Lớp 5
Kể chuyện
LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minnh họa, HS kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng
đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- Giáo dục học sinh có ý thức chăm chú nghe kể chuyện; lòng biết ơn anh Lý Tự Trọng.
II. CHUẨN BỊ
•
•
GV : Tranh minh hoạ theo đoạn truyện.
HS : Bảng phụ thuyết minh sẵn cho 6 tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Giáo viên kể chuyện
- Giáo viên kể lần 1: Viết lên bảng tên các nhân vật
(Lý Tự Trọng, tên đội trưởng, Tây, mật thám Lơgiăng, luật sư)
- Giáo viên kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh
minh hoạ (sgk)
- Giáo viên giải thích một số từ khó.
- GV nêu câu hỏi :
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Anh Lý Tự Trọng được cử đi học ở nước ngoài
khi nào?
+ Về nước anh làm nhiệm vụ gì ?
+ Hành động dũng cảm nào của anh làm em nhớ
nhất ?
c. Hướng dẫn viết lời thuyết minh cho tranh.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm trao đổi, thảo
luận về nội dung của từng tranh.
- Kết luận, dán lời thuyết minh viết sẵn dưới tranh.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Cả lớp hát
- Học sinh nghe và quan sát
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
- Năm 1928.
- ...liên lạc,chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với
các đảng bạn qua đường tàu biển.
- Ví dụ : Khi mang bọc truyền đơn bị phát hiện, anh
nhảy lên xe của nó phóng đi...
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm việc nhóm : Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ
tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
+ Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước
ngoài học tập.
+ Tranh 2: Về nước anh được giao nhiệm vụ nhận và
vận chuyển thư từ, tài liệu...
+ Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình
tĩnh trong công việc.
+ Tranh 5: Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết tên
mật thám, cứu đồng chí và bị giặc bắt.
+ Tranh 5: Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng
định lí tưởng cách mạng của mình.
+ Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang
bài Quốc tế ca.
d. Hướng dẫn kể theo nhóm.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát
tranh để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung
truyện, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
e. Kể chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. Nêu ý
nghĩa câu chuyện?
- Học sinh đọc lại các lời thuyết minh.
- Học sinh tự kể thầm. Trao đổi ý kiến về nội dung ý
nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm. (3 6 em)
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- 3 HS thi kể trước lớp. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS theo dõi, bình chọn bạn kể hay và có câu trả lời
đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố
- Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về con
người Việt Nam?
5. Dặn dò
- Kể lại câu chuyện.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn:
Tiếng Việt
Phân môn:
Tập đọc
Bài:
Con sẻ
Tổ thực hiện:
4
Tổ 4
Lớp : GDTHB – K40
I.
MỤC TIÊU
Kiến thức:
- HS biết được nội dung của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu con của sẻ
già.
- HS biết đọc một đoạn trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh của sẻ già, sự bối rối của chó săn, sự thán phục của
con người.
Kĩ năng:
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn.
- HS đọc trôi chảy, đọc đúng từ khó, từ dễ lẫn: mõm, thảm thiết, tuyệt vọng,…
Thái độ:
- HS thán phục trước hành động xả thân cứu con của sẻ già.
- Giáo dục cho HS biết yêu thương và hiếu thảo với cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Giáo viên: powerpoint
- Học sinh: sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2.
II.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Mời 3 HS lên bảng đọc bài: “ Dù sao trái đất
vẫn quay!”
+ HS1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Ý kiến
của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung
lúc bấy giờ?
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ HS2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: lòng
dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện
ở chổ nào?
+ HS3: Đọc đoạn 3 và nêu nội dung bài học.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh trên màn hình chiếu.
-Hỏi: Bức tranh vẽ gì?
-Giới thiệu tranh: Bức tranh vẽ cảnh một người
-HS lắng nghe.
đàn ông, một con chim sẻ đang xù lông che chở
con trước con chó. Cuộc đối đầu này sẽ xảy ra
như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài
tập đọc ngày hôm nay: Con sẻ.
-Ghi tên bài. Yêu cầu HS viết tên bài vào vở.
b.Luyện đọc
-HS quan sát tranh.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Gọi một HS đọc toàn bài.
-Hỏi: Bài tập đọc này chia thành mấy đoạn?
- GV chia đoạn : bài tập đọc chia thành 5 đoạn:
+ Đoạn 1: “ Tôi đi dọc...trên tổ xuống”
+ Đoạn 2: “ Con chó...của con chó”
+ Đoạn 3: “ Sẻ già...xuống đất”
-HS viết bài vào vở.
+ Đoạn 4: “ Con chó... thán phục”
+ Đoạn 5: Còn lại
-Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
-Mời HS nhận xét phần đọc của các bạn.
- GV luyện đọc một số từ khó, HS trong lớp
thường dễ phát âm sai dựa vào phần đọc vừa rồi
của HS ví dụ : tuồng như,mõm, rít lên, tuyệt
vọng, thảm thiết, khản đặc,...
-1 HS đọc toàn bài.
-HS phân đoạn.
-HS lắng nghe.
-Gọi HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
-Mời HS nhận xét phần đọc của các bạn.
- Giáo viên giải nghĩa các từ khó có trong bài:
+ Tuồng như: có vẻ như là, dường như.
