Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận môn kinh tế quốc tế ngân hàng phát triển châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.54 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
“ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á ”
Giảng viên bộ môn: Phan Thị Thanh Huyền
Nhóm thực hiện: Nhóm 14
Thành viên trong nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Cao Hoàng Hà - QLĐT5
Vũ Thị Huyền - KHPT5A
Trịnh Huy Tùng - QLĐT5
Nguyễn Thị Như - TCC5B
Trần Phương Thảo - QHPT5
Khương Thị Huyền Trang - QLĐT5

Hà Nội, tháng 11 năm 2016


MỤC LỤC

BẢNG VIẾT TẮT
ADB
ADF


AFD
GMS
OCR
ODA

Ngân hàng phát triển Châu Á
Nguồn vốn đặc biệt
Cơ quan phát triển Pháp
Chương trình hợp tác kinh tế thiểu vùng Mêkông mở rộng
Nguồn vốn thông thường
Nguồn viện trợ phát triển chính thức

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ
Biểu đồ 2: Các khoản cho Việt Nam vay của ADB.............................................5
Biểu đồ 1: Vốn ADB phê duyệt và giài ngân trong 10 năm qua cho châu Á......7
Hình
Hình 1: ADB hỗ trợ đầu tư cho các ngành năng lượng, giao thông và nước sạch tại
Việt Nam..............................................................................................................8
Hình 2: ADB hỗ trợ đầu tư cho ngành giáo dục tại Việt Nam.............................9
Hình 3: Lũy kế tài trợ không cần bảo lãnh theo hình thức tài trợ của ADB cho Việt
Nam.....................................................................................................................10


LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI được dự đoán là thế kỷ của châu Á với những sự phát triển vượt
bậc về kinh tế trong thập kỷ qua của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển thần kỳ của
Hoa kỳ và Nhật Bản, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc cùng với sự tăng
trưởng của các nền kinh tế khác.
Mặc dù vậy nền kinh tế của châu Á vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách,

vẫn còn nhiều nước yếu kém và đang phát triển, kinh tế còn nhiều khó khăn, cuộc
sống của nhiều người dân chưa được đảm bảo. Tỷ lệ người nghèo ở châu Á vẫn còn
tương đối cao so với thế giới. Và có thể nói vẫn đề lớn nhất là vấn đề mà các nền
kinh tế châu Á đang gặp phải là vấn đề nguồn vốn, chính vấn đề này đang kìm hãm
sự phát triển của châu Á là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vấn đề tiêu cực khác
của nền kinh tế. Các chính phủ thiếu một lượng vốn lớn để thực hiện các dự án đầu
tư phát triển như đầu tư về y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng, giao
thông, máy móc thiết bị trong nền kinh tế của đất nước mình. Từ đó kéo theo nhiều
vấn đề liên quán như thất nghiệp, chất lượng cuộc sống thấp, tệ nạn xã hội…
Trước tình hình đó , năm 1996 ngân hàng phát triển châu Á ra đời nhằm giúp
các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Từ khi ra đời đến nay
Ngân hàng phát triển châu Á vẫn luôn thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của
mình nhằm giúp các nước châu Á các khoản tín dụng và hỗ trợ để tăng trưởng kinh
tế.

3


1.

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
Giới thiệu khái quát về ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Ngân hàng phát triển Châu Á ( The Asian Development Bank – ADB ) là một
thể chế tài chính đa phương, cung cấp các khoản tín dụng toàn diện hỗ trợ kỹ thuật,
đầu tư cổ phần, cho vay và bảo lãnh,... Phát triển kinh tế - xã hội. ADB được thành
lập vào năm 1966, chính thức hoạt động 19/12/1966, trụ sở chính được đặt tại
Manila– Philipin và chủ tịch là ông Hanihiko Kurodal – Nhật Bản. Kể từ ngày
thành lập, ADB luôn luôn nỗ lực thực hiện mục tiêu kinh doanh chính là hỗ trợ các
quốc gia Châu Á xoá đói giảm nghèo như cải thiện y tế, kiểm soát bệnh dịch xuyên

