Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ tâm lý NÔNG dân MIỀN bắc VIỆT NAM KHI CHUYỂN SANG KINH tế THỊ TRƯỜNG đặc TRƯNG và XU HƯỚNG BIẾN đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.1 KB, 179 trang )

5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ buổi đầu dựng nước đến nay,
vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn luôn giữ vị trí quan trọng
hàng đầu. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề nông dân, nông
nghiệp và nông thôn càng có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đối với
phát triển kinh tế - xã hội mà còn đối với lĩnh vực ổn định chính trị.
Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân thực sự là một lực lượng hùng
hậu, cùng với giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Hiện nay, giai cấp nông dân nước ta chiếm 80%
dân số cả nước, với khoảng 60 triệu người, 11,5 triệu hộ gia đình, chiếm
71,7% tổng lao động toàn xã hội [83, tr. 16; 321-322]. Đây là giai cấp có tiềm
năng rất to lớn của đất nước, đặc biệt tiềm năng về lao động, con người. Họ
không chỉ là lực lượng lao động to lớn có vai trò quyết định đối với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói riêng mà còn là lực lượng
cách mạng to lớn, góp phần quan trọng vào sự thành bại trong bước tiến
chung của cả dân tộc.
Ngay từ thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã đưa ra bốn
nguyên tắc khiến nước Việt Nam trở thành quốc gia thịnh trị là: phi nông
bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng.
Rõ ràng, nông nghiệp đã được xem là một trong những nhân tố
quan trọng, quyết định sự ổn định và hưng thịnh của quốc gia. Hiện nay,
nông nghiệp và nông thôn nước ta đang đảm nhận trọng trách vô cùng lớn
lao là đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho khoảng 90 triệu dân.
Đồng thời nó còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc: Cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu; tạo thêm việc làm; nâng cao đời



6

sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng thị trường; tạo ra cơ sở
vững chắc để nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước.
Công cuộc đổi mới, đã tạo nên những biến đổi quan trọng đánh dấu
một giai đoạn mới về vai trò vị trí của giai cấp nông dân và sự phát triển
của nông nghiệp và nông thôn nước ta. Đặc biệt, chủ trương đưa kinh tế
nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN), đưa nông nghiệp, nông thôn hội nhập nhanh chóng vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hội của cả nước, đã làm
thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn. Cùng với những
biến đổi ấy, cũng đang diễn ra quá trình biến đổi tâm lý nông dân. Đây là
một quá trình rất phức tạp với sự thay đổi về tình cảm, tâm trạng, xúc cảm,
động cơ, thái độ, nhu cầu, xu hướng tâm lý, niềm tin, ý chí; là sự tự điều
chỉnh lại những mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng... của nông
dân. Nó trực tiếp tác động, chi phối hành vi của người nông dân trong sản
xuất, trong sinh hoạt thường ngày.
Những biến đổi trong tâm lý nông dân vừa là sự phản ánh quá trình
biến đổi kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn vừa là nhân tố tác động
điều chỉnh hành vi hoạt động, quan hệ của người nông dân với tư cách là
chủ thể của những biến đổi ấy.
Xét từ cả hai góc độ tích cực và tiêu cực, tiên tiến và lạc hậu, cách
mạng và bảo thủ, những biến đổi tâm lý của nông dân rất cần quan tâm
nghiên cứu để nhận diện chính xác, phát hiện những xu hướng chủ yếu và
có dự báo đúng đắn, làm cơ sở khoa học cho những giải pháp vận động tổ
chức lãnh đạo, quản lý có hiệu quả để đưa nông thôn nông nghiệp nông dân
tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong sự nghiệp CNH, HĐH mà ở đó
đang đan xen những thời cơ, vận hội và thách thức rất phức tạp.



7

Trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân bằng
con đường CNH, HĐH, thì nguồn lực lớn nhất vẫn là nội lực từ mỗi người
nông dân và toàn thể giai cấp nông dân. Và trong nguồn lực ấy, trước hết
phải kể đến tâm lý, ý thức của nông dân - động lực tinh thần trực tiếp nhất.
Động lực đó cần được quan tâm chú ý để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ
tiềm năng lao động sáng tạo của gần 60 triệu nông dân, bộ phận dân cư lớn
nhất của dân tộc, góp phần nhanh chóng đưa đất nước bước vào thời kỳ
phát triển mới rực rỡ.
Với tất cả những lý do nêu trên, tác giả đã chọn "tâm lý nông dân"
làm đối tượng nghiên cứu của luận án.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nông dân, nông nghiệp nông thôn Việt Nam của các tác
giả trong nước, như của Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên,
Qua Ninh và Vân Đình...
Từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ sau năm 1954, khi
miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo XHCN và xây dựng CNXH, vấn đề
nông dân, nông nghiệp và nông thôn nói chung đã trở thành đề tài lớn thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà khoa
học và được tiếp cận từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Ngay từ những năm 60 đã có công trình "Tính cách dân tộc" của
Nguyễn Hồng Phong, tiếp đó trên các tạp chí lý luận, chính trị, khoa học đã
có nhiều bài viết về chủ đề này. Trong thập niên 70, 80 đã xuất bản nhiều
cuốn sách đăng tải các công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về
nông dân, nông nghiệp và nông thôn (như: "Nông thôn Việt Nam trong lịch
sử", tập I, II. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, 1978; "Nông dân Việt
Nam tiến lên CNXH", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979; Trương Hữu

Quýnh: "Chế độ ruộng đất ở Việt Nam", tập I, II, Nxb Khoa học xã hội, Hà


8

Nội, 1982, 1983; Trần Từ: "Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc
Bộ", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984; Phan Kế Bính: "Việt Nam phong
tục", Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1990; Phan Đại Doãn: "Làng Việt Nam,
một số vấn đề kinh tế - xã hội", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992; Toan
Ánh: "Nếp cũ làng xã Việt Nam", Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1992; Bùi
Xuân Đính: "Lệ làng phép nước" Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995...).
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn, đặc biệt vấn đề nông dân càng được nhiều cơ quan khoa học, nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu (như: Đỗ Long - Trần Hiệp: "Tâm lý
cộng đồng làng xã và di sản" Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993...).
Có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học liên quan đến nông dân, nông
nghiệp và nông thôn do các cơ quan như: Trung tâm Khoa học xã hội và
nhân văn quốc gia, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Tư
tưởng văn hóa Trung ương, Hội nông dân Việt Nam v.v... tổ chức. Điển
hình nhất là Hội thảo tâm lý học toàn quốc lần thứ 2, với 113 báo cáo khoa
học đi sâu vào tâm lý dân tộc, tâm lý làng xã, tâm lý nông dân trong lịch
sử... Sau khi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt
Nam đề xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước, năm 1989, Hội nghị
Tâm lý học xã hội với sự nghiệp đổi mới đất nước đã được tổ chức. Trong
hơn 20 báo cáo khoa học, có hai báo cáo bàn về: Tâm lý nông dân và Ảnh
hưởng của tâm lý tiểu nông đối với sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
Các tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Văn Dương bước đầu đã nêu lên được
một số đặc điểm có tính chất truyền thống của tâm lý xã hội nông dân và
ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.

