Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

DỊCH vụ hệ SINH THÁI DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.57 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
Tên đề tài: “Đánh giá vai trò của dịch vụ hệ sinh thái tới sinh kế của
người dân vườn quốc gia Xuân Thủy và hướng tới sử dụng dịch vụ hệ
sinh thái bền vững”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Mai
Sinh viên thực hiện : Tạ Thị Diệu Linh
Lớp
: K24A- Khoa học môi trường

Hà Nội, 12/2016


Đặt vấn đề
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh
vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh), trong đó các sinh vật tác động qua lại với
nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hóa. Con người
là một thành phần trong hệ sinh thái. Như những sinh vật khác, con người sống phụ thuộc
và tác động qua lại với các sinh vật khác trong hệ sinh thái để duy trì và phát triển.
Những sản phẩm như: lúa, gạo, thịt, cá, gỗ, củi,… đều là các dịch vụ hệ sinh thái. Hiện
nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các hệ sinh thái biển và trên cạn
đang bị suy thoái nghiêm trọng. theo báo cáo của TEEB năm 2008, 2010 đã cung cấp
bằng chứng về thiệt hại đáng kể đến kinh tế toàn cầu do những tổn thất của đa dạng sinh
học và suy thoái các hệ sinh thái, ước tính này thiệt hại 2-4,5 nghìn tỷ USD mỗi năm


(Pvan Sukhdev, 2008). Theo đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ thì trên 60% hệ sinh thái
toàn cầu đang được sử dụng không bền vững.
Vườn quốc gia Xuân Thủy (VQG XT) là một hệ sinh thái mang lại nhiều lợi ích và
làm phát triển sinh kế cho người dân quanh vùng như: thực phẩm, nuôi trồng các loài
thủy hải sản, đất để chăn thả gia súc,… Tuy nhiên, hiện nay các lợi ích thu được từ Vườn
giảm đi đáng kể do việc khai thác quá mức nguồn thủy sản, hoạt động phá rừng ngập
mặn làm chỗ nuôi trồng thủy sản, chất thải ô nhiễm từ các đầm nuôi tôm và khu dân cư.
Trong vòng 12 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn trưởng thành đã bị suy giảm
70%. Hệ sinh thái của Vườn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng về cả diện tích và chất
lượng. Chính vì vậy em thực hiện đề tài: “Đánh giá vai trò của dịch vụ hệ sinh thái tới
sinh kế của người dân vườn quốc gia Xuân Thủy và hướng tới sử dụng dịch vụ hệ
sinh thái bền vững” để tìm hiểu rõ những lợi ích mà hệ sinh thái của Vườn cung cấp cho
người dân khu vực, những tác động của người dân ảnh hưởng tới hệ sinh thái và đưa ra
những đề xuất nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tác động tới hệ sinh thái.


Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Khái niệm dịch vụ hệ sinh thái được biết đến từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ hệ sinh thái theo từng lĩnh vực và
hướng nghiên cứu khác nhau mà họ đưa ra những định nghĩa khác nhau. Một số định
nghĩa về dịch vụ hệ sinh thái như:
- “Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích con người có được từ các hệ sinh thái” (MA
2005d).
- “Dịch vụ hệ sinh thái là sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của các hệ sinh thái để con
người thịnh vượng” (TEEB 2010)
Dịch vụ hệ sinh thái được dùng để chỉ cả các nguồn lợi hữu hình (nước ngọt,
lương thực, vật dụng) và các nguồn lợi vô hình (các giá trị văn hóa, tâm linh). Theo các
tiêu chí khác nhau, các dịch vụ hệ sinh thái được phân chia theo nhiều cách khác nhau
như: cung cấp, điều hòa, văn hóa và hỗ trợ. Trong đó:
- Dịch vụ cung cấp là các sản phẩm được tạo ra hoặc cung cấp bới hệ sinh thái như:

lương thực (vụ mùa, vật nuôi, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản,…); vật liệu (gỗ, vải sợi,
nhiên liệu, củi); nguồn gen; các chất hóa sinh, nước sạch.
- Dịch vụ điều hòa là lợi ích mà con người có được từ sự điều tiết của các quá trình sinh
thái như: điều hòa chất lượng không khí, điều hòa khí hậu (hấp thụ cacbon, bụi, khí thải),
điều tiết xói mòn, lọc nước, điều hòa dịch bệnh, điều hòa dịch hại, thụ phấn, điều hòa các
tai biến thiên nhiên.
- Dịch vụ văn hóa là những lợi ích phi vật chất từ hệ sinh thái như: các giá trị tín ngưỡng
và tôn giáo, hệ thống kiến thức, giá trị giáo dục, nguồn cảm hứng, giá trị thẩm mỹ, mỗi
quan hệ xã hội, giải trí và du lịch.
- Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các dịch vụ hệ sinh
thái khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ những tác động của nó đối
với con người là gián tiếp hoặc là diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Dịch vụ hỗ
trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, sự
cung cấp môi trường sống.
Hiện nay, một số nước trên thế giới sử dụng công cụ kinh tế là chi trả dịch vụ hệ
sinh thái môi trường (Payments for Environment Services – PES) để những người được
hưởng lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ
và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Nhằm mục đích tạo ra một cơ chế tài


chính bền vững cho bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo. Việt
Nam là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng chính sách và áp dụng thí điểm
mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng. Một số văn bản pháp luật đã đề cập đến dịch vụ
hệ sinh thái như Luật Tài nguyên nước (1998), Luật Đất dai (2003), Luật bảo vệ và Phát
triển rừng (2004) và luật Bảo vệ môi trường (2005) đã thừa nhận các nhân tố của dịch vụ
hệ sinh thái mang lại là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ rừng phòng
hộ đầu nguồn và hấp thụ cacbon. Đặc biệt, Luật đa dạng sinh học (2008) quy định “ Tổ
chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm
trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ”. đây là những căn cứ pháp lý quan trọng
cho công tác chi trả dịch vụ hệ sinh thái ở nước ta. Tuy nhiên, giá dịch vụ chi trả còn thấp

nên người dân vẫn còn nhiều hoạt động tác động tới hệ sinh thái để mở rộng các hoạt
động chăn nuôi thủy hải sản, thu hẹp nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã, tăng
nguy cơ biển lấn do phá rừng ngập mặn,... Chính vì vậy cần những các dự án định lượng
những lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn đem, để chi trả mức phí hợp lý
cho những người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái.


Chương 2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những loại dịch vụ hệ sinh thái từ rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân
Thủy
- Nghiên cứu mức độ tác động của người dân tới hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của người dân lên hệ
sinh thái rừng ngập mặn của Vườn
- Đề xuất một số phương án chi trả dịch vụ môi trường để hướng tới sử dụng dịch vụ hệ
sinh thái bền vững.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các dịch vụ từ hệ sinh thái
- Sinh kế của người dân địa phương
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Những loại dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn từ Vườn
- Mức độ tác động của người dân tới hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Một số giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của người dân địa phương lên hệ sinh
thái rừng ngập mặn của Vườn.
- Một số phương án chi trả dịch vụ môi trường để hướng tới sử dụng dịch vụ hệ sinh thái
bền vững.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan tới các dịch vụ hệ sinh thái tại vườn quốc gia
Xuân Thủy và những dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn liên quan.



Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Những loại dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn từ Vườn quốc gia Xuân Thủy
Với diện tích khoảng 2.670 ha, rừng ngập mặn VQG XT được phân bố ở khu vực
Cồn Lu, Cồn Ngạn và Bãi Trong. Trong Vườn có tổng số 14 loài thực vật bậc cao, loài
cây chủ yếu là trang, sú, bần,mắm, ô rô,... Rừng phát triển trên đất phù sa, thường xuyên
bị ngập trong thủy triều. Từ những đặc điểm tự nhiên trên, hệ sinh thái (HST) cung cấp
đầy đủ 4 dịch vụ: cung cấp, điều tiết, văn hóa và hỗ trợ.
3.1.1. Dịch vụ cung cấp
Cung cấp sản phẩm thủy sản
- Với lợi thế là vùng ngập nước có đa dạng các loài thủy sản sinh sống như tôm, cua, cá,
don, ngao các loại, hiện nay tại các xã khu vực vùng đệm VQG XT có từ 1000 – 1500 lao
động tự do đánh bắt thủy hải sản thủ công thuộc diện tích vùng lõi cho thu nhập khoảng
trên dưới 200 ngàn đồng/ ngày. Đối với lao động là nam giới thường sử dụng phương tiện
còng còng thả lưới còn đối với lao động nữ thường làm bằng tay với các dụng cụ thô sơ
(cuốc, thuổng, cào). Sản lượng ngao ở khu vực này được xếp loại hàng đầu cả nước, ổn
định khoảng 12.000 tấn với thu nhập từ 150 đến 200 tỷ đồng/ năm. Nguồn lợi thủy sản
này mang lại thu nhập làm phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Cung cấp bãi trồng rau câu
- Hiện nay, tại các khu vực nuôi trồng quảng canh ở các xã Giao Thiện, Giao An, Giao
Lạc nghề trồng rau câu cũng phát triển khá tốt. trung bình mỗi ngày một người lao động
vớt được 5 -7 tạ rau câu cho các chủ đầm bãi với giá trị ngày công khoảng 200 ngàn
đồng/ người. Hiện nghề trồng rau câu đang phát triển rất tốt, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi
cho các thương lái đưa đi chế biến tại khắp nơi trong cả nước. Mỗi vụ người trồng rau
câu có thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng/ ha.
Cung cấp mật ong
- Với loại cây chủ yếu trong RNM là trang và sú nên hoạt động nuôi ong lấy mật cũng
thu hút nhiều người nuôi ong trong Vườn. Vào tháng 4-5-6 hàng năm, hoa của các cây
trang và sú nở rộ, những nhóm nuôi ong thường đặt ở dưới tán rừng nhằm tránh ánh nắng
mặt trời. Trung bình mỗi hộ đạt sản lượng từ 150-200 kg với thu nhập khoảng 10-15 triệu

đồng/ năm.


3.1.2. Dịch vụ điều tiết
Bảo vệ đê
- Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện
khoa học lâm nghiệp Việt Nam chỉ ra rằng: hằng năm, RNM đã bảo vệ tốt 10,5 km đê
biển ở khu vực VQG XT, do đó giảm các chi phí cho việc sửa chữa và tu bổ đê biển so
với nơi đê biển không có RNM phòng hộ. Với cấu tạo bộ rễ rộng, RNM có khả năng làm
chậm dòng chảy của nước, tăng khả năng lưu trữ và thấm nước của đất làm hạn chế tác
động của mưa bão đến các công trình đê biển.
Giữ đất, chống xói mòn và hạn chế xâm nhập mặn
- Với bộ rễ chằng chịt có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm
tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Chúng vừa có tác dụng ngăn chặn
sức công phá của sóng biển, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng.
- Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn. Nhờ có RNM mà quá trình
xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước dâng lên tràn vào
trong RNM, hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây
hạn chế tốc độ gió.
Điều hòa không khí và hấp thụ khí CO2
- RNM điều hòa khí hậu trong vùng, làm khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và
biên độ nhiệt, giúp hạn chế sự bốc hơi nước vùng đất RNM, giữ ổn định độ mặn lớp đất
mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền. RNM hấp thụ CO 2 thải ra O2 làm không khí
trong lành, giảm hiệu ứng nhà kính. RNM 1 năm tuổi có thể hấp thụ 8 tấn CO 2/ha/ năm
và khả năng hấp thụ khí CO2 tăng theo độ tuổi của rừng. Với diện tích khoảng 2670 ha,
mỗi năm RNM ở VQG XT hấp thu được hơn 950 nghìn tấn CO2
- Với những dòng chất thải từ khu dân cư, đầm nuôi trồng thủy sản, … khi thải ra RNM
được hệ rễ cây chứa nhiều vi sinh vật phân hủy, biến những chất thải đó thành thức ăn
cho hệ sinh vật ở đây, làm sạch nước biển
3.1.3. Dịch vụ văn hóa

