Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH MTV vật tư đường sắt Đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.98 KB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam đang tiến trên đà đổi mới, nền kinh tế có nhiều thay đổi đáng
kể. Hoạt động kinh tế quốc tế có những bước tiến triển mới, đặc biệt là từ khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với những biến đổi đó, hoạt
động sản xuất ra của cải vật chất trên quy mô lớn, với chất lượng và hiệu quả ngày
càng cao, nhưng trong nền kinh tế đầy cơ hội và thách thức không phải bất kì một
doanh nghiệp nào cũng đứng vững, mà phải đương đầu với khó khăn, sự cạnh tranh.
Và làm thế nào để đứng vững trên thị trương? Để đáp ứng một phần nhu cầu của thị
trường với sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành thấp và thu được nhiều lợi nhuận
nhất. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu
cuối cùng của quá trình tái sản xuất, tức là từ khi tìm nguồn thu mua nguyên liệu đến
khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo được việc bảo toàn, tăng nhanh
tốc đo chu chuyển vốn, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống
cho người lao động và doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy mở rộng sản xuất.
Vì nguyên vật liệu ( NVL) là một trong ba yếu tố quan trọng trong qúa trình sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật
liệu. Chất lượng của NVL quyết định chất lượng của sản phẩm làm ra. Thời gian cung
cấp NVL cho quá trình sản xuất góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thời gian giao
hàng, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Cho nên việc tổ chức công tác
kế toán phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu có và tình hình biến động của
NVL ở doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, khoản mục chi phí nguyên liệu chiếm
một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. chỉ cần một biến động nhỏ về
chi phí NVL cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm và thu nhập của
doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong việc
quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty
TNHHMTV vật tư đường sắt Đà Nẵng, với sự giúp đỡ của cô Hoàng Thị Duyên và


các cô chú trong phòng kế toán Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và chọn đề
tài: “Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHHMTV vật tư đường sắt Đà
nẵng” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHHMTV vật tư
Đường sắt Đà Nẵng.

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 1

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu tại Công ty TNHHMTV vật tư Đường sắt Đà Nẵng.
Do thời gian và trình độ còn hạn hep nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo cùng các
cán bộ kế toán của Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 2


Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của nguyên liệu vật liệu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm
Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật
hóa, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đối với các doanh nghiệp
sản xuất thì nguyên vật liệu là yếu tố chính tạo nên sản phẩm. Tùy thuộc vào từng
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nguyên vật liệu có thể tự sản
xuất hoặc mua ngoài.
1.1.1.2. Đặc điểm
- Về mặt hình thái vật chất: Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, nguyên
vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá
trình sản xuất nguyên vật liệu được tiêu dùng toàn bộ.
- Về mặt giá trị: Gía trị của nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào
giá trị sản phẩm mới được tạo ra.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Kế toán nguyên vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình vật
tư để chỉ đạo tiến độ sản xuất.Tính chính xác của hạch toán kế toán nguyên vật liệu
trực tiếp ảnh hưởng đến tính chính xác của hạch toán giá thành sản phẩm. Căn cứ
vào đặc điểm và tính chất quan trọng của NVL đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, hạch toán vật liệu có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo

quản, tình hình nhập xuất, cách tính giá của nguyên vật liệu mua về nhập kho, kiểm
tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua ở các mặt như số lượng, chất lượng, chủng
loại, giá trị…nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất.
- Áp dụng đúng các phương pháp hạch toán, hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận,
đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật
liệu, mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, dự trữ, sử dụng vật liệu, kiểm tra tình
hình nhập xuất, phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa
thiếu tính toán xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu đã tiêu hao
trong quá trình sản xuất.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu theo chế độ kế toán do Nhà nước
ban hành, lập báo cáo về vật tư, tiến hành phân tích kinh tế về tình hình thu mua, dự
trữ, quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí.
SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 3

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải sử dụng
nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với khối lượng lớn. Mỗi loại nguyên vật liệu
trong quá trình sản xuất có nội dung và tính năng lý hóa học khác nhau. Để có thể
quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại nguyên vật

liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị DN, cần thiết phải tiến hành phân loại chúng theo
những tiêu thức phù hợp.
1.2.1.1. Căn cứ vào vai trò và công dụng của nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu chính: Là những loại vật liệu đóng vai trò quan trọng, chính
yếu để tạo nên sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất.
- Nguyên vật liệu phụ: Kết hợp với nguyên vật liệu chính để nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất.
-Nhiên liệu: Là loại vật liệu được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản phẩm,
không tham gia trực tiếp vào sản phẩm, nhưng nhiên liệu gián tiếp tạo điều kiện
thuận lợi cho sản phẩm ra đời.
- Phụ tùng thay thế: Phụ tùng thay thế là những vật liệu dùng để thay thế, sửa
chữa các máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ để sản xuất.
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu thiết bị cần thiết
phục vụ cho công tác lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: Là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, thanh lý
tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài hay có thể tận dụng vào những mục đích
khác.
- Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu không thuộc các loại vật liệu kể
trên, như phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh như bao
bì, vật đóng gói.
1.2.1.2. Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: phục vụ cho sản xuất chung,
cho nhu cầu bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.
1.2.1.3. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành
- Nguyên vật liệu mua ngoài: Là loại vật liệu doanh nghiệp không tự sản xuất
mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu.
- Nguyên vật liệu tự chế biến: Là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ
cho nhu cầu sản xuất.


SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 4

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

- Nguyên vật liệu được tài trợ, đóng góp: Là loại vật liệu hình thành do được
cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh.
1.2.2. Đánh giá nguyên liệu vật liệu
1.2.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên
vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan.
Theo chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho thì vật liệu phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc giá gốc: Gía gốc là toàn bộ các chi phí phát sinh mà doanh
nghiệp bỏ ra để có được những vật liệu đó.
- Nguyên tắc thận trọng: Vật liệu được đánh giá theo giá gốc, trường hợp khi
dùng mà giá thị trường thấp hơn giá gốc thì doanh nghiệp có thể lập dự phòng.
- Nguyên tắc nhất quán: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào để tính giá
hàng tồn kho thì phải áp dụng trong suốt niên độ kế toán.
1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo các phương pháp nhất
định. Về nguyên tắc, vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho và phải
phản ánh theo giá trị vốn thực tế, nhưng do vật liệu luôn biến động và để đơn giản
cho công tác kế toán vật liệu thì cần sử dụng giá hạch toán.
• Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho

Về nguyên tắc tính giá, nguyên liệu vật liệu nhập kho bao gồm toàn bộ chi phí
hình thành tính từ lúc mua cho đến lúc nhập kho. Tùy theo từng trường hợp nhập kho
mà giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu được xác định khác nhau.
* Nguyên vật liệu được mua ngoài:
Giá thực tế
của nguyên
=
vật liệu mua
ngoài

Giá mua ghi trên
+
hoá đơn

Chi phí
+
mua

Các khoản
thuế không
được hoàn
lại

CKTM,
Giảm giá
hàng mua

- Chi phí mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức
- Các khoản thuế không được hoàn lại: như thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)...

- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giá trị thực tế
vật liệu mua ngoài được xác định như trên nhưng trong giá mua ghi trên hóa đơn và
chi phí mua không bao gồm thuế GTGT.
* Vật liệu tự sản xuất, chế biến:

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 5

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

Chi phí nguyên
=
vật liệu xuất chế
biến
* Vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến:
Giá thực tế
của vật liệu tự chế

Giá thực tế của
vật liệu thuê ngoài =
gia công chế biến

Chi phí thực tế
nguyên vât liệu

trực tiếp

+

+

Chi phí chế biến

Chi phí vận
chuyển vật
liệu đến nơi
chế biến và
ngược lại

Chi phí
thuê ngoài
+ gia công
chế biên

* Đối với vật liệu được cấp do cấp trên cấp:
Giá thực tế
Giá ghi trên
Chi phí liên quan
vật tư được
=
biên bản bàn
+ đến quá trình tiếp
cấp
giao
nhận

* Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh :
Giá trị vốn góp do các bên tham gia
=
liên doanh đánh giá cộng (+) chi phí
khi tiếp nhận vật tư
* Đối với vật liệu nhập kho do được biếu tặng , viện trợ:
Giá hợp lý hay giá
Vật tư được tặng
Chi phí liên quan đến
=
thực tế tương
+
thưởng viện trợ
quá trình tiếp nhận
đương
* Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất:
Giá có thể sử dụng lại
Giá thực tế của phế liệu thu hồi
=
hoặc giá có thể bán
• Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
Giá thực tế của vật liệu
nhận góp vốn liên doanh

Trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục
trong kỳ kế toán nên nguyên vật liệu thường xuyên mua về nhập kho và xuất ra để
dùng, hay nói cách khác giá trị của nó luôn luôn biến động và được chuyển hóa vào
trong giá trị của thành phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, các loại nguyên vật liệu được
mua vào các thời điểm khác nhau không có cùng một giá do chịu ảnh hưởng của giá
cả thị trường, mà công việc của kế toán đòi hỏi phải xác định được phần giá trị được

tính vào trong giá thành tức là giá trị vật tư đã xuất dùng và phần còn tồn kho cuối
kỳ. Do đó, kế toán cần phải áp dụng phương pháp để xác định giá gốc của nguyên
vật liệu đã xuất và giá gốc của nguyên vật liệu còn tồn trong kho.
Tùy đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ của kế
toán, khi xuất kho nguyên vật liệu đơn vị có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
− Phương pháp giá thực tế
SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 6

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

− Phương pháp giá hạch toán
Phương pháp giá thực tế
Là phương pháp mà giá thực tế nguyên vật liệu mua vào nhập kho được tính
chính xác cho số lượng của nguyên vật liệu đó khi xuất dùng hoặc tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp này đòi hỏi mỗi loại hàng quản lý ở kho được làm dấu hiệu riêng biệt
để xác định chi phí ở bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy, nó thường áp dụng cho những
hàng tồn kho có giá trị lớn nhưng số lượng ít, có thể dễ dàng theo dõi hoặc xác định
số lượng mỗi khoản mục khi nhập hoặc xuất.
- Phương pháp bình quân
Gía gốc của hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán trong một kỳ kế toán
phản ánh giá bình quân của các lần nhập và hàng tồn đầu kỳ.
Số lượng nguyên
Giá thực tế nguyên liệu,

Giá đơn vị bình
=
liệu, vật liệu xuất

vật liệu xuất trong kỳ
quân
trong kỳ
Gía bình quân được tính theo 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ.
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL
nhập trong kỳ

Giá đơn
vị bình
=
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập
quân cả
trong kỳ
kỳ
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế
toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình
hình biến động của vật liệu trong kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá
cả nguyên vật liệu. Công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho dồn vào cuối kỳ hạch
toán nên ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung.
- Phương pháp tính giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Giá đơn vị
Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
bình quân sau
=

Số lượng NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
mỗi lần nhập
Ưu điểm: Phương pháp này cho giá nguyên vật liệu xuất kho chính xác nhất,
phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những
doanh nghiệp có ít loại vật tư, số lần nhập không nhiều hoặc doanh nghiệp sử dụng
kế toán máy.

