1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là người sống và làm việc trong vùng Hoà Hảo nên đề tài đã có một
sự hấp dẫn lớn đối với tác giả luận án.
Sự hấp dẫn bắt đầu từ những "gay cấn" đã qua trong lịch sử cách mạng
giải phóng dân tộc mà mỗi người, mỗi chúng ta ngày hôm nay vẫn còn phải
tâm đắc, luận bàn để "ôn cố, tri tân". Bởi lẽ ai đã từng sống trên mảnh đất "dữ
dội" này trong hai cuộc kháng chiến đều cũng đã phải chứng kiến những hình
ảnh đối lập nhau do giáo phái này đem lại: đó là sự đối lập đạo và đời, tôn
giáo và đảng phái, bóng tối và ánh sáng... Thật không sai khi khẳng định: "Ai
nói Hoà Hảo tốt là chưa hiểu hết Hoà Hảo. Ai nói Hoà Hảo xấu người đó còn
đố kỵ với Hoà Hảo, chưa nắm được Hoà Hảo".
Sự hấp dẫn của đề tài còn bắt nguồn từ tính thời sự của vấn đề. Bởi lẽ 5
năm trước đây vấn đề Hoà Hảo khi được nhắc đến người ta vẫn còn quan
niệm đó là thứ "đồ cổ" hay một trào lưu sẽ nhạt phai theo năm tháng. Nhưng
giờ đây giáo dân Hoà Hảo đang nô nức đi dự kỳ "Đại hội Phật giáo Hoà Hảo
lần thứ I" để bầu ra một tổ chức kiểu mới cho tôn giáo này là "Ban đại diện
Phật giáo Hoà Hảo", mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đạo Hoà
Hảo.
Sự hấp dẫn của đề tài không chỉ xuất phát từ thực tiễn cách mạng miền
Nam mà còn ở tính mới mẻ của đề tài. Có thể nói rằng ở Nam Bộ vấn đề tôn
giáo đã để lại bài học lịch sử đắng cay nhất là Hoà Hảo, vấn đề lý luận còn bỏ
ngỏ nhiều nhất cũng là vấn đề Hoà Hảo. Vấn đề cần phải triển khai nghiên
cứu nhiều nhất cũng là Hoà Hảo.
Do vậy, đi vào nghiên cứu "Đạo Hoà Hảo và ảnh hưởng của nó ở
Đồng bằng sông Cửu Long" là tác giả hầu mong góp sức nhỏ vào một đề tài
lớn, đề tài mà thực tiễn đang vẫy gọi, lý luận đang mong chờ.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự nghiên cứu về đạo Hoà Hảo chưa nhiều. Trước 1975, người ta biết
đến giáo phái này thông qua một số tác giả trong giới lý luận của Hoà Hảo
như: Nguyễn Văn Hầu với các tác phẩm: "Nhận thức Phật giáo Hoà Hảo",
"Năm cuộc đối thoại về Phật giáo Hoà Hảo", "Thất Sơn mầu nhiệm", "Muốn
về cõi Phật",... nhằm giới thiệu cho người đọc hiểu khái lược pháp tu Nhân học Phật của Hoà Hảo. Vương Kim qua các tác phẩm: "Hội Long Hoa", "Đời
Thượng Ngươn", Đời Hạ Ngươn", "Tu hiền", "Để hiểu Phật giáo Hoà
Hảo",... với ý tưởng làm cho người đọc hiểu về lịch sử quan của họ. Lê Thành
Thảo nói về "Sinh hoạt Phật giáo Hoà Hảo trong cộng đồng quốc gia"
(1974), Huỳnh Văn Kiên có "Thiên nhiên về nguồn sống đạo". Ngoài ra còn
một số luận văn đốc học thuộc Quốc gia hành chính Sài Gòn cũng đã chọn
Hoà Hảo làm đề tài nghiên cứu như: "Phật giáo Hoà Hảo" của Mai Hưng
Long (1971); "Sự đóng góp của Phật giáo Hoà Hảo cho nền an ninh tại An
Giang" của Nguyễn Đức Phúc (1973); "Phật giáo Hoà Hảo trong nền chính
trị hiện tại" của Nguyễn Ngọc Tuấn (1974) v.v...
Trước 1975, ở nước ngoài cũng có một số công trình nghiên cứu về tôn
giáo Hoà Hảo như: tác giả Mỹ Robert L. Mole có tác phẩm: "A. Brief survey
of the Phat giao Hoa Hao" nghiên cứu về nông dân tín đồ Hoà Hảo và khai
thác yếu tố tương đồng giữa Hoà Hảo với chính quyền tay sai. Bộ sách
"Minority group in the Republic of Vietnam" của Hoa Kỳ cũng dành chương
"The Hoa Hao" biện giải về giáo phái này như một nhóm xã hội thiểu số
mang ý thức chống cộng.
Sau năm 1975, tình hình nghiên cứu Hoà Hảo đã có một số kết quả nhất
định trong các công trình chung như: "Một số tôn giáo ở Việt Nam" của Ban
Tôn giáo Chính phủ (1993); "Những trang về An Giang" của Trần Thanh
3
Phương (1984); "Vài nét cơ bản về các tôn giáo ở An Giang" của Trương
Thanh Sơn và Lê Hoàng Lộc (1993); "Cơ sở văn hoá Việt Nam" của Tiến sĩ
Trần Ngọc Thêm (1996). Năm 1996, Phạm Bích Hợp có luận án PTS Dân tộc
học về "Đời sống xã hội và tâm lý nông dân người Việt ở làng Hoà Hảo tại
An Giang trước và sau 1975". Năm 1997, tác giả Bùi Thị Thu Hà có luận án
Thạc sĩ bàn về " Đảng bộ An Giang vận động quần chúng tín đồ Hoà Hảo
tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954-1975". Viện Nghiên cứu
khoa học - Bộ Công an có đề tài nghiên cứu về Hoà Hảo ở cấp độ nghiệp vụ và
kết quả nghiên cứu của công trình này chỉ là bước đầu trong quá trình nhận diện
đầy đủ về đạo Hoà Hảo.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cho đến nay, vẫn chưa
có đề tài nào nghiên cứu Hoà Hảo đúng mức dưới góc độ triết học. Đó là sự
bỏ ngỏ về nhận thức của chúng ta khi mà những nông dân là tín đồ Hoà Hảo ở
miền Nam có gần hai triệu người và trong lịch sử cận đại, vấn đề PGHH còn
là vấn đề bức xúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích: Luận án tập trung làm rõ sự ra đời, nét đặc trưng và cu
hướng phát triển của tôn giáo Hoà Hảo ở ĐBSCL. Từ cơ sở đó mà phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo này nhằm đáp ứng nhu cầu
bức xúc hiện nay của công tác tôn giáo trong vùng Hoà Hảo.
* Từ mục đích đó luận án có mấy nhiệm vụ sau đây:
- Góp phần làm rõ nguyên nhân của sự xuất hiện tồn tại của đạo Hoà
Hảo ở ĐBSCL.
