Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn hệ thống canh tác (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.38 KB, 10 trang )

Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỆ THỐNG CANH TÁC

Câu 1 (3đ) : Trình bày khái niệm về hệ thống ? Các đặc điểm xác định hệ thống?
Khái niệm
Hệ thống là một tổng thể gồm các thành phần có tác động qua lại với nhau, hoạt động
cùng chung mục tiêu, có ranh giới rõ rệt và chịu thúc đẩy của môi trường.
Các đặc điểm xác định hệ thống:
Có mục tiêu chung: các thành phần trong hệ thống có chung mục tiêu, từ đó vai trò
và tầm quan trọng của từng thành phần được xác định rõ hơn.
Có ranh giới rõ rệt: giới hạn bởi vật chỉ thị nào đó, phân biệt giữa hệ thống này vớ hệ
thống khác, giúp xác định các yếu tố bên trong (các thành phần) và bên ngoài (môi trường
xung quanh) của hệ thống.
Có đầu vào đầu ra và các mối quan hệ: mối quan hệ với môi trường.
Có thuộc tính: thuộc tính xác định tính chất của hệ thống. mỗi thành phần đều mang
thuộc tính chung này & có đặc điểm riêng.
Có thứ bậc: Một hệ thống bao giờ cũng gồm các hệ thống nhỏ hơn bên trong và nằm
trong hệ thống lớn hơn.
Thay đổi: Hệ thống có tính ổn định tương đối, nó thay đổi theo thời gian và không gian
do tác động của môi trường. Khi các thành phần thay đổi, hệ thống cũng thay đổi.
Câu 2 (3đ) : Trình bày khái niệm về hệ thống canh tác? Các thuộc tính của hệ
thống canh tác?
Khái niệm về hệ thống canh tác
Hệ thống canh tác là hệ thống hoạt động của con người (người dân) sử dụng tài
nguyên (tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, con người và xã hội) trong một phạm vi nhất định để
tạo ra sản phẩm nông nghiệp thoả mãn nhu cầu ăn, mặc của con người (bản thân, gia
đình, cộng đồng & xã hội).
Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

1




Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
Các thuộc tính của hệ thống canh tác:
-Sức sản xuất: năng suất, sản lượng (khả năng sản xuất/ đơn vị tài nguyên)
-Khả năng sinh lợi: đem lại hiệu quả kinh tế
-Tính ổn định: Ít biến động, khả năng duy trì sức sản xuất khi rủi ro
-Tính bền vững: Khả năng duy trì sức sản xuất lâu dài, dễ phục hồi sau tác động biến
đổi.
-Tính công bằng: Phân bố tài nguyên vàì lợi nhuận trong cộng đồng
-Tính tự chủ: Tự vận hành có hiệu quả, ít bị tác động môi trường ngoài.
Câu 3 (3đ): So sánh các cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống canh tác (tiếp cận từ
trên xuống, tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận có sự tham gia). Tại sao ngày nay nghiên
cứu hệ thống canh tác phải sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia?
PP từ trên xuống

PP từ dưới lên

PP có sự tham gia

Mục tiêu

thực hiện nghiên
cứu từ trên xuống

đáp ứng được yêu cầu
bên dưới

đáp ứng yêu cầu cúa
các bên liên quan


Người
nghiên
cứu

chủ yếu là người
ngoài

chủ yếu là bên trong
cộng đồng

tất cả các bên liên quan

Vai trò
của dân

chủ yếu cung cấp
thông tin

chủ yếu đưa ra nhu
cầu địa phương

xác định nhu cầu, giải
pháp & thựchiện

Công cụ
chủ yếu

quan sát, tìm hiểu,
đánh giá nhanh


họp dân, lấy ý kiến
dân, thảo luận

pra. họp dân, động não,
làm việc nhóm

Vai trò
của cán
bộ nghiên
cứu

là người thiết kế

là tư vấn

thúc đẩy

Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

2


Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
Giải pháp

không thực sự đáp
ứng nhu cầu người
dân


đôi khi không phù
hợp sự phát triển
chung

hài hoà lợi ích các bên
liên quan

Kết quả

không bền vững

chủ yếu đáp ứng nhu
cầu địa phương

đáp ứng yêu cầu của
các bên liên quan

Ngày nay nghiên cứu hệ thống canh tác phải sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham
gia:
Cách tốt nhất để biết được người dân cần gì và cách người dân có thể giải quyết vấn đề
của mình là hãy trực tiếp hỏi họ.
Bảo đảm hỗ trợ cộng đồng bền vững để chủ động phát triển có ưu tiên cho người nghèo
là rất quan trọng.
Câu 4: Giả sử được yêu cầu nghiên cứu cải tiến một hệ thống canh tác X ở xã Y:
o Trình bày ngắn gọn các bước thực hiện (1,5 điểm)
o Trình bày 4 tiêu chuẩn chính lựa chọn giải pháp kỹ thuật (1,5 điểm)

