Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Sinh hoc chi thi MT sinh vat (các nhóm sinh vật ưu thế chỉ thị cho môi trường sinh vật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG


BÀI TIỀU LUẬN
HỌC PHẦN: SINH VẬT CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG

Đề tài:
CÁC NHÓM SINH VẬT ƯU THẾ CHỈ THỊ CHO
MÔI TRƯỜNG SINH VẬT

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Hồng Hà
Học viên thực hiện: Tạ Hữu Thùy Linh
Lớp: CH K29 – 30
1

Đà Nẵng, 5/2015


MỤC LỤC
PHẦN A. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG .................................1
1. Các khái niệm ...................................................................................................................1
1.1. Quan trắc môi trường ...................................................................................................1
1.2.Sinh vật chỉ thị hay chỉ thị sinh học..............................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu và phát triển chỉ thị sinh học môi trường.....................................1
2.1. Trên thế giới...................................................................................................................1
2.2. Ở Việt Nam.....................................................................................................................2
3. Giám sát sinh học và đánh giá ô nhiễm..........................................................................2
3. 1. Vai trò, ý nghĩa của quan trắc sinh học trong đánh giá ô nhiễm ............................2
3.2. Các phương pháp quan trắc sinh học .........................................................................3


3.3. Lựa chọn sinh vật chỉ thị để quan trắc sinh học ........................................................3
3.3.1. Thực vật lớn ................................................................................................................3
3.3.2. Động vật nguyên sinh.................................................................................................3
3.3.3. Sinh vật chỉ thị ô nhiễm do phân ..............................................................................4
3.3.4. Các thông số thủy sinh ..............................................................................................4
Phần B. CÁC NHÓM SINH VẬT ƯU THẾ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG SINH VẬT ....5
1. Sinh vật ký sinh.................................................................................................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu về ký sinh trùng ...........................................................................5
1.1.1. Quá trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam ...............................................5
1.1.2. Ký sinh trùng và chỉ thị môi trường để phát hiện ký sinh trùng ..........................6
1.2. Ký sinh trùng ở động vật ..............................................................................................8
1.2.1. Ký sinh trùng ở động vật không xương sống và thiên địch ...................................8
1.2.2. Ký sinh trùng ở động vật có xương sống............................................................... 12
1.2.3. Ký sinh trùng ở con người...................................................................................... 23
1.3. Ký sinh trùng ở thực vật............................................................................................ 31
1.3.1. Côn trùng đục thân, cành, gốc, quả, hạt,… .......................................................... 31
1.3.2. Côn trùng gây ra u bướu trên cây trồng............................................................... 35
1.3.3.Côn trùng gây hại lá cây .......................................................................................... 36
2. Sinh vật sống cộng sinh................................................................................................. 37

2


PHẦN A. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
1. Các khái niệm
1.1. Quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ
tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế
hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp
các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến

chất lượng môi trường
*Các phương pháp quan trắc môi trường:
- Quan trắc vật lý
- Quan trắc hóa học
- Quan trắc sinh học:
1.2.Sinh vật chỉ thị hay chỉ thị sinh học
Sinh vật chỉ thị là những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh
thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như kh ả năng chống chịu
một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống và do đó, sựu hiện
diện của chúng biểu thị một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm
trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của sinh vật đó.
2. Lịch sử nghiên cứu và phát triển chỉ thị sinh học môi trường
2.1. Trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX đến hết thế kỷ XX, nhiều tác giả đã sử dụng dộng vật không
xương sống cở lớn để đánh giá ô nhiễm hữu cơ ở các thủy vực.
Butcher (1946) đã khẳng định, tảo sinh trưởng trên các tấm lam kính đặt ở nước là
các vật chỉ thị cho ô nhiễm hữu cơ, và ô nhiễm kim loại nặng.
Kabler (1957) đã coi nhóm vi khuẩn E. coli như là các chỉ thị cho ô nhiễm về chất
lượng nước uống.
Patrick (1963) chỉ rõ có thể sử dụng tảo silic để xác định mức độ ô nhiễm của
nước.

3


Dondoroff (1957) cho thấy khả năng chống chịu của nhiệt độ cực cao hay thấp,
hàm lượng oxy hòa tan, độ pH…của nhiều loài cá.
Ở Nhật Bản, Mỹ, Úc, Ấn Độ, người ta đã dùng nhiều loài sinh vật như trai nước
ngọt, trai nước mặn, rêu và cỏ biển để kim soát chất lượng nước, không khí về mức độ ô
nhiễm kim loại nặng, các chất gây hiệu ứng nhà kính, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,

