Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

khóa luận tốt nghiệp Tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa hồ chí minh và sự vận dụng vào xây dựng nền văn hóa mới việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.24 KB, 86 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ XX kết thúc, để lại đằng sau nó biết bao biến cố lịch sử hùng
tráng và bi thương. Cũng chính thế kỉ XX đầy bão táp cách mạng đã sản sinh
ra “những người khổng lồ”, có thể làm thay đổi bộ mặt và diện mạo của toàn
thế giới. Tạp chí Thời đại (Mĩ) qua quá trình chọn lọc nghiêm ngặt đã công bố
danh sách 20 vĩ nhân có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh
được xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách trên. Trước đó, năm 1990, tổ chức
UNESCO đã suy tôn Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh
nhân văn hóa kiệt xuất.
Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tư tưởng vô
cùng sâu sắc, vĩ đại và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đó “một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại…Tư tưởng
Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi,
là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”1.
Hồ Chí Minh là hiện thân sinh động của cách mạng Việt Nam và cũng
là biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Văn hóa Hồ Chí Minh là sự chắt lọc
truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, tích hợp giá trị của mọi nền văn hóa
Đông- Tây, kim cổ. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định: “Xây dựng
kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền
tảng tinh thần xã hội”. Do vậy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa có vai trò rất quan trọng. Và đây cũng chính là việc quay trở lại với tư
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000,
tr.83-84

1



tưởng Hồ Chí Minh, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, việc mở rộng các quan hệ giao
lưu, hợp tác về văn hóa đang là một thời cơ để để văn hóa Việt Nam tiếp nhận
những thành tựu mới của văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn
hóa dân tộc mình, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới. Tuy nhiên,
mặt trái của xu thế toàn cầu hóa trên sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn
hóa dân tộc nếu chúng ta không có chiến lược văn hóa đúng đắn. Muốn bảo
vệ nền văn hóa dân tộc thì cần phải gắn liền với nâng cao dân trí, bồi dưỡng
tinh thần nhân dân để nền văn hóa nước ta có sức đề kháng với mọi ảnh
hưởng theo chiều nghịch của xu thế toàn cầu hóa.
Không những thế, một số thế lực thù địch đang lợi dụng giao lưu văn
hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”, chúng thông qua cái gọi là văn hóa đại
chúng, văn hóa nghe - nhìn làm cho thế hệ trẻ ngày càng xa rời cốt cách, lối
sống, tâm hồn dân tộc, chạy theo các phản giá trị, để từ tự diễn biến văn hóa
đến tự diễn biến chính trị. Vì vậy, trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh, phương
pháp để bảo về nền văn hóa dân tộc đó là xây dựng nền văn hóa phục vụ nhân
dân chân chính, hướng nhân dân đến các giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp để
chống lại sự thẩm thấu độc hại của văn hóa ngoại lai.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Tính nhân dân trong tư
tưởng văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào xây dựng nền văn hóa
mới Việt Nam hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của khóa luận
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới nói
chung và đặc tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh nói riêng
cho đến nay đã có nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu trong
nước và nước ngoài đề cập đến. Trong đó tiêu biểu là các công trình sau:

2



- GS. Song Thành: “Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Tác giả khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà văn
hóa kiệt xuất và đưa ra những tư tưởng lớn của Người về văn hóa. Trong đó,
tác giả nghiên cứu khá kĩ về 3 tính chất của văn hóa trong Tư tưởng Hồ Chí
Minh và đi tới khẳng định các tính chất ấy đang ngày càng thấm sâu vào hoạt
động văn hóa nước nhà.
- TS. Bùi Đình Phong: “Đỉnh cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa”,
Nxb Lao động, Hà Nội, 2001. Cuốn sách gồm nhiều bài viết của tác giả về tư
tưởng văn hóa Hồ Chí Minh bao gồm cả những nghiên cứu sâu sắc về tính
chất của nền văn hóa mới Việt Nam.
- TS. Bùi Đình Phong (chủ biên): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nền văn hóa mới Việt Nam”, Nxb Lao động, H. 2001. Các tác giả đã nghiên
cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn
hóa mới Việt Nam trong đó có tính chất của nền văn hóa.
- GS. Đinh Xuân Lâm – PTS. Bùi Đình Phong: “Hồ Chí Minh văn hóa
và đổi mới”, Nxb Lao động, H.1998. Các tác giả đã đề cập đến các vấn đề:
Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng,
sự hình thành một nền văn hóa mới Việt Nam đồng thời, khẳng định Hồ Chí
Minh luôn nhấn mạnh về tính nhân dân của văn hóa.
- GS. Đỗ Huy: “Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc
gia, H.1997. Tác giả đã đặt vấn đề phát triển văn hóa Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh, trình bày các vấn đề: Phương pháp nghiên cứu tư tưởng văn
hóa Hồ Chí Minh, chiến lược xây dựng nền văn hóa mới, tư tưởng về bản chất
của văn hóa và văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa
nghệ thuật Hồ Chí Minh và những cái nhìn mới về tính nhân dân trong tư
tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
- GS. Đỗ Huy: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn


3


hóa mới ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, H.2000. Tác giả đã đề cập đến
tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới.
- Lê Xuân Vũ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam”,
Nxb Văn học, H.2004. Tác giả đã khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà văn
hóa lớn có nhiều cống hiến đặc biệt cho văn hóa Việt Nam. Chủ tịch Hồ chí
Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và xây dựng nền văn hóa Việt
Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển trong sự nghiệp đổi mới ngày nay.
- Lê Xuân Vũ: “Trong ánh sáng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh”, Nxb
Văn học, H. 2003. Tác giả đã tập hợp những bài viết của các tác giả phản ánh
thực tiễn văn hóa Việt Nam, những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,
đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong điều kiện cụ
thể, góp phần tích cực vào xây dựng nền văn hóa mới.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập toàn diện về tư tưởng văn hóa
Hồ Chí Minh từ nguồn gốc hình thành đến các nội dung chủ yếu trong tư
tưởng văn hóa của Người. Tuy nhiên, tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa
Hồ Chí Minh chưa được tìm hiểu sâu sắc và cần được tiếp tục nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận
văn sẽ đi sâu nghiên cứu góp phần làm rõ hơn nữa tính nhân dân trong tư
tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm rõ cơ sở hình thành, những
nội dung cơ bản của tính nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận
dụng vào xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
- Chỉ rõ cơ sở hình thành của tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ
Chí Minh


