Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Những tư tưởng của Amartya Sen và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 171 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRUNG THÀNH

NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA AMARTYA SEN
VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRUNG THÀNH

NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA AMARTYA SEN
VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số:62 22 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH. Lương Đình Hải

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ với đề tài “Những tư tưởng của
Amartya Sen và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam hiện nay” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, và được sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TSKH.
Lương Đình Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam. Những thông tin, số liệu và những nội dung được
trình bày trong Luận án này là hoàn toàn trung thực và chính xác.!
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2016
Tác giả

NGUYỄN TRUNG THÀNH


LỜI CẢM ƠN

Tác giả Luận án tiến sĩ với đề tài nghiên cứu“Những tư tưởng của
Amartya Sen và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam hiện nay”bày tỏ lời cảm ơn
chân thành đến người hướng dẫn khoa học PGS.TSKH. Lương Đình Hải –
Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam và các Thầy cô giáo trong Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện
giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này.!
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2016
Tác giả

NGUYỄN TRUNG THÀNH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ sở hình thành và phát triển
những tư tưởng của Amartya Sen ................................................................. 6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về những tư tưởng của Amartya Sen . 9
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của những tư tưởng của
Amartya Sen ................................................................................................ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................ 27
Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG TƯ
TƯỞNG CỦA AMARTYA SEN ................................................................. 29
2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội....................................................... 29
2.2. Tiền đề văn hóa và tư tưởng................................................................. 37
2.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Amartya Sen ......................................... 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................ 59
Chương 3: NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA AMARTYA SEN ....................... 61
3.1. Tư tưởng của Amartya Sen về cách tiếp cận năng lực trong phát triển
con người ..................................................................................................... 62
3.2. Tư tưởng của Amartya Sen về cách tiếp cận “phát triển là quyền tự do”
trong phát triển con người ........................................................................... 82
3.3. Tư tưởng của Amartya Sen về dân chủ trong phát triển con người ............ 92
3.4. Tư tưởng của Amartya Sen về bất bình đẳng giới và vai trò chủ thể của
phụ nữ trong phát triển con người............................................................... 97
3.5. Tư tưởng của Amartya Sen về nghèo khổ trong phát triển con
người ......................................................................................................... 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................... 118


Chương 4: Ý NGHĨA CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA AMARTYA SEN
....................................................................................................................... 120

4.1. Ý nghĩa của những tư tưởng của Amartya Sen đối với thế giới ............ 120
4.2. Ý nghĩa của những tư tưởng của Amartya Sen ở Việt Nam hiện nay
................................................................................................................... 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................... 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 152


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GDI

Chỉ số phát triển giới tính

GEM

Thước đo quyền lực theo giới tính

GNI

Tổng thu nhập quốc dân

HD

Phát triển con người


HDI

Chỉ số phát triển con người

HDR

Báo cáo phát triển con người

HPI

Chỉ số nghèo khả năng phát triển con người

IHDI

Chỉ số Phát triển con người điều chỉnh bất bình đẳng

MPI

Chỉ số nghèo đói đa chiều

NHDR

Báo cáo Phát triển con người quốc gia

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trọng tâm của quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới đã và
đang chuyển từ tăng trưởng kinh tế sang mục tiêu vì con người. Những năm
50 của thế kỉ XX, trước nạn đói nghèo nghiêm trọng, thế giới đã phải tập
trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng được
xem là một tiền đề tốt cho việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước và
nước ngoài để tiếp tục phát triển đất nước và nâng cao đời sống người dân.
Tuy nhiên, do quá tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nên ở một
chừng mực nào đó, các chính sách phát triển đã bỏ qua hoặc còn đánh giá
thấp vai trò của con người. Con người thường chỉ được nhìn nhận như một
nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế hơn là mục tiêu phát triển thật sự của tăng
trưởng kinh tế. Trong khi đó, mặc dù rất cần thiết, tăng trưởng kinh tế lại
không phải là điều kiện đủ cho sự phát triển toàn diện.
Với cách tiếp cận “coi con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động
lực của sự phát triển”, vào những năm 80 của thế kỷ XX, các học giả trên thế
giới đã hướng tới một xu hướng nghiên cứu mới về phát triển – đó là nghiên
cứu phát triển con người. Trong số các học giả này, người đạt giải Nobel về
Kinh tế học năm 1998 Amartya Sen được coi là một trong những người đầu
tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu phát triển con người với việc xây dựng
thành công bộ công cụ đo sự phát triển con người của các quốc gia – chỉ số
phát triển con người (HDI). Ông cũng là một trong những người có đóng góp
to lớn cho việc xây dựng Báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc ở
cấp độ toàn cầu từ năm 1990.
Những tư tưởng của Amartya Sen, trong đó nổi bật là tư tưởng về phát
triển con người, thông qua các Báo cáo Phát triển con người (HDR) của
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), đã có ảnh hưởng mạnh mẽ