biên giới, giáo dục chuyên nghiệp.
Với 67 thành viên bao gồm 48 nước trong khu vực Châu Á , Thái Bình Dương
và 19 nước ở các nơi khác trên khắp toàn cầu. Hằng năm, ADB cung cấp các khoản
tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật lần lượt vào khoảng 6 tỉ và 180 triệu USD nhằm giúp
các nước Châu Á xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của ADB từ năm 1966.
2. Chức năng của ADB
Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không tự
nhiên không có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng
trưởng bền vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi vẫn đảm bảo một sự
phát triển thân thiện với thị trường;
Phát triển xã hội: giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu những
rủi ro trong quá trình phát triển kinh tế;
Quản lý kinh tế tốt: thực hiện các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm,
có sự tham gia, có khả năng dự đoán, và minh bạch, chống tham nhũng.
3. Mục tiêu hoạt động của ADB
Bảo vệ môi trường: người nghèo ở Châu Á thường bị buộc phải sống ở những
khu vực có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi
trường;
Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ phát
triển là một biện pháp xóa nghèo;
Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính
sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước
và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư nhân và thể chế
tài chính tư nhân;
4


Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa
các chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương

mại và đầu tư,....
4. Các quốc gia thành viên và cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc
do mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Đến lượt nó ban Thống đốc lại
tự bầu ra trong số họ 12 thành viên của Ban Giám đốc và các cấp phó của họ. 8
trong số 12 thành viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực (các quốc gia
châu Á - Thái Bình Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực.
Ban Thống đốc còn bầu ra chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám
đốc và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một nhiệm kì
kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật Bản là một
trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ tịch của ADB đã luôn là
người Nhật. Chủ tịch đương nhiệm của ADB là Haruhiko Kuroda.
Các thành viên
• Năm 1966: có 31 quốc gia. Trong đó có Việt Nam: lúc gia nhập có tên là Việt Nam
Cộng Hòa sau đó là Việt Nam kế thừa
• Từ năm 1966 – 2000: có thêm 27 quốc gia
• Từ năm 2000-2007: có thêm 9 quốc gia
Tính đến năm 2007: có 67 quốc gia thành viên
5. Nguồn vốn vay của ADB
Nguồn vốn đặc biệt (ADF) chủ yếu là vốn do các nước hội viên đóng góp.
Nguồn ADF là nguồn cho vay ưu đãi của ADB với điều kiện vay là 32 năm (bao
gồm 8 năm ân hạn), lãi suất 1%/năm trong thời gian ân hạn và 1,5% sau đó.
Nguồn vốn thông thường (OCR) chủ yếu là vốn ADB huy động từ thị trường
vốn quốc tế và một phần vốn góp của các nước hội viên. Điều kiện vay từ OCR là
25 năm (bao gồm 5 năm ân hạn), phí cam kết là 0,75%/năm, lãi suất là LIBOR
(London Interbank Offerring Rate: lãi suất vay liên ngân hàng) cộng với một khoản
phí chênh lệch của ADB.
Theo tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm 2 loại:
cho vay ưu đãi từ ADF và cho vay theo lãi suất thị trường từ OCR. Căn cứ vào tiêu
chí thu nhập và khả năng trả nợ, các nước hội viên vay vốn của ADB được phân

thành các nhóm từ A đến C để xác định hình thức vay, trong đó:
• Nhóm A: gồm các nước chỉ vay từ ADF.
• Nhóm B1: gồm các nước vay phần lớn từ ADF và một phần từ OCR.
5


Nhóm B2: gồm các nước vay phần lớn từ OCR và một phần từ ADF.
• Nhóm C: gồm các nước chỉ vay từ OCR.


 Việt nam hiện nay đang thuộc nhóm B1.

PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA ADB ĐẾN KHU VỰC
ADB có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các nước trong khu vực như: hỗ trợ
hoạt động tài chính, hỗ trợ phát triển ngành điện, năng lượng sạch và giao thông,
ADB luôn luôn nỗ lực thực hiện mục tiêu kinh doanh chính là hỗ trợ các quốc gia
Châu Á xoá đói giảm nghèo như cải thiện y tế, kiểm soát bệnh dịch xuyên biên
giới, giáo dục chuyên nghiệp,...
1. Hỗ trợ tài chính giúp các nước xóa đói giảm nghèo







Các dự án hỗ trợ tài chính cho các quốc gia thành viên thực hiện các chương trình
thương mại và xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả hơn.
Năm 2008, ngân hàng đã huy động được khoản viện trợ trị giá 11,3 tỷ USD cho

quỹ phát triển để giúp các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối phó với
nạn nghèo đói.
Năm 2009, ADB cho Indonesia vay 1 tỷ USD để giúp chính phủ nước này tăng khả
năng khắc phục tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Năm 2012, ADB đã dành 12,4 tỷ USD để hỗ trợ cho các chương trình và dự án xóa
đói giảm nghèo của các nước Châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2013-2016
Năm 2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản tài trợ 27,15 tỷ
USD, cao nhất từ trước đến nay cho các nước châu Á để phục vụ nhu cầu phát
triển. Trong đó, các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho khu vực nhà nước
(Chính phủ) và ngoài nhà nước (chủ yếu là khu vực tư nhân) của ADB đạt kỷ lục
16,6 tỷ USD - tăng 23% so với năm 2014. Hỗ trợ kỹ thuật đạt 144 triệu USD, vốn
đồng tài trợ cũng tăng 13% lên mức cao nhất từ trước tới nay là 10,43 tỷ USD trong
năm 2015.

6


Biểu đồ 1: Vốn ADB phê duyệt và giài ngân trong 10 năm qua cho châu Á
Tổng vốn giải ngân các khoản vay và viện trợ không hoàn lại của ADB đạt mức
12,3 tỷ USD trong năm 2015, tăng 21% so với năm 2014. Con số phê duyệt cho
khu vực ngoài nhà nước có bước tiến lớn, từ 1,92 tỷ USD năm 2014 lên 2,63 tỷ
USD vào năm 2015 và phân bổ nhiều hơn cho các quốc gia nghèo. Nhằm thúc đẩy
các giao dịch nhỏ cho khu vực ngoài nhà nước, ADB áp dụng quy trình phê duyệt
nhanh, đồng thời mở rộng cho vay bằng đồng nội tệ đối với khu vực tư nhân và
tăng cường phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ.
2. Hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

ADB đầu tư cho ngành giao thông
• Năm 2011, ABD hỗ trợ các nước khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng- GMS
(Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) - xây dựng cơ sở

hạ tầng, hệ thống giao thông đặc biệt là trong lĩnh vực truyền tải điện và năng
lượng sạch.
• Tính đến tháng 6/2014, GMS đã thực hiện được 75 dự án đầu tư với tổng chi phí
khoảng 16 tỷ USD, trong đó có các dự án xây dựng giao thông, cải tạo sân bay và
đường sắt trong tiểu vùng, các dự án thủy điện để cung cấp điện xuyên biên giới,
phát triển cơ sở hạ tầng du lịch...
• Năm 2012, ADB dự báo đến 2030 Châu Á sẽ chiếm ½ phương tiện xe cơ giớ toàn
cầu. Điều đó sẽ góp phần đẩy mức độ ô nhiễm tại các thành phố Châu Á lên mức
cao nhất thế giới. Do đó ADB sẽ dành các khoản vay 3 tỷ USD mỗi năm cho phát
triển giao thông tại nhiều nước Châu Á( tàu điện ngầm tại Việt Nam)
2.1.

7


2.2.

ADB hỗ trợ phát triển ngành điện tại châu Á

ADB đầu tư cho nhiều dự án thủy điện tại Bhutan,Trung Quốc và Việt Nam
• Năm 2012 hỗ trợ vốn đầu tư 825 triệu USD cho các hệ thống truyền tải điện năng ở
Ấn Độ


2.3.

