Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Sinh hoc 9 lí thuyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.16 KB, 43 trang )

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
BÀI 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghóa thực tiễn của di truyền học?
- Đối tượng: Nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền.
- Nội dung của di truyền học nghiên cứu:
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.
+ Các quy luật di truyền.
+ Nguyên nhân và quy luật biến dò
- Ý nghóa: Di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống. Có vai trò lớn lao đối
với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.
Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?
- Nội dung:
+ Lai các cặp bố, mẹ th̀n chủng khác nhau về một hay một số cặp tính trạng tương phản.
+ Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng của đời con cháu.
+ Dùng toán thông kê để phân tích các số liệu thu được.
Câu 3: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Vì để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng.
Câu 4: Đậu Hà Lan có những thuận lơiï gì mà được Menđen chọn làm đối tượng để nghiên cứu di truyền?

- Thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn.
- Là cây tự thụ phấn cao độ.
- Có nhiều tính trạng tương phản và trội át lặn một cách hoàn toàn.

Câu 5:
a. Khái niệm di truyền và biến dò.
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dò là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
b. Giống và khác nhau giữa hai hiện tượng trên và ý nghóa của mỗi hiện tượng?
* Giống nhau: Đều là hai hiện tượng sống tồn tại song song trên cơ thể sinh vật và gắn liền với quá trình
sinh sản.


* Khác nhau:
- Di truyền tạo ra sự giống nhau giữa con cháu với bố mẹ và giữa con cháu với nhau.
- Biến dò tạo ra sự khác nhau giữa con cháu và giữa con cháu với bố mẹ, tổ tiên của chúng.
* Ý nghóa:
- Di truyền: duy trì những đặc điểm đặc trưng của từng loài và nhờ đó giúp phân biệt giữa loài này với loài
khác trong sinh giới.
- Biến dò tạo ra sự sai khác giữa các cá thể cùng loài, góp phần tạo ra tính phong phú, đa dạng của sinh vật,
rất có ý nghóa đối với tiến hoá và chọn giống.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DI TRUYỀN
-Tính trạng: là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái kiểu hình khác nhau thuộc cùng một tính trạng nhưng biểu
hiện trái ngược đối lập nhau.
- Gen là môt đoạn phân tử axit nucleic mang thông tin quy đònh cấu trúc của một chuỗi pôlipeptit nào đó
hay giữ chức năng điều hoà.
- Dòng thuần chủng là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình.
1


Tuy nhiên trong sản xuất, khi đề cập tới dòng thuần là chúng ta chỉ đề cập tới một hay một số tính trạng
liên quan đến năng suất, phẩm chất và khả năng thích nghi,..mà được các nhà chọn giống quan tâm tới.
- Lai phân tích:

2


CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ.
BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ.

Câu 1:
a. Nhiễm sắc thể là gì?

NST là cấu trúc nằm trong nhân của tế bào, dễ bắt màu khi nhuộm bằng dung dòch thuốc nhuộm
mang tính kiềm.
b. Nêu thí dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật.
Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng được duy trì ổn đònh qua
các thế hệ.
- Ví dụ: Về số lượng NST: ở người 2n = 46, tinh tinh 2n = 48, gà 2n = 78, ruồi giấm 2n = 8, ngô 2n =
20, cà chua 2n = 24.
- Về hình dạng NST: Ở ruồi giấm có 4 cặp NST có hình dạng khác nhau: 2 cặp hình chữ V, 1 cặp
hình hạt, 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay 1 hình que (X), 1 hình móc (Y) ở con đực.
c. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
- Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Trong cặp NST
tương đồng, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Các gen trên cặp NST tương đồng tồn
tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n).
- Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng. Bộ NST trong giao tử
có số NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng được gọi là bộ NST đơn bội (n)
d. Số lượng NST có phản ảnh mức độ tiến hoá của loài không?
Nói “số lượng NST phản ánh trình độ tiến hoá của loài” là sai. Có thể chứng minh khẳng đònh này
qua ví dụ sau:
Vd ở ruồi giấm 2n = 8, ở người 2n = 46 , ở tinh tinh 2n = 48, ở gà 2n = 78. Trong khi đó loài người
tiến hoá hơn các loài sinh vật khác, do đó có số lượng nhiều hay ít không phản ảnh trình độ tiến hoá của
loài.
Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào?
Mô tả cấu trúc đó.
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.
- Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa: NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó
thành 2 cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc. Một số NST còn có eo thứ hai. Mỗi cromatit
bao gồm 1 phân tử ADDN và protein loại histon.
- Ở kì giữa chiều dài NST đã co ngắn từ 0,5 -> 50µm, đường kính từ 0,2 – 2 µm, có dạng đặ trưng
như hình hạt, que, chữ V.
Câu 3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng? (chức năng NST)

NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi
của NST, nhờ đó các gen quy đònh tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

3


BÀI 9: NGUYÊN PHÂN

Câu 1: a. Chu kì tế bào là gì?
Vòng đời của mỗi tế bào có khả năng phân chia bao gồm kì trung gian và thời kì phân bào nguyên nhiễm
hay gọi là nguyên phân. Sự lặp lại vòng đời này được gọi là chu kì tế bào.
b. Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào?
Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
- Ở kì trung gian giữa hai lần phân bào, NST có dạng sợi rất mảnh (sợi nhiễm sắc). Trên sợi nhiễm
sắc có các hạt nhiễm sắc là những chỗ sợi nhiễm sắc sẽ xoắn lại. Trong kì này, NST tự nhân đôi làm thành
NST kép, có hai NST con dính với nhau ở tâm động.
- Bước vào kì đầu, các NST con bắt đầu xoắn.
- Đến kì giữa, sự đóng xoắn đạt mức cực đại. Lúc này, NST có hình thái và cấu trúc đặc trưng nhất.
- Kì sau: hai NST đơn trong thể kép tách rời nhau ở tâm động và mỗi cái chuyển chậm về một cực
của tế bào.
- Kì cuối: các NST đơn đã di chuyển tới hai cực, dãn xoắn, dài ra ở dạng mảnh và biến dạng dần trở
thành chất nhiễm sắc như ở kì trung gian.
Như vậy, có thể nói trong phân bào nguyên phân, từ kì đầu đến kì giữa, NST đóng xoắn dần tới mức
cực đại để ức chế sự nhân đôi tiếp của NST, đảm bảo cho NST tập trung gọn trên mặt phẳng xích đạo.
Từ kì sau đến kì cuối, NST phân chia, các cromatit vẫn tiếp tục dãn xoắn dần cho tới mức dãn xoắn
cực đại vào cuối kì cuối.
Do đó, người ta nói NST đóng xoắn có tính chất chu kì.
Câu 2: Nguyên phân là gì? Trình này những diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân.
- Nguyên phân là quá trình phân chia của tế bào nhưng không có sự thay đổi về số lượng NST (số
lượng NST ở tế bào con bằng số lượng NST ở tế bào mẹ)

