Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân biệt từ ghép và từ láy tại trường tiểu học thị trấn thanh sơn huyện sơn động tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.65 KB, 65 trang )

---

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

VI THỊ PHƯỢNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC
PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THANH SƠN
– HUYỆN SƠN ĐỘNG – TỈNH BẮC GIANG

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cơ giáo
và các em học sinh Trường tiểu học thị trấn Thanh Sơn - Sơn Động - Bắc
Giang trong suốt quá trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực
nghiệm khóa luận này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Vũ Thị Tuyết người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên và giúp đỡ chúng
em hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân- những người đã tạo điều


kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hồn
thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Vi Thị Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................. 6
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 6
1.1.1. Một số vấn đề chung về từ láy ................................................................ 6
1.1.1.1. Khái niệm từ láy ................................................................................... 6
1.1.1.2. Phân loại từ láy..................................................................................... 9
1.1.1.3. Cấu tạo ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt............................................. 12
1.1.1.3.1. Từ láy phỏng thanh ......................................................................... 13
1.1.1.3.2. Từ láy sắc thái hóa .......................................................................... 13
1.1.1.3.3. Từ láy cách điệu .............................................................................. 15
1.1.1.4. Một số vấn đề cần quan tâm khi xem xét từ láy tiếng Việt ............... 16
1.1.2. Một số vấn đề chung về từ ghép ........................................................... 21
1.1.2.1. Khái niệm từ ghép .............................................................................. 21

1.1.2.2. Phân loại từ ghép ................................................................................ 22
1.1.2.2.1. Từ ghép đẳng lập ............................................................................. 22
1.1.2.2.2. Từ ghép chính phụ .......................................................................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 30
1.2.1. Tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu trong môn học tiếng
Việt bậc Tiểu học. ........................................................................................... 30


1.2.2. Chương trình dạy từ ghép và từ láy trong SGK tiếng Việt tiểu học ..... 31
1.2.3. Thưc trạng về việc dạy và học từ ghép và từ láy trong trường tiểu học
thị trấn Thanh Sơn- Sơn Động- Bắc Giang ..................................................... 33
1.2.3.1. Lí thuyết về từ láy và từ ghép trong sách giáo khoa. ......................... 33
1.2.3.2. Thực tế khả năng phân biệt từ ghép và từ láy của học sinh tại trường
tiểu học thị trấn Thanh Sơn- Sơn Động- Bắc Giang. ...................................... 33
1.2.3.3. Kết quả khảo sát khả năng phân biệt từ láy và từ ghép của học sinh tại
trường tiểu học thị trấn Thanh Sơn- Sơn động- Bắc Giang khi chưa được củng
cố kiến thức trong các giờ tăng buổi. .............................................................. 34
1.2.3.4. Một số khó khăn mà giáo viên và học sinh tại trường tiểu học thị trấn
Thanh Sơn thường gặp .................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC PHÂN
BIỆT TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY ....................................................................... 37
2.1. Sử dụng tiết dạy tăng cường để củng cố kiến thức được học trong chương
trình chính khóa............................................................................................... 37
2.1.1. Thiết kế tiết dạy củng cố kiến thức về từ láy ........................................ 37
2.1.2. Thiết kế tiết dạy củng cố kiến thức về từ ghép ..................................... 41
2.1.3. Thiết kế tiết dạy giúp học sinh phân biệt từ láy và từ ghép .................. 48
2.2. Một số mẹo luật giúp học sinh phân biệt từ ghép và từ láy ..................... 53
2.2.1. Căn cứ vào quy luật thanh điệu ............................................................. 53
2.2.2. Căn cứ vào ý nghĩa ............................................................................... 53
2.2.3. Căn cứ vào vị trí và tính hệ thống của các âm tiết trong từ láy và từ

ghép ................................................................................................................. 54
2.3. Thiết kế một số bài tập vận dụng kiến thức về từ láy và từ ghép ............ 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển
nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học
trên. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốn
kiến thức cần thiết. Mục tiêu mơn tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho các
em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh
kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Trong đó phân mơn Luyện từ và
câu là một trong những phân mơn quan trọng có ý nghĩa to lớn trong chương
trình tiểu học. Phân mơn này giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và
trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh
một số kĩ năng sử dụng các dấu câu. Nó cịn bồi dưỡng cho học sinh thói quen
dùng từ đúng, nói – viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong
giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh
Phân mơn “Luyện từ và câu” có nhiệm vụ cung cấp các kiến thức tiếng
Việt cho học sinh trong đó có kiến thức về từ. Từ trong tiếng Việt hết sức
phong phú, là kết quả của các phương thức cấu tạo khác nhau, gồm từ đơn và
từ phức. Trong từ phức có ghép và từ láy. Từ ghép và từ láy được phân chia
thành nhiều tiểu loại khác nhau. Vì vậy việc tìm hiểu từ ghép và từ láy trong
tiếng Việt là rất rộng.
Trong giao tiếp thông thường cả người phát tin và người nhận tin đều
cần phải nắm được từ, kiểu từ, sử dụng từ một cách chính xác thì việc giao
tiếp mới có hiệu quả. Nhất là đối với học sinh độ tuổi tiểu học, khi mà vốn từ
Tiếng Việt nói chung, vốn từ ngữ nói riêng ở các em cịn hạn chế thì những

kiến thức đó càng cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập,
giao tiếp. Vì vậy, từ trước đến nay việc day từ cho học sinh luôn được coi là

