Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo điều tra về dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.98 KB, 11 trang )

DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Văn Cường
2. Nguyễn Thị Ngọc Bích
3. Đỗ Tiến Dũng
4. Phùng Văn Lích
5. Trà Kim Cúc
6. Phan Diệu Hiền
7. Cao Minh Nguyệt
8. Nguyễn Phương Trình

1


MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA DỊCH
1. Xác định sự tồn tại một vụ dịch.
2. Phát hiện và xử trí các ca bệnh.
3. Tập hợp thông tin để xác định chẩn đoán.
4. Phát hiện nguồn truyền nhiễm hoặc nguyên nhân của dịch.
5. Mô tả sự lan truyền bệnh và dân số nguy cơ.
6. Lựa chọn các hoạt động can thiệp thích hợp.
7. Tăng cường hoạt động dự phòng tránh dịch bệnh bùng phát trở
lại.

2


1. THẨM TRA LẠI CHẨN ĐOÁN VÀ KHẲN ĐỊNH SỰ TỒN
TẠI CỦA DỊCH
- Qua kết quả thăm khám, và chẩn đoán lâm sàng của 5 bệnh nhân tại trạm
y tế xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang vào khoảng thời
gian từ ngày 25/7/2016 đến ngày 31/7/2016 cho thấy có những triệu


chứng sốt, đau mỏi cơ và phát ban. Trạm y tế đã báo cho trung tâm y tế
huyện xuống thực địa để xác minh chẩn đoán.
- Ngày 01/8/2016 nhân viên TTYT huyện đã tiến hành thăm khám và lấy
mẫu máu của 2 bệnh nhân bắt đầu sốt từ ngày 31/7/2016 đem đi xét
nghiệm và được chẩn đoán dương tính với virus Dengue. Cùng với việc
lấy mẫu máu làm xét nghiệm ngày 01/8/2016 TTYT huyện đã tiến hành
điều tra ngẫu nhiên 40 hộ gia đình tại nơi xảy ra bệnh Sốt Xuất Huyết của
xã Hòa An phát hiện loài muỗi Ae.albopictus chiếm ưu thế hơn loài muỗi
Ae.aegypti. Cụ thể ở 36/40 nhà (90%). Hơn nữa, điều tra bọ gậy cho thấy
có 80% số nhà điều tra có bọ gậy của muỗi Ae.albopictus. Chỉ số Breteau
của bọ gậy Ae.albopictus rất cao (90). Chỉ số mật độ muỗi Ae.albpictus là
0,625 con/nhà. Các chỉ số Breteau (BI) và chỉ số mật độ muỗi Ae.aegypti
đều vượt ngưỡng gây dịch. TTYT huyện đã khẳn định có dịch bệnh Sốt
Xuất Huyết tại xã Hòa An.

2. THU THẬP THÔNG TIN VỀ SỐ CA BỆNH VÀ CÁC
THÔNG TIN KHÁC
Bảng thống kê số ca mắc SXH đến thời điểm thống kê (01/8/2016)
STT

Họ và tên trẻ

Ngày tháng năm sinh
Nam
Nữ

Họ tên cha mẹ

1


Nguyễn Kim
Ngân

2

Nguyễn Văn
Phúc

12/4/2002

Nguyễn Văn Quốc

3

Phạm Văn
Trọng

09/3/2001

Phạm Phúc Vinh

4

Nguyễn Đức
Phát

22/12/2003

Nguyễn Trần Cầu


5

Võ Thị Trang

15/7/2001 Nguyễn Văn Bán

13/5/2002 Trần Thị Diễm

Địa chỉ
Số 23 ấp
Kinh
Tràm, Hòa
An, GRKG
Số 7 ấp
Cây Huệ,
Hòa An,
GR-KG
Số 36 ấp
Cây Huệ,
Hòa An,
GR-KG
Số 20 ấp
Cây Huệ,
Hòa An,
GR-KG
Số 34 ấp
Cây Huệ,
Hòa An,
GR-KG


Ngày
mắc

Dộ
mắc

25/7/2016

I

28/7/2016

I

30/7/2016

II

31/7/2016

I

31/7/2016

II
3


3. MÔ TẢ CA BỆNH THEO ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, CON
NGƯỜI



Con Người
 Thông tin về yếu tố tiếp xúc:
- Cơ thể người là ổ mang vius Dengue chính, sống trong môi trường có
nhiều muỗi Ae.albupictus rất dễ bị muỗi đốt và mắc sốt xuất huyết
Dengue.

