Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BỘ ĐỀ THI HSG TỈNH MÔN VĂN LỚP 12_CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.43 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH VÀO CÁC ĐỘI TUYỂN
DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn : NGỮ VĂN
Thời gian : 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1 : (8 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 400 từ bàn luận về câu ngạn ngữ : “Học như bơi
thuyền ngược nước. Không tiến sẽ lùi.” (ngạn ngữ Trung Quốc).
Câu 2 : (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng : Bài thơ Tràng giang của Huy Cận là một bài thơ vừa cổ điển vừa hiện
đại.
Anh (chị) nghĩ thế nào ?
HẾT


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE

HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI
CẤP QUỐC GIA LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn : NGỮ VĂN

Câu 2 : (8 điểm)
1. Yêu cầu :
– Biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ chính xác, dẫn
chứng hợp lí, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


– Có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được :
(a) Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm : khám phá, tiếp cận
và chiếm lĩnh tri thức của nhân loại thành tri thực của mình (thu nhận kiến thức) rồi vận dụng kiến
thức đó vào cuộc sống để biến thành kiến thức mới (vận dụng và sáng tạo kiến thức mới).
(b) Thực chất của việc học là sự vươn lên để chiến thắng bản thân mình như người chèo
thuyền ngược nước chiến thắng dòng sông. Cho nên phẩm chất quan trọng của việc học là phải kiên
trì và quyết tâm, không bao giờ nản lòng ; học suốt đời không ngừng nghỉ…
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Mở bài : 1 điểm
– Thân bài : ý (a) 3 điểm ; ý (b) 3 điểm.
– Kết bài : 1 điểm
Câu 3 : (12 điểm)
1. Yêu cầu :
– Biết làm bài văn nghị luận : bố cục rõ ràng, kết cấu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ chính xác, dẫn
chứng hợp lí, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được :
(a) Tràng giang là một bài thơ có vẻ đẹp cổ điển. Vẻ đẹp này thể hiện ở nhiều phương diện,
Trước hết là ở thể thơ (7 chữ) với cách ngắt nhịp quen thuộc 4 – 3 (chẵn lẻ), toát lên sự cân đối hài
hòa ; tiếp đến là ở sự nhạy cảm của tác giả với cảnh tượng thiên nhiên bát ngát, không gian vô tận
hướng tới thời gian vĩnh hằng ; ở cách thức miêu tả bức tranh thiên nhiên (chỉ miêu tả vài nét đơn
sơ, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật) ; ở cách vận dụng sáng tạo lối diễn đạt và các ý có trong thơ cổ ;
ở vẻ đẹp trang nhã, thanh cao toát ra từ toàn bộ bài thơ…
(b) Song Tràng giang còn là bài thơ hiện đại. Hiện đại trong cách cảm nhận sự vật trong cách
sử dụng thi liệu, nhất là trong cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô…
(c) Vì thế, Tràng giang là một bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại. Tuy nhiên, đặc sắc chính của
bài thơ này vẫn là vẻ đẹp cổ điển.
(b) Làm rõ chất hào hùng, bi tráng trong bài thơ.
2. Tiêu chuẩn cho điểm :
– Mở bài : 1 điểm
– Thân bài : ý (a) 4 điểm ; ý (b) 4 điểm ; ý (c) 2 điểm

– Kết bài : 1 điểm
Chú ý :


– Những bài làm sáng tạo (có thể khác với đáp án nhưng thuyết phục được người đọc…) vẫn
cho đến điểm tối đa.
– Cần có cái nhìn tổng quát đánh giá bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm ; chú ý đến kĩ
năng vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài một cách hợp lí.


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
────────

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2008 – 2009
──────────────────

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Hướng dẫn chấm này gồm 2 trang)

Yêu cầu chung
- Trình bày được nét độc đáo trong cách cảm nhận và cách thể hiện về đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm qua đoạn trích (đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân;
nhân dân là người làm ra đất nước; giọng thơ trữ tình – chính luận, vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn
hoá dân gian, …)
- Bài làm tỏ ra có năng lực cảm thụ và phân tích văn chương, có vốn lý luận văn học và biết vận
dụng để giải quyết vấn đề. Bố cục khoa học, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, lập luận chặt chẽ, chữ viết dễ
xem, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…