1


một nhiệm vụ quan trọng.
Trong thực tế, giáo viên tiểu học gặp nhiều khó khăn khi dạy phân mơn
Luyện từ và câu. Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học lại cấu trúc theo kiểu
đồng tâm mở rộng nên nếu không nắm được kiến thức ở lớp dưới, các em khó
tiếp thu được kiến thức mới ở lớp trên. Nếu giáo viên khơng nắm vững chúng
thì việc dạy bài “Từ ghép và từ láy” cho học sinh sẽ rất mơ hồ không rõ ràng.
Cũng như nhiều học sinh ở các trường Tiểu học nói chung, học sinh (kể cả
giáo viên) tại trường Tiểu học thị trấn Thanh Sơn nói riêng thường lúng túng
trong việc phân biệt đâu là từ láy và đâu là từ ghép .
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp
học sinh tiểu học phân biệt từ ghép và từ láy tại trường tiểu học thị trấn
Thanh Sơn – huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang” nhằm góp phần đưa ra
một số biện pháp cụ thể giúp học sinh tiểu học phân biệt từ ghép và từ láy một
cách hiệu quả.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt nói chung, từ ghép và từ láy nói riêng là
một đề tài lớn được đông đảo mọi người quan tâm. Đã có rất nhiều tác giả đã
đề cập đến từ ghép và từ láy. Ta có thể điểm qua một vài cuốn sách viết về từ
ghép và từ láy như sau: “Ngữ pháp tiếng Việt” của Diệp Quang Ban (chủ
biên), “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của GS.Đỗ Hữu Châu, “Vấn đề cấu tạo
từ của tiếng Việt hiện đại” của tác giả Hồ Lê… Trong cuốn sách “Ngữ pháp
tiếng Việt” tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra quan niệm về từ ghép, đặc
trưng của từ ghép và cách phân loại từ ghép về mặt ngữ nghĩa. Theo tác giả:
Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) từ tố và trong đó nhìn chung khơng có

hiện tượng “hịa phối ngữ âm tạo nghĩa” [1;43]. Về mặt ngữ pháp, từ ghép
chia thành hai nhóm lớn theo kiểu quan hệ giữa các từ tố: từ ghép đẳng lập và
từ ghép chính phụ. Trong hai nhóm này tác giả cịn chia ra các tiểu loại.

2


Cùng quan điểm với tác giả Diệp quang Ban, Hồ Lê trong “Vấn đề cấu
tạo từ của tiếng Việt hiện đại”, nhà xuất bản khoa học xã hội, 1976 cũng chia
từ ghép thành hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Tuy nhiên, ơng
đưa ra quan niệm về từ ghép cụ thể hơn: “từ ghép là một loại ngơn ngữ do
nhiều từ loại kết hợp lại có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ý
nghĩa”. Trong cuốn sách này tác giả còn đưa ra các phương thức ghép, đặc
trưng ngữ nghĩa của từ ghép và cấu tạo của từ ghép.
Các tác giả những cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt khi
xem xét từ láy đã đề cập đến mặt cấu tạo ngữ pháp. Trong cuốn “Ngữ pháp
tiếng Việt”, tác giả đã đề cập đến các khía cạnh sau của từ láy: phân biệt từ
láy với dạng lặp, phân loại từ láy, ý nghĩa của từ láy… Trong đó, các tác giả
đã coi “từ láy là những từ phức được tạo ra từ phương thức láy âm có tác
dụng tạo nghĩa” [2; 51] và phân loại từ láy dựa trên hai cơ sở:
1. Bậc láy (hay bước láy, thế hệ láy)
2. Số lượng tiếng láy: láy đôi, láy ba, láy tư
Khi xem xét từ láy ở mặt số lượng tiếng, ông chú ý: phải đề cập đến các
kiểu láy như láy toàn bộ, láy bộ phận, hiện tượng tách xen…
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, khi xem xét
từ láy, lại chú ý đến sự tham gia của âm và vần tiếng Việt trong việc tạo nên
từ láy. Ông đưa ra các số liệu: có 126/158 vần tham gia vào từ láy điệp vần,
15 phụ âm có thể xuất hiện ở âm tiết 1 trong từ láy điệp vần, 15 phụ âm
không xuất hiện từ láy điệp âm, 14 vần không xuất hiện ở âm tiết sau...
Trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, GS.Đỗ Hữu Châu chú ý đến tác

dụng về ngữ nghĩa của phương thức láy và lấy nhiều ví dụ minh họa. Ơng chỉ
ra một số trường hợp trung gian giữa từ láy và từ ghép, trung gian giữa từ láy
và từ đơn đa âm.
Bên cạnh đó, xuất hiện một số bài viết in trên các tạp chí có đề cập đến

3


các vấn đề từ láy ở Tiểu học như:
- Tác giả Lê Phương Nga với bài: “Về khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy
được dạy ở Tiểu học” in trên tạp chí Giáo dục Tiểu học (T/C GDTH) số 2 –
1996
- Tác giả Nguyễn Thị Lương với bài: “Trở lại vấn đề phân biệt từ đơn,
từ láy, cụm từ trong tiếng Việt” (T/C GDTH), số 5 – 1996
- Tác giả Hà Quang Năng với bài: “Khả năng nhận biết và sử dụng từ
láy, từ ghép ở Tiểu học” (T/C Ngơn ngữ và đời sống) số 10 - 2002
Ngồi ra cịn có các luận án, luận văn, khóa luận đề cập đến từ ghép và
từ láy về vấn đề phân biệt hai loại từ này:
+ “Cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa từ láy tiếng Việt (khảo sát trên các
bài đọc của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5)”. Khóa luận tốt nghiệp
đại học: chuyên ngành phương pháp dạy học tiếng Việt/ Trần Thị Hồng, Th.S
Nguyễn Thu Hương (Hướng dẫn khoa học), 2007.
+ “Cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ghép Tiếng Việt (Khảo sát qua
các bài tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt 4)”. Khóa luận tốt nghiệp đại học:
Chuyên ngành phương phap dạy học tiêng Việt/ Nguyễn Ngọc Hân, Th.S
Nguyễn Thu Hương (Hướng dẫn khoa học), 2007.
Như vậy có thể thấy chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống về các biện pháp giúp học sinh Tiểu học phân biệt từ ghép và từ láy. Vì
vậy, tơi thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân biệt
từ ghép và từ láy tại trường tiểu học thị trấn Thanh Sơn - Huyện Sơn Động