các phóng xạ..
2.2. Ở Việt Nam
Các nhà khoa học đã sử dụng các loài thực vật như rau muống (Ippmoea aquatica),
ngổ nước (Limnophila heterophylla), bèo tây (Eichhornia crassipes), giun đất, cỏ Hương
bài (Vetiveria Zizanioides) như những sinh vật tích tụ để ô nhiễm kim loại nặng trong
môi trường đất, nước.
Tuy nhiên, việc sử dụng các sinh vật chỉ thị để quan trắc, đánh giá chất lượng môi
trường đất, nước, và không khí còn rất mới đối với nước ta.
3. Giám sát sinh học và đánh giá ô nhiễm
3. 1. Vai trò, ý nghĩa của quan trắc sinh học trong đánh giá ô nhiễm
Giám sát sinh học gồm hàng loạt các khảo sát giống nhau được tiến hành trong
cùng một môi trường theo thời gian và do đó nó biến động.
Các phương pháp quan trắc sinh học có thể tạo ra những ưu việt đáng kể so với
phân tích hóa học như các chương trình quan tr ắc ô nhiễm dựa trên việc thu thập các mẫu
vật tại những khoảng thời gian đều đặn vừa khó thực hiện và đắt tiền.
Mặt khác, nhiều chất ô nhiễm có thể có mặt trong bất cứ môi trường nào và là giới
hạn thực tế đối với sinh vật đem phân tích trong các chương trình giám sát hóa học. Bởi
vì quần xã sinh vật sẽ phản hồi đối với bất kỳ chất độc nào hiện diện trong môi trường,
nên bất kỳ sự thay đổi nào được phát hiện đều được xem là dấu hiệu báo trước đối với
phân tích hóa học chi tiết về các mức gia tăng của các chất gây ô nhiễm đang tồn tại hoặc
những chất ô nhiễm mới xuất hiện.

4


3.2. Các phương pháp quan trắc sinh học
Loại giám sát

Những chất ô nhiễm


Sinh vật chính được sử dụng

chính được đánh giá

Nghiên cứu cấu trúc Động vật không xương sống, Chất thải hữu cơ và chất
quần xã
Các chỉ thị sinh học

thực vật lớn

nguy hại

Động vật không xương sống cở Chất hữu cơ, giàu dinh
lớn, tảo, địa y.

dưỡng, axit hóa, khí độc.

Phương pháp vi sinh vật

Vi khuẩn.

Vật liệu phân và hữu cơ.

Vật tích tụ

Thực vật lớn, động vật không Chất thải nguy hại, chất
xương sống, động vật có xương thải phóng xạ
sống

Phép thử sinh học


Vi sinh vật, thực vật lớn, dộng Chất hữu cơ, các khí độc,
vật không xương sống, động vật chất thải độc hại
có xương sống nhỏ

3.3. Lựa chọn sinh vật chỉ thị để quan trắc sinh học
Để lựa chọn sinh vật chỉ thị, trước hết cần xác định sinh vật đó là chỉ thị cho cái
gì? Tùy theo mức độ nhạy cảm của sinh vật với cá yếu tố khác nhau mà việc lựa chọn
sinh vật chỉ thị cho từng môi trường, từng yêu cầu là khác nhau.
Hầu hết các loài có thể là sinh vật chỉ thị nhưng do hiểu biết của chúng ta về sinh
thái cá thể của nhiều loài còn hạn chế nên vấn đề này cần được nghiên cứu sâu rộng hơn.
3.3.1. Thực vật lớn
Các loài thực vật lớn (Macrophyta) như các loài bèo, lau sậy…
3.3.2. Động vật nguyên sinh
Động vật nguyên sinh (protozoa) là các loài động vật trong nước chỉ có một tế bào
và sinh sản theo cơ chế phân bào. Chúng sử dụng chất hữu cơ rắn làm thức ăn. Protozoa
đóng vai trò quan tr ọng trong chuỗi thức ăn.

5


3.3.3. Sinh vật chỉ thị ô nhiễm do phân
Có 3 nhóm sinh vật chỉ thị ô nhiễm do phân:
- Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E.coli)
- Nhóm Streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis
- Nhóm Clostridia khử sunfit (SO32-) đặc trưng là Clostridium perfringents)
Sự có mặt của các nhóm vi sinh vật này chỉ tình trạng nước bị ô nhiễm do phân,
như vậy có thể là có vi trùng gây bệnh và ngược lại.
Trong 3 nhóm vi sinh vật trên nhóm Coliform thường được lựa chọn để phân tích
vì:

- Chúng là nhóm vi sinh vật quan trọng nhất trong việc đánh giá vệ sinh nguồn
nước có đủ điều kiện của loài vi sinh chỉ thị lý tư ởng.
- Chúng có thể được thực hiện trong điều kiện thực địa.
- Việc xác định Coliform dễ dàng hơn các loài vi sinh vật khác
3.3.4. Các thông số thủy sinh
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt, ngoài các thông số hóa
lý, cần thiết phải quan trắc các vi sinh vật chỉ thị: Feacal coliform, tổng Coliform và các
sinh vật gây bệnh khác.
Trong trường hợp đánh giá tác động của ô nhiễm đến hệ sinh thái nước cần quan
trắc bổ sung về các thông số thủy sinh như sau:
- Động vật đáy không xương sống
- Thực vật nổi (Phytopplankton)

6


Phần B. CÁC NHÓM SINH VẬT ƯU THẾ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG SINH VẬT
Các nhóm sinh vật ưu thế dùng để chỉ thị cho môi trường sinh vật:
- Sinh vật ký sinh (ký sinh trùng)
- Sinh vật cộng sinh
1. Sinh vật ký sinh
1.1. Lịch sử nghiên cứu về ký sinh trùng
1.1.1. Quá trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam
Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng có từ hàng ngàn năm trên thế giới. Ở nước ta
do điều kiện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nên ít có công trình nghiên
cứu toàn diện. Vào thời kỳ sơ khai chỉ có những kiến thức rất hạn chế về sự hiểu biết đối
với các loại thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng chỉ sử dụng các loại thuốc đơn giản để chữa
trị các loại ký sinh trùng thường gặp và dễ nhận biết như: Giun đũa, sán dây,…
Những tài liệu của danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã đề cập đến các bài chữa
giun sán bằng dược liệu thảo mộc.