- Góp phần chỉ ra một số nét đặc trưng thể hiện bản chất của Hoà Hảo.
- Góp phần làm rõ vai trò ảnh hưởng, xu hướng phát triển và một số giải
pháp đặc thù cho Hoà Hảo hiện nay.
4
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Giới hạn và phương pháp nghiên cứu
của Luận án
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của Mác - Ănghen - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, đồng
thời, kế thừa có chọn lọc tư tưởng của các tác giả khác.Qua tư liệu để lại, qua
khảo sát thực tế, luận án nghiên cứu quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển của
tôn giáo Hoà Hảo trong gần sáu mươi năm qua và những ảnh hưởng của nó
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Luận án cũng được tiến hành từ cơ sở
thực tiễn của những thành tựu và hạn chế trong công tác "Hoà Hảo vận" trong
thời gian qua.
Không tiếp cận Hoà Hảo ở góc độ tôn giáo học, xã hội học, dân tộc học,
tâm lý học, mà nghiên cứu dưới góc độ triết học, do vậy, luận án xem ý thức
tôn giáo Hoà Hảo là sự phản ánh tồn tại xã hội và kế thừa ý thức tôn giáo
trước đó. Tìm hiểu vai trò và những ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh
thần xã hội của hàng triệu nông dân có tín ngưỡng ở ĐBSCL, làm cơ sở vạch
ra định hướng, giải pháp phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
tôn giáo này.
Luận án chọn phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật Lịch sử
để nghiên cứu vấn đề. Từ đó mà xem xét, kiến giải về Hoà Hảo như một hình
thái ý thức xã hội và một thực thể xã hội; xem tồn tại xã hội quyết định ý thức
xã hội (có ý thức tôn giáo); để thấy được tính độc lập nhất định của ý thức xã
hội... Trong từng phần, luận án cũng kết hợp các phương pháp: Phân tích tổng hợp; Lịch sử - Lôgic, Trừu tượng - Cụ thể; So sánh;... để làm nổi bật ý
tưởng của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần chỉ ra nội dung đặc thù của tư tưởng giáo lý, nhân
sinh quan "Tu Nhân - Học Phật" của tôn giáo Hoà Hảo...
5
- Bước đầu lý giải sự ra đời, quá trình tồn tại và xu hướng phát triển của
Hoà Hảo trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Nêu lên một số giải pháp cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của
công tác tôn giáo trong vùng Hoà Hảo trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
6. Giá trị và ý nghĩa của luận án
Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của
tôn giáo Hoà Hảo; tìm hiểu về đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển của
tôn giáo Hoà Hảo, từ đó làm rõ cơ sở đức tin của gần hai triệu tín đồ Hoà Hảo
đang là một cộng đồng xã hội đông đảo ở Tây Nam Tổ quốc. Vì vậy luận án có
thể sử dụng:
- Làm tài liệu tham khảo xây dựng chủ trương, giải pháp đối với tôn giáo
Hoà Hảo. Đặc biệt là dùng để tham khảo trong việc công nhận tư cách pháp nhân
đối với tôn giáo Hoà Hảo.
- Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập lý luận triết học và
các bộ môn có liên quan.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được chia làm 3 chương, 7 tiết.
6
Chương 1
VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA ĐẠO HOÀ HẢO
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ TÔN GIÁO
Một tôn giáo cụ thể nào đó chỉ có thể được nghiên cứu một cách sâu sắc,
toàn diện, đầy đủ... khi đã có được tiền đề lý luận khoa học chung làm cơ sở
cho mình. Do vậy, trước khi đi vào nghiên cứu đạo Hoà Hảo ở đồng bằng
Sông Cửu Long với tư cách một tôn giáo cụ thể thì luận án dành tiết đầu tiên
của chương này để trình bày có tính chất khái quát các vấn đề lí luận chung về
tôn giáo theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin.
Quan điểm Mác xít về tôn giáo bao gồm nhiều vấn đề nhưng luận án chỉ
đề cập đến tư tưởng của các nhà sáng lập học thuyết Mác về các vấn đề như:
Định nghĩa tôn giáo; nguồn gốc và các bước phát triển của tôn giáo; chức
năng và vai trò xã hội của nó. Việc nắm vững các vấn đề lí luận chung về tôn
giáo như đã nêu trên có một ý nghĩa rất to lớn, giúp cho việc nghiên cứu Hoà
Hảo được hoàn chỉnh hơn, ý nghĩa đó được V.I. Lênin khẳng định: "Người
nào bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng, trước khi giải quyết những vấn
đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải "
những vấn đề chung một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải vấn đề
đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến
chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc" [40, 437].
1.1.1. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội "đặc biệt"
Tôn giáo (religion) có nguồn gốc từ religare nghĩa là: ràng buộc, nối liền
con người với một siêu linh nào đó. Religion cũng có nghĩa là legere, thâu
lượm thêm hoặc thu nhận thêm phần ngoài khu vực đã được biết đến, khu vực
siêu hình, phi lý tính... Hiện tượng tôn giáo có từ rất sớm. Ngay từ buổi sơ
khai của loài người thì tôn giáo đã xuất hiện dưới hình thức đầu tiên là "hồn
7
linh giáo" (animisme), đó chính là niềm tin nguyên thuỷ cho rằng mọi vật tự
nhiên đều có linh hồn và sau đó phát triển thành đa thần giáo, rồi độc thần giáo.
Nguyên nhân làm xuất hiện hình thức tôn giáo cổ xưa này theo Uyn-hem-uốt là
do tình cảm sợ hãi, còn Ma-li-nốp-ski thì cho rằng tôn giáo xuất hiện do có
"bước ngoặt" trong quá trình sống nguyên thủy kèm theo sự rối loạn về tình cảm,
xung đột về tinh thần, tan rã về nhân cách... Khi ấy tôn giáo đóng vai trò cho tâm
lý cá nhân được cân bằng và cuộc sống xã hội được củng cố [71, 170].
Thế nhưng, khoa học về tôn giáo thì lại có chậm hơn nhiều và "Con
người đã buộc phải tạo ra một ý niệm về tôn giáo là gì, rất lâu trước khi khoa
học về các tôn giáo có thể thiết lập những so sánh của mình về phương pháp
luận" [86, 116]. Lướt qua những "ý niệm" về tôn giáo buổi tiền khoa học,
luận án chỉ kiến giải các định nghĩa tôn giáo khi khoa học về tôn giáo đã định
hình và phát triển.