- Quá trình nguyên phân gồm hai giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bò (còn gọi là kì trung gian) và giai
đoạn phân bào cính thức gồm 4 kì là: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Diễn biến NST trong các giai đoạn trên như sau:
a. Giai đoạn chuẩn bò (kì trung gian)
NST ở dạng sợi mảnh dài do duỗi xoắn. Vào kì này, NST tiến hành tự nhân đôi: mỗi NST đơn tạo
thành một NST kép gồm có 2 cromatit giống nhau, dinha nhau ở tâm động.
b. Phân bào chính thức:
- Kì đầu:
+ NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
+ Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
- Kì giữa:
+ Các NST kép đóng xoắn cực đại.
+ Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau:
+ Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
- Kì cuối:
+ Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
Câu 3: Cơ chế nào đảm bảo tính ổn đònh của bộ NST trong quá trình nguyên phân?
- Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kì trung gian trước khi quá trình nguyên phân bắt đầu,
tạo thành NST kép gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm đông.
4


- Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép, làm cho các NST được phân phối đều
về 2 tế bào con sau này.
Nhờ cơ chế trên đã đảm bảo tính ổn đònh của bộ NST trong quá trình nguyên phân.
Câu 4. Giải thích ý nghóa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng, phát triển của cơ
thể.
- Ý nghóa của nguyên phân đối với di truyền:
Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn đònh bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế

bào trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính.
Bộ NST đặc trưng của loài được qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa hai cơ chế là nhân đôi NST
(xảy ra vào kỳ trung gian) và phân li NST (xảy ra vào kì sau).
- Ý nghóa của nguyên phân đối với sinh trưởng và phát triển cơ thể.
Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cho sự sinh trưởng của các mô, cơ quan và nhờ đó tạo
cho các cơ thể đa bào lớn lên được.
Ở các mô, cơ quan, cơ thể còn non thì tốc độ nguyên phân diễn ra mạnh. Khi các mô, cơ quan đạt
khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bò ức chế.
Nguyên phân còn giúp tạo ra các tế bào mới để bù đắp các tế bào của các mô bò tổn thương hay
thay thế các tế bào già, tế bào chết.
Câu 5: Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp
NST tương đồng.
* Khái niệm:
- NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST, gồm có 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở
tâm động, mang tính chất một nguồn gốc, hay có nguồn gốc từ bố hay có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng là cặp gồm 2NST độc lập với nhau, giống nhau về hình dạng và kích thước,
mang tính chất hai nguồn gốc: có 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
* Sự khác nhau.
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 chiếc NST gồm 2 cromatit - Gồm 2NST độc lập giống nhau về
giống nhau, dính nhau ở tâm động.
hình dạng và kích thước.
- Mang tính chất một nguồn gốc hay có - Mang tính chất hai nguồn gốc: 1
nguồn gốc từ bố hay có nguồn gốc từ chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc
mẹ.
có nguồn gốc từ mẹ.
- Hai cromatit hoạt động như một thể - Hai cromatit (NST) của cặp tương
thống nhất.
đồng hoạt động độc lập với nhau.

Câu 6: Vì sao nói NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Để NST thực hiện được chức năng, nó có
những hoạt động gì? Giải thích?
1. NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
a. NST là vật chất di truyền
- Vì NST có chứa phân tử ADDN bên trong nó. Trên ADDN là các gen quy đònh các tính trạng cơ
thể. Vì vậy, người ta xem NST có chức năng bảo quản thông tin di truyền.
- NST còn có chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ khác nhau.
b. NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
Vì các hoạt động của NST gắn liền với hoạt động phân chia của tế bào trong cơ thể. Qua nguyên
phân hay giảm phân, tế bào mẹ sản sinh ra các tế bào con chứa đựng các thông tin di truyền từ NST truyền
sang.
5


2. Những hoạt động của NST để nó thực hiện chức năng di truyền:
Để thực hiện chức năng di truyền, NST có những hoạt động trong các quá trình nguyên phân hay
giảm phân như: nhân đôi, đóng xoắn, duỗi xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về
các cực tế bào. Nhờ đó, thông tin di truyền trong NST được nhân lên và truyền cho các tế bào con.

6


BÀI 6: GIẢM PHÂN.

Câu 1: Giảm phân là gì? Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân?
- Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp,
cho ra bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), nghóa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa
so với tế bào mẹ.
- Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong giảm phân:
Các

Những diễn biến cơ bản của NST

Lần phân bào I
Lần phân bào II
+ Các NST kép xoắn, co ngắn.
NST co lại cho thấy số lượng NST

+ Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo kép trong bộ NST đơn bội.
đầu
chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại
tách rời nhau.
Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song NST kép xếp thành một hàng ở mặt

giữa song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phẳng xích đạo của thoi phân bào.
phân bào.
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với Từng NST kép tách nhau ở tâm động

nhau về hai cực của tế bào
thành hai NST đơn phân li về hai cực
sau
của tế bào.
Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo Các NST đơn nằm gọn trong nhân

thành với số lượng là bộ đơn bội (kép)
mới được tạo thành với số lượng là
cuối
bộ đơn bội.
Câu 2: So sánh điểm giống và khác nhau của NST trong lần phân bào thứ nhất và lần phân bào thứ
hai của giảm phân?
* Giống nhau:

- Đều xảy ra sự sắp xếp của các NST kép trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa.
- Đều xảy ra sự phân li của NST về cực tế bào ở kì sau.
* Khác nhau:
Hoạt động của NST ở lần phân bào I
Hoạt động của NST ở lần phân bào II
- Ở kì trung gian I: có nhân đôi NST.
- Kì trung gian II: không xảy ra nhân đôi
NST.
- Ở kì đầu I: có tiếp hợp NST
- Kì đầu II: không có tiếp hợp NST.
- Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 - Kì giữa II: Các NST kép xếp thành một
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô
vô sắc.
sắc.
- Ở kì sau I: Các NST không tách tâm - Kì sau II: Các NST tách nhau tâm động
động và phân li về cực tế bào ở trạng và phân li về cực tế bào ở trạng thái đơn.
thái kép.
Câu 3: Nêu các điểm giống nhau và khác nhau về hoạt động của NST trong hai quá trình nguyên phân
và giảm phân?
* Giống nhau:
Đều xảy ra các hoạt động như nhân đôi, đóng xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc,
phân li về 2 cực tế bào, tháo xoắn.
7


* Khác nhau:
Hoạt động NST trong nguyên phân
Kì đầu: không xảy ra tiếp hợp NST
Kì giữa: các NST kép xếp một hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân

bào.
Kì sau: Các NST tách tâm động rồi
phân li về cực tế bào ở trạng thái đơn.

