Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đồ án bê tông cốt thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.59 KB, 32 trang )

PHẦN I:
THUYẾT MINH KIẾN TRÚC
NỘI DUNG:
• CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC
• CHƯƠNG II: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC
1. Mục đích và yêu cầu xây dựng:

- Hiện nay đất nước ta đang nằm trên đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước. Nhân dân trong nước tự do trao đổi và mua bán hàng hóa trong và
ngoài nước. Ngoài ra nước ta còn mở rông quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế,
chính trị, du lịch . . với các nước trên khu vực và trên thế giới.
- Song song đó thì cơ sở hạ tầng là yêu cầu cần thiết được nâng cấp, mở rộng tạo
điều kiện cho việc đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi trong việc mua bán trao đổi về kinh tế,
chính trị, du lịch của nhân dân trong và ngoài nước.
- Cần Thơ là một tỉnh nằm ở phía Nam tổ quốc, với vị trí chiến lược là trung tâm
của Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó Cần Thơ còn là tỉnh có nhiều tiềm
năng để phát triển du lịch với nhiều khu di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng
như: bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, Khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh,…
- Trong những năm gần đây Cần Thơ đã phát triển rất mạnh về xây dựng cơ bản,
nhiều khu đô thị mọc lên. Với sự hình thành các khu đô thị, khu du lịch,… tạo ra
các nhu cầu thiết của xã hội. Vì vậy số lượng khách du lịch đến cần thơ tham
quan, du lịch càng nhiều nên việc xây thêm khách sạn để phục vụ khách du lịch
là cần thiết. Việc xây dựng các khách sạn góp phần chung cho nhu cầu không
thể thiếu trước một lượng lớn khách đi tham quan giải trí. Vì vậy việc xây dựng
công trình này là nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế và cảnh quan đô thị của
thành phố.
2. Đặc điểm và vị trí xây dựng :


-

Tên công trình : Khách sạn 179

-

Vị trí xây dựng công trình: số nhà 179 đường 3/2 quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ.

-

Khách sạn mở ra sẽ đáp ứng nhu cầu phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho du
khách nơi khác đến và cả khách địa phương.

-

Với diện tích khu đất là 1293 m2 và với nhu cầu phục vụ 80-90 người.

-

Công trình có 1 tầng trệt, 4 sàn lầu và một sàn mái, chiều cao tầng trệt là
4.2m, các tầng còn lại là 3.6m.

-

Tổng chiều cao công trình là 20.800m.


-


Với diện tích 1293 m2 khách sạn gồm có 44 phòng (1 tầng có 11 phòng) và có
sức chứa khoảng 88 người.

-

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng
ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đếntháng 11, mùa khô
từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ
nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h. Lượng mưa trung bình năm đạt
1600 mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi khí hậu ôn hòa và ổn định theo hai mùa trong
năm nên thuận lợi cho việc tham quan, du lịch,… .


CHƯƠNG II : THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
1. Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng:
− Hệ thống đường nội bộ được bố trí xung quanh công trình, phía trước mặt

đứng chính có chừa một khoảng không gian để bố trí khu tiểu cảnh tạo nét hài
hoà và sinh động cho công trình.
− Bãi đổ xe khách được bố trong khuôn viên khách sạn nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho việc đi lại của hành khách.
− Ngoài ra xung quanh công trình còn có hệ thống cây xanh đô thị, và các

khu tiểu cảnh, góp phần làm cho phong phú thêm cho quần thể công trình. Hệ
thống cây xanh còn làm cho không khí trở nên trong lành, nhẹ nhàng trước
giáng vẽ đồ sộ của công trình.
2. Giải pháp thiết kế kiến trúc:


a. Giải pháp thiết kế mặt bằng và phân khu chức năng:
− Mặt bằng công trình được thiết kế theo hình chữ nhật nên tạo điều kiện

thuận lợi trong việc thi công và thiết kế. Mặt bằng bố trí mạch lạc rõ ràng thuận
tiện cho việc tổ chức giao thông trong công trình. Tận dụng triệt để đất đai và sử
dụng một cách hợp lí.
− Công trình có hệ thống hành lan nối liền các căn phòng với nhau đảm bảo

thuận lợi giao thông . Các tầng thì thông với nhau qua hệ thống cầu thang.
− Công trình gồm 5 tầng : 1 tầng trệt và 4 tầng lầu.
− Tầng trệt:

2

+ Diện tích mặt bằng là : 1293m .

+ Gồm có Phòng nhân viên, Phòng bếp, Nhà kho, Phòng ăn và sảnh đón
− Tầng 1 đến tầng 4 : Trên mỗi tầng có 11 phòng ngủ, phòng vệ sinh.