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 7

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp này dựa trên giả định vật liệu nhập kho trước sẽ được xuất kho trước,
và vật liệu còn lại cuối kỳ là vật liệu nhập kho gần thời điểm cuối kỳ. Vi vậy giá của
vật liệu được lấy theo đúng thứ tự như được nhập kho.
Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời,
phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ. Trong
thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công ty
cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của
công ty tăng lên.
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát
sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí nguyên vật liệu nói riêng

và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
Phương pháp này dựa trên giả thuyết là giá của những nguyên vật liệu nào
nhập kho ở lần gần nhất với lần xuất dùng sẽ sử dụng để tính giá cho ngyên vật liệu
xuất dùng, vật liệu nào nhập sau thì được xuất trước, và nguyên liệu, vật liệu tồn kho
cuối kỳ là nguyên liệu vật liệu được nhập ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn
tồn kho. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ thì giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá của nguyên liệu,
vật liệu tồn đầu kỳ hoặc lần nhập đầu tiên.
Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại.
Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật
liệu, làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác
hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật
tư có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và
tránh được thuế.
Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp
giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân
đối kế toán so với giá trị thực của nó.
Phương pháp giá hạch toán
Theo phương pháp này, việc hạch toán chi tiết nhập xuất vật tư sử dụng theo
một đơn giá cố định gọi là giá hạch toán, cuôí kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá
thực tế. Cách điều chỉnh như sau:
Hệ số chênh lệch
=
Trị giá thực tế
+
Trị giá thực tế
giữa giá thực tế
NVL tồn đầu kì

NVL nhập trong
SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 8

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

và giá hạch toán
NVL

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

Giá hạch toán
NVL tồn đầu kì

+

kỳ
Giá hạch toán
NVL nhập trong
kỳ

Xác định giá thực tế của hàng xuất kho

Giá thực tế NVL
xuất trong kỳ


=

Giá hạch toán
NVL xuất kho

x

Hệ số chênh
lệch giữa giá
thực tế và giá
hạch toán
NVL

1.3. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và
phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh
điểm của nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và giá trị.
Việc ghi chép phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như việc kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa hạch toán ngiệp vụ ở kho và phòng kế toán có thể được tiến hành theo một
trong các phương pháp sau:
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư
Tùy quy mô sản xuất, yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu mà doanh nghiệp
có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp trên một cách phù hợp để kế toán chi tiết
nguyên liệu, vật liệu.
1.3.1. Phương pháp ghi thẻ song song
1.3.1.1. Nguyên tắc kế toán:
Ở kho theo dõi nguyên vật liệu về mặt số lượng trên kho, ở bộ phận kế toán theo dõi
về mặt số lượng và giá trị trên thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật liệu.

1.3.1.2. Trình tự luân chuyển của chứng từ:
- Tại kho: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho thủ kho ghi số lượng
thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho có liên quan và sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất
lại tính ra số tồn trên thẻ kho. Thủ kho có trách nhiệm đối chiếu số tồn trên Thẻ kho
và thực tế tồn trong kho. Định kỳ sau khi vào Thẻ kho, Thủ kho phải chuyển toàn bộ
chứng từ nhập, xuất về phòng kế toán.
- Tại phòng kế toán: Hằng ngày khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do
Thủ kho đưa lên, kế toán hàng tồn kho phải kiểm tra chứng từ, đối chiếu các chứng
từ nhập, xuất kho với các chứng từ liên quan như hóa đơn mua hàng, phiếu mua

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 9

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

hàng, hợp đồng vận chuyển … ghi đơn giá và tính thành tiền trên chứng từ nhập,
xuất. Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất đã kiểm tra và tính thành tiền, kế toán lần
lượt ghi các nghiệp vụ vào các thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng kế toán
cộng thẻ (sổ) chi tiết vật tư, tính ra tổng số nhập - xuất - tồn kho của từng thứ tồn
kho. Số liệu này đối chiếu với Thẻ kho do Thủ kho giữ. Sau đó kế toán căn cứ vào sổ
chi tiết vật tư để lên Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Số liệu trên Bảng tổng hợp này
được đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp.
Khái quát nội dung hạch toán chi tiết nguyên vật liệu bằng sơ đồ 1:
Phiếu nhập

Sổ chi tiết NVL

Thẻ kho

Bảng tổng hợp
nhập xuất tồn

Phiếu xuất
Ghi hằng ngày

TK152 – Nguyên liệu, vật liệu
trong sổ kế toán tổng hợp

Đối chiếu

Sơ đồ 1:Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp thẻ song song
- Ưu điểm: Đơn giản dễ làm không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao.
- Nhược điểm: Phương pháp này có sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế
toán, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng nên việc lập báo cáo
dễ bị chậm.
1.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
1.3.2.1. Nguyên tắc kế toán:
Ở kho theo dõi nguyên vật liệu về mặt số lượng trên thẻ kho, ở bộ phận kế
toán theo dõi về mặt số lượng và giá trị trên thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật liệu.
1.3.2.2. Trình tự luân chuyển của chứng từ:
- Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho và theo dõi giống phương pháp thẻ song song.
- Tại phòng kế toán: Không mở sổ kế toán chi tiết vật tư mà mở sổ đối chiếu
luân chuyển để theo dõi số lượng, đơn giá của từng danh điểm vật tư. Sổ này chỉ ghi
một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp chứng từ nhập, xuất kho trong tháng của
từng danh điểm vật tư. Mỗi danh điểm chỉ được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân

chuyển. Cuối tháng, đối chiếu số lượng vậ tư trên Sổ đối chiếu luân chuyển với Thẻ
kho của Thủ kho và sau đó lấy số tiền của từng loại vật liệu trên sổ này để đối chiếu
với kế toán tổng hợp.
SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 10