4


- Trình bày những nội dung cơ bản của tính nhân dân trong tư tưởng
văn hóa Hồ Chí Minh
- Đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng nền
văn hóa mới Việt Nam mang đậm tính nhân dân.
4. Đối tượng và phạm nghiên cứu của khóa luận
- Đối tượng nghiên cứu: Tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí
Minh và một số biện pháp nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới mang
đậm tính nhân dân.
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa
của Hồ Chí Minh thông qua trước tác, cuộc đời và sự nghiệp của Người từ đó
đưa ra một số biện pháp nhằm xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam mang
đậm tính nhân dân
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
5.1. Cơ sở lí luận
Khóa luận chủ yếu dựa trên cơ sở lí luận là chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn
hóa. Đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu, sách báo, tạp
chí…liên quan đến nội dung được đề cập đến trong khóa luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
Phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, phương pháp lôgíc và lịch sử, so
sánh và khảo sát thực tiễn…
6. Đóng góp của khóa luận
- Thông qua nghiên cứu đề tài này, khóa luận góp phần làm rõ cơ sở
hình thành, nội dung của tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh,

từ đó đưa ra một số biện pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới mang tính

5


nhân dân.
- Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng văn hóa nói riêng
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 2 chương 4 tiết.

6


Chương 1
TÍNH NHÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở hình thành tính nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Truyền thống văn hóa dân tộc
- Nước lấy dân làm gốc
Nằm ở vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nước ta
ngay từ buổi đầu dựng nước đã phải chịu biết bao cuộc xâm lược từ các nước
đế quốc. Do điều kiện lịch sử như vậy mà nhân dân lao động có vai trò đặc
biệt trong lịch sử và văn hóa dân tộc. Họ sớm có ý thức về quốc gia, ý thức
làm chủ nước nhà, gắn nước với nhà: “nước mất nhà tan”. Họ là lực lượng
hùng mạnh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, họ nói lên tiếng nói của mình,
thực hiện quyền của mình trong những vấn đề trọng đại của nước nhà.
Trong lịch sử dân tộc, lòng dân trở thành tiêu chuẩn đánh giá sự nghiệp
của các vua chúa, giải thích cho sự hưng suy của các triều đại. Bởi vậy,để
đánh thắng được kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước, các triều đại phong

kiến đã sớm nhận thức được vị trí vai trò quan trọng của dân: dân là gốc của
nước, được dân thì được nước, từ đó có những chính sách sao cho qui tụ được
lòng dân.
Xưa, Nguyễn Trãi đã cho rằng: “Mến người nhân là dân mà chở
thuyền, làm lật thuyền cũng là dân”, “Làm lật thuyền mới biết dân mạnh như
nước”. La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trong “Tờ biểu trả lời vua Quang Trung
và bàn về dân tình xứ Nghệ” có câu: “Dân là gốc nước, gốc vững cây mới
yêu”. Lê Quí Đôn viết trong “Quần thư khảo biện”: “Gốc của nước vốn ở
dân”. “Hải ngoại huyết thư” của Phan Bội Châu cũng có câu nguyên văn chữ
Hán: “Khởi tri dân duy bang bản, vương giả dĩ dân vi thiên. Khí kỳ bản, thất
kì sở thiên, bỉ thân năng phục tồn hồ ?” (có nghĩa: Sao không biết dân chính

7


là gốc nước, người làm vua lấy dân làm trời. Vứt bỏ gốc, mất cả trời, thân
mình liệu có còn được không?).
Chính sức mạnh dân chủ ấy, sức mạnh “chở thuyền và lật thuyền” ấy là
sức mạnh quyết định làm nên lịch sử dân tộc Việt Nam, làm nên cốt cách và
bản sắc của văn hóa Việt Nam.
- Văn hóa dân gian- sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân
lao động
Trong văn hóa dân tộc Việt Nam, bên cạnh văn hóa chính thống có cả
một nền văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những phong
tục tập quán tốt đẹp về quan hệ giữa người với người. Đó là những điệu múa
dân gian, những tranh gà lợn, những lễ hội quần chúng… phản ánh tâm hồn
trong sáng, ý chí kiên cường, ước mơ gần gũi của nhân dân lao động. Đặc biệt
là văn hóa dân gian từ thần thoại, truyền thuyết đến tục ngữ, ca dao, dân ca,
chèo, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn…ghi công đức những anh
hùng dân tộc, ca ngợi lao động và tình yêu quê hương Tổ quốc, chống lại áp

bức bóc lột, chế giễu bọn quyền quí, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, cổ vũ lòng
tin thiện thắng ác, chính thắng tà.
Nhân dân lao động là chủ thể của những tác phẩm văn hóa dân gian và
là người bảo lưu, gìn giữ, phát triển văn hóa dân gian qua các cuộc giao lưu
văn hóa, đồng hóa văn hóa của các nền văn hóa lớn. Trải hơn nghìn năm Bắc
thuộc, Việt Nam vẫn giữ được tiếng nói, lai tạo lấy chữ nôm cho mình. Các
trào lưu triết học và luồng tôn giáo từ bên ngoài vào không có tác dụng gì sâu
sắc đối với tâm hồn bất khuất, tư duy sáng tạo và lòng nhân ái, yêu nước
thương nòi của nhân dân Việt Nam, không xóa bỏ được tín ngưỡng cổ truyền
của nhân dân Việt Nam như tục thờ thành hoàng làng là những tổ tiên dựng
làng, dựng nước, những anh hùng dân tộc…Văn hóa dân gian luôn luôn là vũ
khí sắc bén đập lại ý đồ nô dịch và ngu dân của bọn xâm lược. Văn hóa dân

