Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Bài 24 : Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 26 trang )


Lớp 6 bài 24: Giới thiệu một số
tranh dân gian Việt Nam
Sinh viên : Doãn Minh Sơn

I. Giới thiệu về tranh dân gian Việt Nam
 So với kiến trúc và điêu khắc, hội hoạ tôn giáo
và cung đình Việt Nam không lưu lại được bao
nhiêu tác phẩm. Ngoài một số tranh thờ và chân
dung thì di sản tranh truyền thống của ta chỉ còn
lại những tờ tranh khắc gỗ vui mắt, giản dị và
giàu ý tứ gọi là tranh dân gian, trải qua 2 thế kỉ
đã phục vụ nhu cầu thẩm mĩ của đông đảo nhân
dân, chứa đựng nhiều nét thông minh, tài hoa và
đậm sắc thái dân tộc.
Hai trung tâm sản xuất tranh dân gian quan
trọng nhất thời trước là Đông Hồ và Hàng
Trống, nhờ tổ chức có quy mô và tập hợp được
nhiều nghệ nhân tài hoa.

1. Tranh dân gian Đông Hồ

a.Giới thiệu :
-Làng Đông Hồ là một làng nhỏ ven sông
Đuống, cách hà Nội 40km, nay thuộc xã
Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Xưa kia tục gọi là Đông Mại, hay làng
mái, thường hay nhắc tới trong câu ca
dao quen thuộc
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về làng Mái với anh thì về


Làng mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
-Tranh Đông Hồ tên đầy đủ là tranh khắc
gỗ dân gian Đông Hồ nổi tiếng từ thế kỉ
16, phát đạt liên tục nhiều đời, và được
nhân dân ta lưu giữ cho đến ngày nay
như một nét văn hoá truyền thống.
Thiếu nữ bán tranh trong
đình Đông Hồ

b. Đặc điểm

Nét đặc thù của tranh Đông Hồ là được in hoàn
toàn bằng tay với các bản màu, mỗi màu dùng
1 bản và bản nét ( màu đen ) được in sau cùng.
Thường tranh Đông Hồ chỉ dùng 4 màu.

VD : Các công đoạn in bức tranh Đàn lợn:


Tranh Đông Hồ in trên giấy điệp.Giấy điệp là
loại giấy dó dai bền, có phủ lớp bột trắng mịn
óng ánh nghiền từ vỏ điệp (loài hến biển), quấn
với hồ nếp loãng, quét lên giấy bằng cái thép
dẹt, rộng bản, kết bằng lá thông. Nhờ đó, tạo
được những vệt dài trông như thớ giấy với 1 vẻ
đẹp đặc trưng.

Mực in tranh được sản xuất thủ công tại chỗ từ
vật liệu dễ kiếm, dễ chế biến. Màu đen là than lá

tre, xanh (lá chàm), vàng tươi (hoa hoè hay hạt
dành dành), đỏ tươi (bột son tán mịn), đỏ thắm
(gỗ vang).Mực trắng chế từ phấn vỏ điệp. Mỗi vị
luyện với hồ nếp, quấn nhuyễn thật kĩ, gọi là
thuốc cái, rất bền màu.

Tranh Đông Hồ Đánh ghen
Bản khắc gỗ Bản in trên giấy điệp

Tranh Đông Hồ Mục đồng thổi sáo
Bản khắc gỗ
Bản in trên giấy điệp


Đề tài rất phong phú, gồm 5 thể loại :
-Tranh thờ
-Tranh lịch sử
-Truyện tranh
-Tranh chúc tụng
-Tranh sinh hoạt

Trưng Trắc

Phú Quý

×