Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Luận văn đảng bộ quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 217 trang )

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN (1969 - 1973)
1.1.
Yêu cầu khách quan xây dựng lực lượng hậu cần
quân đội
1.2.
Chủ trương xây dựng lực lượng hậu cần của Đảng
bộ Quân đội
1.3.
Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng lực lượng hậu cần
Chương 2 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN (1973 –
1975)
2.1.
Điều kiện mới tác động đến đẩy mạnh xây dựng lực
lượng hậu cần quân đội
2.2.
Chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần của
Đảng bộ Quân đội
2.3.
Đảng bộ Quân đội chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng lực
lượng hậu cần


Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1.
Nhận xét quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây
dựng lực lượng hậu cần (1969 – 1975)
3.2.
Kinh nghiệm
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
9
24
24
33
46

65
65
72
87
107
107
128
157
159
160
174



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
01

Chữ viết đầy đủ
Bộ Quốc phòng

Chữ viết tắt
BQP

02

Bộ Tham mưu

BTM

03

Bộ tổng Tham mưu

BTTM

04

Chính trị quốc gia

CTQG


05

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

06

Công tác hậu cần

CTHC

07

Đảng bộ Quân đội

ĐBQĐ

08

Hà Nội

H

09

Hậu cần quân đội

HCQĐ


10

Hồ sơ số

Hss

11

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

KCCM, CN

12

Lực lượng hậu cần

LLHC

13

Lực lượng vũ trang

LLVT

14

Nhà xuất bản

Nxb


15

Quân đội nhân dân

QĐND

16

Quân ủy Trung ương

QUTW

17

Tổng cục Chính trị

TCCT

18

Tổng cục Hậu cần

TCHC

19

Trang

tr


20

Trung tâm Lưu trữ

TTLT

21

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về đề tài luận án
Đề tài: “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975” được
nghiên cứu dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC
trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, bằng các phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành và liên ngành, đề tài hệ thống hóa và luận giải làm rõ chủ
trương, sự chỉ đạo của ĐBQĐ về xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ
năm 1969 đến năm 1975. Qua đó, đánh giá khách quan quá trình ĐBQĐ lãnh
đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975,
đồng thời rút ra một số kinh nghiệm có giá trị lịch sử và hiện thực.
Nội dung cơ bản của đề tài gồm 3 chương: chương 1 và chương 2, tác
giả tái hiện quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN
từ năm 1969 đến năm 1975; chương 3, tác giả tổng kết lịch sử đưa ra nhận xét và

rút một số kinh nghiệm về quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc
KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội đặc biệt. Trong chiến
tranh, quân đội là lực lượng trực tiếp quyết định thắng lợi trên chiến trường.
Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua. Mạnh, yếu là kết quả tương
quan so sánh sức mạnh của các bên tham chiến. Đó là sức mạnh tổng hợp của
nhiều yếu tố, trong đó hậu cần là một yếu tố quan trọng, góp phần hình thành
và quyết định sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Do vậy, bất
kỳ một giai cấp, nhà nước nào tổ chức ra quân đội đều chăm lo xây dựng
LLHC vững mạnh toàn diện, đủ sức bảo đảm đầy đủ mọi nhu cầu vật chất, kỹ
thuật cho quân đội xây dựng, trưởng thành và chiến đấu thắng lợi.
Nhận thức sâu sắc những vấn đề cơ bản về chiến tranh và quân đội,
trong cuộc KCCM, CN Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng chăm lo
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, LLHC quân đội nói riêng


6
vững mạnh về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sự lãnh đạo của Đảng
là nhân tố hàng đầu quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội
và LLHC quân đội.
Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân năm 1968, đã mở ra thời cơ có lợi cho cuộc KCCM, CN của dân
tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương nhanh chóng tăng cường
lực lượng vũ trang cách mạng, để tận dụng thời cơ mới đưa cách mạng Việt
Nam bước vào thời kỳ giành thắng lợi quyết định “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào”. Theo đó, ĐBQĐ đã tập trung lãnh đạo xây dựng các lực lượng
vững mạnh về mọi mặt, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các cuộc
tiến công chiến lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân
khỏi miền Nam Việt Nam; tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm

1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Sự lớn mạnh và
trưởng thành của quân đội nói chung, LLHC quân đội nói riêng trong cuộc
KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo
trong lãnh đạo xây dựng lực lượng của ĐBQĐ. Sự lãnh đạo xây dựng LLHC
của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 rất phong phú
và đa dạng, để lại nhiều kinh nghiệm quý, cần được nghiên cứu, tổng kết để kế
thừa trong lãnh đạo xây dựng LLHC giai đoạn hiện nay.
Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có bước phát
triển mới, đòi hỏi phải ra sức xây dựng quân đội, LLHC cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Kế thừa và phát triển những thành tựu đã
đạt được, những kinh nghiệm rút ra trong lãnh đạo và thực tiễn lịch sử xây
dựng, phát triển là một trong những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng
LLHC quân đội. Vì thế, nghiên cứu, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây
dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 là vấn đề có
tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo
xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ
năm 1969 đến năm 1975” làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.