8


gian Việt Nam xứng đáng làm nòng cốt cho truyền thống văn hóa chân chính
của dân tộc ta trong suốt quá trình phát triển của nó.
Văn hóa dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhân dân lao động nên nó
phản ánh sâu sắc những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, mơ ước, niềm tin của
nhân dân lao động, nó phản ánh những tri thức được đúc rút ra từ đời này qua
đời khác của nhân dân. Bởi vậy, có thể nói văn hóa dân gian là sáng tạo của
nhân dân, từ nhân dân mà ra và nó phục vụ cho cuộc sống của nhân dân.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở Nghệ An- một làng quê giàu truyền
thống văn hóa dân gian dân tộc. Người được hấp thu văn hóa dân gian Việt
Nam một cách rất tự nhiên từ người bà, người mẹ của mình, qua những câu ca
dao, tục ngữ ngắn gọn, giản dị mà sâu sắc, qua những làn hát ví dặm xứ Nghệ
ngọt ngào, đằm thắm. Ở cương vị là vị lãnh tụ tối cao của cả dân tộc nhưng
Hồ Chí Minh lúc nào cũng hết sức giản dị, gần gũi với quần chúng lao động
một phần là bởi Người sử dụng nhuần nhuyễn các hình thức văn hóa dân gian

vào lời ăn tiếng nói của mình như cao dao, tục ngữ, tập Kiều, lẩy Kiều…
1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tinh hoa văn hóa phương Đông
Thứ nhất, Nho giáo. Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng,
từ nhỏ Người đã được hấp thụ những kiến thức Nho học từ người cha của
mình- cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và từ những người thầy đầu tiên như
thầy Vương Thúc Quí, thầy Trần Thân đều là những thầy đồ có kiến thức sâu
sắc về Nho học và có lòng yêu nước, thương dân nồng nàn.
Mặt tích cực của Nho giáo đó là coi trọng vị trí, vai trò, sức mạnh của
nhân dân: “hễ được dân chúng tự nhiên sẽ được thiên hạ… hễ được lòng dân
tự nhiên sẽ được dân chúng”, “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
nghĩa là trong nước nhân dân là quan trọng nhất, thứ đến mới là quốc gia, vua
là thứ bậc xem nhẹ nhất. Bởi dân vốn là gốc nước, có dân mới có nước, có

9


nước mới có vua, ý dân là ý trời. Từ đó, Nho giáo chỉ ra một phương pháp
nên theo của các bậc thiên tử: “Dân muốn việc chi, nhà cầm quyền nên cung
cấp cho họ. Dân ghét việc chi nhà cầm quyền đừng thi thố cho họ”.
Một điểm tích cực nữa của Nho giáo là đã đề cao văn hóa đạo đức, đề
cao giáo dục. Nho giáo hết sức quan tâm đến việc giáo hóa dân chúng: “dân
khờ khạo mà phạm luật nước, đó không phải là tội của họ mà chính là tội của
nhà cầm quyền chẳng biết giữ gìn, giáo hóa họ”. Nho giáo đến thời Mạnh Tử,
ông chủ trương xây dựng mạng lưới trường học từ làng xã đến kinh đô, từ
trường hương học đến trường quốc học. Đây là đường lối đức trị lấy nhân
nghĩa làm gốc, coi trọng vai trò của dân, muốn cho nhân dân được hưởng thụ
văn hóa hết sức tiến bộ của Nho giáo.
Tuy nhiên, sự hiện thực hóa tư tưởng trên của Nho giáo trên thực tế còn
nhiều hạn chế. Tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động không được hưởng thụ

văn hóa, giáo dục. Những chuẩn mực của văn hóa đạo đức mà Nho giáo đưa
ra hay một nền giáo dục toàn dân chỉ được thực hiện ở số ít người tầng lớp
trên bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt đẳng cấp.
Tại Hội nghị huấn luyện toàn quốc tháng 5-1950, Hồ Chí Minh nhận
định: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và trong học thuyết của Khổng Tử có
nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó ta nên học” 1. Hồ Chí
Minh đã tiếp thu được nhiều điểm tích cực của Nho học như coi trọng vị trí
vai trò của nhân dân, đề cao văn hóa đạo đức và Người cũng thấy được điểm
hạn chế đó là sự phân biệt đẳng cấp, trọng nam kinh nữ, nhân dân không được
hưởng thụ văn hóa và giáo dục.
Thứ hai, Phật giáo. Phật giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên, tư
tưởng từ bi bác ái của Phật giáo bắt gặp tinh thần nhân văn bản địa lại trong
hoàn cảnh nhân dân ta bị đau khổ vì ngoại thuộc, Phật giáo đã nhanh chóng
1

Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.6, tr.46

10


được tiếp cận và truyền bá.
Điểm tích cực của Phật giáo đó là tư tưởng từ bi bác ái, thương người,
vị tha, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, nếp sống có đạo đức, tinh thần
dân chủ, bình đẳng chống lại mọi phân biệt đẳng cấp…Đến thời nhà Trần,
Trần Nhân Tông đã sáng lập ra phái Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Điểm
mới mẻ của Thiền phái này là tuyên dương lao động, chủ trương không xa đời
mà sống gắn bó với nhân dân, đất nước.
Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, gần gũi nhân
dân nên từ nhỏ cũng đã thầm nhuần những truyền thống đó. Tương truyền, bà
ngoại Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Thị Kép là một phụ nữ rất mộ đạo, về già

thường siêng năng lên chùa và chăm làm việc thiện. Thân sinh của Người, cụ
Nguyễn Sinh Sắc, sau khi bị mất chức, bỏ đi dần vào các tỉnh phía Nam, đến
sống ở Cao Lãnh (Sa Đéc). Tại đây cụ thường cư ngụ ở các cửa chùa, vừa bốc
thuốc vừa chữa bệnh cho dân, vừa chăm chú nghiên cứu giáo lí đạo Phật.
Những tư liệu này cho thấy triết lí Phật giáo vốn không phải là điều xa lạ gì
với Hồ Chí Minh ngay từ thuở thiếu thời. Khi hoạt động bí mật trong Việt
kiều tại Thái Lan, Hồ Chí Minh đã từng khoác áo cà sa cùng với các vị chân
tu bàn bạc về giáo lí đạo Phật…
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những điểm tích cực của Phật giáo như tư
tưởng bình đẳng, dân chủ, chống lại mọi tư tưởng phân biệt đẳng cấp, sống
gần gũi giản dị với nhân dân. Tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng không nhỏ tới
tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh bởi với những điểm tích
cực trên, nhân dân không phân biệt đẳng cấp đều được hưởng thụ những giá
trị văn hóa.
Thứ ba, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn - Tôn
Dật Tiên (1866 - 1925) - nhà dân chủ cách mạng và chính khách kiệt xuất của
Trung Quốc. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu

11


điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta”. Nội dung chính của
chủ nghĩa Tam dân là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Sự gặp gỡ giữa tư tưởng của Tôn Trung Sơn với Hồ Chí Minh là gặp ở
quan điểm về chủ nghĩa dân tộc. Trong chủ nghĩa tam dân, Tôn Trung Sơn
quan tâm sâu sắc đến quyền lợi dân tộc. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh cũng
đã nhận định: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Bên cạnh
việc đề cao chủ nghĩa dân tộc thì Tôn Trung Sơn rất chú ý đến chủ nghĩa dân
quyền, chủ nghĩa dân sinh. Theo ông, dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân
dân, nhân dân quản lí chính trị. Còn chủ nghĩa dân sinh góp phần giải quyết

những vấn đề “đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc
dân, sinh mệnh của quần chúng”. Tôn Trung Sơn hi vọng rằng những lí luận đề
ra trong chủ nghĩa dân sinh có thể kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh xóa
bỏ sự bất bình đẳng về kinh tế, đem lại sự ấm no cho mọi người, làm cho đất
nước trở nên hùng mạnh. Tôn Trung Sơn đã đề ra chủ trương “người cày có
ruộng”, quốc hữu hóa ruông đẩt, hủy bỏ các quan hệ sản xuất phong kiến lỗi
thời, tiết chế tư bản tư nhân và phát triển tư bản nhà nước…
Những tư tưởng trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã có
ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Ái Quốc, với nội dung được hết sức quan tâm là
ba nguyên tắc: “Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc”. Trên
lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn
Ái Quốc đã thấy ở đó những tư tưởng tiến bộ, tích cực và có thể vận dụng vào
cách mạng Việt Nam. Đó là đề cao vị trí vai trò, sức mạnh của quần chúng
nhân dân, coi đây là động lực của cách mạng. Tôn Trung Sơn chưa đề cập đến
vấn đề xây dựng nền văn hóa hướng đến phục vụ quần chúng nhân dân là bởi
hoàn cảnh của nước Trung Hoa bấy giờ là một nước phụ thuộc, kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp nên vấn đề dân tộc và vấn đề ruộng đất được đề cao. Hồ
Chí Minh đã khắc phục được những hạn chế đó để đưa ra những đường lối

12


cách mang Việt Nam toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực.
- Lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin
Tính nhân dân của văn hóa nghệ thuật xuất hiện từ lâu trong nền văn
hóa nghệ thuật thế giới. Khát vọng đi gần với nhân dân của nhiều nhà nghệ
thuật tiến bộ đã được nhiều nhà văn hóa nghệ thuật lớn tiền Mác xít nêu lên.
Tuy nhiên họ không thể giải quyết được đúng đắn vấn đề tình nhân dân của
văn hóa nghệ thuật. Trước hết là vì họ không gắn được vấn đề động lực của
lịch sử với sự tham gia tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân. Thứ hai là

họ không thể đánh giá hết được mối quan hệ sâu rộng giữa nghệ thuật dân
gian và các sáng tạo chuyên nghiệp. Và điều thứ ba làm cho các nhà hoạt
động văn hóa tiền Mác xít không thể hiểu hết tính nhân dân của văn hóa nghệ
thuật khi mà trong tầm mắt của họ, quần chúng chỉ là những tầng lớp người ít
học, sống hỗn độn, thiếu tổ chức.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh một cách khoa học và xác định
đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò của cá nhân và quần chúng nhân dân trong
sự phát triển của xã hội. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra
lịch sử, là chủ thể của lịch sử. Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện
ở những mặt cơ bản sau:
- Quần chúng nhân dân là người sản xuất ra của cải vật chất – nhân tố
quyết định của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng
xã hội.
- Quần chúng nhân dân còn là lực lượng cơ bản sản xuất ra những của
cải tinh thần cho xã hội.
Bên cạnh đời sống vật chất, con người, xã hội còn có đời sống tinh thần
như tình cảm, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật…Cùng với sự
phát triển của đời sống vật chất, đời sống tinh thần của xã hội ngày càng nâng