Tầng thượng ( sàn mái) : bồn nước, phòng kỷ thuật, lắp đặt hệ thống anten cho
các căn hộ, hệ thống thu lôi.
b. Giải pháp thiết kế mặt đứng:
− Về tổng thể công trình Nhà Hàng Khách Sạn là một khối thống nhất, có

trục đối xứng theo phương đứng tạo nên vẽ vững chắc cho công trình. Công


trình được dàn trãi theo chiều cao. Hình khối thống nhất làm tăng vẽ đẹp cho
công trình.
− Các ô kính khuôn nhôm, ban công với các chi tiết hoa văn công với việc


trang trí nhiều hoa và cây xanh tạo nên vẽ đẹp thiên nhiên và sự mát mẻ cho
công trình.
− Tổng chiều cao công trình là +20.800m, được bố trí như sau :
+ Cao trình tầng trệt là :±0.000m.
+ Cao trình sàn lầu 1 : +4.200m
+ Cao trình sàn lầu 2 : +7.800m.
+ Cao trình sàn lầu 3 : +11.400m.
+ Cao trình sàn lầu 4 : +15.000m.
+ Cao trình sàn mái : +18.600m.
+ Cao trình phòng kỹ thuật: +20.800m.

c. Giải pháp kết cấu vật liệu:
− Căn cứ vào tình hình địa chất công trình và địa chất thủy văn tại khu vực
đang xây dựng, khả năng thi công, tầm quan trọng và công năng của công trình .
Xuất phát từ quan điểm lựa chọn vật liệu trong các nhà cao tầng phải đảm bảo
các yêu cầu kỷ thuật cao như: Cường độ chịu lực, độ bền mõi, tính biến dạng và
khả năng chống cháy ta chọn vật liệu là Bêtông cốt thép toàn khối.
− Ngoài ra nhằm tăng khả năng chịu lực của kết cấu, đồng thời giảm bớt kích

thước tiết diện, tăng hiệu quả về kinh tế công trình sử dụng bêtông mác cao.
3. Giải pháp thiết kế kết cấu:
− Khung là hệ thanh bất biến hình, là kết cấu rất quan trọng trong công trình

tiếp nhận tải trọng từ các sàn tầng rồi truyền xuống móng. Đây là công trình
khung bêtông cốt thép toàn khối chịu lực.
− Cầu thang bằng bêtông cốt thép, đổ tại chổ, bậc thang xây gạch thẻ.
− Tường xây có chức năng để bao che, che nắng và che gió cho công trình,

vách bao che là tường 200, vách ngăn giữa các phòng dày 200 và 100 được xây

bằng gạch ống.


− Móng bêtông cốt thép được thiết kế tùy theo địa hình, địa chất thủy văn,

địa chất công trình của khu vực, phương án móng được chọn sẽ là phương án tốt
nhất về kinh tế và kỹ thuật. Có thể chọn một trong các phương án móng sau :
+ Móng cọc bêtông cọc đóng.
+ Móng cọc khoan nhồi
+ Móng cọc cát,…..
4. Các giảii pháp kỷ thuật khác:
a. Hệ thống điện:
− Sử dụng nguồn điện khu vực do thành phố cấp với hiện trạng nguồn điện

sẵn có, khi đưa vào sử dụng có hệ thống biến áp riêng, có hệ thống đóng ngắt
điện tự động ở các tầng hoặc các bộ phận để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công
trình. Toàn bộ hệ thống dây dẫn được đặt ngầm hay âm tường việc lắp đặt các
đường dây dẫn đều áp dụng đúng tiêu chuẩn hiện hành. Ngoài ra còn sử dụng
nguồn điện dự phòng (máy phát điện công suất 45kVA) ở tầng trệt để đảm bảo
việc cung cấp điện khi có sự cố.
b. Hệ thống chống sét:
− Hệ thống thu lôi, chống sét được thiết kế theo TCVN, kim thu sét được bố

trí trên mái. Kim thu sét được làm từ kim loại có độ dài từ 0.5 – 1.5m. Kim thu
sét được hàn nối với dây dẫn, dây thoát sét thường dùng là cáp đồng 25-50mm.
Dây thoát sét được nối từ kim thu sét với cọc tiếp địa. Bộ cọc tiếp địa là những
thanh kim loại có chiều dài khoảng 2.5 – 3.0m, được chôn sâu dưới đất. Dây dẫn
được bảo vệ trong ống thép và được đặt cách tường khoảng 0.2m.
c. Hệ thống cấp thoát nước:
− Hệ thống cấp nước:

+ Nguồn nước sử dụng lấy từ hệ thống cấp nước thành phố dẫn vào bể

chứa dự trữ ngầm trong đất, sau đó dùng hệ thống bơm tự động bơm nước lên
bồn chứa nước trên mái (ở cao trình +18.600m). Sau đó nước sẽ được dẫn đi
phân phối ngược trở lại các tầng. Công trình được thiết kế đầy đủ hệ thống cấp
nước nóng và nước lạnh đảm bảo cho việc sinh hoạt (hệ thống nước nóng được
sử dụng bởi máy nước nóng được lắp đặt tại các phòng), sử dụng và phục vụ cho
việc chữa cháy.
− Hệ thống thoát nước:


+ Công trình được trang bị đầy đủ hệ thống thoát nước. Thoát nước ở

tầng mái bằng mái bêtông cốt thép với độ dốc i=2%, nước được tập trung về các
sê nô đưa xuống bằng ống PVC theo cống rãnh thoát nước nội bộ bên dưới mặt
đất để thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố.
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt: được sử dụng bằng ống nhựa PVC,
dùng để dẫn nước từ bể chứa cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày đến các thiết bị
vệ sinh như chậu rửa, nhà vệ sinh, phòng tắm, … và đảm bảo được áp lực áp lực
nước đầu ra tốt, nước không bị yếu, đường ống đi ngắn nhất, phân loại ống cấp
nước nóng và lạnh hợp cho hợp lý.
+ Hệ thống thoát nước sinh hoạt: được sử dụng bằng ống nhựa PVC
dùng để thu nước sinh hoạt từ các thiết bị vệ sinh như chậu rửa, nhà vệ sinh,
phòng tắm, phòng giăt,… rồi nước được dẫn ra bể xử lý.
d. Môi trường:
− Công trình hạn chế gây tiếng ồn, không thải chất độc hại nên không ảnh

hưởng gây ô nhiễm môi trường. Các thùng rác được bố trí xung quanh công
trình và hằng ngày được các công ty vệ sinh môi trường thu dọn.
e. Hệ thống phòng cháy chữa cháy:

− Vì là nơi tập trung đông người và là nhà cao tầng nên việc phòng cháy

chữa cháy rất quan trọng. Việc trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy trên mỗi
tầng và mỗi phòng phải có thiết bị báo cháy và chữa cháy tại chỗ trước khi các
cơ quan chức năng can thiệp. Các hệ thống báo cháy tự động được bố trí hợp lí
theo từng khu vực trong công trình và còn được trang bị các thiết bị chữa cháy
cá nhân.
− Các cửa đi hành lan và cầu thang được kết hợp làm lối thoát hiểm khi có sự

cố xảy ra. Khoảng cách xa nhất từ phòng có người đến lối thoát xa nhất là 20m,
có hệ thống chữa cháy kịp thời từ nguồn nước: bồn nước trên mái và bể nước
ngầm. Các họng cứu hoả được đặt tại vị trí các hành lan, cầu thang, ngoài ra
còn có hệ thống chữa cháy cục bộ sử dụng bình khí C02.
− Ngoài ra do công trình nằm sát mặt đường chính nên rất thuận tiện cho việc

chữa cháy của cơ quan phòng cháy chữa cháy của khu vực.
f. Hệ thống điều hòa không khí và thông tin dịch vụ :
− Trong mỗi phòng có lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ gồm: một máy lạnh

và một quạt trần.
− Mạng thông tin được lắp đặt toàn bộ trong các phòng. Hệ thống thông tin


được lấy từ mạng đô thị.
g. Giải pháp thông gió và chiếu sáng:
− Công trình được thiết kế với hệ thống cửa đi, cửa sổ và hành lang nên làm

cho công trình thông thoáng theo phương ngang. Ngoài ra hệ thống cầu thang
giúp cho việc thông thoáng theo phương đứng của công trình.
− Việc chiếu sáng : Công trình lấy sáng từ hai nguồn : tự nhiên và nhân tạo.


Công trình lấy sáng tự nhiên qua các cửa sổ, cửa đi rộng, sảnh, buồng cầu
thang và hệ thống các vách kính bao che kết hợp với màu của nước sơn tường
làm tăng độ sáng cho phòng tiết kiệm được năng lượng. Công trình lấy nguồn
sáng nhận tạo từ các đèn âm trần, đèn quang . . .với độ sáng thích hợp tạo cảm
giám thoải mái cho khách.


PHẦN II:
THIẾT KẾ THƯỢNG TẦNG KIẾN TRÚC

NỘI DUNG:



CHƯƠNG 3: TIÊU CHUẨN VÀ TẢI TRỌNG THIẾT KẾ



CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SÀN LẦU


CHƯƠNG 3: TIÊU CHUẨN VÀ TẢI TRỌNG THIẾT KẾ

3.1. Tiêu chuẩn thiết kế
Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể các tiêu chuẩn tham khảo
thiết kế như sau:
- TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5574:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 205:1998: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 4055:2012: Tổ chức thi công.
3.2. Tải trọng thiết kế
3.2.1. Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải)
Tải trọng thường xuyên hay còn được gọi là tĩnh tải, là các tải trọng tác dụng không
biến đổi trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Tải trọng thường xuyên
gồm có khối lượng các thành phần và công trình (khối lượng các kết cấu chịu lực
và kết cấu bao che), khối lượng và áp lực của đất (lấp và đắp đất)
Tải trọng thường xuyên gồm có tải trọng thường xuyên tiêu chuẩn và tải trọng
thường xuyên tính toán. Tải trọng thường xuyên tính toán là tải trọng thường xuyên
tiêu chuẩn nhân với hệ số độ tin cậy hay còn được gọi là hệ số vượt tải. Công thức
xác định như sau:
g tt = g tc * n = ∑ hi * γ i * n

Trong đó:
gtt: tải trọng thường xuyên tính toán.
gtc: tải trọng thường xuyên tiêu chuẩn.
hi: chiều dày các lớp cấu tạo.