Giáo dục
- VQG XT là vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam hiện nay tham gia công ước quốc tế
RAMSAR (công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc
biệt là nơi cư trú của những loài chim nước –Ramsar, Iran, 1971). Với hệ sinh thái độc


đáo và là nơi cư trú của nhiều loài chim di cư về trú rét, có tính đa dạng sinh học cao,
chính vì vậy VQG XT là một trong những địa điểm thích hợp để cung cấp kiến thức phi
chính thức cho học sinh, sinh viên trong và ngoài địa phương. Hàng năm, có hàng chục
đoàn thực tập sinh, nghiên cứu sinh tới VQG XT để nghiên cứu về đặc điểm hệ sinh thái
và tính đa dạng của chúng.
Du lịch sinh thái
- Là hệ sinh thái với môi trường sống đa dạng chính vì vậy các loài động thực vật vô
cùng phong phú. RNM có khoảng 20 loài thực vật, 46 loài cá, 23 loài giáp xác. Ngoài ra,
từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, đây được coi như là “sân ga” của hàng vạn con chim
di cư tránh rét từ phương Bắc về phương Nam. Trong số đó có 9 loài chim quý hiếm có
tên trong sách Đỏ quốc tế như: Cò thìa, Cò lao Ấn Độ, Cò trắng Trung Quốc, Choắt chân
màng lớn, Choắt mỏ thìa, Choắt mỏ vàng, Bồ nông, Mòng bể mỏ ngắn. Hiện tại, có 3
tuyến du lịch sinh thái RNM là: tuyến du thuyền cửa sông (dành cho khách muốn tìm
hiểu khái quát VQG XT trong quỹ thời gian có hạn); Tuyến xem chim (tuyến này dành
cho du khách có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông và chiêm ngưỡng
những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước ở cửa sông ven biển; Tuyến điền
dã (Du khách đi bộ qua các sinh cảnh tự nhiên gồm các cánh rừng và các đầm tôm (mô
hình sinh kế - sinh thái của người dân địa phương). Hoạt động du lịch sinh thái này cũng
góp phần đem lại nguồn thu nhập cho người dân, tuy nhiên không đáng kể.
3.1.4. Dịch vụ hỗ trợ
Nơi ở
- RNM là nơi cung cấp đất cũng như nơi nuôi dưỡng cho nhiều loài tôm, cua, ngao các
loại. Chúng đẻ trứng ở RNM và rừng nuôi dưỡng ấu trùng. Ở một độ tuổi nhất định,
chúng sẽ di chuyển ra biển và sau đó tới mùa sinh sản chúng lại trở lại và bắt đầu sinh

sản.
- Đối với những loài chim di cư tránh rét từ phương Bắc về phương Nam thì đây là nơi
nghỉ ngơi và tích lũy năng lượng cho hành trình dài phía trước.
3.2. Mức độ tác động của người dân tới hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái RNM trong vùng đệm đóng góp vai trò rất quan trọng đối với cuộc
sống và sinh kế của người dân cũng như bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học của
Vườn. Hiện nay, rất nhiều khu vực rừng ngập nước thuộc vùng đệm của Vườn bị chết do
người dân địa phương tận dụng vùng đất ngập nước nuôi tôm theo phương pháp quảng
canh cải tiến. Do nước không được tuần hoàn lên xuống thường xuyên theo thủy triều