13


cao. Quần chúng nhân dân chính là nguồn sáng tạo ra của cải tinh thần đồng
thời họ là chủ thể hưởng thụ những giá trị tinh thần đó.
Trước hết, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân cùng với
những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ là nguồn đề tài vô tận cho những
người lao động trí óc chuyên nghiệp sáng tạo ra những của cải tinh thần.
Quần chúng nhân dân còn là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ nền văn hóa
dân gian trong lịch sử. Họ là chủ thể của những câu chuyện thần thoại, chuyện

cổ tích, của kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca…
Dưới chủ nghĩa xã hội, một mặt đã tạo ra được những điều kiện khách
quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; mặt khác đòi hỏi quần chúng nhân
dân phải là chủ thể của những của cải tinh thần.
Trong bất kì thời đại nào, quần chúng nhân dân cũng là người sáng tạo
chân chính ra lịch sử. Nhưng trình độ sáng tạo của quần chúng đến mức nào
là tùy thuộc vào tính tích cực, sự hiểu biết của quần chúng về tự nhiên và xã
hội, vào trình độ tổ chức của quần chúng. Vai trò sáng tạo của quần chúng
ngày càng tăng cường cùng với sự phát triển của xã hội.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về vai trò sáng tạo lịch sử
của quần chúng nhân dân, Lênin đã đặt lại vấn đề tính nhân dân của văn hóa
nghệ thuật trên một thế giới quan hoàn toàn mới. Đó là một thế giới quan tin
tưởng vào tính cách mạng và có thể cách mạng tới cùng của tuyệt đại bộ phận
nhân dân lao động.
Lênin đã đặt vấn đề tính nhân dân của văn hóa nghệ thuật trong vấn đề
chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là việc giải phóng năng lực sáng
tạo của hàng triệu người đã từng bị chế độ phong kiến và tư bản làm bần cùng
hóa. Đó là sự nghiệp cần phải tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân xây
dựng chế độ mới. Ở nước Nga trước cách mạng Tháng Mười là nước Nga của
bọn Sa hoàng, quần chúng nhân dân thường ít học và lạc hậu về văn hóa.

14


Lênin đã từng lập kế hoạch về cuộc cách mạng văn hóa để cứu nước Nga lạc
hậu, làm tăng trưởng các khả năng sáng tạo mới trong nhân dân, đẩy nền văn
hóa nghệ thuật của nước Nga lên một trình độ sáng tạo mới. Trong thời gian
chuẩn bị cách mạng Tháng Mười, để có một tuyên ngôn tập hợp lực lượng
sáng tạo của quần chúng và cũng để có một định hướng cho những người
cách mạng thống nhất hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, Lênin

đã viết bài báo nổi tiếng: “Tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng”. Bài báo
khẳng định nền văn nghệ mới của giai cấp vô sản sẽ không phục vụ cho một
số cô nàng sống phè phỡn và đã chán chường. Nó cũng không phục vụ “một
vạn kẻ có đặc quyền đặc lợi đang chán ngấy và mang nặng cái bụng phệ của
chúng, mà nó sẽ phục vụ hàng triệu và hàng chục triệu nhân dân lao động” 1.
Nền văn hóa nghệ thuật của giai cấp vô sản phải mang tính nhân dân sâu sắc.
Sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, Lênin bắt tay ngay vào tổ
chức một nền văn hóa nghệ thuật mà trong đó vai trò của quần chúng nhân
dân sẽ trở thành chủ đạo. Đó là một nền nghệ thuật “thuộc về nhân dân”, “bắt
rễ sâu xa trong lòng quần chúng đông đảo”2. Hồ Chí Minh đã tiếp thu trọn vẹn
những nội dung tích cực trên của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính nhân dân của
văn hóa để từ đó, Người có những bước đi, cách làm phù hợp với tình hình
thực tiễn của Việt Nam: trình độ dân trí thấp, nhân dân chịu nhiều tầng áp
bức, không được hưởng thụ các giá trị văn hóa của xã hội.
1.1.3.Vai trò chủ quan Hồ Chí Minh
Những nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng trong việc
hình thành tính nhân dân của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
Trước hết là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán
tinh tường. Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm lí
luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa
1

2

Lênin, Bàn về văn hóa văn học. Nxb Văn học, Hà Nội, 1997, tr.79
Lênin, Bàn về văn hóa văn học. Nxb Văn học, Hà Nội, 1997, tr.464

15



Việt Nam. Đó là sự chắt lọc, tổng hợp kết tinh những giá trị văn hóa của
phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế.
Nếu như Hồ Chí Minh không có tư duy độc lập tự chủ sáng tạo thì khi được
tiếp thu những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và của nhân loại,
Người sẽ không thể thấy được những nét tích cực và hạn chế của truyền
thống. Hồ Chí Minh đã tiếp thu trọn vẹn và sâu sắc những giá trị của văn hóa
truyền thống Việt Nam như đề cao vị trí, vai trò sức mạnh của người dân,
nhân dân là chủ thể sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa đích thực và đồng
thời cũng là người hưởng thụ những giá trị tinh thần ấy. Người cũng nhận
thấy những mặt hạn chế trong nền văn hóa thời kì trước Mác, đó là văn hóa
chưa hướng vào phục vụ số đông nhân dân lao động mà rời xa thực tế cuộc
sống, chỉ phục vụ một bộ phận nhỏ những người thuộc tầng lớp trên do tư
tưởng bất bình đẳng và coi khinh trình độ của nhân dân lao động. Từ đó, Hồ
Chí Minh hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới hướng đến phục vụ
quần chúng nhân dân, khắc phục những hạn chế về tư tưởng văn hóa trước đó
dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ hai đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong
phú của thời đại để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác- Lênin.Tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói riêng là sự kết
tinh, sự kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn
hóa của nhân loại. Để có được điều đó, Hồ Chí Minh luôn không ngừng học
tập, nghiên cứu, đánh giá nhận xét để tiếp thu những giá trị tích cực, loại bỏ
những hạn chế không còn phù hợp để có sự “vượt gộp” trong tư tưởng của
Người. Trên nền tảng kiến thức văn hóa đó, Hồ Chí Minh đã đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin, học thuyết cách mạng nhất và khoa học nhất. Trên lập
trường chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển nên
một tư tưởng sâu sắc và toàn diện bàn về cách mạng Việt Nam trong đó có