γi: trọng lượng riêng các lớp cấu tạo.
n: hệ số độ tin cậy hay còn được gọi là hệ số vượt tải (tra Bảng 1 TCVN


2737:1995).
+ Kết cấu thép: n = 1,05.
+ Bê tông có khối lượng thể tích lớn hơn 1.600 kg/m3; bê tông cốt thép, gạch đá,
gạch đá có cốt thép n = 1,1.
+ Bê tông có khối lượng thể tích không lớn hơn 1.600 kg/m3, các vật liệu ngăn
cách, các lớp trát và hoàn thiện… Tùy theo điều kiện sản xuất:
Trong nhà máy n = 1,2.
Ở công trường n = 1,3.

Trọng lượng đơn vị một số loại vật liệu:
Bảng 3.1: Trọng lượng đơn vị một số loại vật liệu
TT

Vật liệu

Đơn vị đo

1
2
3
4
5
6

Gạch Ceramic 60x60cm
Vữa xi măng cát
Bản bê tông cốt thép
Bê tông gạch vỡ
Tường 10 cm gạch ống
Tường 20 cm gạch ống

m3
m3
m3
m3
m2
m2

Trọng lượng

(daN)
2.0
1.600
2.500
1.600
180
330

Hệ số vượt
tải n
1,2
1,3
1,2
1,3
1,3
1,3

(Tham khảo sổ tay thực hành kết cấu công trình của Vũ Mạnh Hùng)
3.2.2. Tải trọng tạm thời (hoạt tải)
Tải trọng tạm thời hay còn được gọi là hoạt tải, là tải trọng mà vị trí tác dụng,
phương, chiều và trị số của nó có thể thay đổi trong quá trình xây dựng và sử dụng
công trình (gồm khối lượng các thiết bị, khối lượng người và các vật phẩm…). Theo
TCVN 2737:1995, tải trọng tạm thời được phân loại gồm tải trọng tạm thời dài hạn,
ngắn hạn và đặc biệt.
Tùy theo công dụng của từng phòng mà ta xác định các giá trị tải trọng tạm thời cho
phù hợp và được lấy theo TCVN 2737:1995. Tải trọng tạm thời gồm có tải trọng
tạm thời tiêu chuẩn và tải trọng tạm thời tính toán. Tải trọng tạm thời tính toán được
xác định bằng tải trọng tạm thời tiêu chuẩn nhân với hệ số độ tin cậy ( hệ số vượt
tải). Công thức xác định như sau:



ptt = ptc * n

Trong đó:
ptt: tải trọng tạm thời tính toán.
ptc: tải trọng tạm thời tiêu chuẩn (tra Bảng 3 TCVN 2737:1995).
n: hệ số độ tin cậy hay còn được gọi là hệ số vượt tải (theo mục 4.3.3 - TCVN
2737:1995, hệ số độ tin cậy đối với tải trọng phân bố đều trên sàn và cầu thang lấy
bằng 1,3 khi tải trọng tiêu chuẩn nhỏ hơn 200 daN/m2 và bằng 1,2 khi tải trọng tiêu
chuẩn lớn hơn hoặc bằng 200 daN/m2).
Bảng 3.2: Hoạt tải phân bố đều trên sàn
TT

Loại sàn

ptc (daN/m2)

Hệ số vượt
tải n

1
2
3
4

Phòng ngủ
Vệ sinh
Sảnh, hành lang
Kho


200
200
400
400

1,2
1,2
1,2
1,2

Hoạt tải tính
toán ptt
(daN)
240
240
480
480

3.2.3. Tải trọng gió
Tải trọng gió gồm 2 thành phần tĩnh và động. Theo TCXD 229:1999, đối với nhà
cao tầng trên 40m, cần phải tính toán thêm thành phần động của tải trọng gió. Do
chiều cao công trình trong đề tài là 17,9m nên thành phần động của tải trọng gió
được bỏ qua.
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao Z so với mốc chuẩn
được xác dịnh theo công thức :
W = W0*k*c*B*n
Trong đó:
W0: giá trị áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng tại phụ lục E và điều 6.4 (Bảng 4)
TCVN 2737:1995.
Công trình được xây dựng tại Tp. Cần Thơ, tra Phụ lục E TCVN 2737:1995 thuộc

địa hình A, vùng gió II. Tra bảng 4 TCVN 2737:1999, vùng II có áp lực gió W 0 =
95 – 12 = 83 daN/m2 (đối với vùng ảnh hưởng của bão được đánh giá là yếu, giá


trị của áp lực gió W0 được giảm đi 12 daN/m2 đối với vùng II-A).
k: hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình ( tra Bảng
5 TCVN 2737:1995).
c: hệ số khí động (tra bảng 6 TCVN 2737:1995).
(Đối với công trình có mặt phẳng thẳng đứng, mặt đón gió lấy c = 0,8, và mặt
khuất gió lấy c = - 0,6).
B: bề rộng đón gió của công trình.
n: hệ số độ tin cậy hay hệ số vượt tải của gió lấy bằng 1,2 (theo điều 6.3 TCVN
2737:1995).


