Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Quy trinh aaaarsenic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.53 KB, 6 trang )

Arsenic
Ký hiệu hóa học : As
Số hiệu nguyên tử: 33
Arsenic là một á kim gây gộc độc và có nhiệu dạng thù hình: màu vàng (phân tử phi kim) và một
vài dạng màu đen và xám ( á kim) chỉ là số ít mà người ta có thể nhìn thấy
Trạng thái oxi hóa phổ biến của nó là -3 (asenua), +3 (asenatt (III)) và +5 (asenat(V)).
Arsenic là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm và
có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Điều tra sơ bộ đã có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu
khiến nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm asen là do cấu tạo địa chất. (1)
/>Tính chất vật lý
Arsenic không gây mùi khó trong nước (cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người), khó phân
hủy
Là nguyên tố phể biến thứ 20
Tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau ( - phần 1.1)
Tính chất hóa học
Trong nước Arsenic tồn tại ở 2 dạng hóa trị: III và V. Tuy nhiên hợp chất hóa trị III có độc tính
cao hơn dạng hóa trị V)
Trong môi trường khí hậu khô, các hớp chất của Arsenic thường tồn tại ở dạng ít linh động.
As tham gia phản ứng với Oxy tại thành dạng As2O3 rồi sẽ ở dạng As2O5. Nếu trong môi trường
yếm khí thì As2O5 sẽ bị khử về trang thái As2O3
4As + 3O2 => 2As2O3
As2O3 + O2 => As2O5
As tham gia phản ứng với các halogen trong môi trường acid
2As + 3Cl2 => 2As2Cl3
AsCl3 + Cl2 => AsCl5


Acid Arsenic (V) tượng tự acid phosphoric, là một acid yếu. Tương tự như Phosphorus, Arsenic
tạo thành hydride dạng khí và không ổn định (AsH3)
Sự tương tự lớn đến mức arsenic sẽ thay thế phần nào cho phosphorus trong các phản ứng hóa
sinh học và vì thế nó gây ra ngộ độc. Tuy nhiên, ở các liều thấp hơn mức gây ngộ độc thì các hợp


chất arsenic hòa tan lại đóng vai trò của các chất kích thích và đã từng phổ biến với các liều nhỏ
như là các loại thuốc chữa bệnh cho con người vào giữa thế kỷ 18.
Khi bị nung nóng trong không khí, nó bị oxy hóa để tạo ra trioxit arsenic; hơi từ phản ứng này có
mùi như mùi tỏi
/>Ứng dụng
Arsenic là nguyên tố vi lượng, rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của con người, giúp
cơ thể trao đổi chất nuclein, tổng hợp protit và hemoglobin.
Arsenic là nguyên tố có mặt trong nhiều loại hóa chất sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp
khác nhau như: hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giấy...
Nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch như công nghiệp xi măng, nhiệt điện,...
Công nghệ đốt chất thải rắn cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước bởi Arsenic
/>Asenua gali là một vật liệu bán dẫn trong, sử dụng trong các mạch tích hợp (IC)
/>♥ ỨNG DỤNG CỦA AS TRONG Y HỌC
♦Trong các thế kỷ 18, 19 và 20, một lượng lớn các hợp chất của asen đã được sử dụng như là

thuốc chữa bệnh, như arsphenamin (bởi Paul Ehrlich) và triôxít asen (bởi Thomas Fowler).
Arsphenamin cũng như neosalvarsan được chỉ định trong điều trị giang mai và bệnh trùng mũi
khoan, nhưng đã bị loại bỏ bởi các thuốc kháng sinh hiện đại. Triôxít asen đã được sử dụng theo
nhiều cách khác nhau trong suốt 200 năm qua, nhưng phần lớn là trong điều trị ung thư. Cục
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào năm 2000 đã cho phép dùng hợp chất này trong
điều trị cho các bệnh nhân với bệnh bạch cầu cấp tính tiền myelin và kháng lại ATRA.[10] Nó
cũng được sử dụng như là dung dịch Fowlertrong bệnh vẩy nến (11/11/2016
)
♦ Sử dụng trong nuôi dưỡng động vật, cụ thể là tại Hoa Kỳ như là phương pháp ngăn ngừa bệnh
và kích thích phát triển. (11/11/2016 )
♦ Asen là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng phải ở một mức độ nhất định.
(11/11/2016 />♦Bộ Y tế nước ta đã quy định giới hạn hàm lượng Asen trong nước ăn uống, sinh hoạt là
0,01mg/l . . (11/11/2016 />♦ Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 10 ppb. . (11/11/2016
/>♦ Trong các thế kỉ 18,19 và 20 một lượng lớn các hợp chất của Arsen đã được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh. Arsphenamin và neosalvarsan là những hợp chất của Arsen hữu cơ được chỉ