Trước Mác và Ăng ghen, quan niệm về tôn giáo đáng để chúng ta quan
tâm là Phoi-ơ-bắc, ông cho rằng một định nghĩa về tôn giáo (bản chất của
Thượng đế) rốt cục chỉ là bản chất của con người đã được tách khỏi giới hạn
cá nhân con người, một bản chất đã được khách quan hoá, nghĩa là được xem
xét tôn sùng như một bản chất khác, xa lạ và riêng biệt đối với con người [86,
105]. Từ đây, Phoi-ơ-bắc trình bày định nghĩa về tôn giáo ở mấy khía cạnh là:
Thứ nhất: Tôn giáo là hình thái ý thức của con người, là thuộc đời sống
tinh thần của con người, "là sự vén mở trang trọng nhất những kho tàng ẩn
dấu trong con người, là sự thừa nhận những ý nghĩa thầm kín nhất, là lời thú
nhận công khai những bí mật tình yêu của con người"[86, 103]. Như vậy theo
ông thì tôn giáo đã là sản phẩm tinh thần của con người, là một hình thái ý
thức đặc biệt của đời sống tinh thần xã hội.
Thứ hai: Trong lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi cá nhân con người thì
cũng luôn đúng như vậy, tôn giáo có trước triết học, bởi lẽ trước khi tìm thấy
8
được bản chất bên trong của mình, con người đã đẩy nó ra ngoài, con người
đã khách thể hoá bản chất của mình thành một bản chất khác: "Tôn giáo là
bản chất con trẻ của loài người, nhưng đứa trẻ lại thấy bản chất của mình, tức
con người, ở ngoài mình"[86, 104].
Thứ ba: Qúa trình phát triển của tôn giáo là quá trình con người nhận
thức sâu sắc hơn chính mình, khám phá nhiều hơn chính mình và do vậy, tôn
giáo là thái độ của con người đối với chính mình.
Từ ba nội dung ấy, Phoi-ơ-bắc kết luận về tôn giáo: "Con người tư duy
thế nào thì Chúa của họ cũng như thế. Ý thức về Chúa là ý thức con người rút
ra về bản thân nó" [81, 18].
Mác và Ăng ghen đã đánh giá rất cao những tư tưởng của Phoi-ơ-bắc và
có kế thừa, phê phán nó. Các ông cho rằng, quan niệm của Phoi-ơ-bắc về tôn
giáo là đỉnh cao nhất lúc bấy giờ, nó đánh dấu một bước tiến dài của con
người trên đường nhận thức và kiến giải hiện tượng xã hội đặc biệt này. Hai
ông đã nhấn mạnh: "Tôn giáo là sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và
giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho cái bóng ma Thượng đế. Ở
bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con
người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình" [47, 815]. Nhưng hai ông
cũng chỉ ra hạn chế của Phoi-ơ-bắc khi nói tôn giáo là tình cảm bí mật của
con người, nhưng con người ở đây là con người chung chung, trừu tượng,
thoát khỏi hoàn cảnh cụ thể, để rồi muốn kiếm tìm một tôn giáo khác thay cho
tôn giáo hiện tại.
Vượt qua những hạn chế ấy, Mác và Ăng ghen đã trình bày những luận
điểm khoa học về tôn giáo, đặc biệt là định nghĩa về tôn giáo. Hai ông cho
rằng ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó phản ánh xã hội
bằng một phương thức đặc biệt, có tính chất hoang đường, hư ảo và thăng hoa
hiện thực, nó biểu hiện cuộc sống đang "có vấn đề" ; "tất cả mọi tôn giáo
9
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc con người - của những
lực lượng ở bên ngoài đang chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự
phản ánh trong đó, những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu
trần thế" [48, 437]. Với Mác, ông nhiều lần đưa ra những định nghĩa về tôn
giáo ở những góc độ khác nhau: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [47, 569];
là trái tim của một thế giới không có trái tim; là tinh thần của một trật tự
không có tinh thần [47, 570]; là thế giới quan lộn ngược [47, 569] và khi cuộc
sống còn là cái biển khổ thì tôn giáo vẫn là vòng hào quang thần thánh, là
hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là lí luận phổ biến của thế giới quan lộn
ngược. Vấn đề đặt ra là hiểu thế nào về câu của Mác: "tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân". Rõ ràng đây là một sự so sánh để nói đến chức năng của tôn
giáo. Bản thân tôn giáo do con người sáng tạo ra bởi nhu cầu cuả mình để làm
dịu bớt nỗi đau "xã hội", nỗi lo lắng hiện thực đang đè nặng lên đời sống tinh
thần của mình. Do vậy, chức năng thuốc phiện từ thời Mác phát hiện cho đến
nay vẫn không có gì thay đổi, đó chính là chức năng đền bù hư ảo của nó,
chức năng của thuộc tính phản ánh hoang tưởng cuộc sống hiện thực [19]. Rõ
ràng, trong một tình trạng của cuộc sống còn đầy rẫy bấp bênh, tai hoạ rủi ro
có thể đến bất cứ lúc nào; trong tình trạng xã hội còn áp bức, bất công, còn
nhà tù, ngục tối... thì tôn giáo vẫn là chất kích thích dắt con người đến trạng
thái phiêu bồng lãng quên hiện thực.
Vấn đề là ở chỗ "mọi tôn giáo cũng giống như khoa học, nghệ thuật và
các lĩnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc khác, tự bản thân nó không mang
tính giai cấp" [19, 73]. Chức năng "thuốc phiện" của tôn giáo chỉ có và chỉ được
biểu hiện khi tôn giáo ở trong tay giai cấp thống trị, nó làm thui chột ý chí đấu
tranh, cải tạo hiện thực của con người. Còn khi tôn giáo ở trong một xã hội tốt
đẹp thì trong điều kiện nhất định một số yếu tố của nó có thể sẽ "toả hương
thơm" và thể hiện những giá trị nhân văn cao cả, hướng thiện.
10
Tôn giáo do con người sáng tạo ra và tồn tại trong một xã hội cụ thể, khi
xã hội ấy có những lực lượng đối kháng thì tôn giáo thường bị lôi kéo, cuốn
hút vào đó và đứng trên một lập trường nhất định. Nếu giai cấp tiến bộ cách
mạng thực hiện được khối đoàn kết với tôn giáo thì tôn giáo góp phần tạo nên
sự phát triển của xã hội và nếu giai cấp lạc hậu phản động nắm được tôn giáo,
biến tôn giáo thành công cụ của chúng thì tôn giáo đóng vai trò ngược lại, nó
sẽ là "bông hoa giả điểm trang cho xiềng xích thật".
Tuy nhiên, luận điểm chính yếu cơ bản của Mác đáng chú ý hơn vẫn là
"tôn giáo là thế giới quan lộn ngược". Ở đây, luận điểm đã thể hiện cách tiếp
cận của Mác ở cả hai góc độ nhận thức và bản thể.
Ở góc độ thứ nhất, tôn giáo là một hình thái tư duy, ý thức xã hội của
con người, là thế giới quan duy tâm. Đó là sự "không tưởng" của con người
đang muốn hoà giải các mâu thuẫn hiện thực, sự khao khát bình đẳng bằng
giấc mơ về một thế giới mà trong đó, tất cả mọi bế tắc của trần gian làm cho
con người lo sợ đều được giải quyết thật lý tưởng. Do vậy, tôn giáo là sự lầm
lạc của con người trong sự đánh mất mình, con người ảo tưởng về bước
đường vào thế giới tự do.
