Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tạo VIỆC làm CHO PHỤ nữ NÔNG THÔN THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.82 KB, 11 trang )

TẠO VIỆC LÀM TẠI CHỖ CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(Qua nghiên cứu 3 xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi)

Quảng Ngãi nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, cách thủ đô
Hà Nội 890 km về phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh 840 km về phía
Bắc, Quảng Ngãi gần như nằm ở tâm điểm của Việt Nam.
Quảng Ngãi có bờ biển dài 130 km,, chiều dài Đông Tây 60 km,
Nam Bắc 100 km, có tổng diện tích đất tự nhiên 535.288 ha và 11.000 km 2
ngư trường, tỉnh được phân chia thành 13 đơn vị hành chính cấp huyện
(trong đó có huyện Đảo Lý Sơn và tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Thị xã tỉnh lỵ gồm
6 phường và 4 xã, 11 huyện còn lại được chia thành 157 xã. Theo báo cáo
của chi cục thống kê Quảng Ngãi, hiện nay tỉnh được chia thành ba vùng
sinh thái, đồng bằng Trung du và miền núi. Vùng đồng bằng 138.048 ha
tương ứng với 24% diện tích của tỉnh, vùng Trung du 84,125 ha chiếm 15%
diện tích của tỉnh và miền núi 363,453 ha chiếm 61% ha diện tích.
Dân số Quảng Ngãi có 125.592 người (có 267.145 nông hộ, trong
đó nữ chiếm 51,1%. Mật độ dân cư chiếm 538 người/1km 2. Bình quân diện
tích canh tác/1người là 535 m2 gần 90% dân số sống ở nông thôn, trong đó
có 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp.
Trên địa ban tỉnh hiện nay có 4 khu công nghiệp, lớn nhất là khu
công nghiệp Dung Quất (thuộc huyện Bình Sơn), diện tích 14.000 ha, đây
là khu công nghiệp gồm các dự án lớn gắn liền với cảng biển. Nhà máy lọc
dầu số 1 quốc gia sẽ được xây dựng tại đây. Các khu công nghiệp nhỏ hơn
là: Khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Tịnh Phong (Sơn Tịnh)
rộng 142 ha, cách Dung Quất 20 km; khu công nghiệp chế biến nông sản
và sản xuất máy móc, đồ điện tử Quảng Phú với diện tích 132 ha, và khu
công nghiệp Phổ Phong (Đức Phổ).
1



Trong những năm đổi mới, đặc biệt 10 năm trở lại đây (1990 2000) sản lượng lương thực bình quân đầu người hàng năm đạt ở mức 220
- 300 kg/người/năm, cá biệt ở vùng núi mức tối đa chỉ đạt 230
kg/người/năm. Vẫn có nhiều hộ thiếu lương thực từ 3 - 6 tháng/năm, đặc
biệt ở các cộng đồng thiểu số ở vùng cao

(1)

. Năm 2001, nền kinh tế có sự

tăng trưởng GDP là 18% (năm 2000 là 17%), cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp thể hiện qua con số cụ thể sau: Nông lâm - ngư nghiệp 38,2% (năm 2000: 41,92%); công nghiệp - xây dựng
23,61% (năm 2000: 21,58%) dịch vụ 38,19% (năm 2000: 36,5%).
Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân hàng năm có
tăng từ 6 - 7%, song cho đến nay so với các địa phương trong cả nước và
các tỉnh cùng khu vực thì Quảng Ngãi vẫn là tỉnh thuộc diện nghèo. Tỷ lệ
nghèo ở các huyện thuộc đồng bằng chiếm tỷ lệ 19%; miền núi 61% và hải
đảo là 20% (2).
Hiện nay dân số ở tuổi lao động là 635.140 người, trong đó lực
lượng lao động nữ chiếm 50,4%. Số phụ nữ đói nghèo trong toàn tỉnh
61.260 người, phụ nữ không có việc làm 54.780 chiếm 18,35% so với tổng
số lao động nữ của tỉnh (3).
Tình trạng thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm ở nông thôn nước
ta hiện nay, nông thôn Quảng Ngãi nói riêng đang là căn bệnh trầm trọng.
Hiện tượng chị em phụ nữ nông thôn chấp nhận đi làm xa nhà theo thời vụ,
có khi cả năm đang dần trở nên phổ biến.
Bài viết này trình bày hiện trạng thiếu việc làm tại chỗ ở nông thôn
Quảng Ngãi hiện nay, dựa trên số liệu của một số cuộc điều tra đánh giá
nhanh tại một số xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, tác giả còn trực tiếp
đến 3 xã nghe báo cáo của các ban ngành tại địa phương để tham khảo

thêm cho bài viết của mình. Tác giả tìm ra một số nguyên nhân và bàn luận
(1)

