Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NL thiết kế KTDD (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.51 KB, 16 trang )

CHƯƠNG MỘT :
ĐẶC ĐỂM VÀ YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚC
1. ĐỊNH NGHĨA KIẾN TRÚC
Kiến trúc là gì ?
Một công trình kiến trúc có hai yếu tố :
- Kiến trúc là một không gian hữu hạn do con người tạo dựng, bao gồm cả
nội thất và ngoại thất .
- Kiến trúc mang tính biểu trưng, biểu tượng, nó luôn muốn nói lên cái gì
đó.., thể hiện một cái gì đó ..
Hai yếu tố này đã tạo nên kiến trúc và đồng thời cũng tạo ra các cuộc tranh
cải về kiến trúc .
* Từ hai đặc điểm trên ta có thể định nghĩa về kiến trúc như sau :
Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian, tổ chức môi trường sống dựa trên
những thành tựu KHKT và kinh tế của xã hội, nhằm đảm bảo các nhu cầu vật
chất và tinh thần của con người.
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC :
2.1. KIẾN TRÚC LÀ TỔNG HỢP CỦA NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT
- Một công trình kiến trúc khi ra đời phải thoả mản nhu cầu vật chất và
tinh thần của con người.
Để thực hiện được một số tác phẩm kiến trúc có giá trị, phải trải qua các
quá trình thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật và
hoàn thiện công trình. Qui trình đó chính là việc biến gạch, đá ximăng thành một
vật thể nghệ thuật dựa trên thành tựu của KHKT.
- Quá trình tạo thành công trình kiến trúc là quá trình sản sinh ra của cải
vật chất cảu cải vật chất, đồng thời cũng sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật.
Vậy công trình kiến trúc là kết quả của của sự tổng hợp khoa học - kỹ thuật xây
dựng và nghệ thuật kiến trúc.
2.2. KIẾN TRÚC PHẢN ẢNH XÃ HỘI MANG TÍNH TƯ TƯỞNG
- Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát, súc tích về một xã
hội qua từng giai đọan lịch sử . (Nhìn vào Tác phẩm khoa học ta có thể biết
được từng thời kỳ lịch sử qua một dân tộc .)


- Kiến trúc không chỉ phản ảnh xã hội mà còn tham gia vào quá trình tổ
chức xã hội
- Kiến trúc không chỉ phản ảnh xã hội mà còn tạo nên một khung cảnh
tồn tại cho xã hội, đóng góp có tính chất quyết định vào đời sống của con
người.
2.3. KIẾN TRÚC CHỊU ẢNH HƯỞNG RÕ RỆT CỦA ĐIỀU KIỆN THIÊN
NHIÊN VÀ KHÍ HẬU :


Do kiến trúc là sản phẩm của con người đạt được qua quá trình đấu tranh
với thiên nhiên. Mối liên hệ kiến trúc - thiên nhiên phải là mối liên hệ hài hoà.
Liên hệ kiến trúc thiên nhiên còn phải xem xét trong khía cạnh thông
minh.
(Lịch sử đã chứng minh bằng quá trình chinh phục thiên nhiên cũng là quá
trình... )
* Thiên nhiên là người xây dựng, ủng hộ nhưng đồng thời cũng là kẻ phá huỷ
cản trở sự hình thành kiến trúc. Môi trường kiến trúc phải nhân bản hoá thiên
nhiên tức là mang hình bóng, dấu vết của con ngườivào thiên nhiên. vậy kiến
trúc vừa phải khắc chế được thiên nhiên vừa phải hài hoà với thiên nhiên.
2.4. KIẾN TRÚC MANG TÍNH CÁCH DÂN TỘC
Chính những tác động phong phú và phức tạp này đã sản sinh ra các nền
kiến trúc của từng dân tộc.
* Kiến trúc thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử, của thời đại
nhưng vẫn mang tính truyền thống và kế thừa sau sắc. Kiến trúc trong mỗi nước
có những nét chung, nhưng tuỳ vùng, tuỳ dân tộc nhưng lại lại có đặc điểm tính
cách riêng.
- Hầu hết các công trình kiến trúc truyền thốngViệt Nam là kiến trúc kết
cấu gỗ.
- Bố cục công trình thường theo nguyên tắc đối xứng.
- Các công trình kiến trúc truyền thống việt Nam có tỷ lệ chặt chẽ.

- Kiến trúc truyền thống Việt Nam rất gắn bó với phong cảnh thiên nhiên .
3.CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH KIẾN TRÚC
3.1 .Công năng kiến trúc: công năng hay chức năng sử dụng là yêu cầu cơ bản
của kiến trúc.
Công năng là những nhu cầu trong hoạt động của con người về các
mặt sinh hoạt, xã hội và văn hoá mà kiến trúc cần đáp ứng.
3.2. Vật liệu kết cấu :
3.3. Hình tượng kiến trúc :Hình tượng kiến trúc vừa mang chức năng biểu hiện
vừa mang chức năng thẩm mỹ

