Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Các bệnh thường gặp trên gia súc gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 155 trang )

Một Số Bệnh Ở Gia Súc, Gia Cầm

Mục Lục
I- Bệnh Gia cầm:
3.Bệnh thương hàn gà.
16. Bệnh cúm gà
34. Bệnh ñậu gà
41. Bệnh dịch tả gà (NEWCASTLE)
47. Bệnh dịch tả vịt
60. Bệnh Gumboro
66. Bệnh hô hấp mãn tính
97. Bệnh nấm phổi gia cầm
100. Bệnh Marek
139. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
143. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
II- Bệnh ở Gia cầm:
8.Bệnh bò ñiên
11.Bệnh cúm heo
19. Bệnh dại (Rabies)
23. Bệnh ñậu heo ( Variola suilla Swine pox )
1


27. Bệnh dấu son (Erysipepelas suum)
49. Bệnh dịch tả heo ( Hog Cholera - Classical Swine Fever - Swine
Pest)
71. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (Pasteurellosis bovium)
79. Bệnh lao
85. Bệnh lở mồm long móng
92. Bệnh nhiệt thán (Anthrax)
105. Bệnh phó thương hàn heo (Salmonellosis of swine Swine typhoid Swine Entoritis Swine paratyphoid)


111. Bệnh rối loạn sinh sản do Parvovirus (Porcine Parvovirus
Infection)
116. Bệnh sẫy thai truyền nhiễm ở bò (Bovine brucellosis)
121. Bệnh tiêu chảy ở heo con do E.coli
124. Bệnh tụ huyết trùng heo
130. Bệnh uốn ván (Tetanus)
133. Bệnh viêm phổi ñịa phương ở heo ( suyễn heo ) Swine Enzootic
Pneumonia (SEP)
147. Bệnh viêm mũi - khí quản truyền nhiễm ở bò (Infectious Bovine
Rhinotracheitis – IBR)
150. Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)

2


Bệnh thương hàn gà
(Typhus avium - Avian Salmonellosis)
ðây là bệnh truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullotum gây ra.
Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và thể mãn tính ở gà lớn.
ðặc ñiểm của bệnh là viêm, hoại tử niêm mạc ñường tiêu hóa và các cơ quan phủ tạng.
1. LỊCH SỬ VÀ ðỊA DƯ BỆNH LÝ
Lịch sử
Lần ñầu tiên ở Anh, Klein ñã ghi nhận những trận dịch lớn xảy ra ở gà.
1900, Rettger (Mỹ) phân lập và ñịnh type mầm bệnh.
Lúc ñầu người ta chia bệnh thành 2 bệnh:
- Bệnh thương hàn gà lớn (Typhus avium)
- Bệnh lỵ gà con (Pullorosis avium)
Ngày nay người ta chứng minh mầm bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn có những ñặc
ñiểm hình thái tính chất gây bệnh, tính chất nuôi cấy rất giống nhau nên ñược xếp chung
một loài Salmonella và gọi tên chung là thương hàn gà.

ðịa dư bệnh lý
Bệnh thương hàn gà có ở tất cả các nước trên thế giới. Bệnh gây thiệt hại ñáng kể trên gà
nuôi tập trung.
Ở Việt Nam bằng những kiểm tra huyết thanh học cho thấy các ñàn gà ñều nhiễm bệnh ở
những mức ñộ khác nhau.
2. TRUYỀN NHIỄM HỌC
Mầm bệnh
Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum, gọi chung là
Salmonella gallinarum pullorum.
Trực khuẩn nhỏ, Gram âm, có những ñặc ñiểm chung của vi khuẩn họ salmonella nhưng
chúng không có lông nên không di ñộng.
Trong tự nhiên vi khuẩn có sức ñề kháng cao, trong phân vi khuẩn có thể sống 3 tháng,
trong ñất, nền chuồng vi khuẩn sống 2 năm nhưng vi khuẩn lại có sức ñề kháng kém với
nhiệt ñộ và chất sát trùng: Ở 55oC vi khuẩn bị tiêu diệt sau 20 phút.
Các chất sát trùng thông thường như sud, acid phenic, formol tiêu diệt căn bệnh nhanh
chóng.
Loài vật cảm thụ
Gà, gà tây, ngỗng, ngan, các loài chim hoang ñều có thể mắc.

3


Trong phòng thí nghiệm người ta dùng thỏ ñể tiêm truyền.
Cách lây lan
- Lây trực tiếp:
Gà mẹ mắc bệnh truyền căn bệnh cho trứng, gà trống mắc bệnh làm trứng thụ tinh bị
nhiễm bệnh.
Gà trống mắc bệnh làm lây bệnh cho gà mái qua giao phối.
- Lây gián tiếp: qua ñường tiêu hóa.
Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết làm cho lách sưng, viêm
ruột và xuất huyết, một số gà bị chết trong giai ñoạn này (gà con).
Một số gà còn lại trở nên mang trùng hoặc có thể lành triệu chứng nhưng trong phủ tạng
có bệnh tích viêm mãn tính, bài xuất mầm bệnh ra ngoài theo phân và truyền căn bệnh
cho bào thai, bệnh có thể chuyển thành cấp tính nếu vì nguyên nhân nào ñó làm sức ñề
kháng của cơ thể giảm sút như lạnh ñột ngột, mệt do vận chuyển, thay ñổi thức ăn ñột
ngột….Trong trường hợp này buồng trứng hoặc dịch hoàn, gan, lách gà bệnh viêm hoại
tử nặng. Niêm mạc và một số phủ tạng có thể bị xuất huyết.
3. TRIỆU CHỨNG
Thời gian nung bệnh từ vài ngày ñến vài tuần.
Thể cấp tính
Một số lớn trứng gà mang trùng ñến ngày nở, gà con không làm vỡ ñược vỏ trứng ñể
chui ra nên bị chết ngạt.
Trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, thai chết trước khi nở, số còn lại nở ra ốm yếu và
phát bệnh ngay sau ñó.
Gà bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng trễ xuống do lòng ñỏ không tiêu nhưng nếu
bệnh nặng kéo dài 1 ¸ 2 tuần, trong trường hợp này con vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột
nặng thở khó dần rồi chết.
Thể mãm tính.
Gà gầy yếu, ủ rũ, xù lông.
Niêm mạc và mào, yếm nhợt nhạt do thiếu máu, bụng tích nước trương to, tiêu chảy,
phân có màu trắng bết ở hậu môn.
Gà mái giảm ñẻ, vỏ trứng xù xì, lòng ñỏ có máu.
Ở gà lớn ñôi khi bệnh cũng xảy ra ở thể cấp tính (nhiễm trùng huyết), gà ñột nhiên ủ rũ
bỏ ăn, tiêu chảy nặng và có thể chết ñột ngột do viêm các phủ tạng trong cơ thể.