2
và sâu rộng ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Với sự ra đời của Báo cáo Phát
triển con người năm 1990 của UNDP, vị trí, vai trò của con người trong tiến
trình phát triển đã được nhìn nhận thấu đáo hơn ở Việt Nam. Kể từ sau Đại
hội Đảng lần thứ VI, cùng với quan điểm phát triển con người của UNDP, các
kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vai trò của con người
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Báo cáo Phát triển con người năm 2015 của UNDP đã khẳng định, thế
giới ngày nay khác rất nhiều so với thế giới năm 1990, khi quan niệm về phát
triển con người và các chỉ số đo lường để đánh giá sự thịnh vượng của con
người mới ra đời. Kể từ đó đến nay, bức tranh phát triển đã thay đổi, các trung
tâm tăng trưởng kinh tế của thế giới đã dịch chuyển, các quá trình chuyển đổi
nhân khẩu học quan trọng đã trở thành hiện thực và một làn sóng các thách
thức phát triển mới đã và đang xuất hiện.
Trong các cuộc đàm luận về phát triển, quan niệm về phát triển con
người vẫn còn mang tính thời sự và được coi là thước đo sự thịnh vượng của
các quốc gia, thậm chí còn mang tính thời sự hơn trong bối cảnh thế giới ngày
nay. Với tất cả các tiến bộ công nghệ và kinh tế hiện có thì con người vẫn
không được hưởng lợi một cách bình đẳng từ các thành tựu phát triển, năng
lực và cơ hội của con người không phải lúc nào cũng được phát huy, an ninh
con người đang bị đe dọa, các quyền con người và quyền tự do không phải lúc
nào cũng được bảo vệ, vấn đề dân chủ vẫn chưa được đảm bảo ở nhiều nơi,
nghèo khổ vẫn tồn tại, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn là thách thức, và
những lựa chọn của thế hệ tương lai chưa được chú ý đúng mức. Bởi vậy
quan niệm về phát triển con người, tức là về mở rộng lựa chọn, tập trung vào
một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, sáng tạo và nhấn mạnh nhu cầu nâng
cao năng lực, kiến tạo cơ hội, đưa ra một khung phát triển mới với ý nghĩa
quan trọng trong đó con người là trung tâm của quá trình phát triển. Với tư



3
cách là thước đo sự thịnh vượng của con người, khung phát triển con người
vẫn cung cấp cái nhìn bao trùm nhất về tiến bộ con người, đồng thời đóng góp
vào quá trình hoạch định chính sách.
Mặc dù vậy, sau một phần tư thế kỷ, đã đến lúc cần nhìn nhận lại cả hai
khía cạnh là quan niệm và các cách thức đo lường. Quan niệm và các cách
thức đo lường phát triển con người cần được xem xét lại để đảm bảo phù hợp
với các thách thức hiện tại và thế giới tương lai. Góc độ nhận thức về phát
triển con người đòi hỏi phải có một cái nhìn mới để giải quyết các thách thức
đang nổi lên trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong mối
tương quan với Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030 và
các Mục tiêu phát triển bền vững mới.
Trong những năm gần đây, việc áp dụng những tư tưởng của Amartya
Sen ở Việt Nam đã có nhiều vấn đề đặt ra. Chúng ta cần có một cách nhìn
nhận khách quan, một sự đánh giá tổng thể về những tư tưởng của Amartya
Sen và ý nghĩa của những tư tưởng đó ở Việt Nam trong suốt thời gian vừa
qua để từ đó vạch ra những bước đi tiếp theo cho việc áp dụng những tư
tưởng đó ở Việt Nam trong thời gian tới.
Với những lí do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Những tư tưởng
của Amartya Sen và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Tư tưởng của Amartya Sen gồm nhiều nội dung
khác nhau, như: kinh tế, chính trị, xã hội và con người. Trong luận án này,
chúng tôi tập trung nghiên cứu những tư tưởng của Amartya Sen về phát triển
con người và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Những tư tưởng của Amartya Sen về phát triển
con người và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay.



4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những tư tưởng
của Amartya Sen về phát triển con người, từ đó rút ra ý nghĩa của những tư
tưởng đó ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất,trình bày cơ sở hình thành và phát triển những tư tưởng của
Amartya Sen về phát triển con người.
Thứ hai,phân tích những tư tưởng của Amartya Sen về phát triển con người.
Thứ ba, trình bày và đánh giá ý nghĩa của những tư tưởng của Amartya
Sen về phát triển con người đối với thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên nền tảng lý luận là các quan điểm của Chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam quan hệ giữa kinh tế và chính trị, phát triển xã hội và phát triển con
người.
Luận án được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp những tác
phẩm, công trình của Amartya Sen, đồng thời kế thừa có chọn lọc những công
trình nghiên cứu về Amartya Sen của các tác giả đi trước trên thế giới cũng
như ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp: Phân tích và tổng
hợp, lịch sử và logic, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa …
5. Những đóng góp mới của luận án:
Luận án bổ sung thêm ý kiến về cơ sở hình thành và phát triển những tư
tưởng của Amartya Sen, đặc biệt là những tư tưởng về phát triển con người.