Gần đây, một số công trình nghiên cứu tâm lý nông dân đã được
công bố. Tiêu biểu là công trình nghiên cứu Tâm lý nông dân đồng bằng
Bắc Bộ trong quá trình CNH, HĐH nông thôn hiện nay do PTS Lê Hữu Xanh


9

chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 và công trình nghiên cứu
của PGS.TS Đỗ Long về Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông
dân, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000 đã chỉ ra một số biểu hiện của
tâm lý nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Ở thập kỷ 90, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn cũng đã
được nghiên cứu trong các chương trình KHXH cấp Nhà nước. Nhiều luận
án PTS, TS thuộc các chuyên ngành triết học, chủ nghĩa cộng sản khoa học,
kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học đã nghiên cứu về đề tài
này. Có thể kể ra đây các luận án của một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn
Đức Hướng, Sự chuyển biến của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở nước ta, Luận án PTS triết học, 1991; Nguyễn Quang Du, Ý
thức nông dân và cán bộ đảng viên nông thôn miền Bắc Việt Nam, Luận án
PTS triết học, 1994; Trần Văn Hiệp, Những biểu hiện chủ yếu của tâm lý
làng xã và những biến đổi của nó hiện nay, luận án PTS Tâm lý học xã hội,
1996.
Có thể nói, cho đến nay, vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông
thôn đã được tiếp cận theo nhiều hướng, nhiều khía cạnh rất khác nhau từ
chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử và cả tâm lý. Tuy nhiên, nhìn một cách
tổng quát, còn rất ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực
ý thức tư tưởng, tâm lý nông dân. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên
cứu khái quát dưới góc độ triết học những biến đổi và ảnh hưởng của tâm
lý nông dân Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường một cách cơ
bản, có hệ thống.

Đối với nông dân nước ta, bên cạnh những đặc điểm chung, nông
dân ở mỗi vùng, miền lại có những đặc điểm rất khác nhau. Chính vì vậy,
luận án không có tham vọng nghiên cứu giải quyết được tất cả mà chỉ tập
trung nghiên cứu những đặc trưng và xu thế biến đổi tâm lý nông dân khu
vực nông thôn miền bắc Việt Nam. Khu vực này được xem là có lịch sử


10

phát triển từ rất sớm, cái nôi của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
Hiện nay, đây cũng là khu vực tập trung đông nông dân nhất, với 23 triệu
người, chiếm hơn 40% nông dân trong toàn quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích:
Từ góc độ triết học làm sáng tỏ những đặc trưng tâm lý truyền
thống của nông dân miền Bắc Việt Nam, chỉ ra được xu hướng biến đổi
trong tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế
thị trường, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm
khắc phục những mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực trong tâm lý nông dân
miền Bắc Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách người nông dân đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Việt
Nam.
Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
-Phân tích những đặc trưng tâm lý truyền thống của nông dân miền
Bắc Việt Nam và những nhân tố tác động hình thành những đặc trưng ấy.
- Chỉ ra sự biến đổi của một vài đặc trưng tâm lý nông dân miền
Bắc Việt Nam trong những năm nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế
thị trường; dự báo xu hướng biến đổi tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam
trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Đề xuất và kiến nghị một số phương hướng và giải pháp cơ bản
nhằm khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy mặt tích cực của
tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biến đổi tâm lý của
nông dân dưới tác động của kinh tế thị trường.


11

-Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là tâm lý của nông dân miền
Bắc Việt Nam, chủ yếu là vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án vận dụng những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, các chính sách của
Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đồng thời luận
án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học, các nhà
khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực này.
- Ngoài các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu lý luận như
lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, luận án
còn chú ý đến phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Làm rõ về mặt triết học cơ sở kinh tế - xã hội, những tác động của
các nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự hình thành, biến đổi tâm lý
nông dân miền Bắc Việt Nam.
- Bước đầu dự báo những xu hướng biến đổi tâm lý nông dân miền
Bắc Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

- Đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm phát huy mặt tích cực; hạn
chế mặt tiêu cực, lạc hậu của tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Bằng kết quả đạt được, luận án sẽ góp phần vào công tác lãnh đạo,
vận động quần chúng, xây dựng và hoàn thiện nhân cách người nông dânchủ thể tích cực của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn.


12

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm
công tác tư tưởng, lý luận, giảng dạy, nghiên cứu khoa học liên quan đến
vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án gồm 3 chương, 7 tiết.


13

Chương 1
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ NÔNG DÂN MIỀN BẮC
VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
(TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC)

1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÂM LÝ TRUYỀN THỐNG CỦA NÔNG
DÂN MIỀN BẮC VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm tâm lý nông dân
Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng: Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội" [40, tr. 11].
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người đã tác động vào tự

nhiên và tác động lẫn nhau hình thành nên những quan hệ xã hội của chính
mình. Không có con người trừu tượng, mà chỉ có những con người sống,
hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, với những
điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Quá trình con người sống, lao động, giao
tiếp để cải tạo thế giới xung quanh xây dựng xã hội của mình, con người
cũng bộc lộ những tình cảm, cảm xúc, hứng thú, tâm tư, nguyện vọng... và
rất nhiều thói quen, tập quán của mình. Đó chính là phương thức chuyển tải
cái bản chất người một cách sinh động và cụ thể thông qua những biểu hiện
tâm lý với tư cách là một bộ phận của ý thức.
Tâm lý là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần con người.
Từ lâu vấn đề này đã được đặt ra, và cuốn hút được sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà hoạt động xã hội.
Sách: "Đại từ điển tiếng Việt" viết: "Tâm lý chỉ tổng thể nhận thức,
tình cảm, ý chí của mỗi cá nhân" [88, tr. 1582]. Với cách hiểu như vậy thì
tâm lý con người là vấn đề riêng của từng cá nhân, nó phong phú, đa dạng,
phức tạp. Thực tế, tâm lý gắn liền với các hoạt động thực tiễn cải tạo tự