- Tỉnh Bắc Giang”, với mong muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé nâng cao
chất lượng dạy học và trau dồi kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về từ ghép, từ láy và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh
Tiểu học phân biệt từ ghép và từ láy

4


4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu: những biện pháp phân biệt từ ghép và từ láy
b, Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu một số biện pháp giúp học sinh phân
biệt từ ghép và từ láy tại trường tiểu học thị trấn Thanh Sơn- Sơn Động- Bắc
Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu khả năng phân biệt từ ghép và từ láy của học sinh tại trường
tiểu học thị trấn Thanh Sơn- Sơn Động - Bắc Giang.
- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nói chung và học sinh
ở trường tiểu học thị trấn Thanh Sơn nói riêng phân biệt từ ghép và từ láy
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp miêu tả.

5



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số vấn đề chung về từ láy
1.1.1.1. Khái niệm từ láy
Trong tiếng Việt một số phương thức tạo từ cơ bản, đó là phương thức từ
hóa hình vị, phương thức ghép và phương thức láy. Phương thức ghép tạo ra
các từ ghép, còn phương thức láy tạo ra các từ láy. Từ láy khác từ ghép chẳng
những về phương thức cấu tạo mà cịn về những đặc điểm riêng của nó cả ở
hình thức lẫn nội dung ý nghĩa.
Khi miêu tả về từ láy, các nhà ngôn ngữ đưa ra nhiều ý kiến, bên cạnh
những điểm giống nhau vẫn có những điểm khác nhau. Tham khảo cuốn “Từ
điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học”, Nguyễn Như Ý (chủ biên) [14] và
tổng hợp từ các tài liệu viết về từ láy thì có khoảng 40 định nghĩa về từ láy.
Chúng ta xem xét một số định nghĩa sau:
- Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương
thức lặp lại tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (…) của một hình vị hay
đơn vị có nghĩa [10; 41].
- Từ láy là từ gồm hai hình vị láy âm với nhau, trong đó có một hình vị
có thể tách ra làm thành các từ đơn [8; 68]
- Từ láy đều là từ có hai tiếng (...), từ láy được cấu tạo theo phương thức
phối hợp ngữ âm [13; 52].
- Từ láy là những cụm từ cố định được hình thành do sự lặp lại hồn tồn
hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có [12; 91].
Các định nghĩa trên đã thể hiện hai cách nhìn khác nhau về từ láy:
+ Từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại tiếng gốc có nghĩa.

6



+ Từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan
hệ ngữ âm giữa các thành tố
Cách nhìn thứ nhất chỉ mới lí giải được các từ láy xác định được tiếng
gốc. Bên cạnh đó cịn những từ láy khơng xác định được tiếng gốc hoặc
những từ có sự lặp lại một bộ phận ngữ âm nhưng vốn được tạo ra từ phương
thức ghép.
Cách nhìn thứ hai lại khơng có tác dụng giúp ta thấy được những nét
độc đáo về mặt ngữ nghĩa của kiểu cấu tạo từ độc đáo này, không thấy
được nét riêng của dân tộc ta trong việc sáng tạo những từ ngữ mới nhằm
định danh sự vật mới một cách tiết kiệm mà lại có khả năng miêu tả sinh
động, biểu cảm nhất.
Từ láy là một loại từ vựng tiếng Việt (từ tiếng Việt bao gồm: từ đơn, từ
ghép và từ láy). Nó mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của từ:
+ Là một khối thống nhất hoàn chỉnh của hình thức và nội dung
+ Mang tính có sẵn
+ Cố định – bắt buộc
+ Là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp tạo câu
Như vậy, những ý kiến cho rằng: Từ láy “là những cụm từ cố định” là
chưa thỏa đáng vì đã vi phạm đặc điểm: là đơn vị nhỏ nhất tạo câu.
Từ láy xét về mặt số lượng hình vị được chia thành: Từ láy đôi, từ láy
ba, từ láy tư. Nhận định “từ láy đều là từ hai tiếng” vơ hình chung đã bỏ qua
việc xem xét các từ láy ba, từ láy tư. Xếp các từ láy ba, từ láy tư vào “dạng
láy” là khiên cưỡng vì chúng đều là kết quả của cơ chế láy.
Trong từ láy, phần lớn là từ láy mà một tiếng có nghĩa. Nhưng cho rằng:
“Từ láy là từ gồm hai hình vị láy với nhau trong đó có một hình vị có thể tách
ra thành các từ đơn” thì sẽ khơng thừa nhận các từ láy phỏng thanh và từ láy
cách điệu.