ADB hỗ trợ phát triển cho năng lượng sạch tại Châu Á

Năm 2010, ADB đã đầu tư 1,76 tỷ USD vào năng lượng sạch.
• Năm 2013, ADB đã đầu tư 2,3 tỷ USD cho năng lượng sạch và đã cam kết sẽ tiếp

tục đầu tư với mức ít nhất là 2 tỷ USD mỗi năm.
• ADB cam kết đến năm 2030, sẽ đầu tư cho Châu Á hơn 200 tỷ USD vào lĩnh vực
năng lượng.
PHẦN III: QUAN HỆ ĐỐI TÁC CỦA ADB VÀ VIỆT NAM


1. Mối quan hệ đối tác của ADB tới Việt Nam

ADB là một trong ba đối tác phát triển hàng đầu của Việt Nam, xét cả về giá
trị và phạm vi của chương trình tài trợ;
ADB phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển khác của Việt Nam để cải
thiện hiệu quả, hiệu suất và tác động của các chương trình cho vay và viện trợ của
mình;
ADB duy trì mối quan hệ sâu sắc với các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư
nhân của Việt Nam.
Trong năm 2015, ADB đóng một vai trò chủ chốt tại diễn đàn đối tác phát
triển Việt Nam được tổ chức thường niên, điều phối các công tác chuẩn bị và thảo
luận tại phiên thảo luận về tài trợ cơ sở hạ tầng.
2. Tổng quan các chương trình và dự án do ADB hỗ trợ

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của ADB từ năm 1966.

8


Biểu đồ 2: Các khoản cho Việt Nam vay của ADB
Nhìn vào biều đồ trên ta có thể thấy tổng hỗ trợ của ADB cho Việt Nam từ
1993 tính đến ngày 31/12/2015 đã đạt 15,2 tỷ USD. ADB đầu tư cho 10 lĩnh vực:
trong đó những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất : Nông nghiệp, giao thông liên lạc
(33,5%), năng lượng (17,8%) và quản lý khu vực công (10,7%).

Tổng giá trị giải ngân lũy kế cho Việt Nam đối với các khoản vay và viện trợ
không hoàn lại từ nguồn vốn thông thường, Quỹ Phát triển Châu Á và các quỹ đặc
biệt khác là 8,7 tỷ USD.
3.

Những tác động của ADB đến Việt Nam
3.1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng

Từ năm 1970 đến cuối năm 2015, lũy kế tổng giá trị gia tăng trực tiếp (DVA)
của các hoạt động đồng tài trợ chính thức dành cho Việt Nam đã đạt 4,3 tỷ USD
cho 54 dự án đầu tư và 106,5 triệu USD cho 87 dự án hỗ trợ kỹ thuật
Các dự án tiêu biểu như: Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Dự án
Đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Dầu Giây, Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương…
9


Hình 1: ADB hỗ trợ đầu tư cho các ngành năng lượng, giao thông và nước sạch tại
Việt Nam
3.2. Hỗ trợ phát triển các lĩnh vực xã hội : Y tế, môi trường và giáo dục
Năm 2015, Việt Nam đã nhận được các khoản viện trợ đồng tài trợ trị giá 10,3
triệu USD từ quỹ môi trường toàn cầu, quỹ ủy thác chống sốt rét và các nguy cơ
bệnh truyền nhiễm khác thuộc quỹ đối tác tài chính y tế, quỹ ủy thác chống chịu
với biến đổi khí hậu đô thị thuộc quỹ đối tác tài chính đô thị.
Việt Nam cũng đã nhận được khoản vay đồng tài trợ với tổng trị giá 367,4
triệu USD từ cơ quan phát triển Pháp, quỹ Năng lượng sạch,…
Năm 2016 ADB dành 107 triệu USD vốn vay phát triển giáo dục trung học.