Yêu cầu cụ thể về nội dung bài làm
- Bài viết cho thấy được chủ đề đất nước bao trùm trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975,
nhất là trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một tiếng thơ trong trẻo
và đặc sắc, nói lên được sâu sắc những suy nghĩ và tình cảm thiết tha của tuổi trẻ đối với đất nước và
dân tộc. Đó là sự cảm nhận, phát hiện về đất nước trong cái nhìn tổng thể và toàn vẹn, mang tư tưởng
nhân dân, với một giọng điệu thiết tha sôi nổi mà sâu lắng, có sức mạnh động viên to lớn cho sự
nghiệp chống Mĩ cứu nước.
- Trong quá trình trình bày, thí sinh biết phân tích luận giải cho luận điểm theo bố cục hai phần
của đoạn thơ :
+ Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân.
+ Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Những nét độc đáo chính trong cách cảm nhận và cách thể hiện về đất nước của Nguyễn Khoa
Điềm :
+ Không cảm nhận đất nước một cách chung chung trừu tượng mà cảm nhận qua những hình ảnh
và sự việc cụ thể để cho thấy Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân
dân, Nhân dân là người làm ra đất nước. Đối chiếu với Bình Ngô đại cáo của NT và các tác phẩm cùng
chủ đề đất nước trong VHHĐ như Đất nước của NĐT,… ta thấy chỉ đến Đất Nước của NKĐ thì sự
cảm nhận vừa nói trên về đất nước mới thể hiện rõ. (Trong Bình Ngô đại cáo : đất nước của vua; NĐT
: đất nước của chúng ta – cả 2 đều chưa rõ tư tưởng đất nước của nhân dân, nhân dân là người làm ra
đất nước, đất nước là sự hội tụ và kết tinh công sức và khát vọng của nhân dân).
+ Không chỉ cảm nhận theo không gian địa lí, chiều dài lịch sử mà đi sâu cảm nhận đất nước ở
nhiều phương diện, đặc biệt phương diện văn hoá dân gian… (NĐT cảm nhận chủ yếu qua không gian
địa lí và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm; Nguyễn Trãi chỉ cảm nhận khái quát về các mặt :
địa lí, lịch sử, văn hiến, nhân tài, phong tục).


+ Không thể hiện đất nước chỉ qua những hình ảnh khái quát mà chủ yếu qua những hình ảnh cụ
thể gần gũi đời thường (NĐT thì qua các hình ảnh biểu tượng khái quát, NT thì qua các khái niệm trừu
tượng). Cách thể hiện rất độc đáo, đầy chất lãng mạn trữ tình (Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn

trong nỗi nhớ thầm, Khi anh và em nắm tay nhau, Đất Nước hài hoà nồng thắm, ….)
+ Cách chiết tự rất độc đáo (chiết tự từ Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước).
+ Chất trữ tình - chính luận với giọng điệu sôi nổi, thiết tha, như lời tâm tình chân thành giục giã
có tác dụng hướng tuổi trẻ tới hành động cứu nước (đối chiếu với giọng thâm trầm, phấn khởi, tự hào
trong Đất nước của NĐT,…).

Biểu điểm
Điểm 20 : Đáp ứng các yêu cầu trên. Diễn đạt, lập luận tốt. Chữ viết dễ xem, rất ít mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương tốt.
Điểm 17 : Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu nêu trên. Diễn đạt, lập luận khá tốt. Chữ viết dễ xem,
rất ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương khá tốt.
Hoặc : Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên nhưng diễn đạt, lập luận chưa tốt, chữ viết dễ
xem, mắc không nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương khá
tốt.
Hoặc : Đáp ứng được đa phần các yêu cầu trên; diễn đạt, lập luận tốt, chữ viết đẹp, ít mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương khá tốt.
Điểm 14 : Đáp ứng mức 2/3 các yêu cầu nêu trên. Hoặc : Nội dung có phần trên mức trung bình
nhưng hình thức trình bày lại dưới mức trung bình. Hoặc : Hình thức trình bày khá tốt nhưng nội dung
lại hơi đuối.
Điểm 10 : Bài làm còn sơ sài, diễn đạt nhiều chỗ còn lủng củng, lập luận chưa thật chặt chẽ, mắc khá
nhiều lỗi chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Điểm 1 : Bài làm lạc đề hoặc hầu như không nói được điều gì./.


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
────────

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2008 – 2009

──────────────────

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN THI : NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài : 180 phút
Ngày thi : 11/11/2008
……………………….

Nét độc đáo trong cách cảm nhận và cách thể hiện về đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm qua đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng.

Họ tên thí sinh : ………………………………………….………………………………………….………………
Số báo danh : ………………………………… Chữ ký giám thị số 1 : ………………....………………..