Ở góc độ thứ hai, tôn giáo là thế giới quan lộn ngược nghĩa là con người
sáng tạo ra tôn giáo, sự sáng tạo đó không chỉ một lần, mà xã hội hiện tại vẫn
đang tiếp tục sáng tạo ra tôn giáo bằng những nguyên nhân và điều kiện trong
chính xã hội đó.
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Mác và Ăngghen, khi định nghĩa về
tôn giáo, Lênin viết: "Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh
thần, luôn và bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì
phải lao động suốt đời cho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh khốn cùng và
cô độc" [42, 169]. Từ việc phân tích cơ sở xã hội và nhận thức của tôn giáo
khiến cho nó tồn tại trong xã hội, ông chỉ rõ sự bất lực của giai cấp bị bóc lột
11
trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên sẽ đẻ ra lòng tin vào cuộc
đời tốt đẹp ở thế giới bên kia. Ông chỉ ra rằng, đối với những người bị áp bức,
thì tôn giáo là sự răn dạy họ sống cam chịu, nhẫn nhục để được đền đáp xứng
đáng ở thiên đường, rằng đối với những người chuyên sống bằng lao động của
người khác thì tôn giáo là sự biện hộ cho cuộc đời bóc lột của họ. Lênin cũng
cho rằng tôn giáo là thứ rượu tinh thần làm cho những người nô lệ của chế độ
TBCN mất phẩm cách của con người và quên hết những điều lẽ ra họ phải
đòi hỏi để được sống một cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người [14]. Ở
đây, một lần nữa Lênin lại nhấn mạnh thêm luận điểm "tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân" khi ông viết: "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân câu nói đó của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của chủ nghĩa Mác
trong vấn đề tôn giáo" [41, 522]. Với tư cách nhà tư tưởng chính trị, ông nhấn
mạnh tôn giáo trong mối liên hệ gắn bó với lĩnh vực chính trị xã hội [60], tư
tưởng đó có ý nghĩa rất quan trọng trong khi nghiên cứu về bản chất, chức
năng xã hội, chính trị của tôn giáo, điều mà trước Mác và Ăng ghen, chưa có
nhà tư tưởng nào đề cập đến.
Từ những phân tích về giá trị và ý nghĩa khoa học trong luận điểm của
Mác, Ăng ghen và Lênin bước đầu có thể rút ra nguyên tắc phương pháp luận
khi bàn về tôn giáo là:
Thứ nhất: Cái xuyên suốt, cái quan trọng nhất, bản chất nhất tạo nên tôn
giáo vẫn phải là ý thức tôn giáo, một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó là cái
phản ánh tồn tại xã hội bằng một phương thức đặc biệt mang nét đặc trưng là
tính chất hư ảo, thăng hoa hiện thực. Do vậy "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng
ở bên ngoài đang chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế" [48,
12
437]. Và như vậy, ý thức tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh sai lầm
hiện thực.
Thứ hai: Tuy là một hình thức phản ánh sai lệch hiện thực khách quan
nhưng khi xét các yếu tố tình cảm tôn giáo, niềm tin tôn giáo, hành vi và tổ
chức thì tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, lực lượng xã hội đông đảo,
rộng rãi [62].
Sau nữa: Phải thấy rằng tôn giáo là sản phẩm của xã hội, do con người xã
hội sản sinh ra nó. "Con người sinh ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra
con người" và "con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà
nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược" [47, 569570].
Tiếp cận chân lý là quá trình nhận thức không ngừng phát triển, luôn cần
được bổ sung, hoàn thiện, vì vậy, tôn giáo cần được hiểu đầy đủ thì chính là
sự phản ánh hư ảo các quan hệ của con người, các sức mạnh chi phối cuộc
sống con người, làm cho họ sợ hãi, ngưỡng mộ, tôn thờ và hướng đến giải
thoát bằng biểu tượng thiêng liêng. Từ các yếu tố tạo thành, tôn giáo là một
hiện tượng xã hội đặc biệt, do xã hội sinh ra.
1.1.2. Sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong xã hội
Các nhà lí luận theo trường phái duy tâm thường cho rằng tôn giáo là cái
tự có, "cái thần thánh" hiện hữu ngoài thế giới vật chất và đến với con người
qua một sự khai minh (révélation); hoặc "ý chí thần thánh đã lôi thế giới ra từ
cõi hư vô hoặc có thể chuyển tuỳ tiện những thực thể này vào thực thể
khác"[86, 123]; hoặc tôn giáo còn "là thuộc tính vốn có trong ý thức của con
người mà không lệ thuộc vào hiện thực khách quan; hay khác hơn tôn giáo là
sản phẩm mang tính nội sinh (endogene) của ý thức con người"[71, 6-7]. Đó
là những quan niệm sai lầm về nguồn gốc của tôn giáo cần được phê phán.
13
Học thuyết Mác cho rằng , ý thức xã hội (kể cả ý thức tôn giáo) đều là sự
phản ánh thế giới vật chất; sự phản ánh tồn tại xã hội con người (các quan hệ
kinh tế, chính trị, giai cấp v.v...). Tôn giáo là hình thái ý thức phản ánh hiện
thực khách quan bằng phương thức đặc biệt. Song, nó không nằm ngoài quy
luật phát triển mang tính lịch sử và do vậy, nó là một sự kiện lịch sử, một hiện
tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng của hình thái kinh tế - xã hội. Vì
vậy, để hiểu tôn giáo đầy đủ, nhất thiết phải nghiên cứu nguồn gốc ra đời và
quá trình hình thành của nó.
Trước hết, tôn giáo nguyên thủy được nảy sinh trong một xã hội mà trình
độ sản xuất thấp kém (đồ đá cũ). Khi ấy, con người còn lệ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên và gần như bất lực trước sức mạnh tự phát của các hiện tượng tự
nhiên: mưa gió, sấm chớp, động đất, núi lửa v.v... Trong những kinh hoàng và
sợ hãi, họ đã "thăng hoa"các hiện tượng khách quan của giới tự nhiên thành
lực lượng siêu nhiên chi phối cuộc sống của mình. Như vậy những hiện tượng
tôn giáo nguyên thuỷ chính là những sản phẩm còn tối tăm của con người về
chính mình và tự nhiên xung quanh mình. Bên cạnh những hiện tượng tự
nhiên, con người cũng luôn gặp phải những lực lượng tự phát trong các quan
hệ xã hội: đấu tranh bảo vệ tồn tại của bộ lạc; chiến tranh xâm chiếm đất đai,
lãnh thổ; sự phân công lao động xã hội v.v... đã bổ sung vào tâm lí sợ hãi cái
chết và dẫn con người đến với tôn giáo.