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SÀN LẦU

Mặt bằng sàn lầu của công trình tương đối giống nhau, chỉ khác công năng sử dụng,
trong phạm vi đề tài, sinh viên lựa chọn sàn lầu 1 để tính toán kết cấu. Sàn lầu 1 là
sàn phòng ngủ khách sạn. Nội dung tính toán tính toán như sau:
- Tính toán cốt thép sàn.
- Kiểm tra độ võng cho sàn.
4.1. Cấu tạo sàn lầu 1
4.1.1. Mặt cắt cấu tạo sàn lầu 1

b

Lớp gạch ceramic 600x600 mm
Lớp vữa lót mác 75 dày 20mm
Lớp BTCT B15

Lớp vữa trát trần B 7,5 dày 15mm

Hình 4.1: Mặt cắt cấu tạo sàn lầu 1
4.1.2. Mặt cắt cấu tạo sàn vệ sinh lầu 1
Lớp gạch ceramic 250x250 mm.
Lớp vữa xi măng tạo dốc mác 75, dày tối thiểu 10mm. Tạo dốc 2%.
Lớp BT gạch vỡ dày 100mm.
Lớp vửa xi măng sika mác 75 chống thấm dày 20mm.
Sàn BTCT B15.

b

Lớp vữa trát xi măng dày 15mm mác 50.


Hình 4.2: Mặt cắt cấu tạo sàn vệ sinh lầu 1
4.2. Vật liệu sử dụng
4.2.1. Bê tông
- Cấp độ bền B15 (tương đương M200).
- Trọng lượng riêng (kể cả cốt thép)

: γ = 25 kN/m3.

- Cường độ chịu nén (cường độ lăng trụ)

: Rbn = Rb,ser = 15 MPa.

- Cường độ chịu kéo

: Rbtn = Rbt,ser =1,4 MPa.


- Cường độ tính toán khi chịu nén (cường độ lăng trụ): Rb = 8,5 MPa.
- Cường độ tính toán khi chịu kéo

: Rbt = 0,75 MPa.

- Modul đàn hồi khi chịu kéo, nén

: Eb = 23*103 MPa.

4.2.2. Cốt thép
a. Cốt thép có đường kính không lớn hơn 10mm (không gân)
- Cốt thép AI.
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn

: Rsn = 235 MPa.

- Cường độ chịu kéo tính toán

: Rs =225 MPa.

(Theo trạng thái giới hạn thứ nhất)
- Cường độ chịu nén tính toán

: Rsc =225 MPa.

- Cường độ tính cốt ngang

: Rsw = 175 MPa.


- Modul đàn hồi

: Es = 21x104 MPa.

b. Cốt thép đường kính lớn hơn 10mm (có gân)
- Cốt thép AII.
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn

: Rsn = 295 MPa.

- Cường độ chịu kéo tính toán

: Rs =280 MPa.

(Theo trạng thái giới hạn thứ nhất)
- Cường độ chịu nén tính toán

: Rsc =280 MPa.

- Cường độ tính cốt ngang

: Rsw = 225 MPa.

- Modul đàn hồi

: Es = 21 x104 MPa.
(Tham khảo TCVN 5574:2012)


4.3. Chọn sơ bộ chiều dày cho sàn và tiết diện dầm

Chọn chiều dày bản sàn theo công thức: δ = (

1
1
÷ ) * L1 .
50 40

Bảng 4.3.1 Lựa chọn sơ bộ chiều dày sàn lầu 1-4
Số hiệu
ô sàn

Cạnh ngắn L1
(m)

S1
S2
S3
S4
S5
S6
S7
S8

4
2
1,5
3,5
1,5
1,6
1,75

4
-

Giới hạn sơ bộ chiều dày
sàn (cm)
L1/50
L1/40
8
10
4
5
3
3,75
7
8,75
3
3,75
3,2
4
3,5
4,375
8
10

Lựa chọn sơ bộ
chiều dày sàn
(cm)
10
10
10

10
8
8
8
10

Bảng 4.3.2 Lựa chọn sơ bộ tiết diện dầm sàn lầu 1-4

Tên

Chiều

Giới hạn sơ bộ chiều

dầm

Dài L
(mm)

cao dầm (mm)

D1

1500

125

93

D2


6000

500

D3

2000

D4

4000

Chọn
HD

Giới hạn sơ bộ bề
rộng dầm (mm)

Chọn Chọn tiết diện
dầm BxH
BD
(mm)

1
HD
3

2
HD

3

300

100

200

200

200x300

375

450

150

300

200

200x450

125

170

300


100

200

200

200x300

250

333

300

100

200

200

200x300

1
L
12

1
L
16


4.4. Tải trọng
4.4.1. Tĩnh tải (tải trọng thường xuyên)
a. Bảng tính tĩnh tải tiêu chuẩn và tĩnh tải tính toán ô sàn lầu 1
Bảng 4.4.1: Tĩnh tải tính toán ô sàn phòng ngủ, hành lang chính và kho