Niên giám thống kê Quảng Ngãi 1996 - 2000.
, (3) Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh Xã hội Quảng Ngãi năm 2001.

(2)

2


về những mô hình tạo việc làm tại chỗ, và đưa ra một số những giải pháp
cơ bản để giải quyết thực trạng trên.
Di dân theo mùa từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm là hiện
tượng thường thấy ở Quảng Ngãi. Trong hai mùa nông nhàn (thường là
giữa mùa Đông, Xuân và He - Thu), người dân (mà chủ yếu là nông thôn)
di chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh phía Nam như (Đắc
Lắc, Tây Nguyên... Vũng Tàu v.v...) Di dân thể hiện qua hai hình thức,
thường xuyên và di dân theo mùa. Di dân thường xuyên (đi cả năm) chủ
yếu ở giới trẻ. Lứa tuổi thanh niên có trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên,
họ dời khỏi địa phương để lên làm việc ở huyện, tỉnh và thành phố lớn (vì ở
nơi đó cần đến trình độ bằng cấp của họ, và những cá nhân đó có điều kiện
kiếm sống tăng thu nhập cho bản thân và gia đình).
Di dân theo mùa, đây là giải pháp tình thế của những người lao động
không có tay nghề để đối phó với tình trạng đời sống quá khó khăn trước mắt.
Tình trạng thiếu lương thực vài tháng, thu nhập bấp bênh, lao động
tại xã không có việc làm thường xuyên, công lao động quá rẻ v.v... Người
lao động kiếm việc giản đơn (phổ thông) ở một số thành phố lớn như thành
phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... hay các trung tâm lớn cần lao động đóng
gói cà phê, trà ở Đắc Lắc để kiếm thu nhập, duy trì cuộc sống gia đình suốt

năm, trang trải học hành cho con, chi vào hiếu hỉ (ma chay cưới xin) ở địa
phương. Di dân theo mùa là hiện tượng thông thường ở các xã vùng đồng
bằng, kết quả nghiên cứu điều tra nhanh về di dân theo mùa ở xã Nghĩa Kỳ,
thuộc huyện Tư Nghĩa là 70% trong tổng số phụ nữ của xã Đức Phong (Mộ
Đức), và Tịnh Thọ cho thấy các kết quả ban đầu như sau: Có khoảng 85%
hộ gia đình ở Tịnh Thọ và Đức Phong có người di dân theo mùa từ 3 đến
6 tháng mỗi năm. Trong đó phụ nữ chiếm 70% tổng số người di dân. Ở cả
hai xã, có 90% lao động di dân theo mùa có trình độ văn hóa tiểu học hay
phổ thông cơ sở. Có khoảng 10% lao động di dân theo mùa có trình độ học
vấn từ phổ thông trung học. Họ làm những công việc lao động phổ thông,
công việc chính của họ là bán vé số, bán chè, hủ tiếu, bánh xèo, bán trái
3


cây, khuân vác, phụ thợ hồ, gội đầu làm móng tay v.v... Có sự khác nhau về
nơi đến của lao động di dân theo mùa của Tịnh Thọ và Đức Phong. Cụ thể
0% dân của Đức Phong đến thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó có 60%
số rừng di dân theo mùa ở Tịnh Thọ đến thành phố Hồ Chí Minh và 30%
đến Đắc Lắc và 700.000 đối với Đức Phong. 90% hộ gia đình nghiên cứu
nói mục đích di dân theo mùa của họ là để tăng thu nhập cho gia đình. Có
tới 75% hộ gia đình ở (Đức Phong) và 100% ở (Tịnh Thọ) nói rằng họ
muốn ở nhà nếu họ tìm được việc làm với thu nhập = 2/3 thu nhập họ kiếm
được khi di dân theo mùa. Có thể tham khảo ở bảng sau khi phân loại công
việc của lao động di dân theo mùa.
Bảng: Di dân theo mùa ở xã Tịnh Thọ và Đức Phong
ĐVT Tịnh Thọ Đức Phong Đức Ninh
Hộ di dân theo mùa (nông nhàn)
%
85
85.7