16



tư tưởng về văn hóa. Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến
xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam mang ba tính chất: dân tộc, khoa học,
đại chúng.
Thứ ba đó là tâm hồn của một nhà yêu nước thương dân, một chiến sĩ
cộng sản nhiệt thành cách mạng của Hồ Chí Minh. Như chúng ta đã biết Hồ
Chí Minh đến với chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa yêu nước, từ lòng “ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ta cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là con người, là nhân dân lao động. Hồ Chí
Minh có tấm lòng đối với nhân dân hết sức chân thành. Sinh ra và lớn lên tại
một cùng quê nghèo, thiên nhiên không ưu đãi, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã
chứng kiến cảnh lam lũ, khổ nhọc của những người nông dân chân lấm tay
bùn lại thêm cảnh nô lệ, mất tự do. Khi ra kinh thành Huế, Người lại càng
thấm thía hơn nỗi khổ nhục của nhân dân lao động, họ vừa đói khổ, vừa phải
chịu cảnh nước mất, nhà tan, không có một chút quyền hành, không được
hưởng những giá trị văn hóa. Với tấm lòng yêu nước thương dân, Hồ Chí
Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, và người đã đến được với ánh sáng của
cách mạng Tháng Mười Nga, ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Sau khi
giành được chính quyền về tay nhân dân, Hồ Chí Minh và chính phủ lâm thời
đã hết sức quan tâm đến việc bồi dưỡng văn hóa cho nhân dân và chủ trương
xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam hướng vào phục vụ quần chúng nhân
dân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân lao động được làm chủ trên
mọi mặt của đời sống kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội.
1.2. Nội dung tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
Theo GS.TS Nguyễn Phú Trọng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là
“một hệ thống các quan điểm lí luận mang tính khoa học và cách mạng về văn
hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh

17



được những giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây, truyền thống và
hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lê
nin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt Nam”1.
Với tư duy và trí tuệ của mình, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đưa ra
khái niệm về văn hóa, khái niệm của Người còn ra đời trước khái niệm văn
hóa của tổ chức UNESSCO. Trong “Mục đọc sách” của tập “Nhật kí trong tù”
1943, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”2.
Trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh thì nền văn hóa mới Việt Nam
khác với nền văn hóa cũ trước hết ở những tính chất cơ bản của nó.
Khi nói về nền văn hóa cũ, Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung vào văn hóa
của thực dân phong kiến. Đó là nền văn hóa mang tính chất nô dịch, ngu dân,
muốn biến cả dân tộc Việt Nam thành một dân tộc “ngu dốt”, “đần độn”, biến
con người Việt Nam thành người vừa “câm” vừa “điếc”, muốn “đình chỉ hẳn
đời sống tinh thần của họ”. Người đã phân tích sâu sắc nền văn hóa đó trong
nhiều bài viết trong những năm 1920, đặc biệt trong “Bản án chế độ thực dân
Pháp” được xuất bản năm 1925.
Nền văn hóa mới mà Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng là nền văn hóa
của toàn dân, phục vụ vụ nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm cơ sở. Đó
là tính nhân dân của nền văn hóa mới.
Năm 1943, trong Đề cương văn hóa, Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định
1
2


Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Hà Nội.2003, 76
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr.431

18


ba nguyên tắc của nền văn hóa mới, ba nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn và
đáp ứng rất kịp thời cho các nhu cầu bức thiết của thực tiễn. Đó là:
- “Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho
văn hóa Việt Nam phát triển độc lập)
- Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa
phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng)
- Khoa học hóa (chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa
học, phản tiến bộ)”1.
Theo Phong Lê, Đề cương văn hóa 1943 đã có tác dụng “lật sâu, đào
sâu xuống các nền tảng của đại chúng, nhằm đưa văn hóa vào quần chúng, và
đưa quần chúng vươn dần lên và hướng tới các mục tiêu từ thấp đến cao của
sự tiếp nhận và sáng tạo văn hóa”. Thứ tự ba nguyên tắc này về sau có thay
đổi là dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Từ ba nguyên tắc này đã xác
định ba tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam trong giai đoạn cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân là dân tộc, khoa học, đại chúng: “Cuộc vận động
văn hóa mới Việt Nam lúc này phải theo ba nguyên tắc, ba khẩu hiệu:
- Dân tộc hóa
- Khoa học hóa
- Đại chúng hóa…
Cho nên văn hóa mới Việt Nam phải có ba tính chất: dân tộc, khoa học,
đại chúng”2.
Cách mạng tháng Tám thành công, chỉ năm ngày sau khi đọc bản tuyên
ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ với Ủy ban văn hóa lâm thời

Bắc Bộ về tính chất của nền văn hóa mới mà chúng ta cần bắt tay xây dựng:
“Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách khoa học, tính cách đại chúng thì

1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr. 316-321
Bàn về văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật.Hà Nội.1963.tr.27-28