+ Khản đặc: ( nói, kêu) gần như không ra tiếng.
+ Bối rối: lúng túng,mất bình tĩnh, không biết
nên xử trí như thế nào.
+ Kính cẩn: tỏ rõ sự kính trọng bằng điệu bộ, cử
chỉ, nét mặt rất nghiêm trang.
-5 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS đọc câu khó,chú ý cách
ngắt nghỉ đúng để gây ấn tượng, không gây hiểu
lầm về nghĩa: Bỗng/ từ trên cây cao gần đó,
một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống
-HS đọc từ khó.
như hòn đá/ rơi trước mõm con chó.
-5 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.
-HS nhận xét.
-Mời HS nhận xét phần đọc của các bạn.
-HS chú ý xem phần chú thích trong SGK
-Nhận xét và lưu ý giọng đọc của bài:
+ Đoạn 1: 2 câu đầu đọc với giọng kể khoan
thai. Từ câu 3- chuyển giọng hồi hộp, tò mò.
+ Đoạn 2 và 3: giọng hồi hộp căng thẳng; nhấn
giọng những từ ngữ gợi tả hình ảnh sẻ già gan
góc, lao xuống cứu con bất chấp hiểm nguy: lao
xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm
thiết, mõm, khản đặc,…
+ Đoạn 4 và 5: giọng đọc chậm rãi, thán phục;
nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự bối rối của
chó săn, sự thán phục của con người:dừng lại,
lùi, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng
mình, bé bỏng, dũng cảm, tình yêu.
-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm đôi.
- Tổ chức thi đọc cho 2 dãy. Mời 2 nhóm đại
diện 2 dãy thi đọc với nhau.
- Nhận xét, khen ngợi
-Đọc lại toàn bài
-5 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
c.Tìm hiểu bài
-HS nhận xét.
- Mời HS đọc đoạn 1,2 của bài.
-HS lắng nghe.
- Hỏi:
+ Trên đường đi, con chó thấy gì?Tìm những
chi tiết cho thấy sẻ non rất yếu ớt ? Theo em,
con chó định làm gì sẻ non ?
-Mời HS nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, chốt ý:
Trên đường đi con chó đánh hơi thấy một con sẻ
non vừa rơi từ trên tổ xuống. Sẻ non rất yếu ớt
có mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông
tơ. Con chó chậm rãi lại gần sẻ non.
-Hỏi: Việc gì đột ngột phải khiến con chó dừng
lại?
-Mời HS nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét và chốt ý:
Bỗng từ trên cây gần đó, một con sẻ già từ trên
cây cao lao xuống đất để cứu con, nó lấy thân
mình phủ kín sẻ con, nó rít lên, dáng vẻ nó rất
hung dữ khiến con chó dừng lại và lùi vì cảm
thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải
-HS đọc theo nhóm đôi.
ngần ngại.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, thảo luận theo
nhóm đôi: Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao xuống -Hai nhóm đại diện đọc bài.
cứu con được miêu tả như thế nào?
-Mời đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi.
-Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét và hỏi: Em hiểu sức mạnh vô hình
trong câu “Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn
cuốn nó xuống đất.”là sức mạnh gì?
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Mời HS nhận xét.
-HS đọc
-Nhận xét và giảng giải bằng tranh trên màn
-HS trả lời.
hình chiếu:
Hình ảnh sẻ già lao xuống đất cứu con được tác
giả miêu tả rất rõ nét và sinh động. Nó là con
vật nhỏ bé hơn con chó rất nhiều nhưng dáng vẻ
hung dữ của nó khiến con chó phải dừng lại và
lùi bước vì cảm thấy trước mặt nó có một sức
mạnh. Đó là sức mạnh của tình mẫu tử, một tình -HS nhận xét.
cảm tự nhiên, bản năng của sẻ già.
-HS lắng nghe.
-Hỏi: Qua việc tìm hiểu câu hỏi trên, em nào
cho cô biết đoạn 1, 2, 3 kể lại chuyện gì?
- Chiếu ý chính đoạn 1, 2, 3 lên màn hình chiếu:
Kể lại cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con
chó khổng lồ.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, 5 của bài và trả
lời câu hỏi:
+ Trước cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con
chó khổng lồ thì thái độ của tác giả như thế
nào?
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với
con sẻ bé nhỏ?
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-Mời HS trả lời từng câu hỏi.
-Sau mỗi câu hỏi mời HS khác nhận xét.
-Nhận xét và chốt ý:
Trước hành động của sẻ già, lòng tác giả rất
thán phục. Vì con sẻ bé nhỏ dũng cảm đối đầu
với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành
động đáng trân trọng, khiến con người cũng
phải thán phục.
-Hỏi: Đoạn 4, 5 nói lên điều gì?
-Chiếu ý chính của đoạn 4, 5 lên màn hình
chiếu: Nói lên sự ngưỡng mộ của tác giả trước
tình mẹ thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo
vệ con của sẻ mẹ.
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Hỏi: Nội dung chính của bài tập đọc này là gì?
-Chiếu nội dung chính lên màn hình chiếu: Ca
ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu con của
sẻ già.
-Đại diện nhóm trả lời.