Hoạt động NST trong giảm phân
Ở kì đầu I: Xảy ra tiếp hợp NST
Kì giữa I: Các NST kép xếp hai hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô
sắc.
Kì sau I: Các NST không tách tâm
động và giữ nguyên trạng thái kép
phân li về cực tế bào.
NST có một lần xếp trên mặt phẳng NST có hai lần xếp trên mặt phẳng
xích đạo thoi vô sắc và một lần phân li xích đạo thoi vô sắc và hai lần phân li
về cực tế bào.
về cực tế bào.
Câu 4: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau
về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?
*Cách 1:
Ở kì sau, diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế
bào. Khác với nguyên phân, các NST kép vẫn dính nhau ở tâm đông và phân li cùng nhau. Như vậy, mỗi tế
bào con ở lần phân chia thứ nhất chỉ có thể nhận một NST kép trong cặp đồng dạng hay của bố hay của
mẹ.
Ví dụ: Một tế bào sinh dục chín giảm phân bình thường xét 2 cặp NST tương đồng kí hiệu Aa, Bb (A
tương đồng a; B tương đồng b)
- Kì giữa 1: NST ở thể kép:AAaa, BBbb.
- Kì sau 1: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khi về 2 cực tế bào, nên có
khả năng:
+ AABB, aabb.
+ AAbb, aaBB.

- Kì cuối 1:
+ AABB, aabb.
+ Hay AAbb, aaBB.
- Kì cuối 2:
+ AB, ab.
+ Hay Ab, aB.
*Cách 2:
- Ở kì sau của giảm phân 1 các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) trong
cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực tế bào.
- Các NST kép trong 2 nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc.
- Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mp xích đạo của thoi phân bào (kì giữa 2).
- Từng NST kép trong 2 tế bào mới tách nhau ở tâm động thành 2NST đơn phân li về hai cực của tế bào,
bốn tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.
Câu 5: Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ngun phân và giảm phân?
* Cách 1:
- Giống nhau: Giảm phân và ngun phân đều là hình thức phân bào có thoi phân bào.
- Khác nhau:
Giảm phân

Ngun phân
8


- Là hình thức phân bào của tế bào - Là hình thức phân bào của tế bào sinh
sinh dục.
dưỡng.
- Gồm 2 lần phân bào.
- Gồm 1 lần phân bào.
- Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu - Kết quả: 2 tế bào con được sinh ra từ tế
tạo thành 4 tế bào con với bộ NST bào sinh dưỡng của cơ thể mẹ và giữ

giảm đi một nửa. Các tế bào con này nguyên bộ NST như tế bào mẹ.
là cơ sở để hình thành giao tử.
* Cách 2:
- Giống nhau:
- Đều là sự nhân đôi của NST.
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
- NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn đònh vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra một lần phân bào.
- xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp.
- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 - Mỗi NST nhân đôi thành một cặp
NST kép gồm 2 crômatit.
NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.
- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa - Kì đầu 1 xảy ra hiện tượng tiếp hợp
2 crômatit cùng nguồn gốc.
và trao đổi đoạn giữa 2 crômatit khác
nguồn gốc.
- Kì giữa các NST tập trung thành từng - Kì giữa một các NST tập trung
NST kép.
thành NST kép tương đồng.
- Kì sau crômatit trong từng cặp NST - Kì sau một các NST đơn ở trạng
tương đồng kép phân li về hai cực tế thái kép trong từng cặp NST tương
bào.
đồng phân li để tạo ra các tế bào con
có bộ NST đơn ở trạng thái kép,
khác nhau về nguồn gốc.

- Kết quả: qua hai lần phân bào liên
- Kết quả: mỗi lần phân bào tạo ra hai tế tiếp tạo ra các giao tử có bộ NST
bào có bộ NST lưỡng bội (2n)
giảm đi một nửa (n) khác nhau về
nguồn gốc.
Xảy ra trong tế bào sinh dưỡng và tế bào Xảy ra ở tế bào sinh dục sau khi các
sinh dục sơ khai.
tế bào đó kết thúc giai đoạn sinh
trưởng (thời kì ở vùng chín)

9


Bài 7: Phát sinh giao tử và thụ tinh.
Câu 1:
a. Giao tử là gì?
- Giao tử là những tế bào sinh dục đơn bội (n) được tạo ra từ sự giảm phân của các tế bào sinh giao tử
(tinh bào bậc 1 hay nỗn bào bậc 1) và có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.
- Có hai loại giao tử: giao tử đực và giao tử cái.
b. Trình bày q trình phát sinh giao tử ở động vật?
* Q trình phát sinh giao tử đực:
- Xảy ra trong tuyến sinh dục đực là các tinh hồn.
- Các tế bào mầm ở cơ thể đực ngun phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều tế bào con, được gọi là tinh
ngun bào. Các tinh ngun bào phát triển thành các tinh bào bậc 1.
- Mỗi tinh bào bậc I sau đó giảm phân bằng 2 lần phân bào, lần thứ nhất tạo ra 2 tinh bào bậc 2 và lần
thứ hai tạo 4 tinh tử. Cả 4 tinh tử đều phát triển thành 4 tinh trùng (giao tử đực).
* Phát sinh giao tử cái.
- Xảy ra trong tuyến sinh dục cái là buồng trứng.
- Các tế bào mầm ở cơ thể cái ngun phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các tế bào con được gọi là nỗn
ngun bào. Các nỗn ngun bào phát triển thành nỗn bào bậc I.

- Nỗn bào bậc I giảm phân qua hai lần phân bào, lần thứ nhất tạo ra một tế bào có kích thước lớn gọi là
nỗn bào bậc II và 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất. Ở lần phân bào thứ hai, hai tế bào tạo
ra ở lần thứ nhất tiếp tục tạo ra tổng số 4 tế bào, trong đó có 1 tế bào có kích thước lớn trở thành trứng (giao
tử cái) có khả năng thụ tinh và 3 tế bào có kích thước nhỏ gọi là 3 thể cực thứ 2 không có khả năng thụ tinh
và bò thoái hoá.
Câu 2:
a. Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động
vật?
* Giống nhau:
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều
lần.
- Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử.
* Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho thể - Tinh bào bậc I qua giảm phân I cho hai
cực thứ nhất (có kích thước nhỏ) và noãn tinh bào bậc II.
bào bậc 2 (có kích thước lớn).
- Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho - Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho
một thể cực thứ hai (có kích thước nhỏ) hai tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh
và một tế bào trứng (có kích thước lớn).
trùng.
- Kết quả: Từ mỗi noãn bào bậc một qua - Kết quả: Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm
giảm phân cho hai thể cực và một tế bào phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này
trứng, trong đó chỉ có một trứng thụ tinh. đều tham gia vào thụ tinh.
b. Từ một tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra mấy tinh trùng? Các tinh trùng này có chứa bộ NST
giống nhau không?
Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều chứa bộ NST đơn bội
(n) nhưng lại khác nhau về nguồn gốc NST.
10



c. Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp
NST khác nhau về nguồn gốc?
Quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Do đó, sự kết hợp ngẫu
nhiên giữa các giao tử đực và cái trong thụ tinh sẽ tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về
nguồn gốc.
Câu 3: Những điểm khác nhau căn bản trong sự hình thành giao tử ở cây có hoa so với động vật?
- Ở động vật:
+ Mỗi tinh bào bậc I cho ra 4 tinh trùng.
+ Mỗi noãn bào bậc I chỉ cho ra 1 trứng có kích thước lớn.
- Ở cây có hoa: Sự phát sinh giao tử diễn ra phức tạp, có sự kết hợp giữa giảm phân và nguyên phân.
+ Trong quá trình phát sinh giao tử đực, mỗi tế bào mẹ của tiểu bào tử cho ra bốn hạt phấn, từ mỗi
hạt phấn này sinh ra tiếp 2 giao tử đực.
+ Trong quá trình hình thành giao tử cái, tế bào mẹ của đại bào tử giảm phân cho bốn đại bào tử,
nhưng chỉ có một sống. Một tế bào đại bào tử cho ra một trứng.
Câu 4:
a. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn đònh qua các thế
hệ?
- Nhờ có giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n), qua thụ tinh giữa giao tử đực
và cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi.
- Vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn đònh
bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
b. Biến dò tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào
học nào?
Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các
loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây là nguyên nhân chủ
yếu làm xuất hiện biến dò tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính.
Câu 5: Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu
là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?