14

nhiên, cải tạo xã hội của con người. Tâm lý không chỉ bị chi phối bởi các
yếu tố sinh lý, sinh học mà nó còn bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố xã
hội khác như: điều kiện sống, kinh tế, giáo dục, văn hóa... Chính vì vậy,
tâm lý con người rất phong phú. Có tâm lý của các nhóm người có cùng lứa
tuổi (tâm lý người già, tâm lý thanh niên, tâm lý trẻ em...); tâm lý của các
nhóm người có cùng nghề nghiệp (tâm lý công nhân, tâm lý nông dân...);
có tâm lý chung mang tính rộng lớn chỉ cùng điều kiện sống (tâm lý cộng
đồng làng, xã, tâm lý dân tộc...); lại có tâm lý đi sâu chỉ một lĩnh vực, một
con người (tâm lý sư phạm, tâm lý cá nhân...) v.v...
Mặc dù tâm lý chịu sự tác động lớn của yếu tố sinh học, song ngay

từ đầu, tâm lý con người đã là sản phẩm của lịch sử, của xã hội. Bởi lẽ,
con người là cá thể có tính loài mang tính xã hội. Người ta không thể sống
tách khỏi cộng đồng của mình. Sự tác động qua lại giữa con người với con
người trong quá trình giao tiếp lao động, sự tác động của thế giới tự nhiên
lên con người, và sự tác động trở lại của con người với thế giới tự nhiên...
đều để lại dấu ấn ở tâm lý. Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà
còn là chủ thể sáng tạo làm nên lịch sử, nên tâm lý con người là sản phẩm lịch
sử xã hội.
Hơn nữa, tâm lý không dừng lại ở tâm lý cá nhân đơn lẻ mà nói tới
tâm lý người ta thường nhắc đến tâm lý của nhóm người. Nó không chỉ
phản ánh trạng thái tinh thần của một nhóm người trong xã hội mà còn tác
động đến toàn xã hội, bởi vậy khi nghiên cứu tâm lý, dù là tâm lý cá nhân
cũng không thể bỏ qua khía cạnh xã hội, các yếu tố xã hội.
Chính vì vậy, tâm lý xã hội là: "Toàn bộ tình cảm, ý chí, tâm trạng,
thói quen... thể hiện trong tâm lý của các nhóm xã hội, các giai cấp, các dân
tộc, nhân dân các nước do có chung những điều kiện kinh tế - xã hội trong
đời sống của họ" [71, tr. 518].


15

Hiện nay, ở Việt Nam khái niệm tâm lý xã hội được hiểu một cách
chung nhất: "Bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán...
của con người, của một bộ phận xã hội, hoặc của toàn xã hội hình thành
dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời
sống đó" [23, tr. 569].
Như vậy, tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức xã hội, biểu hiện
một cách tập trung nhất ý thức đời thường của con người. Nó phản ánh một
cách trực tiếp điều kiện sống, hoàn cảnh sống và môi trường sống của con
người, thông qua lăng kính chủ quan của cá nhân. Vì vậy, tâm lý xã hội

phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp, phong phú và sinh động. Qua đó
nó cũng phản ánh trình độ sản xuất, trình độ văn minh của thời đại, truyền
thống văn hóa, cũng như rất nhiều các quan hệ khác của con người. Tâm lý
xã hội với tính cách là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã
hội và do tồn tại xã hội qui định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì tất yếu dẫn
đến sự thay đổi của ý thức xã hội, trong đó có tâm lý xã hội.
Sự phản ánh của tâm lý xã hội đối với tồn tại xã hội là sự phản ánh
đặc thù, một mặt nó thể hiện tính năng động của ý thức, một mặt nó thể
hiện sự bảo thủ của những thói quen, phong tục tập quán truyền thống, vì
vậy không phải lúc nào tâm lý xã hội cũng là sự phản ánh tích cực, đúng
đắn sự phát triển của tồn tại xã hội. Hơn nữa nó cũng tác động ngược trở lại
tồn tại xã hội, có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của xã hội nói
chung. Cũng chính vì vậy tâm lý có thể trở thành một sức mạnh, một lực
lượng vật chất đúng như Lênin đã từng nói: Sức mạnh của tập quán, thói
quen, của hàng chục triệu người là sức mạnh ghê gớm nhất.
Trong xã hội có giai cấp, tâm lý xã hội cũng có tính giai cấp. Trong
một xã hội, với cùng một điều kiện địa lý, lịch sử, thể chế chính trị và các
phương thức sống, truyền thống dân tộc thì người ta có những đặc trưng
tâm lý dân tộc giống nhau. Đương nhiên, bên cạnh những nét giống nhau


16

ấy cũng tồn tại những đặc trưng tâm lý khác nhau, thậm chí đối lập nhau
mang tính giai cấp sâu sắc. Trong xã hội cũ, giai cấp thống trị luôn tìm mọi
cách tác động vào tâm lý nhân dân, nhằm hình thành những tập quán, thói
quen... có lợi cho sự áp bức nô dịch của chúng. Ngược lại, dưới chế độ xã
hội mới, cũng thông qua tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, tác
động vào đông đảo quần chúng nhân dân để hình thành nên những thói
quen, phong tục, tập quán mang những yếu tố tiến bộ.

