Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.32 KB, 8 trang )



Trong điện học và điện từ học, dòng điện là
dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

Người ta quy ước chiều của dòng điện là
chiều chuyển động của các điện tích dương.
Như vậy trong dây dẫn kim loại chiều của
dòng điện ngược với chiều của các êlectrôn.

Ví dụ:
◦ Sét là một dòng điện mạnh, gồm các ion hay
electron di chuyển bởi lực Culông giữa các đám
mây mang điện trái dấu, hoặc giữa đám mây tích
điện và mặt đất.

Gió Mặt Trời, là các điện tích bay ra từ Mặt
Trời, khi rơi vào khí quyển Trái Đất có thể gây
ra hiện tượng cực quang.

Dòng di chuyển của các electron trong dây kim
loại khi nối giữa hai điện cực của một pin.

Trong điện tử học, dòng điện có thể là dòng
chuyển động của electron trong dây dẫn điện
kim loại, trong các điện trở, hay là dòng
chuyển động của các ion trong pin, hay dòng
chảy của của các hố điện tử trong vật liệu bán
dẫn.

Trong dung dịch điện phân, các ion âm và


dương có thể di chuyển giữa hai điện cực.

Tác dụng đặc trưng của dòng điện
là tác dụng từ.

Ta có thể nhận biết dòng điện chạy trong
một môi trường nào đó nhờ các tác dụng
và hiện tượng mà nó gây ra. Tuỳ theo
môi trường mà dòng điện còn có tác
dụng nhiệt và tác dụng hoá học. Các tác
dụng nãy dẫn tới tác dụng sinh lí và các
tác dụng khác.

Tác dụng từ của dòng điện được ứng
dụng vào việc chế tạo các vật dụng, thiết
bị như: loa, máy biến thế, chuông
điện,quạt máy v.v…

Dòng điện chạy trong vật dẫn làm
cho vật dẫn nóng lên. Đó là tác
dụng nhiệt của dòng điện. Bàn là,
bếp điện là những dụng cụ được chế
tạo dựa trên tác dụng nhiệt của
dòng điện.

Dòng điện chạy qua một số dung
dịch (dung dịch điện phân) làm
thoát ra ở điện cực những chất tạo
thành dung dịch đó. Đó là tác dụng
hoá học của dòng điện.

×