-Mời HS đọc lại nội dung chính của bài.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
d. Luyện đọc diễn cảm
-Chiếu đoạn 2,3 lên màn hình chiếu.
- Yêu cầu HS tìm những chỗ cần ngắt giọng, tìm
từ cần nhấn giọng.
-Mời HS nhận xét.
-Nhận xét và đánh dấu chỗ ngắt giọng, in đậm
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
từ cần nhấn giọng trên màn hình chiếu.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2,3.
-Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-Mời đại diện từng nhóm đọc.
-Mời HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò
a. Củng cố
- Em nào nhắc lại tiết này chúng ta học bài gì?
- Nội dung của bài tập đọc?
-HS trả lời.
-Liên hệ, giáo dục: cha mẹ chúng ta có thể vì
con mà làm tất cả dù biết là sẽ gặp nguy hiểm.
Thế nên, chúng ta là con cần phải yêu thương,
hiếu thảo với cha mẹ và học hành thật chăm chỉ,
-HS theo dõi trên màn hình chiếu.
thật tốt để làm vui lòng cha mẹ.
d. Dặn dò
- Tổng kết, nhận xét tiết học.
- Đọc lại bài.
-Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Học thuộc ý nghĩa và các trả lời của các câu
hỏi trong bài.
- Chuẩn bị bài mới: Bài hát trồng cây.
TIẾNG VIỆT 5
TUẦN 32
TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt
nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng đọc thành tiếng:
-
-
Chú ý các từ ngữ: sự cố,chềnh ềnh, trẻ chăn trâu, thuyết phục, mát rượi, giục giã chuyền
thẻ
Ngắt đúng nhịp ở các câu, nghỉ hơi sau mỗi dấu câu.
Bước đầu bộc lộ được tình cảm qua giọng đọc: thể hiện sự đáng khen khi Út Vịnh đã
thuyết phục được bạn Sơn, một cậu bé nghịch ngợm hay chạy trên đường tàu để thả diều,
sự hồi hộp, gay cấn khi Út Vịnh cứu em Hoa và Lan. Và sự cảm phục, khen ngợi cậu bé
Út Vịnh ở cuối bài
b. Kĩ năng đọc – hiểu:
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung bài; cảm nhận được sự dung cảm của
cậu bé Út Vịnh.
Hiểu được ý nghĩa của bài đọc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-
Tranh minh họa trong bài
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ1: Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Chủ điểm của tuần học này là gì?
- GV: Vậy những chủ nhân tương lai là ai?
GV nhận xét.
GV giới thiệu bài mới: Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm
hiểu bài tập đọc Út Vịnh, đây là bài học mở đầu của chủ
điểm Những chủ nhân tương lai. Truyện Út Vịnh kể về
một bạn nhỏ có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng
cảm cứu em nhỏ chơi trên đường ray.
- GV viết tên bài học lên bảng
HĐ2: Luyện đọc:
- GV dán tranh minh họa lên bảng và hỏi HS: Em quan
sát được gì trong tranh?
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-
-
HS: Những chủ nhân tương lai
HS: Những chủ nhân tương lai là HS chúng
em – những người sẽ kế tục truyền thống ông,
cha làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ đất
nước.
HS lắng nghe
-
HS viết tên đề bài vào vở
-
HS trả lời: Có 2 bạn nhỏ đang ngồi chơi trên
đường ray xe lửa, đằng xa có 1 đoàn tàu đang
đi đến và có 1 bạn nam đang có vẻ mặt hốt
hoảng hướng tới 2 bạn nhỏ.
-
-
GV mời HS nhận xét. GV nhận xét.
GV mời 1,2 HS đọc cả bài tập đọc.
-
GV yêu cầu HS chia đoạn:
-
GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn hết bài.(1 lượt)
GV kết hợp sửa lỗi cho HS những từ khó: chềnh ềnh;
- HS trả lời:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến… còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Từ Tháng trước đến… hứa không chơi dại
như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Từ Một buổi chiều đẹp trời đến… tàu hỏa
đến!
giục giã
Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa
các từ:
+ Sự cố: hiện tượng bất thường và không hay xảy ra trong một
quá trình hoạt động nào đó.
+ Chềnh ềnh: gợi tả vẻ nằm, đứng, ngồi lù lù trước mắt mọi
người.
+ Thuyết phục: Làm cho người khác thấy đúng, hay mà tin theo,
làm theo.
+ Chuyền thẻ: Một trò chơi dân gian mà các bạn gái hay chơi:
vừa đếm que, vừa tung bắt bóng, bộ que chuyền có 10 que.
- GV đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, thong
thả (đoạn đầu), nhấn giọng các từ ngữ chềnh ềnh, tháo
cả ốc, ném đá nói về các sự cố trên đường sắt; hồi hộp,
dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la (Hoa, Lan, tàu
hỏa đến!); nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng
nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của
Út Vịnh.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi số 1trước lớp sau đó yêu cầu
các em các em đọc thầm đoạn1 để trả lời câu hỏi.
-
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS thực hiện
-
HS lắng nghe
-
HS lắng nghe
-
GV mời HS khác nhận xét. GV nhận xét.
-
HS thực hiện
-
Yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi số 2 trước lớp, sau đó yêu
cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và thảo luận nhóm đôi để
trả lời câu hỏi.