4. BỐN YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚC
Kiến trúc được làm nên bởi : sự sắp xếp mà người Hi Lạp gọi là tasix, sự bố trí
mà họ gọi là diathesis, Sự hài hoà , sự cân đối , sự tương hợp và sự phân bố
mà tiếng Hi Lạp gọi là oeconomia. Hơn một ngàn năm sau vào thế kỹ XV một
nhà nghiên cứu nghẹ thuật ý (ALBERTI) đã dựa vào phát biểu của VITRUVI đã
tóm lượt thành ba nguyên tắc của mọi công trình kiến trúc là : Tiện nghi , vững
bền và thích thú và ngày nay chúng ta gọi các yêu cầu của kiến trúc là : Thích
dụng, bền vững, mỹ quan, kinh tế.
4.1. YÊU CẦU THÍCH DỤNG :


Yêu cầu thích dụng của công trình kiến trúc là khả năng thoả mãn khả
năng sử dụng của con người .
- Bố cục mặt bằng phải đảm bảo sao cho dây chuyên hoạt động hợp lý
nhất ngắn gọn và không chồng chéo.
- Kích thước các phòng phù hợp với nhu cầu hoạt động, thuận tiện cho
việc bố trí đồ đạc trang thiết bị.
- Cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh : đủ ánh sáng thông hơi, thoáng gió,
chống ồn, chống nóng tốt.
4.2. YÊU CẦU BỀN VỮNG

- Độ vững chắc của cấu kiện chịu lực.
- Độ ổn định của kết cấu nền móng.
- Độ bền lâu của công trình .
4.3. YÊU CẦU MỸ QUAN
Yêu cầu mỹ quan hay cái đẹp là yêu cầu không thể thiếu trong một công
trình kiến trúc. Nếu không đẹp thì công trình đó không phải là công trình kiến
trúc .
Một tác phẩm kiến trúc được coi là đẹp khi nó hoàn hảo về công năng,
hợp lý về mặt kỹ thuật, có hình khối cân đối hài hoà và mang giá trị biểu đạt
(tức là có giá trị biểu trưng.)
Để đạt được yêu cầu thẩm mỹ công trình cần có các đặc điểm sau :
- Biểu đạt được ý dồ tư tưởng của tác phẩm thông qua đặc điểm tính chất của
công trình.
- Chống chủ nghĩa thực dụng tối thiểu, chỉ chú ý về công năng hoặc kinh tế
đồng thời cũng tránh chủ nghĩa hình thức cầu kỳ, giả dối, phù phiếm.
- Biết vận dụng hợp lý sáng tạo các quy luật về kết hợp hình khối, mặt đứng
công trình.
- Vận dụng sáng tạo những nét đẹp truyền thống của nền văn hoá dân tộc,
nhưng không sao chép rập khuôn máy móc.
- Tiếp thu có chọn lọc những nét đẹp hiện đại của kiến trúc thế giới.
4.4. YÊU CẦU KINH TẾ
Công trình kiến trúc ngoài việc là một tác phẩm nghệ thuật còn là một tài
sản có giá trị kinh tế lớn. đó là một dạng tài sản tập trung sức lực của nhiều
chuyên gia thuộc các ngành nghề khác nhau, lại sử dụng các đồ vật, trang thiết
bị đồ vật kỹ thuật nên vấn đề tiết kiệm chi phí lao động, tiết kiệm vật liệu là hết
sức quan trọng.
CHƯƠNG HAI
PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH, PHÂN CẤP NHÀ DÂN DỤNG
1.PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH :
1.1. THEO TÍNH CHẤT XÂY DỰNG VÀ QUI MÔ CÔNG TRÌNH :

Được phân làm hai loại:
- Loại xây dựng hàng loạt và có tính chất phổ biến như nhà ở, nhà trẻ,
trường học, của hàng,... Loại này đòi hỏi tính thích dụng và kinh tế chặt chẽ.
- Loại xây dựng đặc biệt yêu cầu chất lượng cao như: Cung văn hoá, bảo
tàng, nhà Quốc hội, công trình kỷ niệm,... loại công trình này số lượng không


nhiều. Yêu cầu đối với những công trình này rất cao đặc biệt về sáng tạo nghệ
thuật và các trang thiết bị nội thất. Ơ các công trình này đôi khi vấn đề về tính
dân tộc, truyền thông s trong kiến trúc được đặt ra như một vấn đề bức thiết.
1.2. THEO CHỨC NĂNG SỬ DỤNG :
Theo chức năng sử dụng người ta phân ra các loại công trình sau:
- Nhà ở: là loại xây dựng ở mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, đó là các
kiểu như nhà ở nông thôn, biệt thự thành phố, nhà chung cư, ký túc xá sinh
viên,... Tuỳ mỗi loại mà các yêu cầu thiết kế về kiến trúc có khác nhau.
- Nhà công cộng:
+ Kiến trúc nhà trường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, trường
chuyên nghiệp, trường đại học,...
+ Kiến trúc văn hoá giáo dục: thư viện, bảo tàng, triển lãm,...
+ Công trình biểu diễn: nhà hát, rạp chiếu bóng,...
+ Công trình thể thao: sân vận động, nàh thi đấu, bể bơi,...
+ Công trình phục vụ giao thông: nhà gara ô tô, xe lửa, hàng không, tàu
thuỷ,...
+ Công trình thương mại: cửa hàng bách hoá, chợ, khách sạn,...
+ Công trình kỷ niệm: đài kỷ niệm, lăng tẩm, nghĩa trang,...
Đối với loại công trình này việc hoàn thiện công năng, dây chuyền sử dụng là
yêu cầu hàng đầu đối với đồ án.
1.3. THEO ĐỘ CAO
Theo độ cao phân ra các loại công trình sau:
- Nhà ít tầng: 1-2 tầng

