Tải bản đầy đủ (.doc) (192 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA dân số và PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội TRONG THỜI kỳ đổi mới HIỆN NAY ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.71 KB, 192 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân số và phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề từ
lâu đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cách đây hơn 200
năm, giáo sư sử học người Anh Thomas Malthus lần đầu tiên đã đề cập đến
vấn đề này một cách rõ ràng và có hệ thống nhất trong quyển "Bàn về
nguyên tắc dân số" trong lúc dân số thế giới chưa đầy 1 tỷ người.
Từ khi xảy ra hiện tượng "bùng nổ dân số", vấn đề dân số không
còn là của riêng của một quốc gia nào, mà là của cả thế giới mang tính toàn
cầu, thách thức nhân loại, đòi hỏi nhân loại phải có thái độ nghiêm túc hơn
trong việc nghiên cứu và xử lý mối quan hệ giữa dân số và phát triển. Vấn
đề này, từ lâu đã được các nhà khoa học và các nhà chính trị quan tâm đặc
biệt. "Cho đến nay thế giới đã trải qua 5 kỳ hội nghị quốc tế về vấn đề dân
số, trong đó 2 kỳ họp vào năm 1945 tại Roma (Italia) và năm 1965 tại Bêô-grát (Nam Tư cũ) mang tính chất trao đổi chuyên ngành. Ba kỳ họp tiếp
theo được Liên Hiệp Quốc tổ chức vào các năm 1974 tại Bucarét (Rumani)
1984 tại Mêhicô citi (Mêhicô) và năm 1994 tại Cairô (Ai Cập)" [22, X].
Chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển họp ở
Cairô đã đưa ra 15 nguyên tắc trong đó nguyên tắc thứ 6 nêu rõ: " Ngày
nay cũng như trong tương lai, đòi hỏi các mối liên hệ giữa dân số, tài
nguyên môi trường và phát triển phải được công nhận đầy đủ, quản lý đúng
đắn và đạt đến sự hài hòa, năng động" [24, 14]. Nhờ sự quan tâm đặc biệt
này mà trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu về dân số và
phát triển ra đời nhiều hơn, nghiên cứu một cách có hệ thống hơn. Cũng
chính từ đó cho thấy, vấn đề dân số và phát triển là một trong những vấn đề
phức tạp và còn rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

1


Trong lĩnh vực triết học, vấn đề dân số và phát triển đã được các


nhà kinh điển của triết học mác-xít đề cập đến khi các ông phân tích những
tiền đề mà con người tham dự ngay từ đầu vào lịch sử, các ông đã gắn vấn
đề dân số vào tồn tại xã hội, xem đó là một trong những nhân tố cấu thành
một cách hữu cơ của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong thời kỳ của
các ông, quan hệ dân số và phát triển chưa đặt ra gay gắt. Hướng nghiên
cứu chủ yếu của các ông là tìm ra các quy luật vận động và phát triển của
xã hội thông qua quá trình sản xuất vật chất của xã hội, cho nên vấn đề
quan hệ dân số và phát triển chưa được chú ý đúng mức. Sau này khi triển
khai học tập nghiên cứu triết học mác-xít người ta thường tập trung vào
việc phân tích phương thức sản xuất vật chất, còn các yếu tố khác trong tồn
tại xã hội như vấn đề tài nguyên môi trường, hoàn cảnh địa lý và dân số ít
được quan tâm nghiên cứu. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu về nội dung
chương trình học tập và nghiên cứu bộ môn này. Các nội dung về dân số tài
nguyên và môi trường thường được trình bày ẩn vào các nội dung khác.
Mãi gần đây mới có một chuyên đề riêng về dân số và tài nguyên môi
trường, nhưng vẫn còn là những vấn đề chung, chưa tương xứng với vai trò
vị trí tác dụng của vấn đề này đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Vấn đề quan hệ giữa dân số và phát triển cần phải có các công trình nghiên
cứu chuyên biệt dưới góc độ triết học để giải quyết những vấn đề lý luận
mà các khoa học khác chưa giải quyết.
Ngày nay, quan hệ giữa dân số và phát triển càng trở thành những
vấn đề thời sự nóng bỏng. Trong lịch sử chưa có một quốc gia nào thành
công trong việc phát triển kinh tế xã hội mà không quan tâm giải quyết vấn
đề dân số. Ngay cả các nước phát triển, quá trình cất cánh của họ cũng diễn
ra sau khi giải quyết xong bài toán về dân số.
Hoài bão lớn lao, mục đích suốt đời của hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh là giành được độc lập tự do cho dân tộc, mang lại ấm no hạnh

2



phúc cho nhân dân "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [5, 161]. Thực
hiện mong muốn của Hồ Chủ tịch, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ
lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà
còn quan tâm giải quyết những vấn đề về chăm lo đời sống cho nhân dân,
vấn đề quan hệ giữa dân số và phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh khốc
liệt mặc dù cần nhiều sức người cung cấp cho các chiến trường và xây
dựng xã hội mới, nhưng Đảng ta đã cảnh báo rằng dân số Việt Nam tăng
nhanh sẽ là lực cản lớn, hạn chế phát triển.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định "công tác
DSKHH - GĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của nước ta, là
một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng
người, từng gia đình và toàn xã hội" [112, 74]. Nhưng trong công cuộc vận
động thực hiện các mục tiêu về DSKHH - GĐ, bên cạnh các quan điểm
đúng đắn về quan hệ giữa dân số và phát triển còn một số quan điểm chưa
đúng đắn như tuyệt đối hóa vai trò của dân số. Quan điểm này làm cho có
một số người ngộ nhận rằng chính quá trình gia tăng dân số Việt Nam là
nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự vận động và phát triển của xã hội
Việt Nam. Mặt khác có một số quan điểm lại cho rằng vấn đề dân số không
liên quan gì đến sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Do đó công tác
nghiên cứu để có quan điểm đúng đắn về quan hệ giữa dân số và phát triển
trong công cuộc đổi mới đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh CNH và HĐH hiện nay
ở nước ta lại càng trở nên bức bách cả về lý luận và thực tiễn, cả về trước mắt
và lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu

3



Để thực hiện, triển khai luận án chúng tôi đã tiếp cận nhiều công
trình nghiên cứu của các khoa học về vấn đề dân số và phát triển. Tiêu biểu
có thể kể đến: Dân số và phát triển ở các xã điển hình trong 50 năm qua,
bộ sách gồm 3 tập của GS.TS Đặng Thu do Trung tâm Khoa học xã hội và
nhân văn quốc gia - Trung tâm nghiên cứu về dân số và phát triển phát
hành; Một số vấn đề về quan hệ giữa dân số và phát triển do TS. Trần Cao
Sơn chủ biên, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Trung
tâm nghiên cứu về dân số và phát triển, nhà xuất bản Khoa học xã hội,
1997; Báo chí với vấn đề dân số và phát triển, do Phạm Tài Nguyên viết lời
bình và biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995; Dân số
và phát triển của TS Nguyễn Đình Cử, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Trung tâm dân số phát hành, 1994; Bùng nổ dân số hậu quả và giải pháp của
GS.TS Lương Xuân Quỳ và TS Nguyễn Đình Cử biên soạn, Nhà xuất bản
Sự Thật, Hà nội, 1992; Một số vấn đề về dân số Việt Nam của GS.TS Đặng
Thu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1996; Một số vấn đề về dân số và phát
triển từ hướng tiếp cận xã hội học, Tương lai chủ biên, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, 1992; Dân số, tài nguyên môi trường của Đỗ Thị Minh Đức và
Nguyễn Viết Thịnh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội giáo dục, 1996; Môi
trường sinh thái vấn đề và giải pháp của PGS.TS Phạm Thị Ngọc Trầm,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Giới - môi trường và phát
triển ở Việt Nam của Viện Nghiên cứu dự báo - chiến lược khoa học và
công nghệ, Dự án VIETPRO 2020. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995; Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn ở
nước ta của TS Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996; Con người và môi trường của TS Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 1997; Dân số, con
người và môi trường - Mối quan hệ phức hợp nhiều biến số của TS Trần
Cao Sơn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Pháp luật dân số

Việt Nam - Giới thiệu và bình luận, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
4


quốc gia, Viện Thông tin Khoa học xã hội, 1995; Cơ sở văn hóa Việt Nam
do GS Trần Quốc Vượng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục 1997. Gần đây
còn có các công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học trong dự án
VIE/97/P17 với các đề tài Dân số và phát triển - Một số vấn đề cơ bản do
GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000; Dân số và phát triển của PGS.TS Vũ Hiền và TS Vũ Đình Hòe đồng
chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999...
Song song với các công trình trên, chúng tôi còn tham khảo các báo
cáo, công trình khoa học đã được đăng tải trên các Tạp chí Cộng sản, Tạp
chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Khoa học xã hội, các bài
báo đã được đăng tải trên các báo Nhân Dân, Báo Tuổi trẻ, Báo Khoa học
phổ thông...
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các tài liệu của các nhà khoa học
đã đi trước như: Luận án PTS khoa học địa chất của Đặng Kim Hồng với
đề tài: "Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh
tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh"; Luận án PTS khoa học kinh tế
của Doãn Mậu Diệp với đề tài: "Mô hình hóa toán học một số quá trình
dân số và quan hệ dân số với kinh tế"; Luận án khoa học kinh tế của Đỗ
Tiến Dũng với đề tài: "Tác động của tăng trưởng dân số đến môi trường tự
nhiên vùng Tây Nguyên".
Chúng tôi còn tham khảo các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt như: Michael P. Todaro
trong quyển Kinh tế học cho thế giới thứ ba. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998;
Dejkin: Nói chuyện về sinh thái học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội, 1985; các tuyên bố của các hội nghị về dân số và phát triển trên thế
giới; các cam kết của các chính phủ về vấn đề dân số và phát triển, về vấn

đề môi trường...

5


Các nhà khoa học đã có các công trình rất sâu sắc và toàn diện, thể
hiện sự băn khoăn, trăn trở của bản thân về vấn đề dân số và phát triển. Có
công trình khảo sát các biến động của dân cư. Có công trình nghiên cứu
quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội. Có công trình lại khảo
sát quan hệ giữa kinh tế - xã hội đối với các quá trình dân số. Có công trình
khảo sát quan hệ tương hỗ qua lại giữa dân số và phát triển kinh tế - xã
hội... Tất cả là các công trình trên là nguồn tài liệu vô cùng đồ sộ và quý
giá giúp cho chúng tôi có các dữ liệu cần thiết để triển khai luận án.
Các công trình trên đã tiếp cận vấn đề dân số và phát triển ở nhiều
góc độ khác nhau như góc độ dân số học, góc độ kinh tế học, góc độ xã hội
học..., nhưng dưới góc độ triết học đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử còn ít, nhất là các công trình
nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận án:
Luận án làm rõ quan hệ tác động qua lại một cách biện chứng giữa
dân số và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở đó vạch ra những vấn đề mang tính quy luật chung phổ biến cho
các quốc gia đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số tương tự như ở Việt
Nam. Luận án cũng đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt
quan hệ giữa dân số và phát triển của Việt Nam trong các giai đoạn tiếp
theo, trước hết là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Nhiệm vụ của luận án:

Luận án làm rõ khái niệm dân số, phát triển, phát triển bền vững và
mối quan hệ biện chứng giữa dân và phát triển.

6


Luận án xác định rõ vai trò vị trí và tầm quan trọng của dân số trong
tồn tại xã hội cũng như sự tác động của các yếu tố khác trong tồn tại xã hội
như môi trường địa lý và phương thức sản xuất vật chất của xã hội đối với
dân số.
Phân tích vai trò của dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
cũng như sự tác động của nền kinh tế, của giáo dục, y tế, tài nguyên môi
trường đối với các quá trình dân số.
Từ thực trạng quan hệ giữa dân số và phát triển ở nước ta cũng như
những vấn đề đặt ra luận án vạch ra các nguyên nhân và các giải pháp cho
vấn đề dân số bảo đảm cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta được liên
tục và bền vững.
4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học mác-xít, những tác phẩm kinh điển
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ;
Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa VII) về công tác DS-KHHGĐ, các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học làm cơ sở lý luận và tài liệu
của luận án.
Thực tiễn biến động của các quá trình dân số Việt Nam, quá trình
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trước và trong đổi mới cũng như sự
tương tác qua lại giữa dân số và phát triển của Việt Nam trong thời gian
qua làm cơ sở thực tiễn của luận án.
Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp lịch sử, logic,

từ tổng kết lịch sử rút ra những vấn đề mang tính quy luật. Từ các biểu mẫu
các số liệu thống kê qua các vấn đề về dân số và phát triển qua các giai

7


đoạn vạch ra các quy luật và xu hướng cho phát triển của các quá trình dân
số và phát triển.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Từ khảo sát thực trạng quan hệ giữa dân số và phát triển ở Việt
Nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới, luận án vạch ra những vấn
đề mang tính bản chất về quan hệ giữa dân số và phát triển của Việt Nam.
Phân tích các nguyên nhân tìm ra giải pháp trong giải quyết mâu thuẫn giữa
dân số và phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển ở Việt Nam luận
án vạch ra các xu hướng các vấn đề có tính quy luật về quan hệ trên làm cơ
sở cho công tác DS-KHHGĐ từ góc nhìn triết học.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận án gồm 3 chương, 9 tiết.