Các bước thực hiện:
1. Xây dựng yêu cầu của hệ thống canh tác
2. Khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu

3. Đánh giá khả năng thích nghi của hệ thống canh tác
4. Xây dựng, thử nghiệm qui trình kỹ thuật canh tác
5. Nhân rộng mô hình
Bốn tiêu chuẩn chính lựa chọn giải pháp kỹ thuật:
-Khả thi về sinh học & bền vững về môi trường:
+ Độ phì của đất: giải pháp đó duy trì hay cải thiện được độ phì nhiêu của đất
+ Đa dạng sinh học: giải pháp đó không làm mất/cạn kiệt nguồn gen cây trồng, vật nuôi
Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

3


Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
-Mang lại hiệu quả kinh tế:
+ Đòi hỏi thích hợp trình độ và nguồn lực của người dân
+ Mô hình mới hiệu quả hơn mô hình cũ
-Tính công bằng:
+ Lợi tức đem lại cho cộng đồng, đặc biệt là người dân nghèo
+ Giải pháp thể hiện qua sự công bằng về giới tính (cả nam và nữ)
+ Phù hợp với văn hóa, tập tục, xã hội chấp nhận
-Sự tham gia của đối tượng thụ hưởng:
+ Người dân có tham gia vào tiến trình đưa ra giải pháp.
Câu 5 (3đ) : Trình bày tiến trình chẩn đoán khó khăn và xác định giải pháp. Công
cụ chẩn đoán khó khăn là gì? Trình bày các bước thực hiện công cụ này và cho ví dụ
minh hoạ.
Tiến trình chẩn đoán khó khăn và xác định giải pháp:
 Xác Định Khó Khăn
 Xác Định Mục Tiêu
 Xác Định Giải Pháp
 Xác Định Hoạt Động (Giải Pháp Kỹ Thuật)

 Xác Định Kết Quả Đầu Ra
 Xác Định Đầu Vào
Công cụ chẩn đoán khó khăn:
Xác định Khó khăn : công cụ cây vấn đề
Cây Vấn Đề là công cụ phân tích (dưới dạng sơ đồ hình cây) cho phép người tham
gia phát hiện vấn đề khó khăn của hệ thống canh tác từ đó tìm ra những nguyên nhân
trung gian và nguyên nhân cụ thể của vấn đề đã được phát hiện.
Mục đích của việc phân tích cây vấn đề là nhận ra những khó khăn sâu xa của hệ
thống canh tác và là căn cứ xác thực để đề ra giải pháp khả thi.
Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

4


Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
Dùng phân tích thực trạng khó khăn của hệ thống canh tác của địa phương.
Các bước thực hiện công cụ:
(1) Liệt kê tất cả các khó khăn trở ngại
(2) Xác định nguyên nhân của những trở ngại và mối quan hệ nhân - quả
(3) vẽ sơ đồ cây vân đề
(4) Lựa chọn vấn đề
Ví dụ minh họa:
Thu nhập thấp

Đời sống khó
khăn

Tỷ lệ hộ
nghèo cao


Năng suất trồng lúa 3 vụ thấp

Thiên tai,
dịch bệnh
xảy ra

Thiếu giống lúa
cho năng suất cao
và kháng sâu bệnh

Thiếu ki
thuật canh
tác

Hiệu quả
kinh tế chưa
cao

Câu 6 (3đ) : Trình bày khái niệm về giám sát và đánh giá, mối quan hệ giữa giám
sát và đánh giá, và các bước thực hiện?
Khái niệm về giám sát:
-Là chức năng quản lý mang tính liên tục
-Cung cấp thông tin cho nhà quản lý và các bên liên quan về tiến độ thực hiện kế
hoạch hoặc việc không đạt được các kết quả như dự định
-Theo dõi bám theo những hoạt động thực tế so với kế hoạch
-Đề xuất các biện pháp khắc phục.
Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