5
Luận án phân tích làm rõ hơn những tư tưởng của Amartya Sen về phát
triển con người theo một hệ thống logic từ cách tiếp cận năng lực, cách tiếp
cận “phát triển là quyền tự do” đến các vấn đề thực tiễn liên quan phát triển
con người như dân chủ, bất bình đẳng giới và nghèo khổ.
Luận án làm nổi bật ý nghĩa của những tư tưởng của Amartya Sen đối
với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ khía cạnh tiến bộ, tích cực và khía cạnh
hạn chế của những tư tưởng của Amartya Sen về phát triển con người.
Luận án góp phần đánh giá ý nghĩa của những tư tưởng của Amartya
Sen về phát triển con người đối với thế giới và ở Việt Nam hiện nay
Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề phát triển con người, nghèo khổ, dân
chủ, công bằng, bất bình đẳng giới trong những năm tới.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở hình thành và phát triển những tư tưởng của Amartya
Sen
Chương 3. Những tư tưởng của Amartya Sen
Chương 4. Ý nghĩa của những tư tưởng của Amartya Sen


6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ sở hình thành và phát
triển những tư tưởng của Amartya Sen
Nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển những tư tưởng của Amartya

Sen, chúng tôi thấy rằng không có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt
về vấn đề này. Cơ sở hình thành và phát triển những tư tưởng của Amartya
Sen chỉ được bàn xen kẽ, sơ lược trong các công trình nghiên cứu cuộc đời, sự
nghiệp và tư tưởng của Amartya Sen. Có thể kể đến một số công trình ở nước
ngoài như sau:
Năm 1998 khi được nhận giải Nobel Kinh tế học, Amartya Sen đã viết
một bài tiểu sử bản thân và được đăng trên trang web chính thức của giải
thưởng Nobel1. Trong bài viết đó, Amartya Sen đã trình bày tiểu sử cuộc đời
qua những mốc thời gian và những địa điểm lịch sử quan trọng (Calcutta,
Cambridge, trường Đại học kinh tế Delhi, London, Oxford, Harvard, ...),
những sự chuyển biến chính về tư tưởng cho đến năm 1998 (căn tính và bạo
lực, triết học và kinh tế, từ lý thuyết lựa chọn xã hội đến bất bình đẳng và
nghèo khổ, nạn đói, ...).
Năm 2001, nhà báo David Barsamian đã tiến hành phỏng vấn Amartya
Sen trên đài Alternative Radio2 về những gì đã ảnh hưởng đến cuộc đời của
ông và những suy nghĩ của ông về các chủ đề như toàn cầu hóa, dân chủ, bình
đẳng giới. Trong bài phỏng vấn này, những cơ sở cho sự hình thành và phát
triển những tư tưởng của Amartya Sen cũng được chỉ ra, như: ảnh hưởng của
Rabindranath Tagore, thời thơ ấu ở Dhaka, nạn đói năm 1943 ở Bengal, dân
chủ ở Ấn Độ, phụ nữ và bình đẳng giới, toàn cầu hóa.

1

/> />
2


7
Trong lời mở đầu bài phỏng vấn Amartya Sen với tiêu đề Amartya Sen:
A More Human Theory of Development đăng trên trang web AsiaSociety.org

ngày 6 tháng 12 năm 2004, nhà báo Nermeen Shaikh đã khẳng định rằng quá
trình học tập ngay từ bé của Amartya Sen bị ảnh hưởng sâu sắc bởi người
sáng lập ngôi trường Santiniketan, Rabindranath Tagore3.
Năm 2007, Trong cuốn sách The Human Development Index: A
History, tác giả Elizabeth A. Stanton khẳng định Amartya Sen cùng với
Martha Nussbaum đã cùng đặt niềm tin vào sự khởi nguồn của cách tiếp cận
năng lực đối với sự hạnh phúc của con người dựa trên triết học của John
Rawls. Trong khi Rawls giới hạn phân tích của ông về phúc lợi xã hội ở
“những hàng hóa thiết yếu của xã hội” mà con người có lý trí cần hoặc mong
muốn, và “những quyền tự do tiêu cực” có liên quan đến việc thiếu hụt sự can
thiệp, thì Sen và Nussbaum đã mở rộng trên cơ sở này bao gồm cả “những
quyền tự do tích cực”, như tự do không bị rằng buộc bởi nghèo khổ hoặc thiếu
sự giáo dục [127].
Cuốn sách Amartya Sen: A Biography của tác giả Richa Saxena xuất
bản năm 2011 trình bày tiểu sử cuộc đời Amartya Sen dưới dạng tiểu thuyết.
Cuốn sách “với đầy những hình ảnh sống động từ những chọn lọc mang tính
cá nhân của Amartya Sen” đã đưa người đọc trải nghiệm từng giai đoạn của
cuộc đời Amartya Sen từ năm 1933 đến khi ông được nhận giải Nobel Kinh tế
học năm 1998. Tình hình Ấn Độ liên quan đến cuộc đời Amartya Sen (đặc
biệt là nạn đói lớn xảy ra ở Bengal năm 1943), những con người có ảnh
hưởng đến ông phần nào đã được kể đến. Những tư tưởng của Amartya Sen
được đề cập đến trong cuốn sách này là lý thuyết lựa chọn xã hội, bất bình
đẳng giới, dân chủ. Tuy nhiên tư tưởng về phát triển con người ít được đề cập
tới trong cuốn sách này [80].
3