Tâm lý xã hội hình thành tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của
những điều kiện sống, làm việc hàng ngày của con người. Xét về cấp độ
của ý thức, nó là dạng ý thức ở cấp độ thấp. Nó phản ánh và chịu sự tác
động của tồn tại xã hội một cách sinh động, phong phú. Đồng thời, nó cũng
tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức
xã hội (trong đó có tâm lý) sớm muộn cũng thay đổi theo. Hơn thế tâm lý
xã hội còn tác động đến nhiều lĩnh vực khác trong ý thức xã hội làm thúc
đẩy hay cản trở sự phát triển của xã hội. Tâm lý xã hội luôn là vấn đề được
sự chú ý của mọi xã hội.
Tâm lý xã hội nông dân là một hiện tượng ý thức xã hội của một
tầng lớp người trong xã hội là giai cấp nông dân. Tâm lý nông dân được
hình thành trong quá trình sống, lao động, làm việc và quan hệ tác động lẫn
nhau của những người nông dân. Tâm lý nông dân phản ánh tâm lý chung
của dân tộc. Ngoài cái chung ra, tâm lý nông dân còn thể hiện được nét đặc
thù, hoàn cảnh đặc biệt riêng của giai cấp mình.
Tâm lý xã hội nông dân không phải là con số cộng giản đơn tâm lý
từng nông dân mà là sự chưng cất những nét tâm lý đặc trưng nhất của giai
tầng này phản ánh điều kiện sống, hoàn cảnh, phương thức sống của người
nông dân qua nhiều thế hệ. Thực tế cho thấy, con người không thể sống
tách rời với cộng đồng xã hội. Bản thân cá nhân người nông dân bao giờ cũng
sống gắn bó với cộng đồng, với một nhóm xã hội cụ thể là những người


17

nông dân, lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp. Vì vậy nói tới tâm lý
nông dân, thực chất là nói tới tâm lý xã hội nông dân. Từ đó có thể cho
rằng: tâm lý nông dân là các hiện tượng ý thức như tình cảm, tâm trạng, ước
muốn, thói quen, tập quán, động cơ, thái độ, hứng thú, sở thích, nhu cầu,
xu hướng... của tầng lớp nông dân, được hình thành dưới ảnh hưởng trực

tiếp của đời sống hàng ngày của họ và chi phối thái độ, hành vi, cách ứng
xử của họ.
Ở Việt Nam, do hệ tư tưởng tác động ở mỗi vùng, miền có những
nét khác nhau nên tâm lý nông dân ở các vùng, miền khác nhau, ít nhiều
cũng khác nhau. Khu vực miền Bắc Việt Nam là nơi có lịch sử phát triển
lâu dài và là nơi tập trung đông nông dân nhất. Tâm lý nông dân miền Bắc
Việt Nam nảy sinh và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài ấy. Nó phản
ánh hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của bộ phận nông dân ở khu vực miền
Bắc Việt Nam. Như vậy, tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam thực chất là
các hiện tượng ý thức như tình cảm, tâm trạng, ước muốn, thói quen, tập
quán, hứng thú, sở thích, nhu cầu... của bộ phận nông dân ở khu vực miền
Bắc Việt Nam, được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống
hàng ngày của họ và chi phối hành vi, cách ứng xử của họ.
Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam trước hết thể hiện tâm lý của
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nông dân Việt Nam nói chung, sau
nữa nó thể hiện nét đặc thù của nhóm xã hội đặc thù là nông dân miền Bắc
Việt Nam trong nền kinh tế thuần nông cổ truyền Bắc Bộ. Điều đó tạo nên
nét khu biệt để tâm lý của họ phân biệt với tâm lý của các bộ phận cộng
đồng dân cư khác như: công nhân, tư sản, địa chủ, trí thức... Tính đặc thù
ấy được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là điều kiện
lao động, phương thức sống; người nông dân tác động vào tự nhiên để lao
động chăn nuôi và trồng trọt, làm ra sản phẩm nông nghiệp nuôi sống bản


18

thân, gia đình, đồng thời họ tác động lẫn nhau hình thành nên các quan hệ
xã hội, tạo nên tâm lý của chính mình.
Việc nghiên cứu tâm lý nông dân Việt Nam, đặc biệt tâm lý nông
dân miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay là việc làm

cần thiết. Trong lý luận cách mạng vô sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, đặc biệt đề cao sức mạnh của nông dân, coi nông dân là lực
lượng chủ yếu và cũng là đối tượng phục vụ chủ yếu của cách mạng vô sản.
Cách mạng vô sản nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc cho người lao
động, trong đó có là nông dân.
Việt Nam là một quốc gia sản xuất nông nghiệp chiếm địa vị chủ yếu
và nông dân chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư (sau Cách mạng tháng Tám, trên
90% dân số Việt Nam là nông dân). Do vậy không giải quyết đúng đắn hợp lý
vấn đề nông dân không thể tiến hành thắng lợi cách mạng ở Việt Nam. Thực
tiễn cách mạng Việt Nam mấy chục năm qua đã cho thấy, khi nào cách mạng
tập hợp được sức mạnh của nông dân thì khi ấy cách mạng thành công.
Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy khi nào chính quyền thực sự chú ý tới vai trò
của lực lượng, coi nông dân là người bạn đồng minh, là một trong những
đối tượng để quan tâm thì chính trị ổn định, xã hội phồn vinh. Và việc
quan tâm đến vấn đề nông dân không thể bỏ qua việc nghiên cứu tâm lý
nông dân.
Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam hiện nay đã có một bước biến
đổi so với tâm lý nông dân truyền thống. Điều đó là tất yếu do các điều
kiện sống, lao động của nông dân miền Bắc hiện nay đã thay đổi. Sự thay
đổi của tâm lý diễn ra như một quá trình hết sức phức tạp, không song
hành, trùng khớp với những thay đổi tương ứng về truyền thống về kinh tế
- xã hội, về chính trị văn hóa. Hơn nữa tâm lý nông dân miền Bắc Việt
Nam bên cạnh việc tuân theo những quy luật chung cũng còn có những qui


19

luật vận động riêng đặc thù của nó. Nghiên cứu tâm lý nông dân miền Bắc
Việt Nam hiện nay không thể không bắt đầu từ việc nghiên cứu tâm lý
nông dân miền Bắc Việt Nam trong lịch sử. Và nền tảng, nội dung của tâm

lý truyền thống của nông dân cũng không phải từ đâu khác mà từ chính
những điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của người
nông dân miền Bắc Việt Nam trong lịch sử.
1.1.2. Những nhân tố tác động hình thành tâm lý truyền thống
của nông dân miền Bắc Việt Nam
Nói đến tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam trong lịch sử là nói
đến nếp sống, nếp nghĩ, cách ứng xử có tính ổn định tương đối xuyên suốt
lịch sử của cộng đồng dân cư nông dân ở nông thôn miền Bắc Việt Nam. Nó
phản ánh điều kiện sống, sinh hoạt, truyền thống lịch sử, văn hóa... của người
nông dân miền Bắc qua các thời kỳ lịch sử. Nó được kế thừa, vun đắp từ
đời này qua đời khác. Và nói đến tâm lý xã hội nông dân miền Bắc Việt Nam
trong lịch sử cũng chính là nói tới tâm lý nông dân Việt Nam truyền thống.
Đời sống tinh thần, ý thức con người nói chung cũng như tâm lý
con người nói riêng không phải là sản phẩm của ý muốn chủ quan của con
người mà là sản phẩm xã hội - lịch sử. Suy cho cùng, nó không được hình
thành bởi ý muốn chủ quan của cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà bị
qui định bởi các điều kiện khách quan. Nói cách khác, nó chịu tác động,
ảnh hưởng của các điều kiện sống, lao động sinh hoạt "vật chất" của xã hội.
Mác, Ăngghen đã viết: "Chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật
chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực
đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phải ý thức
quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức" [40, tr. 38]. Ở
chỗ khác, một lần nữa Mác - Ăngghen lại nhấn mạnh: "Không phải ý thức
của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết


20

định ý thức của họ [44, tr. 15]. Nghiên cứu tâm lý nông dân truyền thống
phải bắt đầu từ việc khảo sát những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và

lịch sử của xã hội Việt Nam truyền thống. Nét đặc thù của người nông dân
Việt Nam nói chung và nông dân miền Bắc Việt Nam nói riêng là đã trải
qua một xã hội nông nghiệp lạc hậu, có điều kiện tự nhiên ảnh hưởng và tác
động rất lớn tới sản xuất, sinh hoạt của con người.
Các điều kiện nói trên không chỉ tác động đến yếu tố tâm lý của con
người mà còn là cơ sở "vật chất" để hình thành nên chính tâm lý cộng đồng
đó. Vì vậy mà ở trong cùng một quốc gia, có những vùng khác nhau, những
giai tầng khác nhau, ở những nhóm người khác nhau có những đặc trưng
tâm lý chung, song cũng có nét tâm lý mang tính đặc thù. Điều đó dẫn đến
một thực tế tâm lý người nông dân khác tâm lý người tiểu thương, Đặc
trưng tâm lý của nông dân trong lịch sử có nét khác với tâm lý nông dân
trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nắng
lắm, mưa nhiều, Việt Nam là một quốc gia có hệ thống sông ngòi, kênh rạch
dày đặc, đất đai và hệ động thực vật phong phú. Cư dân nông nghiệp sống tập
trung ở hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu long, đất đai phì nhiêu màu mỡ, phù hợp với phát triển kinh tế
nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nước. Song nước ta có khí hậu rất khắc
nghiệt, là nơi có lượng mưa hàng năm tương đối lớn lại phân bổ không đều
theo các mùa trong năm. Vì vậy từ bao đời nay, việc trị thủy luôn là việc
quan trọng của nhà nông và của cả quốc gia. Trong dân gian, "giặc thủy"
luôn được xếp là nạn lớn số một. Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh chính là kết
quả của sự nhân cách hóa, hình tượng hóa công việc trị thủy vô cùng khắc
nghiệt, một mất một còn đó của con người Việt Nam, nông dân Việt Nam.


21

Thực tế nói trên đặt ra cho cuộc sống người nông dân Việt Nam bao
nỗi vất vả (nắng hạn, mưa ngâu, gió Bắc, gió Lào, hạn hán, lũ lụt...). Người

nông dân quanh năm cặm cụi với thửa ruộng, mảnh vườn. Và nỗi vất vả
nhọc nhằn cũng theo sát họ như được "di truyền" từ đời này sang đời khác,
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thậm chí nó đi vào ca dao, khắc vào nỗi
nhớ của mỗi người nông dân Việt Nam [81; 16].
Đặc biệt, điều kiện tự nhiên ở vùng Bắc Bộ lại càng khắc nghiệt.
Đó là cơ sở hình thành ở người nông dân miền Bắc thói quen lao động cần
cù, chịu khó, căn cơ, tiết kiệm phòng lúc "tháng ba, ngày tám". Đây cũng là
điểm khác biệt so với người nông dân Nam Bộ. Lao động và sinh sống
trong một môi trường tự nhiên thực là ưu đãi, nhìn chung là mưa thuận, gió
hòa, người nông dân Nam Bộ không phải lo đắp đê chống lũ lụt, đào
mương chống hạn... Hạt lúa, củ khoai họ làm ra cũng dễ dàng hơn, mất ít
công sức hơn so với người nông dân Bắc Bộ. Vì vậy, họ có thói quen
phóng túng, giản đơn, hầu như không quan tâm tới việc "tích cốc phòng cơ,
tích y phòng hàn". Và họ cũng không cố thủ "bám làng" như người nông
dân Bắc Bộ.
Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia có vị trí nằm ở khu vực ngã ba
Đông Nam Á, từ đây có thể mở rộng giao lưu với nhiều nơi trong khu vực.
Đó là một thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, đặc điểm đó cũng đặt ra cho
Việt Nam nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ láng giềng, đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền. Nói đến lịch sử Việt Nam là nói đến lịch
sử chống giặc ngoại xâm. Quá trình dựng nước, đắp đê, ngăn sông, lấn
biển, trị thủy luôn được tiến hành song song đồng thời với quá trình giữ
nước, bảo vệ nước.
Thiên tai và giặc ngoại xâm là hai kẻ thù luôn rình rập, giáng tai
họa xuống đầu người dân Việt Nam, làm cho nỗi vất vả, đau thương và mất