5



Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
Khái niệm về đánh giá:
-Là hoạt động trong một thời gian cụ thể, nhằm xem xét mức độ hiệu quả, thành công
và thiếu sót của kế hoạch đang thực hiện hoặc đã hoàn thành.
-Đánh giá nhằm mục đích xác định mức độ phù hợp, giá trị của thiết kế, hiệu suất,
hiệu quả, tác động và tính bền vững.
-Việc đánh giá được thực hiện một cách có chọn lọc.
Mối quan hệ giữa giám sát và đánh giá:
Giám sát

Đánh giá

- Liên tục
- Tập trung vào đầu vào, hoạt động, đầu ra,

- Định kỳ
- Tập trung vào MỐI QUAN HỆ giữa đầu

quá trình thực hiện, sự phù hợp và cả kết

vào và đầu ra, kết quả và chi phí, các quá

quả.

trình sử dụng để đạt được kết quả, sự phù

- Trả lời câu hỏi: những hoạt động nào

hợp tổng thể, tác động và tính bền vững.

- Giải thích thế nào để đạt được kết quả.

được thực hiện và kết quả đạt được

Góp phần xây dựng lý thuyết và mô hình

- Thông báo cho nhà quản lý những vấn đề

cho sự thay đổi
-Cung cấp cho nhà quản lý các lựa chọn về

gặp phải và đưa ra biện pháp khắc phục
- Tự đánh giá bởi nhà quản lý, giám sát

chiến lược và chính sách
- Đánh giá nội bộ hoặc các chuyên gia bên

viên, các bên liên quan và nhà tài trợ

ngoài

Các bước thực hiện đánh giá:
- Bước 1 : Xác định tiêu chuẩn
Theo khung lôgic các tiêu chuẩn đó được xác định bởi các chỉ số
- Bước 2 : Điều tra việc thực hiện
- Bước 3 : Tổng hợp kết quả
- Bước 4 : Xây dựng các khuyến nghị
- Bước 5 : Kiến nghị & bài học kinh nghiệm.
Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm


6


Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
Câu 7 (3đ) : Trình bày khung lôgic giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển hệ
thống canh tác? Cho ví dụ minh họa?
Khung lôgic giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển hệ thống canh tác:
-Khung lôgic là một bảng với 4 cột & 5 hàng
-Dùng để giám sát thực hiện kế hoạch
-Dùng để đánh giá kế hoạch.
Các mục tiêu

Các chỉ tiêu minh

Nguồn số liệu,

chứng (chỉ số đánh

phương pháp

Giả định

giá)

Mục tiêu chung
MT cụ thể 1
MT cụ thể 2
Các kết quả
Kết quả 1
Kết quả 2

Các hoạt động
Hoạt động 1
Hoạt động 2

Các chỉ tiêu minh

Nguồn số liệu,

Giả thiết để đạt

chứng cho mục tiêu

phương pháp đánh

được mục tiêu

đã thành công

giá các mục tiêu

chung, mục tiêu cụ

Các chỉ tiêu minh

Nguồn số liệu,

thể
Giả thiết để đạt

chứng cho kết quả


phương pháp đánh

được các kết quả

đã đạt được
Các chỉ tiêu minh

giá các kết quả
Nguồn số liệu,

đầu ra
Điều kiện tiên đề

chứng cho hoạt

phương pháp đánh

thực hiện các hoạt

động đã thực hiện

giá các hoạt động

động

Ví dụ minh họa:
Mục tiêu

Các chỉ tiêu minh chứng


MỤC TIÊU
CHUNG

(chỉ số đánh giá)
- Năng suất lúa 2 vụ tăng từ
10 tấn/ năm đến 15 tấn/ năm

Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

Nguồn số liệu,
phương pháp
- Báo cáo kinh tế xã
hội của xã

Giả định
- Có kinh phí
- Thời tiết thuận lợi

7


Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
- Tăng thu nhập nông hộ tăng
từ 40 triệu đồng/năm đến 60
triệu đồng/ năm