7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong KCCM,
CN từ năm 1969 đến năm 1975, rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham
khảo, vận dụng vào xây dựng LLHC quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ yêu cầu khách quan ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong

cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và chỉ đạo xây dựng LLHC của
ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây
dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM,
CN từ năm 1969 đến năm 1975, trên hai phương diện: hoạch định chủ trương
và chỉ đạo thực hiện.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ
về xây dựng hệ thống tổ chức hậu cần; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên,
chiến sĩ hậu cần; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ở cấp chiến lược
(bao gồm các cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc TCHC, Đoàn 500 và Đoàn 559).
Về không gian: không gian khu vực đứng chân và hoạt động của các cơ
quan, đơn vị, cơ sở thuộc TCHC, Đoàn 500 và Đoàn 559 (bao gồm cả chiến
trường miền Nam, miền Bắc Việt Nam; chiến trường Lào và Campuchia).
Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 4 năm 1975.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và
quân đội, về xây dựng LLVT, trực tiếp là xây dựng hậu phương, hậu cần trong
chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.


8
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC và thực tiễn phát

triển LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành lịch sử, như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết
hợp hai phương pháp đó là chủ yếu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sách, tổng kết thực tiễn, phương pháp
chuyên gia… để hoàn thiện luận án.
6. Đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ
trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
Đưa ra nhận xét và rút một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh
đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo xây dựng LLHC của
ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
Cung cấp một số luận cứ khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác lãnh đạo xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn hiện nay.
Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt
Nam ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội...
8. Kết cấu của luận án
Luận án kết cấu gồm: phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên
cứu, 03 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã
công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


9
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỀ TÀI
1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1. Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về công tác hậu cần
Về công tác hậu cần quân đội [97], tác giả Trần Đăng Ninh đã đề cập
khá đầy đủ những vấn đề cơ bản về mặt lý luận hậu cần từ vì trí, vai trò, nội
dung, nhiệm vụ đến những giải pháp nâng cao chất lượng CTHC quân đội.
Công trình có giá trị lý luận to lớn đối với công tác giáo dục và xây dựng
ngành HCQĐ, là cơ sơ để tác giả làm rõ tính tất yếu ĐBQĐ lãnh đạo xây
dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN.
Các công trình: Biên niên sự kiện lịch sử Hậu cần quân đội nhân dân
Việt Nam (1954-1975) [141], Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị ngành
Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (Biên niên sự kiện) tập 1 (1950 –
1975) [142], đã khái lược hệ thống sự kiện trong CTHC diễn ra theo trình tự
thời gian từ năm 1950 đến năm 1975. Đây là cơ sở xuất phát để tác giả luận
án tìm đến các tài liệu gốc phản ánh quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng
LLHC trong cuộc KCCM, CN.
Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954- 1975) [144],
tập thể tác giả đã tái hiện toàn bộ các hoạt động của CTHC quân đội mà chủ
yếu ở cấp chiến lược, diễn ra trong cuộc KCCM, CN. Kết quả các mặt hoạt
động của CTHC trong cuộc KCCM, CN được dựng lại theo năm giai đoạn
chiến lược của cuộc chiến tranh thành 05 chương [144, tr. 13 - 565]. Phần kết
luận, các tác giả đã khái quát những ưu, khuyết điểm chính và nguyên nhân của
CTHC trong cuộc KCCM, CN [144, tr. 566 - 579]. Công trình này đã đề cập
chi tiết các sự kiện lịch sử của CTHC quân đội chủ yếu là hoạt động tổ chức
bảo đảm hậu cần và kết quả của nó với các số liệu minh chứng cụ thể. Đây là
nguồn tài liệu phong phú để tác giả tham khảo, kế thừa trong luận án.
Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
[147], là công trình tổng kết lịch sử CTHC trong cuộc KCCM, CN, chủ yếu
trên lĩnh vực chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của CTHC quân đội
ở cấp chiến lược. Công trình gồm hai phần chính và phần phụ lục. Phần diễn