4


Hình 1.31.: Lông xung quanh hậu môn bị bẩn do tiêu chảy kéo dài

4. BỆNH TÍCH
Ở gà con
Gà con chết lòng ñỏ vẫn chưa tiêu, có màu vàng xám, hôi thối, ñây là bệnh tích ñặc
trưng của bệnh.

Hình 1.32: Các thương tổn ñốm trắng trên gan ñược phát hiện ở gà chết.

5


Hình 1.33: Lòng ñỏ trứng lưu lại ở gà chết
Lách sưng to gấp 2 ¸ 3 lần so với bình thường.
Ruột tụ máu hoặc xuất huyết cùng với sự tích tụ dịch xuất lẫn fibrin.
Bệnh nặng niêm mạc ruột loét trực tràng hoại tử.
Nếu bệnh kéo dài cơ tim, phổi, gan lách có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ
không ñều.
Một số gà bị viêm khớp, thường là khớp ñầu gối.
Ở gà lớn
Xác gầy cồm, viêm hoại tử mãn tính ở các cơ quan phủ tạng.
Gan sưng , trên bề mặt gan có những nốt hoại tử to nhỏ không ñều, cơ tim, phổi, mề ruột
hoại tử.
Viêm bao tim, bao tim dầy lên trong bao tim chứa dịch thẩm xuất có fibrin.
Lách sưng to gấp 2 ¸ 3 lần, ruột viêm hoại tử loét ở quay tá tràng thành từng vệt trên
niêm mạc.
Buồng trứng méo mó, dị hình có màu vàng nâu, xanh ñen.
Viêm buồng trứng dẫn ñến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng và thành bụng
dính lại với nhau.
Xoang bụng có nhiều dịch viêm và fibrin.
Một số con viêm khớp mãn tính.
Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn.

5. CHẨN ðOÁN
Chẩn ñoán lâm sàng
Bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con, thể mãn tính ở gà lớn.

6


Triệu chứng tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng trễ xuống, mào, yếm nhợt nhạt, viêm
khớp.
Bệnh tích: viêm loét ở ruột, hoại tử ở các cơ quan phủ tạng: gan, tim, dạ dày, cơ không
có bệnh tích viêm ở phổi, lách sưng to.
Cần phân biệt với: bệnh cầu trùng, nấm phổi, bệnh lao.
Chẩn ñoán vi khuẩn học
Lấy máu gà bệnh hoặc phủ tạng cấy vào môi trường tăng sinh kiểu Mule - Kopman hoặc
các loại môi trường khác rồi làm phản ứng sinh hóa và tiêm ñộng vật thí nghiệm (thỏ).
Chẩn ñoán huyết thanh học
- Phản ứng ngưng kết.
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch.
6. PHÒNG BỆNH
Chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh.
- Khi chưa có bệnh xảy ra
Gà, trứng phải mua từ trại không có bệnh.
Gà mới mua về phải cách ly và theo dõi.
Sát trùng máy ấp và trứng ấp.
Cách ly gà con và gà lớn.
ðịnh kỳ kiểm tra máu gà, những ñàn có tỷ lệ nhiễm > 20% không ñược giữ làm giống.
Trộn kháng sinh hoặc sulfamid vào thức ăn hay nước uống.
- Khi có dịch xảy ra
Nếu có bệnh xảy ra ở gà con với số lượng ít, tốt nhất nên loại thải cả ñàn ñể loại trừ
nguồn truyền nhiễm.

Nếu bệnh xảy ra ở ñàn gà có số lượng lớn, nên loại bỏ những con nặng, ñiều trị những
con còn lại ñể hạn chế tổn thất về kinh tế. Những gà này chỉ ñược phép nuôi lấy thịt.
7. ðIỀU TRỊ
Hiệu quả không cao, gà khỏi bệnh thường hay mang trùng.
Dùng các dẫn xuất của Sulfamid 0,2 ¸ 0,5% trộn trong thức ăn hay pha trong thức uống.
Hoặc có thể dùng các kháng sinh khác như terramycin, Collistin, imequil, pulmequil,
furazolidon…

7


Bệnh bò ñiên
Bovine spongiform Encephalopthy-BSE, Mad cow
Bệnh bò ñiên là bệnh gây rối loạn thần kinh mới ñược biết gần ñây (1985), thường gặp ở
trâu bò trưởng thành, nhất là ở bò sữa. Triệu chứng lâm sàng có ñặc ñiểm thay ñổi tính
tình và có sự thoái hóa không bào của tế bào neuron và một số nhân vùng não giữa.
1. LỊCH SỬ VÀ PHÂN BỐ ðỊA LÝ
Bệnh ñược giám ñịnh ñầu tiên ở Anh Quốc vào tháng 11/1986 (Wells và ctv.). Những
cuộc nghiên cứu nhanh chóng về sau ñã chứng tỏ có sự giống nhau khá lớn giữa BSE và
bệnh run ở cừu và liên quan ñến nhóm bệnh não có dạng xốp.
Bệnh còn ñược tìm thấy ở Alien, ở Oman (1989), ở Thụy ðiển (1990), ở Pháp (1991).
2. CĂN BỆNH
Có nhiều thuyết liên quan ñến tác nhân truyền nhiễm trong bệnh scrapie. Nó ñược cho là
giống một virus hoặc một phân tử DNA hoặc là một prion - phân tử protein truyền nhiễm
nhỏ (không chứa hay chứa rất ít acid nhân); hoặc một phân tử nucleic acid rất nhỏ nằm
trong một protein có nguồn gốc từ tế bào chủ ñạo tạo thành dạng chủ yếu lây truyền
bệnh. Căn bệnh là một nhân tố truyền lây không theo qui ước
3. TRIỆU CHỨNG
Bệnh BSE xảy ra ở bò từ 3 ¸ 6 tuổi nhất là 4 ¸ 5 tuổi. Bệnh hiếm thấy ở các ñàn thú con,
ở bò cái tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ với quần thể thú, ña số trường hợp bệnh gặp ở giống