/>

8
Trong bài viết giới thiệu về Amartya Sen thuộc loạt bài Ideological

Profiles of the Economics Laureates đăng trên tạp chí Econ Journal Watch số
10(3) tháng 9 năm 2013, tác giả Jason Briggeman đã khái quát lịch sử chuyển
biến tư tưởng của Amartya Sen qua từng giai đoạn [62, tr.604-616]. Tác giả
bài viết đã khẳng định, sau thời gian học tập tại Ấn Độ và Anh, Amartya Sen
đã bắt đầu một sự nghiệp lẫy lừng và trở nên nổi tiếng với những nghiên cứu
trong lĩnh vực lý thuyết lựa chọn xã hội, triết học chính trị và kinh tế phát
triển. Sen đã nghiên cứu mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế phát triển với những
điều tra về nghèo khổ, nạn đói và bất bình đẳng giới. Là một nhà triết học
chính trị, Sen đầy sáng tạo và thách thức. Tác giả bài viết cho rằng, Amartya
Sen, với tinh thần mạnh mẽ và đầy nhân đạo, đã kiên quyết giải quyết các vấn
đề quan trọng nhất và mang tài năng của ông tập trung vào những mối quan
tâm thiết thực.
Năm 2014, trong cuốn sách Philosophical Premises for African
Economic Development: Sen’s Capability Approach, tác giả Symphorien
Ntibagirirwa đã giới thiệu các lý thuyết kinh tế đóng vai trò là cơ sở, nền tảng
cho phát triển kinh tế của châu Phi. Ở mục “Phần 7. Những tiền đề triết học
cho sự phát triển kinh tế của châu Phi”, tác giả cuốn sách đã khẳng định cách
tiếp cận năng lực của Amartya Sen xuất hiện như một câu trả lời đối với các
cách tiếp cận đi trước được sử dụng để xác định và đo lường sự phát triển
kinh tế cũng như mô hình tăng trưởng kinh tế, và các phương pháp được sử
dụng để đánh giá sự bình đẳng về cơ hội cũng như sự bất bình đẳng. Nhưng
cơ bản hơn, Sen đã phát triển cách tiếp cận năng lực để giải quyết những hạn
chế của thuyết vị lợi, cũng như các giới hạn của lý thuyết về công bằng của
John Rawls - lý thuyết đã đưa ra ưu tiên đối với quyền tự do và nhấn mạnh sự
phân bố của các mặt hàng thiết yếu (thu nhập, tài sản và cơ hội). Tác giả cuốn
sách khẳng định, đối với Amartya Sen, những khung lý thuyết này là không


9
đủ toàn diện để giải thích cho tất cả các tiềm năng và khả năng của con người.

Vì vậy, Amartya Sen đề nghị sự phát triển cần được xác định và đánh giá
dưới dạng chủ thể và việc mở rộng của các quyền tự do thực sự [các năng lực]
mà mọi người có được [72, tr.284].
Cuộc đời, sự nghiệp, giải thưởng và các công trình lớn của Amartya
Sen cũng được giới thiệu khái quát trên trang web của các trường đại học lớn
ở Anh như đại học Cambridge, đại học Kinh tế London, đại học Oxford, ...; ở
Mỹ như đại học Harvard, đại học Thomas W. Lamont, ...; ở Ấn Độ như đại
học Jadavpur, đại học kinh tế Dehli, đại học Nalanda, ... Các tờ báo điện tử
lớn trên thế giới cũng có những bài giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và các tư
tưởng của Amartya Sen như BBC News ( The
Guardian ( ...
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu về
những cơ sở hình thành và phát triển những tư tưởng của Amartya Sen. Các
công trình có đề cập đến Amartya Sen chỉ tập trung vào việc phân tích những
quan điểm, tư tưởng riêng lẻ của ông về phát triển con người.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về những tư tưởng của
Amartya Sen
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về những tư tưởng của Amartya Sen ở
nước ngoài
Amartya Sen là một nhà kinh tế học, triết học nổi tiếng không chỉ ở Ấn
Độ mà trên toàn thế giới, vì vậy những tư tưởng của ông được rất nhiều các
nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu, đánh giá.
Năm 2001, trong Phần giới thiệu của cuốn sách Women and human
development: The capabilities approach, tác giả Martha C. Nussbaum, người
cộng sự cùng với Amartya Sen trong những nghiên cứu về cách tiếp cận năng
lực, đã khái quát lịch sử về cách tiếp cận năng lực và tư tưởng của Amartya