- Điều tra, khảo sát
thực tế tại các nông
hộ


Câu 8 (3đ): Trình bày các khái niệm các thành phần khung lôgic: chỉ tiêu minh
chứng, nguồn số liệu, giả định, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, kết quả đầu ra, hoạt
động?
Chỉ tiêu minh chứng : Được dùng để xác định mức độ hoàn thành (dự đoán hoặc thực
tế) các mục tiêu, đầu vào, đầu ra. Chỉ tiêu minh chứng mang tính định lượng, nên vừa có
thể đo lường được, vừa xác nhận được hoặc mang tính định tính và do đó chỉ có thể xác
nhận được
Nguồn số liệu :
+ Chỉ tiêu minh chứng được thu thập từ nguồn nào
Thí dụ : báo cáo thực hiện, số liệu thống kê, các biên bản, kiểm tra thực tế, những quy
định, các hợp đồng, kết quả giải ngân, các chứng từ . . .
Giả định : Là những yếu tố bên ngoài như các sự kiện, điều kiện hoặc các quyết định
có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoặc sự thành công của kế hoạch. Giả định phần lớn hoặc
hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát. Dựa vào giả định này có thể quản lý các rủi ro mà kế
hoạch có thể phải giải quyết.
Mục tiêu chung :
- Là đích cuối cùng mà kế hoạch phát triển hệ thống canh tác cần đạt được
Mục tiêu cụ thể :
- Là đính cụ thể mà kế hoạch cần đạt, là nơi dừng lại của rể cây mục tiêu
Kết quả (đầu ra) :
- Kết quả là những gì đạt được sau khi hoàn thành xong một hoạt động
Hoạt động :

Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

8


Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác

- Là những nhiệm vụ cụ thể được thực hiện để đạt được đầu ra theo yêu cầu. Hoạt động
thực hiện dựa vào đầu vào (như nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật, các nguồn lực khác) được
huy động để tạo ra đầu ra cụ thể.
Câu 9: Trình bày ngắn gọn các bước xây dựng nhiều điểm thử nghiệm?
- Lập kế hoạch
+ Hiệu quả kinh tế của HTCT mới cao hơn HTCT cũ ít nhất là 30%
+ Thời gian sinh trưởng của giống cây trồng và vật nuôi của HTCT mới phải ngắn
+ Kỹ thuật mới phải phù hợp về lao động, tiền vốn, nguồn lực và thị trường
+ Phù hợp nguyện vọng và sở thích của người dân
+ Thu thập số liệu (nông học, môi trường, kinh tế xã hội)
+ Kết hợp với chính quyền địa phương để lập kế hoạch
- Chọn lựa địa điểm thí nghiệm
+Tiêu biểu cho các điều kiện tại địa phương
+Vị trí thuận lợi dễ dàng tham quan học tập
+Có khả năng thực hiện dễ dàng các biện pháp kỹ thuật
+Thuận lợi trong việc theo dõi và chăm sóc
- Chọn nông dân hợp tác
+Nông dân đang thực hiện HTCT
+Sẵn sàng hợp tác & thích thú kỹ thuật mới
+ Phải đại diện
+Có khả năng truyền đạt kỹ thuật mới cho nông dân khác
- Chọn ruộng thử nghiệm
+Kích thược và diện tích ruộng thí nghiệm
+Ruộng thí nghiêm đang thực hiện HTCT đang nghiên cứu
+Đại diện về điều kiện tư nhiên
- Thu thập số liệu (nông học, môi trường, kinh tế xã hội)
Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

9



Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn Hệ thống canh tác
+Môi trường tự nhiên: đất, nước, địa hình, khí hậu
+Điều kiện kinh tế xã hội của nông hộ: số lao động nông hộ, tuổi các thành viên nông
hộ, nguồn sức kéo nông hộ
+Số liệu nông học: năng suất và các chỉ tiêu nông học khác
+ Các nguồn tài nguyên cần thiết cho thử nghiệm
- Phân tích số liệu (thích nghi & kinh tế)
+Phân tích sự thích nghi về điều kiện sinh học: năng suất cây trồng, tính kháng sâu
bệnh .v.vv)
+PT sự thích nghi về tự nhiên: phù hợp đất nước, khí hậu
+PT khía cạnh kinh tế: hiệu quả kinh tế, phù hợp với nguồn lực & thị trường tiêu thụ
+PT sự thích nghi về xã hôi: nhu cầu lao động, mức độ ô nhiễm thấp, phù hợp với tập
quán & trình độ canh tác của người dân.
Câu 10: Trình bày ngắn gọn các bước xây dựng điểm trình diễn?
- Xây dựng kế hoạch
- Chọn địa điểm
- Chọn cộng tác viên
- Triển khai thực hiện
- Theo dõi kết quả
- Tổ chức tập huấn, hội thảo và tham quan.

Sinh viên biên soạn: Võ Chí Tâm

10



×