-
HS: Thường gặp những sự cố: lúc thì đá tảng
nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai
đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ
chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
-
GV mời HS khác nhận xét. GV nhận xét.
GV hỏi: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi
giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
HS: út Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu
đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn
– một bạn thường chạy trên đường tàu thả
diều; đã thuyết phục Sơn không thả diều trên
đường tàu.
-
Yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi số 3 trước lớp, sau đó yêu
cầu HS đọc thầm đoạn 4 để trả lời câu hỏi.
-
HS: Vịnh thấy Hoa, Lan đang ngồi chơi
chuyền thẻ trên đường tàu.
-
HS: Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, lao lớn
báo tàu hỏa đến. Hoa giật mình, ngã lăn khỏi
đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc
thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới , Vịnh nhào tới
ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
-
HS: Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm,
tôn trọng quy định về an toàn giao thong, tinh
thần dung cảm cứu các em nhỏ./ Vịnh tuy còn
nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân
tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an
toàn đường sắt ở địa phương, dung cảm,
nhanh trí cứu sống em nhỏ.
-
GV mời HS nhận xét. Gv nhận xét.
GV đọc câu hỏi số 4 và yêu cầu HS suy nghĩ nêu phát
biểu của mình.
- GV nhận xét. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
HĐ4: Đọc diễn cảm
-
GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV
hướng dẫn các em đọc đúng ngữ điệu. (2 lượt)
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn văn.
Có thể chọn đoạn văn từ Thấy lạ… trước cái chết trong
gang tấc. Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn trên.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài mới.
-
HS thực hiện
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tiếng Việt
Tên bài dạy: Kể chuyện: Con vịt xấu xí (Tuần 22)
Lớp: 4
Người soạn: Tổ 3 lớp Giáo Dục Tiểu Học 3B
I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS:
1.Kiến thức:
- Dựa vào lời kể của giáo viên, nhớ cốt truyện để sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa.
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện khuyên ta phải nhận ra được cái đẹp của người khác. Không
nên lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
2.Kĩ năng:
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù
hợp với nội dung truyện.
- Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
3.Thái độ:
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh và nhận ra những điều tốt đẹp ở mọi người.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh họa truyện đọc trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5 phút
1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC-KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng để kể về một người - 2 HS kể chuyện trước lớp, HS cả lớp
có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà theo dõi.
em biết.
- Gọi HS nhận xét lời bạn kể.
- Nhận xét, đánh giá.
30 phút
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1 phút
a) Giới thiệu bài:
- Nhận xét lời kể của bạn.
- Lắng nghe.
- Hỏi: Em đã từng đọc những câu chuyện - Có thể tiếp nối nhau trả lời: Cô bé
nào của nhà văn An-đéc-xen?
bán diêm, Chú lính chì dũng cảm, Nữ
chúa tuyết, Cô bé chăn cừu và chú thợ
nạo ống khói, Giấc mơ cuối cùng của
cây sồi,…
- GV giới thiệu bài: Nhà văn An-đéc-xen - Lắng nghe.
là người Đan Mạch. Ông nổi tiếng với
những truyện viết cho thiếu nhi. Hôm nay,
các em sẽ biết được thêm một câu chuyện
của nhà văn nổi tiếng này, đó là câu
chuyện Con vịt xấu xí.
b) Hoạt động 1:GV kể chuyện và hướng
dẫn sắp xếp lại thứ tự tranh minh họa
15 phút
Mục tiêu:
-HS nắm được cốt truyện, sắp xếp các
tranh theo thứ tự đúng.
Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát các tranh minh họa
truyện đọc và yêu cầu HS đọc thầm các
bài tập trong SGK.
- Quan sát tranh và đọc thầm yêu cầu
- GV kể lần 1: kể vừa đủ nghe, thong thả, trong SGK.
chậm rãi. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi
cảm, gợi tả khi miêu tả hình dáng của
thiên nga và tâm trạng của nó: xấu xí, nhỏ - Chú ý lắng nghe.
xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, chành
chọe, bắt nạt, hắt hủi, vô cùng xấu xí, dài
ngoẵng, gầy guộc, vụng về, vô cùng sung
sướng, cứng cáp, lớn khôn, vô cùng mừng
rỡ, bịn rịn, đẹp nhất, xấu hổ, ân hận, …
- Hướng dẫn sắp xếp lại thứ tự tranh minh
họa:
+ Treo tranh minh họa theo thứ tự như
SGK. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận
nhóm 4, sắp xếp tranh theo đúng trình tự
và giải thích cách sắp xếp bằng cách nói
lại nội dung từng tranh bằng 1 đến 2 câu.
+ Gọi HS trình bày cách sắp xếp của
mình.
+ Thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu
của GV.
+ Nhận xét, kết luận thứ tự đúng là: 2-13-4
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng
tranh minh họa phóng to trên bảng.
+ Đại diện 2 nhóm lên sắp xếp lại
- Dựa vào tranh minh họa, đặt câu hỏi để tranh và giải thích cách sắp xếp của
HS nắm được cốt truyện.
mình theo nội dung.
+ Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong
hoàn cảnh nào?
+ Lắng nghe.
- Lắng nghe.