T
T

Loại
sàn

Cấu tạo lớp sàn

(1)

(2)

(3)

Trọng
Chiều
lượng
dày riêng
h (m)
(kN/m3)
(4)

(5)

Hệ

số
vượt
tải n

Tải tiêu
chuẩn gtc
(kN/m2)

Tải tính
toán - gtt
(kN/m2)

(6)

(7)=(4)*(5
)

(8)=(7)*(6
)


1

Ô sàn Gạch ceramic 0,6x0,6
phòn (m)
Lớp vữa lót B7,5
Sàn BTCT B15
Vữa trát trần B7,5

20


0,01

1,2

0.2

0,240

16
25
16

0,02
0,1
0,015

1,3
1,2
1,3

0,32
2,5
0,240
3,26

0,416
3
0,312
3,968


(Ghi chú: Trọng lượng riêng kết cấu tham khảo sổ tay thực hành kết cấu công trình
của Vũ Mạnh Hùng)
Bảng 4.4.1: Tĩnh tải tính toán ô sàn hành lang phụ

T
T

Loại
sàn

Cấu tạo lớp sàn

(1)

(2)

(3)

1

Ô sàn Gạch ceramic 0,6x0,6
hành (m)
Lớp vữa lót B7,5
Sàn BTCT B15
Vữa trát trần B7,5

Trọng
Chiều
lượng

dày riêng
h (m)
(kN/m3)

Hệ
số
vượt
tải n

Tải tiêu
chuẩn gtc
(kN/m2)

Tải tính
toán - gtt
(kN/m2)

(4)

(5)

(6)

(7)=(4)*(5
)

(8)=(7)*(6)

20


0,01

1,2

0.2

0,240

16
25
16

0,02
0,08
0,015

1,3
1,2
1,3

0,32
2,0
0,240
2.76

0,416
2.4
0,312
3.368


(Ghi chú: Trọng lượng riêng kết cấu tham khảo sổ tay thực hành kết cấu công trình
của Vũ Mạnh Hùng)
b. Bảng tính tĩnh tải tiêu chuẩn và tĩnh tải tính toán ô sàn vệ sinh lầu 1
Bảng 4.4.2: Tĩnh tải tính toán ô sàn vệ sinh lầu 1
T
T

Loại
sàn

Cấu tạo lớp sàn

(1)

(2)

(3)

1

Sàn
vệ
sinh
lầu 1

Gạch ceramic
0,25x0,25m
Lớp vữa lót B7,5
Lớp tạo dốc B7,5
Lớp BT gạch vỡ

Sàn BTCT B15
Lớp vữa ximăng dày

Trọng
Hệ số
Chiều
lượng
vượt
dày riêng
tải h (m)
(kN/m3)
n
(6)

Tải tiêu
chuẩn gtc
(kN/m2)
(7)=(4)*(5
)

(8)=(7)*(6
)

Tải tính
toán - gtt
(kN/m2)

(4)

(5)


20

0,01

1,2

0,20

0,24

16
16
16
25
16

0,02
0,01
0,1
0,1
0,015

1,3
1,3
1,3
1,2
1,3

0,32

0,16
0.16
2.5
0,24

0,416
0,28
0.28
3
0,312


15
3,58

4,528

Riêng đối với ô sàn vệ sinh S5, có thêm tường nhà vệ sinh xây trực tiếp trên sàn nên
tĩnh tải của ô sàn vệ sinh S5 được tính toán gồm tĩnh tải xác định ở Bảng 4.3 cộng
thêm tĩnh tải do tường xây cụ thể như sau:
- Tải trọng của tường truyền vào sàn được xác định:
gt =

180*1.3*0.8*3.6
= 112.32 daN/m2 = 1.1232 (kN/m2).
1.5* 4

- Tổng tĩnh tải của ô sàn S5 là:
gtt = 4,528+1.1232= 5.6512 KN/m2
4.4.2. Hoạt tải (tải trọng tạm thời)

Hoạt tải tính toán ô sàn lầu 1 được xác định như bảng dưới
Bảng 4.4.3: Hoạt tải tính toán ô sàn lầu 2
TT

Loại sàn

(1)
1
2
3
4

(2)
Phòng ngủ khách sạn
Hành lang
Phòng WC
Phòng kho

Hoạt tải tiêu
chuẩn ptc
(kN/m2)
(3)
2
4
2
4

Hệ số
vượt tải


Hoạt tải tính
toán (kN/m2)