80
Phụ nữ trong tổng số di dân
%
70
70
70
Thời gian đi
Tháng
3-6
3-6
3-6
Trình đô học vấn:
- Trung học
%
40
63
50
- PTCS
%
50
25
40
- THPT
%
10
12
10
Tình trạng hôn nhân:
- Kết hôn
%

90
80
85
- Độc thân
%
10
10
15
- Ly dị/ly thân
%
không
15
10
Công việc phổ biến:
- Bán hàng rong (x)
%
40
65
60
- dịch vụ (xx)
%
30
25
20
- Hái cà phê, cắt cỏ
%
30
10
15
Mục đích di dân:

- Tăng thu nhập gia đình

%

90

90

85

- Tăng thu nhập cho cá nhân

%

10

10

15

4


Nguồn: kết quả điều tra nhanh của một số nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm
ngư nghiệp thể hiện ở các năm như sau: nông lâm ngư nghiệp 38,2% (năm
2000: 41,92%), công nghiệp - xây dựng (năm 2000: 21,58%), dịch vụ:
38,19% (năm 2000: 36,5%). Bốn khu công nghiệp đã hình thành, giải quyết
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động dôi dư hiện nay.

Song cho đến nay Quảng Ngãi vẫn là một tỉnh nghèo so với các địa
phương trên toàn quốc. Bình quân GDP toàn tỉnh là 200 USD/ năm. Bình
quân diện tích đất canh tác: 535 m2, so với cả nước đạt 50%. Mặt khác, dân
số tăng không hợp lý, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn là 1,8 - 2%, ở vùng núi
cao là 2,2 - 2,5%.
Ngoài ra, thiên tai như lụt bão, hạn hán, sâu bệnh hại... thường
xuyên đe dọa. Cơ sở hạ tầng như hệ thống tưới tiêu, đường nông thôn đến
chợ, điện, hệ thống thông tin liên lạc còn nghèo nàn yếu kém, không tạo
được cơ hội để đa dạng hóa nền kinh tế đặc biệt là các hoạt động phi công
nghiệp làm cho người nông dân chưa thích ứng được với cơ chế thị trường
mà vẫn còn phổ biến tư duy cũ, cam chịu với hoàn cảnh chưa có những
bước đột phá mới. Hiện nay ở nông thôn Quảng Ngãi mới đưa máy móc
vào sản xuất nông nghiệp ở một số khâu trên đồng ruộng: làm đất, tưới,
tiêu, gặt... Công việc của nhà nông đã được giảm đi, đồng thời công việc
của phụ nữ nông thôn trên đồng ruộng cũng đã giảm đi trông thấy. Như
vậy, lao động nữ nông nghiệp dôi ra khá đông so với trước đây, bước đầu
họ chuyển sang hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ, chăn nuôi và trông nom
nhà cửa con cái là chủ yếu. Nhưng do công việc này không ổn định, thu
nhập quá thấp mà nhu cầu chi tiêu của gia đình lại đặt ra những đòi hỏi bức
xúc; tiền chi cho con cái học hành, những chi tiêu sinh hoạt hang ngày của
gia đình... buộc chị em phải chấp nhận đi xa tìm kiếm việc làm những công
việc giản đơn như bán hủ tiếu, bán chè, thu gom phế liệu, giúp cho các gia