+ Thiên nga cảm thấy thế nào khi ở lại
cùng đàn vịt? Vì sao nó có cảm giác như - Trao đổi, tiếp nối nhau trả lời đến khi
có câu trả lời đúng:
vậy?
+ Thiên nga ở lại cùng đàn vịt vì nó
còn quá nhỏ và yếu ớt không thể cùng
bố mẹ bay về phương Nam tránh rét
được.
+ Thiên nga cảm thấy buồn lắm khi ở
cùng đàn vịt. Vì nó không có ai làm
+ Thái độ của thiên nga như thế nào khi bạn. Vịt mẹ thì bận bịu kiếm ăn, đàn vịt
con thì chành chọe, bắt nạt, hắt hủi nó.
được bố mẹ đến đón?
Trong mắt của vịt con, nó là một con
vịt xấu xí, vô tích sự.
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
+ Khi được bố mẹ đến đón, nó vô
cùng vui sướng. Nó quên hết mọi
chuyện buồn đã qua. Nó cảm ơn vịt mẹ
và lưu luyến chia tay với đàn vịt con.
+ Câu chuyện kết thúc khi thiên nga
bay đi cùng bố mẹ, đàn vịt con nhận ra
- Gọi 2HS nêu nội lại nội dung từng bức lỗi lầm của mình.
tranh, GV viết nội dung của từng bức
- 2 HS đọc lại nội dung dưới từng bức
tranh:
tranh.
1-Tranh 2: Hai vợ chồng thiên nga nhờ
cô vịt chăm sóc thiên nga con.
2-Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả
đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt
con chành chọe, hắt hủi.
3-Tranh 3: Vợ chồng thiên nga quay trở
lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn
con.
4-Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ.
Đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã
đối xử không tốt với thiên nga.
c)Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS kể
chuyện:
Mục tiêu: HS kể được câu chuyện đúng
nội dung và trình tự, nhận ra lời khuyên
của câu chuyện.
Cách tiến hành:
14 phút
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4, dựa
vào tranh minh họa và nội dung từng bức
tranh để kể lại từng đoạn truyện cho các
bạn nghe, trao đổi về lời khuyên của câu
chuyện.
- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày
- Hoạt động nhóm 4 theo hướng dẫn,
trước lớp:
khi 1 HS kể, các HS khác lắng nghe,
Lần 1: Mỗi HS kể 1 tranh.
gợi ý, nhận xét lời kể của bạn, cùng
nhau trao đổi về lời khuyên mà câu
Lần 2: Mỗi HS kể 2 tranh.
chuyện muốn nói.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét sau mỗi
- Đại diện các nhóm trình bày trước
HS kể.
lớp.
- Hỏi: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta
điều gì?
- Kể toàn bộ câu chuyện:
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu
chí: kể có đúng nội dung hay không,
trình tự có đúng không, lời kể đã tự
nhiên chưa?
- Dự kiến: Câu chuyện muốn khuyên
+Yêu cầu HS theo dõi, lắng nghe và đặt chúng ta phải nhận ra cái đẹp của
câu hỏi cho bạn về nội dung của câu người khác, biết yêu thương mọi
chuyện hoặc GV trực tiếp hỏi HS thi kể.
người. Không nên lấy mình làm mẫu
+ Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và trả khi đánh giá người khác.
lời câu hỏi.
+ Nhận xét, ghi điểm HS thi kể chuyện
và HS tham gia hỏi bạn các câu hỏi.
+ 2 đến 3 HS thi kể toàn bộ câu
chuyện.
+ Theo dõi, hỏi bạn câu hỏi.
+ Nhận xét lời kể và câu trả lời của
bạn.
2 phút
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Trả lời.
- Em thích nhất hình ảnh nào trong
truyện? Vì sao?
- Kết luận: Qua câu chuyện Con vịt xấu
xí, nhà văn An-đéc-xen muốn khuyên - Lắng nghe.
chúng ta: Phải biết nhận ra cái đẹp của
người khác vì không phải ai cũng giống
ai. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng. Chúng
ta phải luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau,
không nên lấy mình làm mẫu để đánh giá
người khác. Sau câu chuyện này, cô mong
rằng các em biết yêu quý bạn bè xung
quanh, biết yêu thương, giúp đỡ người
khác và nhận ra những điều tốt đẹp ở mỗi
người.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện Con vịt
xấu xí cho người thân nghe, tìm đọc
truyện cổ An-đéc- xen nếu có điều kiện và
chuẩn bị bài học mới.
1 phút
4. NHẬN XÉT – TUYÊN DƯƠNG:
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Tuyên dương những HS tích cực, có tiến
bộ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..................................................................................................................
................................................................................................................
CON VỊT XẤU XÍ
Sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Vì
đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải nghỉ lại dọc đường. May mắn, tại chỗ dừng chân,
chúng gặp một cô vịt đang chuẩn bị cho đàn con xuống ổ. Hai vợ chồng liền nhờ cô chăm sóc
giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay trở lại đón con.
Thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Nó buồn lắm vì không có bạn. Vịt mẹ thì bận bịu suốt ngày vì
phải kiếm ăn, chăn dắt cả thiên nga con lẫn mười một đứa con vừa rời ổ. Còn đàn vịt con thì luôn
tìm cách chành chọe, bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Đối với chúng, thiên nga là một con vịt vô tích sự
và vô cùng xấu xí: cái cổ thì dài ngoẵng, thân hình gầy guộc, lại rất vụng về.