8


Chương 1
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM XUẤT PHÁT

1.1.1. Khái niệm dân số

Theo quan điểm chính thống, dân số là đại lượng tuyệt đối con người
trong một đơn vị hành chính (xã, phường, huyện, tỉnh, vùng) hay một quốc
gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt giữa dân số và dân cư, dân số với số
dân. Dân cư là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng
bởi kết cấu và các mối quan hệ qua lại với nhau xét về mặt kinh tế, bởi tính
chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. Còn số dân chỉ
biểu thị đơn thuần về mặt số lượng của dân số.
Dân số không phải là một số lượng con người được cộng lại một
cách giản đơn như toán học, mà là một cộng đồng người sống trên một lãnh
thổ tại một thời điểm xác định. Vì thế, khái niệm dân số không chỉ biểu thị
về mặt số lượng, mà còn hàm chứa mặt chất lượng như kết cấu, sự phân bố,
trình độ văn hóa... Theo C.Mác và Ph.Ăngghen dân số với cả số lượng và
chất lượng của nó chính là "những cá nhân con người sống". Theo cách
hiểu triết học thì "dân số là số lượng người làm ăn sinh sống trong một
vùng lãnh thổ nhất định nào đó: một quốc gia, một địa phương... Vấn đề
dân số bao gồm nhiều mặt như số lượng, chất lượng dân cư, mật độ dân cư,
sự gia tăng dân số, sự phân bố dân cư theo lãnh thổ" [34, 422].
Nếu xem xét về mặt số lượng của dân số, theo quan điểm triết học,
đó là: "Số lượng dân cư, mật độ dân cư là thể hiện sức mạnh về lượng của
dân số, theo nghĩa: số người càng đông, sức mạnh càng lớn. Thực chất đây
là sức mạnh được tính theo cơ bắp, sức mạnh thuộc về thể lực của con
9


người. Sức mạnh về lượng của dân số phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ
chức, quản lý, vào sự đoàn kết [34, 422].
Sức mạnh về chất lượng của dân số là "sự thể hiện sức mạnh trí lực
của con người, lao động trí tuệ như kỹ năng, kỹ xảo, năng lực thực hành
những hoạt động có hàm lượng khoa học cao, sự thông minh nhạy bén, ý

chí nghị lực. Sức mạnh về chất của dân số phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng cuộc sống, vào trình độ giáo dục, dân trí, vào truyền thống văn hóa,
vào trình độ phát triển của khoa học công nghệ" [34, 422].
Kết cấu của dân số có thể phản ánh thành phần, thể trạng về mặt
sinh học của dân cư ở một lãnh thổ nào đó: có thể là thành phần kết cấu
theo độ tuổi hoặc theo giới tính. Kết cấu dân số cũng còn bao hàm cả
những thành phần thuộc tính xã hội của dân cư trên một địa bàn lãnh thổ
nào đó. Người ta thường xem xét kết cấu này theo các tiêu chí dân tộc,
quốc tịch hoặc là theo lao động, nghề nghiệp xã hội, trình độ văn hóa...
Xem xét sự phân bố của dân số với tính cách là một hiện tượng xã
hội có tính quy luật - dân số học thường đề cập đến nguyên nhân di chuyển
dân số, các hình thức quần cư và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hình
thức cư trú của con người - trong đó có các yếu tố tự nhiên như nước,
không khí, khí hậu, đất đai... và các yếu tố kinh tế, xã hội và lịch sử...
Dân số là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn, nhiều ngành
khoa học, trong đó có bộ môn dân số học. Thuật ngữ dân số học xuất hiện
lần đầu tiên với tư cách như là một thuật ngữ khoa học vào năm 1855 trong
một cuốn sách nhan đề "Các thành phần thống kê của con người" của nhà
khoa học Pháp A.Ghiarơ. Dân số học có nhiệm vụ nghiên cứu quá trình tái
sản xuất dân cư trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể trên một lãnh thổ nhất
định. Dân số học tìm hiểu tính quy luật và những điều kiện xã hội liên quan
đến việc sinh, tử, hôn nhân, chấm dứt hôn nhân, tái sản xuất dân cư trong
mối quan hệ thống nhất biện chứng của quá trình này.
10


Trong cuốn "Triết học xã hội" của A.G.Xpirkin lại dùng khái niệm
"hệ thống dân số". Theo ông, "một nhân tố tự nhiên nữa của sự phát triển
xã hội loài người là dân cư, là sự thường xuyên tái sản xuất con người với
tính cách là những cá thể xã hội, tái sản xuất cuộc sống con người, tái sản

xuất giống người. Điều này được thực hiện trong khuôn khổ của hệ thống
dân số của xã hội..." [119, 68]. Theo cách này, ta lại có thể hiểu dân số
không chỉ đơn thuần là một hiện tượng xã hội đơn lẻ, mà là một hệ thống
xã hội. Tuy nhiên ông lại coi dân số chỉ là dân cư?
Trong "Từ điển triết học giản yếu" viết: "Dân cư là toàn bộ người
thường trú trong một khoảng thời gian lịch sử nhất định trên một địa bàn
(một nước, một miền hay một địa điểm của một nước, một vùng nhiều
nước, hoặc cả thế giới). Dân cư không phải là một khái niệm trừu tượng,
một tổng số cư dân, mà là một tổng thể; cấu trúc của nó do một hình thái
kinh tế - xã hội nhất định quyết định" [64, 113-114].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin thường xem xét dân số
gắn với việc xem xét các nhu cầu hoạt động và nhu cầu sống của con
người. Vì thế mỗi khi nói đến dân số, các ông thường xem xét nó trong mối
quan hệ với nhu cầu, nhất là sự gia tăng dân số thường kéo theo sự gia tăng
nhu cầu. Theo chúng tôi, đây là một cách xem xét mối quan hệ giữa dân số
và phát triển. Phát triển chính là quá trình giải quyết các nhu cầu chân
chính của con người, và hơn thế nữa, chính là quá xem xét và giải quyết
mối quan hệ của những con người đang hoạt động, đang sống với những
điều kiện, cả những điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của sự hoạt động
đó. Vì thế, khi đề cập đến việc nghiên cứu phương thức mà con người sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, các ông nói: "Không nên nghiên
cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất
ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó đã là một hình thức
hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự

11


biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ"
[61, 269] và "Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ

là như thế ấy; do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ,
với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách mà họ sản xuất. Do đó, những
cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vất chất của
sự sản xuất của họ" [61, 269].
Ở đây, chúng ta cũng cần xem xét cả mối quan hệ giữa các nhu cầu
với dân số và các mối quan hệ xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối
quan hệ kéo theo đó: "...những nhu cầu đã tăng lên đẻ ra những quan hệ xã
hội mới và dân số đã tăng lên đẻ ra những nhu cầu mới" [61, 288] và vì thế
không xem xét sự phát triển chỉ trong quá trình giải quyết các nhu cầu, mà
còn trong quá trình giải quyết các quan hệ xã hội kéo theo bởi các nhu cầu đó.
Đối với triết học, nghiên cứu dân số chính là nghiên cứu một trong
ba yếu tố cấu thành tồn tại xã hội: tự nhiên, phương thức sản xuất và dân
số. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử
nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì
vậy, điều đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy
và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự
nhiên" [61, 268] Theo quan điểm đó thì "những cá nhân con người sống"
chính là dân số với cả các yếu tố số lượng và chất lượng của nó. Vấn đề là
chúng ta nghiên cứu dân số để giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển
của dân số, của các "cá nhân con người sống" với sự phát triển của xã hội
nói riêng và cả tồn tại xã hội nói chung; nghiên cứu sự phát triển của dân số
trong mối quan hệ biện chứng của nó với sự phát triển. Vậy chúng ta hiểu
phát triển là gì?
1.1.2. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững
Phát triển là gì? Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan có
vận động và phát triển hay không? - Đó là câu hỏi mà nhân loại đã đặt ra từ

12



lâu và câu trả lời cũng rất khác nhau. Thời cổ đại, Hêracơlit đã có quan
điểm về sự biến đổi của cái hiện tồn, ông cho rằng thế giới không phải
không vận động mà là một quá trình. Trong quá trình đó bất kỳ sự vật, bất
kỳ thực thể nào cũng biến đổi, nhưng không phải tùy tiện, mà là chuyển
hóa sang mặt đối lập của nó. Tuy nhiên, trong quan điểm phát triển của
mình, ông ta chưa có quan điểm về phát triển đi lên.
Các quan điểm về phát triển thời cổ đại được Hêghen - nhà triết học
lỗi lạc người Đức kế thừa và phát triển lên tầm cao mới. Khi giải thích về
sự vận động và phát triển của "ý niệm tuyệt đối" ông đã sử dụng phép biện
chứng một cách tài tình và khéo léo. Tuy nhiên, sự vận động và phát triển
của ông lại là sự vận động và phát triển của "ý niệm tuyệt đối", chứ không
phải là sự vận động và phát triển của các sự vật, các hiện tượng.
Quan điểm siêu hình xem xét phát triển: thứ nhất - chỉ là sự tăng
lên hay giảm đi thuần túy về lượng, chứ không phải là sự thay đổi về chất,
không phải là sự ra đời của cái mới. Sự phát triển chỉ là sự thay đổi số
lượng của từng loại đang có, không có sự nảy sinh những loại mới, với
những tính quy định mới về chất, nếu có sự thay đổi về chất thì sự thay đổi
đó cũng diễn ra theo một vòng tròn khép kín. Thứ hai, quan điểm siêu hình
còn xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có
những bước quanh co phức tạp. Lênin đã đánh giá quan điểm phát triển của
họ là chết cứng nghèo nàn và khô khan, là một loại quan niệm "nông cạn,
thiếu suy nghĩ, ngẫu nhiên, philixtanh". Theo quan niệm này thì chân lý sẽ
bị tầm thường hóa hoặc bị bóp nghẹt. Vấn đề là ở chỗ bản thân quá trình
của sự phát triển diễn ra như thế nào.
Chủ nghĩa duy vật triết học mác-xít xem phát triển là một phạm trù
triết học, dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là một hình
thức đặc biệt của vận động, là vận động đi lên, là xu hướng tất yếu của thế

13



giới vật chất. Trong quá trình phát triển, sẽ nảy sinh những quy luật cao
hơn về chất, đó là một quá trình quanh co phức tạp. Lênin đã phân tích về
chất của quá trình phát triển, luận chứng tính tất yếu của cuộc đấu tranh của
các mặt đối lập với tính cách là nguồn gốc nội tại của quá trình này. Ông
cho rằng, quá trình phát triển đồng thời cũng là sự gián đoạn của tính liên
tục. Sự quá độ từ cái cụ thể này sang mặt đối lập của nó. "Sự phát triển là
cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Sự phát triển dường như diễn lại các
giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình khác ở một trình độ cao hơn. Sự
phát triển ấy diễn ra theo đường xoắn ốc chứ không theo đường thẳng. Sự
phát triển bằng những hình thức nhảy vọt, bằng những sự đột biến, bằng
những cuộc cách mạng, những bước gián đoạn của sự tiến triển dần dần, sự
biến đổi lượng thành chất".
Đây là quan niệm về sự phát triển nói chung, sự phát triển biện chứng.
Tuy nhiên, trong giới hạn của vấn đề, chúng ta cần xem xét sự phát triển
một cách cụ thể hơn. Đó là sự phát triển của xã hội, và gắn với nó là một
hiện tượng xã hội cụ thể, là một yếu tố cấu thành tồn tại xã hội: đó là dân
số. Nhưng, trong thực tế lại có nhiều cách định nghĩa về phát triển khác nhau:
Quan niệm thứ nhất: Những năm 1960 và 1970 - được gọi là những
thập kỷ phát triển và phát triển hầu hết đều được hiểu phần lớn theo nghĩa
là khả năng đạt được tốc độ tăng GNP đạt hàng năm là 6 % [54].
Quan niệm thứ hai: Coi phát triển là hạn chế và xóa bỏ nạn nghèo
đói, bất công, bất bình đẳng và thất nghiệp trong bối cảnh của một nền kinh
tế đang tăng trưởng... Cụ thể hơn, họ còn cho rằng phát triển là một quá
trình nhiều mặt, liên quan đến những thay đổi trong cơ cấu, thái độ và thể
chế xã hội, cũng như việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm bớt mức độ
bất bình đẳng và xóa bỏ tình trạng nghèo đói tuyệt đối... Vì thế, họ coi phát
triển là và chủ yếu là phát triển kinh tế. Trong đó bao hàm cả việc tăng trưởng
kinh tế và việc phân phối một cách rộng rãi các lợi ích kinh tế...[100].