10



Hình 2: ADB hỗ trợ đầu tư cho ngành giáo dục tại Việt Nam
3.3. ADB hỗ trợ ngân hàng Việt Nam cải thiện vị thế
Nguồn vốn hỗ trợ của ADB giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng khả năng
hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp: chương trình TFP cộng tác với 12 ngân hàng và đã hỗ
trợ cho trên 6,5 tỷ USD giao dịch thương mại thông qua 4.303 giao dịch kể từ năm
2009;
Nâng cao năng lực quản lý tài chính của ngân hàng: khoản hỗ trợ kỹ thuật của
ADB trị giá 250.000 USD được thực hiện trong giai đoạn 2006-2008 giúp Ngân
hàng Nhà nước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; năm 2009, ADB và AFD đã tiến
hành xây dựng và hoàn chỉnh nội dung cho hai hỗ trợ kỹ thuật với mức tài trợ dự
kiến 1,5 triệu USD cho hỗ trợ kỹ thuật của ADB và khoảng 800.000 Euro cho hỗ
trợ kỹ thuật của AFD.( Chương trình này sẽ hỗ trợ chuyển đổi tối đa 5 tổ chức tài
chính vi mô hoạt động theo Nghị định 22 và 165, đồng thời tăng cường môi trường
pháp lý và đào tạo cho cán bộ của Ngân hàng Nhà nước và cán bộ của các tổ chức
tài chính vi mô.)
Đặt nền tảng phòng chống rửa tiền: sau khi Nghị định về phòng chống rửa tiền
được ban hành, năm 2006 ADB đã tiếp tục tài trợ cho Việt Nam khoản hỗ trợ kỹ
thuật trị giá 500.000 USD nhằm hỗ trợ hướng dẫn thực hiện Nghị định, đào tạo và

11


tập huấn cho các cán bộ cơ quan chính phủ và các tổ chức tín dụng về phòng,
chống rửa tiền.
3.4. Hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển
Với chức năng xúc tác cho hoạt động đầu tư tư nhân, ADB cung cấp hỗ trợ
tài chính trực tiếp cho các giao dịch ở khu vực công không cần bảo lãnh và khu vực
tư nhân dưới hình thức cho vay trực tiếp, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, các khoản vay
loại B và tài trợ thương mại.


Hình 3: Lũy kế tài trợ không cần bảo lãnh theo hình thức tài trợ của ADB cho Việt
Nam
Kể từ khi bắt đầu, ADB đã phê duyệt 280 triệu USD tài trợ không cần bảo
lãnh cho bảy dự án thuộc khu vực tư nhân ở Việt Nam
Tổng dư nợ và cam kết cho các giao dịch trong khu vực tư nhân của ADB tại
Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 là 233,01 triệu USD, chiếm 2,8%
tổng danh mục đầu tư không cần bảo lãnh.Tại Việt Nam, 67,6% tổng giao dịch
thương mại được hỗ trợ thông qua Chương trình TFP là do khu vực tư nhân đồng
tài trợ.
4.

Những thách thức trong hoạt động

Trong năm 2015, hoạt động của ADB tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của những
thay đổi lập pháp xuất phát từ những quan ngại của Quốc hội về mức nợ công, việc
tiếp tục chính sách thắt chặt tài khóa, và rà soát chặt chẽ việc quản lý nguồn vốn
viện trợ phát triển chính thức (ODA). Sau đó, Bộ Tài chính đã áp đặt mức trần giải
ngân từ nguồn vốn ODA. Bối cảnh này - cùng với tình trạng chưa rõ ràng xung
quanh thời điểm các cuộc bầu cử năm 2016 - đã làm chậm đáng kể quá trình phê

12


duyệt trong nội bộ chính phủ, dẫn tới thời gian trao thầu lâu hơn cũng như giảm số
giải ngân.
Những thách thức truyền thống tiếp tục cản trở việc triển khai các dự án tại Việt
Nam. Những thách thức này bao gồm thiếu nguồn vốn đối ứng, chậm trễ trong thu
hồi đất, và năng lực thể chế yếu kém. Cũng thường có tình trạng xung đột giữa các
quy định về đấu thầu, trao thầu và quản lý dự án của các dự án được tài trợ từ
nguồn vốn ODA với luật pháp và quy định của Việt Nam. Là một thành viên trong

nhóm sáu ngân hàng, ADB đã tham gia đối thoại chính sách với các đối tác của
chính phủ về quản lý nguồn vốn ODA hiệu quả hơn. Hoạt động này bao gồm xây
dựng chính sách để cho vay lại nguồn vốn ODA cho các tỉnh và cải thiện việc phân
bổ ngân sách ODA, cũng như hài hòa hóa các quy định về đấu thầu, trao thầu và
quản lý dự án giữa các nhà tài trợ ODA và chính phủ.
5.