Khi thực dân Pháp sàng đô hộ nước ta thì cũng bắt đầu những công trình nghiên
cứu của Mathis và Leger, Mauriquand,… nghiên cứu một cách toàn diện về tỷ lệ bệnh
giun sán ở người sau đó các tác giả cũng đã có nhi ều công trình nghiên cứu và có những
đóng góp có giá trị trong việc điều trị và phòng chống các bệnh ký sinh trùng bằng những
loại thuốc tây y thời đó.
Năm 1936 đến năm 1946 GS. Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo tiến hành điều tra cơ bản
lại các loại giun sán y học ở Việt Nam và nêu bật tình hình nhiễm giun sán một cách
nghiêm trọng ở người. Nhưng cũng chỉ ra giới hạn trong phạm vi các đô thị lớn và xung
quanh thành phố. Chưa có một điều tra cơ bản và mở rộng khắp các tỉnh, thành của Việt
Nam.
Sau khi Cách mạng tháng 8 thắng lợi, nghiên cứu về ký sinh trùng được đẩy mạnh
một cách đặc biệt. Nghiên cứu một cách toàn diện về những đặc điểm như hình thể, sinh
thái, những tác hại gây bệnh cũng như các biện pháp phòng chống nói chung đối với ký
sinh trùng. Đồng thời về phương diện tổ chức đã củng cố và xây dựng các cơ sở và các
trung tâm giảng dạy và nghiên cứu về ký sinh trùng như: Xây dựng Bộ môn Ký sinh
7


trùng Đại học y Hà Nội, thành lập Việt Sốt rét – ký sinh trùng – Côn trùng, Bộ môn Ký
sinh trùng Đại học Quân Y và các Trung tâm nghiên cứu khác đặc biệt gần đây đã tổ
chức tương đối hoàn chỉnh các mạng lưới các trung tâm phòng và chống Sốt rét – ký sinh
trùng – Côn trùng trong toàn quốc. Điều đó đã đem l ại hiệu quả thiết thực nhằm khống
chế tối đa tình hình nhi ễm ký sinh trùng ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu về ký sinh trùng có ý nghĩa quan trọng trong y học, nông nghiệp,
ngư nghiệp, lâm nghiệp,… đánh giá sự thay đổi của điều kiện môi trường từ đó đề xuất
những phương pháp xử lý thích hợp.
Vật chủ của ký sinh trùng khá đa dạng
- Động vật không xương sống (côn trùng, sâu hại, tôm,…)
- Động vật có xương sống (cá, gà, vịt, chó, mèo, heo, trâu, bò, con người,…)
- Thực vật.

1.1.2. Ký sinh trùng và chỉ thị môi trường để phát hiện ký sinh trùng
Ký sinh trùng là sinh vật sống, trong quá trình sống nhờ vào những sinh vật khác
đang sống, sử dụng các chất dinh dưỡng của những sinh vật đó để sống và phát triển.
Về mặt bệnh tật có thể phân biệt ký sinh trùng truyền bệnh (chấy, rận,…) và ký
sinh trùng gây bệnh (giun đũa, sán lá gan, sán lá ruột,…)
Sinh vật bị ký sinh được gọi là vật chủ. Dựa vào số lượng vật chủ thì có thể chia
ký sinh trùng thành 2 nhóm:
- Nếu đời sống của ký sinh trùng chỉ cần một vật chủ gọi là ký sinh trùng đơn ký:
Giun đũa, giun móc,…
- Nếu đời sống ký sinh trùng cần nhiều vật chủ gọi là ký sinh trùng đa ký: Sán lá
ruột, sán lá gan,…
Quá trình ký sinh có liên quan đ ến sự thích nghi lâu đời và sau khi thích nghi vật
chủ và ký sinh trùng có những quan hệ có tính chất định luật (ví dụ giun đũa ngư ời nhất
thiết phải có vật chủ là người)
Căn cứ để chỉ thị:
- Mỗi ký sinh trùng phải có một ký chủ đặc hiệu để tồn tại mới có khả năng gây
bệnh cho vật chủ. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng ký sinh trùng làm đặc điểm để hỗ trợ
8


phân loại. Sự biến động số lượng, thay đổi hình thái, sinh lý của ký sinh trùng và vật chủ
cũng đư ợc sử dụng hỗ trợ đánh giá sự thay đổi điều kiện môi trường.
- Trong quá trình hoạt động ký sinh trùng có những yêu cầu nhất định về điều kiện
sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng,… sự hiện diện của ký sinh trùng gây ra
những biểu hiện bệnh lý đặc trưng trên cơ thể vật chủ, đây là cơ sở để chẩn đoán lâm
sàng bệnh, gợi ý chẩn đoán bằng xét nghiệm sự tồn tại của ký sinh trùng trong cơ thể vậy
chủ và đánh giá điều kiện gây ra nhiễm bệnh (đánh giá sơ lược về điều kiện sống của vật
chủ). Từ đó có biện pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp.
Có 2 hình thức chẩn đoán:
- Chẩn đoán lâm sàng: Chẩn đoán lâm sàng dựa vào dấu hiệu bệnh lý, cần khai