7



Còn với ý hiểu: Từ láy là loại từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp
được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm đã đồng nhất các từ
Hán Việt như: khuyến khích, hiền hậu, hài hịa, hịa hợp, phong phú… các từ
ghép có mặt ngữ âm ngẫu nhiên trùng lặp như: hoa hồng, cá cơm, hốt
hoảng… vào từ láy.
Tất nhiên, những ý kiến nêu trên được đưa ra phải có những cơ sở nhất
định. Nhưng quan điểm phải xem xét láy như là một cơ chế tức là xem xét láy
với tư cách như là một biện pháp cấu tạo từ theo những quy tắc nhất định
đồng thời xem xét từ láy như là một hệ quả của q trình ấy, có những đặc
điểm riêng về cấu trúc và ngữ nghĩa- nhận được nhiều sự đồng tình hơn cả.
Cách nhìn này đã chú ý đến cả mặt âm và mặt nghĩa của từ láy, coi từ láy là
một kiểu từ tiêu biểu đặc sắc của tiếng Việt. Theo Giáo sư Hồng Tuệ: “Láy
có lẽ chớ nên xem là “có quan hệ ngữ âm” giữa các âm tiết một cách chung
chung mà nên hiểu láy là một sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng
của các âm tiết, đó là sự hịa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” [7; 23].
Tác giả Hồng Văn Hành trong lời nói đầu của cuốn “Từ điển Từ láy
tiếng Việt”, đã đưa ra định nghĩa: “Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu
tố tương ứng của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng hóa” [5; 6]. Phi Tuyết
Hinh trong bài viết “Từ láy và sự biểu trưng ngữ âm” đã cho đây là “một cách
nhìn tinh tế, phù hợp với đặc điểm của lớp từ này và gần gũi với ngữ âm của
tiếng Việt”.
Từ láy chính là sự hịa phối giữa ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa. Sự
hòa phối ngữ âm biểu hiện ở hai quy tắc: quy tắc điệp và quy tắc đối. Điệp là
sự lặp lại, sự đồng nhất về âm (về nghĩa), đối là sự sai khác, sự dị biệt về âm
(về nghĩa). Hai quy tắc này có quan hệ rằng buộc, chi phối lẫn nhau. Tác dụng
biểu trưng hóa thể hiện ở ba mức độ:
- Biểu trưng hóa ngữ âm đơn giản


8


- Biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu
- Vừa biểu trưng hóa ngữ âm, vừa chuyên hóa về nghĩa
Cách hiểu này loại bỏ được các từ trùng lặp về mặt ngữ âm một cách
ngẫu nhiên đồng thời giữ lại được các từ láy khó xác định tiếng gốc và nói lên
được giá trị gợi tả, biểu cảm của từ láy.
Ngôn ngữ luôn vận động và thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Trong
q trình đó, một số từ ghép có dạng láy và những từ láy chân chính đã hịa
lẫn vào nhau mà ngay cả những nhà ngơn ngữ học cũng khó phân biệt được
chúng trong nhiều trường hợp.
Vì vậy, chúng tơi đưa ra cách hiểu chung nhất về từ láy như sau: Từ láy
là những từ gồm hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác
dụng tạo nghĩa.
1.1.1.2. Phân loại từ láy
Căn cứ vào số lượng âm tiết trong từ láy, từ láy được chia thành các
loại sau:
a. Láy đôi
Từ láy đôi là từ láy gồm hai tiếng. Đây là loại từ láy chiếm số lượng
nhiều nhất. Tùy theo kết quả của phương thức láy có hình thức ngữ âm giống
nhau như âm tiết của hình vị cơ sở ở phụ âm đầu hoặc vần mà ta chia từ láy
đôi ra làm hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* Láy tồn bộ
Láy tồn bộ khơng phải là sự lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn mà
là sự lặp lại âm thanh có biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng. Nên từ
láy toàn bộ bao gồm các tiểu loại sau:
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng chỉ khác nhau về trong âm
Ví dụ: Hao hao, xanh xanh, chiều chiều..
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt về thanh điệu


9


Ví dụ: Trăng trắng, nhơ nhớ, nằng nặng,…
- Từ láy tồn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở âm cuối
Ví dụ: Săm sắp, anh ách, tưng tức,…
Sự biến đổi âm cuối tuân theo quy tắc: từ p chuyển sang m, từ ch chuyển
sang nh, từ c chuyển sang ng, từ t chuyển sang n.
Nhóm biến thanh và biến âm cuối: Nếu hình vị có âm cuối là âm tắc thì
khi láy nó sẽ biến thành âm mũi vang và theo ngun tắc cùng cặp
Mơi

Đầu lưỡi

Tắc

p

t

k

c

Mũi vang

m

n


ng

nh

Vị trí

Gốc lưỡi

phát âm
Phương thức
phát âm

Ví dụ: Tắp

Tăm Tắp

Tốt

Tơn tốt

Khác

Khang khác

Sấp

Sâm sấp

Vắt


Văn vắt

Biếc

Biêng biếc

Sạch

Sành sạch

Khép

Khem khép

Mát

Man mát

* Láy bộ phận
Từ láy bộ phận là những từ láy có bộ phận âm tiết được giữ lại. Đây là
loại từ láy có số lượng nhiều nhất trong từ láy đôi cũng như là trong từ láy
tiếng Việt. Căn cứ vào thành phần của âm tiết được giữ lại, người ta chia
thành từ láy âm và từ láy vần
- Từ láy âm
Từ láy âm là từ láy có âm đầu trùng lặp và có phần khác biệt ở tiếng gốc
và tiếng láy.