- Các tổ hợp NST trong các giao tử là AB, Ab, aB, ab.
- Các tổ hợp NST trong các hợp tử là: AABB, AABb, AaBB, AaBb, AAbb, aaBB, Aabb, aaBb, aabb.
Câu 6: Trình bày bản chất và ý nghóa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Các quá trình
Bản chất
Ý nghóa
Nguyên
Giữ nguyên bộ NST, nghóa là 2 tế Duy trì ổn đònh bộ NST trong sự lớn
phân
bào con được tạo ra có 2n giống lên của cơ thể và ở những loài sinh sản
tế bào mẹ.
vô tính.
Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi một Góp phần duy trì ổn đònh bộ NST qua
nửa, nghóa là các tế bào được tạo các thế hệ ở những loài sinh sản hữu
ra có số lượng NST (n) = ½ của tính và tạo ra nguồn biến dò tổ hợp.
tế bào mẹ (2n)
Thụ tinh
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) Góp phần duy trì ổn đònh bộ NST qua
thành bộ nhân lưỡng bội (2n)
các thế hệ ở những loài sinh sản hữu
tính và tạo ra nguồn biến dò tổ hợp.

11


Câu 7: Trong thực tế hoa của những cây được trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dò về màu sắc
hoa hơn của những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích vì sao như vậy?
a. Ở cây trồng bằng hạt:
Trong hạt chứa phôi phát triển từ hợp tử và phôi nhũ là chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi cây mầm ở
giai đoạn nảy mầm. Như vậy, hạt được tạo ra từ sự kết hợp giữa hai quá trình giảm phân và thụ tinh trong

sinh sản hữu tính.
Trong giảm phân, đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên
của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là
nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dò tổ hợp phong phú.
b. Ở cây trồng bằng giâm, chiết, ghép:
Giâm, chiết, ghép cây là hình thức sinh sản vô tính ở cây trồng. Quá trình này dựa vào cơ chế
nguyên phân của tế bào, trong đó có sự nhân đôi của NST và ADN. Qua đó, các đặc điểm di truyền thường
được sao chép nguyên vẹn sang cho các tế bào con nên ít có khả năng tạo ra biến dò.
Vì vậy, hoa của những cây được trồng bằng hạt thường có nhiều biến dò về màu sắc hơn hoa của
những cây được trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép.
Câu 8: Thụ tinh là gì? Thụ tinh có ý nghóa gì?
* Thụ tinh:
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái (giữa một tinh trùng với một tế bào trứng)
và tạo thành hợp tử.
- Sự thụ tinh giữa các giao tử đực và cái diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và
cái tạo thành bộ lưỡng bội (2n) ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
* Ý nghóa của thụ tinh:
Qua giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái mà
bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi. Như vậy, sự phối hợp các quá trình giảm phân và thụ tinh đã đảm
bảo sự duy trì ổn đònh bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
Câu 9: Quá trình tạo tinh trùng và quá trình tạo trứng có điểm gì giống nhau?
* Giống nhau:
- Đều xảy ra ở các tế bào sinh dục sau khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng.
- Đều trải qua 3 giai đoạn (3 thời kì):
+ Sinh sản: các tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp nhiều đợt tạo ra các tế bào con.
+ Sinh trưởng: các tế bào sinh dục tiếp nhận nguyên liệu ở môi trường ngoài tạo nên các tế bào có kích
thước lớn.
+ Chín: trải qua giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp: giảm phân I và giảm phân II.
- Đều xảy ra hàng loạt các cơ chế hoạt động của NST: nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do.

- Kết quả tạo nên các tế bào tinh trùng hay trứng có bộ NST đơn bội khác biệt nhau về nguồn gốc và chất
lượng.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự duy trì vật chất di truyền qua các thế hệ.
* Khác nhau:
Tạo tinh trùng
Tạo trứng
Giai đoạn sinh trưởng ngắn, lượng vật chất Giai đoạn sinh trưởng dài, lượng vật chất
tích luỹ ít, tế bào sinh tinh có kích thước tích luỹ nhiều, tế bào sinh trứng có kích
bé.
thước lớn.
Một tế bào sinh tinh trùng kết thúc giảm Một tế bào sinh trứng kết thúc giảm
12


phân tạo ra 4 tinh trùng đơn bội.

phân tạo ra một tế bào trứng chín và 3
thể đònh hướng đều có bộ NST đơn bội.
Tinh trùng có kích thước bé, gồm 3 phần: Trứng có kích thước lớn, có dạng hình
đầu, cổ, đuôi. Lượng tế bào chất không cầu, lượng tế bào chất nhiều.
đáng kể.

13


BÀI 8: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

Câu 1: Thế nào là NST giới tính và sự phân hoá cặp NST ở sinh vật?
- Trong tế bào lưỡng bội (2n) của mỗi loài, bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A), luôn sắp
xếp thành các cặp tương đồng, giống nhau ở giới đực và giới cái, còn có một cặp NST giới tính tương đồng

gọi là XX hay không tương đồng gọi là XY.
Ví dụ:Trong tế bào lưỡng bội của người có 46 NST xếp thành 23 cặp, trong đó có 44 NST thường
(kí hiệu 44A) xếp thành 22 cặp tương đồng và 1 cặp NST giới tính, ở nữ là cặp tương đồng XX và ở nam là
cặp không tương đồng XY.
NST giới tính có chức năng xác đònh tính đực hay tính cái và chứa gen quy đònh tính trạng thường
liên quan đến giới tính.
- Sự phân chia giới tính của mỗi loài tuỳ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính XX hay XY
trong tế bào.
Ví dụ:
+ Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai,…. giới đực mang cặp giới tính XY, giới cái mang cặp
giới tính XX.
+ Ở cá, ếch nhái, bò sát,…. giới đực mang cặp XX, giới cái mang cặp XY.
Câu 2:
a. Giải thích cơ chế sinh trai và sinh gái ở người, có vẽ sơ đồ minh hoạ.
* Giải thích:
- Cơ chế xác đònh giới tính là do sự phân li của các cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao
tử và sự tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh.
- Trong phát sinh giao tử:
+ Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra một loại trứng duy nhất đều mang NST giới tính
X(đồng giao tử).
+ Bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau: một loại mang
X và một loại mang Y(dò giao tử)
- Trong thụ tinh:
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX (44A + XX) phát triển thành con gái.
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XY (44A + XY) phát triển thành con trai.
* Sơ đồ minh hoạ:
P:
mẹ 44A + XX
x
bố 44A + XY

