công tác nuôi trồng và chăm sóc.[3]

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Quảng Công và Quảng Ngạn- huyện Quảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07/2016 đến tháng 12/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Quảng Công và xã Quảng Ngạn- huyện Quảng Điền- tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu.


- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn.
+ Vị trí địa lý.
+ Đặc điểm địa hình.
+ Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió bão,...)
- Điều kiện kinh tế-xã hội của 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn.
+ Dân số (Tổng số dân, mật độ dân số, số lao động, tỷ lệ nam nữ, trình độ văn
hóa,...).
+ Tình hình sử dụng đất đai.
+ Cơ sở hạ tầng.
- Hoạt động NTTS tại 2 xã nghiên cứu.
+ Sự suy giảm diện tích và hậu quả của việc nuôi tôm chuyên canh.

+ Sự xuất hiện và phát triển hình thức nuôi xen ghép.
- Điều tra và so sánh tình hình nuôi tôm trên địa bàn xã Quảng Công và Quảng Ngạnhuyện Quảng Điền- Trà-tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Tín dụng và vay vốn
+ Đối tượng được chọn nuôi.
+ Hình thức nuôi.
+ Diện tích.
+ Nguồn cung cấp con giống, nguồn nước, thức ăn.
+ Giá thành các đối tượng nuôi xen ghép.
+ Tình hình dịch bệnh.
+ Sản lượng
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.
- Điều tra những thuận lợi và khó khăn về mô hình nuôi tôm của 2 xã.
+ Thuận lợi.
+ Khó khăn
- Kết luận và đề xuất ý kiến.
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp.
- Số liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu lưu trữ, tạp chí khoa học - công nghệ, sách báo,
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan chức năng,chính quyền địa phương, chi
cục nuôi trồng thủy sản, phòng Nông Nghiệp Huyện, cán bộ xã Quảng Công, Quảng
Ngạn, trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa thiên Huế.


3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp.
- Trực tiếp phỏng vấn các hộ tham gia mô hình nuôi xen ghép bằng các bảng hỏi
điều tra được thiết kế sẵn.
3.4.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra.
- Chọn hộ dân có hộ khẩu tại địa bàn 2 xã có tham gia mô hình nuôi xen ghép

thủy sản đảm bảo tính đại diện cho tổng số mẫu.
3.4.4. Phương pháp tổ chức thực hiện điều tra.
- Điều tra thí điểm: Xây dựng bộ bảng hỏi điều tra với hơn 30 tiêu chí điều tra.
Dùng bảng hỏi để điều tra thí điểm ngẫu nhiên một số hộ nuôi trồng thủy sản trong danh
sách được cung cấp lấy mẫu đối chiếu với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Trên cở sở
đó, điều chỉnh bảng hỏi điều tra để tiến hành điều tra chính thức.
- Điều tra chính thức: Chọn ngẫu nhiên số hộ nuôi trồng thủy sản trong 2 xã để
điều tra.
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng hộ, chọn hộ ngẫu nhiên (hộ có tham gia
NTTS) bằng bảng hỏi hoàn chỉnh.
- Số phiếu điều tra: 30 phiếu (15 phiếu/ xã).
3.5. Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học thông thường. Số liệu
được phân tích bằng các công thức toán học và phần mềm Microsoft Excel 2010.


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
4.1.1. Xã Quảng Công


Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Quảng Công – huyện Quảng Điền
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Quảng Công nằm về phía Đông của huyện Quảng Điền và cách trung tâm huyện 6
km, cách thành phố Huế 12 km và có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quảng Ngạn
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp Phá Tam Giang.
- Phía Nam giáp xã Hải Dương, huyện Hương Trà.

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 1261,43 ha.
4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình.
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp từ Tây sang Đông, phía Đông giáp với
Biển Đông Hải, vùng đầm phá làm cho một phần diện tích bị nhiễm mặn và đây cũng là
điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
b. Thổ nhưỡng.
Xã Quảng Công có tổng số 1261,43 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có các loại đất
chính như sau:
- Đất cát (haplic arenosols): Diện tích 313,5 ha chiếm 27,33% diện tích đất tự nhiên.
Loại đất này được phân bố chủ yếu ở địa phận tiếp giáp phá Tam Giang, loại đất này ít có
ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp.


- Đất phù sa (fluvisol): Diện tích 30,4 ha chiếm 2,65% diện tích đất tự nhiên. Đất phù
sa có diện tích không lớn và phân bố dọc sông, loại đất này rất có ý nghĩa cho sản xuất
nông nghiệp và thực tế đã được người dân khai thác một cách triệt để vào sản xuất hoa
màu, lương thực cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm bởi những đặc điểm
khá ưu việt: tỷ lệ đạm, mùn trung bình đến khá, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung
bình, dễ thoát nước, địa hình bằng, tập trung.
- Đất biến đổi do trồng lúa (LP): Diện tích 561,5 ha chiếm 48,5% diện tích đất tự
nhiên (đất thịt nặng). Đây là đất được hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác
nhau, được nhân dân địa phương cải tạo lâu đời nên hình thành các chân ruộng để sản
xuất nông nghiệp. Loại đất này được phân bố hầu hết ở các vùng trong xã.
- Đất khác: Bao gồm mặt nước đầm phá, kênh mương, sông hồ và đất chuyên dùng. ..
Tổng diện tích 241,6 ha chiếm 21,1 %.
* Khí hậu thời tiết.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25oC. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5,6,7,8. Nhiệt
độ cao nhất cao năm: 40,1oC . Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1, tháng 2

năm sau. Nhiệt độ thấp nhất: 10,2oC.
b. Lương mưa
Do vị trí ở vùng đồng bằng ven biển nên xã Quảng Công có lượng mưa thấp, số ngày
mưa ngắn hơn so với vùng núi của tỉnh, lượng mưa trung bình năm khoảng 2550mm.


×