Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phòng và trị bệnh cho hàu thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.4 KB, 6 trang )

PHẦN BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 10
Tên Chuyên đề: Phòng trị bệnh trong sản xuất giống Hàu TBD
Thuộc dự án KHCN: Sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hàu Thái Bình
Dương (Crassostre gigas Thunberg, 1793 ) tại Thanh Hóa”
KS Lê Văn Hào TT Khuyến Nông
I. Đặt vấn đề:
Hàu là một loài động vật có phổ thích nghi rộng nhiệt, rộng muối, sống
bám lên nền đá, vách đá ven bờ biển hoặc các cửa sông, nơi có dòng chảy và
thủy triều thường xuyên lên xuống, có thực vật phù du phong phú làm thức ăn.
Trong môi trường tự nhiên, Hàu có 2 đặc tính khiến cho Hàu có vai trò quan
trọng đối với Biển, đó là:
* Lọc sinh học (Biofilter): với số lượng phát triển mạnh mẽ của các loài
Hàu trong thiên nhiên, hàng tỷ con được phân bổ khắp các vùng biển và đại
dương. Nhờ vào
khả năng lọc sinh học, chúng đã góp phần xử lý làm sạch các cặn bã hữu cơ, hạn
chế ô nhiễm môi trường.
* Loài chủ chốt (Keystone species): Ở góc độ toàn cầu, Hàu là sinh vật
có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và sự thành công
của một chuỗi hệ sinh thái trong đại dương, chúng có thể được xem như một
“sinh vật sản xuất” cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho một chuỗi “sinh vật tiêu
thụ” hay nói cách khác, chúng là “vật làm mồi” để duy trì sự cân bằng giữa
một số loài trong tự nhiên. Do đó, ngoài việc con Hàu có thể mang lại cho cư
dân miền ven biển một nghề nuôi trồng mới, dễ nuôi, chi phí thấp, thu nhập cao
so với một số nghề nuôi trồng khác, chúng còn mở ra một triển vọng tốt trong
việc góp phần phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá để
nuôi tôm ở các tỉnh phía nam. Đối với nghề nuôi Hàu, rừng càng rậm rạp, càng
phong phú phù du phiêu sinh vật làm thức ăn cho Hàu. Nghề nuôi Hàu chỉ nuôi
dọc theo cửa sông, kênh rạch ven các bìa rừng, đầm, phá, nơi có mực nước thủy
triều thường xuyên lên, xuống góp phần tích cực phục hồi môi trường sinh thái
các khu rừng ngập mặn đang bị tàn phá ở nước ta.
1. Tính cấp thiết



1


Hầu Thái bình dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) có nguồn gốc
từ Nhật bản, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng phân bố rộng, đây là đối tượng
nuôi quan trọng có giá trị kinh tế và khả năng xuất khẩu cao. Hiện nay hầu Thái
Bình Dương (từ đây gọi tắt là TBD) đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Bản thân Hàu TBD là giống bản địa Nhật Bản nhập về ta nên rất ít mắc
bệnh, hoặc chưa thấy xuất hiện ở ta. Tuy nhiên cũng vần có những hiểu biết cơ
bản để phòng trị.
Địch hại của Hàu bao gồm cá yếu tố vô sinh (nồng độ muối, nhiễm bẫn,
độc tố, lũ lụt...) và yếu tố hữu sinh bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám
(Balanus, Anomia...), sinh vật ăn thịt (Rapana, Thais, sao biển, cá...), sinh vật
đục khoét (Teredo, Bankia...), sinh vật ký sinh (Myticola, Polydora...) và các
loài tảo gây nên hiện tượng hồng triều (Ceratium, Peridium...).
Hàu có khả năng tự bảo vệ nhờ vào vỏ, khi gặp kẻ thù chúng khép vỏ lại. Ngoài
ra chúng còn có khả năng chống lại các dị vật (cát, sỏi), khi dị vật rơi vào cơ thể
màng áo sẽ tiết ra chất xà cừ bao lấy dị vật
2. Mục đích yêu cầu của chuyên đề
Mục đích yêu cầu của chuyên đề: Để cung cấp kiến thức về phòng trị
bệnh Hàu TBD để việc sản xuất và nuôi trương phẩm hàu TBD hiệu quả.
II. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, kĩ thuật áp dụng:
Để đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, Đơn vị chủ trì đã chọn Phương
pháp CGCN theo từng chuyên đề để làm chủ được công nghệ tốt nhất.
Trên cơ sở hoạt độngt hực tê tại Thanh Hoá sẽ hoàn thiện quy trình.
Việc tuyển chọn hàu TBD làm bố mẹ qua 2 bước: học lí thuyết và thực
hành.
Học lý thuyết: học viên được dạy đầy đủ về đặc điểm cấu tạo giải phẩu và