Gp:
22A + X
22A + X, 22A + Y
F1:
44A + XX :
44A + XY
(con gái)
(con trai)
b. Vì sao ở người tỉ lệ nam : nữ trong cấu trúc dân số với quy mô lớn hơn luôn xấp xỉ 1 : 1?
Do trong giảm phân tạo giao tử, giới nữ luôn tạo ra một loại trứng mang X, còn giới nam tạo ra hai
loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y nên trong cấu trúc dân số với quy mô lớn, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ
1: 1.
Câu 3:
a. NST giới tính và NST thường có điểm gì giống nhau?
* Về cấu trúc:
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST đều tồn tại thành cặp, mỗi cặp gồm 2NST đơn thuộc hai nguồn gốc.
Trong tế bào giao tử, NST tồn tại từng chiếc.
14


- Các thành phần cơ bản cấu trúc nên NST thường và NST giới tính đều là ADN và protein (chủ yếu
là histon)
- Có kích thước, hình dạng đặc trưng cho mỗi loài.
- Đều chứa các nhóm gen liên kết hoàn toàn hay liên kết không hoàn hoàn.
- Đều có khả năng đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc NST.
* Về chức năng:
- Đều góp phần quy đònh tính đặc trưng cho bộ NST mỗi loài.
- Đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp, trao đổi đoạn trong nguyên phân, giảm phân và thụ
tinh, đảm bảo sự di truyền ổn đònh tương đối qua các thế hệ.
- Các gen trên NST có khả năng điều hoà, tổng hợp ARN, chỉ huy tổng hợp protein để hình thành

tính trạng đặc trưng cho loài.
- Các đột biến số lượng, cấu trúc NST đều có thể hình thành các tính trạng không bình thường, ảnh
hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
b. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường. Cho ví dụ?
Điểm so sánh
Số lượng

NST giới tính
NST thường
Thường tồn tại một cặp trong tế Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1
bào lưỡng bội.
trong tế bào lưỡng bội.

Tồn tại thành cặp tương đồng XX Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
hay không tương đồng XY.
Mang gen quy đònh giới tính và các Chỉ mang gen quy đònh tính trạng
Chức năng.
tính trạng thường liên quan đến thường của cơ thể.
giới tính của cơ thể.
Ở người có 46 NST gồm 23 cặp. Ở người có 46 NST gồm 23 cặp.
Ví dụ
Trong đó có 1 cặp NST giới tính. Trong đó có 22 cặp là cặp NST
Một giới kí hiệu là XX còn một thường, kí hiệu là A (22A)
giới kí hiệu là XY
c. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết đònh việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Sai. Vì quan giảm phân người mẹ chỉ cho một loại trứng là 22A + X còn người bố cho ra hai loại tinh
trùng là 22A + X và 22A + Y.
- Nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang NST Y thì tạo ra tổ hợp XY (Con trai).
- Nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang NST X thì tạo ra tổ hợp XX (con gái)
Như vậy, chỉ có con có NST Y quyết đònh giới tính nam, ở nữ không có NST Y quyết đònh giới tính

nam nên qua niệm trên là sai.
d. Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghóa gì trong thực tiễn?
Giới tính được xác đònh trong quá trình thụ tinh do sự tổ hợp của NST giới tính trong giao tử đực và
giao tử cái. Tuy nhiên, các nhân tố bên trong và bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
Ví dụ:
- Dùng mêtyl testostêron tác động vào cá vàng con có thể làm cá cái biến thành cá đực.
- Một số loài rùa, trứng ủ ở nhiệt độ dưới 28 oC sẽ nở thành con đực, còn ở nhiệt độ trên 32 oC trứng
nở thành con cái.
Nắm được cơ chế xác đònh giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính, người ta có
thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Đặc điểm

15


Vd: Tạo ra toàn tằm đực vì tằm đực cho tơ nhiều hơn tằm cái.
Câu 4: So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng?
* Giống nhau:
- Về cấu trúc:
+ Trong tế bào sinh dưỡng, NST đều tồn tại thành cặp, mỗi cặp gồm 2 NST đơn thuộc 2 nguồn gốc.
Trong tế bào giao tử, NST tồn tại từng chiếc.
+ Các thành phần cơ bản cấu trúc đều là ADN và prôtêin (chủ yếu là histon).
+ Có kích thước, hình dạng đặc trưng cho mỗi loài.
- Chức năng:
+ Đều góp phần quy đònh tính đặc trưng cho bộ NST của loài.
+ Đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm
bảo sự di truyền ổn đònh tương đối qua các thế hệ.
* Khác nhau:
NST thường
NST giới tính

Về cấu tạo
Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội Chỉ có một cặp trong tế bào lưỡng bội
(2n)
(2n)
Luôn sắp xếp thành những cặp tương Cặp XY là cặp không tương đồng
đồng
Giống nhau giữa cá thể đực và cá
Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể
thể cái trong loài.
cái trong loài.
Về chức năng Không quy đònh giới tính của cơ thể. Quy đònh giới tính của cơ thể.
Chứa gen quy đònh tính trạng thường Chứa gen quy đònh tính trạng có liên
không liên quan đến giới tính.
quan yếu tố giới tính.

16


BÀI 9: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

Câu 1: Thế nào là di truyền liên kết? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết? Hiện tượng này
đã bổ sung cho đònh luật PLĐL của Menđen như thế nào? Vì sao ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi
trong sự nghiên cứu di truyền?
a. Di truyền liên kết:
Là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy đònh bỡi các gen trên một
NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
b. Nguyên nhân:
Là do các cặp gen quy đònh các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, nói cách
khác mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên 1NST cùng phân li, cùng tổ hợp với nhau trong
giảm phân tạo giao tử và trong thụ tinh tạo hợp tử.

c. Hiện tượng này đã bổ sung cho đònh luật PLĐL:
Nếu ở đònh luật PLĐL của Menđen, các cặp gen phân li độc lập với nhau làm xuất hiện nhiều biến
dò tổ hợp thì di truyền liên kết cho tổ hợp kiểu hình ít, không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dò tổ hợp,
đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy đònh bỡi các gen trên một NST.
d. Ruồi giấm là đối tượng thuận lợi vì:
- Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn (10 – 14 ngày đã cho ra một thế hẹ).
- Số lượng NST ít (2n = 8)
- Có nhiều biến dò dễ quan sát.
- Nghiên cứu trên loài ruồi giấm, Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết.
Câu 2: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học?
Khi giao phối giữa hai ruồi Ptc mang hai cặp tính trạng tương phản (thân xám, cánh dài với thân đen,
cánh ngắn). F1 đều có thân xám, cánh dài; chứng tỏ thân xám, cánh dài trội hoàn toàn so với thân đen,
cánh ngắn.
Quy ước: Gen B: thân xám, gen b: thân đen
Gen V: cánh dài, gen v: cánh ngắn.
Khi Moocgan đem lai phân tích ruồi đực F1 thu được thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân
đen, cánh ngắn. Kết quả trên không đúng với quy luật PLĐL vì nếu các gen PLĐL thì tỉ lệ phân li ở F B phải
là 1: 1: 1: 1. Từ đó, Moocgan cho rằng các gen quy đònh màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1
NST, cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
Ta có sơ đồ:
PTC
Xám dài x đen, ngắn
BV
bv
BV
bv
Gp
BV
bv
F1