- Nhà nhiều tầng: 3-7 tầng
- Nhà cao tầng: trên 7 tầng
1.4. THEO VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ KẾT CẤU CHỊU LỰC
Theo vật liệu xây dựng và kết cấu chịu lực chính ta có thể phân thành:
- Nhà tre nứa lá.
- Nhà gỗ, kết cấu gỗ.
- Nhà gạch đá, kết cấu gạch đá.
- Nhà bê tông, kết cấu bê tông cốt thép
- Nhà bằng kim loại, kết cấu thép.
2. PHÂN CẤP NHÀ DÂN DỤNG:
Phân cấp nhà dân dụng dựa theo niên hạn sử dụng công trình. Mục đích là
để dễ quản lý xây dựng và chọn lựa giải pháp thiết kế.
Nhà dân dụng được chia thành 4 cấp:
+ Cấp I: tuổi thọ hơn 100 năm, sử dụng trang trí cao cấp, nhà khung bê
tông cốt thép.
+ Cấp II: tuổi thọ từ 50-100 năm, mức độ trang trí bình thường, nhà
khung bê tông cốt thép.
+ Cấp III: tuổi thọ từ 20-50 năm,. giằng sườn bằng bê tông cốt thép,
không có móng cột dầm bê tông.
+ Cấp IV: tuổi thọ duoi 20 năm, không có bê tông trong kết cấu (trừ ô
văng và lanh tô). Bậc chịu lửa của công trình là khoảng thời gian công trình bị
phá hoại kể từ khi bắt đầu bị cháy.


CHƯƠNG BA
CƠ SỞ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
1.Thiết kế mặt bằng
Tác phẩm kiến trúc là kết quả nghiên cứu tổng hợp của nhiều yếu tố,
trong đó bố cục mặt bằng công trình kiến trúc là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó

có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố khác.
Muốn tạo được bố cục bằng hợp lý cần dựa vào các cơ sở sau đây :
- Tính chất sử dụng, quy luật hoạt động của công trình.
- Tiêu chuẩn về diện tích và chiều cao của các phòng .
- Yêu cầu về phân cấp công trình, trong cùng loại công trình lại phân ra
các cấp bậc khác nhau.
- Chú ý đến hướng gió chủ đạo, kích thước, hướng khu đất và các cơ sở
hạ tầng: đường giao thông đường điện, nước và các vật htể kiến trúc, phong
cảnh xung quanh.
- Các quy định về vệ sinh môi trường: cây xanh, mặt nước, ánh sáng,
thông gió...
+ Sơ đồ quan hệ chi tiết : thể hiện bằng sơ đồ mối liên quan các phòng
trong một khối chức năng.
+ Dễ so sánh để tìm ra phương án bố cục mặt bằng tối ưu về yêu cầu sử
dụng, kỹ thuật, kết cấu và hình khối thẩm mỹ.
+ Phân tích các loại giao thông : đối nội, đối ngoại, tính toán được tần
suất, chu kỳ thời gian hoạt động của con người trong công trình kiến trúc.
+ Xác định các khối chức năng sử dụng (khối chính, khối phụ, hệ thống
giao thông ) một cáh chính xác dễ dàng.
+ Dựa vào sơ đồ bố cục mặt bằng, mặt cắt người thiết kế dễ hình dung ra
hình khối, mặt đứng, tầm nhìn, góc nhìn từ trong ra ngoài, từ các tuyến giao
thông bên ngoài tới công trình. Nhờ đó bản thiết kế có tính xác thực hơn.
a. Bố cục mặt bằng dạng tập trung :
Được sắp xếp trong một khối hoặc một hình đơn giản.
-Ưu điểm :
+ Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất xây dựng.
+ Các hệ thống kỹ thuật (điện nước, thông hơi )ngắn, tiết kiệm.
+ Dễ quản lý và bảo vệ công trình .
+ Hình khối mặt đứng nhà dễ biểu đạt.
-Nhược điểm :

+ Nền móng kết cấu phức tạp, nhất là các công trình có nhiều loại không
gian, hình dáng kích thước khác nhau.
+ Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn vì bị ảnh hưởng
đến công trình xung quanh và ngay cả các phòng chính của công trình đó.
+ Thi công xây dựng khó khăn do phải dùng nhiều biện pháp xử lý ở
những chỗ tiếp giáp của các không gian.
+ Khó phân đợt xây dựng .


-Phạm vi áp dụng:
b.Bố cục mặt bằng dạng phân tán:
Bố cục mặt bằng dạng phân tán là các khu, cá phòng chức năng sử dụng,
có kích thước hình dạng tương đối giống nhau được sắp xếp vào cùng khối, tạo
thành nhiều khối công trình khác nhau liên hệ với nhau bằng hệ thống giao
thông (hành lang, nhà cầu, đường lộ thiên...)
Loại bố cục này có ưu nhược điểm như sau:
- Ưu điểm :
+ Các khu vực hoạt động được phân chia rõ ràng, tương đối độc lập, giao
thông mạch lạc.
+ Nền móng kết cấu dễ xử lý, bởi các phòng có kích thước hình dáng
khác nhau được đặt riêng tách rời nhau.
+ Ánh sáng, thông gió tự nhiên dễ giải quyết, có thể xen kẽ sân, vườn
cảnh vào các khu vực sử dụng
+ Dễ phân đợt xây dựng, thuận lợi cho việc thi công xây dựng và hoàn
thiện công trình
- Nhược điểm :
+ Mặt bằng bị trải ra, chiếm nhiều đất đai xây dựng.
+ Giao thông bị kéo dài, tốn diện tích phụ khó bảo vệ công trình.
+ Các đường ống kỹ thuật (điện, nước, thông hơi, điều hoà trung tâm) bị
kéo dài, gây tốn kém.