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

Khái quát nội dung hạch toán chi tiết nguyên vật liệu bằng sơ đồ 2:
Phiếu nhập
kho

Thẻ kho

Phiếu xuất kho
Ghi chú:

Bảng kê vật
liệu nhập

Sổ đối chiếu luân
chuyển
Bảng kê vật
liệu xuất


TK152 –
Nguyên
liệu, vật
liệu trong
sổ kế toán
tổng hợp

Ghi hằng ngày

Đối chiếu
Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu
Ghi cuối tháng
luân chuyển
- Ưu điểm: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn bị trùng lặp giữa phòng kế toán và thủ kho về
chỉ tiêu hiện vật, việc đối chiếu kiểm tra cũng tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế
tác dụng kiểm tra.
1.3.3. Phương pháp ghi sổ số dư
1.3.3.1. Nguyên tắc kế toán:
Ở kho theo dõi về mặt số lượng của từng danh điểm vật tư còn ở phòng kế toán theo
dõi về mặt giá trị.
1.3.3.2. Trình tự luân chuyển:
- Tại kho: Hằng ngày sau khi ghi Thẻ xong, thủ kho phân loại chứng từ theo
từng nhóm vật tư sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ, trong phiếu đó phải kê rõ số
lượng, số hiệu của chứng từ. Sau khi lập xong kèm các phiếu nhập, xuất giao cho
phòng kế toán.
- Tại phòng kế toán: Khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho vật tư kế toán
kiểm tra chứng từ và đối chiếu với các chứng từ liên quan, kiểm tra việc phân loại
chứng từ, ghi giá và tính thành tiền cho từng chứng từ. Căn cứ vào phiếu giao nhận

chứng từ để ghi số tiền vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn vật tư.
Khái quát nội dung hạch toán chi tiết nguyên vật liệu bằng sơ đồ 3:

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 11

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Phiếu xuất kho

Phiếu giao
nhận chứng từ

Sổ số dư

Phiếu giao
nhận chứng từ

Bảng lũy kế nhập


Bảng kê nhập – xuất – tồn

Bảng lũy kế
xuất

Sổ kế toán tổng hợp
Ghi chú:

:
:
:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi sổ số dư
- Ưu điểm: Việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành theo định kỳ, tránh được
sự ghi chép, trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép,
công việc được tiến hành đều trong tháng.
- Nhược điểm: Do ở phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết
số hiện có và tăng giảm của từng thứ vật liệu về mặt số lượng thì kế toán xem lại số
liệu trên thẻ kho mất nhiều thời gian hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm
lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp khó khăn.
1.4. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Kế toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là
phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình
nhập, xuất tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên sổ kế toán.
Theo phương pháp này, giá trị nguyên liệu, vật liệu được phản ánh vào sổ kế toán
sau mỗi lần có nghiệp vụ nhập, xuất. Vì vậy, giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho trên

sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế nguyên liệu, vật liệu so sánh với
sổ kế toán. Về nguyên tắc, số tồn kho thực tế luôn luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế
toán, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 12

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

1.4.1. Kế toán tăng nguyên vật liệu
1.4.1.1. Trình tự luân chuyển chứng từ
Các bước tiến hành quá trình nhập kho:

Người giao hàng (người bán)
(1)
Đề nghị giao
hàng nhập kho

(4)
Ký
tên

Ban kiểm nhận


Cho nhập vật tư

nhập
kho

(Thủ kho, kế toán vật tư )
(2)

Phiếu

(3)
Lập phiếu nhập kho
theo hóa đơn, phiếu
giao nhận…

Kế toán vật tư (phụ trách bộ phận)

(6)
Ghi sổ
kế toán

(5)
Kiểm nhận,
nhập hàng,ghi
sổ và ký
Thủ kho

(Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu trang 15)
1.4.1.2. Chứng từ sử dụng

Để nhập kho nguyên vật liệu kế toán sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
- Hóa đơn mua hàng: Do nhà cung cấp nguyên vật liệu cấp để làm cơ sở xác định
số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán và bên mua dùng để tính giá nguyên vật
liệu. Một trong những hóa đơn phổ biến nhất khi mua hàng là hóa đơn GTGT khi
bên bán hàng có hàng bán thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
khấu trừ.
Trong trường hợp bên bán là người trực tiếp sản xuất không thể cung cấp hóa đơn,
doanh nghiệp phải lập bảng kê mua hàng để làm chứng từ cho quá trình mua vào.
Bảng kê phải có địa chỉ mua hàng và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Phiếu nhập kho: Khi hàng về doanh nghiệp phải lập phiếu nhập kho nhằm xác
định số lượng vật tư thực tế nhập kho. Chứng từ này được sử dụng để ghi Thẻ kho và
các sổ kế toán liên quan.
Ngoài hai chứng từ trên tùy thuộc vào yêu cầu kiểm soát của từng đơn vị mà quá
trình nhập vật tư còn có thể sử dụng những chứng từ khác.
* Tài khoản kế toán sử dụng:

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 13

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

Để hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng chủ
yếu các tài khoản sau:
- TK 152: “Nguyên vật liệu” tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động của các

loại NVL hiện có trong kho của doanh nghiệp theo giá thực tế.
Kết cấu tài khoản này như sau:
Nợ
TK 152

SDĐK: Trị giá NVL tồn đầu kỳ
PS tăng:
PS giảm:
- Trị giá thực tế NVL xuất kho
- Trị giá thực tế NVL nhập kho
- Trị giá NVL thiếu hụt khi kiểm kê
- Trị giá NVL thừa khi kiểm kê
- Các khoản giảm trừ