10
biến CTHC, tập thể tác giả đã trình bày theo năm giai đoạn chiến lược của chiến
tranh thành 05 chương [147, tr. 11 - 490]; phần đánh giá kết quả và kinh nghiệm,
tập thể tác giả đi từ khái quát vai trò, nhiệm vụ, các điều kiện chi phối CTHC
đến trình bày kết quả đạt được, nguyên nhân và rút ra tám bài học kinh nghiệm
của CTHC trong cuộc KCCM, CN [147, tr. 491 - 648]. Công trình này đã đề cập
khách quan và toàn diện các hoạt động của CTHC trong cuộc KCCM, CN chủ
yếu về mặt tổ chức thực hiện. Về hoạt động lãnh đạo của Đảng nói chung,
ĐBQĐ nói riêng đối với CTHC và xây dựng LLHC công trình này chưa đề cập
tới. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả kế thừa một cách có hệ thống quá
trình chỉ đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN.
Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tập 2 (1955 – 1975)
[12], là công trình lịch sử, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo Quân đội nhân
dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo xây dựng
ĐBQĐ vững mạnh về mọi mặt trong suốt cuộc KCCM, CN. Dưới sự chỉ đạo
của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, tập thể tác giả đã tái hiện khá
đầy đủ và chính xác những sự kiện của ĐBQĐ diễn ra trong suốt 21 năm
KCCM, CN của dân tộc Việt Nam. Diễn biến quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây
dựng Quân đội và xây dựng ĐBQĐ (1955 – 1975), được tập thể tác giả trình
bày thành 05 chương (từ chương sáu đến chương mười) tương ứng với năm
giai đoạn chiến lược của cuộc KCCM, CN [12, tr. 11 – 839]. Phần kết luận,
tập thể tác giả đã khái quát những đặc điểm lớn chi phối hoạt động lãnh đạo
của ĐBQĐ; những thành công chủ yếu trong lãnh đạo xây dựng Quân đội và
xây dựng Đảng bộ của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN; đồng thời, làm rõ
nguyên nhân của những thành công đó [12, tr. 840 – 870]. Công trình đã hệ
thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ đối với toàn quân và toàn
Đảng bộ trong cuộc KCCM, CN. Đây là cơ sở lý luận trực tiếp để tác giả luận
án làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC
trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

Ngoài những công trình trên, còn một số công trình tổng kết CTHC
trong cuộc KCCM, CN theo từng chuyên đề, từng giai đoạn lịch sử khác nhau
như: Hậu cần trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975


11
[139], Tổng kết chuyên đề tổ chức hậu cần khu vực ở chiến trường Nam Bộ cực Nam Trung Bộ (B2) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [3], Lịch
sử Vận tải quân đội nhân dân Việt Nam [140], Công tác hậu cần trong chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) [146],
… Các công trình này đã nêu bật được lịch sử xây dựng và trưởng thành cũng
như kết quả to lớn của ngành HCQĐ phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam xây
dựng, chiến đấu và chiến thắng. Đồng thời, đều khẳng định sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân
tố hàng đầu quyết định thắng lợi của CTHC quân đội trong cuộc KCCM, CN.
50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, kinh nghiệm và hướng phát triển [145] gồm bài đề dẫn và 46 bài tham
luận tại Hội thảo khoa học “50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động
theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Kinh nghiệm và hướng phát triển” do TCHC tổ
chức nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm
Ngày truyền thống ngành HCQĐ. Nội dung các bài tham luận khá phong phú,
đa dạng, đã tập trung làm nổi bật: những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Hồ
Chí Minh về hậu cần; kết quả và kinh nghiệm qua 50 năm ngành HCQĐ xây
dựng và hoạt động theo tư tưởng hậu cần của Người. đồng thời, đề xuất
hướng vận dụng trong xây dựng và hoạt động của ngành HCQĐ trong giai
đoạn cách mạng mới. Khi đề cập đến CTHC trong cuộc KCCM, CN các tác
giả đều thống nhất một số nội dung cơ bản là:
Hậu cần là một mặt công tác quân sự của Đảng, yếu tố cấu thành sức
mạnh chiến đấu của quân đội, của LLVT, quyết định đến thắng lợi của cuộc
chiến tranh [145, tr. 24].
Trong cuộc KCCM, CN mọi hoạt động và tổ chức của ngành HCQĐ

đều thực hiện theo quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quan
điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường; quan điểm hết
lòng phục vụ bộ đội [145, tr. 26].
Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, của Hồ Chí Minh về
CTHC, tổ chức chỉ đạo và thực hiện bằng những giải pháp sáng tạo trong
cuộc KCCM, CN ngành HCQĐ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm


12
mọi nhu cầu vật chất, kỹ thuật cho quân đội, cho LLVT xây dựng, trưởng
thành và chiến đấu thắng lợi.
Hậu phương và công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [6],
tập thể tác giả trên cơ sơ nghiên cứu sâu sắc những vấn đề cơ bản về lý luận
hậu cần, thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động của CTHC trong lịch
sử dân tộc, trên thế giới và thực tiễn tình hình nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho
quân đội hiện nay, từ đó đưa ra những vấn đề cơ bản nhất dưới góc độ lý luận
chung về CTHC, hậu phương trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN hiện nay.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
công tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [126], bằng những luận cứ khoa
học tác giả Đoàn Quyết Thắng khẳng định: quá trình cùng Trung ương Đảng
và Chính Phủ lãnh đạo CTHC trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến to lớn đối với CTHC
quân đội. Về mặt lý luận hậu cần, Hồ Chí Minh đã xác lập hệ thống quan
điểm chỉ đạo bao gồm: quan điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự
lực, tự cường trong CTHC; quan điểm tận tâm, tận lực phục vụ bộ đội [126,
tr. 38 – 60]. Về mặt thực tiễn, Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng chỉ đạo
chặt chẽ mọi hoạt động CTHC quân đội, không ngừng chăm lo xây dựng
ngành HCQĐ vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tác giả cũng đã
khẳng định giá trị lịch sử, hiện thực những cống hiến của Người đối với

CTHC quân đội cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời, chỉ ra phương
hướng tiếp tục phát huy giá trị những cống hiến của Hồ Chí Minh trong xây
dựng ngành HCQĐ hiện nay.
“Quán triệt những quan điểm của Đảng trong công tác hậu cần” [98],
tập thể tác giả khẳng định: hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam là hậu
cần của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối
của Đảng. Để bảo đảm cho CTHC đi đúng hướng và đạt chất lượng cao cần
phải quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo đó là: quan điểm giai cấp, quan
điểm quần chúng, quan điểm thực tiễn, quan điểm chiến tranh nhân dân và
quan điểm cần, kiệm, dựa vào sức mình là chính [98, tr. 30 - 35]. Đồng thời,


13
bài báo cũng đề cập trên cơ sơ quán triệt các quan điểm trên cần phải xây
dựng và giải quyết tốt các mối quan hệ trong CTHC mới bảo đảm cho ngành
HCQĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
“Không ngừng nâng cao chất lượng công tác hậu cần” [129], tác giả
Trần Thọ khẳng định: để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng,
phát huy sức mạnh chiến đấu của các LLVT, đáp ứng yêu cầu của tình hình và
nhiệm vụ cách mạng, phải không ngừng nâng cao chất lượng CTHC. Từ thực
tiễn, kinh nghiệm và yêu cầu của CTHC, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp
(nhóm bảo đảm cho thể lực của bộ đội và uy lực của vũ khí, trang bị kỹ thuật
được phát huy cao nhất; nhóm thực hành bảo đảm với hiệu suất cao) để nâng
cao chất lượng CTHC.
“Bài học thắng lợi của công tác hậu cần trong chiến tranh nhân dân
chống Mỹ, cứu nước” [127] Thượng tướng, Đinh Đức Thiện nguyên chủ
nhiệm TCHC khẳng định: dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh tổ chức và CTHC quân đội đã không ngừng lớn mạnh và hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo CTHC
quân đội trong chiến tranh tác giả rút ra bốn kinh nghiệm lớn của CTHC trong

chiến tranh [127, tr. 126 - 146].
Những bài viết trên đã đề cập một số quan điểm của Đảng về CTHC
trong cuộc KCCM, CN tác giả có thể kế thừa để làm rõ chủ trương và sự chỉ
đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hậu cần Quân đội nhân dân Việt
Nam” [128], tác giả Ngô Vi Thiện khẳng định: quan điểm Hồ Chí Minh về
HCQĐ là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng quân sự của Người. Quan
điểm đó gồm: vị trí, vai trò của CTHC; vấn đề xây dựng nguồn lực hậu cần;
xây dựng ngành HCQĐ về mọi mặt… Tác giả cũng khẳng định các quan
điểm hậu cần của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị trong quá trình xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành của ngành HCQĐ trong hai cuộc kháng chiến
chống xâm lược của dân tộc ta, mà nó vẫn giữ nguyên giá trị trong xây dựng
ngành HCQĐ hiện nay. Ngành HCQĐ phải tiếp tục vận dụng sáng tạo những
quan điểm đó vào thực tiễn công tác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