- Phạm vi áp dụng :
Bố cục mặt bằng dạng phân tán thường được dùng ở những nơi có đất đai
rộng rãi như ngoại ô hay phần mở rộng của thành phố. Kiểu bố cục này thường
thích hợp cho các loại trường học, bệnh viện, nàh nghỉ mát, khách sạn, nhà văn
hoá,... rất phù hợp với những vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hoặc các vùng có
địa hình phức tạp.
c.Bố cục mặt bằng dạng liên hợp :
Bố cục mặt bằng dạng liên hợp là dùng giải pháp hợp khối với các bộ
phận chức năng sử dụng gắn bó và thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán
các khối, phòng chức năng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ không
thường xuyên với các khối khác.
Ví dụ trong bố cục mặt bằng của công trình nhà văn hoá có ba khối chức
năng sau:
+ Hội trường biểu diễn
+ Khối sinh hoạt câu lạc bộ
+ Khối hành chính quản lý kỹ thuật phục vụ.
Quan hệ giữa khối hội trường với câu lạc bộ là chặt chẽ thường xuyên,
nên gộp hai khối này: dạng tập trung; còn khối hành chính quản lý được đặt
riêng, rồi nối với nhau bằng hành lang, nhà cầu, đường lộ thiên,...
Bố cục mặt bằng dạng liên hợp có những ưu nhược điẻm sau:
-Ưu điểm :
+ Sử dụng đất xây dựng klhông quá nhiều, dễ áp dụng ở các nơi
+ Giao thông rõ ràng mạch lạc, ít tốn diện tích phụ, đường ống.


+ Giải quyết khá tót vấn đề ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong tạo vi
khí phong cảnh nên phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm nước ta.
-Nhược điểm :
Giải quyết nền móng kết cấu còn phúc tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa các
khối không gian có kích thước lứon nhỏ khác nhau.

-Phạm vi áp dụng:
Do sự phối hợp một cách linh hoạt giữa loại bố cục kiểu mặt bằng tập
trung và mặt bằng phân tán nên có thể sử dụng ở mọi địa hình và các vùng khí
hậu. Bố cục này thường được vận dụng để thiết kế các công trình công cộng
như: nhà văn hoá, câu lạc bộ, cung thiếu nhi và các công trình thể dục thể thao.
2.THIẾT KẾ HÌNH KHỐI VÀ MẶT ĐỨNG KIẾN TRÚC
Thiết kế hình khối và mặt đứng công trình kiến trúc là thiết kế hình thức
bên ngoài của nó để thoả mãn yêu cầu thẩm mỹ trong khi vẫn phảI đáp ứng các
yêu cầu công năng và kinh tế . trước đây yêu cầu thẩm mỹ thường đặt ở vị trí
cuối cùng trong thiết kế kiến trúc, nhưng ngày nay...
- Hình khối và mặt đứng công trình phải biểu hiện được đặc điểm, tính
chất công trình.
- Hình khối mặt bằng đứng công trình phải hoà nhập với khung cảnh thiên
nhiên và môi trường xung quanh.
2.1. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HÌNH KHỐI
a. Nắm vững ngôn ngữ các khối cơ bản
- Khối lập phương
- Khối chữ nhật
- Khối trụ tròn đặt đứng
b. Khi lựa chọn hình khối kiến trúc phải căn cứ vào :
- Nội dung sử dụng công trình, bố cục mặt bằng
- Ý đồ tư tưởng cần biểu đạt, thể loại công trình đang thiết kế .
- Góc nhìn và tầm nhìn thường xuyên của số đông người
- Không gian nơi đặt công trình
d. Đảm bảo tỷ lệ giữa các khối có tầm thước hoặc áp dụng luật phi tỷ lệ
tuỳ theo ý đồ biểu hiện của tác giả.
e. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất, hài hoà hoặc tương phản trong tổ
hợp công trình hoặc trong quan hệ với các công trình xung quanh.
3.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG :
a. Phân chia sắp xếp các mảng: các mảng đặc, rỗng sáng, tối, thường do

tường đặc các mảng cửa hoặc do sự lồi lỏm của mảng tường tạo thành dưới ánh
sáng.
b. Lựa chọn đường nét, chi tiết trên mặt nhà : thường biểu hiện rõ ở hệ
thống kết cấu, cột, dầm, mảng tường, ban công, lô gia, các loại cửa, lỗ thông
hơi.