19


mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại” 1. Ngày 13-9-1945, khi
tiếp ông Nguyễn Tường Phượng, phụ trách tạp chí Tri ân, Người lại nhấn
mạnh: “Nay nước ta đã độc lập, tinh thần được giải phóng, cần có một nền
văn hóa hợp với khoa học và hợp cả với nguyện vọng của dân”2.
Trong Báo cáo chính trị đọc tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
Đảng Lao động Việt Nam (1951), Hồ Chí Minh khẳng định phải “Xúc tiến
công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc
kháng chiến kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh
hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống
tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế
giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học,
đại chúng”.
Trong nghị quyết của Đại hội III (9-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đưa ra tính chất của nền văn nghệ mới: “Phát triển nền văn nghệ
mới với nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân
sâu sắc”3.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976: “ Nền
văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất nhân

dân tộc. Đó là một nền văn hóa có tính Đảng và tính nhân dân”4.
Như vậy, tính nhân dân (hay còn gọi là tính đại chúng) trong tư tưởng
văn hóa Hồ Chí Minh là một trong ba tính chất quan trọng mà Người thường
xuyên nhắc tới và chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng nền văn hóa mới Việt
Nam. Tính nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện ở
những nội dung sau:
- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo các sản phẩm văn hóa.
1

Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử. Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1993.t.3, tr.13
Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1993, t.3, tr.16
3
Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr.930
4
Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.37, tr.519
2

20


- Nhân dân là đối tượng phản ánh của văn hóa.
-Văn hóa phụng sự nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân là cơ sở.
1.2.1. Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo các sản phẩm văn hóa
Nói quần chúng là chủ thể sáng tạo các sản phẩm văn hóa tức là nói đến
vị trị, vai trò của nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Trước khi
phân tích vị trí, vai trò của nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh,
chúng ta đi nghiên vai trò của quần chúng nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung.
Dân là một khái niệm đã có từ lâu trong lịch sử và được dung một cách
phổ biến, chúng ta thường gặp trong các di sản văn hóa, trong giao tiếp hằng

ngày. Tuy nhiên nội hàm của khái niệm dân không phải đơn giản, thuần nhất,
không bất biến mà nó thay đổi trong lịch sử.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân có cùng khái niệm
với khái niệm nhân dân, dân chúng, quần chúng,… Tuy nhiên tùy trường hợp
cụ thể mà Người có cách dùng thích hợp.
Trong “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa”, Hồ Chí Minh khẳng định nhân
dân “gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, gồm đủ các dân tộc:
Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán… không phân biệt gái, trai, già, trẻ, lương,
giáo, giàu, nghèo”1.
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Hồ Chí Minh viết: “người dân
Việt Nam gồm sỹ, nông, công, thương, binh… già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo,
lớn, nhỏ”.
Hồ Chí Minh dung khái niệm dân để chỉ tất cả những người lao động
bình thường, đông đảo trong xã hội. Điều đó không có nghĩa là Người xem
nhẹ vấn đề giai cấp mà Người luôn đứng trên quan điểm, lập trường giai cấp
công nhân để giải quyết một cách cụ thể trước mỗi nhiệm vụ cách mạng, tại
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, t.3, tr.553

21


những thời điểm nhất định.
Về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân Hồ Chí Minh đã không chỉ
tiếp thu tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc của nước trong truyền thống dân
tộc Việt Nam và trong văn hóa Phương Đông mà Người còn tiếp thu quan
điểm về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân trong chủ nghĩa Mác- Lênin.
Hồ Chí Minh cũng khẳng định quần chúng nhân dân là người sản xuất ra
những của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Từ đó, Hồ Chí Minh có nhận

thức sâu sắc về sức mạnh của dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân
dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”1.
Về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân trong tư tưởng văn hóa Hồ
Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo và
hưởng thụ những của cải tinh thần của xã hội. Có thể do đặc điểm của Việt
Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí thấp lại bị thực dân đế
quốc xâm lược, thực hiện chính sách ngu dân, người dân không có điều kiện
học tập và hưởng thụ những của cải tinh thần của xã hội, cho nên khi nói về
vai trò của quần chúng nhân dân đối với lĩnh vực tinh thần, Hồ Chí Minh
thường tập trung vào những vấn đề: chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, nâng
cao trình độ dân trí, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Vì theo
Người, người lao động là chủ thể của đất nước- dân là chủ và dân làm chủ.
Khi nói về vai trò sáng tạo của cải tinh thần của quần chúng, Hồ Chí
Minh đã đặt ra vấn đề: “Quần chúng có biết sáng tạo không? Có sáng tác
được không?” và Người khẳng định: “Quần chúng là những người sáng tạo,
công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng
tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác
nữa. Chắc các cô, các chú cũng biết những câu tục ngữ của ta do ai làm ra?
Đó là do quần chúng làm ra. Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2002, t.8, tr.276

22


là những sáng tác của quần chúng.”
Hồ Chí Minh còn hết lòng ngợi ca những sáng tác của quần chúng:
“Các sáng tác ấy hay mà lại ngắn chứ không trường thiên đại hải, dây cà ra
dây muống…những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí”. So sánh những tác

