Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

baithuyettrinhytttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 21 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH

MÔ HÌNH
THỦY CANH
Thực hiện: Nhóm 2


Mô hình trồng cây thủy canh


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?

-

Thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng

trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là
đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể
có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng,…
- Dinh dưỡng thủy canh bao gồm đầy đủ và cân đối các nguyên tố:
+ Đa lượng (N, P, K),
+ Trung lượng (Ca, Na, Mg, S)
+ Vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo, Cl)
Giúp tối ưu hóa cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
- Hiện nay, hệ thống thủy canh được phân thành những loại như sau:
+ Hệ thống dạng bấc (wick system)
+ Hệ thống thủy canh (water culture)
+ Hệ thống ngập & rút định kỳ (ebb và flow system)


+ Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems)
+ Hệ thống “màng dinh dưỡng” NFT (Nutrient Film Technique)
+ Khí canh (Aeroponics)


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
- Phương pháp thủy canh đang ngày càng phổ biến ở các vùng phía
Nam như Lâm Đồng, Đà Lạt, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc… hay thậm chí
ở cả đô thị lớn như Hà Nội.


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
1. Thủy canh tĩnh:
-Hệ thống thủy-Hệ
canh
tĩnh.thủy canh tĩnh (trồng rau thủy canh bằng thùng xốp):
thống
- Vật liệu cần thiết:
dung
dinh
dưỡng
không
chuyển
độngphương
trong quá
trồngtĩnh
Theo dịch
bạn, vật
liệu
cần thiết

để trồng
cây bằng
pháptrình
thủy canh
+ Thùng xốp, thùng sơn, bình nhựa 5 lít,...
gồmRễ
những
gì? nhúng một phần hay hoàn toàn trong dung dịch
cây.
cây được
+ Nylon đen hay màng phủ nông nghiệp
dưỡng.
+ Rọ nhựadinh
chuyên
dụng hoặc đơn giản
+ Giá thể như trấu hun xơ dừa, mùn dừa, mút xốp, sỏi nhẹ...
+ Hóa chất và nước sạch để pha hoặc dung dịch dinh dưỡng bán
sẵn trên thị trường.


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
1. Thủy canh tĩnh:
- Hệ thống thủy canh tĩnh.
- Vật liệu cần thiết: thùng xốp, nylon, giá thể, rọ nhựa, dung dịch
sinh dưỡng
- Quy trình thực hiện:
Bước 1 : Tìm địa điểm
Bước 2 : Làm giá trồng cây
Bước 3 : Pha dung dịch dinh dưỡng
Bước 4 : Trồng cây

Bước 5 : Chăm sóc


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
1. Thủy canh tĩnh:
- Hệ thống thủy canh tĩnh.
- Vật liệu cần thiết: thùng xốp, nylon, giá thể, rọ nhựa, dung dịch
sinh dưỡng
- Quy trình thực hiện.
- Kết quả thu được.



I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
1. Thủy canh tĩnh:
2. Thủy canh hồi lưu:
- Hệ thống thủy canh hồi lưu : Dung dịch có chuyển động trong
quá trình trồng cây. Hệ thống này chi phí cao hơn nhưng rễ cây
không bị thiếu oxy. Các hệ thống thủy canh được hoạt động trên
nguyên lý thủy triều, sục khí và tưới nhỏ giọt.
- Hệ thống này được chia làm 2 loại:
+Hệ thống thủy canh mở: Dung dịch dinh dưỡng không có
sự tuần hoàn trở lại, gây lãng phí.
+Hệ thống thủy canh kín: Dung dịch dinh dưỡng có
sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút
dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa.