14


Quan niệm thứ ba: Coi phát triển là quá trình mà một xã hội đạt đến
thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản [37].
Quan niệm thứ tư: Nói đến phát triển là nói đến việc nâng cao hạnh
phúc nhân dân. Việc nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức
khỏe và sự bình đẳng về cơ hội đều là những thành phần cốt yếu của phát
triển. Hơn thế, việc đảm bảo các quyền chính trị và công dân là một mục
tiêu của phát triển rộng lớn hơn.
Như vậy, có nhiều quan niệm về sự phát triển: có quan niệm cho
phát triển gắn liền với tăng trưởng hoặc đồng nhất phát triển với tăng
trưởng kinh tế; có quan điểm cho phát triển không chỉ đơn thuần là tăng
trưởng kinh tế, tỷc là tăng tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người mà
còn là những tiến bộ về mặt xã hội như xóa đói giảm bất công, thất nghiệp,
nâng cao vai trò và địa vị của người phụ nữ, hoàn thiện việc cung cấp giáo
dục nhà ở và chăm sóc sức khỏe nhân dân... Sự phát triển như thế thì tăng
trưởng kinh tế được coi là cốt lõi...[100].
Theo chúng tôi, cách quan niệm thứ hai gần gũi và có sức thuyết
phục hơn cả. Để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng
khái niệm phát triển theo nghĩa là sự phát triển của xã hội.
Từ quan niệm như trên về phát triển chúng ta đi đến xem xét một
khái niệm khác đó là sự phát triển bền vững.
Trong lịch sử, việc nhận thức về sự phát triển bền vững là một quá
trình. Trước kia, nhiều nhà tư tưởng cho rằng hạnh phúc ở đâu đó trong quá
khứ xa xăm và đã mất đi không cứu vãn nổi. Hê-xiốt cho rằng "Loài người
đã sống qua năm giai đoạn cơ bản, mỗi lần tựa hồ như lại tụt xuống một
bậc thấp hơn của chiếc thang lịch sử" [119, 198-199]. Còn CNTB trong
khi chủ yếu chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bỏ qua các yếu tố khác

của sự phát triển xã hội! Sau này người ta đưa ra khái niệm về phát triển
bền vững.
15


Theo quan niệm chung thì phát triển bền vững là một loại hình phát
triển của xã hội và được hiểu theo các nội dung sau: Phát triển nhằm vào
việc giải quyết tốt các quan hệ xã hội: tạo ra công ăn việc làm, cải thiện các
quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện tốt xóa đói giảm
nghèo... Phát triển dựa trên cơ sở tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là
chính; là tôn trọng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển không phải
là vay mượn, không phải là nhờ làm hộ, không phải dựa trên nguồn lực
nước ngoài, không phải là lai căng, mất gốc. Phát triển phải gắn với việc bảo
vệ tốt tài nguyên môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, không phải nhằm
vào vơ vét tài nguyên thiên nhiên, không phải lấy tương lai để duy trì hiện tại,
không phải là để lại đằng sau từng bước phát triển của mình một bãi hoang
mạc, không đẩy thế hệ mai sau lâm vào hoàn cảnh phải đối mặt với hiện
tượng "tự nhiên quay lưng lại với con người, trả thù con người". Phát triển
bền vững cũng có thể quan niệm "phải có một sự phát triển cân đối và thích
hợp giữa các yếu tố dân số, kinh tế văn hóa mới có sự phát triển bền vững
của một quốc gia một dân tộc" [45, 122]. "Phát triển bền vững hàm chứa yếu
tố công bằng xã hội và văn hóa đồng thời phát triển mà vẫn bảo vệ được
sinh thái hay tái lập một hệ sinh thái mới phù hợp cao phát triển lâu dài"
[86, 29].
Theo chúng tôi, phát triển cần phải bảo đảm sự tồn tại lâu dài - đó
là sự phát triển bền vững. Từ quan niệm này chúng ta có thể coi: phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng yêu cầu của họ.
Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển Cai rô từ 5-13/9 năm 1994
đã vạch ra chương trình hành động quốc tế, trong đó có nêu: "Thừa nhận

những thực tiễn về lâu về dài hơn và quan hệ mật thiết của các hành động
ngày nay, sự thách thức về phát triển; là phải để đáp ứng những nhu cầu
của các thế hệ hiện tại và cải thiện chất lượng cuộc sống mà không phương

16


hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của mình" [24,
18].
Tính bền vững của sự phát triển cần phải xem xét theo các tiêu chí
sau:
- Cân nhắc giữa lợi ích của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai;
- So sánh giữa chi phí và lợi ích của tăng trưởng kinh tế trong thế hệ
hiện tại;
- Lựa chọn cơ cấu các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trong
nền kinh tế có lợi nhất cho việc bảo vệ môi trường;
- Nâng cao hiệu suất: giảm khối lượng đầu vào đối với 1 đơn vị
khối lượng đầu ra trong nền kinh tế;
- Sử dụng khả năng thay thế đối với những tài nguyên đang trở nên
khan hiếm...;
- Áp dụng công nghệ sạch và tăng cường công tác quản lý để giảm
nguy hại môi trường trên một đơn vị kinh tế...
1.2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