Holstein Friesian. Thời gian nung bệnh trung bình từ 3 ñến 5 năm.
Sự thay ñổi tính tình và vận ñộng khó nhận thấy khi bệnh mới bắt ñầu. Các triệu chứng
ban ñầu không rõ ràng bao gồm sự nghễnh ngãng, run cơ nhẹ ở các vùng cổ, vai hoặc
hông, nghiến răng thường xuyên, hoặc cử ñộng không mục ñích ở ñầu và chân.
Bò bệnh có vẻ cảnh giác khi ta ñến gần và thường do dự không vào khoang vắt sữa, ñôi
khi có thể tấn công ta khi bị bắt buộc phải vào.
Các triệu chứng vận ñộng như tì móng vào thành chuồng, uể oải và cử ñộng mất phối
hợp. Lúc nằm nghỉ, thú bệnh rất thận trọng và thường chọn một chổ riêng. Bò bệnh ñôi
khi ñứng ñầu cúi, cổ thẳng và tai chỉa về sau. Các cử chỉ bất thường, phần sau không
phối hợp ñặc biệt dễ quan sát khi thú gặm cỏ ngoài ñồng. Triệu chứng tiến triển ñôi khi
thấy thú ngã, nằm nghiêng. Một tiếng ñộng bất ngờ có thể làm con vật co giật.
ða số thú bệnh bị giết chết trong giai ñoạn này vì sản lượng sữa giảm thấp, giảm trọng
lượng và tính tình trở nên không kiểm soát ñược.
Diễn biến bệnh kéo dài từ 2 ¸ 3 tuần hoặc nhiều tháng và thường nếu bệnh xuất hiện
càng gần thời ñiểm cai sữa thì càng diễn biến nhanh hơn.
Trong ñiều kiện thử nghiệm, cấy vào não bê 5 tháng cho phép quan sát triệu chứng ñầu
tiên sau 37 tuần (triệu chứng thần kinh ở tuần 50)
* Xáo trộn về hành vi:

8


- ðầu tiên thầm lặng, sau ñó nặng dần, thú không vào chuồng vắt sữa, cào ñất, nghiến
răng…
- Thú phản ứng thái quá với những tấn công ngoại lai (tiếng ñộng, tiếng la, thao tác linh
tinh…). Thú run, có thái ñộ rất sợ hãi như dang rộng chân, ñá hậu, ñá trong lúc vắt sữa.
Thú trở nên hung dữ, tấn công, hoặc bị ngứa dữ dội.
* Xáo trộn về vận ñộng:
Xuất hiện từ từ, bắt ñầu bằng sự mất ñiều hòa ở phần thân sau. Thú có vẻ què một chân
sau, di chuyển với dáng dấp bất thường. Càng lúc thú càng khập khễnh, suy sụp và cuối

cùng không ñứng dậy ñược, suy sụp, sản lượng sữa giảm sớm, tăng trọng giảm ñáng kể.
Thân nhiệt vẫn bình thường, gây ốm và chết.
4. BỆNH TÍCH
Các biến ñổi bệnh lý học chỉ thấy ñược dưới kính hiển vi và giới hạn ở não. Chúng bao
gồm các thoái hoá ñối xứng ở hai bên não. Có thoái hoá không bào ở tế bào chất ở phần
chất xám.
Các nhân bị tác ñộng chủ yếu là các nhân của dây thần kinh Vagus, vestibular, nhân tam
thoa và ở não giữa (nhân ñỏ và nhân vận ñộng). Tuy nhiên tình trạng hóa không bào ở
các nhân não giữa có thể gặp ở trâu bò nhiều tuổi.
Vị trí bệnh tích thường gặp nhất là ở hành tủy. Các bệnh tích ñiển hình của BSE cho thấy
ñó là một phản ứng viêm mô liên kết thần kinh.
ðặc ñiểm khác nổi bật của bệnh BSE là trong chất chiết từ não có các sợi Fibrin có kích
thước 100 ¸ 500nm (chiều dài) ñược gọi là SAF (scrapie associated fibrils). Các sợi này
bao gồm 2 hoặc 4 sợi kết với nhau sắp xếp theo hình xoắn ốc.
5. CHẨN ðOÁN
Có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng nhưng cần phân biệt với các bệnh dạng thần kinh
của aceton huyết, giảm magnesium huyết, viêm não do listeria hay mệt mỏi do stress.
Hoặc mổ khám ñể kiểm tra bệnh lý của não hoặc xác ñịnh các sợi SAF bằng phương
pháp nhuộm âm mô não tươi và quan sát trên kính hiển vi ñiện tử và ñược coi là dấu
hiệu ñể chẩn ñoán.
Phản ứng huyết thanh học: Không có ñáp ứng miễn dịch nên không thể phát hiện bệnh
bằng test huyết thanh học.
6. PHÒNG BỆNH VÀ ðIỀU TRỊ
- Chưa có cách ñiều trị hiệu quả, nhưng có thể dùng thuốc an thần như Diazepam cho
vào thức ăn.
- Với những hiểu biết hiện nay, việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào sự kiểm soát các
nguồn lây nhiễm có thể có (kiểm nhập khẩu thú sống, bột thịt), phát hiện và loại thải thú
bệnh.
- Hủy quày thịt thú bệnh ngay cả việc thu hồi ñể chế bột thịt.
- Sát trùng lô chuồng (bằng những chất sát trùng có Clor).


9


- So với bệnh Scrapie ở cừu, bệnh không truyền dọc (mẹ qua con) nhưng cần xác ñịnh
ñời trước của thú bệnh ñể giữ lại xử lý.