thác kỹ về yếu tố dịch tễ. Chẩn đoán lâm sàng rất cần thiết để hướng dẫn và đi trước chẩn
đoán xét nghiệm.
- Chẩn đoán bằng xét nghiệm: các phương pháp xét nghiệm sẽ bổ sung cho chẩn
đoán lâm sàng và khẳng định ký sinh trùng mắc phải để có hướng giải quyết đúng đắn.
Các phương pháp: Xét nghiệm phân trực tiếp, Phương pháp Kato (dùng lưới lọc phân và
giấy cellophane), Phương pháp xét nghiệm phân Willis (dung dịch muối bão hòa và
kính); Phương pháp Scotch (dùng giấy cellophane); Phương pháp giấy bóng kính;
Phương pháp chẩn đoán miễn dịch; Siêu âm; Nội soi; X quang; Quay ly tâm xét nghiệm
cặn lắng;…

Sơ đồ mô tả quá trình gợi ý đánh giá ô nhiễm môi trường
9


1.2. Ký sinh trùng ở động vật
1.2.1. Ký sinh trùng ở động vật không xương sống và thiên địch
Có rất nhiều loài ký sinh trùng ở động vật không xương sống, được quan tâm nhiều
nhất là nhóm ký sinh trùng có vật chủ là các loài gây hại cho cây trồng, nhóm ký sinh
trùng này được gọi là thiên địch.
Thiên địch là các loài côn trùng và một số loài sinh vật có lợi trong tự nhiên gồm
nhiều loài khác nhau, thể hiện sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên. Các côn
trùng có sẵn trong tự nhiên sẽ giúp kiểm soát các dịch hại, côn trùng bất lợi cho hệ thống
canh tác. Thiên địch tiêu giệt được nhiều loài sinh vật gây hại, có sức tàn phá lớn. Thiên
địch có thể là bọ rùa, bọ xít, ong, nhện, kiến,…
Thiên địch rất nhạy cảm và dễ tổn thương do đó thiên địch là sinh vật chỉ thị môi
trường rất rõ. Thiên địch có ý nghĩa quan tr ọng đối với nông nghiệp sinh thái và việc xác
định những tổn thương môi trường. Bên cạnh đó, sự bùng phát của các loài là vật chủ của
thiên địch cũng là m ột tiêu chí quan trọng để xác định tình trạng ô nhiễm môi trường. Sự
phát triển thành phần loài khác nhau, mật độ, đặc điểm hình thái sinh lý của chúng, đặc
biệt ở những vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh có sử dụng nhiều phân bón thuốc trừ

sâu, sẽ giúp chúng ta đánh giá, dự báo và quản lý môi trư ờng hữu hiệu hơn.
Các loài thiên địch như nhện, bọ xít, ong, bọ rùa,… được nuôi nhân giống rồi thả
trên đồng ruộng để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại thay vì dùng hóa chất phun lên rau
củ quả, đã thử nghiệm thành công ở một số nơi, trong đó có vùng trồng rau Hà Nội,...

Đánh giá biến động số lượng thiên địch và sự biến đổi của môi trường
a. Đa số bọ rùa (cả thanh trùng lẫn ấu trùng) có tính ăn thịt, sống chủ yếu bằng cách tấn
công rầy mềm ăn phá.

10


- Bọ rùa châu úc (Rodolia cardinalis) chỉ ăn loài rệp sáp sơ (Icerya purchase)

- Bọ rùa châu á (Harmonia axyridis) ăn rệp vừng

- Bọ

rùa Chilocorus sp ăn trứng rệp sáp Pulvinaria sp

- Bọ rùa đỏ (Micraspis sp) cơ thể rất nhỏ cả con trưởng thành và ấu trùng đều ăn
thịt rầy non trưởng thành, rầy cám và cả trứng rầy

- Bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplajata ăn các loài rệp muội, rệp sáp, rệp vừng

11


- Bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata ăn rệp muội và rệp sáp


b. Một số loài ong
- Ong mắt đỏ (Trichogrammatidae) đẻ trứng vào bên trong trứng sâu xám có hình
bí ngô. Ấu trùng và nhộng ký sinh đều phát triển bên trong vật chủ.

- Ong Trichomma sp là loài ong to, dài màu đen vàng. Bình thư ờng có thể nhìn
thấy chúng bay trên lá lúa để tìm sâu cuốn lá. Chúng thích ăn loại sâu lớn, ong thường
chui vào những lá đã bị cuốn và đẻ vào mỗi sâu một trứng. Ong non ở và phát triển đến
thời kỳ nhộng trong cơ thể ký chủ, nó nở ở phía đầu nhộng sâu cuốn lá.

- Ong xanh nhỏ (Dibrachys cavus Walker) kí sinh trên sâu hồng hại bông vải (đã
được sử dụng trừ sâu hồng tại nước ngoài).