5


đình
có người già cần chăm sóc..., những công việc này không thích hợp với
nam giới.
Từ nhu cầu của thị trường lao động ở một số thành phố lớn có một

số công việc phù hợp với chị em phụ nữ nông thôn, chính thị trường lao
động cũng như đang "ngầm kích thích" chị em lao vào các thành phố lớn để
mưu sinh.
Chấp nhận đi làm xa, người phụ nữ giải quyết được một số khó
khăn cho gia đình, có tiền chi tiêu trang trải một số công việc như ma chay,
lễ tết, cưới hỏi... mua sắm và đặc biệt có tiền lo cho con ăn học. Bên cạnh
đó, một số chị em tiếp thu được nếp sống văn minh đô thị. Mặt khác, chị
em sinh hoạt, ăn ở không đảm bảo vệ sinh do phải chọn nơi thuê rẻ, diện
tích hẹp cốt để có chỗ nằm nghỉ qua đêm, còn ban ngày chị em thì đi làm.
Người phụ nữ xa nhà lâu ngày bộc lộ những bất cập. Đa phần con
nhỏ gửi lại cho ông bà nội, ngoại và người chồng chăm sóc thiếu đi sự
chăm chút tỉ mỉ của người mẹ. Nhiều em đã có biểu hiện chán nản không
chú tâm đến học tập, còn lo làm giúp việc nhà cho gia đình. Cũng có những
trường hợp bỏ học, theo mẹ vào các thành phố lớn phụ việc rửa chén bát
cho các hang ăn, bán vé số v.v... ở một xã (Đức Minh - Mộ Đức QN). Có
thời điểm có tới 50 em là học sinh tiểu học bỏ học.
Hiện nay đã có hiện tượng do ở xa gia đình, nhiều khi không kiềm
chế tốt một số chị em đã sa ngã vào con đường quan hệ bất chính, gây ra
tình trạng ly hôn, đánh ghen làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nói
chung. Và ngược lại, người chồng xa vợ lâu ngày cũng sinh ra chán nản,
tìm kiếm đến rượu chè quậy phá, "Bồ bịch" gây ra những đổ vỡ đáng tiếc.
Trong số các chị em đi làm ăn xa được nghiên cứu có tới 16% là
mù chữ, 40,4% có trình độ tiểu học, 37,8% phổ thông cơ sở và chỉ có 5,7%
có trình độ phổ thông trung học (1).

(1)

Kết quả nghiên cứu theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA).

6



Trình độ học vấn như trên làm cho chị em gặp nhiều khó khăn khi
tìm kiếm những việc làm có thu nhập cao, mà chủ yếu chỉ dừng lại ở mức
độ lao động giản đơn, thù lao thấp (15 - 20.000 đồng/ngày), thời gian lao
động kéo dài từ 12 - 14 giờ/ 1 ngày.
Một thực tế cho thấy, mô hình tạo việc làm tại chỗ giúp cho người
lao động lợi nhiều mặt, đặc biệt đối với PNNT. Đa số chị em không muốn
rời gia đình để đi xa làm ăn, đây là tình thế bắt buộc vì miếng cơm manh
áo, song tạo ra công ăn việc làm tại địa phương lại không đơn giản. Mặc dù
ai cũng phải thừa nhận rằng nếu cứ để cho lao động nông thôn đổ về thành
phố như hiện nay sẽ gây nhiều hậu quả, làm cho đô thị quá tải. Muốn cho
môi trường thành phố được đảm bảo, trật tự an ninh an toàn xã hội không
xảy ra tình trạng lộn xộn, chúng ta phải chú ý xây dựng củng cố nông thôn.
Nếu không ổn định đời sống nông thôn, không dựa vào nông thôn thì thành
phố sẽ chịu sức "tàn phá" rất lớn. Trung Quốc trong những năm qua đã có
những bài học đắt giá về vấn đề này. Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã
chủ trương xây dựng công nghiệp nhỏ và đô thị nhỏ ở nông thôn để có thể
thực hiện khẩu hiệu: "Ly nông bất ly hương". Người ta đã khẳng định rằng,
"chính công nghiệp nông thôn của Trung Quốc đã tạo nên sự phát triển, nó
đã làm giảm bớt số người ăn cái bánh trồng trọt, vốn hạn chế và thoát khỏi
sự đình đốn kéo dài hàng nhiều thế kỷ"(1).
Qua khảo sát một số xã tại Quảng Ngãi, chúng ta thấy thực ra nhân
dân và chính quyền địa phương cũng đã tìm kiếm các mô hình tạo việc làm
tại chỗ cho người lao động, đặc biệt là thu hút lao động những nông thôn.
Như xã Nghĩa Dũng đang lập dự án cải tạo 30 ha đất ven sông Trà Khúc để
trồng rau sạch, nếu dự án này khả thi thì sẽ thu hút khoảng 100 lao động
nữ. Cũng tại Nghĩa Dũng, gần đây xuất hiện một cơ sở thu góp phế liệu,
đóng gói chở vào thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ. Cơ sở này tạo được điều