c. Lựa chọn chất cảm, vật liệu, màu sắc: chất cảm, vật liệu và màu sắc
trên mặt nhà cũng là phương tiện quan trọng ảnh hưởng tới cảm thụ nghệ thuật.
Chúng cũng được nghiên cứu theo các qui luật bố cục.
d. Bố cục mặt đứng công trình kiến trúc phải phản ánh trung thực công
năng sử dụng, nội dung công trình cũng như hệ thống cấu trúc.
Hình khối và mặt đứng có lên quan chặt chẽ với nhau.
CHƯƠNG BỐN
NGUYÊN TÁC CƠ BẢN TRONG THIÉT KẾ VÀ TRÌNH TỰ THIẾT KẾ
1.CÔNG NGHIỆP HOÁ XÂY DỰNG :
Người ta thấy những bộ phận thường xuyên lặp đi lặp lại đưa đến ý tưởng
sản xuất trước tại nhà máy.
2.ĐIỂN HÌNH HOÁ, TIÊU CHUẨN HOÁ VÀ THỐNG NHẤT HOÁ
2.1 Điển hình hoá
2.2 Tiêu chuẩn hoá thống nhất hoá
2.3 Thống nhất hoá
3.HỆ MÔ ĐUN THỐNG NHẤT TRONG KIẾN TRÚC
“Mô đun” là đơn vị quy ước dùng để đIều hợp kích thước ở bộ phận kết
cấu (cấu kiện) & kiến trúc (chi tiết kiến trúc) với nhau nhằm để các bộ phận này
có thể trao đổi phố hợp lẫn nhau.
4.MẠNG LƯỚI MÔ ĐUN VÀ HỆ TRỤC PHÂN CỦA NHÀ
4.1 Mạng lưới mô đun:
4.2 Hệ trục phân:
4.3 Các kích thước cơ bản :

5.PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ THIẾT KẾ
5.1 Phương pháp thiết kế
Trong quá trình thiết kế kiến trúc người kiến trúc sư phải trải ba giai đoạn sau :
- Giai đoạn nghiên cứu sơ đồ tổ chức chức năng
- Giai đoạn nghiên cứu tổ chức lưu tuyến
- Giai đoạn tổ chức không gian
5.2.Trình tự thiết kế :
Tùy quy mô, tính chất kỹ thuật phức tạp của công trình mà thực hiện thiết
kế một hay hai bước theo văn bản phê duyệt dự án đầu tư
- Loại công trình thiết kế 3 bước:
Gồm những công trình cấp I,cấp đặc biệt theo phân cấp của luật xd,3 bước thiết
kế theo trình tự như sau:
> B1: Thiết kế cơ sở trong dự án
Thẩm định phê duyệt
> B2 : Thiết kế kĩ thuật
Thẩm định phê duyệt
> B3 : Thiết kế bản vẽ thi công
Thẩm định phê duyệt


- Loại công trình thiết kế 2 bước:
công trình cấp II,III,IV theo phân cấp của luật xd
> B1 : thiết kế cơ sở:phải được thẩm định phê duyệt cùng dự án
> B2 : thiết kế bản vẽ thi công: phải được thẩm định phê duyệt trước khi thi
công xd công trình
-Loại công trình thiết kế 1 bước: những công trình thuộc đối tượng được phép
chỉ lập báo cáo kinh tế kĩ thuật theo quy định pháp luật
Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công.thiết kế này được thẩm định và
phê duyệt cùng báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình
CHƯƠNG NĂM:


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở
1. PHÂN LOẠI-KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm:
-Nhà ở là nơi trú thân ,che chở cho con người chống lại các điều kiện bất lợi của
thiên nhiên
-Là nơi phục hồi sức khoẻ , bảo vệ giống nòi
-Là nơi hưởng thụ sản phẩm của nền văn minh nhân loại
-Là nơi giáo dục truyền thống, đạo dức...
-Ngôi nhà như một “tổ ấm”, là mong muốn của mọi người
(An cư lạc nghiệp)
1.2. Phân loại:
a. Theo hình thức tổ chức công năng:
+ Nhà ở nông thôn
Sử dụng vật liệu địa phương, hài hoà với thiên nhiên, tuy nhiên điều kiện
vệ sinh và tiện nghi còn thấp.
+ Nhà ở kiểu biệt thự:
Điều kiện tiện nghi cao, chất lượng công trình tốt ( S=300800m2,mật độ xây dựng =< 35 %, có garage, sân vườn, sân thể thao..)
+ Nhà ở kiểu liên kế (liền kề)
Nhà mặt phố , nhà khối ghép có thể có sân vườn
+ Nhà chung cư:
Nhiều hộ gia đình cùng sống chung trong 1 ngôi nhà, sử dụng chung hệ
thống giao thông và các phần phu khác.
+ Nhà ở kiểu khách sạn: Thời gian lưu trú ngắn hạn.
+ Nhà ở kiểu ký túc xá: Dùng cho đối tượng độc thân
b.Theo độ cao:
- Nhà ở thấp tầng (1-2 tầng)
- Nhà ở nhiều tầng ( 3-6 tầng)