SDCK: Trị giá vật liệu tồn kho
cuối kỳ
- TK 151: “Hàng mua đang đi đường” tài khoản này dùng để phản ánh trị giá các loại
vật tư, hàng hóa mua ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng chưa về
nhập kho do đang còn trên đường vận chuyển, chờ kiểm nghiệm, chờ nhập kho.
Kết cấu tài khoản này như sau:
Nợ

TK 151
Người có nhu cầu về vật tư



SDĐK: XXX
(1)
- Trị giá vật tư, hàng hóa đang

- Trị giá vật tư, hàng hóa đã mua
Lập giấy xin xuất
trên đường
nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng.
vật tư hoặc ra lệnh
.
xuất đối với vật tư
SDCK: Trị giá vật tư, hàng hóa đã
Chủ doanh nghiệp hoặc phụ trách
mua còn đang đi đường.
đơn vị lập lệnh xuất
1.4.2. Kế toán giảm nguyên vật liệu
(2)
1.4.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ
Lậpkho:
lệnh xuất
Các bước tiến hành quá trình xuất
Phụ trách bộ phận hoặc kế
toán vật tư
(5)

Phiếu xuất
kho

(4)

Ký duyệt
chứng từ rồi
ghi sổ kế


SVTH:Đặng Thị Cẩm
toán

Kế toán trưởng

Giao chứng
từ
Trang 14

Thủ kho
Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

(3)

(Sơ đồ kế toán tổng hợp trang 15)
Đối với phiếu xuất kho do liên quan đến tài sản được tiêu dùng nên phải có ký
duyệt của chủ doanh nghiệp.
Luân chuyển chứng từ một cách khoa học sẽ góp phần hỗ trợ chủ doanh nghiệp
quản lý tốt lượng vật tư hiện có tại doanh nghiệp, giúp cho quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
1.4.2.2. Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho: Nhằm theo dõi số lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho các bộ phận
trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản
phẩm, kiểm tra việc sử dụng thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Được sử dụng khi vận chuyển nguyên vật

liệu từ doanh nghiệp đến các đơn vị trực thuộc.
- Phiếu xuất kho hàng gởi đại lý: Sử dụng cho xuất kho gởi đại lý
Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
111,112,331…
152,153
(**)
Mua ngoài nhập kho
133 (1331)
(*)

621, 627, 641, 642, 241
Xuất NVL cho các
bộ phận sử dụng
811

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 15

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên
Xuất bán

151
Nhập kho hàng đi đường


154
Xuất gia công chế biến

333(3333,3331)
Thuế nhập khẩu, thuế
VAT của hàng nhập khẩu
154
Nhập kho vật tư do tự chê

128, 222
Xuất góp vón liên doanh
632, 138 (1381)
Phát hiện thiếu khi kiểm kê

411

412

Nhận cấp phát góp vốn liên
doanh
222
Thu hồi góp vốn liên doanh

Chênh lệch giảm do đánh
giá lại

338 (3381), 632
Phát hiện thừa khi kiểm kê
412

Chênh lệch tăng do đánh
giá lại

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHHMTV VẬT TƯ ĐƯỜNG SẮT ĐN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
2.1.1. Quá trình hình thành:
Công ty TNHH MTV vật tư đường sắt Đà Nẵng được thành lập vào ngày 01/07/1977
với tên ban đầu là công ty vật tư đường sắt II, có trụ sở đóng tại xã Hòa Hiệp, huyện
Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 02/05/1985, công ty đổi tên thành xí nghiệp vật tư II trực thuộc liên hiệp đường
sắt Việt Nam. Ngày 02/02/1999, theo quyết định của liên hiệp đường sắt Việt Nam về
việc thành lập doanh nghiệp thì công ty đổi tên thành Công ty Vật tư đường sắt Đà
Nẵng và tới ngày 01/07/2005 chuyển thành Công ty cổ phần vật tư đường sắt Đà
Nẵng. Cho đến ngày 01/09/2011 chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 16

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

viên vật tư đường sắt Đà Nẵng. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư
đường sắt Đà Nẵng là công ty nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu
riêng, có tài khoản ngân hàng công thương Đà Nẵng. Công ty hoạt động theo quy định

của pháp luật.
Trụ sở và địa bàn hoạt động


Tên công ty : công ty TNHH MTV Vật Tư Đường sắt Đà Nẵng


Tên giao dịch tiếng anh : DANANG RATLWAY MATERIAL ONE –
MEMBER COMPANY LIMITED


Viết tắt : DRT co.Ltđ


Địa chỉ : số 61 Nguyễn Văn Cừ, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng.


Mã số thuế : 0400101813



Điện thoại : 0511.3770144



Fax : 0511.3842628




Chủ tịch kiêm giám đốc công ty : Ông Nguyễn Trọng Mưu

Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập : 16.771.500.000 VND
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Sản xuất kinh doanh xi măng, bột đá, vật liệu xây dựng.
- Khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ cho xây dựng và sản xuất.
- Công ty chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của mình cũng như quản lý về
vốn, tài sản, quy định sản xuất và hạch toán kế toán. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả
để bù đắp tất cả chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn, tích lũy vốn để tái sản xuất, tận dụng năng
lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho cán bộ công
nhân viên.
- Sản xuất và kinh doanh trong phạm vi cho đã đăng ký.- Thực hiện nộp thuế và các
khoản phải nộp đúng chế độ quy định, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, an ninh xã
hội.
2.1.3. Quá trình phát triển của công ty:
Qua 36 năm kể từ ngày thành lập mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã kiên
trì phấn đấu khắc phục để vươn lên và tự khẳng định mình. Có thể chia quá trình phát
triển công ty làm 2 thời kỳ :
Thời kỳ đầu là từ năm 1977 đến hết năm 1989 : Thời kỳ này công ty hoạt động
theo cơ chế “ Kế hoạch hóa Xã hội Chủ Nghĩa và một nội dung của cơ chế là “ Tập
trung quan lưu bao cấp tran lan sản phẩm và số lượng sản phẩm công ty phải làm phụ
SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 17