Nguồn: Đào Thế Tuấn - giới thiệu một số vấn đề NN và nông thôn Trung Qu ốc. Tạp chí XHH số
4/1997. VXHTT kế hoạch xã hội và NVQG.
(1)

7


kiện cho 30 chị em trong xã, tranh thủ thời gian nông nhàn làm thêm kiếm
tiền trang trải công việc gia đình.
Ở xã Tịnh Ấn Tây chính quyền đã có chủ trương khai thác ngành
nghề truyền thống của địa phương. Nghề đan rọ tre đã có từ trước, nay
được phục hồi, liên kết với các tỉnh bạn để đan hàng mây tre xuất khẩu.
Hiện nay, đã xuất hiện một số tư nhân năng động tìm kiếm việc
làm, tập trung nhân công trong làng xã để làm ăn. Rõ ràng đây đang là một
nhu cầu bức thiết ở nông thôn, đặc biệt là nông thôn Quảng Ngãi.
Vấn đề đặt ra, nên tìm chủ trương và tổ chức như thế nào cho hợp
lý? Nên khoán trắng cho người dân tự lo, hay cần có sự tham gia chỉ đạo
của lãnh đạo địa phương? Dự án nào của Nhà nước có thể khả thi ở tầm vĩ
mô, còn ở tầm vi mô thì nên để cho tư nhân tự lo liệu?
Theo chúng tôi địa phương nên tạo điều kiện giúp đỡ thậm chí cần
nâng đỡ những cơ sở biết cách tạo công ăn việc làm cho nông dân trong
điều kiện hiện nay, kích thích để cho tư nhân phấn khởi đầu tư hết công sức
tiền của cho những cơ sở sản xuất dịch vụ tại địa phương. Trong hoàn cảnh
hiện nay, nên để cho tự do phát triển, cần tiếp tục tháo bỏ tất cả những hạn
chế hiện vẫn còn tồn tại trong lĩnh vực sản xuất và thương mại các sản
phẩm nông nghiệp. Việc làm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
phát triển nông thôn, nhằm hỗ trợ cho nông thôn, góp phần nâng cao cuộc
sống của những nhóm người dễ bị thiệt thòi như phụ nữ nông thôn, những
người thất nghiệp thiếu việc làm và những hộ gia đình thiếu ruộng đất.
Để cho các cơ sở sản xuất, dịch vụ tại địa phương có thể tồn tại và

đứng vững trong cơ chế thị trường , rất cần sự làm ăn có tính toán "đầu
vào", "đầu ra" cho cụ thể.
Đầu vào phải có sự cân đối giữa vốn, người lao động, nguyên liệu,
đầu ra sẽ tiêu thụ ở đâu và giá thành có được chấp nhận với thị trường hay
không...?

8


Từ khảo sát 3 xã ở Quảng Ngãi, khiến chúng ta phải suy nghĩ và lý
giải: Tạo việc làm tại chỗ là một nhu cầu bức thiết hiện nay đối với nông
thôn nước ta. Song để có kết quả là không hề đơn giản. Rõ ràng một thực tế
cho thấy, hiện nay nhiều mô hình tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn đã ra
đời, song cho đến nay chúng ta vẫn chưa có chính sách cụ thể, vẫn để cho
các cơ sở sản xuất phát triển một cách tự nhiên mà chưa đi vào nội dung cụ
thể. Ở nhiều địa phương còn tỏ ra lúng túng, chưa chủ động tạo điều kiện
giúp đỡ. Có nơi thậm chí còn gây khó dễ, chưa thấy hết chiều cạnh tích cực
của mô hình này.
Một loạt các vấn đề đặt ra khi một cơ sở muốn cạnh tranh để tồn tại,
chính vì vậy mà rất cần có một sự quan tâm đúng mức của địa phương. Và
cao hơn, chúng ta mạnh dạn kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần có một
chính sách hợp lý cụ thể đối với mô hình tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn
hiện nay.
Để mô hình tạo việc làm tại chỗ có thể thực thi, rất cần có chính
sách đúng của Nhà nước và các cơ quan hữu quan như: Ngân hàng, thuế,
luật pháp v.v... Tạo hàng lang pháp lý cho các mô hình "tạo việc làm tại
chỗ" có thể trụ được trong cơ chế thị trường hiện nay.
Một số đề xuất
* Đối với Nhà nước
- Cần có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với những tỉnh quá nghèo