phẩm dân gian với “những hòn ngọc quí” tức là Hồ Chí Minh hết sức đề cao
giá trị của những tác phẩm dân gian mà nhân dân lao động chính là chủ thể, là
tác giả của chúng.
Lịch sử dân tộc ta đã trải qua nghìn năm Bắc thuộc, Trung Quốc đã
thực hiện chính sách đồng hóa,đưa nền văn hóa Trung Quốc thâm nhập vào
Việt Nam nhằm phục vụ cho chính sách cai trị của chúng. Chúng ta cũng chịu
ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng văn hóa lớn như Phật giáo từ Ấn Độ,
Thiên Chúa giáo từ Phương Tây. Tuy nhiên, văn hóa nước ta không hề bị mất
đi hay mờ nhạt mà được duy trì, bảo lưu, phát triển qua các thế hệ. Chúng ta
đã tiếp thu những yếu tố tích cực để làm phong phú thêm cho nền văn hóa
truyền thống, giúp thích nghi với điều kiện mới. Và người bảo lưu những giá
trị văn hóa dân tộc vượt qua những cơn bão đồng hóa và ảnh hưởng văn hóa
từ những nền văn hóa lớn chính là nhân dân lao động. Nhân dân ta đã tạo ra
một nền văn hóa dân gian đầy sức sống và có bản sắc riêng. Đó là những câu
ca dao, tục ngữ, hò, vè, phong tục tập quán mà Hồ Chí Minh ví như “những
hòn ngọc quí” đã được mài giũa hoàn hảo, kết tinh trí tuệ của quần chúng.
Đề cao các sáng tác văn hóa dân gian của quần chúng, Hồ Chí Minh đã
sử dụng linh hoạt các hình thức văn hóa dân gian vào trong lời ăn tiếng nói
của mình. Những hòn ngọc quí ấy của nhân dân đã không chỉ góp phần làm
cho tiếng nói của Người thêm đậm đà tính dân tộc mà còn mang tính nhân
dân sâu sắc.
1.2.2. Nhân dân là đối tượng phản ánh của văn hóa
Theo Hồ Chí Minh, tính nhân dân là động lực, là mục tiêu, là nền tảng

23


của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Người quan niệm: một nền văn hóa nghệ thuật
có sức sống phải là một nền văn hóa nghệ thuật giàu tính nhân dân. Người
nhấn mạnh: “Nghệ thuật chân chính cốt là để phục vụ nhân dân” 1. Hồ Chí

Minh đã phát huy truyền thống nhân dân trong nền văn học nghệ thuật tiến bộ
của dân tộc, kết hợp với những khát vọng cao đẹp của chủ nghĩa Mác- Lênin
về vị trí trách nhiệm của văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa đối với nhân
dân. Đó là nền văn hóa nghệ thuật thuộc về nhân dân. Người đánh giá cao
cống hiến của giới văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp “đã có những
đóng góp đáng kể phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…làm thế thì văn nghệ
sĩ nhất định sẽ tiến bộ hơn nữa”. 2 Văn hóa nghệ thuật lấy nhân dân là đối
tượng phản ánh, đồng thời phải hiểu rất rõ mặt mạnh và mặt yếu của trong
nhân dân. Hồ Chí Minh luôn kêu gọi văn hóa nghệ thuật phải chứa đựng khát
vọng giải phóng nhân dân, nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết và khả năng
sáng tạo trong nhân dân.
Văn hóa nghệ thuật không phải chỉ phục vụ nhân dân mà chính nhân
dân là nguồn lực nuôi dưỡng sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh sự tác động biện chứng này: “Chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng
cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Nếu nhà văn quên
điều đó, nhân dân cũng quên anh ta”3.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa nghệ thuật là một hoạt động
thực tiễn mang tính nhân dân sâu sắc. Sự phát triển của văn hóa nghệ thuật
gắn liền với sự phát triển của xã hội, của thực tiễn cách mạng, của nhân dân.
Điều này được thể hiện rõ ở các luận điểm của Người: “xã hội thế nào, văn
nghệ thế ấy”, “từ cái phổ biến ấy, cái nền mà nâng cao lên làm cho văn nghệ
ta ngày càng phong phú về tư tưởng và nghệ thuật”. Văn hóa văn nghệ phải
1

Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học, 1981, tr.441
Hồ Chí Minh: Tuyển tập văn học, Nxb Văn hóa, t.2, tr.334
3
Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học, Hà Nội, 1981, tr.516
2


24


hiểu được nhân dân và nhân dân phải hiểu được văn hóa văn nghệ. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, quá trình xây dựng nền văn hóa mới, Hồ
Chí Minh coi tính nhân dân của nền văn hóa nghệ thuật là nền tảng, cơ sở lâu
bền của một nền văn hóa mới, là phương thức làm giàu đời sống tinh thần của
mọi người trong hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo. Đây là một nội dung tiến bộ
và nhân đạo trong xây dựng một nền văn hóa mới của Hồ Chí Minh.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, để phản ánh đời sống của nhân dân
thì nhất thiết văn hóa nghệ thuật phải bám rễ sâu bền vào trong đời sống nhân
dân. Nó phải “thấu hiểu, liên hệ đi sâu vào đời sống nhân dân”, phải “bầy tỏ
được tinh thần anh dũng và kiên quyết” của nhân dân, phải “giúp phát triển và
nâng cao tinh thần ấy”1.
Muốn vậy, trước hết phải đi sâu vào đời sống nhân dân, bày tỏ được
tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân, nâng cao tư tưởng và tình cảm của
nhân dân có nghĩa là văn nghệ cần lấy nhân dân là đối tượng phản ánh của
mình. Nội dung của văn nghệ phải chứa đựng các khát vọng giải phóng của
nhân dân. Và khi các tác phẩm đã ra đời, nó phải giúp nhân dân nâng cao tư
tưởng tâm hồn và tình cảm. Như vậy là tính nhân dân của văn hóa nghệ thuật
hoàn toàn không phải là một hệ thống khép kín. Nó là một hệ thống giá trị
mở. Nó chi phối đối tượng của nghệ thuật. Nó hóa thân vào nội dung và hình
thức tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy trong quá trình xây dựng nền văn hóa nghệ thuật mới, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã gắn tính nhân dân với tính hiện thực. Trong quan hệ của
nghệ thuật với hiện thực thì nhân dân là đối tượng thẩm mĩ quan trọng. Với
sức sống mạnh mẽ của nó, nhân dân có thể làm tiền đề cho các tác phẩm lớn
xuất hiện. Trong quan hệ nghệ sĩ và tác phẩm, tư tưởng, tình cảm cao đẹp của
nhân dân đã hóa thân và đồng tham gia tạo lập với đứa con tinh thần của nghệ
1


Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr,368

25


×