Họ tên: ............................
Lớp: ĐỀ THI HỌC KỲ I
MÔN CÔNG DÂN - Thời gian 45 phút
Điểm Lời phê:
I/ Phần trắc nghiệm:( 3đ)
Khoanh tròn câu đúng
1/ Thế nào là tự lập?
a. Tự giải quyết công việc của mình không trông chờ dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
b. Không được tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ chính đáng.
c. Các ý trên đều đúng.
2/Ý kiến nào là đúng
a. Chỉ con nhà nghèo mới cần tự lập.
b. Không thể thành công nếu chỉ dựa vào năng lực của cá nhân.
c. Những người tự lập thường gặt hái thành công trong cuộc sống.
d. Ý a và b đúng. đ. Ý b và c đúng. e. Ý a và c đúng.
3/ Ý kiến nào đúng ?
a. Lao động chân tay không vinh quang.
b. Làm nghề quét rác không có gì xấu.
c. Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang .
4/ Nếu không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
a. Con người sẽ hoàn thiện về phẩm chất đạo đức.
b. Con người không có cái ăn, cái mặc, cái để ở; không có cái để vui chơi giải trí.
c. Con người và xã hội sẽ phát triển.
d. Các ý trên đều đúng.
5/ Ý kiến nào đúng ?
a. Lao động tự giác là đủ, không cần sáng tạo.
b. Học tập không phải là lao động nên không cần tự giác, sáng tạo.
c. Lao động tự giác, sáng tạo là điều kiện để con người và xã hội sẽ phát triển.
6/ Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ.
a. Tôn trọng ý kiến của con cái .
b. Nuông chiều con .
c. Yêu quý , kính trọng , biết chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau.
II/ Phần Tự Luận: ( 7 đ)
1. Tìm 3 câu ca dao nói lên tình cảm gia đình ?( 3đ)
2. Hãy nêu ý nghóa của lao động tự giác và sáng tạo?(2đ)
3.” Những kẻ lười biếng bao giờ cũng là những kẻ tầm thường dù dưới hình thức này hay
hình thức khác” (Vonte) .
Ý kiến em thế nào?(2đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/Phần trắc nghiệm: (3đ)
Mỗi câu đúng 0,5 đ
1a; 2đ; 3b; 4b; 5c; 6 c
II/ Phần tự luận: (7đ)
Câu 1:(3đ) Mỗi bài ca dao đúng : 1đ
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghóa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
2 . Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
3.Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần
Câu 2 : (2đ)
Ý nghóa của LĐTG ST
- Giúp ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục.
_ Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực của cá nhân.
_ Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao.
Câu 3 : (2đ) Bằng kiến thức đã học HS nêu được các ý sau:
_ Kẻ lười biếng: những người không thích lao động, không tự giác lao động , ỷ lại vào
người khác, không tự giải quyết công việc của mình.
_ Hậu quả của sự lười biếng :
+ Không nắm được kỹ năng, quy trình, thao tác trong lao động Thành quả LĐ không
hoàn hảo, sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
+Không được rèn luyện thường xuyên
+ Không có kỷ luật lao động.
+ Tâm trạng mệt mỏi, sức khoẻ bò ảnh hưởng Phẩm chất đạo đức, năng lực cũng không
tốt.
_ Kẻ tầm thường: Một người bình thường nhưng không có ý thức lao động để đáp ứng những
nhu cầu thiết yếu trong đời sống, thành kẻ ăn bám., hư hỏng, tha hóa về đạo đức. Phẩm chất
đạo đứckhông tốt, không có năng lực trong lãnh vực nào.
_ Vì những hậu quả trên Kẻ lười biếng đúng là kẻ tầm thường.