1.2.1. Quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển - lịch sử vấn
đề
Từ hàng chục thế kỷ trước Công nguyên, dân số đã là mối quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Sự quan tâm ấy lúc đầu cũng chỉ dừng lại ở các
câu hỏi và câu trả lời một cách trực quan, cảm tính; đôi khi lẫn với các
truyền thuyết, các huyền thoại mang đậm màu sắc tôn giáo. Sau đó dần dần

hình thành các học thuyết mang tính hệ thống hơn, khoa học hơn.
Cách đây khoảng 4000 năm, trong xã hội Ai Cập, Hy Lạp cổ đại,
con người đã chú ý đến vấn đề sinh đẻ, nhân khẩu và ảnh hưởng của dân số
đến sự phát triển của xã hội, con người. Các nhà hiền triết của Ai Cập cổ
đại như Hippocrat, Platôn, Aristốt, Dioscoris đã nhiều lần quan tâm, luận
17


bàn đến vấn đề dân số. Tư tưởng của họ là muốn duy trì một dân số ổn định
xuất phát từ chính trị và xã hội hơn là từ kinh tế.
Thời kỳ của các ông, chế độ sở hữu và sự phân chia đất đai đã
không cho phép có một sự gia tăng dân số với tốc độ cao. Trong khi của cải
làm ra tăng không nhiều, thì việc giới hạn dân số là một ý tưởng không thể
chấp nhận được. Tư tưởng kinh tế của những người Hy lạp thời đó còn rất
đơn giản. Khi muốn ấn định dân số sống trong một đô thị lý tưởng, Platôn
(427-347 tr.CN) đã chỉ nhằm vào người Hy Lạp tự do mà không chú ý tới
kiều dân ở đô thị Hy Lạp cổ và những người nô lệ là những người có thể
sinh đẻ tùy ý. Ông đã không quan tâm đến khía cạnh giữ cân bằng giữa số
người cần phải nuôi và nguồn lực sẵn có của nông nghiệp và cho rằng:
người ta thường đo sức mạnh của một quốc gia bằng số dân, vì thế người ta
thường quan tâm đến số lượng dân cư hơn là chất lượng của nó. Theo Platôn:
cường quốc và quốc gia đông dân không phải là một. Trong "Luật pháp
luận" của mình, ông tuyên bố con số công dân của một quốc gia chỉ nên ấn
định là 5.040 người. Để duy trì dân số ở mức đó, các vị thẩm phán cần quy
định độ tuổi và số phôi ngẫu; và nhất là: cần khuyến khích hay kìm chế sự
sinh đẻ bằng phần thưởng hay trừng phạt, và loại trừ số thặng dư nếu có
bằng phương pháp lưu đày cưỡng bách
Arixtốt (384-322 tr.CN) - là một học trò và cũng là người có quan
điểm gần gũi với Platôn trong lĩnh vực dân số, khi quan niệm rằng, đô thị
phát triển có căn nguyên từ gia đình. Ông đề nghị cần có một tổ chức bình

đẳng về xã hội để tránh xuất hiện một giai cấp người nghèo. Theo ông, dân
số gia tăng là một yếu tố của sự bần cùng hóa, vì thế số lượng dân cư trong
một đô thị cần phải ổn định, tương thích với một không gian hợp lý. Cái cốt
yếu của đô thị là tự nó phải đủ với nó. Đô thị không nên quá nhỏ vì nó cản
trở sự phân công lao động xã hội và các hoạt động kinh tế cần thiết khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị dân. Nhưng nếu số lượng dân cư quá lớn sẽ
18


dẫn tới một số lượng người nghèo đông đúc, việc quản lý đô thị sẽ trở nên
khó khăn hơn và có nguy cơ rối loạn. Từ quan điểm bảo đảm một dân cư
hợp lý đó, ông cho rằng cần có một luật pháp để tạo ra một loạt các biện
pháp giảm sinh như làm trụy thai hoặc cần trao cho các vị thẩm phán quyền
ra lệnh phá thai hay giết trẻ em bằng cách vứt những đứa trẻ ngoài mong
muốn vào lửa để kiểm soát số dân.
Trong tư tưởng triết học phương đông cổ đại, người ta còn nhắc đến
tư tưởng của Lão Tử và Khổng tử. Lão Tử (thế kỷ thứ VI trước Công
nguyên), nhà triết học cổ đại Trung Quốc đã từng quan niệm nếu một quốc
gia nhỏ bé thì sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Còn Khổng Tử (551-497 trước
Công nguyên) lại rất chú ý đến vấn đề dân số; nhất là mối quan hệ giữa dân số
và tài nguyên môi trường. Ông cho rằng giữa số dân và diện tích đất đai có
mối quan hệ cân đối. Nếu tính cân đối đó không được duy trì, chẳng hạn
như dân số ít thì đất đai bị bỏ không, hoặc là dân số thừa thì sẽ gặp nhiều
khó khăn. Tư tưởng của Khổng Tử về mối quan hệ giữa dân số và môi
trường, sau này vào thế kỷ thứ XX đã được lý thuyết "dân số tối ưu" phát
triển, nâng cao [95].
Như vậy, ngay từ thời cổ đại, người ta cũng đã rất quan tâm đến dân
số trong quan hệ đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhiều nhà tư
tưởng lớn thời kỳ đó, đã xuất phát và dựa vào những điều kiện về chính trị,
xã hội để quan sát các quá trình dân số. Các ông khẳng định rằng, để ổn

định xã hội cần phải ổn định dân số. Trong các luận điểm của các ông đã
chứa đựng nhiều nhân tố hợp lý, trong đó có cả quan điểm cho rằng nhà
nước phải quan tâm quản lý các quá trình dân số. Tuy nhiên, những điều
kiện lịch sử lúc đó chưa cho phép các ông tiến xa hơn nữa trong việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển; và góc nhìn chủ yếu của
các ông chính là góc nhìn chính trị, xã hội...

19


Đến thời trung cổ, các quan điểm về dân số lại chịu sự chi phối bởi
các quan điểm của tôn giáo. Các quan điểm trong thời kỳ này, do bị ảnh
hưởng của nhà thờ, thường phủ nhận những ý tưởng của các nhà triết học
thời cổ đại Hy Lạp về dân số. Một mặt, họ thừa nhận sự gia tăng dân số là
một thực tế không tránh được, mặt khác, lại không xem xét dân số trong
mối quan hệ với kinh tế, chính trị, xã hội; mà xem nó như một hiện tượng
tự nhiên, do ý muốn của đức chúa trời hoặc một lực lượng thần bí nào đó,
ngoài con người chi phối. Do đó, họ phủ nhận hoàn toàn những ảnh hưởng
của việc gia tăng dân số đối với đời sống kinh tế chính trị, văn hóa của con
người, và sự can thiệp của con người vào quá trình gia tăng dân số.
Trong thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV - XVI) phải kể đến tư tưởng
dân số của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông.
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng, dân số tăng cao sẽ kích thích sự
phát triển về kinh tế, và dân số đông là biểu hiện sự cường thịnh của một
quốc gia. Chẳng hạn, Jean Bodin (1530-1596) - nhà chính trị Pháp, một tác
giả điển hình của chủ nghĩa trọng thương Pháp đã cho rằng: "Chỉ có thể giàu
có và có sức mạnh bằng những con người" [73, 27]. Vì thế, chủ nghĩa trọng
thương tích cực ủng hộ việc tăng nhanh dân số, tạo điều kiện để cho số dân
cư của một nước tăng lên, nhất là tăng nhanh những người thợ thủ công tài
giỏi, kể cả là người nước ngoài. Thậm chí như ở nước Pháp có giai đoạn