10


Bệnh cúm heo
(Pronchitis et bronchopneumonia enzootica porcellorum - influenza suum)
Swine Flu - Swine Influenza - Hog Flu.- Pig flu
ðây là bệnh truyền nhiễm của heo, ñặc trưng bởi những triệu chứng xảy ra thình lình,
nhưng chóng khỏi, con vật sốt, ho, thở khó.
1. LỊCH SỬ VÀ ðỊA DƯ BỆNH LÝ
Bệnh ñược nghiên cứu từ năm 1918 ở một nông trại phía Tây Illinois (Shope 1964)
1922 Shope và cộng tác viên ñã mô tả kỹ lưỡng triệu chứng của bệnh
1930 Shope ñã phân lập và ñịnh danh virus.
Bệnh thường gặp ở châu Âu, Úc, Mỹ và một số nước châu Á. Bệnh thường xảy ra trong
một vùng hoặc thành dịch, có thể gây chết heo con nếu vệ sinh và chăm sóc kém.
Ở nước ta bệnh thường xảy ra vào mùa ðông ở heo con dưới 2 tháng tuổi.
2. TRUYỀN NHIỄM HỌC
Mầm bệnh
Virus cúm nhóm A, thuộc họ Orthomyxoviridae, virion có vỏ bao, ñường kính từ 80 ¸
120 nm. Có dạng hình cầu, hình dài hoặc hình dạng thay ñổi. Virus không gây ngưng kết
hồng cầu, có sức ñề kháng cao trong ñiều kiện lạnh, có thể bảo quản nhiều tháng ở 30oC, từ 1 ¸ 2 tháng trong Glycerin 50% hoặc ở nhiệt ñộ từ 0 ¸ 20oC. VIrus rất mẫn cảm
vớ sự sấy khô và nhiệt ñộ thường cũng như các tác nhân ngoại cảnh.
Ngoài ra bệnh cũng có thể có sự kết hợp của vi khuẩn Hemophilus influenzae suis, là
loại vi khuẩn nhỏ, Gram âm, không di ñộng, hình dạng thay ñổi.

Loài vật mắc bệnh
Chủ yếu ở heo, nhất là heo con còn bú (1 ¸ 2 tháng tuổi). Heo trưởng thành có hể mắc
nhưng nhẹ hơn. Heo trên 7 tháng ít mắc.
Chất chứa virus:
Virus có trong phổi, hạch phổi và chất bài tiết từ phổi. Những chất bài tiết từ mũi cũng
chứa virus nhưng ít hơn và không ñều.
ðường lây lan
ðường hô hấp
Cơ chế sinh bệnh
Bệnh thường phát triển lẻ tẻ, có tính chất ñịa phương (tán phát), nhưng cũng có thể thành
dịch, gây nhiều thiệt hại.
Bệnh xảy ra vào mùa ñông thì tỷ lệ chết cao hơn (60 ¸ 80%), ở mùa hè thấp hơn (10%).

11


Bệnh thường xảy ra khi heo con bị cảm lạnh, nhất là trong chuồng ẩm ướt, lạnh, nền
chuồng bằng ximăng, bêtông, cốt sắt.
Do ñó có vài tác giả gọi là bệnh "ximăng", "chứng ho bêtông". Heo con nhốt thường
xuyên trong chuồng không ñược vận ñộng dưới ánh nắng, hoặc thiếu protid, muối
khoáng, canxi, vitamin.....
Những yếu tố khác như heo thiếu canxi, mắc bệnh phó thương hàn, nhiễm giun... cũng
làm bệnh dễ phát ra.
3. TRIỆU CHỨNG
Bệnh xảy ra thình lình, phần lớn hay toàn ñàn mắc bệnh. Thời kỳ nung bệnh 2 ¸ 7 ngày,
trung bình là 4 ngày.
Bệnh thường xảy ra ở heo con 2 ¸ 4 tuần tuổi hoặc sau cai sữa

Hình 1.23: ðàn lợn con buồn bã, bỏ ăn và nằm co cụm tại 1 chổ


12


Hình 1.24: Lợn bị sốt, thở nhanh ho nặng và sổ mũi
Con vật sốt 39,5 ¸ 40,5oC. Sốt lên xuống thất thường, ít khi quá 41oC
Con vật buồn bã, kém ăn, da tái nhợt, viêm cata kết mạc mắt, chảy nước mắt, hắt hơi, sổ
mũi, ho khan từng cơn nhất là sau khi vận ñộng, ho giật, thở nhanh và khó, thở mạnh,
ngồi xôm như chó ngồi, có khi phải thở bằng bụng do viêm cuống phổi.
Một số con có triệu chứng ở da: nổi mẩn ñỏ ở da tai, da chân, hoặc có những vết tím
bầm.
Heo tiêu chảy hoặc táo bón (phân rắn như hòn bi, có mũi, dính máu)
Tỷ lệ chết 5 ¸ 10%, có khi cao hơn 50 ¸ 70%.
Một số có thể khỏi hoàn toàn, một số khác (khoảng 10% tổng số heo bệnh) tiếp tục ho,
gầy yếu.
Một số chuyển sang thể mãn tính với triệu chứng ho kéo dài, thở khó, sinh trưởng chậm,
lở da (eczema) có vẩy ñen, sức khỏe rất khó hồi phục.
4. BỆNH TÍCH
Bệnh tích chủ yếu là viêm phế quản - phổi hoặc rải rác có nhiều ổ viêm ổ các thuỳ hoặc
tập trung ở một khối thùy, thường phía trước và bên dười thùy.
Phế quản, phế viêm thường xuất hiện ở cả hai phổi, nếu chỉ giới hạn một bên thì thường
phổ phải hay mắc.
Vùng phổi viêm có màu ñỏ nâu, nâu xám, phế nang có chứa nhiều dịch xuất có fibrin, có
tế bào biểu mô bị tróc ra.
Hạch lâm ba ở phổi sưng to thủy thũng.
Ở heo con 3 ¸ 4 tuần tuổi hoặc những trường hợp bệnh kéo dài, phổi viêm xẹp xuống, có
màu hồng xám, cứng, mặt cắt có nhiều fibrin.
Cuống phổi trương to có chứa niêm dịch có mủ.
Khi có những vi khuẩn kế phát bệnh tích sẽ phức tạp hơn.
Ở thể mãn tính, vùng phổi bị viêm có giới hạn rõ rệt, phổi xẹp, màu xám ñỏ, xám trắng,
có những chỗ hoại tử màu vàng, có nhiều mủ trong tiểu phế quản.