 Các đặc điểm lâm sàng của bệnh
a. Sốt xuất huyết Dengue không sốc
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40 oC, sốt kéo dài 27 ngày, sốt kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở
thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn
người lớn, đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban.
- Hội chứng thần kinh: Đau người. đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh
hố mắt; trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện
màng não.
- Hội chứng xuất huyết: Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh.
Trường hợp không có
xuất huyết thì có dấu
hiệu dây thắt dương
tính.
- Các biểu hiện xuất
huyết tự nhiên hoặc
xuất huyết khi tiêm
chích sẽ thấy bầm tím
quanh nơi tiêm.
- Xuất huyết ngoài da:
Biểu hiện như các
chấm xuất huyết, vết
bầm tím, rõ nhất là

xuất huyết ở mặt trước
2 cẳng chân, mặt trong
2 cẳng tay, gan bàn
tay, lòng bàn chân.
- Xuất huyết ở niêm
mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp
4


hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm
hơn kỳ hạn.
- Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Khi có xuất huyết
tiêu hóa nhiều, bệnh thường diễn biến nặng.

b. Sốt xuất huyết Dengue có sốc:
- Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, nhiệt độ hạ
xuống đột ngột, da lạnh, tím tái, bệnh nhân vật vã, li bì. đau bụng cấp.
Sốc xuất hiện nhanh chóng với mạch nhanh nhỏ khó bắt, da lạnh nhớp mồ
hôi: huyết áp hạ, huyết áp tối đa dưới 90mmHg hoặc huyết áp kẹp
(khoảng cách giữa tối đa và tối thiểu (20mmHg).
- Nếu không xử trí kịp thời, sốc diễn biến rất nhanh với huyết áp tụt xuống
nhanh và đôi khi không đo được mạch nhỏ khó bắt, bệnh nhân ở trạng
thái lơ mơ, thở yếu.
- Thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12
đến 24 giờ.
- Không xử trí nhanh chóng thì sốc kéo dài sẽ gây toan chuyển hóa, giảm
natri máu và xuất hiện đông máu nội quản rải rác gây xuất huyết trầm
trọng ở tiêu hóa và các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể xuất huyết não
đưa đến hôn mê.


 So sánh số mắc bệnh và dân số nguy cơ
- Tổng số bệnh nhân lâm sàng ghi nhận là 5 trường hợp trong tổng số dân
có nguy cơ mắc bệnh là 736

 Nơi chốn
- Khí hậu nhiêt đới ẩm có hai mùa trong năm, nhiệt độ trung bình hàng
năm 25-28oC, Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10,
lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa.
- Địa hình có nhiều sông ngòi, kênh, rạch, có nhiều lùm cây bụi rậm, dân
cư cũng chủ yếu sống tập trung ven các kênh rạch.
- Do chưa có hệ thống nước sạch để sinh hoạt, nên người dân chủ yếu sử
dụng các dụng cụ chứa nước để tích trữ nước mưa hoặc nước từ kênh
rạch đã được xử lý để sử dụng dần.
- Ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở ấp Kinh Tràm và nhanh chóng lan sang ấp
Cây Huệ với mật ngày dày đặc.và đã được ngăn chặn dứt điểm.

5


Bản đồ dịch SXH của xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
từ ngày 25/7/2016 đến ngày 05/8/2016
: Hộ gia đình có người mắc Sốt Xuất Huyết



Thời gian
- Đường cong dịch zic-zắc: Biểu thị gián đoạn nguồn lây, thời gian nhiễm, số
người nhiễm.


4. HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT
- Người mắc bệnh và người nhiễm virus không triệu chứng là nguồn truyền
bệnh quan trọng. Trong ổ dịch SXH Dengue cứ 1 trường hợp mắc bệnh
điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tìm ẩn, không có triệu
chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác
- Bệnh sốt xuất huyết Dengue không lây trực tiếp từ người sang người.
Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi đốt hút máu người mắc
bệnh hoặc người nhiễm vi rút không triệu chứng rồi từ đó lại đốt sang
người khác và truyền bệnh. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
6


Dengue được gọi là véc tơ truyền bệnh. Ăn uống chung, dùng chung đồ
dùng không làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.
- Với địa hình có nhiều cây cối, bụi rậm, thời tiết đang trong mùa mưa và
thói quen sử dụng các dụng cụ chứa nước sinh hoạt của người dân là điều
kiên thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của muỗi Ae.albupictus, do đó
làm gia tăng khả năng nhiễm bệnh của cộng đồng
- Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus Dengue
đều có thể nhiễm virus Dengue và mắc bệnh tuy nhiên, ở miền Nam thì tỷ
lệ mắc bệnh của trẻ em dưới 15 tuổi thường cao hơn
- Do đó những trẻ em sống trong vùng này có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao

5. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
Do đã có bằng chứng về lâm sàng, xét nghiệm, môi trường, dịch tễ rõ
ràng nên không cần thử lại giả thuyết nữa mà tiến hành kết luận, viết báo
cao và lên kế hoạch phòng chống dịch ngay.

6. KẾT LUẬN, VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ
 Nguồn lây:

- Người mắc bệnh và người nhiễm virus không triệu chứng

 Cách lây:
- Bệnh được truyền sang người
qua muỗi đốt. Muỗi đốt hút máu
người mắc bệnh hoặc người
nhiễm vi rút không triệu chứng
rồi từ đó lại đốt sang người khác
và truyền bệnh. Muỗi truyền
bệnh sốt xuất huyết Dengue được
gọi là véc tơ truyền bệnh

 Tác nhân gây bệnh

7


- Do có nhiều bụi rậm, lùm cây, và thời tiết đang trong mùa mưa cùng với
thói quen trữ nước bằng nhiều dụng cụ chứa nước nên muỗi Aedes rất dễ
sinh sản và phát triển

 Dân số nguy cơ
- Trẻ em có độ tuổi dưới 15 nếu chưa có miễn dịch với virus Dengue thì có
nguy cơ mắc bệnh cao

 Các biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch
- Phun thuốc diệt muỗi Aedes, ngăn chặn sự sinh sản của muỗi, và tiêu diệt
bọ gậy
- Phòng chống muỗi đốt
- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về bệnh SXH.


7. LÊN KẾ HOẠCH CHỐNG DỊCH
 Tấn công nguồn lây
- Điều trị, chăm sóc người bệnh, người mang mầm bệnh: Đưa bệnh nhân
lên tuyến trên để có đầy đủ phương tiện chăm sóc và điều trị.

 Ngăn chặn đường truyền.

Cho nhân viên dịch tễ xuống
phun thuốc diệt muỗi toàn
địa bàn xã Hòa An cận để
diệt trừ muỗi Aedes

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi,
diệt bọ gậy/loăng quăng: đậy
kín và thả cá ăn bọ gậy tất cả
8


các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp, các vật dụng
chứa đựng nước; thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp thường xuyên; vệ sinh
môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; thu gom, hủy các
vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ...; loại
bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa quanh nhà; bỏ muối
vào các bát nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát).

 Bảo vệ người cảm nhiễm.
Phòng chống muỗi
đốt: Mặc quần áo dài
che kín tay chân; ngủ

trong màn (mùng) kể cả
ban ngày; dùng các biện
pháp thông thường để
xua và diệt muỗi; dùng
rèm che, màn tẩm hóa
chất diệt muỗi trong các
hộ gia đình. Người bị
sốt xuất huyết hoặc nghi
bị mắc bệnh phải nằm
trong màn, tránh muỗi
đốt để không lây bệnh
sang người khác.

-

Khi có các biểu hiện nghi
ngờ bị mắc sốt xuất huyết
Dengue cần đưa ngay người
bệnh đến cơ sở y tế để được
hướng dẫn và điều trị kịp
thời.
9


- Nâng cao hiểu biết về truyền thông giáo dục
sức khỏe cho cộng đồng về bệnh sốt xuất huyết

HẾT

10



11



×