Một năm sau, thiên nga bố mẹ trở lại tìm gặp vịt mẹ. Cả hai vô cùng sung sướng vì thấy thiên
nga con giờ đã cứng cáp, trưởng thành. Thiên nga con gặp lại bố mẹ cũng vô cùng mừng rỡ. nó
quên luôn những tháng ngày cô đơn, buồn tẻ trước kia, quên cả cách cư xử chẳng lấy gì làm than
thiện của các bạn vịt con. Nó chạy lại cảm ơn vịt mẹ và bịn rịn chia tay với các bạn vịt con để
còn kịp theo bố mẹ lên đường, bay tới những chân trời xa.
Mãi đến lúc này, đàn vịt con mới biết con vịt xấu xí mà chúng thường chê bai, dè bỉu chính là
thiên nga, loài chim đẹp nhất trong những loài có cánh và đi bằng hai chân. Chúng rất xấu hổ và
ân hận vì đã đối xử không phải với thiên nga.
-Thứ tự tranh đúng: 2-1-3-4.
-Nội dung từng tranh:
+Tranh 3: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con.
+Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe,
hắt hủi.
+Tranh 2: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.
+Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không
tốt với thiên nga.
-Câu chuyện khuyên chúng ta: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác vì không phải ai
cũng giống ai. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng. Chúng ta phải luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau, không nên lấy mình làm mẫu để đánh giá người khác.
Phân môn: Tập đọc
Lớp: 1
Tuần 2:
Bàn tay mẹ
A. Mục đích, yêu cầu :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng…
- Hiểu nội dung bài: Tình ảm và sự biết ơn mẹ của hai bạn nhỏ
- Trả lời được câu hỏi 1;2 (Sgk)
B. Đồ dùng học tập :
- Tranh minh họa bài đọc
- Bộ chữ của Gv và HS
C. Các hoạt động dạy - học :
I. Ổn đinh, Kiêm tra bài cũ (5 phút)
- Gv kiểm tra nhãn vở của lớp tự làm, nhận xét và yêu cầu HS đọc to nội dung nhãn vở của mình.
- Gọi 1-2 Hs đọc bài và trả lời câu hỏi bài "Cái nhãn vở"
II. Dạy - học bài mới
Tiết 1:
Thời gian
2 phút
20 phút
5 phút
10 phút
Hoạt động của GV
HĐ1: Giới thiệu bài mới:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu cho HS bức
tranh: Trong tranh là hình ảnh ba mẹ con của bạn gái.
Người mẹ đang ẵm em bé và nhẹ nhàng ôm lấy bạn
nhỏ. Bạn nhỏ nhẹ nhàng ôm đôi tay mẹ. Đây cũng chính
là hình ảnh yêu thương sẽ có trong bài học của chúng
ta ngày hôm nay, bài: "Bàn tay mẹ"
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV mời 1 HS đọc lại đề bài
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. Hướng dẫn đọc cả bài:
- GVđọc mẫu cả bài cho HS nghe.
- GV lưu ý cách đọc cho HS: Đây là bài đọc thể hiện
tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho mẹ của
mình nên các em phải đọc bằng giọng tha thiết, yêu
thương.
- GV đọc mẫu lần 2 với tốc độ nhanh hơn.
b. Luyện đọc tiếng khó, từ khó:
- GV cho Hs làm việc theo nhóm bàn để tìm các tiếng
khó, từ khó trong bài trong thời gian 3 phút.
- GV mời 2- 3 HS nêu các tiếng, từ khó mà các em tìm
được, GV viết các từ lên bảng..
Hoạt động của HS
- HS lắng nghe lời.
- HS ghi đề bài vảo vở
- HS đọc lại đề bài
- HS lắng nghe
- Hs theo dõi cách đọc..
- HS làm việc theo nhóm
- GV lưu ý các từ khó cho HS:
+ Yêu nhất : tiếng nhất có vần ât khác với vần ấc.
+ Nấu cơm: tiếng nấu có vần âu khác với vần au
+ Rám nắng: tiếng rám có âm đầu là âm r khác với âm
- 2-3 HS trả lời:
+ Yêu nhất
+ Nấu cơm
5 phút
d, tiếng nắng có vần ăng khác với vần ăn
+ Xương xương: hai tiếng xương có âm đầu là âm x
khác với âm s
- GV đọc mẫu lại 1 lần và cho cả lớp đọc đồng thanh
- GV mời 2 - 3 HS đọc lại các từ, tiếng khó.
- GV giải nghĩa các từ khó cho HS:
+ Rám nắng: da bị nắng làm cho đen lại.
+ Xương xương: gầy guộc
c. Luyện đọc:
* Luyện đọc từng câu:
- GV đặt câu hỏi:
+ Bài này có mấy câu?
+ Khi đọc hết mỗi câu chúng ta phải làm gì?
- GV cho Hs tự luyện đọc từng câu trong 2 phút, sau đó
mời Hs đọc lần lượt nối tiếp từng câu theo bàn.
* Luyện đọc theo đoạn:
- GV hỏi: Bài được chia làm mấy đoạn?