22

mát của nhân dân, trước hết là nông dân bị nhân lên gấp bội. Trong lịch sử,

người nông dân Việt Nam ngoài việc cặm cụi với ruộng đồng, chống lại sự
khắc nghiệt của thiên nhiên, còn phải lo đi phu, đi lính. Đàn ông xông pha
nơi biên ải, nơi trận mạc. Đàn bà, trẻ nhỏ, người già ở lại vừa lo rào làng
đánh giặc, vừa lo xây dựng hậu phương vững chắc. Nét đặc trưng nổi bật
của lịch sử Việt Nam chính là lịch sử chống giặc ngoại xâm, với những
chiến thắng oanh liệt lưu danh cùng sử sách như Bạch Đằng, Chi Lăng,
Đống Đa, Điện Biên Phủ... Truyền thống yêu nước, đoàn kết, chống giặc
ngoại xâm, làm nên những chiến thắng lừng lẫy - đó là những nét nổi bật
của người Việt Nam nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng. Đặc
điểm ấy là những nhân tố quan trọng hình thành và củng cố phong cách tư
duy, lối ứng xử cũng như tâm lý, tính cách người nông dân Việt Nam.
Nếu như các yếu tố tự nhiên, thiên tai, địch họa tác động vừa gián
tiếp, vừa trực tiếp lên các đặc điểm tâm lý của người nông dân thì nền kinh
tế ở đây vừa là kết quả tự nhiên của các yếu tố đó, vừa là nhân tố gây ảnh
hưởng lớn đến diễn biến tâm lý của người nông dân qua các thời kỳ lịch sử.
Tâm lý người nông dân thể hiện rất rõ nét ý thức đời thường của họ. Nó
không phải là những ý muốn chủ quan, vô căn cứ và suy cho cùng nó chịu
sự tác động quyết định của các điều kiện kinh tế- xã hội.
Vì vậy, xem xét cơ sở hình thành tâm lý truyền thống của nông dân
phải xuất phát từ cơ sở, điều kiện kinh tế của chính người nông dân. Việc
phân tích cơ cấu kinh tế, nền tảng kinh tế của người nông dân chính là để
góp phần tìm hiểu nét đặc thù của tâm lý nông dân trong xã hội.
Đặc trưng của nền kinh tế trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay
chủ yếu vẫn là nền kinh tế tiểu nông, kinh tế sản xuất nhỏ. Ở đó người nông
dân trực tiếp thâm canh trên mảnh ruộng của mình. Người nông dân Việt
Nam có những nét khác biệt so với người nông dân ở một số nước. Nếu


23


người nông dân Nga có tính hai mặt, một mặt là người sản xuất, mặt khác
là người tiểu thương buôn bán thì người nông dân Việt Nam chỉ là người
làm nghề nông thuần túy, chủ yếu sống tự cấp tự túc bằng những sản phẩm
do mình làm ra. So với người nông dân Việt Nam, người nông dân Nga
thường có nhiều ruộng đất, họ làm ra nhiều sản phẩm và đem sản phẩm của
mình đi trao đổi, buôn bán trên thị trường. Họ là người nông dân sản xuất
hàng hóa. Trái lại, người nông dân Việt Nam hầu hết là những người nông
dân nghèo có ít đất đai để canh tác, sản phẩm làm ra không nhiều, chỉ vừa
đủ cho một cuộc sống tằn tiện, "ăn bữa nay, lo bữa mai". Về cơ bản, họ
chưa phải là nông dân sản xuất hàng hóa.
Theo kết quả điều tra được tiến hành vào thời kỳ cải cách ruộng đất,
trong 39 xã, 31 thôn ở miền Bắc hồi đó thì: trung nông chiếm 32,9%; bần
nông 33,4%; cố nông 20,6%. Đất đai ở nông thôn phân tán vụn vặt, các địa
chủ hay phú nông ở Việt Nam diện tích ruộng đất cũng không nhiều, sự khác
biệt về kinh tế ở các hộ không lớn. Đúng như tác giả Trần Từ nhận xét:
"Người nông dân sống trong làng xã xưa không hề có sự phân biệt các
thành phần xã hội một cách rành rọt như các biểu thống kê thời nay" [70, tr.
25].
Với đặc trưng kết cấu xã hội như vậy, một chế độ tư hữu nhỏ về
ruộng đất, gia đình là đơn vị kinh tế chủ yếu, sản xuất mang tính manh
mún, thì sản xuất không thể mang tính xã hội hóa cao. Trải qua những bước
thăng trầm của lịch sử, nền kinh tế vẫn là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc
hậu, ít giao lưu, thông thường, ít thay đổi, đều đều, khép kín. Nhận xét sau
đây là xác đáng: "Từng làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc
Bộ, có thể nói là một "biển" tiểu nông tư hữu, trong đó từng hộ nông dân tự
do, dù thuộc thành phần xã hội nào hay giai cấp nào vẫn là một tế bào kinh
tế độc lập, với lý tưởng vươn lên riêng rẽ của nó. Vươn lên về mặt kinh tế,


24


vươn lên về mặt gia bản: có chút ít riêng tư, một mảnh thổ cư, một ngôi
nhà; những hộ khá vươn lên để mở thêm gia bản, thêm ruộng đất, nhà ngói
cây mít, vươn lên cả về mặt xã hội" [70, tr. 29].
Nền kinh tế kiểu gia đình tiểu nông độc lập, riêng rẽ, manh mún, lạc
hậu như vậy đã tác động rất lớn đến tâm lý của người nông dân, làm cho
tâm lý của họ mang nét đặc thù khác tâm lý của người buôn bán, khác với
tâm lý của tầng lớp trên. Cùng với những đặc điểm về kinh tế, các yếu tố
chính trị, xã hội, văn hóa, đặc biệt hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương
đến các làng xã cũng tác động không nhỏ đến việc hình thành tâm lý nông
dân. Nói cách khác, tâm lý nông dân không chỉ bị chi phối bởi thực trạng,
trình độ kinh tế, điều kiện sống, sinh hoạt của họ, mà nó còn phản ánh một
cách trực tiếp hay gián tiếp cả thượng tầng kiến trúc xã hội cũng như trình
độ văn hóa, truyền thống văn hóa của họ.
Trên thực tế, nông dân Việt Nam đã trải qua chế độ phong kiến bắc
thuộc kéo dài hàng ngàn năm, chế độ thực dân (cả kiểu cũ và kiểu mới) hơn
một trăm năm. Mỗi một thời kỳ với mỗi thể chế chính trị lại tác động vào
tâm lý nông dân một cách khác nhau, để lại những dấu ấn tâm lý khác
nhau. Đặc biệt thể chế chính trị là tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến
Trung ương tập quyền để lại dấu ấn tâm lý nổi bật nhất. Thời kỳ phong
kiến Bắc thuộc kéo dài hàng ngàn năm đã để lại cho người Việt Nam, nông
dân Việt Nam nhiều nỗi thống khổ không sao kể xiết. Chính quyền đô hộ
chỉ lo chèn ép bóc lột, vơ vét của dân, không lo tổ chức sản xuất, trị thủy
ngăn sông, lấn biển mở rộng đất đai sản xuất. Với tính chất là kẻ đi xâm
lược, chính quyền phương Bắc thực sự muốn đồng hóa nhân dân ta nhưng
chúng phải bất lực trước ý chí của dân tộc Việt Nam - một dân tộc nhỏ bé
nhưng gan dạ, kiên cường. Suốt mấy ngàn năm lịch sử trải bao triều đại,
chiến lược đồng hóa văn hóa của người phương Bắc đã thất bại, người dân