BV (100%
bv
Cho ruồi đực F1 lai phân tích với ruồi cái thân đen, cánh ngắn
F1
đực BV (xám, dài)
x
cái bv (đen, ngắn)
bv
bv
GF1
BV, bv
bv
F2
1BV : 1 bv
bv
bv
(1 xám, dài : 1 đen, ngắn)
17


Câu 3: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết
của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghóa của di truyền liên kết trong chọn giống?
Điểm so sánh
Pa

Di truyền độc lập.
Vàng, trơn
×
AaBb


Gp
Fa: KG

1AB, 1Ab, 1aB, 1ab
ab
1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

xanh, nhăn.
aabb

Di truyền liên kết.
Xám, dài × đen, cụt.
BV
bv
BV
bv
BV
bv

1BV
1bv
1vàng, trơn: 1vàng, nhăn: 1xanh, trơn: 1xanh, BV
bv
KH
nhăn.
1xám, dài: 1đen, cụt.
Vàng, nhăn và xanh, trơn.
BDTH
Không xuất hiện.
Ý nghóa: Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy đònh bỡi các gen trên

một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm cùng
nhau.
Câu 4: So sánh đònh luật PLĐL và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng?
a. Những điểm giống nhau:
- Đều là các đònh luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng.
- Đều có hiện tượng gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn.
- Về cơ chế di truyền đều dựa trên sự phân li của gen trên NST trong phát sinh giao tử và tổ hợp gen
từ các giao tử trong thụ tinh.
- Ptc về hai cặp tính trạng tương phản, F1 đều mang kiểu hình với hai tính trạng trội.
b. Khác nhau:
Đònh luật PLĐL
Hiện tượng di truyền liên kết
Mỗi gen nằm trên một NST (hay 2 Hai gen nằm trên 1 NST (hay 2 cặp gen
cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương cùng nằm trên một cặp NST tương đồng)
đồng khác nhau)
Hai cặp tính trạng di truyền độc lập Hai cặp tính trạng di truyền không độc
và không phụ thuộc vào nhau
lập và phụ thuộc vào nhau.
Các gen PLĐL trong giảm phân tạo Các gen phân li cùng với nhau trong
giao tử.
giảm phân tạo giao tử.
Làm xuất hiện nhiều biến dò tổ hợp
Hạn chế sự xuất hiện biến dò tổ hợp
Do Menđen phát hiện lần đầu tiên Do Moocgan phát hiện trên ruồi giấm.
trên đậu Hà Lan.
Câu 5:
a. Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
- Đây là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội (xám, dài) với cơ thể mang kiểu hình lặn (đen,
cụt).

- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác đònh kiểu gen của ruồi đực F1 (dựa vào kết quả
của phép lai phân tích)
b. Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy đònh màu sắc thân và
hình dạng cánh cùng nằm trên 1NSt (liên kết gen)?
18


Moocgan căn cứ vào kết quả lai với tỉ lệ 1 : 1 chứng tỏ gen quy đònh màu sắc thân và hình dạng
cánh cùng nằm trên một NST vì: Ruồi cái F1 chỉ cho một loại giao tử (bv), còn ruồi đực F1 phải cho 2 loại
giao tử.
Như vậy, với kiểu gen dò hợp về 2 cặp gen nếu nằm trên các cặp NST khác nhau và di truyền độc
lập thì phải cho 4 loại giao tử. Nhưng ở đây chỉ cho hai loại giao tử (như di truyền của một cặp gen) chứng
tỏ 2 cặp gen phải nằm trên cùng một NST và di truyền liên kết với nhau.
Câu 6: Mối liên quan giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di
truyền được thể hiện như thế nào?
- Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào khác nhau vẫn chứa đựng các thông tin di truyền giống
nhau, đặc trưng cho loài.
- Nhờ giảm phân mà tạo nên các giao tử đơn bội để khi thụ tinh sẽ khôi phục lại trạng thái lưỡng
bội.
- Nhờ quá trình thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong tinh trùng với bộ NST đơn bội trong trứng
để hình thành hợp tử chứa bộ NST 2n phát triển thành cơ thể, truyền đạt thông tin di truyền từ bố mẹ cho
con cái.
- Nhờ sự kết hợp 3 quá trình trên mà tạo điều kiện cho các đột biến có thể lan rộng trong quần thể.

19


CHƯƠNG III: ADN và GEN

Câu 1:

a. Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN?
- ADN là một axit nucleic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân (A,T,G,X).
- ADN có kích thước lớn có thể đạt tới khối lượng hàng chục triệu đvC.
b. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Vì:
- ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân.
- Đơn phân của ADN là nucleotit gồm 4 loại A, T, G, X.
- Bốn loại nucleotit sắp xếp nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau.
- Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các Nu.
c. Trình bày cấu trúc không gian của ADN ? Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
* Cấu trúc không gian:
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải
(xoắn phải).
- Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro tạo thành từng cặp theo NTBS:
A = T,
G = X và ngược lại.
- Mỗi chu kì xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp Nu, đường kính vòng xoắn là 20A0.
* Hệ quả:
- Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình
tự đơn phân của mạch còn lại.
- Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: A = T, G = X => A + G = T + X.
d. ADN có đặc tính cơ bản nào mà được xem là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền?
ADN có khả năng tự nhân đôi, 2 phân tử ADN con sao chép lại chính xác trình tự các cặp Nu trên
phân tử ADN mẹ. Đây là cơ sở phân tử của hiện tượng truyền đạt các thông tin di truyền từ tế bào này sang
tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2:
a. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Ý nghóa. Phân tử ADN tự nhân đôi theo những
nguyên tắc nào?
- Sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào,
tại các NST ở kì trung gian. Đầu tiên ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần, mỗi mạch làm khuôn

tổng hợp nên mạch mới từ các nucleotit tự do trong môi trường nội bào. Kết quả, từ một phân tử ADN mẹ
cho ra hai phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
- Ý nghóa: Tự nhân đôi ADN là cơ sở nhân đôi NST, là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và
sinh sản.
- Các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN
mẹ.
+ Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các Nu ở mạch khuôn với các Nu tự do trong môi trường nội bào
là A liên kết với T, G liên kết với X hay ngược lại.
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch
cũ) còn một mạch mới được tổng hợp.
b. Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen?
- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác đònh.
20


- ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền và cấu trúc protein.
- Gen có chức năng mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền.
c. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Vì:
Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo NTBS, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc giữ lại một nửa đặc
biệt sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ nên phân tử ADN được tạo ra
qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
Câu 3:
a. Trình bày cấu tạo của ARN?
- Phân tử ARN (axit ribonucleotit) cấu tạo đa phân được tập hợp từ nhiều đơn phân là các riboNu.
- Mỗi loại RiboNu có khối lượng và kích thước trung bình lần lượt là 300 đvC và 3,4A 0 với 3 thành
cấu tạo là:
+ 1 phân tử đường ribo (có công thức cấu tạo là C5H10O5)
+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4)
+ 1 trong 4 loại bazoNitric là A, U, G, X.