12


c. Một số loài thiên địch khác
- Bọ

xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona furcellata ăn các loài sâu hại nguy hiểm

cho cây trồng như: sâu đo xanh (Anomis flava), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu
xanh (Heliothis armigera), sâu đục quả đậu (Maruca testulalis), sâu xanh đầu bé (Plusia
chalcites), sâu cắn gié (Leucania separata)….

- Chuồn chuồn kim (Agriocnemis spp) đây là loài chuồn chuồn nhỏ cánh hẹp. Ấu
trùng chuồn chuồn sống dưới nước và có thể trèo lên thân cây lúa để tìm rầy cám. Con
trưởng thành thường bay là là trên tán lá lúa để tìm các côn trùng bay, rầy đậu trên cây.

- Nhện (Lycosa pseudoannulata) trưởng thành có thể ăn nhiều loại côn trùng, kể cả
bướm sâu đục thân. Một con nhện có thể tiêu thụ 5-15 con mồi/ngày.


13


- Kiến ba khoang (Paederus fuscipes) ăn sâu cuốn lá hay rầy nâu trên các ruộng
lúa. Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày.

- Kiến vàng (Oecophylla Smaragdina) được sử dụng nhiều trên các loại cây có
múi như cam , quýt, chanh, bưởi,..

- Ấu trùng loài Diglyphus isaea ký sinh trên cơ thể sâu cải bắp

1.2.2. Ký sinh trùng ở động vật có xương sống
a. Bệnh sán lá gan Fasciolosis
Bệnh sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng thường gặp ở loài nhai lại, do Fasciola
hepatica và Fasciola gigantica thuộc họ Fasciolidae gây ra.
Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Người là vật chủ ngẫu nhiên,
tình cờ mắc bệnh.
Vật chủ trung gian: ốc họ Lymnaea
Sán lá trưởng thành ký sinh ở trong gan , trong ống dẫn mật, đôi khi còn gặp ở
phổi, tim. Âu trùng (Miracidium), mao ấu (Sporocis), lôi ấu (Redia), cercaria ký sinh
trong ký chủ trung gian (ốc nước ngọt). Cercaria thành thục phát triển thành Adolescaria
bám vào cây cỏ thủy sinh.
14


Bệnh sán lá gan phát triển khắp mọi vùng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
Nhất là ở những nơi có điều kiện thuận lợi như: ốc nư ớc ngọt, đầm lầy. Những nơi sông
suối, nước chảy có nhiều chất vô cơ ốc không phát triển thì bệnh sán lá gan ít gặp hơn.


Sán lá gan Fasciola hepatica và các giai đoạn phát triển

Sán lá gan Fasciola gigantic trong gan động vật và các giai đoạn phát triển
* Triệu chứng lâm sàng: Tác động của sán lên cơ thể con vật là toàn diện:
- Cơ học: Chúng ký sinh ở gan, ống dẫn mật tác động chèn ép, ấu trùng di chuyển
gây tổn thương cho nhiều mô bào tổ chức. Gây ra viêm gan xơ gan, rối loạn tiêu hóa.
- Tác động chất độc: Trong quá trình hoạt động sống của sán chúng tiết ra chất
độc, không những tổn thương cho gan mà còn gây trúng độc toàn thân.
15


- Tác động cướp chất dinh dưỡng: Để duy trì sự sống của sán chúng cướp chất
dinh dưỡng của ký chủ, gây cho ký chủ thiếu máu, suy dinh dưỡng, thủy thủng.
- Tác động mang trùng: Trong quá trình di hành của ấu trùng chú ng mang theo một
số loại vi khuẩn gây bệnh gây tổn thương các tổ chức gây viêm bệnh càng trở nên trầm
trọng hơn.
- Về lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng biểu hiện nhiều mức độ khác nhau, tùy theo
mức độ nhiễm sán trong cơ thể.
Triệu chứng bệnh thường thể hiện ở thể mãn tính: Trâu bò gầy yếu, rụng lông, da
khô, sức sản xuất của trâu bò giảm sút rất đáng kể. Trâu bò có thể nhiễm các bệnh truyền
nhiễm khác trầm trọng hơn.
Về bệnh tích: Viêm gan nặng, mổ gan phát hiện thấy sán nhiều. Gan sưng to, nhiều
mụn màu xám. Ống dân mật bị canxi hóa cắt ra có tiếng lạo xạo.
- Ở người, trong giai đoạn chu du, bệnh nhân nhức đầu dữ dội, run, sốt, nỗi mẫn,
hạ sườn phải đau như dao đâm, lan lên vai hay hướng ra phía sau lưng. Tốc độ lắng máu
tăng và thường thấy bạch cầu toan tính có thể lên đến 80%. Khi nhiễm ít sán thường
không có triệu chứng, khi số sán ký sinh nhiều, bệnh nhân bị đau bụng, vàng da vì tắc
ống mật, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và thiếu máu.Ấu trùng lạc chỗ có thể gây những áp
xe đặc biệt ở vách ruột, tim, hốc mắt, phổi và mô dưới da.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm

- Tìm kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu bằng phản ứng cố định bổ thể,
miễn dịch men,…
- Thử nghiệm nội bì.
- Tìm trứng trong phân hay mật bằng phương pháp gạn r ửa phân nhiều lần.
b. Sán lá ruột lợn Fascioloposis
Sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski, thuộc họ sán lá Fasciolidae sống chủ yếu trong
ruột của người, lợn, chó mèo, thỏ, chuột lang.
Vật chủ chính là lợn.