như Quảng Ngãi. Cụ thể đi sâu chỉ đạo một vài điểm mô hình tạo việc làm
tại chỗ ở địa phương. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, nhận ra các mô hình
khác. Nói cụ thể hơn, Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho mô hình này.
- Nhà nước không chỉ hỗ trợ về vốn mà cần có sự chuyển giao kỹ
thuật, nếu không sẽ khó đạt được hiệu quả mong muốn. Thực tế ở địa
phương cho thấy, người nông dân ở Quảng Ngãi được Nhà nước cho vay
vốn nuôi bò lai sin, nhưng cuối cùng họ bị lỗ vì không được hướng dẫn chu
đáo về kỹ thuật. Đấy là chưa kể đến khi có bò lai sin đem bán thì bị thương
9


lái ép giá. Như vậy, đầu vào thì được quan tâm chú ý, nhưng đến đầu ra
(sản phẩm đem bán) thì trôi nổi trên thị trường, không có cơ quan nào chịu
trách nhiệm, có khác nào "mang con bỏ chợ". Ở Quảng Ngãi đã có xã chị
em PNNT không dám vay vốn vì họ không biết làm cách gì xoay sở với
đồng vốn đó để có lãi.
- Tạo điều kiện phát huy hết khả năng, vai trò hoạt động của Hội
phụ nữ tỉnh để mang lại hiệu quả cao của các dự án xóa đói giảm nghèo.
* Đối với địa phương
Tổng số vốn nhà nước cho địa phương vay hiện nay chưa phải là
nhiều, nếu cứ xé lẻ, cào bằng thì hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao.
Thay vì muốn cho đồng vốn của Nhà nước có hiệu quả, nên để dân tự kết
hợp với nhau tạo thành các nhóm nhỏ chỉ định nhóm trưởng biết làm ăn
đứng ra vay vốn nhà nước. Sau đó có sự bình bầu cụ thể, nhóm nào cho vay
trước, nhóm nào vay sau để cho đồng vốn được tập trung nhiều hơn, tạo
điều kiện cho các nhóm vay có số vốn tương đối khá để có thể làm ăn trong
một thời gian nhất định. Khi đã đạt kết quả bước đầu, có thể thu hồi vốn,
chuyển toàn bộ số tiền gốc sang cho các nhóm khác vay.
Nếu cứ để làm như hiện nay, về mặt hhình thức mọi người nghèo ai
cũng được vay, nhưng tính hiệu quả của nó không cao. Nên chăng chúng ta

có thể kết hợp nhiều cách để tìm ra phương pháp khả thi, làm cho vốn
mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho người lao động.
* Tăng cường vai trò Hội phụ nữ: Tính hiệu quả cao của các dự án
xóa đói, giảm nghèo. Mặt khác mỗi xã nên hình thành trung tâm nghiên
cứu, đào tạo, tư vấn việc làm tại chỗ, tổ chức và hoạt động theo hướng phát
triển cộng đồng có sự tham gia tích cực của người dân.
Một chiến lược lâu dài và căn bản là chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh
tế, đa dạng hóa nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành nghề phi nông
nghiệp: tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch vụ tại chỗ. Phát triển làng
nghề truyền thống là một giải pháp quan trọng, có tính khả thi cao. Hình

10


thành các đơn vị kinh tế hộ sản xuất - kinh doanh tổng hợp, tạo năng lực
vượt trội tại chỗ là một giải pháp quyết định nâng cao năng lực kinh tế hộ
và kinh tế cộng đồng nông dân, mở mang việc làm tại chỗ không chỉ cho
riêng hộ mình, còn cho nhiều lao động làm thuê trong cộng đồng. Nhờ đó
thị trường tại chỗ sẽ hình thành và phát triển vượt các thành phần đầy đủ
của nó: thị trường sản phẩm hàng hóa, thị trường lao động, thị trường vốn
v.v... Hệ việc làm mới sẽ hình thành và phát triển tại chỗ.

11



×