- Nhà ở cao tầng trung bình ( 7-16 tầng)
- Nhà ở cao tầng lớn (17- 30 tầng)
- Nhà siêu cao và chọc trời ( hơn 30 tầng)
c. Theo đối tượng sử dụng
- Nhà ở kiểu sang trọng tiêu chuẩn cao
- Nhà ở cho người có thu nhập cao
- Nhà ở cho người có thu nhập khá,trung bình
- Nhà ở cho người có thu nhập thấp
- Nhà tạm
2. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH NHÀ Ở
2.1 Bộ phận chính-Các phòng ở:
a. Phòng khách:
Là nơi tiếp khách, bạn bè ,người thân. Là nơi thể hiện sở thích, trình độ
thẩm mỹ của gia chủ
- Diện tích : Thông thường từ 16-20 m2, Biệt thự có thể từ 24-30 m2
- Tỷ lệ đồ đạc: 0,25-0,35
- Hệ số chiếu sáng: 1/4-1/6
- Vị trí: Thường gần bếp và phòng ăn, có thể kết hợp với không gian phòng ăn
của gia đình.Có thể chiếm vị trí như một nút giao thông.
- Trang trí : Màu sắc trang trí thường sinh động, Có thể có cầu thang để làm cho
không gian thêm phong phú.
- Đồ đạc nội thất: Thường bố trí một bộ bàn ghế để tiếp khách,tủ đa năng,
đàn dương cầm, có thể có 1 chổ ngũ, 1 chổ làm việc
b. Phòng ăn:
- Diện tích :9-12m2 (Tùy thuộc vào số người và đồ đạc)
- Hệ số chiếu sáng tự nhiên: 1/6-1/8
- Tỉ lệ đồ đạc: 0,4-0,5
-Vị trí: Có thể kết hợp với bếp hoặc phòng khách, nếu bố trí riêng thì từ vị trí
nấu ăn đến bàn ăn không đi quá 4m, cũng chỉ cần ngăn chia bằng các vách ngăn
tạm thời.

-Trang trí : Có thể trang trí cây cảnh
-Đồ đạc nội thất: Một bộ bàn ăn với kích thước tùy theo số người trong nhà, tủ
bát đĩa, quầy bar mini, tivi...
c. Phòng sinh hoạt chung:
Là không gian sử dụng cho các thành viên trong gia đình: trò chuyện , dạy bảo
con cái
-Diện tích :14-30 m2
-Vị trí: nếu ở nhà liên kế thì có thể bố trí ở tầng hai. Gần với các phòng ngủ để
tạo sự kín đáo
-Trang trí : Có thể trang trí cây cảnh


-Đồ đạc nội thất: tương tự như phòng khách nhưng có thể bố trí TV, dàn
karaoke...Có thể bố trí bàn thờ
d. Phòng ngủ: Nguyên tắc thiết kế chung:
- Đảm bảo yên tĩnh
- Đảm bảo tính riêng tư kín đáo cho từng thành viên trong gia đình,
- Thông thóang tự nhiên
- Tránh nóng, ẩm
- Hạn chế thiết kế phòng ngủ cho qúa 3 người, diện tích :
+ Phòng ngủ 1 người: 8-10 m2,
+ Phòng ngủ 2 người: 10-12 m2(vừa đủ), 12-14m2 (tiện nghi), 16-18 m2 (thoải
mái).
- Chiều cao thông thủy thường 2,6-2,8 m
- Vị trí: gần WC, nên bố trí WC trong phòng ngủ dành cho người lớn tuổi, tiếp
xúc với không gian bên ngòai, bố trí thêm loggia, ban-công...
- Trang trí : Màu sắc dịu
- Hệ số chiếu sáng TN :1/8-1/9
- Đồ đạc nội thất: bố trí giường, bàn đèn ngủ, bàn trang điểm, tủ quần áo, bàn
viết. Tỉ lệ chiếm đồ 0,4-0,5

d. Phòng làm việc:
- Nguyên tắc chung: Bố trí cho những người cần làm việc ở nhà; tùy vào đặc
điểm và yêu cầu của công việc sẽ có thiết kế phù hợp.
- Diện tích : thông thường từ 10-12 m2
- Vị trí: gần phòng ngủ; nếu chủ nhân giao tiếp xã hội nhiều thì phòng làm việc
bố trí gần với của ra vào của ngôi nhà.
- Đồ đạc nội thất: bàn làm việc, tủ sách, giá sách, máy tính, đồ đạc văn phòng,
cần được chiếu sáng tốt. Hệ số chiếm đồ 0,4-0,5
- Hệ số chiếu sáng TN là 1/6-1/8
2.2 Các bộ phận phụ:
a. Bếp: Nguyên tắc chung:
- Đảm bảo thông thoáng tự nhiên, an toàn, vệ sinh
- Tránh hiện tượng sấp bóng ở khu vực gia công, nấu.
- Tỷ lệ chiếu sáng 1/8-1/9
- Diện tích :6-15 m2
- Vị trí: Cần thuận tiện cho việc từ chợ về có thể vào thẳng bếp, cần liên hệ trực
tiếp với phòng ăn và phòng khách.Thường đặt cạnh khối WC
- Trang trí : Cần được trang trí đẹp: cây xanh tranh ảnh, TV...
- Dây chuyền công năng của bếp:
Kho--->rửa-->gia công thô --->gia công tinh-->lò nấu-->soạn-->ăn-->rửa
- Đồ đạc nội thất: Bệ bếp, tủ lạnh, tủ chén... Hệ số chiếm đồ : 0,5-0,55
b. Khối WC: Nguyên tắc chung:
- Sạch sẽ , dễ lau chùi, thông gió và chiếu sáng tốt. Bố trí cửa thông gió cao cách
sàn 1,8m
- Hệ số chiếu sáng TN 1/9-1/10,
- Trần cao 2,2-2,4 m, ốp gạch men từ 1,6 m trở lên, nền lát gạch chống trượt,


- Nền thường thấp hơn nền chung quanh 4-5 cm để nước khỏi tràn ra ngoai
- Diện tích :3-9 m2