16


Ký chủ trung gian là các loại ốc nước ngọt như: planorbis, sêgnemtina, Hyppêcetis
(giai đoạn bào ấu, lôi ấu rồi vĩ ấu). Có giai đoạn sống bám và phát triển thành nang ấu
trên cây thủy sinh.

Sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski và quá trình phát triển
* Triệu chứng lâm sàng
Sán dùng giác bám bám vào thành ruột, gây viêm loét, rối loạn tiêu hó a. Mặt khác
sán tiết ra chất độc làm cho lợn gầy ốm yếu, sức đề kháng giảm.
Khi lợn mắc bệnh thường thấy ăn uống kém, chậm lớn xù lông, nhọn đít, ỉa chảy .
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm
Dựa vào dịch tễ, nhưng tốt nhất là sử dụng phương pháp soi phân tìm trứn g (bằng
phương pháp dội rửa nhiều lần).
c. Sán lá tuyến tụy Eurytrema pancreaticum
Sán lá tuyến tụy ký sinh ở trong ống dẫn tuyến tụy, đôi khi còn gặp ở dạ múi khế
của trâu, bò, dê.
Ký chủ chính: Trâu, bò, dê,…
Ký chủ trung gian: Ốc, kiến ,…
* Triệu chứng lâm sàng

Sán lá tuyến tụy kí sinh ở ống dẫn tụy, gây tắc tụy, viêm tụy. Ảnh hưởng đến quá
trình tiêu hóa các chất ở ruột non. Từ đó con vật gầy yếu, do rối loạn quá trình tiêu hóa.
17


Triệu chứng lâm sàng của bệnh còn chưa rõ. Theo một số tác giả con vật bị bệnh
sinh thiếu máu, cảm giác khát nước tăng, thùy thủng ở ngực, cổ, có khi gây ỉa chảy, chết
do suy nhược nặng.

d. Sán lá sinh sản gia cầm Prosthogonimus
Sán lá sinh sản gia cầm Prosthogonimus ký sinh ở trong ống dẫn trứng, tử cung
của gà, vịt, ngỗng. Tác hại chủ yếu là làm cho gà mất khả năng đẻ trứng.
Ký chủ chính: gà, vịt, ngỗng
Ký chủ trung gian: Ốc nước ngọt, ấu trùng chuồn chuồn.
* Triệu chứng lâm sàng
Sán lá trưởng thành kí sinh ở đường sinh dục gà, bám vào niêm mạc, là m xơ niêm
mạc gây xuất huyết, rối loạn quá trình tạo trứng của gà. Gây nên hiện tượng gà đẻ không
đều trứng dị dạng không có v ỏ, hoặc không có lòng đỏ.
Biểu hiện rõ là: Viêm ống dẫn trứng. Niêm mạc ống dẫn trứng tơi, xốp, rất dầy, có
sán màu hồng dỏ. Sung huyết toàn phần hoặc một phần ống dẫn t rứng phía gần huyệt.
Đôi khi ống dẫn trứng bị viêm cháy máu. Khi nặng, tổ chức của ống dẫn trứng bị teo
hoặc đứt ống dẫn trứng.
Ngoài ra còn viêm phúc mạc. Bụng to, bên trong chứa dịch nhờn màu vàng, có mủ,
có khi thấy những ảnh noãn hoàng to, nhỏ khác nhau nổi trong dịch này. Màng bụng,
màng treo ruột xung huyết. Đôi khi thấy viêm phúc mạc không có dịch rỉ viêm.
18


* Chẩn đoán
Đối với gia cầm còn sống: tiến hành xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn

hoặc phương pháp Cherbovich để tìm trứng.
Đối với gia cầm chết: Mổ khám để tìm sán.
e. Giun đũa của bê, nghé, lợn, gà
- Ascaris suum - Giun đũa lợn

- Parascaris equorum - giun đũa ngựa (ký sinh ở ngựa, lừa, la)

- Ascaris galli - giun đũa gà (ký chủ là gà)

19


- Toxocara cannis - giun đũa chó (ký chủ chính là chó)

Bệnh giun đũa của các loại vật nuôi là do loài giun tròn thuộc bộ phụ Ascaridata
gây ra. Nó là loại giun tròn to, con đực nhỏ hơn con cái. Giun đũa thường ký sinh ở ruột
non các loại vật nuôi. Đây là một trong những bệnh giun tròn gây bệnh cho các loại vật
non. Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm rất cao, chúng thường gây cho con vật ốm yếu, rối
loạn tiêu hóa và dần sẽ dẫn tới chết. Bệnh thường gặp tất cả các vùng trong nước ta và
nhiều nước trên thế giới. Chúng không gây cho gia súc chết hàng loạt, song gây cho con
vật gầy yếu dần, sức đề kháng giảm, dễ dàng mắc một số bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh
giun đũa cũng gây thiệt hại kinh tế đáng kể trong chăn nuôi.
* Triệu chứng lâm sàng
Giun đũa gây bệnh lý rất mạnh trong giai đoạn ấu trùng di hành lên phổi gây ho và
có triệu chứng của viêm phổi, thân nhiệt tăng, tần số hô hấp tăng. Giai đoạn giun
trưởng thành ký sinh ở ruột non.
Giai đoạn trưởng thành chúng ký sinh ở ruột, với số lượng lớn sẽ gây tắc ruột.
Trong quá trình sống ở ruột chúng cướp chất dinh dưỡng, gây những tác động cơ học,
làm rách gây viêm loét ruột. Đặc biệt trong thời kỳ trưởng thành giun đũa con di hành
đến các cơ quan khác, như túi mật gây tắc mật, lên mũi và có thể lên xoang trán, gây

những biến chứng khó lường được.