14
Một số bài báo khác như: “Mấy suy nghĩ về công tác hậu cần theo tư
tưởng Hồ Chí Minh - Bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển”
[125], “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của hậu cần quân đội và nhiệm vụ
của người làm công tác phục vụ” [68], ... cũng đều khẳng định những cống
hiến và giá trị to lớn của quan điểm hậu cần quân sự Hồ Chí Minh trong lịch
sử và hiện thực.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng hậu cần
quân đội
Xây dựng LLHC là một nội dung quan trọng trong CTHC, vì thế các
công trình nghiên cứu chung về CTHC đều đã đề cập đến nội dung này ở các
cấp độ khác nhau, như:
50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, kinh nghiệm và hướng phát triển [145], khi đề xuất hướng vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng ngành HCQĐ trong giai đoạn hiện nay tác
giả các bài viết đều khẳng định phải ra sức xây dựng LLHC vững mạnh về
mọi mặt làm nòng cốt, để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả CTHC.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công
tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [126], ở nội dung “Tiếp tục phát huy
những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng ngành Hậu cần
quân đội hiện nay” [126, tr. 149 - 174], tác giả khẳng định: trong giai đoạn hiện
nay LLHC phải được xây dựng vững mạnh toàn diện, theo hướng chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phải xây dựng bộ máy hậu cần hoàn chỉnh từ
trên xuống dưới; cải tiến, bổ sung trang bị kỹ thuật cho phù hợp với nhiệm vụ
và ngày càng hiện đại; phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên
nghiệp vụ kỹ thuật đủ số lượng, đồng bộ, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực
chuyên môn giỏi, có sức khoẻ dồi dào; phải cải tiến lề lối làm việc cho khoa
học, phù hợp với đòi hỏi của việc tổ chức bảo đảm ngày càng cao của CTHC.
Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954- 1975) [144],
tập thể tác giả đã đánh giá kết quả xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN
với những thành công chủ yếu là: đã xây dựng kiện toàn được bộ máy cơ
quan chỉ huy, chỉ đạo hậu cần hoàn chỉnh, thống nhất trong toàn quân [144, tr.


15
514 - 515]; đã từng bước xây dựng củng cố được hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật hậu cần tương đối hoàn chỉnh, có cơ cấu tổ chức, lực lượng bảo đảm
đồng bộ [144, tr. 515 - 517]; đã đạt kết quả tích cực trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên hậu cần
[144, tr. 517 - 519]. Bên cạnh những thành công chủ yếu, tập thể tác giả cũng
nêu một số hạn chế trong xây dựng LLHC [144, tr. 522 - 531]. Tập thể tác giả
đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn tới thành công xây dựng LLHC trong cuộc
KCCM, CN. Trong đó, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước
và Chính phủ Việt Nam là nhân tố hàng đầu quết định thắng lợi của công tác

xây dựng LLHC [144, tr. 524 - 525]. Từ thực tế trên tập thể tác giả kết luận
“Cần ra sức xây dựng lực lượng hậu cần có tổ chức mạnh, có chất lượng cao,
có hiệu suất bảo đảm lớn” [144, tr. 622] và rút kinh nghiệm xây dựng LLHC
với các nội dung: xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên
hậu cần vững mạnh toàn diện; xây dựng, kiện toàn cơ quan chỉ huy, chỉ đạo
hậu cần các cấp đi đôi với xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở, đơn vị hậu cần,
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ngày càng lớn mạnh [144, tr. 622].
Những công trình tổng kết CTHC trong cuộc KCCM, CN theo từng
chuyên đề, từng giai đoạn lịch sử khác nhau cũng đã tổng kết xây dựng LLHC
trên từng lĩnh vực, từng giai đoạn chiến tranh với những nhận định và hệ
thống số liệu khách quan và phong phú .
Hậu phương và công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [6] khi
trình bày phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu xây dựng ngành
HCQĐ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tập thể tác giả đã
khẳng định: “Xây dựng lực lượng hậu cần là thiết thực nâng cao chất lượng
công tác hậu cần góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại” [6, tr. 136]. Đồng thời, đề xuất nội dung xây dựng LLHC
trong giai đoạn hiện nay gồm: xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức HCQĐ; xây
dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần và đẩy mạnh hoạt động nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ, bổ sung, cải tiến, hiện đại hóa trang bị kỹ
thuật hậu cần [6, tr. 142 - 165].


16
“Quán triệt những quan điểm của Đảng trong công tác hậu cần” [98] khi
đề xuất các nội dung xây dựng và giải quyết tốt các mối quan hệ trong CTHC
tập thể tác giả đã đề cập một số giải pháp xây dựng LLHC là: phải “làm cho
mọi cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần trở thành người chiến sĩ cách mạng tự
giác, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp, với dân tộc, có giác ngộ
chính trị cao, có mục tiêu phục vụ rõ ràng, có phương hướng đúng đắn” [98, tr.