- Các riboNu chỉ phân biệt nhau ở thành phần bazoNitric nên tên của RiboNu được xác đònh bằng
tên của loại bazoNitric có trong riboNu đó.
- Phân tử ARN gồm một mạch pôliRiboNu do các riboNu liên kết lại bằng liên kết hoá trò hình
thành giữa phân tử axit photphiric của RiboNu này với phân tử đường của riboNu kế tiếp.
- 4 loại riboNu A, U, G, X sắp xếp với thành phần, số lượng, trật tự khác nhau hình thành nên tính
đặc trưng và đa dạng của ARN.
b. Đặc điểm và chức năng các loại ARN trong tế bào?
- ARN thông tin (mARN)
+ Chiếm khoảng 5 – 10% lượng ARN trong tế bào.
+ Có cấu tạo một mạch thẳng không cuộn được xem là bản mã sao do được sao chép từ thông tin di
truyền của một đoạn gen trên phân tử ADN.
+ mARN có chức năng truyền đạt thông tin về cấu trúc của phân tử prôtein được tổng hợp từ ADN
đến riboxom của tế bào chất.
- ARN ribôxôm (rARN)
+ Chiếm 70 – 80% lượng ARN trong tế bào, có cấu trúc một mạch pôliRiboNu , có chức năng tham
gia vào cấu tạo ribôxôm trong tế bào.
- ARN vận chuyển (tARN)
+ Chiếm 10 – 20% lượng ARN trong tế bào.
+ Có cấu tạo một mạch pôliRiboNu nhưng cuộn lại ở một đầu. Trong mạch có một số đoạn các cặp
bazơ Nitric liên kết nhau theo NTBS.
+ Sự cuộn một đầu của tARN cùng với liên kết hidro bổ sung hình thành 1 số thuỳ tròn trên tARN,
một trong các thuỳ tròn mang bộ ba đối mã gồm 3 riboNu đặc hiệu với axit amin mà tARN phải vận
chuyển. Đầu tự do của tARN có vò trí gắn axit amin đặc hiệu.
+ tARN có chức năng vận chuyển axit amin từ môi trường tế bào chất vào ribôxôm để tổng hợp
prôtêin.
c. Nêu các điểm giống nhau giữa các loại ARN về cấu tạo, nguồn gốc và chức năng?
- Về cấu tạo: + Đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân.
+ Đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X.
+ Đều có cấu tạo một mạch đơn.
- Về nguồn gốc: Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu của ADN.

21


- Về chức năng: Đều tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.
d. Trình bày quá trình tổng hợp ARN của ADN . Vì sao tổng hợp ARN gọi là sao mã. Ý nghóa tổng hợp
ARN.
* Quá trình tổng hợp ARN:
- Xảy ra dựa vào khuôn mẫu của ADN trên NST trong nhân tế bào, ngoại trừ đối với các ADN dạng
vòng thì xảy ra trong một số bào quan của tế bào chất.
- Tổng hợp ARN tiến hành vào lúc ADN duỗi ra nhằm chuẩn bò cho quá trình tổng hợp protein.
- Diễn biến như sau:
+ Enzim ARN – pôlimeraza tác động lên một hay một số đoạn của ADN tương ứng với một hay một
số gen và tách các liên kết hidrô giữa hai mạch poliNu của gen.
+ Cùng lúc đó, các RibôNu tự do của môi trường nội bào lần lượt tiếp xúc với các Nu nằm trên một
mạch pôliNu của gen theo NTBS
A gốc với U môi trường, T gốc với A, G gốc với X và ngược lại.
+ Diễn biến xảy ra trên suốt chiều dài mạch pôliNu của gen -> các ribôNu sau khi tiếp xúc mạch
gốc, tự liên kết lại bằng các liên kết hoá trò trở thành phân tử ARN và rời ADN di chuyển ra ngoài, 2 mạch
của gen xoắn lại như lúc đầu.
* Tổng hợp ARN còn gọi là sao mã.
Qua tổng hợp ARN thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử prôtêin được mã hoá trong mạch gốc
của gen dưới dạng trật tự các bộ 3 Nu sẽ sao chép thành trật tự các bộ ba ribôNu trên phân tử ARN theo
NTBS -> gọi là sao mã.
* Ý nghóa của tổng hợp ARN:
Qua tổng hợp ARN, các phân tử ARN được hình thành sẽ di chuyển ra tế bào chất tham gia vào tổng
hợp prôtêin. Prôtêin tạo ra tương tác với môi trường biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, sự tổng
hợp ARN góp phần truyền đạt và biểu hiện thông tin di truyền ở sinh vật.
Câu 4:
a. Trình bày khái niệm về gen? Nêu điểm giống và khác nhau giữa gen với ARN.
* Khái niệm về gen:

Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác đònh. Mỗi gen chứa thông tin quy
đònh cấu trúc của một loại prôtêin nào đó, được gọi là gen cấu trúc. Trung bình mỗi gen cấu trúc bình
thường có chứa từ 600 cặp đến 1500 cặp nucleotit. Số lượng gen trong tế bào rất lớn. Ví dụ: Trong tế bào
của người có chứa khoảng 5 vạn gen, tế bào của ruồi giấm có chứa khoảng 4000 gen.
* Điểm giống và khác nhau giữa gen với ADN.
- Gen với ADN giống nhau là đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit: A, T, G, X; đều có cấu trúc 2
mạch xoắn lại và có liên kết giữa các nucleotit trên 2 mạch theo NTBS.
- Khác nhau: Giữa gen và ADN là gen có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN; mỗi phân tử ADN
có chứa đựng nhiều gen.
b. Mối liên quan giữa hoạt động của ADN với hoạt động của gen.
- Hiện tượng ADN tháo xoắn và nhân đôi tạo điều kiện cho các gen nằm trên nó nhân đôi và truyền
đạt thông tin di truyền.
- Hoạt động truyền thông tin di truyền của các gen cũng góp phần vào việc thực hiện chức năng
truyền đạt thông tin di truyền của phân tử ADN.
c. Vì sao gen được xem là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử? Vì:

22


- Gen là cấu trúc mang thông tin di truyền với 4 loại Nu sắp xếp theo thành phần, số lượng và trật tự
khác nhau tạo thông tin di truyền trên gen vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc trưng -> đặc điểm di truyền
của sinh vật cũng đa dạng và đặc trưng.
- Gen có khả năng tự nhân đôi. Sự tự nhân đôi của gen kết hợp sự phân li giúp cho thông tin di
truyền của gen ổn đònh từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác.
- Sự phân li của gen trong giảm phân kết hợp với sự tổ hợp của gen trong thụ tinh góp phần tạo sự
ổn đònh thông tin di truyền của gen từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác.
- Gen còn có khả năng sao mã và qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng
hợp tương tác với môi trường biểu hiện tính trạng của cơ thể.
- Gen có thể bò biến đổi do tác nhân gây đột biến bên ngoài hay bên trong có thể những biến đổi
xảy ra trên gen đều được di truyền sang thế hệ sau -> tạo tính đa dạng sinh vật. Do những đặc điểm cấu

trúc hoạt động ở trên mà gen được xem là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử.
Câu 5: So sánh quá trình tổng hợp ARN với quá trình nhân đôi ADN.
* Cách 1:
Giống nhau:
- Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu trên ADN dưới tác dụng của enzim.
- Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn.
- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN.
- Đều có hiện tượng liên kết giữa các nucleotit của môi trường nội bào với các nucleotit trên mạch
ADN.
Khác nhau:
Quá trình tổng hợp ARN
Quá trình nhân đôi ADN
- Xảy ra trên một đoạn của ADN tương - Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân
ứng với một gen nào đó.
tử ADN.
- Chỉ có một mạch của gen trên ADN - Cả 2 mạch ADN làm mạch khuôn.
làm mạch khuôn.
- Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời - Một mạch của ADN mẹ liên kết với
ADN ra tế bào chất.
mạch mới tổng hợp thành phân tử ADN
con.
* Cách 2:
Giống nhau:
- Diễn ra tại kì trung gian lúc NST đang ở dạng sợi mảnh.
- Đều cần nguyên liệu của môi trường: enzim xúc tác, năng lượng ATP để oxi hoá.
- Enzim xúc tác tổng hợp theo 1 chiều duy nhất của mạch ADN khuôn.
- Các nucleotit nối với nhau theo NTBS.
Khác nhau:
Điểm so sánh
Nguyên liệu

Nguyên
tắc
tổng hợp
Qui mô tổng
hợp

Tổng hợp ADN
Bốn loại Nu: A, T, G, X
NTBS: A = T, G = X

Tổng hợp ARN
Bốn loại Nu: A, U, G, X.
NTBS: A = U, G = X, X = G

Diễn ra trên 2 mạch đơn của Diễn ra trên 1 đoạn ngắn phân tử
phân tử ADN theo 2 hướng ADN (gọi là gen) trên mạch có
ngược chiều nhau
chiều 3/ - 5/.
23


Enzim xúc tác
Pôlimeraza ADN
Cơ chế tổng Khi bước vào thời kì nhân đôi ở
hợp
kì trung gian, chuỗi xoắn kép
của ADN dãn ra và tách rời
dần. Mỗi mạch đều liên kết với
các Nu của môi trường theo
NTBS để trở thành 2 ADN con

giống hệt nhau và giống như
ADN mẹ.

ARN pôlimeraza
Chuỗi xoắn kép của ADN duỗi ra
và tách rời dần nhờ enzim ADN
pôlimeraza. Các Nu của một đoạn
phân tử ADN liên kết với các
ribôNu của môi trường theo NTBS
A = U, G = X, X = G. Mỗi lần tổng
hợp tạo thành một phân tử ARN

Câu 6.
a.Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản trong cấu trúc và chức năng của ARN và ADN.
* Giống nhau:
- Đều có kích thước, khối lượng lớn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P.
- Đơn phân là các Nu.
- Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại thành mạch.
- Đều có cấu trúc xoắn.
* Khác nhau:
Đặc điểm
ADN
ARN
Cấu trúc
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 - Là chuỗi xoắn đơn.
mạch đơn song song nhau.
- Có 4 loại Nu: A, T, G, X.
- A, U, G, X.
- Thuộc đại phân tử có kích thước - Thuộc đại phân tử nhưng

và khối lượng lớn đạt đến hàng kích thước và khối lượng
triệu, hàng chục triệu đ.v.C
nhỏ hơn ADN.
- Có liên kết hidro theo NTBS - Không có liên kết hidro
giữa 2 Nu trên 2 mạch.
Chức năng - Lưu giữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di
- Truyền đạt thông tin di truyền.
truyền.
- Vận chuyển a.a
- Tham gia cấu trúc
ribôxôm
b.ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ
đồ gen -> ADN.
* Nguyên tắc tổng hợp ARN:
- Quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên một mạch đơn của gen với vai trò khuôn mẫu.
- Sự liên kết giữa các nucleotit trên mạch khuôn với các nucleotit tự do của môi trướng cũng diễn ra
theo NTBS, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
* Mối quan hệ gen -> ARN
Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nucleotit tương ứng với trình tự các nucleotit trên mạch
khuôn nhưng theo NTBS, hay giống như trình tự các nucleotit trên mạch bổ sung (không phải mạch khuôn)
chỉ khác T được thay thế bằng U. Qua đó, cho thấy trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen quy đònh
trình tự các nucleotit trong mạch ARN.
Câu 7.
24


a.Tính đa dạng và đặc thù của Protein do nhưng yếu tố nào xác đònh?
* Tính đa dạng:
- Prôtêin cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân là axit amin.

- Có hơn 20 loại axit amin khác nhau. Do cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin này đã
tạo nên tính đa dạng của prôtêin.
* Tính đặc thù:
- Quy đònh bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các axit amin.
- Thể hiện qua cấu trúc không gian gồm 4 bâc: 1,2,3,4.
+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.
+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn.
+ Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu
đặc trưng cho từng loại protein.
+ Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại protein gồm hai hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại
hay khác loại kết hợp với nhau.
b.Vì sao nói protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
*Vì:
- Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào.
- Xúc tác và điêu hoà quá trình TĐC, bảo vệ cơ thể, vận chuyển và cung cấp năng lượng có liên
quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
c. Vì sao protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt? Chức năng cấu trúc của protein
được thể hiện như thế nào?
- Protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt vì với cấu trúc bằng cách xoắn dạng sợi được bện
chặt lại với nhau giống như dây thừng tạo nên sức chòu lực rất mạnh.
- Chức năng cấu trúc:
+ Protein là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh.
+ Là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó hình thành các đặc
điểm giải phẩu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
d. Tại sao nói protein có chức năng xúc tác? Cho ví dụ?
Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh. Các phản ứng này được
xúc tác bỡi enzim. Enzim có bản chất là prôtêin.
Vd: Enzim amilaza trong nước bọt ở khoang miệng biến đổi một phần tinh bột có trong thức ăn
thành đường mantôzơ. Enzim ribônuclêaza có tác dụng phân giải ARN thành các nuclêôtit
e. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chát của protein diễn ra như thế nào? Nguyên nhân

nào gây bệnh tiểu đường?
- Sự điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể được tiến hành do các hoocmôn. Các
hoocmôn phần lớn là prôtêin.
- Do rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến t (Sự thay đổi tỉ lệ insulin) gây bệnh tiểu đường.
Câu 8.
a. Trình bày cấu tạo hoá học và cấu tạo không gian của prôtêin.
*Cấu tạo hoá học của prôtêin
Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố C,H,O,N, ngoài ra có thể còn có một số nguyên tố
khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn ( có thể dài tới 0.1 µm, khối lượng có
thể đạt tới hàng triệu đvc). Prôtêin cũng được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân.
Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin gồm 20 loại khác nhau.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×