các giống hàu cơ bản.
Thực hành: quan sát mẫu vật, nhận biết dấu hiệu bệnh hàu. Các biện pháp
phòng trị bệnh.
Thiết bị sử dụng: kính hiển vi, thước đo, Phòng thí nghiệm sinh học.
III. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được:
2


- Đặc điểm sinh học và cấu tạo của hàu nói chung (Tài liệu Tổng quan);
- Giống hàu TBD, nguồn gốc và tình hình phát triển (Tài liệu Tổng quan);
- Giải phẩu học đối với hàu TBD-đặc điểm sinh sản Hàu và các giai
đoạn ấu trùng.
- Bệnh hàu và biện Pháp Phòng trị:
Mặc dù ít, nhưng Hàu TBD vẫn có thể mắc các bệnh hại sau:
3.1- Hội chứng Taura( Taura syndrom virus- TSV) .
* 3.1.1-Tác nhân gây bệnh
Gây bệnh là Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae cấu trúc aixt nhân là
ARN, virus hình cầu có 20 mặt, đường kính 30-32nm (hình 56). Hệ thống gen
(genome) là một mạch RNA, chiều dài 10,2kb, cấu trúc capsid có 3 phần (55, 40
và 24 kD) và một đoạn polypeptide phụ (58kD). Virus ký sinh tế bào biểu mô và
dưới biểu mô đuôi.
*3.1.2- Dấu hiệu bệnh lý
Dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh vi khuẩn. Bệnh dạng cấp tính đuôi
tôm chuyển màu đỏ và bệnh mạn tính có nhiều đốm nhiễm melani do biều bì
hoại tử.
Bệnh TSV có ba giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính được phân
biệt rõ. Dấu hiệu lâm sàng thấy rõ nhất, khi hàu bị L. vannamei bị bệnh ở giai
đoạn cấp tính và chuyển tiếp là yếu lờ đờ (hấp hối), Khi quan sát kỹ ở mép hàu
dưới kính hiển vi X10 thấy có dấu hiệu biểu bì hoại tử, ruột không có thức ăn.


Hình 56: các tiêu phần virus bệnh TSV
Ở Hàu, chưa thấy ở Việt nam, tuy nhiên Trước băn 2009 Bộ TNMT đã có
khuyến cáo về hội chứng nàu có thể lây nhiễm đối với Hàu.
Mô biểu bì hoặc dưới biểu mô các tế bào nhiễm virus bị hoại tử, tế bào
chất bắt màu hồng trong có chứa nhân kết đặc hoặc phân mảnh. Đặc điểm quan
3


trọng là tế bào chất của biểu bì chuyển màu hồng hoặc màu xanh nhạt. Điều cần
phải phân biệt với bệnh đầu vàng cũng có tế bào chất bắt màu hồng. Tuy nhiên
phân biệt bệnh đầu vàng các mô ngoại bì và trung bì có thể vùi và luôn luôn có
màu xanh đậm.
*3.1.3- Phân bố và lan truyền bệnh
Hội chứng bệnh Taura là bệnh thường gặp ở tôm he chân trắng (L.
vannamei = Penaeus vannamei) ít thấy ở Hàu. Nhưng khi môi trường bị các
vecter truyền bệnh cũng bị hàng loạt, rất nhanh.
Năm 1992 bệnh đã xuất hiện ở Ecuador (6/1992), bệnh TSV phát triển rất
nhanh toàn bộ vùng nuôi tôm và Hàu ở châu Mỹ bệnh nhiễm từ post đến tôm bố
mẹ.
*3.1.4-Phòng trị bệnh: Hiện chưa có phương thức trị bệnh hiệu quả.Tuy
hiên ở Hàu rất ít gặp .Hàu R|TBD có xuất xứ từ Nhật, đã được chọn lọc, không
thấy bị taura. Cho nên việc phòng bệnh hiệu quả là chọn giống.
3.2-Bệnh nhiễm Khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Bùng phát nhiễm khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong hàu tại Virginia
Bang Virginia (Mỹ) trong hàu khai thác tại đảo Fishermen, thuộc khu vực bờ
biển
phía
đông
Virginia.