5. CHẨN ðOÁN
Chẩn ñoán lâm sàng
* ðặc ñiểm dịch tể
Bệnh xảy ra thình lình, thường gặp vào mùa ñông, bệnh nặng ở heo con, bệnh tiến triển
chậm và khỏi chậm. Tỉ lệ mắc bệnh cao, tử số thấp.
* Triệu chứng
Chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho, thở khó.
* Bệnh tích

13


Vêm cuống phổi, phổi. Trong phế quản và phế nang có nhiều dịch xuất có fibrin.
Chẩn ñoán phân biệt
* Bệnh dịch tả:
Sốt cao 41 ¸ 42,5oC, giữ vững trong 4 ¸ 5 ngày liền (bệnh cúm heo sốt bất thường và
không ñều).
* Bệnh tụ huyết trùng
Có triệu chứng và bệnh tích chủ yếu ở ñường hô hấp (phổi có nhiều vùng gan hóa cứng
ở sâu trong phổi và phía sau), ñường tiêu hóa (viêm dạ dày, ruột) và thủy thũng ở hầu.
* Bệnh viêm phổi ñịa phương
Viêm, nhục hóa ở các thùy ñỉnh, thùy tim và thùy hoành cách mô, thở khó, thở bụng
thóp, tần số hô hấp cao 80 - 100 - 200 hay hơn 1 phút
Chẩn ñoán virus học
Gây bệnh thí nghiệm: cho heo con (2 ¸ 4 tuần), chuột bạch
Chẩn ñoán vi khuẩn học
Cấy chất dịch phổi vào các môi trường phân lập ñể tìm Hemophilus influenzae suis và
các vi khuẩn kế phát khác
6. PHÒNG BỆNH
Vệ sinh phòng bệnh

Tạo môi trường thích hợp: chuồng trại khô ráo, thoáng, nhiệt ñộ thích hợp.
Tăng cường nuôi dưỡng ñể nâng cao sức ñề kháng của heo.
Khi bệnh phát ra, cách ly vật ốm, loại trừ những vật gầy yếu mang và bài xuất virus.
Cần kiểm tra chặt chẽ heo nhập vào trại, heo mới mua về phải cách ly theo dõi 1 thời
gian
ðối với nái, nếu có heo con bệnh cũng phải cách ly.
Khi có bệnh xảy ra, nên loại thải những con yếu, cách ly ñàn heo bệnh, tẩy uế chuồng
trại
Phòng bệnh bằng vệ sinh
ðến nay chưa có vaccin phòng bệnh cúm có kết quả. Huyết thanh heo con khỏi bệnh có
hiệu lực kém.
7. ðIỀU TRỊ
Chưa có thuốc ñiều trị ñặc hiệu.
Chủ yếu dùng kháng sinh trị các vi khuẩn kế phát: Penicillin, Ampicillin, Terramycin,
Sulfamid.
Tiêm Urotropin (hạ ñộc, giải ñộc virus ở vỏ não), các thuốc trợ sức.

14


15


Bệnh cúm gà
Bệnh cúm gà là một bệnh truyền nhiễm do Orthomyxovirus hướng hô hấp, tiêu hóa hay
thần kinh gây nên trên gia cầm
1. LỊCH SỬ VÀ ðỊA DƯ BỆNH LÝ
Bệnh ñược mô tả ñầu tiên ở ý bởi Perroncito năm 1878 ñược gọi là “Peste aviaire” do
gây chất nhanh nhiều loại gia cầm.
2. TRUYÊN NHIỄM HỌC

Mầm bệnh
Sự phân biệt các type dựa trên bản chất kháng.
Tất cả virus cúm thì ngưng kết hồng cầu gà.
Tính gây bệnh và tính truyền lây thì rất biến ñổi. Nhạy cảm với những chất hòa tan lipid,
chất tẩy formalin, propiolactone, chất oxit hóa, ether, Ion amminium NH4+ làm mất
nhanh tính gây nhiễm của virus.
Một virus có tính gây bệnh cao khi gây chết ít nhất 75% trong số 8 gà nhạy cảm từ 4 ÷ 8
tuần tuổi trong 8 ngày. Trường hợp này bệnh ñược gọi là Fowl plague.
Cách sinh bệnh
Qua ñường hô hấp và ñường tiêu hóa. Virus nhân lên trong tế bào niêm mạc.
Tùy theo ñộc lực và ái lực của virus (hướng ñường ruột, hướng hô hấp, hướng thần kinh
hay ña hướng), virus theo máu và ñến cơ quan gây cơ quan gây triệu chứng và bệnh tích
hoặc có thể không có biểu hiện nào cả (thể thầm lặng)
Loài vật mắc bệnh
Tất cả các loài gia cầm ñều mắc bệnh tùy theo phương thức nuôi. Chim hoang cũng mắc
bệnh.
ðường lây lan
- Lây lan trực tiếp
Tiếp xúc giữa gia cầm bệnh sang gia cầm cảm thụ
- Lây lan gián tiếp





Qua những khí dung
Qua phân
Qua côn trùng
Qua chim hoang


3. TRIỆU CHỨNG
Thời gian nung bệnh biến ñổi tùy theo liều và ñộc lực của virus, ñường xâm nhập, loài
vật mắc bệnh và theo môi trường nuôi dưỡng.
16


Có 3 thể phổ biến:
Cúm có tính sinh bệnh cao
Tỷ lệ chết cao có thể lên ñến 100% (Peste Aviaire). với những triệu chứng suy sụp hô
hấp, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thũng ở ñầu, mồng mào yếm tím bầm,
tiêu chảy.
Với những gia cầm non, con vật chết thình lình không có triệu chứng.
Cúm có tính sinh bệnh ôn hòa
Con vật bệnh sốt cao. Xáo trộn hô hấp, viêm túi khí, giảm ñẻ nghiêm trọng hay ngừng
ñẻ, suy nhược. Tỷ lệ chết có thể 50 – 70%.
Cúm có tính sinh bệnh thấp
Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm ñẻ
4. BỆNH TÍCH
- Tím bầm và thũy thũng ở ñầu, ở bàn chân, có bọng nước và lở loét ở mào gà. Xuất
huyết ñiểm ở mỡ vùng bụng, bề mặt niêm mạc và thanh mạc.
- Bệnh tích cương mạch, xuất huyết, xuất dịch và hoại tử với những mức ñộ khác nhau
và do sự phá hủy mạch máu ở nhiều cơ quan khác nhau.
- Túi khí, xoang phúc mạc, ngoại tâm mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi
huyết. Có những ổ hoại tử nhỏ ở da, mào, thận gan, lách và phổi.
- Viêm nhẹ ñường hô hấp (xoang mũi, khí quản, túi khí) và viêm màng kết hợp. Trên gà
ñẻ, buồng trứng và ống dẫn trứng thường nhỏ)
5. CHẨN ðOÁN
- Chẩn ñoán lâm sàng: cần phân biệt với bệnh Newcastle, bệnh do Mycoplasma, bệnh
viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
- Chẩn ñoán phân lập virus và chẩn ñoán huyết thanh học.