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2009-2010

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm này gồm 3 trang )
C â u 1 ( 8 đ iể m )
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp và kĩ năng làm một bài văn Nghị luận xã hội.
- Diễn đạt trôi chảy, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi
diễn đạt, dùng từ, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần đạt
được một số ý cơ bản sau :
- Giải thích nội dung ý nghĩa câu danh ngôn :
“cuộc hành trình” là quá trình nỗ lực thực hiện kế hoạch, mục tiêu.
“điểm đến” là kết quả đạt được.
Câu nói của A.Moravia nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của con đường đi đến thành
công, tức là quá trình hành động, nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Phân tích, bình luận :
+ Khi nào thì gọi là thành công ? Đó là khi người ta đạt được kết quả qua một “cuộc
hành trình” bền gan nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn gian khổ để thực hiện mục tiêu đề ra.
Thành công mà A.Moravia nói đây là thành công của một quá trình nỗ lực phấn đấu có mục
tiêu ấy chứ không phải là kết quả của những hành động ngẫu nhiên. Chính bởi vậy mà kết
quả nó đem lại mang ý nghĩa là thành công của cả một quá trình phấn đấu chứ không phải
là điểm đến của quá trình hành động hay kết quả của kết quả. Nếu ngẫu nhiên đạt kết quả thì
đó chỉ là cơ may chứ chưa phải là thành công. Chính vì vậy mà thành công sẽ để lại những
bài học quí giá và bổ ích, cái thành công ấy mới trở nên vô giá.
+ Đánh giá sự thành công nếu chỉ nhìn vào kết quả cụ thể trước mắt chưa đủ mà phải
thấy được “cuộc hành trình” đi đến kết quả ấy như thế nào. Bởi vì quá trình thực hiện để đạt
được mục đích như thế bao giờ cũng đúc kết nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm.
+ Để có được thành công, thực sự không dễ dàng. Con người ta phải tập trung tâm trí,
sức lực, phấn đấu kiên trì, bền bỉ, có lúc phải vượt qua những thử thách, vượt lên chính mình.
Dẫn chứng về sự thành công của một người hay một công ty… trong cuộc sống, trong
các lĩnh vực học tập, làm việc… Ví dụ : Bill Gate lập công ty Micrisoft, một học sinh đậu
thủ khoa Đại học, một nông dân chế tạo được máy gặt / nuôi kì đà xuất khẩu…

1


+ Không ai đạt được mong muốn, ước mơ mà không trải qua thử thách. Thành công

thực sự là niềm vui và hạnh phúc khi đó chính là kết quả của một quá trình bản thân quyết
tâm thực hiện theo kế hoạch đề ra.
+ Để thành công mỗi người cần phải xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt tới, lên kế
hoạch để thực hiện, biết cách đầu tư sức lực, thời gian, không ngừng nâng cao sự quyết tâm
phấn đấu. Cần biết đề ra những mục tiêu có triển vọng để định hướng cho cuộc đời và hành
động tiếp theo.
III. Biểu điểm
+ Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên, lỗi diễn đạt không đáng kể.
+ Điểm 6: Bài làm đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên, giải thích, phân tích - bình
luận rõ ràng, nhưng có thể thiếu một vài dẫn chứng tiêu biểu, mắc một số lỗi diễn đạt.
+ Điểm 4: Bài làm tỏ ra hiểu đề nhưng giải thích, phân tích - bình luận chưa sâu, mắc
một số lỗi diễn đạt.
+ Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, diễn đạt lúng túng.
+ Điểm 0: Bài làm lạc đề.
Câu 2 (12 điểm)
Đề bài yêu cầu học sinh phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa cuộc sống với
văn học, từ đó phân tích làm bật mối quan hệ qua lại giữa hiện thực cách mạng và thơ Việt
Nam giai đoạn 1945-1975…
Khi trình bày quan điểm của Tố Hữu, thí sinh cần thể hiện khả năng giải thích vấn đề,
toát lên được kiến thức cơ bản về lí luận văn học (mối quan hệ giữa văn học và đời sống, các
chức năng của văn học…)
Khi làm sáng tỏ ý kiến của Tố Hữu, thí sinh biết chọn những dẫn chứng tiêu biểu từ các
bài thơ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước.
Không chọn những bài diễn đạt lủng củng, đặt câu sai ngữ pháp, mắc nhiều lỗi chính tả.
I. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm vững phương pháp làm một bài văn NLVH kết hợp kiến thức lí luận văn học.
Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phân tích dẫn chứng thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi
diễn đạt, dùng từ, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần đạt
được một số ý cơ bản sau :
1. Giải thích
Câu nói của Tố Hữu chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa văn học và cuộc sống : văn
học xuất phát từ cuộc sống rồi quay trở lại phục vụ cho chính cuộc sống.
- Cuộc sống là nơi xuất phát của văn chương :
+ Cuộc sống cung cấp đề tài, chất liệu, ngôn ngữ… cho văn học.
2