Khi xã hội có đối kháng giai cấp, ngoài sự bất lực của con người trước
những hiện tượng tự nhiên thì nạn áp bức lao động, bóc lột về kinh tế, lệ
thuộc về chính trị, nô dịch về tinh thần còn gây cho người ta đau khổ, sợ hãi
gấp nhiều lần và nếu ở "cõi trần" hẫng hụt, thiếu vắng hạnh phúc thì người ta
sẽ đi tìm điểm tựa ở cõi siêu nhiên. Bàn về điều này, Lênin đã chỉ rõ: Sự áp
bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn toàn bất
lực của họ trước những thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản đang hàng
14
ngày hàng giờ gây cho người lao động những nỗi thống khổ cực kì to lớn,
những đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến
cố phi thường như: chiến tranh, động đất.. Đó là nguồn gốc sâu xa nhất của
tôn giáo. Người cũng cho rằng các thế lực mù quáng ấy chính là: "sự phá sản
đột ngột, bất ngờ. Những ngẫu nhiên làm cho người ta bị diệt vong, bị biến
thành người ăn xin, thành bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết
đói... chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải
chú ý trước hết và trên hết" [41, 510-526].
Như vậy, nếu các quan hệ xã hội càng bất ổn định thì người ta càng
muốn thiết lập quan hệ với các thần linh để tìm sự che chở, niềm hi vọng và
dẫu là viển vông, hư ảo nhưng nó vẫn là mơ ước làm dịu lòng người [44]. Sự
bất lực của giai cấp bị bóc lột tất nhiên sẽ đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt
đẹp ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của "người dã man" trong
cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ vào
những phép mầu.
Tuy nhiên, khi xem xét nguồn gốc xã hội của tôn giáo, cần tránh nhận
định một chiều rằng: khi khả năng chinh phục tự nhiên của con người tăng lên
thì tôn giáo sẽ bị "đẩy lùi" và nhường chỗ cho khoa học, cho tư tưởng duy vật.
Thực trạng tôn giáo trong thế giới hiện nay cho thấy, xu thế không theo
hướng nhận định trên và tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển. Rõ ràng là sự phát
triển của khoa học kĩ thuật, của sản xuất đã giải phóng con người thoát khỏi
tình trạng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, từng bước làm chủ tự
nhiên, chinh phục tự nhiên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Về mặt xã hội,
các quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia có nhiều biến đổi, con người đã đạt
đến quyền tự do, dân chủ nhất định... Những biến đổi ấy làm cho các tôn giáo
sơ khai dần dần mất đi và trở thành tàn dư lạc hậu. Tuy nhiên con người ngày
càng phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn của chính mình, mặt khác giới tự nhiên là
15
vô cùng tận, khả năng nhận thức và cải tạo tự nhiên của con người cũng vô
tận, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử nhất định thì khả năng đó chỉ có hạn và
tương đối. Vì vậy, mặc dầu khoa học kĩ thuật có phát triển cao, thì những biến
cố tự nhiên gây tai hoạ lớn cho loài người vẫn chưa thể khắc phục được như:
bão, lụt, động đất, núi lửa, enninô v.v... Mặt khác những tật bệnh nguy hiểm
đe doạ cuộc sống loài người như: ung thư, AIDS, tim mạch...; nạn cạn kiệt tài
nguyên và ô nhiễm môi sinh; những biến động to lớn trong đời sống xã hội
như chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, sắc tộc, tôn giáo,... đã dẫn đến
quan niệm siêu hình là dường như khoa học đã đạt đến giới hạn của nó và cần
phải nhờ đến sức mạnh của "linh cảm", của "tâm linh" và chỉ có "Đấng sáng
tạo", "Tối thượng" mới tìm ra được mối liên hệ cuối cùng. [53, 23-24].
Tôn giáo đã sinh thành, tồn tại rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và
khi hướng giải quyết "bù đắp hư ảo" của tôn giáo vẫn còn được nhiều người
chấp nhận thì tôn giáo vẫn tồn tại. Tuy nhiên, để giải thích khoa học nguồn gốc
của tôn giáo còn phải làm rõ nguồn gốc nhận thức và tâm lý của nó.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo trước tiên là khả năng hiểu biết hạn
chế của con người về nguyên nhân phát sinh các hiện tượng tự nhiên và xã
hội làm cho người ta sợ hãi. Sự thiếu hiểu biết về những biến động có liên
quan đến đời sống, số phận con người... là những tiền đề quan trọng nhất để
hình thành tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn xuất phát từ đặc điểm
của quá trình nhận thức. Quá trình đó, đầy phức tạp và có mâu thuẫn. Nó là
quá trình biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức phản ánh chủ
quan, là mâu thuẫn giữa hình thức chủ quan của quá trình nhận thức với nội
dung khách quan của nó. Hình thức phản ánh hiện thực càng đa dạng, phong
phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh
mình sâu sắc, đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng khả năng đó, nó cũng tạo những tiền
16
đề làm cho tư duy của con người "tách rời" hiện thực, đi xa hiện thực và phản
ánh sai lầm hiện thực. Như vậy :"Ý thức (đã) có cơ sở khách quan để tách rời
hiện thực. Nếu ý thức vượt trước lên trên cơ sở khách quan, nắm bắt quy luật
vận động của hiện thực thì trở thành ý thức khoa học chỉ đạo và cải tạo cuộc
sống. Còn ý thức tách rời hiện thực theo lối ảo tưởng, tuyệt đối hoá các mặt
riêng biệt của hiện thực thì đó là chiều hướng của chủ nghĩa duy tâm và tôn
giáo" [54, 47].
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo đã nói lên rằng tôn giáo là quá trình
con người đẩy cái của mình, cái thuộc về hiện tượng trong tư duy của mình
thành một khách thể tồn tại ở bên ngoài mình. Quá trình đó con người chỉ có
thể thực hiện được khi nhận thức của mình đạt đến một trình độ tư duy trừu
tượng nhất định. Ở khía cạnh khác, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn
được hiểu là do nhu cầu nhận thức mà có. Trong sự tồn tại của mình, con
người luôn khát vọng vươn ra tìm hiểu "cái gì đó" ngoài thế giới trần tục. Do
vậy mà religion đã mang nghĩa gốc từ legere tức là "thâu lượm thêm", "thu
nhận thêm" phần ngoài khu vực đã được biết đến. Vì vậy, "Tôn giáo là những
gì con người muốn thu nhận thêm, là bộ phận phụ thêm của khu vực đã được
biết đến" [81, 16].
Những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của con người trước sức mạnh của
tự nhiên, trước những biến cố to lớn của xã hội, trước những thử thách trong
cuộc sống cả cộng đồng,... cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra đời,
tồn tại và phát triển của tôn giáo. Trong quá trình tồn tại, con người luôn luôn
đứng trước một hiện thực nghiêm khắc, khó hiểu; vừa bao dung vừa khắc
nghiệt, vừa gần gũi vừa xa lạ làm nẩy sinh những tâm lý, xúc cảm, tâm trạng
lo âu, sợ hãi, đau buồn, tuyệt vọng, cô đơn, bất hạnh... Cái trạng thái tâm lí ấy
tồn tại thường trực trong ý thức và dẫn con người rơi vào tâm thế khuất phục,
17
nhẫn nhục và tin tưởng có một lực lượng nào đó quyết định số phận con
người.