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
1. Thủy canh tĩnh:

2. Thủy canh hồi lưu:
- Hệ thống thủy canh hồi lưu.
- Quy trình thực hiện:
Bước 1: Lắp đặt hệ thống trồng rau thuỷ canh hồi lưu
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu trồng rau thủy canh
Bước 3: Ươm cây con
Bước 4: Chăm sóc
Bước 5: Thu hoạch


Bước 1: Lắp đặt hệ thống trồng rau thuỷ canh hồi lưu

- Giá sắt để đặt các ống nhựa: Giá sắt được hàn chắc chắn, cao khoảng 7080 cm, dốc về phía bể thu hồi dung dịch 3 độ. Chiều rộng của giá sắt tuỳ
thuộc vào quy mô sản xuất, chiều dài giá sắt 20m.
- Bể cấp dung dịch dinh dưỡng: Xây bể hoặc dùng téc nhựa đựng dung dịch
dinh dưỡng, thể tích của bể cấp tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, song cứ
2
3
100 m diện tích sản xuất tương ứng với 1 m . Bể cấp phải đặt cao 1,2-1,4 m.
- Bể thu hồi dung dịch: Tốt nhất là xây bể chìm dưới đất, thể tích bể chứa
cũng tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất và tương đương thể tích bể cấp.
- Ống dẫn dung dịch: Dùng ống nhựa dẫn nước đường kính 11 cm, dài 20 m.
Trên ống đục các lỗ thẳng hàng, cách nhau 5-6 cm để đưa rọ cây vào đó
(đường kính lỗ tuỳ thuộc vào đường kính rọ nhựa). Các ống được đặt trên
các giá sắt, tạo thành mặt phẳng nghiêng 3 độ về phía bể thu.
- Máy bơm nước 2 chiều được gắn với phao để khi dung dịch trong bể cấp
còn 1/4 thì bơm 2 chiều đóng, dung dịch được đẩy ngược trở lại từ bể chứa
lên bể cấp. Tất cả tạo thành hệ thống thuỷ canh hồi lưu.



Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu trồng rau thủy canh
- Rọ nhựa ươm cây con và đỡ cây trong quá trình sinh trưởng phát triển.
- Giá thể ươm cây con: Dùng giá thể ươm cây con của Trung tâm Nghiên cứu
phân bón và dinh dưỡng cây trồng cùng với 20-30% mụn xơ dừa.
- Dung dịch dinh dưỡng: Dung dịch dinh dưỡng để sản xuất rau hiện có bán
phổ biến trên thị trường. Đó là dung dịch mẹ, khi sử dụng pha 1 lít dung dịch A
3
và 1 lít dung dịch B trong 1 m nước.
- Giống
rau: các
Hệ loại
thống
rautrồng
thuỷ bằng
canh phương
hồi lưu có
thểnày?
sản xuất được
Theo bạn,
rausản
nàoxuất
có thể
pháp
tất cả các loại rau ăn lá. Những giống rau cho sản xuất trái vụ là các giống
chịu nhiệt, có thể sử dụng các loại giống sau: xà lách, rau cải ăn lá các loại
(cải xanh, cải mơ, cải chít), cần tây, rau muống.


Bước 3: Ươm cây con
0

- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt 1-2 giờ trong nước nóng 45-50 C
hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc dung dịch BenlatC 0,1%
hoặc dung dịch Ridomil 0,1%; để ráo nước.
- Cho giá thể vào cốc nhựa, lắc nhẹ, tưới nước đủ ẩm rồi gieo hạt, mỗi ngày
tưới ẩm 1-2 lần tuỳ thuộc vào thời tiết. Sau 4-6 ngày, cây mọc, tiếp tục tưới
ẩm cho cây sinh trưởng 1-2 lần/ngày. Khi cây được 2-3 lá thật thì đưa cây
lên hệ thống thuỷ canh hồi lưu (đặt cả cốc vào trong các lỗ đã đục sẵn
trên ống dẫn dung dịch).
Vì sao phải đợi cây mọc mầm đến khi cây ra 2-3 lá thì mới đưa cây lên
hệ thống thủy canh hồi lưu ?