10
Sen về cách tiếp cận năng lực trong sự so sánh với chính những tư tưởng của

bà. Trong mục III với tiêu đề Cách tiếp cận năng lực: Sen và Nussbaum, tác
giả cuốn sách đã mô tả về cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen cũng như
chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau so với cách tiếp cận năng lực của
bà. Nussbaumm khẳng định “một cách tiếp cận dựa trên chức năng và năng
lực đã được khai phá, mở đường trong kinh tế phát triển bởi Amartya Sen”
[73, tr.11] và cách nhìn của bà về cách tiếp cận này bắt nguồn từ một giai
đoạn hợp tác cùng với Sen tại Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới từ
năm 1986 khi cả hai người nhận thấy được sự tương đồng đáng kinh ngạc về
ý tưởng sau một số năm theo đuổi trong kinh tế học.
Năm 2001, nhóm tác giả M. A. Verkerk; J. J. V. Busschbach, E. D.
Karssing có một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu chất lượng cuộc
sống, tập 10, số 1, với tiêu đề Health Related Quality of Life Research and the
Capability Approach of AmartyaSen. Bài viết này cung cấp một sự giới thiệu
về ý tưởng của Amartya Sen cho các nhà nghiên cứu, những người muốn đi
xa hơn so với khuôn khổ truyền thống của việc đo lường chất lượng cuộc
sống liên quan đến sức khỏe. Theo đó, cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen
cung cấp một khái niệm mô tả góp phần vào nhận thức tốt hơn về những vấn đề
này. Như vậy, bài viết đánh giá rất cao vai trò của cách tiếp cận năng lực của
Amartya Sen đối với việc nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe [130].
Năm 2002, tác giả Douglas A Hicks, với bài báo Gender,
Discrimination, and Capability: Insights from Amartya Sentập trung xem xét
những tác phẩm của nhà kinh tế, triết học Amartya Sen như một nguồn tài
nguyên tiềm năng trong nỗ lực của nhà đạo đức học tôn giáo để phân tích sự
phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và phụ nữ và để giải quyết hạnh phúc và
năng lực hành động của họ. Khắc họa những bàn luận của Amartya Sen về


11
“phụ nữ” và “giới tính và phát triển con người”, bài viết tìm hiểu xem phương

pháp Amartya Sen sử dụng để phân tích kinh nghiệm hướng đến những mục
tiêu có tính quy phạm. Những mục tiêu đó mở rộng năng lực của trẻ em gái và
phụ nữ để thực hiện các chức năng trong mọi khía cạnh xã hội của họ. Nó kết
thúc với một cuộc tranh luận về những con đường để thu hút công trình của
Amartya Sen trong phạm vi đạo đức tôn giáo [67].
Cũng vào năm 2008, trong công trình nghiên cứu The Concept of
Human Development: A Comparative Study of Amartya Sen and Martha
Nussbaum, tác giả Christopher Ryan B. Maboloc đã tiến hành phân tích khái
niệm phát triển con người trong cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen và
tiến hành so sánh với quan điểm của Martha Nussbaum. Công trình này phân
tích khá đầy đủ về cách tiếp cận năng lực và những chỉ trích đối với cách tiếp
cận này [70].
Năm 2009, bài viết The Human Development and Capability
Approachcủa hai tác giả Sabina Alkire and Séverine Deneulin trong cuốn
sách An Introduction to the Human Development and Capability Approach đã
giới thiệu những khái niệm và nguyên lý quan trọng của phát triển con người
và cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen, đồng thời chỉ ra những đóng góp
của cách tiếp cận này đối với tư tưởng và chính sách phát triển.
Cũng trong năm 2009, trong bài viết Amartya Sen's Development as
Freedom: Ten Years Later đăng trên tạp chí Policy & Practice: A
Development Education Review, tác giả O'Hearn đã trình bày những tư tưởng
được Amartya Sen trình bày trong cuốn sách Phát triển là quyền tự do và
những thay đổi sau 10 năm.
Năm 2010, trong công trình Amartya Sen's Theory of Poverty, tác giả
Mubashshir Sarshar đã rất công phu trong việc giới thiệu kết quả nghiên cứu
đối với lý thuyết của Amartya Sen về nghèo khổ ở các khía cạnh: khái