- GV mời 3 Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV cho cả lớp đồng thanh đọc cả bài
- GV đọc mẫu cả bài.
- GV dẫn dắt nội dung chính của bài để học sinh nắm
được.
+ Rám nắng
+ Xương xương
- Hs nghe GV phân tích.
- HS đọc đồng thanh các từ khó.
- 2-3 HS đọc lại.
- HS lắng nghe.
- Hs trả lời:
+ Bài có 5 câu
+ nghỉ hơi
- Hs luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- Hs trả lời: 3 đoạn
- 3 Hs đọc nối tiếp.
- Cả lớp cùng đọc
Học sinh nghỉ giữ tiết (3 phút)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa.
- Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp; biết được một số thành
ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm.
2. Kỹ năng:
- HS làm đúng, chính xác các bài tập
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sự dũng cảm, can đảm.
- HS tích cực, chủ động học tập; quản lí và sử dụng thời gian hợp lí, lắng nghe tích cực.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ viết bài tập 1, 3, 4.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Giáo án.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở học, vở bài tập...
III/CÁC HOẠT DẠY HỌC:
Thời gian
5 phút
30 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng đặt câu kể Ai là gì? Xác
định CN,VN trong câu.
- Mời HS dưới lớp nhận xét.
GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: MRVT: Dũng cảm.
Trong tiết học Luyện từ và câu trước, các
em đã được học mở rộng vốn từ về chủ
điểm Dũng cảm. Tiết học hôm nay chúng
ta tiếp tục ôn tập, phát triển một số từ ngũ
thành ngữ thuộc chủ điểm.
Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Hoạt động nhóm tổ.
Bài tập 1
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ: 1
là tìm những từ gần nghĩa với từ dũng
cảm; 2 là tìm những từ trái nghĩa với từ
dũng cảm.
- GV gợi ý:
• Từ gần nghĩa là những từ có nghĩa
gần giống nhau.
• Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa
trái ngược nhau.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tổ và
làm bài tập 1 vào bảng phụ. Các nhóm
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
- 2HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- 1HS đọc yêu cầu. Cả lớp lắng nghe
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
làm xong thì dán nhanh lên bảng.
- Các nhóm cử đại diện nhận xét và bổ
sung ý kiến bài làm của các nhóm khác.
- GV nhận xét và chốt lại.
+ Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
Bài tập 2
- Gv yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ
chọn một từ trong các từ tìm được
xem từ đó có nghĩa như thế nào?
Nói về phẩm chất gì? Đặt câu với
từ đó.
Gợi ý: Muốn đặt câu đúng phải nắm
nghĩa của từ và xem từ ấy sử dụng vào
trường hợp nào, nói về phẩm chất g? của
ai?.
- HS nhận xét câu của bạn.
- GV nhận xét câu nào đặt đúng, đặt
hay và chữa lỗi những câu đặt chưa
đúng.
+ Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Bài tập 3
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu
- Gv giao nhiệm vụ: Các em chọn từ
thích hợp trong 3 từ : anh dũng,
dũng mãnh, dũng cảm để điền vào
chỗ trống đã cho sao cho thích hợp.
Gợi ý: HS làm việc cá nhân, làm bằng bút
chì vào SGK.
- Gv yêu cầu HS nhận xét bài làm
-
trên bảng.
Gv nhận xét và sửa bài.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
- Các nhóm thảo luận và dán nhanh lên
bảng.
- Cả lớp nhận xét.
* Từ gần nghĩa với dũng cảm là :gan dạ,
anh hùng, anh dũng, gan lì.
* Từ trái nghĩa với dũng cảm là: nhát
gan, nhút nhát, hèn nhát...
-1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp lắng nghe
- HS tập đặt câu, viết ra nháp và đọc cho
bạn nhóm của mình nghe.
- Lần lượt một vài HS nêu câu văn của
mình.
+ Lê Văn Tám là một thiếu niên dũng
cảm.
+ Bác sĩ Ly là người quả cảm.
+ Các chú công an rất gan dạ.
+ Bạn Minh rất bạo gan, một mình mà
dám đi tối.
+ Tên giặc hèn nhát đã đầu hàng.
+ Thỏ là con vật nhút nhát...
- HS nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe và ghi câu của
mình vào vở.
- 1HS đọc yêu cầu. Cả lớp lắng nghe
- 2 HS lên bảng gắn từ cần điền vào ô
trống.
- 1 HS trình bày bài làm.
- cả lớp quan sát và nhận xét.
- Cả lớp sửa bài.
* Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
+ Hoạt động 4: Hoạt động nhóm đôi
Bài tập 4, 5
- Gv yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
Gợi ý: HS cần nắm đựơc đúng nghĩa của
thành ngữ
- GV nêu nghĩa của từng thành
ngữ.Trong các thành ngữ đã cho có
hai thành ngữ nói về lòng dũng
cảm. Đó là:
* Vào sinh ra tử.
* Gan vàng dạ sắt.
Dựa vào ý nghĩa của thành ngữ, HS đặt
câu.
- GV nhận xét.
5 phút
.4. Củng cố – dặn dò:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
- GV phổ biến trò chơi: Chia lớp làm 2
dãy tương ứng với 2 đội. Nối tiếp tìm từ
gần nghĩa và từ trái nghĩa. Dãy nào tìm
nhiều hơn là đội chiến thắng.