Tuy nhiên, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo không chỉ là xuất phát từ trạng
thái tình cảm tiêu cực mà ngay cả trạng thái tình cảm đối lập với nó, trạng thái
tình cảm tích cực như: niềm vui, lòng tự hào, ngưỡng mộ, kính trọng,...,
những ước vọng, khát khao chế ngự các tình cảm tích cực cũng dẫn con người
đến với niềm tin tôn giáo.
Tôn giáo tồn tại, hình thành và phát triển có nguồn gốc từ điều kiện cụ
thể của xã hội, có nguồn gốc từ trong nhận thức và trong tình cảm của con
người khi giải quyết các mối quan hệ với tự nhiên và với xã hội. Tôn giáo
không thể xuất hiện nếu không có tiền đề nhận thức và tâm lý. Nhưng nguồn
gốc xã hội vẫn giữ vai trò quyết định.
Trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của mình, tôn giáo là một hiện
tượng xã hội còn tồn tại lâu dài với cộng đồng xã hội của loài người "khi xã
hội còn có giai cấp và áp bức giai cấp, còn điều thiện và điều ác, còn lương
tâm, hướng thiện và sự xám hối về tội lỗi, còn cần nơi an ủi tâm linh" [53, 28]
thì lúc đó tôn giáo còn cơ sở tồn tại.
Tóm lại: Nguồn gốc của tôn giáo không phải nằm ngoài thế giới vật chất,
không phải vốn có trong ý thức con người. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội
phức tạp, xuất hiện bởi nguyên nhân xã hội, nguyên nhân nhận thức và tâm lý.
Đó cũng là những điều kiện cần và đủ cho một tôn giáo xuất hiện.
1.1.3. Sự bế tắc xã hội với ước mơ ảo tưởng tôn giáo
Tôn giáo ở trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì có một vai trò xã
hội khác nhau. Trong quan hệ gắn kết với nền chính trị đồng đại của mình, mà
tôn giáo đóng vai trò "nhà từ thiện nhân ái", "nhà đạo đức" hay là "đao phủ".
Bởi lẽ, người ta không lạ gì hình ảnh các chức sắc; giáo hội có mặt tích cực
trong các hoạt động từ thiện. Người ta cũng lại chưa quên những bóng áo
18
choàng thâm đứng bên cạnh nòng đại bác. Vì thế, trong điều kiện lịch sử khác
nhau vai trò của tôn giáo thể hiện cũng rất đa dạng, khác nhau.
Ở trong những điều kiện nhất định, "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân", bởi vì tôn giáo đã hướng con người vào thế giới ảo tưởng, làm tăng lòng
nhẫn nhục, khuất phục vào xã hội hiện tại [31]. Tôn giáo đã đem đến cho con
người một bức tranh không chân thực về thế giới, giam cầm lý trí của con
người trong các quan niệm thần học, làm hạn chế tính tích cực xã hội của con
người, ru ngủ và biến họ thành kẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh, hướng về lực
lượng siêu nhiên, thần bí.
Thế nhưng, đóng khung cách hiểu câu nói của Mác và dừng lại ở đó thì
chưa đủ. Theo Mác, tôn giáo còn là biểu hiện nghèo nàn, khổ ải hiện thực và
cũng là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn, khổ ải ấy. Thế nên, tôn giáo
chính là "sự phản kháng" chống cảnh áp bức, bất công của xã hội, là sự bù
đắp vào những bất lực hiện thực, là khát vọng mà con người mơ ước đạt tới
khi xã hội trần thế chưa thoả mãn họ. Vì vậy, hiểu "thuốc phiện" còn hiểu như
thuốc giảm đau, an thần cần thiết; như một liệu pháp cần thiết và trong điều
kiện hoàn cảnh xã hội nhất định, đôi lúc tôn giáo cũng đóng vai trò chất men,
cổ vũ, thúc đẩy con người hành động một cách không vụ lợi vì những mục
đích nhân đạo cao cả...
Đạo đức tôn giáo cũng đã đóng vai trò nhất định, đôi khi bao hàm nghĩa
tích cực. Nó chỉ đáng bị phê phán khi nó trở thành bộ áo ngụy trang cho lợi
ích của giai cấp thống trị; khi bị giai cấp thống trị lợi dụng. Với chúng ta, đạo
đức tôn giáo có "mẫu số chung" là niềm tin vào thắng lợi của cái thiện, cái
đẹp trong cuộc sống. Nghị quyết 24 Bộ Chính trị đã khẳng định: Đạo đức tôn
giáo có nhiều điểm tích cực phù hợp với đạo đức XHCN, phù hợp với công
cuộc xây dựng xã hội mới [15]. Nói về điều này Phi đen Catxtrô đã khẳng
định: "Chúng tôi có thể đồng ý với các giới răn của Chúa vì nó rất giống chủ
19
trương của chúng tôi. Nếu giáo hội dạy đừng trộm cắp, chúng tôi cũng áp
dụng triệt để nguyên tắc không trộm cắp. Một trong những đặc tính cách
mạng của chúng tôi là xoá bỏ trộm cắp, biển thủ và hối lộ. Nếu giáo hội dạy
"hãy yêu tha nhân như chính mình" thì chính là điều chúng tôi khuyến khích
thông qua tính liên đới giữa người và người, các điều này nằm trong bản chất
của CNCS và CNXH" [57, 225]. Như vậy, qua rất nhiều lời khuyên đạo đức
của các tôn giáo khác nhau và các lời khuyên ấy đã đóng vai trò góp phần ổn
định cuộc sống xã hội, ngăn chặn các hành vi xấu xa, vi phạm đạo đức, vi
phạm truyền thống văn hoá của một dân tộc, quốc gia nhất định. Và đôi khi,
những lời khuyên đạo đức gắn với luật nhân quả của tôn giáo đã đem lại hiệu
quả hơn hẳn chế định luật pháp bởi chính nó là sự lưỡng trùng, đan xen giữa
hy vọng và sợ hãi.
Về tình cảm tôn giáo, mỗi khi thẩm thấu được vào tình cảm dân tộc, tập
quán và truyền thống của cộng đồng thì nó đóng vai trò tạo ra nội lực mạnh
mẽ, củng cố đoàn kết toàn thể trong mục tiêu chung chống sự xâm nhập của
các yếu tố ngoại lai, xây dựng và phát triển cộng đồng.