nên những khu vực rừng ngập nước bị úng và lâu dần bị chết. Diện tích nuôi trồng thủy
sản ngày càng tăng do nhu cầu phát triển kinh tế của người dân địa phương. Chính vì vậy
diện tích rừng ngập mặn bị tàn phá sẽ ngày càng nhiều.
Một nguy cơ khác cũng đang được báo động là nguồn lợi thủy sản trong khu vực
Vườn khá lớn, nhiều hộ dân đã vào khai thác bừa bãi, làm suy giảm đáng kể nguồn lợi
thủy sản ở đây. Chính quyền địa phương đã có những hoạt động hạn chế tình trạng này,
nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Cán bộ của Vườn cho biết nhiều hộ dân còn đánh
nhau để tranh khu vực khai thác, thậm chí có người còn săn bắt trộm các loài chim quý
hiếm tại Vườn.
RNM của Vườn là khu vực sinh trưởng tốt của nhiều loài động vật thủy sinh nên
số lượng thủy hải sản lớn và là nguồn thức ăn cho các loài chim di cư. Tuy nhiên nhiều
năm gần đây, ngư dân ở khu vực đã dùng lưới điện để khai thác thủy hải sản, làm suy
giảm nhanh chóng nguồn thủy sản, đồng thời tiêu diệt luôn ấu trùng con và trứng của các
loài thủy sản. Chính vì vậy, trong những năm gần đây số loài chim biển về di cư ở VQG
XT tuy không giảm về số loài nhưng số lượng cá thể đã giảm đi đáng kể như ngỗng trời
và một số loài khác như sâm cầm đã không còn xuất hiện.
3.3. Một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của người dân lên hệ
sinh thái rừng ngập mặn của Vườn
Hiện nay công tác quản lý VQG XT còn nhiều hạn chế, chưa xác định được gianh

giới trên thực địa mà mọi quy hoạch chỉ dựa trên bản đồ để chia thành 3 phân khu là: khu
phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt và khu dịch vụ hành chính. Lực lượng chức
năng và cơ chế quản lý khu vực Vườn còn nhiều bất cập, cán bộ của Vườn quản lý nhưng
lại do lực lượng kiểm lâm trực tiếp bảo vệ. Việc phân cấp này dẫn tới công tác phối hợp
chưa dồng bộ, lực lượng kiểm lâm thường trực để bảo vệ còn mỏng nên chưa bao quát
được hết. Quan trọng nhất là người dân địa phương chưa ý thức được hậu quả của việc
phá hoại hệ sinh thái RNM mà mới chỉ chú ý tới lợi ích kinh tế trước mắt. Một số giải
pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của người dân lên hệ sinh thái rừng ngập
mặn:
- Nâng cao nhận thức cho người dân nhờ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền
thông với sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức quốc tế. Lồng ghép vào chương trình
giảng dạy trong các trường học và có các hoạt động thực tế để học sinh, sinh viên hiểu
hơn về giá trị của hệ sinh thái, từ đó có ý thức nhắc nhở và bảo vệ RNM khi có những
hành động chặt phá trái phép.


- Tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn người dân địa phương phát triển sinh kế khác
ngoài khai thác thủy sản để giảm áp lực lên hệ sinh thái. Một số phương án như: nuôi ong
sinh thái, trồng nấm, trồng rau câu, …
- Phân chia rõ ranh giới các khu vực ở ngoài thực địa để khoanh vùng bảo vệ, quản lý và
phát triển hiệu quả. Cần sự phối hợp của các ủy ban nhân dân xã có liên quan cùng thực
hiện để có kết quả chính xác nhất và có trách nhiệm với diện tích mình quản lý.
- Nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý của cán bộ VQG để xây dựng các phương án
quản lý hiệu quả, tránh trồng chéo công việc tạo hiệu quả công việc cao.
3.4. Một số phương án chi trả dịch vụ môi trường để hướng tới sử dụng dịch vụ hệ
sinh thái bền vững
- Tín dụng cacbon: RNM lưu giữ cacbon nhiều hơn 50 lần so với rừng nhiệt đới. Tuy
nhiên tiềm năng dịch vụ hệ sinh thái này lại chưa được nghiên cứu và khai thác đúng
mức. Cần có những dự án đầu tư nghiên cứu định lượng giá trị của dịch vụ này để tạo ra
chứng chỉ cacbon để bán cho những nước phát triển có nhu cầu mua.

- Cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản. Với dịch vụ là cung cấp nơi cư trú và sinh sản
cho các loài thủy sản, người thuê dịch vụ là các hộ dân địa phương. VQG XT sẽ làm hợp
đồng cho thuê mặt nước với thời hạn và lượng tiền nộp hàng năm cụ thể và Vườn sẽ trích
một phần trong số tiền thuê đấy vào việc đóng góp tiền vật tư phục hồi rừng ngập mặn.
- Dịch vụ bảo vệ chống lại bão ven biển với người mua dịch vụ là chính quyền nhà nước
hoặc các tổ chức phi chính phủ về môi trường và người bán là người dân tham gia trồng
và bảo vệ rừng ngập mặn. Bên mua sẽ chi trả tiền mặt dựa vào đầu vào (biện pháp tiến
hành) để trả cho bên bán với mục đích bảo vệ, tăng cường, hoặc trồng rừng ngập mặn.
Hoạt động này làm gia tăng diện tích rừng ngập mặn, không những thế còn tạo ra nguồn
thu nhập cho người dân nhờ vào nguồn chi trả của bên mua, ngoài ra còn làm gia tăng sản
lượng thủy hải sản khi diện tích RNM tăng lên.


Chương 4. Kết luận và tồn tại
4.1. Kết luận
RNM Vườn quốc gia Xuân Thủy cung cấp 4 dịch vụ hệ sinh thái là: dịch vụ cung
cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn hóa, dịch vụ hỗ trợ.
- Dịch vụ cung cấp: sản phẩm thủy sản, bãi trồng rau câu, mật ong. Những dịch vụ này
tạo ra sinh kế và làm tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
- Dịch vụ điều tiết: Bảo vệ đê, giữ đất, chống xói mòn và hạn chế xâm nhập mặn, điều
hòa không khí và hấp thụ khí CO2, làm sạch nước. Những dịch vụ này giúp cho người
dân hạn chế tác động của thiên tai như bão, lũ, nước biển dâng. Hạn chế mất mát về kinh
tế để tu sửa cơ sở hạ tầng khi bị thiên tai tàn phá. Ngoài ra hệ sinh thái RNM còn giúp
làm sạch nước biển và hấp thụ bụi và các chất khí thải như CO 2.
- Dịch vụ văn hóa: Du lịch sinh thái, giáo dục. Dịch vụ này giúp cho người dân trong và
ngoài địa phương nhận thức được giá trị quan trọng và những lợi ích mà hệ sinh thái
RNM đem lại. Ngoài ra du lịch sinh thái còn góp phần quảng bá địa phương và làm tăng
nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
- Dịch vụ hỗ trợ: nơi ở. Hệ sinh thái RNM là nơi cư trú và sinh sản cho nhiều loài thủy
hải sản. Đặc biệt nơi đây còn là nơi cư trú cho nhiều loài chim di cư tránh rét quý hiếm.

Hiện nay, diện tích và chất lượng RNM đang bị suy giảm nghiêm trọng do sự tác
động của người dân. Các hoạt động phát triển kinh tế như: nuôi tôm quảng canh kiểu
mới, săn bắt thủy hải sản bằng điện, săn bắt trộm loài chim quý hiếm,… Do vậy hệ sinh
thái đang dần mất đi tính đa dạng và có khả năng bị xâm thực mặn. Người dân chịu nhiều
thiệt hại về kinh tế cũng như con người khi thiên tai tới.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự tác động của người dân địa phương lên
hệ sinh thái như: gia tăng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thông cho người
dân địa phương; hạn chế sự chồng chéo trong công tác quản lý; nâng cao năng lực quản
lý và chuyên môn của các bộ Vườn.
Đề xuất một số phương án chi trả dịch vụ môi trường với mục đích sử dụng dịch
vụ hệ sinh thái một cách bền vững. Như: Tín dụng cacbon, cho thuê mặt nước nuôi trồng
thủy sản, dịch vụ bảo vệ chống lại bão ven biển.


4.2. Tồn tại
Do thời gian hạn chế nên em không có thời gian đi tìm hiểu và thu thập số liệu
thực tế nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót và thông tin chưa được cập nhật so với số
liệu hiện tại.

Tài liệu tham khảo
1. />2. />3. />
4. Đặng Thị Huyền, 2013 “ Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân
vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định”.
5. Lê Văn Hưng, 2013 “ Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng tại Việt Nam”.
Tạp chí khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 3.
6. Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung “ Tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái và đánh đổi giữa các
dịch vụ hệ sinh thái hướng tới phát triển bền vững”. Đại học quốc gia Hà Nội.




×