- Hệ số CSTN 1/9-1/12
- Vị trí: trong phòng ngủ của vợ chồng, gần các phòng ngủ khác.
- Trang trí : Cần được trang trí đẹp: cây xanh tranh ảnh,
- Thiết bị: bồn tắm,bồn rửa mặt, xí bệt, xí xổm, vòi tắm hoa sen, máy tắm nước
nóng...
c. Kho và tủ tường:Nguyên tắc chung:
Cất giữ đồ đạc, tủ tường tiết kiệm diện tích sàn , cách âm cho các phòng
ngủ, là một loại không gian nên vận dụng cho nhà chung cư và những nhà có
diện tích nhỏ
-Diện tích : Diện tích kho tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình.
-Vị trí: có thể tận dụng những không gian thừa.
-Trang trí : Tủ tường có thể kết hợp làm tủ để trang tri, trong đó có thể bố trí
những vật kỷ niệm của gia đình
-Kích thước: Có thể cao từ sàn đến trần, dưới để các đồ đạc thường dùng, giữa
các đồ đạc có tính chất trang trí, trên cùng là các đồ đạc ít dùng.
d. Tiền phòng, hiên, sảnh:
-Hiên: có ở trong nhà ở gia đình , nhà sân vườn , nhà liên kế...
-Sảnh: trong các loại nhà kiểu biệt thự
-Tiền phòng : trong các loại nhà biệt thự, chung cư,.. là nơi để mũ áo, giày dép...
- Nguyên tắc: là nút giao thông của nhà, là không gian chuyển tiếp giữa trong và
ngoài nhà, cách âm và đảm bảo yên tĩnh cho các phòng phía trong.
- Diện tích : 3,5-6 m2
- Vị trí: Ở đầu căn hộ, ở lối vào nhà
- Trang trí: đơn giản, màu sắc nhẹ, có thể bố trí gương,
e) Ban công, logia, sân trời và giếng trời:
- Ban công: Có 3mặt tiếp xúc với thiên nhiên S=2-3 m2, thường bố trí cho
phòng ngủ, phòng khách, phòng sinh hoạt chung.
- Loggia: Có một mặt tiếp xúc với bên ngòai, còn được gọi là phòng mùa hè, độ
sâu từ 2-2,4 m. Là nơi nghỉ ngơi rất tiện.
- Sân trời:Sử dụng phần mái bằng của sân thượng, không có mái che ,có thể có

giàn cây.
- Giếng trời: Là khoảng không gian trống nằm giữa không gian ở, không có mái
che.
2. 3. Bộ phận giao thông
a. Hành lang:
-Phục vụ giao thông theo phương ngang
-Hành lang trong nội bộ căn nhà thường không nên dài qúa, bề rộng thông thủy
thường từ 0,9-1,5m.
b. Cầu thang:
- Là bộ phận liên hệ giao thông theo phương thẳng đứng, bề rộng thông thủy của
vế thang từ 0,9m -1,2 m.
- Cần tuân theo các qui định của cầu thang.


3. THIẾT KẾ CÁC LOẠI NHÀ Ở THÔNG DỤNG
- Biệt thự vườn
- Nhà phố-Nhà chia lô
- Chung cư thấp tấng-cao tầng


CHƯƠNG SÁU:

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG
1. KHÁI NIỆM-PHÂN LOẠI
1.1 Khái niệm:
a. Định nghĩa:
Công trình công cộng là công trình phục vụ các sinh hoạt về văn hóa tinh thần,
và vật chất cho con người
Ví dụ: Trường học, y tế, bệnh viện các tuyến chợ, siêu thị ...
b. Phân loại:

* Dựa vào đặc điểm chức năng sử dụng: CTCC chia làm các nhóm
- Công trình giáo dục và đào tạo
- Công trình bảo vệ chăm sóc suc khỏe
- Công trình văn hóa biểu diễn
- Công trình thể thao
- Công trình khách sạn, nhà hàng ăn uống
- Công trình thương mại dịch vụ
- Trụ sở làm việc và NCKH
- Công trình phục vụ giao thông
- Công trình thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông
- Công trình đặc biệt khác
1.2 Đặc điểm:
- Tính dây chuyền rất rõ ràng, nghiêm ngặt tạo sự phong phú của loại hình
- Tính chất đại chúng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của quảng đại quần chúng
nhân dân
- Yêu cầu nghệ thuật kiến trúc cao
- Tính tầng bậc-hệ thống : CTCC không chỉ được phân loại theo tính chất mà
thường trong một nhóm loại hình còn được phân loại theo hệ thống tâng bậc,
như : cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp trung ương
- Kết cấu phong phú, đa dạng
- Tính thời đại (sớm lỗi thời)

2.Các bộ phận hợp thành CTCC:
2.1. Các phòng chính:
a. Các phòng quần chúng: Phòng có không gian lớn, có sức chứa N>=300
người, với diện tích sử dụng hàng trăm, hàng nghìn mét vuông. ( Hội trường,
nhà hát, CLB, nhà thi đấu...)
b. Các phòng làm việc: Sử dụng cho tập thể nhỏ, đối tượng phục vụ theo hoạt
động công năng nhất định. Diện tích từ 30-80 m2 và H không quá 4m
2.2 Các phòng phụ:

Các phòng nhằm để đáp ứng các chức năng thứ yếu, các hoạt động phụ trợ. (Ví
dụ: phòng diễn viên trong nhà hát...)