35]; phải xây dựng “tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy hậu cần vững mạnh,
thích hợp” [98, tr. 38]; tổ chức hậu cần phải có hình thức thích hợp, sử dụng
con người và phân công, phối hợp hợp lý [98, tr. 38]; phải lãnh đạo xây dựng,
củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật vững mạnh [98, tr.41].
“Không ngừng nâng cao chất lượng công tác hậu cần” [129], tác giả
Trần Thọ đã đưa ra một số giải pháp xây dựng LLHC là: coi trọng việc kiện
toàn cơ cấu tổ chức hậu cần mạnh, gọn, nhẹ và hiệu suất cao [129, tr. 88];
không ngừng nâng cao chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật; đẩy mạnh công tác
nghiên cứu, cải tiến, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật; khẩn trương nâng cao
năng suất và chất lượng sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật [129, tr. 36].
“Bài học thắng lợi của CTHC trong chiến tranh nhân dân chống Mỹ,
cứu nước” [127], tác giả Đinh Đức Thiện đánh giá kết quả xây dựng LLHC
đến đầu năm 1969 là: đã xây dựng được hệ thống tổ chức cơ quan hậu cần và
bộ đội hậu cần hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trên xuống dưới, hệ thống cơ sở hậu
cần vững chắc từ hậu phương đến tiền tuyến; đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu
cần đông đảo, có lập trường tư tưởng vững, có năng lực và kinh nghiệm đáp
ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của các LLVT; khối
lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường ngày càng hiện đại đáp ứng
đủ yêu cầu thiết yếu cho bộ đội ta chiến đấu và chiến thắng [127, tr. 140].
Theo tác giả kinh nghiệm về xây dựng LLHC gồm: xây dựng đội ngũ cán bộ,
nhân viên, chiến sĩ hậu cần các cấp; xây dựng hệ thống cơ sở, vật chất, kỹ
thuật, trang thiết bị hậu cần mạnh; xây dựng tổ chức biên chế các cơ quan,
đơn vị hậu cần phù hợp, cân đối, thống nhất trong toàn quân; trong đó, xây
dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần vững mạnh toàn diện là khâu trung
tâm then chốt nhất [127, tr. 136 - 147].


17
Ngoài những công trình nghiên cứu chung về CTHC đã đề cập đến nội
dung xây dựng LLHC, còn có một số công trình tiêu biểu khác cũng đề cập

nội dung này như:
“Xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ kiên cường, dũng cảm, có
năng lực hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ” [159], tập thể tác giả đã khẳng
định: một trong những vấn đề quan trọng trong công tác cán bộ quân đội thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là “Nâng cao hơn nữa trình độ chính trị,
quyết tâm chiến đấu, trình độ tổ chức, chỉ huy, quản lí bộ đội, tác phong chiến
đấu của cán bộ các cấp” [159, tr. 73], và đã đặt ra yêu cầu “Bồi dưỡng cán bộ
phải toàn diện cả về chính trị, lập trường, tư tưởng, đạo đức, tác phong, trình
độ tổ chức chỉ huy, quản lí bộ đội, trình độ nghiệp vụ, văn hóa, sức khỏe”
[159, tr. 74]. Tập thể tác giả cũng xác định xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần là
nhiệm vụ chiến lược quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên bằng nhiều
hình thức, biện pháp. Phải thực hiện tốt tất cả các khâu, các bước từ đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quản lý, đánh giá… Lấy đào tạo, huấn luyện tập
trung tại các học viện, nhà trường, các đơn vị huấn luyện để trang bị những
kiến thức cơ bản; lấy bồi dưỡng, rèn luyện tại chức làm thường xuyên để không
ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ
hậu cần các cấp trong toàn quân [159, tr. 76].
“Cần, kiệm trong chiến đấu và xây dựng quân đội” [96], tác giả Lương
Nhân khẳng định: cần, kiệm là một nguyên tắc trong xây dựng LLVT, xây
dựng LLHC cách mạng của Đảng, quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc ấy
Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, ngành HCQĐ nói riêng vừa có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng trước mắt, vừa có điều kiện
để chiến đấu lâu dài thắng lợi, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân, giành
thêm sức người, sức của cho phát triển kinh tế, củng cố hậu phương. Để đáp
ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cuộc chiến tranh, tác giả
đề xuất ba giải pháp nhằm thực hành cần, kiệm một cách thiết thực hơn trong
chiến đấu và xây dựng quân đội, xây dựng LLHC đó là: sử dụng thật tốt sức
người trong quân đội; sử dụng và bảo vệ thật tốt cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài
sản, tài chính và tích cực tăng gia sản xuất, phát huy cao độ khả năng tự cấp,
tự túc [96, tr. 46].