6. PHÒNG BỆNH
Vệ sinh phòng bệnh
- Giết loại ñồng loạt.
- Tiêu ñộc sát trùng chuồng trại
- Cách ly triệt ñể thú bệnh – thú khỏe.
Trong trường hợp bệnh cúm do virus có tính gây bệnh yếu, cần thiết có hệ thống theo
dõi quản lý gà bệnh, phát hiện những type phụ gây bệnh, vệ sinh sát trùng chuồng trại.
Phòng bệnh bằng vaccin
Chưa có vaccin phòng bệnh hữu hiệu do có nhiều tổ hợp virus cúm. Vaccin ñược dùng
phần lớn là vaccin vô hoạt.
7. ðIỀU TRỊ
17


Chưa có thuốc ñặc trị. Khi nhiễm bởi những chùng có ñộc lực yếu và kết hợp với vi
trùng có thể dùng kháng sinh.

18


Bệnh dại (Rabies)
Bệnh dại ( Hydrophobia, Lyssa, Mad dog) là bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài ñộng
vật hữu nhũ do virus gây ra, ñặc trưng của bệnh là rối loạn thần kinh, ñiên cuồng sau ñó
bại liệt và chết.
1. LỊCH SỬ VÀ ðỊA DƯ BỆNH LÝ
ðây là loại bệnh có sớm nhất trong lịch sử và ñược mô tả bởi Aristotle.
Ngày xưa người ta cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh là do ăn thức ăn nóng, thiếu nước,
thời tiết nóng, thần kinh bị kích ñộng quá mức, do ảnh hưởng của chòm sao (sao chó).
1804 Zinke chứng minh ñộc lực của nước bọt của chó mắc bệnh dại, bằng cách dùng
nước bọt tiêm truyền gây bệnh.

1881 ¸ 1889 Pasteur và Galtier thí nghiệm tìm ra phương pháp bảo hộ người bị chó dại
cắn.
Relinger và Riffat - Bey (1903) chứng minh căn bệnh có tính chất qua lọc. Negri (1903)
tìm ra thể bao hàm trong tế bào thần kinh của ñộng vật mắc bệnh.
Koprowski và Black (1950) tiêm truyền virus qua phôi gà.
2. TRUYỀN NHIỄM HỌC
Mầm bệnh
Loại virus qua lọc thuộc họ paramixovirus (còn có tên là Rhanovirus) là loại virus thần
kinh có tính chất kháng nguyên ñồng nhất, có tính hướng thần kinh.
Virus dại ñường phố (Street - Virus), virus dại cố ñịnh (qua óc thỏ)
Trong tế bào não virus tạo thành tiểu thể negri, có thể phát hiện qua kính hiển vi quang
học.
Virus có sức ñề kháng yếu ở nhiệt ñộ 50oC virus bị tiêu diệt sau 15 phút, ở 100oC virus
bị tiêu diệt sau 2 phút. Virus bị tiêu diệt nhanh chóng, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng mặt
trời diệt virus sau 5 ¸ 10 giờ.
Các chất sát trùng ñặc biệt là acid có thể tiêu diệt virus nhanh chóng là acid HCl 3 ¸ 5%,
formol 5% diệt virus sau 5 ¸ 10 phút, HgCl2 diệt virus sau vài phút.
Trong ñiều kiện lạnh khô virus sống lâu: trong não ướp lạnh virus có thể tồn tại trong 2
năm.
Loài vật mắc bệnh
Tất cả các loài vật máu nóng ñều mắc bệnh: chó, mèo, cáo, trâu, bò, cừu, ngựa, heo, sóc,
lạc ñà, khỉ, gấu, chồn, chuột, dơi. Người rất mẫn cảm. Loài chim không mắc bệnh. ðộng
vật thí nghiệm: Thỏ, chuột lang, chuột bạch.
Các yếu tố làm tăng sự phát sinh bệnh:
- Chó trưởng thành thường mắc bệnh.
- ðộng vật ñực thường mắc bệnh hơn ñộng vật cái.
19


Thời gian mắc bệnh: là thời kỳ giao phối vào mùa xuân, mùa thu.

ðường lây lan
Vết cắn, vết thương, niêm mạc mắt, núm nhau.
Cơ chế sinh bệnh
Virus theo ñường lâm ba hoặc ñường máu về thần kinh trung ương, virus sinh sản rất
nhanh rồi vào tuyến nước bọt, lúc này cơ năng thần kinh chưa bị rối loạn ñáng kể, về sau
virus phá hoại dần các tế bào thần kinh, do ñó lúc ñầu con vật bị kích thích, rồi xuất hiện
những rối loạn tâm lý như hung dữ hay sợ sệt rồi chuyển dần thành bại liệt.
Thời kỳ nung bệnh rất thay ñổi phụ thuộc vào vị trí vết cắn, ñộ sâu, số lượng, ñộc lực
của vi khuẩn trong nước bọt và sức ñề kháng của cơ thể ñối với bệnh.
Có khi virus nằm tiềm tàng trong vết sẹo, khi cơ thể yếu thì ñộc lực tăng lên và gây
bệnh.
3. TRIỆU CHỨNG
Ở chó
Thời gian nung bệnh từ 3 ¸ 6 tuần. Triệu chứng thường thể hiện ở 2 thể.
* Thể dại ñiên cuồng ( mad dog)
- Thời kỳ mở ñầu (thay ñổi thói quen): lo lắng, bứt rứt, giận dữ hoặc trở nên vui vẻ, vồn
vã hơn, quấn quít lấy chủ, mắt sáng, tai vểnh, con ñực cường dương. Trong thời kỳ này ở
nước bọt con vật ñã có chứa virus.
- Thời kỳ kích thích: con vật chạy lung tung hoảng loạn, vồ bóng tối. Chổ bị thương
ngứa, khó nuốt. Tiếng sủa, tiếng kêu khàn ñặc, hoặc ồ ồ, cuối cùng rống lên như một
tiếng rú.
Chó thường trễ hàm, thè lưỡi, chảy nhiều nước dãi. Mắt ñỏ và trũng sâu. ðuôi cụp, bụng
thóp lại do không ăn uống.
Con vật sợ nước, sợ gió, chạy lung tung, gặp gì cũng cắn, có khi nuốt cả vật lạ, chó gầy
sút nhanh rồi chuyển sang bại liệt.
- Thời kỳ bại liệt: con vật dần dần nằm xuống, trễ hàm, lờ ñờ, bụng thóp lại, con vật suy
sụp dần rồi chết.
Thể ñiên cuồng tiến triển khoảng 4 ¸ 5 ngày, chó chết.
* Thể bại liệt ( Thể im lặng)
Buồn bã, nằm thu mình trong bóng tối, trễ hàm, thè lưỡi, chảy nước dãi, không cắn, sủa

nên gọi là thể dại câm (Dumb Rabies), con vật thường bị bại liệt, gầy sút nhanh chóng,
hôn mê rồi chết.
Ở thể này, chó thường chết nhanh hơn thể ñiên cuồng, thường gặp ở chó con, chó bị
bệnh hay mơn trớn, liếm cắn chân người, buồn bã, không ăn rồi chết.
Ở mèo