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà đặt thêm các câu với
thành ngữ đã cho ở bài tập 4.
- Chuẩn bị bài: Câu khiến.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
* Khí thế dũng mãnh.
* Hi sinh anh dũng.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
* Vào sinh ra tử.
* Gan vàng dạ sắt.
- 1 HS trình bày bài tập 4.
- Cả lớp nhận xét.
-HS nhẩm thuộc lòng các câu thành ngữ
và đặt câu.
- Một số HS đặt câu với hai thành ngữ
trên.
VD:
* Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều
lần.
* Bộ đội ta là những con người ga vàng
dạ sắt.
- HS tham gia trò chơi.
- HS về nhà xem lại bài.
**********************************
GIÁO ÁN BÀI GIẢNG
TẬP ĐỌC
BÀI PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp,hào hứng, thể hiện được niềm
khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
- Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
II.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh học bài học
- Sách giáo khoa.
- Bảng phụ.
III.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I.
Thời
gian
1p
5p
Hoạt động dạy
1.Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi lần lượt 2 HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “ Cao bằng”.
+ Trả lời câu hỏi “Nêu ý nghĩa của bài thơ”
-GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới:
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi: “ hãy mô tả
những gì vẽ trong tranh”
Hoạt động học
-Lần lượt 3 HS lên bảng trả lời:
+ 1 HS lên đọc thuộc lòng.
+ Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đát có
địa thế đặc biệt, có những người dân
mến khách, đôn hậu đang gìn giữ
biên cương của Tổ quốc.
-Quan sát, trả lời: “ Tranh vẽ ở công
đường một vị quan án đang xử án.
-HS nhận xét.
1p
-Mời HS nhận xét
-GV nhận xét
-Giới thiệu: trong tiết kể chuyện tuần trước, chúng ta
đã biết ông Nguyễn Đăng Khoa có tài xét xử và bắt
cướp. Hôm nay các em, sẽ biết thêm về tài xét xử của
một vị quan tòa khác thông qua bài học “Phân xử tài
tình”
-GV ghi đề bài lên bảng.
3.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài ( đọc 2
lượt), GV chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng
HS.( nếu có)
10p
-HS lắng nghe.
-HS ghi đề bài vào vở
-3 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Xưa, có một...lấy trộm.
+HS 2: Đòi người làm chứng...cuối
đầu nhận tội.
+HS 3: Lần khác...đành nhận tội.
-HS tìm: Khung cửi, ngẫm, vãn
cảnh, kính cẩn, biện lễ, sư vãi, chạy
đàn.
-GV gọi HS tìm từ khó.
-GV viết từ khó lên bảng, cho HS luyện đọc từ khó.
+ Đọc đồng thanh.
+ Đọc các nhân.
-GV gọi 1 HS đọc phần chú giải.
+Cả lớp đọc.
+ Cá nhận đọc.
-HS đọc to trước lớp
-HS lắng nghe
-GV giải nghĩa thêm một số từ:
+Công đường ( nơi làm việc của quan lại)
+Khung cửi (công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ)
+ Niệm phật (đọc kinh để khấn phật)
-Tổ chức cho SH luyện đọc theo cặp .
-2HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối
tiếp theo cặp ( đọc 2 vòng).
-2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-HS theo dõi
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
+GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, chậm
rãi, hồi hộp, hào hứng. Thể hiện được niềm khâm
phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan
án.Chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm
của từng đoạn: kể, đối thoại, đọc phân biệt các lời
nhận vật.
*Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, mạch lạc, biểu thị
cảm xúc khâm phục.
*Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức.
*Quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: Tài, công bằng, mếu
máo, rưng rưng, xé ngay, bật khóc, biện lễ, gọi hết,
nắm thóc, bảo, chưa rõ, niệm phật, giật mình, lập
tức,...
b. Tìm hiểu bài:
-Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo
luận, trả lời câu hỏi trong sgk tương tự các tiết trước.
-Các câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân
xử việc gì?
+Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người
lấy cắp tấm vải?
20p
+ Vì sao quan cho rằng nguowig không khóc chính là
người ăn cắp?
+Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa?
-Hoạt động trong nhóm, thảo luận,
tìm hiểu bài. Sau đó 1 HS điều
khiển lớp thảo luận.
+Người nọ tố cáo người kia lấy vải
của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác
nhau:
• Cho đòi người làm chứng
nhưng không có.
• Cho lính về nhà 2 ng đàn
bà để xem xét, có thấy
khung cửi, cũng đi chợ bán
vải.
• Sai xé tấm vải làm đôi, cho
mỗi người một nửa. Thấy
một trong hai ng bật khóc,
quan sai lính trả tấm vải
cho ng này,rồi thét trói ng
kia lại.
+ Vì quan hiểu phải tự tay mình làm
ra tắm vải, mang bán tấm vải để lấy
tiền mới thấy đau xót, tiếc khi thấy
công sức lao động của mình bị phá
bỏ nên bật khóc khi tấm vải bị xé.
+Quan án nói sư cụ biện lễ cúng
phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người
ở trong chùa ra, giao cho mỗi người
một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ
cầm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm
phật. Đánh đòn tâm lí “đức phật rất