(4)
1,2
1,2
1,2
1,2

(5)=(4)*(3)
2,4
4,8
2,4
4,8

4.5. Sơ đồ ký hiệu ô sàn lầu 1-4
Sàn lầu 1-4 của công trình được đánh số ký hiệu như hình dưới.


S3

S3

S3

S3

S3

S3


S3

S1

S1

S5

S5

S2

S2

S7
S1

S1

S5

S5

S2

S2

S5


S8

S6

S4

S4

S4

S5

S5

S5

S5

S5

S5

S1

S1

S1

S1


S1

S1

S1

S3

S3

S3

S3

S3

S3

S3

MẶT BẰNG BỐ TRÍ DẦM, SÀN 1-4 TL:1/100

Hình 4.3: Sơ đồ ký hiệu ơ sàn lầu 1-4
4.6. Quan niệm tính tốn và phân loại ơ sàn
4.6.1. Quan niệm tính tốn ơ sàn
- Bản sàn được đúc tồn khối với dầm.
- Quan niệm liên kết giữa dầm với sàn như sau:
+ Nếu hd ≥ 3hs thì xem liên kết giữa dầm và sàn là ngàm.
+ Nếu hd < 3hs thì xem liên kết giữa dầm và sàn là gối tựa.
Trong đó:

hd: là chiều cao của dầm.
hs: là chiều cao của sàn.
- Ký hiệu L1, L2 lần lượt là chiều dài theo phương cạnh ngắn và cạnh dài của ơ sàn.


+ Nếu

L2
> 2: sàn bản loại dầm, ô sàn làm việc theo một phương (theo phương
L1

cạnh ngắn của ô sàn).
+ Nếu

L2
≤ 2: sàn bản kê 4 cạnh, ô sàn làm việc theo cả hai phương.
L1

4.6.2. Phân loại ô sàn
Bảng4.6. Phân loại ô sàn tầng 1-4
Số
hiệu
ô sàn

Chức năng

S1
S2
S3
S4

S5
S6
S7
S8

Phòng ngủ
Hành lan
Hành Lan
Hành Lan
Phòng vệ sinh
Kho
Kho
Kho

Cạnh
dài L2
(m)

Cạnh
ngắn L1
(m)

α = L2/L1

4.5
4
4
4
4
4,5

2,4
4,5

4
2
1,5
3,5
1,5
1,6
1,75
4

1,125
2
2.67
1.143
2.67
2.8125
1.37
1.125

Loại sàn
2 phương
2 phương
1 phương
2 phương
1 phương
1 phương
2 phương
2 phương


4.7. Tính toán nội lực và bố trí thép cho các ô sàn
Theo phân tích loại sàn tại Bảng 4.5, sinh viên lựa chọn tính toán chi tiết cho ô sàn
S1 (sàn làm việc 2 phương) và ô sàn S3 (sàn làm việc 1 phương). Kết quả tính toán
các ô sàn còn lại được tổng hợp thành bảng.
4.7.1. Tính ô sàn 2 phương (tính toán cho ô sàn S1 – 4,5x4m)
4.7.1.1. Tính nội lực

1000

L1

1000

MI
M1

L2

MII
M2

Hình 4.4: Sơ đồ tính ô sàn S1


- Ô sàn S là phòng ngủ, tĩnh tải g1 = 3,968 kN/m2, hoạt tải ptt = 2,4 kN/m2.
- Kích thước ô sàn 4x4,5 m.
- Xét tỉ số: α =

L2 4,5

=
= 1,125 < 2, sàn làm việc hai phương, tính theo sơ đồ bản kê
L1
4

bốn cạnh.
- Tổng tải toàn phần tác dụng lên ô sàn:
q = g1 + ptt = 3,968 + 2,4 = 6,368 kN/m2.
P = q*L1*L2 = 6,368*4,5*4 = 114,624 kN
- Tra bảng “sơ đồ 9” ta có:
m91= 0,0198

k91= 0,0457.

m92= 0,0154

k92= 0,0358.

- Moment tại bụng và gối theo phương cạnh ngắn và cạnh dài như sau:
M1= m91*P = 0,0198*114,624 = 2,265 kN.m/m.
(moment tại bụng theo phương cạnh ngắn)
M2= m92*P = 0,0154*114.624 = 1,77 kN.m/m.
(moment tại bụng theo phương cạnh dài)
MI= k91 *P = 0,0457*114.624 = 5,233 kN.m/m.
(moment tại gối theo phương cạnh ngắn)
MII= k92 *P = 0,0358*114,624 = 4,105 kN.m/m.
(moment tại gối theo phương cạnh dài)
4.7.1.2. Tính toán và bố trí thép cho ô sàn S1
- Chọn chiều dày lớp bảo vệ a = 1,5 cm (chiều dày lớp bảo vệ tính từ tâm thép đến
mặt ngoài gần nhất của cấu kiện).

- Chiều cao làm việc h0= h – a = 10 – 1,5 = 8,5 cm.
- Tính trên bản dải rộng b = 1m.


- Sử dụng bê tông B15 (Rb = 8,5 MPa), và thép AI (Rs =225 MPa) (xem mục 4.2).
Tra bảng E.2 TCVN 5574:2012 ta có αR = 0,446; ξ R =0,673
a. Tính và bố trí thép chịu mômen dương theo phương cạnh ngắn L1= 4m.
- M1= 2,265 kN.m/m.
M1
2, 265*104
αm =
=
= 0,0369 < αR = 0,446.
Rb * b * h02 85*100*8,52

ζ = 0,5*(1 + 1 − 2*α m ) = 0,5*(1 + 1 − 2*0, 0369) = 0,9812.