Đây là lần đầu tiên hàu bị nhiễm khuẩn Vibrio tại Virginia. Hiện các nhà
khoa học chưa có cách chữa trị. Tuy nhiên Hàu TBD không thấy nhiếm bệnh.
3.3.Các dạng khuyễn nhuyễm thể

4


Hiện tượng hầu (Crassostrea virginica) chết hàng loạt (tỷ lệ chết 90 95%) ở vùng vịnh Delaware (Mỹ) năm 1957-1960 đã phá hủy nền công nghiệp
nuôi hầu ở đây một cách nhanh chóng (Haskin và ctv, 1965, 1966; Ford và
Haskin, 1982). Tại Việt Nam, hiện tượng chết hàng loạt của nghêu nuôi thương
phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện vào năm 2005, 2007, và
trên hầu nuôi tại Long Sơn – tỉnh bà Rịa-Vũng Tàu năm 2008 gây thiệt hại nặng
nề đến nền công nghiệp nuôi nhuyễn thể. Ngoài ra, hiện tượng chết rải rác của
một số đối tượng nhuyễn thể khác như trai ngọc, tu hài,… cũng đã xuất hiện
song chưa có một nghiên cứu chính thức nào để xác định đúng thực trạng dịch
bệnh trên các đối tượng này. Chính vì vậy, đề tài trọng điểm cấp Bộ “Điều tra,
nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn thể nuôi ở vùng ven biển Việt
Nam” đã được tiến hành nhằm xác định hiện trạng bệnh dịch và tác
nhân/nguyên nhân gây bệnh trên các đối tượng nhuyễn thể nuôi chính (nghêu
Meretrix lyrata, hầu Ostrea rivularis, tu hài Lutraria philippinarum, trai ngọc
Pinctada matensii) để từ đó đề xuất các giải pháp phòng trị bệnh hợp lý nhằm
giảm thiểu rủi ro cho người nuôi.
Có 4 nhóm tác nhân: ngoại ký sinh trùng, nội ký sinh trùng, vi khuẩn,
nấm. Trong đó, ngoại ký sinh trùng như sun Balanus sp., giun nhiều tơ Polydora
sp. chủ yếu gây tổn thương vỏ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, bắt mồi
của nhuyễn thể.

ở các vùng có nhiệt độ cao, độ mặn cao ở các tỉnh phía Nam là loại ký sinh trùng
đơn bào nội ký sinh Perkinsus sp.


5


Một số loài vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn giống Ricketsia, Vibrio,
Pseudomonas,… và nấm Fusarium, Haliphthoros trên nhuyễn thể đã được xác
định, tuy nhiên chưa tìm thấy những ảnh hưởng lớn của chúng đến tổ chức mô
của vật chủ. Bên cạnh các tác nhân gây bệnh, các nguyên nhân như thời tiết khắc
nghiệt (nhiệt độ cao 35-36oC, độ mặn 30-32%o), mật độ nuôi cao (600 – 1170
con/m2) đã được xác định cho đợt nghêu chết tháng 6/2009 tại Thái Bình.
IV. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
- Việc tuyển chọn hàu giống là bố mẹ để sản xuất giống hàu có ý nghĩa
quyết định đến việc Phòng các bệnh của Hàu bại của công tác giống. Nắm được
kiến thức đầy đủ về Hàu sẽ giúp ta tuyển chọn được hàu là Bố mẹ tốt nhất.
- Thông qua đào tạo CGCN và thực hành, các học viên đã nắm được kiến
thức cơ bản về Phòng trị bệnh cho hàu nuôi.
- Nhờ có đào tạo các học viên đã có thể chủ động chọn giống để không bị
lây hiếm bệnh.
2. Kiến nghị:
Nên có các nghiên cứu sâu hơn về các bệnh có thể lây nhiếm đến Hàu.
Các loài có thể là Vecter truyền các bệnh nhiếm khuẩn cho hàu.
V. Tài liệu tham khảo: (xem Báo cáo tổng thuật các Chuyên đề)
VI. Phụ lục: (xem Báo cáo tổng thuật các Chuyên đề)

6



×