25

Việt Nam vẫn bảo tồn được những truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Mặc dù trong các thời kỳ thực dân xâm lược, nông dân phải chịu đói khổ
lầm than, đói rét, dốt nát, giặc ngoại xâm cùng một lúc hoành hành, song
với tinh thần yêu nước tự lực tự cường dân tộc, nông dân Việt Nam vẫn
không ngừng nổi dậy, cùng các giai cấp khác, chống giặc ngoại xâm để
giành lấy và bảo vệ độc lập dân tộc.
Thể chế chính trị tác động mạnh mẽ tới đặc điểm tâm lý nông dân
chính là Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Thời kỳ
này kéo dài cả ngàn năm, các thế hệ người nông dân đã chấp nhận khép
mình theo một trật tự nhất định. Hơn nữa, chính ở thời kỳ này, người nông
dân có một vị trí xã hội nhất định trong bảng trật tự giai tầng xã hội: "Sĩ,
nông, công, thương". Vị trí, địa vị người nông dân chỉ đứng sau tầng lớp trí
thức trong xã hội, đó là "kẻ sĩ". Thậm chí, trong những bối cảnh nhất định,
người nông dân không hề mặc cảm về địa vị xã hội của mình, còn chế giễu
kẻ sĩ rằng: "Nhất sĩ, nhì nông. Bao giờ hết gạo chạy rông lại nhất nông nhì
sĩ".
Trong xã hội phong kiến, người nông dân chấp nhận các thể chế
chính trị của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và luôn cố gắng để
vươn lên trong cái trật tự ấy. Dù đã là dân của một nước phong kiến độc lập
nhưng với chế độ tư hữu ruộng đất manh mún ấy, lại chịu rất nhiều thứ
thuế của nhà nước phong kiến quan liêu, đời sống của người nông dân luôn
trong tình trạng nghèo khổ, bấp bênh. Ước nguyện làm giàu của họ cũng
chỉ mơ đến "nhà ngói cây mít" là cùng. Họ tư duy, họ sáng tạo, họ mơ ước,
họ hy vọng cũng chỉ nằm trong cái khung hạn hẹp ấy. Muốn thay đổi điều
kiện kinh tế, địa vị xã hội của mình, có lẽ, con đường duy nhất đối với họ là
đi học, đi thi, đỗ đạt để làm quan. Vì vậy nhìn chung họ có thói quen
"phòng thủ", luôn cố gắng để giữ gìn, co kéo cái đã có, duy trì trạng thái ổn
định ít có những thay đổi lớn. Người nông dân chỉ thực sự muốn có sự đảo



26

lộn khi trật tự cũ không thể duy trì được nữa. Chẳng hạn như: khi đất nước
có giặc ngoại xâm thì người nông dân tự nguyện rời bỏ mái nhà, thửa ruộng
của mình để ra đi đánh giặc cứu nhà, cứu nước.
Người nông dân Việt Nam trong lịch sử hầu hết là chăm chỉ làm ăn,
lo toan, chịu khó, ít quan tâm đến chính trị (mặc dù thể chế chính trị tác
động mạnh đến họ). Vấn đề chi phối họ, cuốn hút họ là làm thế nào có đủ
ruộng đất, mưa thuận, gió hòa để sản xuất được mùa, có được cuộc sống
ấm no ngay trên mảnh ruộng của chính họ. Khi không có điều ấy, họ cũng
có thể bất chấp tất cả, bởi khi ấy họ không có gì để mất.
Trong xã hội phong kiến, nhà nước phong kiến đã duy trì trật tự xã
hội đẳng cấp đến mọi người dân trong xã hội. Thể chế đó là hệ thống luật
pháp, chiếu chỉ, sắc lệnh của vua ban đến tận xóm thôn, gia đình. Cùng với
hệ thống luật pháp, khen thưởng, trừng phạt, các quan niệm về đạo đức
phong kiến, các nhà trường phong kiến cũng giáo dục con người ta về trật
tự đẳng cấp xã hội. Người nông dân Việt Nam có thể cả đời không ra khỏi
lũy tre làng, không biết đọc, biết viết, không một ngày tới trường nhưng họ
vẫn có thể thuộc đạo "Luân - Thường", "đạo tam tòng, tứ đức" do nhà nước
phong kiến qui định. Trật tự xã hội ấy làm cho người nông dân vốn thích
ổn định lại thêm nhẫn nhục, chịu đựng, yên phận, yên vị, tự hài lòng với
chính bản thân mình...
Trên đây chỉ là vài nét đặc điểm của tình hình kinh tế - xã hội, điều
kiện sống lao động, sinh hoạt, thể chế chính trị xã hội Việt Nam trong lịch
sử. Dù chỉ là mấy nét sơ thảo nhưng nó lại là những nét cơ bản nhất, tác
động đến tận hang cùng, ngõ hẻm, đến từng hộ nông dân. Điều đó ít hay
nhiều, nông hay sâu, đậm hay nhạt cũng đều tác động và để lại dấu ấn trong
tâm lý người nông dân. Cũng giống như truyền thống văn hóa ngày được

bồi đắp thêm, tâm lý xã hội của người nông dân Việt Nam cũng ngày một
đậm nét.


27

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mang
bản sắc dân tộc rất độc đáo. Niềm tự hào của cha ông ta không phải là
không có căn cứ. Nhà sử học Trần Quốc Vượng, trong sách "Cơ sở văn hóa
Việt Nam", đã viết: "Thời tiền sử, trên dải đất Việt Nam ngày nay có ba
nền văn hóa, hoặc phức hợp hệ văn hóa: phức hợp hệ văn hóa Bàn Khan Sa Huỳnh, phức hợp hệ văn hóa Phùng Nguyên - Đông Sơn; phức hợp hệ
văn hóa Đồng Nai là 3 đỉnh cao văn hóa Đông Nam Á" [82, tr. 83].
Vào thiên niên kỷ thứ nhất, nền văn hóa Việt cổ ban đầu chịu những
thử thách khắc nghiệt do bị đế quốc phương Bắc đô hộ có sự tiếp xúc
cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt Hán và nền văn hóa Ấn Độ. Việt Nam
đã du nhập nhiều trào lưu tư tưởng phương Đông đương thời, trong đó sâu
sắc và ấn tượng hơn cả là ba học thuyết Nho giáo - Phật giáo và Đạo giáo.
Người dân Việt nói chung (trong đó chủ yếu là nông dân) vừa đấu tranh để
giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu giá trị văn hóa từ bên ngoài. Theo PGS.
Nguyễn Bằng Tường thì người nông dân Việt Nam, trong quá trình vật lộn
với cuộc sống, luôn biết bảo tồn những truyền thống văn hóa của chính
mình, vừa biết tiếp nhận những luồng văn hóa bên ngoài. Nhờ quá trình
tiếp biến ấy họ đã lựa chọn được những cái cần cho mình, làm giàu cho đời
sống tinh thần của mình [67, tr. 50].
Cuối thế kỷ thứ X, Việt Nam giành được độc lập, Nhà nước phong
kiến Việt Nam đã chủ động tiếp thu kế thừa nhiều tư tưởng từ hệ thống lý
thuyết Nho - Phật - Lão trong quá trình xây dựng và củng cố nhà nước của
mình. Nếu trước đây những hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão đã đi vào đời
sống nơi thôn dã, người dân Việt đã tiếp thu những nét tương đồng trong tư
tưởng của các học thuyết này, đưa nó vào đời sống một cách tự phát, rời