12
niệm của Amartya Sen về nghèo khổ, quan hệ giữa cách tiếp cận năng lực

của Amartya Sen với các tiếp cận nghèo khổ thuần túy và tương đối, việc
đo lường nghèo khổ bởi các tổ chức trong mối quan hệ với lý thuyết của
Amartya Sen [79].
Năm 2013, công trình Development of humanityđược tác giả Roline
Schaink thực hiện rất công phu bao gồm 5 chương chính, trong đó chương 1
và chương 2 được dành để trình bày về chỉ số phát triển con người HDI, cách
tiếp cận năng lực của Amartya Sen, mối quan hệ giữa HDI và cách tiếp cận
năng lực của Amartya Sen. Những nét chính yếu của cách tiếp cận năng lực
của Amartya Sen được tác giả giới thiệu nhằm làm rõ hơn chỉ số phát triển
con người HDI vì với tác giả công trình: “cách tiếp cận năng lực của Sen đã
được sử dụng như một khung khái niệm của HDI” [81, tr.10]
Nhìn chung, trên thế giới, Amartya Sen là một học giả được nhiều
người nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về Amartya Sen chủ yếu tập
trung đi sâu vào một tư tưởng nào đó của Amartya Sen, đặc biệt là tư tưởng
của ông về cách tiếp cận năng lực, cách tiếp cận phát triển, nạn đói, nghèo
khổ, dân chủ và bất bình đẳng giới.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về những tư tưởng của Amartya Sen ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay có một số công trình nghiên cứu có bàn tới
những tư tưởng của Amartya Sen nhưng chủ yếu tiếp cận ở khía cạnh những
tư tưởng về phát triển con người và mang tính chất giới thiệu. Những tư
tưởng của Amartya Sen bị bó hẹp trong các báo cáo phát triển con người
cũng như các công trình có liên quan đến vấn đề phát triển con người và chỉ
số phát triển con người.
Năm 1999, trong cuốn sách Phát triển con người - từ quan niệm đến
chiến lược và hành động[52], hai tác giả Keith Griffin và Terry Mckinley với


13
bài viết “Hướng tới một chiến lược phát triển con người” đã giới thiệu với

đông đảo bạn đọc các khái niệm cơ bản về phát triển con người. Chuyên khảo
này đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo để các chuyên gia phát triển và các nhà
hoạch định chính sách quốc gia, các tư vấn quốc tế sử dụng trong việc xây
dựng các chiến lược phát triển trong đó ưu tiên phát triển con người. Trong
cách tiếp cận “phát triển là quyền tự do” của Amartya Sen, “việc mở rộng các
quyền tự do được coi là: (1) mục đích cơ bản và (2) phương tiện chủ yếu của
sự phát triển” [44, tr.48]. Trên cơ sở tư tưởng này của Amartya Sen, hai tác
giả bài viết, trong phần “I. Các đặc điểm cơ bản của chiến lược phát triển con
người”, đã mở rộng tư tưởng của Amartya Sen về “Phát triển như là sự mở
rộng năng lực” và khẳng định “Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của
phát triển kinh tế. Nó cũng là một phương tiện – được coi là phương tiện tốt
nhất – để thúc đẩy sự phát triển” [52, tr.48]. Các tư tưởng của Amartya Sen về
phát triển, năng lực, nghèo khổ và nạn đói, việc làm và an ninh kinh tế được
Keith Griffin và Terry Mckinley kế thừa và vận dụng trong việc phân tích các
khía cạnh khác nhau của chiến lược phát triển con người. Trong phần chú
thích cho nội dung của bài viết, hai tác giả đã khẳng định “sự bàn luận của
chúng tôi về phát triển con người và an ninh kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của
tác phẩm: “An ninh xã hội trong các nước đang phát triển” do Ehtisham
Ahmad, Jean Drèze và Amartya Sen biên soạn” [52, tr.119].
Năm 2008, trong cuốn sách “Nghiên cứu chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam”, nhóm tác giả do PGS.TS Đặng Quốc Bảo chủ biên có
khẳng định tư tưởng của Amartya Sen: Sự quan tâm đến phát triển con người
không có gì mới trong kinh tế học. Thực tế, như đã được đề cập trong Báo
cáo phát triển con người đầu tiên (UNDP 1990), mối quan tâm này đã được
đề cập chính thức trong các công trình của những người sáng lập môn kinh tế


14
học định lượng (William Petty, Francois Quesnay, …) và những người đi tiên
phong về kinh tế học chính trị (Adam Smith, David Ricardo, Karl Marx, …).