chính phủ khuyến khích kết hôn sớm và bảo vệ những gia đình đông con.
Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông lại không xem dân số đông là một
yếu tố hùng cường của một quốc gia. Họ nhấn mạnh vai trò của lương thực,
thực phẩm và sự phát triển của nông nghiệp nói chung; rằng khối lượng
lương thực, thực phẩm nói riêng và sự giàu có của cải xã hội nói chung
cùng với lối sống và phong tục xã hội sẽ chi phối, quy định sự sinh sôi, nảy
nở của con người. Đến lượt nó, chính dân số sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp
với sự gia tăng của lương thực, thực phẩm. Cuối thế kỷ XVI, Botero -

20


người Ý, cho rằng: sự thiếu thực phẩm sẽ hạn chế việc sinh sôi nảy nở của
loài người, nhưng nguy cơ này có thể tránh được, nhờ vào các biện pháp di
dân và sự tăng gia sản xuất.
Như vậy thời kỳ này tồn tại hai trường phái khác nhau về dân số:
một trường phái thì coi trọng sự gia tăng dân số; một trường phái thì coi
trọng sự phát triển lương thực, thực phẩm.
Xem xét tư tưởng dân số cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX
chúng ta cần nghiên cứu sự ra đời và những nội dung cơ bản của học thuyết
dân số của Thomas Rôbơt Malthus.
Thomas Rôbơt Malthus (1766-1834) - một nhà kinh tế học và mục
sư người Anh, vào năm 1798 đã công bố học thuyết nổi tiếng của mình về
mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế. Trong quyển sách "Bàn về
dân số" ông cho rằng, các quy luật tự nhiên quyết định tính tất yếu của sự
không phù hợp ngày càng lớn giữa nhịp điệu gia tăng dân số và nhịp điệu
tăng tư liệu sinh hoạt (lương thực và thực phẩm...). Ông chứng minh quy
luật đó về mặt toán học, mà theo đó thì sở dĩ quần chúng nhân dân sống
nghèo đói và chịu đau khổ là do dân số tăng lên theo cấp số nhân, còn tư
liệu sinh hoạt (lương thực, thực phẩm...) chỉ tăng lên theo cấp số cộng. Tư

tưởng về dân số của ông bao hàm những nội dung chính sau đây:
- Việc sinh sản ở con người cũng giống như mọi sinh vật khác
mang tính tự nhiên, đó là do sự đam mê giới tính qui định. Kết quả là qui
mô dân số tăng lên theo qui luật toán học, là một cấp số nhân: 1; 2; 4; 8;
16; 32; 64; 128; 256. Cứ khoảng 25 năm dân số lại tâng gấp đôi.
- Khi đó, do quy luật " giảm dần sự màu mỡ của đất đai" lương
thực, thực phẩm chỉ có thể là tăng theo cấp số cộng, tỷc là:1; 2; 3; 4; 5; 6; 7;
8; 9...
- Như vậy, nếu tại một thời điểm nào đó, sự tương quan dân số và
lương thực là1/1 thì sau 2 thế kỷ tương quan đó là 256/9 và sau 3 thế kỷ sẽ
21


là 4069/13 và sau 2000 năm sự chênh lệch giữa dân số và lương thực sẽ vô
cùng lớn. Đó là nguyên nhân đói nghèo của một bộ phận lớn dân cư và như
vậy đói nghèo mang tính tự nhiên.
- Sự phát triển theo cấp số nhân của dân số chỉ có thể chậm lại, do
hai loại nguyên nhân:


Các yếu tố tàn phá: bệnh dịch, nạn chiến tranh...



Các yếu tố thiết chế: kết hôn muộn, kiềm chế tình dục...

Malthus là người đầu tiên chỉ ra mối tương quan giữa dân số tăng
lên rất nhanh với sự gia tăng của lương thực, thực phẩm và trong thực tế
của sự phát triển của các thế kỷ nối tiếp đã chứng minh điều đó. Hơn thế
nữa ý kiến của ông cũng là một lời khuyên cáo cho toàn thể loài người về

một tai họa cần tránh. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc
đánh giá Malthus. Khi đánh giá rõ ràng, chúng ta cần dựa trên tính chất và
hoàn cảnh lịch sử của thời đại mà ông đang sống. Trong các biện pháp
mạnh mẽ của ông có thể có những sai lầm, nhất là khi ông cho rằng: cần
phải tạo ra các điều kiện để cho các tác động của tự nhiên gây ra cái chết,
cần phải khuyến khích một cách thật lòng những lực lượng tàn phá khác
của tự nhiên với mục đích hạn chế sự gia tăng dân số... Có thể những sai
lầm của ông bắt nguồn từ chỗ, trong hoàn cảnh lịch sử mà ông đang sống,
không thể nào tiên đoán được sức sản xuất lại mạnh đến như vậy. Điều này
được thấy rõ khi so sánh từ năm 1950 đến năm 1970, trong khi dân số tăng
40% thì tổng sản phẩm xã hội thế giới tăng 170%.
Vào thế kỷ XIX, các nhà triết học, các nhà xã hội học, các nhà kinh
tế học... lần lượt phê phán học thuyết dân số của Malthus. J.B. Say cho
rằng: "Các phương tiện sinh tồn tăng nhanh hơn dân số". Emille Dukheim
cho rằng, sự phát triển dân số kéo theo nó là một sự thay đổi về chất lượng
của xã hội. Các nhà tư tưởng theo trào lưu xã hội chủ nghĩa lại cho rằng tổ