- Tính thép:
As =

M1
2, 265*103
=
= 1,207 cm2.
ζ * Rs * h0 0,9812* 225*8,5

- Chọn φ6 a150 (1,89 cm2).
- Kiểm tra hàm lượng thép:
Điều kiện: µmin < µ < µmax


µmin = 0,05%.
µmax =

ξ R * Rb
0.673*8,5
*100% =
*100 = 2.54%
Rs
225
As

1,89

µ = b * h *100% = 100*8,5 *100% = 0,2223%.
0
- Vậy với hàm lượng thép như trên thì thỏa điều kiện: µmin < µ < µmax.
- Số thanh thép chịu mômen dương theo phương ngắn là:
n=1+

L2
4,5
= 1+
= 31 thanh.
a
0.15

b. Tính và bố trí thép chịu mômen âm theo phương cạnh ngắn L1= 4m.
- MI = 5,233 KN.m./m.
αm =


MI
5, 233*104
=
= 0, 0852 < αR = 0,446
Rb * b * h02 85*100*8,52


ζ = 0,5*(1 + 1 − 2*α m ) = 0,5*(1 + 1 − 2*0, 0852) = 0,9554

- Tính thép:
As =

MI
5, 233*103
=
= 2,8639 cm2.
ζ * Rs * h0 0,9554* 225*8,5

- Chọn φ8a150 (3,35 cm2).
- Kiểm tra hàm lượng thép:
Điều kiện: µmin < µ < µmax

µmin = 0,05%.
µmax =

ξ R * Rb
0.673*8,5
*100% =
*100 = 2,542%.
Rs

225
As

3,35

µ = b * h *100% = 100*8,5 *100% = 0,394%.
0
Vậy với hàm lượng thép như trên thì thỏa điều kiện: µmin < µ < µmax
Số thanh thép chịu mômen dương theo phương ngắn là:
n=1+

L2
4,5
= 1+
= 31 thanh.
a
0.15

c. Tính và bố trí thép chịu mômen dương theo phương cạnh dài L2= 4.5m.
- M2= 1,77 KN.m.
- Do thép chịu mômen dương theo phương cạnh dài nằm trên thép chịu mômen
dương theo phương cạnh ngắn nên lớp bảo vệ được tính theo công thức sau:
a’= a + d = 1,5 + 0,6 = 2,1cm.
Trong đó:
a: là lớp bảo vệ cốt thép chịu momen dương theo phương cạnh ngắn (a= 1,5cm,
chiều dày lớp bảo vệ a tính từ tâm thép đến mặt ngoài gần nhất của cấu kiện).
d: là đường kính cốt thép chịu mômen dương theo phương cạnh ngắn (d= 0,6cm).
- Chiều cao làm việc h0= 10 – 2,1 = 7,9 cm.



αm =

M2
1, 77 *104
=
= 0,033 < αR = 0,446
Rb * b * h02 85*100*7,9 2

ζ = 0,5*(1 + 1 − 2*α m ) = 0,5*(1 + 1 − 2*0, 033) =0,983

- Tính thép:
M2
1, 77 *103
As =
=
=1,01 cm2.
ζ * Rs * h0 0,983* 225*7,9

Chọn φ6a200 (1,42 cm2)
- Kiểm tra hàm lượng thép:
Điều kiện: µmin < µ < µmax

µmin = 0,05%.
µmax =

ξ R * Rb
0, 673*8,5
*100% =
*100 = 2,545%.
Rs

225
As

1, 42

µ = b * h *100% = 100*7,9 *100% = 0,178%.
0
- Vậy với hàm lượng thép như trên thì thỏa điều kiện: µmin < µ < µmax
- Số thanh thép chịu mômen dương theo phương dài là:
n=1+

L1
4
= 1+
= 21 thanh.
a
0.2

e. Tính và bố trí thép chịu mômen âm theo phương cạnh dài L2= 4,5m.
MII= 4,105 kN.m.
αm =

M II
4,105*104
=
= 0,067 < αR = 0,446
Rb * b * h02 85*100*8,52

ζ = 0,5*(1 − 1 + 2*α m ) = 0,5*(1 + 1 − 2*0, 067) =0,965


- Tính thép:
As =

M II
4,105*103
=
= 2.22 cm2.
ζ * Rs * h0 0,965* 225*8,5


Chọn φ8a200 (2,52 cm2).
- Kiểm tra hàm lượng thép:
Điều kiện: µmin < µ < µmax

µmin = 0,05%.
µmax =

ξ R * Rb
0, 673*8,5
*100% =
*100 = 2,542%.
Rs
225
As

2.542

µ = b * h *100% = 100*8,5 *100% = 0,299%.
0
- Vậy với hàm lượng thép như trên thì thỏa điều kiện: µmin < µ < µmax

- Số thanh thép chịu mômen dương theo phương dài là:
n=1+

L1
4
= 1+
= 21 thanh.
a
0, 2


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×