Các định hướng trong tương lai

Giải quyết những chủ đề bao gồm điều hành và xây dựng năng lực, công bằng
giới và phát triển khu vực tư nhân;
ADB cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam tham gia các sáng kiến hội nhập và hợp
tác khu vực. Cùng với những đối tác phát triển khác,ADB sẽ hỗ trợ chính phủ xây
dựng những chiến lược về sử dụng ODA và đa dạng hóa tài trợ phát triển;
Đưa tăng trưởng kinh tế đồng đều thành nội dung chủ đạo sẽ có tầm quan
trọng đặc biệt;
Để duy trì quan hệ đối tác dài hạn với Việt Nam, ADB sẽ cung cấp hỗ trợ “tài
chính ++”, tức là cung cấp tài trợ, chia sẻ tri thức và thúc đẩy các nguồn tài trợ
khác, gồm cả khu vực tư nhân.

13


PHẦN KẾT LUẬN
Sự ra đời cùng những hoạt động thiết thực của ngân hàng phát triển châu Á đã
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển tiến bộ của khu vực châu Á. Ngân hàng phát
triển châu Á ra đời nhắm giúp các quốc gia Châu Á xoá đói giảm nghèo như cải
thiện y tế, kiểm soát bệnh dịch xuyên biên giới, giáo dục chuyên nghiệp. ADB đã
mang lại cho các nước khoản viện trợ vốn vay để nhằm tạo điều kiện cho các nước
có cơ hội phát triển kinh tế để tránh nạn đói nghèo và suy giảm kinh tế. ADB hỗ trợ

các nước phát triển ngành giao thông, điện, năng lượng,… nhằm giúp các nước tiếp
cận với khoa học tiên tiến, thuận lợi phát triển khu đô thị trong đó có Việt Nam.
ADB đã hỗ trợ Việt Nam ở 10 lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp, giao thông, khu
vực công, năng lượng,…Nhờ sự hỗ trợ của ADB nên góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam; thúc đẩy phát triển bền vững, thông qua tăng cường khả
năng ứng phó trước sự suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu, xóa đói giảm
nghèo và thúc đẩy hòa nhập xã hội và bình đẳng giới; giúp hệ thống ngân hàng Việt
Nam tăng khả năng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, nâng cao vị thế của ngân hàng
Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới. Việt Nam cần hợp tác nhiều với
ADB để phát triển kinh tế trong nước để vươn xa cùng các nước trên thế giới.

14


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

ADB: Châu Á cần mở rộng quy mô phát triển giao thông vận tải bền
vững(2012), />IDNews=14647&tieude=adb--chau-a-can-mo-rong-quy-mo-phat-trien-giao-thongvan-tai-ben-vung.aspx, truy cập 16/11/2016
ADB đẩy mạnh hỗ trợ xóa đói nghèo ở châu Á-Thái Bình Dương(2012),

truy cập 16/11/2016
ADB hỗ trợ 21,5 tỷ USD cho việc xóa đói giảm nghèo(2013),
/>truy cập 16/11/2016
ADB hỗ trợ ngân hàng Việt Nam cải thiện vị thế(2011),
,
truy cập 15/11/2016
ADB hỗ trợ phát triển ngành điện và năng lượng sạch cho 3 nước Đông
Dương(2011), truy cập
15/11/2016.
Kết quả các hoạt động do ADB hỗ trợ Việt Nam(2016),
truy cập 15/11/2016
Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng Mekong(2014),
truy cập 16/11/2016

Ngân hàng phát triển châu Á thông tin tóm tắt của các thành viên(2015),
, truy cập
15/11/2016
8. Việt Nam và ADB| Asian Development
Bank(2016), truy cập 15/11/2016.
9. Wikipedia tiếng Việt(2016). Ngân hàng phát tiển Châu
Á, />%E1%BB%83n_ch%C3%A2u_%C3%81, truy cập 15/11/2016.
10. 107 triệu USD vốn vay từ ADB phát triển giáo dục trung học(2016),<
truy cập 16/11/2016.
7.

15




×