18
Đào tạo cán bộ hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn cách mạng
mới [4] là tập hợp 50 bài tham luận trong Hội thảo khoa học “Đào tạo cán bộ
hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới” do Học viện Hậu cần tổ
chức nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Học viện. Trong các bài
tham luận dù đề cập nông, sâu khác nhau, nhưng đều khẳng định: đào tạo đội
ngũ cán bộ hậu cần vững mạnh là một yêu cầu khách quan, là nhân tố đặc biệt
quan trọng trong xây dựng LLHC. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đã, đang
và tiếp tục được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo chặt chẽ. Các bài viết đã đề ra những yêu cầu về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; về tác phong lãnh đạo,
chỉ huy đối với cán bộ hậu cần các cấp trong giai đoạn cách mạng mới; đồng
thời, đề xuất các nội dung, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội
ngũ cán bộ hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách
mạng mới.
1.2. Những công trình nghiên cứu của người nước ngoài
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về công tác hậu cần
Hậu cần các lực lượng vũ trang Xô viết trong chiến tranh giữ nước vĩ
đại [11], Đại tướng S. K. Curơcôtkin, nguyên Thứ trưởng BQP, Chủ nhiệm
TCHC Quân đội Xô viết từ thực tiễn chỉ đạo CTHC trong cuộc chiến tranh
giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-1945), đã khái quát thành những vấn đề lý
luận có tính nguyên tắc về CTHC quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Những vấn đề đó gồm: vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động hậu cần các LLVT Xô viết; những nội dung, biện pháp nâng cao
chất lượng các hoạt động của CTHC các LLVT Xô viết trong sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc XHCN.

Hậu cần các lực lượng vũ trang sự hình thành và phát triển [67], tác giả
Gôluskô đã xác định: hậu cần các LLVT là một bộ phận của LLVT, thành phần
của nó gồm các đơn vị, cơ quan và phân đội được sử dụng để bảo đảm cho quân
đội về vật chất, kỹ thuật, giao thông, y tế, xăng dầu, doanh trại và tài chính.


19
Đồng thời, khái quát quá trình hình thành, phát triển và chỉ ra những vấn đề có
tính nguyên tắc trong CTHC của Hậu cần các LLVT Xô viết.
Hậu cần các lực lượng vũ trang hỗn hợp của khối quân sự NATO [70]
tác giả A. Lêkhin khẳng định các nhà lãnh đạo của khối quân sự NATO đánh
giá rất cao về vai trò của CTHC “Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cao
hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào trình độ tổ chức của hậu cần” [70, tr. 3], nên
thường xuyên chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp xây dựng và hoàn thiện hệ
thống tổ chức hậu cần làm cho các đơn vị hậu cần tinh, gọn có sức cơ động
nhanh và hiệu suất bảo đảm lớn.
Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một câu hỏi lớn
đặt ra với nhiều thế hệ người Mỹ là: Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? (Why
Viet Nam?). Thua ở Việt Nam làm Mỹ đau đầu, nhiều học giả tập trung
nghiên cứu, tìm lời giải đáp. Ở Mỹ, đã có hàng nghìn cuốn sách, hàng triệu
trang viết của các chính khách, các nhà sử học, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà
báo, những người trực tiếp điều hành và tham gia cuộc chiến tranh và cả
những người ngoài cuộc, … viết về sự kiện này với những lập luận, lý giải
khác nhau để tìm ra lời giải cho sự thất bại của họ ở Việt Nam. Trong đó có
rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới CTHC tiêu biểu như: Report on the
war in Viet Nam [170]; The limits of intervention [58]; The Air war in
Indochina [167]; Indochina in conflict [176]; The best and the brightest [165];
Dynamics of the Viet Nam war, a quantitative analysis and predictive
computer simulation [168]; War in the Shadows [162]; The lessons of Viet
Nam [173]; The last chopper [163]; Vain hope, grim realities the economic

consequences of the Viet Nam war [172]; A soldier reports [175]; Tóm tắt
tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ [130]; Nhìn lại quá
khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam [95]; Giải phẫu một cuộc
chiến tranh Việt Nam - Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại [72]; ...
Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều thừa nhận rằng
thất bại của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là một tất yếu, đó là
một thất bại tổng lực trên tất cả các mặt của chiến tranh. Trong đó, thất bại