+ Cuộc sống khơi nguồn cho những cảm hứng sáng tạo văn học. …
- Cuộc sống là nơi đến của văn chương :
Sứ mạng của văn học cũng như của mọi hình thái văn nghệ khác là vị nhân sinh, tức là
vì cuộc sống, vì con người. Ngoài sứ mạng đó, nó không còn sứ mạng nào khác, hay nói
cách khác, nếu không vị nhân sinh thì văn học nghệ thuật sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
+ Tác phẩm văn học giúp người đọc nhận thức về cuộc sống, tác động cải tạo cuộc sống.
+ Tác phẩm văn học tác động vào tư tưởng, tình cảm, góp phần nhân đạo hoá con
người, động viên con người.
+ Tác phẩm văn học đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của người đọc.
Tác phẩm văn học tham gia tích cực vào xây dựng cuộc sống của nhân dân ta…
2. Làm sáng tỏ ý kiến qua các bài thơ giai đoạn 1945-1975
Thí sinh dựa vào các luận điểm triển khai trong phần giải thích nói trên để lấy dẫn
chứng và phân tích làm bật mối quan hệ giữa thơ Việt Nam 1945 – 1975 và cuộc sống của
nhân dân ta về cả các mặt chiến đấu, lao động sản xuất, học tập, xây dựng cuộc sống (chủ
yếu là cái chung, nếu nói cả cái riêng thì càng tốt).
Trong quá trình phân tích làm sáng tỏ những điều trên, bài viết cần làm bật được nét
riêng của thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975 :
- Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã gắn chặt và phản ánh hiện thực của đất
nước theo từng bước đi của lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công
cuộc xây dựng đất nước.

- Thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đi vào cuộc sống của nhân dân, trở thành vũ
khí chiến đấu, món ăn tinh thần bồi đắp tư tưởng, tình cảm của nhân dân ta, động viên tinh
thần nhân dân ta.
Dẫn chứng cần chọn lọc, tiêu biểu, phong phú, toàn diện qua một số tác phẩm, tác giả,
chẳng hạn : Tây Tiến, Việt Bắc, Đất Nước, Tiếng hát con tàu, v.v…).
III. Biểu điểm
- Điểm 12 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng. Có thể mắc một số sai
sót không đáng kể.
- Điểm 9 : Hiểu ý nghĩa vấn đề. Đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu trên. Dẫn chứng tương đối
phong phú. Bố cục rõ ràng ; diễn đạt khá lưu loát, có thể mắc vài lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 7 : Hiểu được ý nghĩa câu nói, nhưng lí giải còn sơ sài. Đáp ứng khoảng 1/2 yêu
cầu trên. Dẫn chứng đúng nhưng phân tích dẫn chứng chưa kĩ. Diễn đạt khá lưu loát.
- Điểm 5 : Có hiểu nội dung câu nói nhưng giải thích sơ sài. Có dẫn chứng nhưng chưa
thật chính xác. Diễn đạt chưa lưu loát.
- Điểm 2 : Bài sơ sài; chưa hiểu nội dung câu nói; thiếu dẫn chứng. Diễn đạt lủng củng.
- Điểm 0 : Không làm bài hoặc lạc hẳn đề.
(Giám khảo nên căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. Có thể
bài làm chưa toàn diện nhưng chú ý phát hiện, trân trọng sự độc lập trong tư duy, chất văn,
tính sáng tạo của học sinh).

3


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2009-2010

ĐỀ CHÍNH THỨC


MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài thi : 180 phút
Ngày thi : 24/ 11/ 2009

Câu 1 (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau đây của A.Moravia : “Thành công
là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến”.
Câu 2 (12 điểm)
“Cuộc sống là nơi xuất phát và cũng là nơi đến của văn chương.”
(Tố Hữu)
Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm trên của Tố Hữu ? Bằng những hiểu biết
về thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

___________________________

HẾT

___________________________

Họ và tên thí sinh :……………………………………… Chữ kí giám thị số 1:………………
Số báo danh : ………………………………....

1









×