Tóm lại: Vai trò tác động của tôn giáo theo hai xu hướng đối lập. Một
mặt, nó là sự phản ánh hiện thực dưới dạng hư ảo, hoang đường; mặt khác, nó
là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của thực tại. Một mặt nó cầm cố,
ngăn cản sự phát triển của văn hoá; mặt khác, nó gợi lên tư duy tự do, khát
vọng vô biên của con người mà trong đó đầy ắp những suy nghĩ, triết lí về
cuộc sống, về xã hội, về vận mệnh của nhân loại... Về mặt đạo đức, tôn giáo
cũng hướng vào những giá trị nhân đạo tối thượng, nó cố kết lại những con
người trong tình thương đồng loại hoặc có thể gây xung đột thảm khốc, chia
cắt xã hội loài người. Nghiên cứu vai trò của tôn giáo, thấy được những tác
động đối lập nhau như vậy có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn. Nó vừa giúp ta thấy
được những mặt tích cực, phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo nói
20
chung và của từng tôn giáo cụ thể vào công cuộc cải tạo và xây dựng đất
nước.
Trước đây, các nhà triết học mác xít vẫn thường bàn đến các chức năng
khác nhau của tôn giáo như: chức năng hư ảo, chức năng thế giới quan, chức
năng điều chỉnh và chức năng giao tiếp.
Đó là, các tôn giáo có khả năng bù đắp, giải quyết một cách hư ảo những
thiếu hụt, những bất lực của con người trong cuộc sống hiện thực. Nghĩa là,
khi niềm tin vào cuộc sống mất đi thì người ta sẽ thiết lập đức tin vào thế giới
bên kia, thế giới siêu thực.
Đó là, các tôn giáo còn có khả năng thoả mãn nhu cầu nhận thức về thế
giới, về bản thân sự hiện hữu của con người trong vũ trụ khi nó góp phần trả
lời các câu hỏi như: Thế giới này do ai sáng tạo ra? Nó tồn tại như thế nào?
Vai trò của con người trong vũ trụ ấy ra sao? v.v...
Các tôn giáo cũng có chức năng điều chỉnh khi nó đưa ra một hệ thống
những chuẩn mực, khuôn mẫu, những định hướng cho những người có cùng
tín ngưỡng tin và tuân theo. Tôn giáo cũng có chức năng giao tiếp, tức là thực
hiện quá trình giao tiếp với cái thiêng liêng tối thượng được tôn thờ (thông
qua nghi lễ) và giao tiếp giữa những người cùng tín ngưỡng với nhau...
Hiện nay, khi bàn về chức năng của tôn giáo, các nhà tôn giáo học mác
xít thường nhấn mạnh hai chức năng của tôn giáo hiện đại như: Chức năng tạo
môi trường tâm linh, tín ngưỡng và chức năng liên kết xã hội và xem đây là
hai chức năng đáng lưu tâm khi nghiên cứu về tôn giáo hiện đại.
Thứ nhất, là các tôn giáo hiện nay có một vai trò rất lớn trong việc tạo ra
môi trường tâm linh, một môi trường đặc biệt trong đời sống tinh thần của
một cộng đồng xã hội bao gồm những người đang có cùng một nhu cầu tin về
một đấng linh thiêng có quyền năng chi phối cuộc đời họ, hiểu họ, cứu vớt họ
nên họ tin và làm theo đấng tối cao ấy. Những con người đang có niềm tin về
21
một thế giới vĩnh hằng, toàn mỹ, một thế giới mà mọi bất công, khổ đau; mọi
sự đe doạ của cường quyền, bạo lực sẽ không còn nữa. Một thế giới không tai
hoạ và không hiện hữu sự nghèo khó.
Rõ ràng, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đầy rẫy bấp bênh, rủi
ro và cạnh tranh khốc liệt; đầy rẫy tệ nạn xã hội buộc con người luôn phải đối
mặt với tâm lý sợ hãi, phập phồng, lo lắng... thì "cửa thiền môn" và "thánh
đường" là không thể thiếu để người ta có thể bấu víu, nương tựa vào đó để
sống, để tồn tại, để hy vọng và thậm chí vượt qua được thử thách của cuộc
sống.
Thực hiện chức năng này, các tôn giáo dù lớn nhỏ, dù sắc thái biểu đạt
có khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây đều có thể tạo ra một môi
trường để người ta có thể chia xẻ niềm tin với nhau, củng cố đức tin của nhau.
Sự chia rẽ góp phần lấp đầy những khoảng trống tâm linh trong đời sống tinh
thần của một cộng đồng xã hội. Có thể nói với chức năng như vậy đã làm cho
tôn giáo có một vai trò rất lớn và còn tồn tại rất lâu dài trong đời sống xã hội.
Thứ hai, là chức năng liên kết xã hội. Đó là các tôn giáo có khả năng liên
kết, cố kết những người có cùng đức tin và tín ngưỡng lại với nhau một cách
chặt chẽ thành một lực lượng xã hội to lớn, một cộng đồng mang tính xã hội
rất rõ rệt. Với chức năng liên kết xã hội thường dẫn đến khuynh hướng góp
phần củng cố sự ổn định xã hội. Nhưng có nhiều trường hợp ngược lại, nó
làm rạn nứt các quan hệ xã hội, phá vỡ sự ổn định của xã hội. Với chức năng
liên kết xã hội như vậy, các tôn giáo hiện ra như một hiện tượng, một sự kiện
xã hội có sức mạnh to lớn. Đặc biệt là khi niềm tin tôn giáo được hoà vào tình
cảm dân tộc, đức tin thiêng liêng quyện với lòng tự hào dân tộc, lòng ngưỡng
mộ, sự tôn thờ, sùng kính lãnh tụ, danh nhân của mình.
Thông qua việc nghiên cứu vai trò, chức năng của tôn giáo, luận án có
mấy nhận xét như sau:
22
* Tôn giáo đã và đang đóng một vai trò rất lớn trên các mặt xã hội khác
nhau. Đạo đức tôn giáo là hướng thiện nên có những nét tương đồng với công
cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới. Thế nhưng, tôn giáo được tồn tại trong
những điều kiện lịch sử xã hội có giai cấp và thường bị giai cấp thống trị lợi
dụng cho mục đích của mình. Vì vậy, vai trò chung nhất của tôn giáo trong
lịch sử vẫn là vai trò "thuốc phiện" của nó. Vai trò ấy, có thể tác dụng tiêu cực
hoặc ngược lại, nó trở thành động lực thúc đẩy con người hành động một cách
vị tha, thân ái.
* Bức tranh hiện thực thông qua sự phản ánh của tôn giáo, đã trở nên
viển vông, hư ảo, làm cản trở tư duy khoa học , sáng tạo, hạ thấp tính tích cực
của nhân tố chủ quan... Nhưng, trong điều kiện xã hội có giai cấp và tồn tại
tình trạng bóc lột người thì ước mơ tôn giáo dù có viển vông đến mấy thì vẫn
là "mơ ước làm dịu mát lòng người".