20


Bệnh giun đũa xảy ra ở dưới dạng mãn tính. Cũng như các bệ nh ký sinh trùng khác
bệnh phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm, sức đề kháng của con vật mà triệu chứng bệnh
nó được thể hiện.
Rối loạn tiêu hóa: Ỉa chảy, phân lỏng, có niêm mạc ruột, có khi xuất huyết. Da xù
xì, lông dựng và thô . Mức độ cảm nhiễm nặng con v ật xuất hiện triệu chứng thần kinh
(hưng phấn co giật, bại liệt).
*Chẩn đoán bệnh
Biện pháp chẩn đoán bệnh giun đũa khi gia súc còn sống là sử dụng phương pháp
soi phân tìm trứng. Hai phương pháp đó là: Fleubor và Darling.
Trong thời gian gần đây ở một s ố nước có khoa học kỹ thuật phát triển đã áp dụng
phương pháp dị ứng để chẩn đoán bệnh giun đũa.
Chẩn đoán sau khi con vật chết thì phương pháp mổ khám toàn diện theo phương
pháp Skrjabin, hoặc phương pháp Bacrman để tìm ấu trùng của giun đũa.
f. Giun phổi lợn Metastrongylosis
Giun phổi lợn Metastrongylosis ký sinh ở khí quản, phổi lợn, thường là lợn con.
Ký chủ trung gian: Giun đất.

* Triệu chứng lâm sàng
Cơ chế bệnh tác động bởi giun phổi là tác động cơ học và tác động chất độc tố của
giun. Trong khí quản và phổi giun kích thích gây nên phản xạ ho dữ dội nhất là vào buổi
sáng sớm hoặc những lúc thời tiết thay đổi. Chúng kí sinh ở phổi, làm cho diện tích hô
hấp của phổi giảm, lợn chậm lớn còi cọc. Khi tác động ở phổi, dẫn đến viêm phổi, trường
hợp nhiễm với cường độ cao lợn có thể bị chết.

21



g. Sán dây gây bệnh gạo bò, lợn
Sán dây Taeniarhynchus saginatus gây bệnh gạo bò, lợn .

Đối với bệnh gạo lợn, do Cysticercus cellulosae gây ra. Ấu trùng ký sinh ở cơ bắp,
các cơ quan nội tạng, tim não. Bệnh gạo bò Cysticercosis do ấu trùng Cysticercus bovis,
sán trưởng thành là Taeniarhynchus saginatus thuộc họ sán dây Taenidae gây ra.
Người là ký chủ trung gian và là ký chủ cuối cùng của sán dây.
* Triệu chứng lâm sàng
Cơ chế gây bệnh trên lợn hay bò biểu hiện ở giai đoạn ấu trùng. Chúng gây
tổn thương từ ruột tới nơi ấu trùng ký sinh. Khi ấu trùng đã ký sinh ở các tổ c hức cơ thì
biểu hiện về lâm sàng không thể hiện rõ.
Ở người bị gạo thì thường ký sinh ở não, nên biểu hiện rất rõ triệu chứng thần
kinh, nhức đầu có khi lên cơn sốt điên rồ. Nếu ký sinh ở mắt có thể mù mắt, ở tim hoặc
các tổ chức khác hoạt động cơ quan đó bị rối loạn. Bệnh gạo không gây tác hại lớn cho
gia súc mắc bệnh song đối với con người thì đây là một trong những bệnh vô cùng nguy
hiểm. Người còn mắc bệnh ấu trùng của sán dây.
* Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh lợn gạo, bò gạo khi gia súc còn sống khó t hực hiện được. Hiện
nay người ta thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán:
- Phương pháp dị ứng để chẩn đoán
- Phương pháp huyết thanh học
- Chụp X quang
- Siêu âm (Chẩn đoán bằng hình ảnh).