10



Ví dụ: Xấu xí, ngơ nghê, ngờ nghệch,…
- Từ láy vần
Từ láy vần là từ có phần vần trùng lặp và có phần âm khác biệt ở tiếng
gốc tiếng gốc và tiếng láy.
Ví dụ: Lom khom, lừng khừng, bờm xờm,…
Từ láy vần có số lượng ít hơn so với từ láy âm. Ở loại láy vần người ta
dựa vào hình vị cơ sở để chia từ láy vần ra làm hai loại:
+ Tiếng gốc đứng trước, tiếng láy đứng sau: Tham lam, thiêng liêng, co
ro, thè lè, khóc lóc,…
+ Tiếng gốc đứng sau, tiếng láy đứng trước: Lom khom, lờ mờ, lềnh
bềnh,…
Trong kiểu láy này cần lưu ý một số điểm sau:
• /l/ có thể đi với hầu hết các âm khác. Ví dụ:
/l/ ở tiếng trước: lơng bơng, lấc cấc, lò dò, lao đao,…
/l/ ở tiếng sau: cheo leo, thu lu, khéo léo, xởi lởi,…
+ Chấp nhận việc thêm hoặc bớt âm đệm:
Ví dụ: Bâng khuâng, băn khoăn, lanh quanh, lẩn quẩn,…
+ Tồn tại một số từ không tuân theo quy luật biến thanh:
Ví dụ: Chói lọi, tùm lum, bờm xờm,…
b. Láy ba
Phương thức láy tác động vào một hình vị có một âm tiết, cho ta một từ
láy có ba âm tiết gọi là từ láy ba.
Theo GS. Nguyễn Tài Cẩn, từ láy ba trong từ vựng tiếng Việt chỉ có
khoảng 40 từ [11]. Đây là loại từ láy chiếm số lượng ít nhất trong từ láy.
Từ láy ba thường là từ láy tồn bộ (chỉ có một số ít là láy vần: lơ tơ mơ,
lù tù mù…) trong đó tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba phải đối lập nhau về thanh
điệu hoặc âm vực, tiếng thứ hai mang thanh bằng.

11



Ví dụ: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, dửng dừng dưng…
c. Láy tư
Do phương thức láy tác động vào những từ láy đơi mà có, cho ta một từ
láy bốn âm tiết- gọi là từ láy tư.
Phần lớn từ láy tư có phần gốc là một từ láy đơi, một số ít có phần gốc
là từ ghép.
Ví dụ: Xanh xanh xao xao, cười cười nói nói…
Từ láy tư thường có các kiểu cấu tạo sau:
- Láy bằng biến thanh
Ví dụ: Dưng dửng dừng dưng, không khổng khồng không…
- Láy bằng tách xen và láy tồn bộ
Ví dụ: Vội vội vàng vàng, mếu mếu máo máo…
- Láy qua a, à hoặc ơ:
Ví dụ: Cục cà cục cằn, ngớ nga ngớ ngẩn, hớt hơ hớt hải…
1.1.1.3. Cấu tạo ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt
Dựa vào cơ sở ngữ nghĩa, có nhiều quan điểm để phân loại từ láy:
Hoàng Tuệ căn cứ vào sự tương quan âm – nghĩa. Đỗ Hữu Châu lấy tính “đột
biến” hay “sắc thái hóa”, Hồng Văn Hành dựa vào đặc điểm của hình thái
biểu trưng hóa ngữ âm từ … Tuy vậy, khi phân tích, miêu tả từng loại cụ thể
thì các cách phân chia này khá phức tạp và ranh giới giữa các nhóm từ lại
thiếu rõ ràng.
Chúng tôi xin đưa ra cách phân chia được nhiều người chấp nhận và có
tính đến các u cầu sau:
- Mối tương quan âm nghĩa trong từ láy
- Vai trị ngữ nghĩa của tiếng gốc và khn vần
- Khả năng làm bộc lộ nghĩa hay giá trị ngữ nghĩa của các kiểu từ láy
khác nhau.


12


Như vậy từ láy tiếng Việt được chia thành ba nhóm như sau:
1.1.1.3.1. Từ láy phỏng thanh
Từ láy phỏng thanh là từ láy trong đó các tiếng được hình thành và được
ghép lại dựa vào sự mô phỏng âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thực
tế. Cụ thể hơn, đó là sự nhại lại âm thanh của đối tượng: oa oa, gâu gâu, xình
xịch,… hay dựa vào mơ phỏng âm thanh để định danh cho đối tượng: (con)
bìm bịp, (chim) tu hú, (xe) cút kít,…
Tác giả Nguyễn Thị Hai [9] đã dựa vào 3 căn cứ:
1. Nguồn gốc và cách thức phát ra âm thanh
2. Những đặc trưng vật lí của âm thanh
3. Sự đánh giá của khách thể.
Từ đó chia từ láy phỏng thanh thành các loại:
Từ căn cứ thứ nhất, từ láy phỏng thanh được chia thành:
I) Những từ láy có nguồn gốc âm thanh từ người và con vật
II) Những từ láy có nguồn gốc âm thanh từ vật và hiện tượng
III) Những từ láy có nguồn gốc âm thanh từ cả người, vật và hiện tượng
Từ căn cứ thứ hai, từ láy phỏng thanh được chia thành:
I ) Nhóm âm to- nhỏ
II ) Nhóm âm cao- thấp
III )Nhóm từ nhịp nhàng- khơng nhịp nhàng
Từ căn cứ thứ ba, từ láy phỏng thanh được chia thành:
I ) Nhóm được đánh giá tốt
II ) Loại được đánh giá trung hịa
III ) loại được đánh giá khơng tốt
Trong mỗi loại tác giả lại chia tiếp thành các dạng, kiểu. Tuy vậy, kiểu
phân chia hai tỏ ra đơn giản và phù hợp hơn với đối tượng là học sinh tiểu học.
1.1.1.3.2. Từ láy sắc thái hóa