Cũng trong cuốn sách này, nhóm tác giả đã giới thiệu qua về sự hình
thành chỉ số HDI với công lao thiết kế của Amartya Sen với hy vọng HDI là
một thước đo bổ sung cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giúp cho các nhà
quản lý và người dân cùng quan tâm đến một số khía cạnh cơ bản trong số
phận của họ và số phận cộng đồng mà họ là thành viên. Nhóm tác giả đã kết
luận rằng “với thực tiễn đổi mới trong xây dựng đất nước, từ năm 1990,
chúng ta đã nhanh chóng hòa đồng vào lòng tư duy của nhân loại, về phạm trù
phát triển con người và chỉ số phát triển con người HDI” [2].
Trong bài báo Tiếp cận năng lực trong phát triển con người đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 6 năm 2008, tác giả Phạm Thành Nghị đã
“trình bày nội dung của tiếp cận năng lực trong phát triển con người đã được
Amartya Sen (1989) đề xuất và những liên hệ cụ thể trong lĩnh vực giáo dục”
[36, tr.10]. Tác giả bài báo đã khái quát nguồn gốc của quan niệm tiếp cận
năng lực, quan niệm tăng cường năng lực là mở rộng tự do và vấn đề thực
hiện tiếp cận năng lực. Tác giả bài báo khẳng định tiếp cận năng lực của
Amartya Sen cho phép xem xét sự phát triển con người một cách đầy đủ và
sâu sắc.
Cuối năm 2008, trong đề tài “Tình hình nghiên cứu phát triển con
người đến năm 2007” do ThS. Nguyễn Hồng Anh, Viện Nghiên cứu Con
người, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam làm chủ biên có khẳng định:
“Với cách tiếp cận “coi con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực
của phát triển”, vào những năm 80 của thế kỷ XX, các học giả trên thế giới đã
hướng tới xu hướng nghiên cứu mới về phát triển – đó là nghiên cứu phát
triển con người. Trong số các học giả này, kinh tế gia Pakistan Mahbub Ul
Haq và kinh tế gia Ấn Độ Amartya Sen được coi là những người đầu tiên đặt nền


15
móng cho nghiên cứu phát triển con người. Hai nhà kinh tế này cũng là những
người có đóng góp to lớn cho việc xây dựng Báo cáo phát triển con người của

Liên hợp quốc ở cấp độ toàn cầu từ năm 1990” [1, tr.1].
Trong đề tài, các tác giả đã trình bày khái quát quan điểm phát triển con
người của Amartya Sen. Đề tài phân tích quan điểm chủ yếu của Amartya
Sen về năng lực của con người, về tự do, về cách tiếp cận năng lực và vận
dụng cách tiếp cận năng lực trong các nghiên cứu phát triển con người.
Có thể thấy rằng những nghiên cứu về Amartya Sen trong đề tài này
mới chỉ khái quát một số khía cạnh trong quan niệm của Amartya Sen về phát
triển con người chứ chưa nghiên cứu, trình bày một cách đầy đủ và hệ thống.
Nhưng những gì mà đề tài nghiên cứu, phân tích cũng rất có ích, là cơ sở dữ
liệu quan trọng cho tác giả luận án tiếp cận và phát triển vấn đề [1].
Tháng 3 năm 2011, trong Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ:“Một số vấn
đề cơ bản về phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” do
PGS.TS Mai Quỳnh Nam làm chủ nhiệm đề tài, khi bàn đến một số cơ sở lý
luận về phát triển con người, các tác giả có nhấn mạnh đến cách tiếp cận
phát triển con người được khởi xướng từ cách tiếp cận năng lực của
Amartya Sen. Báo cáo đã phân tích một số tư tưởng, quan điểm của Amartya
Sen liên quan đến vấn đề phát triển con người, như: quan điểm cách tiếp cận
năng lực, quan niệm về năng lực, quan điểm tăng cường năng lực là mở rộng
tự do, quan niệm về tự do.
Ngày 08/11/2013 tại Hà Nội, trong bài phát biểu tại Hội nghị thường
niên 2013 của Văn phòng đại diện Chương trình Liên hợp quốc khu vực châu
Á-Thái Bình Dương, bà Helen Clark – Tổng giám đốc chương trình phát triển
Liên hợp quốc (UNDP) đã khẳng định rằng khái niệm phát triển con người
của nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel Amartya Sen và Mahbub Ul Haq bao gồm
sự mở rộng, tăng cường khả năng lựa chọn và năng lực của người dân. Điều


16
này đòi hỏi hệ thống công luận và quy trình chính trị phải có sự tham gia của
công dân và phản ánh những nhu cầu và nguyện vọng của họ. Những hệ

thống như vậy gắn liền với sự ổn định và ngược lại, nếu không có sự tham gia
của công dân vào hệ thống thì các chính phủ có thể có nguy cơ đánh mất tính
chính danh của mình.
Ngoài các công trình nói trên, hiện nay chưa có công trình chuyên khảo
riêng biệt nghiên cứu về những tư tưởng của Amartya Sen và ý nghĩa của
chúng đối với Việt Nam hiện nay một cách có hệ thống. Đa phần là các bài
báo tiếp cận ở một tư tưởng hay một cuốn sách cụ thể.
Trong bài báo “Phát triển con người qua phân tích quan điểm “phát
triển là quyền tự do” của Amartya Sen” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con
người, số 5, năm 2008, tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc đã thể hiện những quan
điểm của mình về cuốn sách “Phát triển là quyền tự do” – một cuốn sách nổi
tiếng của Amatya Sen nhìn từ góc độ phát triển con người. Bài viết cũng đề
cập tới những quan điểm về tự do đã có trước quan điểm “phát triển là quyền
tự do” của Amartya Sen như là những tiền đề cho lý thuyết của ông. Đi sâu
vào phân tích quan điểm của Amartya Sen, tác giả tập trung vào việc làm rõ
các loại quyền tự do với tư cách là phương tiện của phát triển của con người
và lý giải về mối quan hệ của chúng [37].
Trên Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 năm 2010, dựa vào các nghiên
cứu về phát triển con người trên thế giới, tác giả Vũ Thị Thanh khẳng định
cách tiếp cận phát triển con người đầu tiên được bắt nguồn từ cách tiếp cận
năng lực của Amatya Sen, mà trong cách tiếp cận năng lực thì phải kể đến ba
nội dung được quan tâm đó là sự vận hành chức năng, năng lực, tính chủ thể.
Trong bài báo, tác giả cũng khái quát về cách tiếp cận năng lực, cách tiếp cận
phát triển con người của Amartya Sen. Tuy nhiên bài báo mới dừng lại ở mức
độ giới thiệu, khái quát ý chính chứ chưa đi sâu vào từng nội dung [47].