rạc, thì ở giai đoạn này, sự ảnh hưởng đó lại diễn ra một cách tự giác hơn,
hệ thống hơn, sâu sắc hơn thông qua hệ thống tổ chức nhà nước. Chính vì
vậy nhiều tư tưởng của hệ thống Nho - Phật - Lão thấm sâu vào đời sống


28

của người nông dân. Với bản tính khoan dung, nhân ái, yêu điều thiện, ghét
điều ác, người Việt dễ dàng tiếp nhận tư tưởng "luân hồi nghiệp báo", luật
nhân quả của nhà Phật để không ngừng trau dồi cái tâm thiện, dạy bảo con
cháu chăm làm việc thiện, tránh xa cái ác. Lối ứng xử của con người ở kiếp
này sẽ có báo đáp ở kiếp sau, câu căn dặn cửa miệng là: "Đời cha ăn mặn,
đời con khát nước", hay "ác giả, ác báo"... luôn là lời răn cho các thế hệ
người Việt phương châm ứng xử ở đời. Bên cạnh đó, các chuẩn mực đạo
đức của Nho giáo như: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" hay "phụ từ, tử hiếu", "vua
sáng, tôi trung"... cũng góp phần củng cố những phong tục, tập quán, lối
ứng xử của người nông dân hướng họ đi vào trật tự quĩ đạo của xã hội
phong kiến. Những tư tưởng "vô vi" của Đạo gia lại giúp cho người ta một
phương châm ứng xử đặc biệt, phòng khi sa cơ, lỡ bước, khi bế tắc trong
đời sống thực. Đó là xét văn hóa Việt Nam, đối với con người Việt Nam
trên khía cạnh chung nhất. Song nét văn hóa có tính đặc thù, ảnh hưởng
trực tiếp, sâu sắc tới người nông dân phải kể đến là văn hóa làng. Bởi lẽ,
làng cổ truyền là nét đặc thù trong tổ chức hành chính Việt Nam, mặt khác
"làng" là địa bàn cư trú đặc trưng của người nông dân Việt Nam.
Làng cổ truyền Việt Nam có nhiều nét đặc thù. Nó là một đơn vị
hành chính ở địa phương nhưng lại khá độc lập như một "pháo đài" kiên
cố. Làng được hình thành thường bắt đầu từ một vài dòng họ ban đầu, rồi
họ sinh con đẻ cháu ngày một đông đúc, vì vậy làng gắn với dòng họ. Như
vậy, kết cấu làng là gắn bó chặt chẽ, có sự cố kết tự nhiên. Trong làng,
người có uy tín thường là "lão làng" và các trưởng tộc. Các làng thường có

"Thành Hoàng" riêng, có miếu, có chùa, có đình riêng. Cái riêng của làng
được duy trì bởi tất cả thành viên trong làng và truyền từ đời này qua đời
khác thành "lệ làng", sau này là "hương ước". Nói: "Phép vua thua lệ làng" là
muốn khẳng định sức mạnh, nét đặc thù của văn hóa làng Việt Nam. Lệ
làng đã trở thành những tiêu chuẩn qui định hành vi con người và là thước


29

đo phẩm giá của mỗi thành viên trong cộng đồng. Có thể nói chính "lệ làng"
định hướng cho hành động của các thành viên sống trong làng, còn dư luận
là những "lính canh" để điều chỉnh người ta. Dư luận khen những người
sống trung thành với phong tục, tập quán (dù là phong tục tập quán lạc
hậu), dư luận đồng tình với những gì đã được lịch sử chấp nhận. Dư luận
làng xã thường lên án những người vi phạm tập tục, lề thói (dù lề thói ấy
đáng được vứt bỏ).
Dư luận có thể nâng cao người lên song cũng có thể dìm người ta
xuống bùn, buộc người ta phải tìm tới cái chết, hoặc nếu muốn sống thì
phải trở thành kẻ tha phương cầu thực, rời bỏ khỏi làng. Lệ làng và dư luận
là những nhân tố quan trọng, có tác động mạnh mẽ, điều chỉnh, định
hướng, uốn nắn hành vi, ý thức của người ta.
Mác, Ăngghen đã từng chỉ rõ: ý thức của người ta, tâm lý, tư tưởng
của con người phản ánh tồn tại xã hội, song, nó cũng có tính độc lập tương
đối. Điều đó thể hiện tính phức tạp, tinh tế, linh hoạt của ý thức con người.
Tất cả những yếu tố nêu trên là những cơ sở để hình thành tâm lý xã hội
nông dân Việt Nam. Đó cũng là những nhân tố cơ bản để nuôi dưỡng điều
chỉnh những nét tâm lý cơ bản đặc trưng tạo nên những đặc điểm tâm lý
truyền thống - góp phần khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của con người
Việt Nam.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên vừa ưu đãi, vừa khắc nghiệt, nền kinh tế

tiểu nông, sản xuất nhỏ manh mún, phân tán, kỹ thuật thủ công, lạc hậu,
chế độ phong kiến Bắc thuộc kéo dài hàng ngàn năm với thể chế chính trị
là bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, truyền thống dựng
nước và giữ nước, cùng truyền thống văn hóa lâu dài của dân tộc Việt... đã
hợp lại thành một hệ các nhân tố tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần
của người nông dân Việt Nam. Đó thực sự là những cơ sở khách quan làm


×