22


Nhưng đối với thú y thì công việc đó mới chỉ áp dụng trong phòng thí nghiệm, hay

nói cách khác vẫn còn trên lý thuyết đối với điều kiện chăn nuôi và thú y của nước
ta. Việc chẩn đoán hay kiểm soát giết mổ đối với bệnh gạo lợn hay bò là vô cùng cần
thiết và cần cho kết quả chắc chắn nhất.
h. Sán dây của gà Railietinosis
Sán dây của gà Railietinosis thường ký sinh ở ruột gà, chủ yếu ở gà trưởng thành.
Có những loại như: Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, R. volzi và
Cotugina digonopora,…
Ký chủ trung gian: kiến
* Triệu chứng lâm sàng
Bệnh sán dây là bệnh thường gặp ở gà, phổ biến nhất ở gà thả vườn. Gà con mắc
bệnh sán dây thường chậm lớn, gà trưởng thành giảm tăng trọng và giảm sản lượng
trứng, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế.

i. Trùng roi Tripanoasomosis
Trong thiên nhiên có rất nhiều loại trùng roi, chúng sống ký sinh ở nhiều loại động
vật khác nhau như: gia cầm, trâu bò, lợn, cá … Mỗi loại ký sinh ở một vị trí nhất định,
nhưng thường chúng ký sinh trong máu (ngoài hồng cầu), có loại sống ở cơ quan sinh
sản. Ký chủ trung gian có thể là tiết túc.
Các loài gây bệnh cho vật nuôi gồm có:
Tripanosoma evansi - ký sinh ở máu trâu bò và ngựa.
T.Equiperdium - ký sinh ở cơ quan sinh sản ngựa, la, thừa.
T.Foetus - ký sinh ở cơ quan sinh sản của bò gây bệnh sẩy thai.
23


* Bệnh do loại tiêm mao tr ùng Tripanosoma evansi gây ra.
Tên bệnh theo từng địa phương có tên gọi khác nhau: Ở nước ta có tên gọi là bệnh
ngả nước, hay là gọi bệnh trùng roi. Ở liên xô (cũ) gọi là bệnh Suauru; Ở Ân Độ người ta
cũng gọi là bệnh ngã nước Surra của gia súc . Loại này thường ký sinh trong huyết tương
của một số loài vật nuôi như: ngựa, lạc đà và đại gia súc có sừng.

* Triệu chứng lâm sàng
Tiêm mao trùng ký sinh và sinh sản nhanh trong máu gia súc. Khi chúng sinh sản
nhanh làm tắc mạch máu, vách mạch quản bị tổn thương, huyết dịch thấm ra ngoài, động
lại thành từng đám, xuất huyết nhỏ, sau lan dần thành từng đám lớn, nhất là những vùng
thấp của cơ thể. Độc tố của tiêm mao trùng gây những triệu chứng thần kinh, nhất là tác
động đến trung khu điều hòa thân nhiệt, nên thườn g gây sốt cao. Độc tố gây tác hại lớn
đến cơ quan tạo máu và cuối cùng là sức đề kháng của vật nuôi giảm sút rất nhanh. Khi
sốt cao con vật có khi ngã lăn ra chết, trong trạng thái ngạt thở, bốn chân run rẩy chết
rất nhanh trong vòng 15 phút hoặc một ngày sau.
Ở thể mãn tính dạng mang trùng, thân nhiệt tăng theo từng lúc phụ thuộc vào trạng
thái của con vật, niêm mạc mắt có xuất huyết, mí mắt sưng. Con vật đi ỉa kèm theo táo
bón. Con vật suy kiệt do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém chế độ lao tác nặng, nên c on
vật ngã chết đột ngột nên bệnh có tên gọi là bệnh ngã nước.
* Chẩn đoán bệnh
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và tính chất dịch tễ học của bệnh. Hiện nay chẩn
đoán chính xác bằng các phương pháp như:
- Xem tươi
- Làm tiêu bản máu, nhuộm bằng phương p háp Giemxa
- Phương pháp tập trung : Bằng phản ứng ngưng kết ; Phản ứng Eli
- Phản ứng formol
- Tiêm truyền động vật thí nghiệm

24


1.2.3. Ký sinh trùng ở con người
a. Giun đũa Ascaris lumbricoides
Giun đũa thư ờng ký sinh ở ruột non của người, ăn nhũ tr ấp.

* Triệu chứng lâm sàng

Ở phổi:
- Ấu trùng giun đũa gây viêm t ổ chức phổi: Bệnh nhân ho, khó thở, sốt nhẹ, bạch
cầu ưa axit tăng, có hình ảnh thâm nhiễm phổi không đồng đều trên X quang. Tất cả các
triệu chứng tự mất dần sau 6 – 7 ngày và trở lại bình thường sau 2 – 3 tuần, thường kèm
theo những triệu chứng dị ứng như nổi mẫn ngứa và cơn hen phế quản.
Ở ruột non
- Chiếm thức ăn của vật chủ có thể gây suy dinh dưỡng nhất là ở trẻ em
- Gây những tác hại về mặt cơ học: tắc ruột, lồng ruột, thủng rột, xoắn ruột, viêm
ruột thừa do giun chui vào ruột thừa gây tắc nghẽn.
- Gây tác hại thần kinh: Co giật, sợ hãi về đêm, nói mê, trí tuệ kém phát triển, đôi
lúc có triệu chứng viêm màng não giả.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, ăn mất ngon, đau vùng thượng vị và quanh rốn,
táo lỏng bất thường, đau bụng vặt, trẻ em xanh xao, gầy còm, bụng chướng.
- Khi giun đũa lạc chỗ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng: chui vào ống tụy gây
viêm tụy cấp, chui vào ống mật gây tắc mật, vào túi mật gây viêm túi mật, nhân sỏi mật,
chui vào gan gây viêm gan, áp xe gan do giun (ở trẻ em, trên 50% áp xe gan là do giun

25


×