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

thuộc hoàn toàn vào chỉ tiêu cấp trên giao. Với gần 400 lao động công ty đã hoàn
thành vượt mức kế hoạch được giao. Tuy nhiên đi kèm với đó là tình trạng “ cung lớn
hơn cầu” , hậu quả là đến năm 1988 hàng hóa của công ty ứ đọng nhiều làm cho công
ty trở nên khó khăn và thiếu việc làm trầm trọng . Đến năm 1989 thì công ty phải
đương đầu với những khó khăn dồn dập khó có thể vượt qua, công ty có nguy cơ phá
sản, hơn 95% lao động không có việc làm phải nghỉ việc, nợ ngân hàng quá hạn không
có khả năng thanh toán.
Thời kỳ thứ 2 : Từ năm 1990 đến nay , những khó khăn của công ty cuối thời
kỳ đầu đang đẩy công ty đến bờ phá sản . Đa số nhân viên không có việc làm , không
có thu nhập, phải tự túc dài hạn, một số cán bộ chủ chốt đã xin nghỉ chế độ. Trong khi
đó nghành đường sắt đang bắt tay vào sự nghiệp đổi mới ở nghành một cách chính
thức. Đội nguc cán bộ của nghành nói chung và của công ty nói riêng chưa có mấy
kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường . mặt khác tuy có cơ
chế nhưng nhà nước chưa tạo được môi trường và hành trang pháp lý kịp thời đảm bảo
cho các doanh nghiệp hoạt động.
Trước tình hình đó lãnh đạo của công ty đã ra quyết tâm với khẩu hiệu “ Tự cứu lấy
mình và giải quyết các vấn đề sau :


Giải quyết tốt vấn đề tổ chức cán bộ và lao động , với số lượng gần 400
lao động, sau một năm thực hiện chính sách giảm biên chế, đối với các hoạt
động động viên thuyết phục và kêu gọi số lao động giảm xuống còn 195 lao
động.

 Giải quyết tốt vấn đề nợ ngân hàng. Để có nguồn tiền công ty đã huy động toàn
bộ hàng tồn kho, chọn lọc và sang lọc những sản phẩm lạc hậu cũ kỹ hoắc
không dùng được thanh lý hoặc dùng làm nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm

mới, số dùng được thì tích cực quảng cáo, khuyến mãi để bán, sau một năm bền
bỉ kết quả thành công rất lớn, hầu hết hàng tồn kho được giải quyết, thu hồi
hàng tỷ đồng, nợ ngân hàng được giải quyết dứt điểm.
 Giải quyết tốt vấn đề việc làm trên hai mặt: Một là lựa chọn và phục hồi lại việc
làm sản xuất một số sản phẩm sản xuất một số sản phẩm truyền thống còn ứ
đọng . và tiềm kiếm việc làm mới như mở trạm bán xăng dầu và cho thuê mặt
bằng.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức:
Giám Đốc

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 18

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên
Phó Giám Đốc

Phòng tổ chức
hành chính

Tổ kinh doanh
tổng hợp

Phòng kế

hoạch

Phòng kế toán
(Tài vụ)

Tổ kinh doanh
xăng dầu

Tổ dịch vụ

Phòng kinh
doanh

Xưởng sản
xuất

Ghi chú : Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc là người điều hành, phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,đảm bảo tính
hiệu lực và hoạt động có hiệu quả. Giám đốc có trách nhiệm trong việc nâng cao đời
sống cho cán bộ công nhân viên để họ an tâm công tác và hoàn thành tốt công việc
được giao. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về các
hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc là người người giúp giám đốc điều hành và quản lý hoạt động kinh
doanh của công ty.sở chính của công ty.
- Phòng tổ chức điều hành: Có nhệm vụ quản lý cán bộ, sắp xếp phòng ban tổ chức,
biên chế lao động trong công ty, lập bảng khen thưởng, thực hiện chính sách chế độ có
liên quan đến người lao động. Thanh tra kiểm tra các hoạt động của công ty nhằm

ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm.
- Phòng kế hoạch: Có chức năng kí kết những hợp đồng mua bán hàng hóa nghiên cứu
thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, xây dựng ccs kế hoạch kinh doanh cụ thể. Cuối kì
tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh để báo cáo cho Giám Đốc kịp thời.
- Phòng kế toán: Là nơi tổ chức hạch toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, lập
báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của tài sản và nguồn vốn.

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 19

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám Đốc về ĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu
thị trường, định hướng và hổ trợ tích cực cho các đơn vị cơ sở trong việc đề ra kế
hoạch nắm bắt nhu cầu thị trường từ đó dự toán nhu cầu cho công ty.
- Tổ chức kinh doanh tổng hợp: Có nhiệm vụ mua bán phụ tùng đầu máy tua xe.
- Tổ kinh doanh xăng dầu: Thực hiện bns lẻ ăng dầu.
- Tổ dịch vụ: theo dõi các dịch vụ như photo, cho thuê mặt bằng, kho bãi.
- Xưởng sản xuất: thực hiện gia công, sản xuất hàng hoá cho công ty, vận chuyển và
bảo quản hàng hóa an toàn.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty:
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng


Phó phòng kế toán kiêm
kế toán tổng hợp

Kế toán mua bán hàng hóa
công nợ

Kế toán tiền và thanh
toán

Thủ quỷ

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chúc năng:
2.1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chỉ đạo chung công tác kế toán cho công ty, kiểm
tra tình hình hạch toán và báo cáo tài chính. Là người có quyền ký duyệt các tài liệu về
kế toán và có quyền từ chối ký duyệt với những vấn đề tài chính không phù hợp với
quy định của nhà nước. Kế toán trưởng có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho Giám Đốc
và cơ quan tài chính về tình hình tài chính của công ty.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ cùng kế toán trưởng giải
quyết các công việc ở phòng kế toán đồng thời hướng dẫn và kiểm tra chi tiết các
ngiệp vụ kế toán. Lập báo cáo và quyết toán tài chính.