định trong điều trị giang mai, nhưng đã bị loại bỏ bởi các loại thuốc kháng sinh hiện đại.
(14/11/2016 )
♦ Arsen(III) oxit đã được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong suốt 200 năm qua, nhưng
phần lớn là đỉều trị ung thư. Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa kì (FDA) vào năm 2000 đã cho
phép dùng hợp chất này trong điều trị các bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính. (14/11/2016
)

♥ ĐỘC TÍNH
♦ As thường có mặt trong thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ dại. Trong số các hợp chất của Asen

thì As (III) là độc nhất.
As (III) thể hiện tính độc bằng cách tấn công lên các nhóm _SH của enzim, làm cản trở hoạt
động của enzim.
SH
O
S
[ Enzim] +
As _O- [Enzim] As_O- +2OHSH
O
S
. (11/11/2016 />♦ Asen gây ung thư biểu mô da , phế quảng, phổi, các xoang …do Asen và các hợp chất của

Asen có tác dụng lên nhóm Sulphydryl (-SH) phá vỡ quá trình phophoryl hóa. Các Enzim sản
sinh năng lượng của tế bào trong chu trình axit xitric bị ảnh hưởng rất lớn. Enzym bị ức chế do
việc tạo phức với Asen(III) làm ngăn cản sự sản sinh phân tử ATP. . (11/11/2016
/>♦ Asen là nguyên tố khi được ăn vào rất khó hấp thụ và phần lớn được triệt tiêu ở nguyên dạng.
Các hợp chất Asen hòa tan trong nước được hấp thụ nhanh chóng từ ống tiêu hóa; Asen (V) và
Asen hữu cơ được đào thải qua thận rất nhanh và hầu như toàn bộ. Asen vô cơ có thể được tích

lũy ở da, xương và cơ bắp; chu kỳ bán hủy của nó trong cơ thể người trong vòng 20 đến 40 ngày.
. (11/11/2016 />♦ Nhiễm độc Asen cấp của con người chủ yếu phụ thuộc vào nhịp độ đào thải khỏi cơ thể của
các hợp chất. Arsine được coi là dạng độc nhất sau đó đến Arsenite (Arsenic (III)), Arsenate
(Arsenic (V)) và hợp chất thạch tính hữu cơ.
Hiện tại vẫn chưa có một bản liệt kê đầy đủ nào về các loại bệnh do Asen. Asen vô cơ được coi
là chất gây ung thư đồng thời nó cũng gây nhiều tác động khác nữa. Đôi khi các triệu chứng khó
thở gây ra bởi Asen bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Asen có thể gây bệnh cấp
tính hay mãn tính, tuy nhiên dưới góc độ Asen trong nước uống thường chỉ có các bệnh mãn tính
(do dùng nước uống chứa nồng độ Asen quá từ năm lần mức cho phép sẽ gây ra các bệnh ung
thư, bao gồm ung thư da, ung thư bàng quang, thận, phổi, gan, các bệnh tiểu đường) do Asen gây
ra.
Trong nước uống, Asen không trông thấy được, không mùi vị, nên không thể phát hiện. Sự phát
hiện người nhiễm Asen rất khó do những triệu chứng của bệnh phải từ 5 đến 15 năm sau mới


xuất hiện. Bởi vậy, các nhà hóa học còn gọi Asen là “sát thủ vô hình”. Và một điều đáng lưu ý
là Asen độc gấp 4 lần so với thủy ngân.
Ngộ độc Asen là các bệnh kinh niên do sử dụng nước uống có chứa Asen ở nồng độ cao trong
một khoảng thời gian dài. Các hiệu ứng bao gồm sự thay đổi màu da, sự hình thành của các vết
cứng trên da, ung thư da, ung thư phổi, ung thư thận và bàng quang cũng như có thể dẫn tới hoại
tử.
Asen là một chất rất độc. Có thể chết ngay nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô (bắp).
Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi Asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu
chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.
Nếu bị nhiễm độc Asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời
gian dài sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút
cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và
ruột, làm kiệt sức, ung thư...
Người uống nước ô nhiễm Asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi,
niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một

phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).
Bệnh sừng hoá da thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân - phần cơ thể cọ xát
nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh cứng màu trắng gây đau đớn.
Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân.
Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột biến gen, ung
thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại
vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố,
sạm da, sừng hoá, ung thư da...), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá,
các rối loạn ở hệ thần kinh - ngứa hoặc mất cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15 - 20 năm kể từ
khi phát hiện, người nhiễm độc Asen sẽ chuyển sang ung thư và chết. (11/11/2016
/>♦ Việc hấp thụ trực tiếp hay gián tiếp do việc đốt cháy gỗ xử lí bằng Arsenat đồng cromat có
thể gây tử vong ở động vật cũng như gây ngộ độc nghiêm trọng ở người, liều gây tử vong ở
người là khoảng 20mg tro. (14/11/2016 />%93-An-Arsen )
♦ Hầu hết các dạng hợp chất asin đều độc. Về đặc điểm sinh học, arsen có vai trò quan trọng đối
với sinh vật, ở hàm lượng nhỏ arsen có khả năng kích thích sự phát triển của sinh vật. Nhưng ở
nồng độ cao, arsen gây độc cho người, động, thực vật. Nếu bị nhiễm độc cấp tính, arsen có thể
gây tử vong trong vòng vài giờ đến một ngày. Trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với
arsen ở nồng độ vượt quá độ an toàn nhưng chưa có thể gây độc cấp tính, arsen gây nhiễm độc
mãn tính và thường biểu hiện ở các triệu trứng lâm sàng như: mệt mỏi, chán ăn, giảm trọng
lượng cơ thể, xuất hiện các bệnh về dạ dày, ngoài da (hội chứng đen da, ung thư da), gan bàn
chân, rối loạn chức năng gan.
Qua các thử nghiệm với động vật, các nhà khoa học đã tìm ra giới hạn gây tử
vong với một số loài khác nhau là từ 11-150 mg/kg trọng lượng cơ thể. Đối với
người liều gây tử vong là từ 70-180mg/kg trọng lượng cơ thể. Kết quả này đã
được rút ra qua những trường hợp bị ngộ độc As và đã tử vong trong các bệnh
viện.
Arsen đi vào cơ thể bằng tất cả các con đường có thể như: hít thở, ăn uống và thẩm thấu qua da.
Trong đó, uống nước nhiễm arsen là con đường chính để arsen xâm nhập vào trong cơ thể. Khi



vào trong cơ thể, đặc biệt là các As (III) tấn công ngay lập tức vào các enzym có chứa nhóm -SH
và cản trở hoạt động của chúng.
Arsenat cũng giống như photphat, dễ tủa với các kim loại và ít độc hơn so với arsenit, vào cơ thể
arsenat sẽ thế chỗ của photphat trong chuỗi phản ứng tạo adenozintriphotphat (ATP) do đó ATP
sẽ không được hình thành.
Khi có mặt của arsenat, tác dụng sinh hoá chính mà chính nó tạo ra đông tụ
protein, tạo ra phức với coenzym và phá huỷ quá trình hoạt động photphat hoá để
tạo ra ATP (14/11/2016 )

Nếu bị nhiễm độc asen với liều lượng dù nhỏ nhưng tích tụ trong thời gian dài, sau 5 - 10 năm,
sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, Hai loại bệnh phổ biến nhất do asen gây
ra là ung thư da và phổi. Nhiều nơi có hội chứng xạm da, sừng hóa bẩm sinh gan bàn chân. Thay
đổi sắc tố da, phát sinh các điểm tối điểm sáng trong lòng bàn tay, chân, gây sừng cứng và hoại
tử.
Tích tụ asen lâu ngày gây nên da mặt xám, rụng tóc, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn
thương, bệnh rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, bệnh viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, gây
mụn lóet, bệnh ung thư, bệnh gây cảm giác về sự di động bị rối loạn, bệnh tiểu đường. Người
uống nước ô nhiễm arsen lâu ngày sẽ có triệu chứng các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các
chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố.
Nguồn nước bị nhiễm asen dù nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe các bà mẹ, làm động
thai ảnh hưởng đến thai nhi, và gây ra những bệnh phổi ác tính, những tác động xấu lên sự phát
triển thể chất và trí tuệ của trẻ con mới lớn. Nik Van Larenbeke, một giáo sư người Bỉ, đã cảnh
báo trên tờ Het Laatste Nieuws: Do ô nhiễm nên ngày càng có ít bé trai được sinh ra trên thế
giới.
Nếu nồng độ asen cao trong nguồn nước thì khi uống vào có thể gây ngộ độc cấp tính,
gây ung thư, thậm chí có thể chết ngay .


(14/11/2016 />



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×