17
Năm 2012, trên phiên bản điện tử của Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Thời
báo Kinh tế Sài Gòn Online), tác giả Trần Hữu Dũng có một bài viết giới

thiệu những nét khái quát về Amartya Sen, về sự phát triển những tư tưởng
kinh tế của Amartya Sen với tiêu đề “Lương tâm kinh tế”. Tác giả bài báo đã
trình bày quá trình biến chuyển của tư tưởng kinh tế của Amartya Sen qua các
thời kỳ với xuất phát đồng cảm trọn đời của Amartya Sen đối với những
người thấp cổ bé họng, bị thiếu thốn, bệnh tật, đớn đau, ... Theo Trần Hữu
Dũng, ở Amartya Sen, ta thấy một trí thức mà cuộc sống luôn hướng về hạnh
phúc và khổ đau của đồng loại, ông rất gần gũi với những âu lo căn bản nhất
của con người. Ông là một “trí thức công” đúng nghĩa, với những suy nghĩ
cặn kẽ về nhiều vấn đề, ở nhiều kĩnh vực – từ kinh tế, xã hội, triết học, đến
những tranh chấp chủng tộc, hạt nhân. Tuy nhiên tác giả Trần Hữu Dũng
trong khuôn khổ một bài báo chưa phân tích được sâu, bao quát và hệ thống
tất cả quá trình chuyển biến tư tưởng của Amartya Sen và cũng mới chỉ tập
trung ở những chuyển biến về tư tưởng kinh tế [6].
Năm 2014, trong bài báo Phát triển con người trên thế giới: khái niệm
và đo lường đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 1(70) 2014, tác giả
Nguyễn Thị Lê, khi đi trình bày Triết lí của phát triển con người từ cách tiếp
cận năng lực, đã giới thiệu rất khái quát về Amartya Sen và cách tiếp cận
năng lực của ông.
Năm 2015, Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ
đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016 –
2020 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có đề cập đến quan điểm của
Amartya Sen về nghèo khổ và cách tiếp cận năng lực trong đo lường nghèo
khổ ở Việt Nam. Đề án khẳng định: “Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế
học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế): để tồn tại, con người cần có những nhu


18
cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi
là đang sống trong nghèo nàn” [3, tr.14].
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hầu như tập trung

vào việc giới thiệu khái quát những tư tưởng của Amartya Sen về phát triển
con người là chủ yếu. Các tác giả đều quan niệm những tư tưởng của Amartya
Sen có vai trò to lớn trong việc xây dựng báo cáo phát triển con người và bộ
công cụ HDI, tuy nhiên chưa phải là đầy đủ hoàn toàn, nhất là trong xu thế
toàn cầu hoá, thế giới chuyển mình liên tục. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu
sâu và có hệ thống những tư tưởng cốt lõi của Amartya Sen để bổ sung, hoàn
thiện hơn nữa phục vụ cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam và xây
dựng đất nước. Những công trình ở trên sẽ là những nguồn tư liệu hữu ích
giúp tác giả tiếp tục kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu hệ thống
những tư tưởng của Amartya Sen và ý nghĩa của chúng ở Việt Nam hiện nay.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của những tư
tưởng của Amartya Sen
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của những tư tưởng của
Amartya Sen trên thế giới
Những tư tưởng của Amartya Sen từ khi ra đời có ý nghĩa, đóng góp và
ảnh hưởng to lớn đối với thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và phần
nào đó là Việt Nam. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Năm 2001, trong công trình Economic Theory, Freedom and Human
Rights: The Work of Amartya Sen, Viện nghiên cứu phát triển hải ngoại
(Overseas Development Institute) của nước Anh đã khẳng định ý nghĩa, ảnh
hưởng, đóng góp to lớn của các công trình nghiên cứu của Amartya Sen. Viện
nghiên cứu cho rằng “các công trình nghiên cứu của Amartya Sen đã góp
phần cho những sự thay đổi mô hình quan trọng trong kinh tế và phát triển –
từ cách tiếp cận chỉ tập trung vào thu nhập, tăng trưởng và hữu ích đến một sự


×