2.3 Bộ phận phục vụ giao thông ngang và đứng:
Các hành lang, sảnh, cầu thang, kgôn gian giải lao, phòng bách bộ, hành lang
thoát người khi có sự cố...
3. Thoát người, tổ chức thoát người trong CTCC
a/ Đặt vấn đề: Vì sao phải thoát người?
- Công trình công cộng thường có số lượng người rất lớn sử dụng, khi có sự cố
(cháy, nổ, khủng bố ...) hoặc các công trình biểu diễn khi hết xuất diễn người ta
phải đưa toàn bộ số người sử dụng ra khỏi ra công trình một cách nhanh nhất.
b/ Các quy đinh khi thiết kế
Phạm vi ứng dụng
- Giai đoạn 1: Tổ chức thoát người ra khỏi phòng
+ Cứ 100 người phải tổ chức ≥ 2 cửa, bề rộng 1 cửa ≥ 1,2m, cửa phải mở ra
+ Người xa nhất đến cửa < 25m
+ Bề rộng luồng chạy ≥ 0,6m
+Yêu cầu trên luồng chạy không được bố trí chướng ngại vật, vật cản kiến trúc,
không bố trí bậc cấp
- Giai đọan 2: Tổ chức thoát người ra khỏi hành lang và cầu thang
+ Cứ 100 người phải tổ chức bề rộng hành lang 0,6m, bề rộng hàng lang tối
thiểu là 1,5m cho hành lang bên, tối thiểu là 1,8m cho hành lang giữa đối với các
hành lang dùng để đi lại chính. Đối với hành lang phụ bề rộng tối thiểu 1,2m.
+ Người xa nhất đến cầu thang
Tùy theo cấp phòng hỏa: Cấp 1 : 40m, Cấp 2 : 30m, Cấp 3 : 25m, Cấp 4 : 20m
+ Không được bố trí các chướng ngại vật, vật cản kiến trúc; trong trường hợp
có bố trí bậc cấp yêu cầu phải có tín hiệu báo trước ( như sử dụng vật liệu khác,
hoặc âm thanh để cảnh báo v.v...)
- Quy định về cầu thang : Mỗi công trình công cộng phải có tổi thiểu hai cầu

thang
+ Bề rộng tổi thiểu 1 vế thang dùng để đi lại chính >1,4m.
+ Bề rộng tổi thiểu 1 vế thang dùng để thoát hiểm >1,2m
- Giai đoạn 3: Thoát ra khỏi công trình,
+ Mỗi công trình có ít nhất 2 lối ra vào để thoát người mỗi lối có bề rộng > 2,4m
+ Nếu có bố trí cửa thì phải mở cửa hướng ra. Các hướng thoát ra khỏi công
trình phải về phía có độ chịu lửa cao hơn, hoặc thoát về khoảng không gian
trống. Khi thoát ra khỏi công trình ngay trước lối thoát phải bố trí 1 diện tích
tránh ùn với diện tích 0,1 m2/người
4. Thiết kế nền dốc để thoả mãn yêu cầu nhìn rõ
a/ Đặt vấn đề:
Khi có các phòng Tập trung đông người (> 100 người) và mọi người có
nhu cầu cần nhìn rõ đồng thời, yêu cầu đặt ra là tất cả mọi người đồng thời nhìn
thấy vật cần được quan sát. Phải thiết kế thế nào để tất cả mọi người đều nhìn
thấy được vật cần quan sát.
b/ Giải pháp:
- Kê ghế, tạo ra nhiều loại ghế có chiều cao khác
- Nâng vật cần quan sát lên cao


- Trong trường hợp Ghế không thay đổi chiều cao, vật quan sát không nâng lên
thì chỉ còn lại giải pháp là thiết kế nền dốc.
5. Các kiểu tổ chức mặt bằng nhà dân dụng:
a. Kiểu tổ chức hành lang:
- Khi các phòng chức năng bố trí song song về một phía
( hành lang bên ) hoặc hai phía của hành lang ( hành lang giữa ). Đôi khi kết hợp
cả hai.
- Sử dụng cho các công trình có các phòng giống nhau như : trường học, trụ sở
cơ quan, khách sạn
b. Kiểu tổ chức xuyên phòng:

Các phòng liên hệ với nhau không cần hành lang mà trực tiếp liên hệ nối
tiếp nhau. Áp dụng cho các nhà triễn lãm, bảo tàng, cửa hàng bách hoá, thư
viện…
c. Kiểu tổ chức tập trung xung quanh trung tâm :
Các không gian sử dụng nhỏ bố trí quanh các không gian lớn, các không
gian này mang tính “cốt lõi” để bố trí các không gian còn lại. Kiểu tổ chức nay
thường dùng cho : Nhà hát, rạp chiếu bóng, kịch viện, công trình thể thao, Nhà
chung cư…
d. Kiểu tổ chức tập trung phòng lớn:
Tất cả các quá trình chức năng của nhà đều bố trí xếp đặt vào trong một phòng
lớn duy nhất. Áp dụng cho chợ có mái, trưng bày triễn lãm, salon ôtô …
e. Kiểu tổ chức phân đoạn độc lập:
Các nhóm chức năng được tách bạch thành từng khối riêng để phục vụ cho một
mục đích cụ thể. Các nhóm được cách ly với nhau, song kề bên nhau tạo nên
một công trình kiến trúc hoàn chỉnh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×