Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Phân biệt các bệnh virus hại lúa và phòng trừ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.54 KB, 3 trang )

Phân biệt các bệnh virus hại lúa và phòng trừ

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học của Viện Lúa Quốc tế (IRRI)
phối hợp với Cục BVTV trong vụ HT năm 2006, nhiều vùng ở ĐBSCL đồng thời
xuất hiện các bệnh lúa vàng lùn (còn gọi là bệnh lùn lúa cỏ) do virus có tên tiếng
Anh là "rice grassy stunt virus" (RGSV) gây ra, bệnh lùn xoắn lá do virus có tên là
"rice ragged stunt virus" (RRSV) gây ra và bệnh tungro do virus "rice tungro
spherical virus" (RTSV) gây ra. Các nhà khoa học này đã xác định virus có trong
cơ thể con rầy nâu bắt được ngẫu nhiên ngoài đồng ruộng với 44,4% cá thể có
mang virus. Trong đó, virus bệnh lúa vàng lùn (RGSV) chiếm đa số 58,3 %, virus
gây bệnh lùn xoắn lá là 33,3% và cá thể rầy nâu mang cả hai loại virus này là
8,3%. Ngoài ra virus gây bệnh tungro (RTSV) còn được phát hiện trên lúa ở một
số nơi nhưng với tỉ lệ thấp. Bài này giúp bà con nông dân biết cách phân biệt các
bệnh virus và cách phòng trị, áp dụng cho vụ HT sắp tới.

Bệnh lùn xoắn lá có đặc điểm rất dễ phân biệt (xem hình), tuy nó xuất hiện khá ít
trên ruộng bị hại. Trong đó có hai bệnh là vàng lùn và tungro rất dễ nhầm lẫn về
triệu chứng bệnh. Các bệnh này tùy theo mức độ đều có xuất hiện ở nhiều địa
phương thuộc ĐBSCL vụ HT vừa qua nhưng bà con nông dân chỉ nắm rất chung
chung về các bệnh này. Vì vậy bài viết này giúp bà con phân biệt hai bệnh vàng
lùn và tungro trên lúa.

Bệnh lúa vàng lùn và lùn xoắn lá do tác nhân rầy nâu làm môi giới truyền bệnh và
bệnh tungro do con rầy xanh truyền bệnh. Theo tài liệu của IRRI, rầy xanh ngoài
việc truyền bệnh virus tungro, còn truyền các bệnh khác như lá vàng cam (yellow-
orange leaf), lùn vàng (yellow dwarf) và bệnh vàng tạm thời (transitory
yellowing). Cây bị bệnh giảm sức sống, giảm số chồi hữu hiệu, bị héo một phần
hay hoàn toàn cả cây do khô cây. Cũng theo tài liệu IRRI, hình thái bệnh tungro có
thể còn nhầm với triệu chứng thiếu đạm hoặc ngộ độc sắt hoặc đất có nhiều acid.
Tuy nhiên kiểm chứng qua việc xem xét có sự hiện diện của rầy xanh và virus xâm


nhiễm cây lúa trên ruộng.

Biện pháp quản lý: Ngoài việc sử dụng giống kháng là hiệu quả kinh tế nhất cho
các loại bệnh virus này. Hiện nay chưa có thuốc trừ bệnh mà chủ yếu phòng trừ
môi giới truyền bệnh đó là rầy nâu và rầy xanh.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm bớt diện tích gieo
trồng lúa và thay thế bằng các loại cây trồng khác cho thu nhập tương đương hoặc
cao hơn. Giảm diện tích trồng 2-3 vụ lúa liên tục, thay thế bằng 1-2 vụ cây màu
luân canh.

- Tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng và báo cáo kịp thời với cơ quan chức
năng những vấn đề liên quan rầy nâu, bệnh do virus và các vấn đề sử dụng thuốc
BVTV.

Một số thuốc đặc trị rầy nâu

1. VIBASA 50 ND
2. VIMIPC 20 ND và 25 BTN
3. VIAPPLA 10 BTN
4. APPLAUD-BAS 27 BTN
5. APPLAUD-MIPC 25 BTN

Riêng đối với quản lý rầy xanh:

- Cũng có tác nhân phòng trừ sinh học đối với rầy xanh, ví dụ: Ong bắp cày nhỏ
ký sinh trứng và một số loại rệp cũng ăn trứng; một số loài ruồi, (pipunculid flies)
và tuyến trùng ký sinh cả thành trùng và ấu trùng vv… Ngoài ra chúng còn bị các
loài chuồn chuồn kim, nhện tấn công. Cũng có nấm bệnh lây nhiễm cho cả ấu
trùng lẫn thành trùng rầy xanh.

- Dùng giống kháng như ở Ấn Độ đã chọn lọc được một số giống lúa thương mại
biểu hiện tính kháng đối với rầy xanh.
- Trong những vùng không bị bệnh tungro, không cần phun xịt phòng trừ rầy xanh.
- Các loại thuốc trừ rầy nâu như: Applaud-bas 27BTN, Applaud mipc 25BTN
v.v… phòng trừ rầy nâu cũng có thể diệt trừ rầy xanh. Nông dân chú ý áp dụng
đúng liều lượng và các yêu cầu khác được ghi trên nhãn của các loại thuốc trên.

×