* Vai trò xã hội của tôn giáo được thể hiện thông qua các chức năng của
nó, trong đó hiện nay nổi lên hai chức năng là tạo ra môi trường tâm linh của
những người cùng tín ngưỡng và chức năng liên kết xã hội. Hai chức năng ấy
làm cho tôn giáo tồn tại lâu dài trong xã hội hiện nay.
Tuy nhiên khi trình bày quan điểm mác-xít về tôn giáo, chúng ta không
thể không nhắc đến một mẫu mực trong việc vận dụng học thuyết Mác Lênin vào Việt Nam, trong đó bao hàm cả vấn đề tôn giáo, đó là tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo thể hiện ở những nội dung sau đây:
Một là, vấn đề đoàn kết tôn giáo trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc:
Người xem đoàn kết dân tộc (bao hàm cả đoàn kết lương - giáo) là nhân
tố thành công của cách mạng. Người đã sớm thấy ưu điểm trong các tôn giáo,
phát huy và kết hợp nó lại một cách tài tình: "Học thuyết Khổng Tử có ưu
điểm của nó. Đó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Ki Tô giáo có ưu điểm của
23
nó. Đó là lòng bác ái... Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó. Chính là
sách của nó thích hợp với những điều kiện của nước ta" [86, 6].
Thể hiện tư tưởng trên đây, chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc
lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố (một trong sáu nhiệm vụ của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) là: "Thực dân phong kiến thi hành chính
sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để thống trị. Tôi đề nghị chính
phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết" [83, 4].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt
Nam, sống trên quê hương đất nước Việt Nam, đều là người lao động và sự
nghiệp cách mạng là việc lớn, là sự nghiệp chung không phải chỉ của một hai
người. Bác luôn kêu gọi lương - giáo đoàn kết đồng sức đồng lòng thực hiện
sự nghiệp chung của dân tộc: Lương - giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả
nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh
xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh [1].
Cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
không chỉ xuất phát từ thực tế đất nước, từ truyền thống đoàn kết của dân tộc,
từ tinh hoa văn hoá dân tộc, từ lý luận Mác-Lênin xem cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng... mà còn ở tầm sâu lắng ngay trong tình cảm yêu
thương và lòng nhân ái của Người với đồng bào các tôn giáo. Tấm lòng ấy là
cái bản sắc Hồ Chí Minh luôn biết hoà vào quần chúng, nâng họ lên, hiểu họ
yêu gì, ghét gì và mong muốn điều gì. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết đặt mình
vào thế giới tôn giáo và có một cách ứng xử tuyệt vời. Khi đến trại mồ côi
Dục Anh (Thái Bình), tường tận những bà phước trông coi trẻ mồ côi, thay
mặt các cháu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chân thành cảm ơn họ mà "hai mắt
Cụ rướm ướt, một vẻ buồn lộ trên khuôn mặt cứng cỏi của một lão đồng chí
đã từng nhiều lần khóc, nhưng chỉ khóc vì đời, vì nhân loại mà thôi" [83, 85].
24
Khi thực dân Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
"Chúng đã xâm phạm đến đất Thánh của Việt Nam" và lời tiếc thương cuối
cùng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào công giáo đó là bức điện
chia buồn với đồng bào khi máy bay Mỹ ném bom vào nhà thờ Đoài (Vinh)
vào năm 1967. Với Người, đồng bào ta không chia lương - giáo, ai ai cũng
tương ái, tương thân, đoàn kết chặt chẽ thành một khối.
Trên đây là những cơ sở hình thành tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về đoàn kết tôn giáo. Nội dung tư tưởng của Người, giúp chúng ta rút ra
những bài học sau đây:
Đoàn kết tôn giáo phải là mục tiêu chung, phục vụ cho mẫu số chung là
chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Người cho rằng: giữa niềm tin tôn giáo và
lòng yêu dân tộc không loại trừ nhau, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước
không có gì mâu thuẫn. Một người vừa là công dân tốt vừa là tín đồ chân
chính. Là công dân thì có Tổ quốc, là tín đồ thì có đức Chúa, đức Phật và các
đấng tối cao khác. Một người vừa có thể hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ
quốc, quê hương; vừa làm tròn bổn phận với đấng linh thiêng mà mình tôn
thờ. Người viết: "Cách đây 2000 năm, trong một đêm đông lạnh lẽo, Đức
Thiên chúa đã giáng sinh để cứu vớt nhân loại. Đức Chúa là một tấm gương
hy sinh triệt để vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hoà
bình công lý...", "Ngày nay, đồng bào cả nước lương - giáo, đều đoàn kết chặt
chẽ, đồng tâm, nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững nền tự do, độc
lập..., tinh thần hy sinh ấy là noi theo tinh thần cao thượng của Đức Chúa
Giê-su" [49, 67].
Năm 1946, khi về thăm Ninh Bình, Nam Định, Người đã phát biểu với
đông đảo đồng bào công giáo: Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự
do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã.
25
Như vậy, qua tư tưởng đoàn kết với tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
chúng ta thấy nổi lên quan điểm là bỏ qua những dị biệt nhỏ để giữ lấy cái
tương đồng lớn. Đó là vượt qua những khác biệt về đức tin, về lối sống... để
giữ lấy tình đoàn kết dân tộc, giữ lấy mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc.
Người luôn gắn kết hai nghĩa vụ phụng sự Tổ quốc và phụng sự Chúa: Tôi
cầu nguyện cho Đức Chúa phù hộ cho đồng bào giữ vững tinh thần ái quốc đủ sức chống lại giặc Pháp làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng là: Phụng sự Chúa Phụng sự Tổ quốc.
- Đoàn kết với tôn giáo theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh không
phải là một thủ đoạn chính trị mà đó phải là chính sách dân tộc, chính sách xã
hội vì con người. Nó phải bảo đảm cho con người được sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Chính sách tôn giáo phải
là bộ phận của chính sách xã hội, phát huy sức mạnh của nhân tố con người
và vì con người, mà ở đây là những người công dân có tín ngưỡng, tôn giáo.
Cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo
Hiến pháp ghi nhận chương II, mục B khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là
quyền tự nhiên của người Việt Nam. Người nghiêm khắc phê phán những
biểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng trong 12 điều răn, Người dặn dò
cán bộ "không nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục của dân" [83, 37].
Cùng với 12 điều răn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng soạn ra 8 điều mệnh lệnh
nêu rõ: Bảo vệ đền, chùa, nhà thờ... chính quyền, quân đội và đoàn thể phải
tôn trọng tín ngưỡng, phong tục, tập quán của đồng bào.
- Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong khối đoàn kết toàn dân
tộc, kể cả đoàn kết tôn giáo nhưng không phải đoàn kết với bất kỳ điều kiện
nào mà phân biệt rõ đấu tranh với hoà hợp, phân biệt tín đồ tu hành chân
chính với những kẻ giả danh tôn giáo, làm vẩn đục cái "thiêng liêng", phê
phán kẻ "buôn thần, bán thánh" hoặc biến tôn giáo thành công cụ thực hiện ý