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 20

Lớp: KTTH1_11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

- Kế toán mua hàng hóa công nợ: Theo dõi tình hình mua bán hàng hóa các khoản phải
thu, phải trả. Cuối tháng lập báo cáo nhập xuất tiền.
- Kế toán tiền và thah toán: tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình chi thu tiền mặt, tiêng
gửi ngân hàng, các khoản tạm ứng.
- Thủ quỹ: phụ trách thu chi tiền mặt tại quỹ theo các chứng từ hợp lệ căn cứ vào phiếu
thu chi để lên sổ.
2.1.6. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
2.1.6.1. Sơ đồ hình thức kế toán
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại

Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ

Sổ thẻ kế toán chi
tiết

Chứng từ ghi sổ


Bảng tổng hợp chi
tiết

Sổ cái

Bảng cân đối số phát
sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
Ghi hằng năm:
Đối chiếu kết quả kiểm tra:
2.1.6.2. Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, các nhân viên kế toán phụ trách từng phần thu nhập kiểm tra các
chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày rồi ghi vào
bảng kê và sổ kế toán chi tiết.

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 21

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên


Cuối quý, kế toán căn cứ vào bảng kê, thẻ và sổ kế toán để lên nhật ký chứng từ,
bảng tổng hợp chi tiết rồi căn cứ vào đây lên sổ cái. Kế toán phải tính ra tổng phát
sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái rồi đối chiếu với số
liệu ở bảng tổng hợp chi tiết. Nếu khớp đúng thì kế toán căn cứ vào đó và bảng kê để
lập báo cáo tài chính.
Trong mọi trường hợp, số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản chỉ tập trung phản
ánh trên một nhật ký chứng từ và từ đó ghi vào sổ cái một lần vào cuối quý.
Nhật ký chứng từ phải mở từng tháng một, cuối mỗi tháng phải khóa sổ nhật ký
chứng từ cũ và mở sổ mới theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản.
2.1.7. Một số nguyên tắc kế toán áp dụng
- Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam Ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC.
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác
định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp Nhập trước xuất trước (FIFO).
- Khấu hao tài sản cố định theo phương thức đường thẳng.
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Niên độ kế toán được tính theo năm.
- Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được tính bằng việt nam đồng.
2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHHMTV vật tư đường sắt Đà
Nẵng
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu
Sản phẩm của công ty gồm có xi măng, sắt, thép… ngoài ra có bột đá, các sản phẩm
này phải qua nhiều công đoạn chế biến phức tạp và đòi hỏi phải có nhiều loại nguyên
vật liệu kết hợp nên nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng và phong phú. Những
loại vật liệu như: Sắt, thép, xi măng… là những loại vật liệu chính, thường có khối
lượng lớn và đa dạng. Hầu hết những nguyên liệu mua trong nước, có đặc điểm rời,
nặng và khối lượng trong mỗi lần nhập lớn nên đòi hỏi công tác quản lý trong quá
trình mua cũng như mức dự trữ tồn kho phải chặt chẽ và hợp lý tránh thất thoát và
ngưng trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngoài ra còn có rất nhiều các loại vật liệu phụ như: Vôi, sơn, màu, đinh…
2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
2.2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
Hiện nay nguyên vật liệu của công ty được phân loại như sau:
+ TK 1521: Nguyên vật liệu chính: Là loại vật liệu góp phần trực tiếp cấu thành
nên sản phẩm: xi măng, đá, gạch, sắt…
+ TK 1522: Vật liệu phụ: Gồm có: Vôi, sơn, màu, đinh…
SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 22

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

+ TK 1523: Nhiên liệu: Gồm có: Xăng, dầu, dầu hắc…
+ TK 1524: Phụ tùng thay thế: Là những vật liệu dùng để thay thế sửa chửa máy
móc thiết bị, các phương tiện vận tải.
2.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu
* Đối với nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu của công ty tăng chủ yếu do mua ngoài và giá thực tế của vật liệu
nhập kho bao gồm giá ghi trên hóa đơn cộng với các khoản chí phí liên quan và các
khoản thuế không hoàn lại trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng
mua hay hàng mua trả lại.
* Đối với nguyên vật liệu xuất kho
Khi xuất kho NVL để sản xuất, không lập phiếu xuất kho. Đến cuối tháng phòng
kế hoạch mới tổng hợp và ghi phiếu xuất kho. khi xuất kho nguyên vật liệu đơn vị sử

dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.
2.2.3. Quản lý nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm, và cũng
là yếu tố chi phí đầu vào chiếm một tỷ lệ chi phí lớn trong tổng giá thành sản phẩm.
Do vậy công tác bảo quản cũng như quản lý nguyên vật liệu tốt là vô cùng quan
trọng. Trong khi đó nguyên vật liệu dùng để sản xuất xi măng phần lớn là các loại
vật liệu không thể đo lường chính xác, do vậy nên công ty phải đảm bảo được nhu
cầu nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp
lý, đúng với kế hoạch sản xuất của công ty thông qua các chứng từ do công ty lập ra
để phán ánh tình hình phát sinh đó một cách cụ thể và có sự kiểm tra giám sát của
các phòng ban liên quan và được giám đốc đồng ý ký duyệt.
2.2.4. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.2.4.1. Kế toán tăng nguyên vật liệu
• Trình tự luân chuyển chứng từ
Nguyên vật liệu của công ty được cung cấp chủ yếu từ nguồn mua bên ngoài. Khi
nguyên vật liệu được chuyển đến công ty căn cứ vào hóa đơn GTGT, đơn đặt hàng,
hợp đồng mua hàng,…phòng kế hoạch vật tư sẽ tiến hành nhập kho.Tuy nhiên, trước
khi nhập kho phải được kiểm nghiệm và được phản ánh trên phiếu kiểm tra hàng hóa
mua vào. Nếu đúng chất lượng, số lượng, mẫu mã, chủng loại đã ghi trên hợp đồng
thì tiến hành nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên có đầy đủ chữ ký của
Thủ kho, thủ trưởng đơn vị, người giao hàng, phòng kế hoạch vật tư và kế toán
trưởng.
Liên 1 lưu tại phòng kế hoạch vật tư.

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 23

Lớp: KTTH1_11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

Liên 2 gởi kế toán thanh toán kẹp chứng từ có liên quan để theo dõi nợ phải trả người
bán.
Liên 3 chuyển cho thủ kho để làm căn cứ ghi vào thẻ kho sau đó gởi cho kế toán
công nợ vật tư .

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Mẫu số:01 GTKT3-3LL
Ký hiệu : PD/2012

Liên 2: Giao người mua
Ngày 07tháng 11 năm 2013
Số: NK/10/98
Đơn vị bán hàng: DNTN Anh Tuấn
Địa chỉ:
12A Hùng Vương, Quảng Ngãi
Điện thoại
0511.3822803 – Fax: 05113.561849 MST: 0400432621
Số tài khoản:
004 100 002178 – Vietcombank chi nhánh Đà Nẵng.
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị:
Công ty TNHHMTV vật tư dường sắt Đà Nẵng
Địa chỉ:
61 Nguyễn Văn Cừ, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

Số tài khoản:
Hình thức thanh toán:
MST: 0400383847
STT
Tên hàng hoá ĐVT
Số
Đơn
giá Thành
tiền
dịch vụ
lượng
(VNĐ)
(VNĐ)
1
2
3
4
5
6=4*5
01
Xi măng trắng
Tấn
25
1.600.000
40.000.000
02

Xi măng Coevco

Tấn


06

Thép buộc
Kg
Cộng tiền hàng

10

1.000.000

10.000.000

500

21.000

10.500.000
60.500.000

Thuế suất GTGT 10%
Tổng cộng tiền thanh toán

6.050.000
66.550.000

Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng y.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Khi hóa đơn và vật tư về đến công ty, nếu số lượng vật tư lớn thỳ Công ty sẽ lập ban
kiểm nghiệm vật tư để kiểm tra số vật tư được chuyển đến có đúng số lượng, quy
cách mẫu mã, chất lượng như hợp đồng đã ký và đúng với hóa đơn.
Đơn vị: Công ty TNHHMTV vật tư đường sắt Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 61, Nguyễn Văn Cừ, Phường Hòa Hiệp Bắc, TP Đà nẵng

SVTH:Đặng Thị Cẩm

Trang 24

Lớp: KTTH1_11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

BIÊN

GVHD: Th.S Hoàng Thị Duyên

BẢN

KIỂM

Mẫu số 05-VT
QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006
NGHIỆM

VẬT

Ngày 07 tháng

11 năm 2013
Căn cứ vào hóa đơn số NK/10/98 ngày 07 tháng 11 năm 2013
Của Công ty TNHHMTV vạt tư đường sắt Đà Nẵng
Biên bản kiểm nghiệm gồm:
Bà: Phan Thị Thúy Hằng
Chức vụ: Trưởng ban
Ông: Nguyễn Huy Hoàng
Chúc vụ: Thủ kho
Bà: Nguyễn Thị Bình
Chức vụ: Đại diện ban KCS
Đã tiến hành kiểm nghiệm vật tư sau:
STT

Tên nhãn hiệu vật tư,
hàng hóa, sản phẩm

ĐVT

1

Xi măng Trắng

Tấn

2


Xi măng Cosevco

3

Thép buộc

Theo
CT

Kết quả kiểm tra
SL đúng quy
cách

SL sai quy
định

25

25

0

Tấn

10

10

0


Kg

500

500

0

Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Nhập kho số lượng vật tư dã kiểm nghiệm đúng
quy cách và phẩm chất yêu cầu.
Uỷ viên ký

Ủy viên ký
(Ký, ghi rõ ho tên)

Trưởng
ban

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)
Biên bản này được lập thành 2 bản, 1 bản phòng KH- KT vật tư giữ để ghi vào sổ
theo dõi tknhf hình thực hiện hợp đồng, 1 bản giao cho phòng kế toán giữ làm căn cứ
ghi sổ và căn cứ thanh toán. Nếu có nguyên vật liệu không đúng cách, phẩm chất sẽ
lập biên bản để phòng cung ứng làm thủ tục khiếu nại với bên bán. Sau đó, trên cơ sở
hóa đơn GTGT hay hóa đơn của người bán, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm
nhận bộ phận cung ứng sẽ lập “ phiếu nhập kho’’ rồi giao cho thủ kho.

SVTH:Đặng Thị Cẩm


Trang 25

Lớp: KTTH1_11


×