Bước 4: Chăm sóc
- Trước khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn, phải bơm nước vào
2
3
bể chứa (cứ 100 m diện tích sản xuất tương ứng với 1 m nước), đổ 1 lít
3
dung dịch A và 1 lít dung dịch B vào 1 m nước. Dùng máy bơm 2 chiều
đẩy dung dịch lên bể cấp. Dung dịch từ bể cấp, chảy qua hệ thống ống dẫn
và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn, bơm 2
chiều lại đẩy dung dịch từ bể chứa lên bể cấp. Cứ như vậy dung dịch chảy
tuần hoàn trong ống dẫn và nuôi cấy.
- Định kỳ bổ sung dinh dưỡng: Trong một vụ sản xuất xà lách, cải xanh và
cần tây, cần bổ sung dinh dưỡng 3 lần: 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau khi
đưa cây vào dung dịch, với lượng 0,4-0,5 lít dung dịch mẹ trong 1 m3 dung
dịch trồng cây. Trước khi thu hoạch 10 ngày, không bổ sung dinh dưỡng.
- Đối với cây rau muống, sau khi hái lứa đầu mới bổ sung dinh dưỡng cho
lứa hái sau; cứ như vậy, chỉ bổ sung dinh dưỡng sau mỗi đợt thu hái.
- Tỉa định cây: Sau khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 4-5 ngày,

tiến hành tỉa định cây. Tỉa bổ những cây xấu, còi cọc, chỉ để lại 2 cây/hốc.
- Thường xuyên nhổ sạch cỏ và theo dõi sự phát sinh sâu bệnh trong khu sản
xuất để phòng trừ kịp thời.


Bước 5: Thu hoạch
- Với rau cải ăn lá các loại: Thu hoạch sau khi đưa cây con lên hệ thống thuỷ
canh hồi lưu 23-25 ngày. Dùng dao cắt sát gốc, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi.
- Với cây xà lách, cần tây: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ
canh tuần hoàn 25-30 ngày. Dùng dao cắt sát gốc, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi.
- Với cây rau muống: Cứ 10 ngày hái 1 lứa. Thời gian thu hoạch kéo dài
khoảng 3 tháng. Hái bằng tay những ngọn đủ tiêu chuẩn (tránh không
làm ảnh hưởng đến những ngọn nhỏ cho lứa sau), cho vào túi.
Kết thúc thu hoạch, vệ sinh đường ống bể chứa và thay dung dịch để
trồng rau thủy canh khác hoặc trồng lứa mới.


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
1. Thủy canh tĩnh:
2. Thủy canh hồi lưu:
- Hệ thống thủy canh hồi lưu.
- Quy trình thực hiện.
- Kết quả thu được.



I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
II. Ưu, nhược điểm của thủy canh:
1. Ưu điểm:
-Có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại dinh dưỡng được

cung cấp theo yêu cầu của từng loại rau, có thể loại bỏ các chất gây hại cho
cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước.
-Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung
dịch nên nước không bị thất thoát do ngấm vào đất hoặc bốc hơi.
-Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm đất,
làm cỏ, vun xới và tưới.
-Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng
và nước lã sạch.
-Hạn chế sử dụng thuốc bảo thực vật và điều chỉnh được
hàm lượng dinh dưỡng nên tạo ra sản phẩm an toàn
đối với người sử dụng.
-Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường
-Nâng cao năng suất và chất lượng rau: Năng suất rau có thể
tăng từ 25 – 50%


I. THỦY CANH LÀ GÌ ?
II. Ưu, nhược điểm của thủy canh:
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:
- Giá thành cao do đầu tư ban đầu lớn.
- Yêu cầu kỹ thuật cao.
- Sự lan truyền bệnh nhanh.
- Đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định.


Bài thuyết trình của chúng em
Xin được kết thúc tại đây

Cảm ơn sự lắng nghe

của cô giáo và các bạn !



×