22


chức xã hội là vấn đề hàng đầu để giải quyết nạn "nhân mãn" chứ không
phải là vấn đề điều chỉnh qui mô dân số...
Sau này những người theo trường phái tân Malthus lại cho rằng,
muốn xóa bỏ sự nghèo đói, sự không phù hợp giữa tăng dân số và tăng của
cải vật chất thì chỉ có một biện pháp làm giảm dân số xuống một cách
mạnh mẽ bằng chiến tranh, bằng bệnh dịch. Các nước nghèo sẽ không bao
giờ có thể nâng cao được thu nhập theo đầu người của mình trên mức tối
thiểu, trừ phi họ đưa ra được các biện pháp tránh thai để hạn chế việc gia
tăng dân số. Nếu không có những biện pháp như vậy thì chắc chắn sẽ xuất
hiện những hiện tượng như: nạn đói, bệnh tật, chiến tranh để thực hiện

những nhiệm vụ này. Quan điểm này đã được trường phái tân Malthus vào
những năm đầu của thế kỷ XX tiếp tục phát triển. Họ cho rằng không thể
bảo đảm được thực phẩm cần thiết cho một dân cư ngày càng tăng nhanh
trên trái đất; vì thế sự nghèo đói, sa sút về đạo đức và tội ác phát triển là tất
yếu hợp quy luật.
Trong khi nghiên cứu các quá trình dân số, đặc biệt là trong các
nước đang phát triển, người ta hay nhắc đến học thuyết quá độ dân số. Đây
là một học thuyết dựa trên cơ sở những biến đổi về dân số châu Âu vào lúc
bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Mô hình xây dựng lý thuyết này dựa
trên việc quan sát các biến đổi dân số châu Âu trong thời kỳ đó, và cho
rằng các xu hướng trong tỷ suất sinh và quy mô gia đình trong một dân cư
được quyết định bởi các xu hướng của sản xuất kinh tế. Theo học thuyết
này, hiện tượng biến đổi dân số chia làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1750 đến 1800 tỷ suất sinh và tỷ suất tử tương
đối cao, gia tăng dân số tự nhiên thấp (khoảng 0,5%/năm)
Giai đoạn 2: Từ năm 1800 đến 1875 tỷ suất sinh tiếp tục tăng cao
nhưng tỷ suất chết ngày càng giảm, dẫn đến tỷ suất gia tăng tự nhiên cao
(2%/ năm)

23


Giai đoạn 3: Từ năm 1875 đến 1950 tỷ suất sinh giảm và tỷ suất
chết tiếp tục giảm đến mức thấp nhất: tỷ suất gia tăng tự nhiên bắt đầu giảm
dần.
Giai đoạn 4: Từ năm 1950 đến 1975 tỷ suất sinh và tỷ suất chết đều
ở mức thấp: tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp và tạo nên ổn định dân số.
Học thuyết quá độ dân số đã chú ý tới sự thay đổi về tỷ suất sinh và
tỷ suất chết ở các giai đoạn khác nhau của những nước phát triển, khi mà
các nước chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế công

nghiệp và đô thị. Học thuyết này có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu
dân số ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển cần xác định
quá trình dân số nước mình, dân tộc mình đang ở vào giai đoạn nào của quá
trình phát triển dân số. Tuy nhiên, quá trình quá độ dân số ở một số nước
đang phát triển diễn ra không hoàn toàn giống với các nước đã phát triển. Do
các nước đang phát triển nhờ áp dụng một cách có hiệu quả những thành
tựu y học hiện đại từ các nước phát triển nên tỷ suất tử giảm nhanh chóng,
nhưng tỷ suất sinh lại vẫn tăng cao, nên dẫn tới sự gia tăng dân số lớn.
Quan hệ giữa dân số và phát triển sau này cũng được trình bày
trong lý thuyết dân số tối ưu. Học thuyết dân số tối ưu xuất phát từ hai thực
trạng trên thế giới, nhiều quốc gia có số dân quá đông khiến cuộc sống gặp
nhiều khó khăn, tình trạng đói ăn diễn ra thường xuyên, nạn suy dinh
dưỡng trở nên phổ biến. Trong khi đó, ở một vài nơi, một vài quốc gia lại
có mật độ dân số không cao, dân cư thưa thớt. Cả hai trường hợp trên đều
dễ gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ
hai thực trạng trên, lý thuyết dân số tối ưu ra đời. Theo lý thuyết đó, một
quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi cần phải có dân số phù
hợp nhằm tiến tới một dân số hợp lý.
Hạn chế chủ yếu của lý thuyết dân số tối ưu là ở chỗ không tính đến
những biến động của kinh tế - xã hội. Thực tế đã cho thấy, một khi có sự
24


tác động của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho sản xuất phát triển
không ngừng, việc phát hiện ra các nguồn tài nguyên mới, các nguồn vật
liệu mới đã làm thay đổi một cách cơ bản cơ cấu lao động, thay đổi nhanh
chóng năng suất lao động tất yếu và điều đó làm thay đổi một cách cơ bản
thu nhập bình quân đầu người. Do đó, lý thuyết dân số tối ưu có ý nghĩa
như một định hướng tổng quát trong việc nghiên cứu quan hệ giữa dân số
và phát triển.

Vào những thập niên cuối thế kỷ XX trước tình hình dân số thế giới
gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là sự gia tăng dân số ở các nước nghèo đã thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà chính trị trên thế giới.
Năm 1954, Hội nghị quốc tế về dân số đầu tiên được tổ chức tại Roma
(Italia). Đến năm 1965 Hội nghị quốc tế về dân số lần thứ hai lại được triệu
tập tai Belgrade (Liên bang Nam Tư). Hai hội nghị này mang tính chất trao
đổi chuyên ngành dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, tạo cơ sở tiền đề
cho các kỳ họp sau này.
Hội nghị quốc tế về dân số lần thứ ba họp ở Bucarét (năm 1974) có
136 nước tham dự với quan điểm nổi bật: "Phát triển là viên tránh thai tốt
nhất". Tuy nhiên, tại Hội nghị này vẫn còn bất đồng khá lớn giữa các dòng
tư tưởng về dân số và phát triển: Các quan điểm tôn giáo thì nhấn mạnh
quyền được sống của thai nhi, quyền sinh sản của con người; một số nước
giàu có, có nhiều tài nguyên thì cho rằng: giảm sinh gây trở ngại cho phát
triển do không khai thác hết các khả năng tự nhiên của con người. Nhiều
nước cho rằng: nhất thiết phải giảm sinh, bởi vì đó là điều kiện cơ bản của
việc điều tiết mức gia tăng dân số. Các nước đang phát triển cũng nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm sự phân phối công bằng hơn các
nguồn lực kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Hội nghị quốc tế về dân số lần thứ tư họp ở Mêhico (năm 1984) cho
rằng cần hạn chế gia tăng dân số và ra sức phát triển kinh tế - xã hội. Tại
25


×