13


Từ láy sắc thái hóa là những từ trong đó một tiếng gốc và một hoặc hơn
một tiếng láy. Yếu tố gốc chi phối nghĩa của toàn bộ từ láy, yếu tố cịn lại có
tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho từ láy khác với phần
gốc của nó đứng một mình và khác có cùng yếu tố gốc.
Ví dụ: So sánh “bối rối” với rối, rối ren, rối rắm, rối rít,…, “dễ dàng”
với dễ, dễ dãi, dễ dễ,…
Xét về mặt phạm vi biểu vật của từ láy so với tiếng gốc, có hai dạng sắc
thái của từ láy:
a . Từ láy diễn đạt nghĩa phi cá thể hóa:
Từ láy phi cá thể hóa là những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật
rộng hơn so với tiếng gốc
Ví dụ: Chim chóc, máy móc, tang tóc, chết chóc, người ngợm,…
b . Từ láy diễn đạt nghĩa cụ thể hóa
Từ láy cụ thể hóa là những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật hẹp
hơn so với tiếng gốc
Ví dụ: Lung lay, luẩn quẩn, dễ dàng, dễ dãi, rối ren, tỉa tót,…
Có thể nêu ra một số mơ hình ngữ nghĩa tương đối thuần nhất của một
số kiểu láy:
- Kiểu láy toàn bộ
• Với những từ láy vần
+ Tiếng gốc là tính từ, tiếng láy mang thanh bằng thì thường diễn đạt
tính chất hoặc đặc điểm mang ý nghĩa giảm nhẹ.
Ví dụ: Kha khá, tơn tốt, in ít,…
+ Tiếng gốc là tính từ, tiếng láy mang thanh trắc thì thì thường diễn đạt
tính chất hoặc đặc điểm có cường độ gia tăng.
Ví dụ: Cỏn con, tẻo teo, tí tị tì ti,…

+ Tiếng gốc là động từ thường diễn đạt các hành động lặp đi lặp lại một

14


cách đều đặn và kèm với quá trình lặp lại đó, cường độ của hành động mang
tính giảm nhẹ.
Ví dụ: Gật gật, lắc lắc, rung rung, cười cười,…
+ Tiếng gốc là danh từ, thường diễn đạt sự lặp đi lắp lại các sự kiện,
hiện tượng, sự vật,… cùng tính chất.
Ví dụ: Ngày ngày, chiều chiều, đêm đêm,…
- Kiểu láy bộ phận
• Với những từ láy âm
+ Từ láy âm mà tiếng láy có vần “ăn” thường diễn tả một tính chất đạt
chuẩn mực.
Ví dụ: Vng vắn, trịn trặn, đầy đặn, ngay ngắn,…
+ Từ láy âm mà tiếng láy ở trước tiếng có vần “uc” diễn tả dao động
theo chiều ngang một quãng ngắn.
Ví dụ: Lúc lắc, nhúc nhích, ngúc ngắc,…
+ Từ láy mà tiếng láy ở sau có vần “iếc” có ý nghĩa phi cá thể kèm theo
thái độ phủ định giá trị thực của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Áo iếc, chăn chiếc, bàn biếc, sách siếc,…
• Với những từ láy vần
+ Từ láy vần mang khuôn vần i thường thể hiện sự nhỏ bé, yếu ớt, ít,
nhẹ, thầm kín, ấm ức, tắc nghẽn.
Ví dụ: Ti hí, ri rỉ, li ti, chi li,…
+ Từ láy mang khuôn vần eo thường biểu hiện cho sự yếu ớt, nhỏ, mềm.
Ví dụ: Léo khéo, lèo tèo, lẽo đẽo, nhèo nhẹo,…
Có thể nói, đây là kết quả của sự cảm nhận từ những người nói tiếng mẹ
đẻ, đúc rút, tổng kết mang tính kinh nghiệm của các nhà ngơn ngữ học chứ

chưa có được những căn cứ đáng tin cậy mang tính khoa học.
1.1.1.3.3. Từ láy cách điệu

15


Từ láy cách điệu là từ láy không chứa các bộ phận cịn đủ rõ nghĩa từ
vựng hoặc vần có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhưng nó
khơng cịn tác dụng làm cơ sở nghĩa của toàn từ nữa. Loại từ này chiếm số
lượng khá lớn trong từ láy tiếng Việt.
Ví dụ: Bâng khuâng, lững thững, đủng đỉnh, thướt tha,…
Tác giả Diệp Quang Ban cho rằng: “Từ láy cách điệu là kiểu từ láy
thuần khiết nhất, xứng đáng với vai trò là kiểu tiêu biểu của tồn bộ cơ chế
láy- một cơ chế lấy sự hịa phối ngữ âm tạo ý nghĩa biểu trưng (ý nghĩa “ấn
tượng”) làm cơ sở [1;56]
Cũng giống như từ láy sắc thái hóa, nhiều người đã cố gắng mơ hình
hóa nghĩa của kiểu từ láy này.
- Cặp vần ấp - ênh: Diễn tả sự không bằng phẳng, không ổn định, không
đều đặn. Ví dụ : Bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, bập bềnh,…
- Cặp âm l - kh: Diễn tả sự chậm chạp, khơng dứt khốt. Ví dụ : Lù khù,
lụ khụ, lừng khừng, lờ khờ,…
1.1.1.4. Một số vấn đề cần quan tâm khi xem xét từ láy tiếng Việt
a, Từ láy và dạng láy
Khơng ít nhà ngơn ngữ ngơn ngữ học đã đưa ra khái niệm dạng láy và
phân biệt từ láy với dạng láy: Diệp Quang Ban, Nguyễn Hữu Quỳnh,
UBKHXH…
Trong đó, các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” , UBKHXH,… đã chỉ
ra khá cụ thể các dạng láy:
- Dạng láy từ một tiếng:
+ Dạng láy hai tiếng: Người người (láy tồn bộ khơng biến đổi), tim tím