20


Triệu chứng giống như ở chó nhưng không chạy rông, buồn bã, tìm chổ kín ñể nằm hoặc
có biểu hiện bứt rứt, kêu luôn mồm, nếu có người sờ vào lập tức bị chó cắn. Sau ñó
chuyển sang thể bại liệt.
Ở trâu bò
Thời kỳ nung bệnh từ 3 ¸ 10 tuần, con vật ñứng yên, tiếng rống khàn khàn, không nuốt
ñược, ngứa chổ bị cắn, ñầy hơi, ñau bụng nhẹ, nhìn trừng trừng, húc bất cứ thứ gì hay
người lại gần, nhảy cởn lên các con khác trong ñàn, nghiến răng, chảy nước dãi. Bí ñại
tiện, bí tiểu. Sau ñó chuyển sang bại liệt rồi chết.
Ở heo
Thời kỳ nung bệnh từ 2 ¸ 4 tuần.
Con vật khó chịu, bứt rứt, chân ñứng không yên, thình lình nhảy cẩng lên. Tiếng kêu
khàn ñặc. Chảy nước dãi, khát nước nhiều. Bại liệt, chết sau 2 ¸ 4 ngày.
4. BỆNH TÍCH
* ðại thể: bệnh tích không ñặc hiệu: xác gầy, bẩn, có vết cắn (do tự cắn), họng sưng, dạ
dầy tụ máu, có dạ dầy có vật lạ, phổi tụ máu, bàng quang không có nước tiểu do cơ vòng
bị liệt.
* Vi thể: Lấy não nhuộm Giemsa, Sellers, Mann tìm thấy các tiểu thể Negri trong tế bào
thần kinh. Tiểu thể có màu ñỏ.
5. CHẨN ðOÁN
Chẩn ñoán lâm sàng
Con vật trước ñây có bị ñộng vật khác mắc bệnh dại cắn.

Thay ñổi thói quen vốn có.
Trễ hàm, sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió, tấn công người.
Cần phân biệt với bệnh giả dại, ngộ ñộc do Strichnin, sài chó.
Chẩn ñoán virus học
Tiêm truyền cho chuột, thỏ.
Tìm hiểu thể Negri trong não chó.
Chẩn ñoán huyết thanh học
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch.
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
6. PHÒNG BỆNH
Sử dụng vaccin phòng bệnh dại cho chó mèo thường xuyên.
Khi có bệnh dại xảy ra, phải tiêm phòng cho toàn ñàn.
Khi bị chó dại cắn, nặn bỏ máu, dùng các chất sát trùng bôi lên vết thương, sau ñó tiêm
phòng.

21


Vaaccin: có nhiều loại vaccin thường dùng nhất là vaccin chủng Flury tiêm liều 3 ml/
con cho miễn dịch ít nhất là một năm.
ðối với người ở nước ta dùng vaccin phòng dại type Fuenzelidia ñể phòng bệnh cho
người.
7. ðIỀU TRỊ
Không có thuốc ñiều trị.
ðối với gia súc tốt nhất là giết chết nếu xác ñịnh chắc chắn là bệnh dại.
Kháng huyết thanh phải tiêm sớm không ñể chậm quá 72 giờ sau khi bị con vật khác
bệnh dại cắn, tiêm 1 lần 0,5 ¸ 1 ml /kg P (thường chỉ dùng cho người).

22



Bệnh ñậu heo ( Variola suilla Swine pox )
Là bệnh truyền nhiễm nhẹ ở heo, phổ biến ở heo con, ñặc trưng bởi hiện tượng sốt, mụn
ñậu có nước có thể lẫn mủ trên da.
1. LỊCH SỬ VÀ ðỊA DƯ
Bệnh ñậu heo có khắp nơi trên thế giới, bệnh do Gohier(1817), sau ñó do Spinola (1842)
phát hiện, thấy ở các nước châu Âu (Hungari, Rumani, Tây Ban Nha, Anh); ở châu Á
(Triều Tiên, Nhật Bản); châu Phi, châu Mỹ.
Ở nước ta bệnh ñậu heo phát triển ở nhiều nơi, nhất là vùng ñồng bằng, vùng chăn nuôi
tập trung.
2. TRUYỀN NHIỄM HỌC
Mầm bệnh
Là loại virus thuộc nhóm Poxvirus, virus có hình thái giống như virus ñậu bò, nhưng
không gây mụn ñậu trên da cho ñộng vật thí nghiệm.
ðậu người, ñậu bò, ñậu heo có thể truyền cho nhau, nhưng không gây miễn dịch ñối với
nhau
Virus sống lâu trong ñiều kiện khô và lạnh, virus cũng sống lâu trong vẩy ñậu, cũng như
nước muối sinh lí pha Glyxerin 50% hoặc acid Phênic 0,7%, nhưng bị vô hoạt nhanh bởi
sức nóng.
Loài vật mắc bệnh
ðây là bệnh của loài heo, nhất là heo con 4 ¸ 5 tháng tuổi. Heo con cảm thụ mạnh và có
thể truyền bệnh cho heo mẹ ñang nuôi con. Heo trưởng thành trên 6 tháng tuổi ít mắc.
Heo mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai sẽ truyền miễn dịch cho heo con.
Chất chứa virus
Mụn ñậu, vẩy ñậu ngoài da chứa nhiều virus nhất. Dịch lâm ba chứa ít virus hơn các tổ
chức. Ngoài các chất bài tiết từ mụn ñậu, trên các niêm mạc như: nước mũi, nước dãi,
nước mắt, phân cũng có ñộc lực. Máu, hạch, phủ tạng con vật lúc sốt ñều có ñộc lực
ðường lây lan
- Bệnh truyền chủ yếu qua các vết thương ngoài da (do vết cắn của rận heo Hematopinus
suis),

- Ngoài ra bệnh còn có thể truyền qua ñường tiêu hoá, hô hấp.
Cơ chế sinh bệnh
Nếu virus xâm nhập trực tiếp vào da thì virus phát triển nhanh chóng trong tế bào thượng
bì.
Nếu virus xâm nhập qua ñường hô hấp hoặc tiêu hóa, virus sẽ theo máu ñến lớp thượng
bì ở da hoặc 1 số niêm mạc.