(láy bộ phận thanh biến đổi)
+ Dạng láy ba tiếng:
• Láy tồn bộ: Vui vui vui, nhớ nhớ nhớ,…

16


• Láy bộ phận: Cỏn cịn con, tí tì tỉ,… (có phối hợp ngữ âm nhưng chỉ
về âm thanh)
• Dạng láy có kết hợp về trợ từ: Vui vui là, những sách là sách, những
người là người,…
- Từ láy hai tiếng
+ Dạng láy tồn bộ: Cười cười nói nói, vội vội vàng vàng,…
+ Dạng láy có phối hợp ngữ âm: Đủng đà đủng đỉnh, củ mỉ cù mì, hớt
hơ hớt hải,…
+ Dạng láy bộ phận có phối hợp ngữ âm trong đó có giữ nguyên dạng
hai tiếng của một kiểu từ ghép đổi thanh dạng láy ba tiếng: Thơm phưng phức
(thơm phức), đen sì sì (đen sì),….
- Láy từ một tiếng và láy từ hai tiếng có dạng láy đặc biệt với “iếc”,
“ang”, “ung” ở cuối dạng láy. Ví dụ: Học hiếc, sách siếc, hoa tai hoa tung,
đàn ông, đàn ang,…
Theo ý kiến của giáo sư Đỗ Hữu Châu: các tác giả tán thành sự phân
biệt từ láy và dạng láy của từ thực ra cũng chưa đưa ra được những căn cứ rõ
rệt để phân định, chưa có một ý kiến nào đủ sức thuyết phục lí do tại sao phải
tách những trường hợp trên riêng ra thành dạng láy, do đó khó lịng phân biệt
được khi nào là từ láy, khi nào là dạng láy của từ. Nếu cố chấp nhận sự phân
biệt từ láy và dạng láy thì điều đó cũng khơng giúp ích gì thêm cho sự miêu tả
tiếng Việt. Đó là những sự chấp nhận cục bộ, thêm bớt một phạm trù cục bộ
thường không ảnh hưởng gì đáng kể đến tồn bộ đặc điểm của đối tượng đang
quan sát, nó có thể che lấp những cái chung hơn, bản chất hơn của đối tượng

và gây ra sự rắc rối khơng đáng có.
Hơn nữa đối với học sinh tiểu học do nhận thức của các em chưa cao,
nếu có sự phân biệt từ láy và dạng láy như trên thì các em cũng khó có thể
nhận thức được và sẽ quá với khả năng của các em.

17


Và theo quan điểm của chúng tôi:
1. Các từ láy không xác định được tiếng gốc nghiễm nhiên là từ láy, tất
cả các trường hợp láy từ một từ thì đều được coi là từ láy:
- Từ một từ đơn: Người người (người), chiều chiều (chiều), sung sướng
(sướng), khéo léo (khéo), sách siếc (sách),…
- Từ một từ ghép: Cười cười nói nói (cười nói), trùng trùng điệp
điệp(trùng điệp), đàn ơng đàn ang (đàn ông),…
- Từ một từ láy: Hớt hơ hớt hải (hớt hải), đủng đà đủng đỉnh (đủng
đỉnh), dửng dừng dung (dửng dung), khệnh khệnh khạng khạng (khệnh
khạng),…
2. Các trường hợp sau:
- Thứ nhất: Vui vui là, nhớ nhớ là, hay hay là,..
- Thứ hai: Ngoan thật là ngoan, những người là người, thương thế là
thương,…
- Thứ ba: Béo múp béo míp, khóc nức khóc nở, khen rối khen rít,…
Chúng tơi coi đây là các ngữ:
Trường hợp thứ nhất: Từ láy + trợ từ; trường hợp thứ hai: Từ đơn+ trợ
từ đơn; trường hợp thứ ba: Từ đơn + từ láy kết hợp với quy tắc đối- điệp hoặc
tách- xen.
Với trường hợp thứ ba, chúng còn tồn tại ở dạng khác là các ngữ động
từ, ngữ tính từ,… như: Khóc nức nở, khen rối rít, run lẩy bẩy, dài lê thê,…
b, Từ láy và từ ghép

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 39 đã chỉ ra như sau:
1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép
M: Tình thương, thương mến.
2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần)
giống nhau. Đó là từ ghép:

18


M: Săn sóc, khéo léo, ln ln.
Như vậy cả từ ghép và từ láy đều là những từ có từ hai tiếng trở lên. Từ láy
là sản phẩm của phương thức láy, từ ghép là sản phẩm của phương thức ghép.
Từ láy bao gồm hai tiếng trở lên nhưng chỉ có một tiếng có nghĩa (trừ
các trường hợp khơng xác định được tiếng có nghĩa hoặc một số từ láy tư có
dạng AABB: Cười cười nói nói, nghiêng nghiêng ngả ngả,…); cịn trong từ
ghép thì các tiếng thành phần đều có nghĩa.
Từ láy đơi chiếm số lượng nhiều nhất bên cạnh các từ láy ba, từ láy tư
(ví dụ: Ăn năn, hối hả, nhanh nhanh, sạch sành sanh, ngớ nga ngớ ngẩn,…)
Đối với từ ghép thì từ ghép gồm hai tiếng cũng chiếm số lượng nhiều
nhất nhưng cũng tồn tại những từ ghép ba hoặc bốn tiếng (ví dụ: các mè, đồng
ruộng, hợp tác xã, vơ tuyến truyền hình, bách hóa tổng hợp,…)
Khi xem xét từ láy hoặc từ ghép cần lưu ý những trường hợp sau trong
từ vựng tiếng Việt:
1. Tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ.hoa huệ,
cá cảnh, cá cơm, cái cân, cây cỏ,…
2. Bình minh, chí khí, hào hiệp, hoan hỉ, hữu hạn,bao biện, hịa hợp,…
Đó đều là các từ ghép. Quan hệ giữa các tiếng trong những từ trên là
quan hệ về nghĩa. Sự giống nhau về hình thức ngữ âm của các tiếng trong
những từ trên chỉ là ngẫu nhiên. Trường hợp một là những từ ghép thuần Việt.
Trường hợp hai là những từ ghép Hán Việt.

Như vậy ngoài sự giống nhau thì giữa từ láy và từ ghép có những điểm
khác biệt và cần chú ý một số trường hợp dễ nhầm lẫn. Nhận biết và phân biệt
từ láy và từ ghép rất cần thiết cho công tác giảng dạy sau này nhất là với việc
cung cấp, mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học.
c, Các từ láy đặc biệt

19


Thứ nhất: Cây cối, đất đai, chim chóc, chùa chiền, gậy gộc, tuổi tác,
mùa màng, thịt thà,…
Mỗi từ trên đều có một tiếng có nghĩa làm gốc và một tiếng vô nghĩa láy
lại phụ âm đầu của tiếng gốc. Nhưng những tiếng bị coi là vô nghĩa: đai,
chiền, tác… xưa kia vốn có nghĩa tương tự tiếng gốc. Một số nhà ngôn ngữ
học coi đây là những từ ghép tổng hợp. Nhưng đứng trên quan điểm đồng đại,
sự nhìn nhận của số đông người Việt, khả năng nhận thức của học sinh tiểu
học chúng tôi coi đây là những từ láy, cụ thể là những từ láy âm.
Thứ hai: Cong queo, cuống quýt, công kênh, cập kênh,…
Mặc dù, trên chữ viết, phụ âm đầu được viết giống nhau. Nhưng đây
đều là những từ láy có chung phụ âm đầu là /k/ (cờ). Trên chữ viết, âm /k/
được viết thành ba chữ cái khác nhau là k (ca), c (cờ), q (cu).
Thứ ba: Êm ả, êm ái, ấm áp, ấm ức, ầm ĩ. ỉ ôi, inh ỏi,…
Mỗi tiếng trong các trường hợp trên đều có phụ âm đầu là âm tắc thanh
hầu. Phụ âm này không được biểu diễn trên chữ viết. Một số ý kiến không
thừa nhận sự tồn tại của âm tắc thanh hầu thì đây là những từ cùng khuyết phụ
âm đầu nên vẫn có điểm chung về hình thức cấu tạo ngữ âm. Vì vậy nhìn từ
góc độ nào thì đây cũng vẫn là những từ láy âm.
Thứ tư: Khang khác, thinh thích, nằng nặng, thoăn thoắt, sằng sặc,…
Trong mỗi từ nói trên đều có một tiếng làm gốc. Tiếng cịn lại có sự
biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối so với tiếng gốc. Sự biến đổi tuân theo

quy luật:
- Về thanh điệu: Thanh sắc chuyển sang thanh ngang
- Về âm cuối: p chuyển sang m, t chuyển sang n, c chuyển sang ng, ch
chuyển sang nh.
Sự biến đổi trên là không lớn, lại diễn ra theo quy tắc nhất định, do đó
có thể xếp các từ trên vào nhóm từ láy tiếng.

20


Trong quá trình dạy học người giáo viên tiểu học cũng cần nắm rõ các
trường hợp trên để giải đáp thắc mắc, giúp các em hiểu đúng và hiểu rõ hơn
về từ láy.
1.1.2. Một số vấn đề chung về từ ghép
1.1.2.1. Khái niệm từ ghép
Xung quanh vấn đề từ ghép có rất nhiều quan điểm và đánh giá khác
nhau. Mỗi tác giả nghiên cứu về vấn đề này đều đưa ra những quan điểm
riêng, từ đó dẫn tới việc tồn tại nhiều định nghĩa, khái niệm về từ ghép. Trong
phạm vi đề tài này người viết chỉ đưa ra một số định nghĩa, của một số tác giả
được in trong giáo trình sư phạm.
- Định nghĩa của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thưng – Ngữ pháp tiếng
Việt: “Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) từ tố và trong đó nhìn chung
khơng có hiện tượng hịa phối ngữ âm tạo nghĩa” [2;43]
- Trong “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” của Hồ Lê, tác giả
đã có định nghĩa cụ thể: “Từ ghép là một loại đơn vị ngơn ngữ do nhiều từ tố
kết hợp lại có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ý nghĩa” [8;54]
- Từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ở tiểu học được định nghĩa
một cách đơn giản “Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép”
[trang 39]
- Trong Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội, từ ghép được

định nghĩa như sau: “Là những từ được cấu tạo theo phương thức phối hợp
ngữ nghĩa giữa hai tiếng được dùng làm yếu tố cấu tạo”[16; 47]
- Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt:“Từ ghép được tạo ra từ phương pháp ghép hình vị, do sự kết hợp hai
hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng lẻ, độc lập đối với
nhau” [3; 54].
Ví dụ:

21


×