23


Virus làm tăng tốc ñộ phân chia của tế bào, gây thấm tương dịch vào lớp thượng bì và
hình thành nốt sần.
ðồng thời virus gây hoại tử hình lưới cho tế bào tăng sinh, ñặc biệt là tế bào gai ở lớp
thượng bì.
Bên trong nốt sần hình thành hệ thống xoang ngăn cách (túi ñậu- stadium vesicularum),
miệng túi tiếp tục phát triển, trên ñỉnh túi hình thành vùng lõm sản sinh 1 chất dịch dính
có mảnh tế bào bị dung giải (dịch ñậu), trên ñây là giai ñoạn hình thành mụn nước.
Dần dần, từng khối bạch cầu xuất hiện nhiều trong tổ chức mụn nước, làm cho mụn
nước trở thành mụn mủ, sau ñó mụn ñậu vỡ ra chảy nước, mụn ñậu khô, ñóng vẩy. Bên
dưới vẩy ñậu, thượng bì hoại tử ñược thay thế bằng thượng bì mới.
Heo khỏi bệnh ñược miễn dịch lâu dài, có thể suốt ñời.
Bệnh ñậu không gây tác hại lớn, chỉ gây chậm lớn trong thời gian nổi mụn.
Một số heo con gầy yếu, còi cọc, sức ñề kháng kém, nếu kế phát các bệnh do vi khuẩn
khác con vật có thể chết.
3. TRIỆU CHỨNG
Thể quá cấp
Heo sốt cao, triệu chứng và bệnh tích nặng và rộng ở da, niêm mạc và bộ máy hô hấp,
tiêu hóa.
Nếu bệnh phát ra ở da và niêm mạc thì thấy mụn ñậu mọc ở khắp thân thể, nhất là vùng
ñầu, niêm mạc mắt và miệng.

Kết mạc mắt thủy thũng, mụn mủ mọc trong túi kết mạc, trên giác mạc làm con vật
nhắm mắt lại, từ mắt chảy ra một chất dính nhờn có mủ.
Trong miệng có mụn mủ.
Mụn ñậu mọc ở niêm mạc ñường tiêu hoá và hô hấp như ở hầu, ruột, khí quản, cuống
phổi, gây viêm ruột, tiêu chảy, viêm cuống phổi, viêm phổi, hạch cổ, hạch hầu cũng bị
sưng.
Bệnh tiến triển 2 ¸ 3 ngày. Trong trường hợp virus gây bại huyết, bệnh tích ở da và niêm
mạc nặng, con vật gầy, chết nhanh nên các bệnh tích ở ñường tiêu hóa và hô hấp chưa
kịp xuất hiện.
Trong trường hợp bệnh chỉ phát triển ở bộ máy hô hấp và tiêu hóa, bệnh sẽ tiến triển từ 1
¸ 2 tuần lễ.
Nếu kết hợp cả bệnh tích ở da, niêm mạc và bộ máy hô hấp thì bệnh tiến triển nhanh
hơn.
Tỷ lệ chết trên 40%, có khi gần 80% nếu ñiều kiện vệ sinh dinh dưỡng kém.
Thể cấp tính

24


Thể này thường gặp. Con vật sốt cao 41 ¸ 42oC, niêm mạc mắt mũi tụ máu, thở nhanh,
thở mạnh, mạch ñập nhanh, ủ rũ, buồn bã, mệt nhọc, hay kêu, lông dựng, ñầu hạ thấp,
kém ăn.
Sau ñó xuất hiện các nốt sần ñỏ tụ máu trên da, nhất là những vùng không có lông, vùng
da mỏng như mặt trong ñùi, cổ, bụng, nách, dưới tai. Có khi mọc cả trên lưng.
Mụn mọc dày hay thưa, tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ. Con vật ngứa nhiều, gãi, cọ xát vào
tường. 1 ¸ 2 ngày sau nốt sần ñỏ trở thành mụn nước hoặc mụn nước có mủ, vỡ ra chảy
một thứ tương dịch màu vàng, có khi có lẫn máu và mủ.
Mụn khô dần ñể lại vết thương nhỏ màu ñỏ hồng, ñóng vẩy, dần dần bị tróc ñi ñể lại sẹo
lõm trắng như sẹo mụn ñậu ở người, sẹo dần dần mất ñi.


Hình 1.21: Các mụn nước và vảy có kích cỡ khác nhau ở nách, vùng da dưới bẹn và
bụng.
Bệnh tiến triển trong vòng 4 ¸ 5 tuần lễ. Tỷ lệ chết thấp, nhưng do ngứa con vật hay cọ
xát vào tường làm sây sát da, những vi khuẩn có thể kế phát làm bệnh nặng hơn và làm
lây lan bệnh cho gia súc khoẻ khác.
Thể nhẹ
Không thấy triệu chứng rõ rệt. Mụn ñậu xuất hiện ở da bụng, phía trong ñùi, nách. Mụn
thường khô cứng, không có mủ và nước. Thể này thường thấy ở heo mẹ khi cho heo con
mắc bệnh bú (mụn thường ở bụng và ñùi).
Ngoài ra còn có thể thấy những biến chứng trong bệnh ñậu ở thể nặng, mụn mủ sâu và to
bằng quả mận, nằm sâu trong tổ chức liên kết dưới da, thông ra ngoài bằng lổ rò; viêm
nội, ngoại tâm mạc, viêm phổi, viêm cuống phổi. Bệnh khó chữa.

4. BỆNH TÍCH
Bệnh tích ñại thể
Mụn ñậu ở da, miệng, hầu, ruột, dạ dày, khí quản, phế quản, viêm phổi; gan, thận,lách tụ
máu; hạch hầu sưng tụ máu.
25


×