20
trên mặt trận hậu cần là một thất bại nghiêm trọng. Các nghiên cứu của người
Mỹ trên cho rằng: Phát động và tổ chức chiến tranh xâm lược Việt Nam, giới
cầm quyền và giới quân sự Mỹ nhận rõ vai trò to lớn của CTHC trong chiến
tranh. Vì thế, họ đã cố gắng hết mức trong khả năng có thể để huy động tiền,
của cho cuộc chiến xâm lược Việt Nam và tìm mọi cách để phá hoại, ngăn
chặn sự lớn mạnh của hậu cần đối phương, nhưng kết cục họ vẫn thất bại
nặng nề. Thất bại đó là vì: cuộc chiến xâm lược Việt Nam mà giới tư sản hiếu
chiến Mỹ phát động là một cuộc chiến phi nghĩa, táng tận lương tâm, bị nhân
dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới kịch liệt phản đối; hậu cần Việt Nam là
hậu cần của cuộc chiến tranh nhân dân vệ quốc chính nghĩa dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, đã huy động và tổ
chức được toàn dân tham gia, liên minh chặt chẽ với nhân dân cách mạng Lào
và Cămpuchia, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ toàn
thế giới. Thất bại đó là một khách quan và khẳng định thắng lợi trên mặt trận
hậu cần của Việt Nam là tất yếu, là thắng lợi to lớn góp phần xứng đáng vào
thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc KCCM, CN.
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng hậu cần
quân đội
Tuyển tập hậu cần quân đội nước ngoài [148] là tập hợp các bài viết
nghiên cứu về CTHC trong giai đoạn hiện nay, ở một số nước trên thế giới

của người nước ngoài. Khi nghiên cứu CTHC một số nước trong khu vực
ASEAN như: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a cho thấy từ trước tới nay
các nước này đều rất quan tâm đến xây dựng LLHC. Hiện nay, các nước này
đang điều chỉnh tổ chức, biên chế lực lượng từ số lượng lớn sang số lượng
hợp lý, lấy chất lượng làm trọng tâm. Biên chế các đơn vị khung gồm các sư
đoàn, lữ đoàn, tổ chức lực lượng sĩ quan hậu cần ở các đơn vị, các cấp theo độ
tuổi mà luật quy định và theo trình độ quân sự, chuyên môn kỹ thuật. Đội ngũ
sĩ quan, binh sĩ hậu cần được quản lý chặt chẽ theo biên chế của các đơn vị,
được huấn luyện bằng chương trình riêng của các đối tượng và chuyên ngành,
nhằm nâng cao trình độ kỹ chiến thuật, chuyên môn nghiệp vụ [148, tr. 589].


21
“Tầm nhìn tổng thể hậu cần liên quân của quân đội Mỹ” [83], tác giả
R.E. Love và Gary W. Collborne cho rằng ngày nay, nước Mỹ thực hiện
“chính sách lực lượng tổng thể” các lực lượng tồn tại dựa vào nhau và kết
hợp chặt với nhau, thực hiện nhất thể hóa các lực lượng quân sự, phục vụ, bảo
đảm. Mỹ ra sức biên chế, sắp xếp LLHC đủ mạnh để xây dựng các sư đoàn
lục quân, sư đoàn hải quân đánh bộ và LLHC bảo đảm, phục vụ cho các quân,
binh chủng [83, tr. 53].
“Chiến lược hậu cần của Quân đội Đài Loan” [86], tác giả Vương Mê –
Hà Ý đã mô tả toàn diện công tác cải cách thể chế bảo đảm hậu cần của Quân
đội Đài Loan theo một phương thức mới. Theo đó, để nâng cao chất lượng
CTHC trong phương thức bảo đảm mới này, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ
hậu cần, phục vụ ở cấp chiến thuật có chất lượng tốt và số lượng hợp lý.
“Nhận thức về hậu cần chiến tranh tương lai – Chiến tranh thế hệ thứ
6” [94], tác giả Balucxpki J.N cho biết ở Liên Xô trước đây, LLHC được xây
dựng đồng bộ cả về con người và phương tiện và được quản lý chặt chẽ ở tất
cả các cấp. Hàng năm đội ngũ cán bộ, binh sĩ làm CTHC được huấn luyện với
thời gian nhất định, quy định theo từng cấp, theo những chương trình riêng và

theo chuyên môn. Đặc biệt Liên Xô rất chú trọng đào tạo các sinh viên có
chuyên ngành tương ứng thành các sĩ quan hậu cần trong quân đội [94, tr. 28].
“Phương pháp huấn luyện quân sự, nhân viên y tế của liên quân Mỹ”
[73], tác giả Kranop cho rằng: để bảo đảm cho việc gắn kết và hòa nhập với
các lực lượng của LLHC trong quá trình bảo đảm, phục vụ thì việc huấn
luyện cán bộ, nhân viên hậu cần ở các cấp được thực hiện cả ở trong quân đội
và ngoài quân đội. Lực lượng hậu cần phục vụ trong vùng chiến chủ yếu là
chi viện chiến đấu và phục vụ chiến đấu nên Mỹ đặc biệt chú trọng xây dựng
LLHC làm các nhiệm vụ bốc xếp, vận tải, cấp nước, cung cấp xăng dầu, cung
cấp đạn dược, cấp dưỡng, cứu thương, xây dựng công trình [73, tr. 23].
“Nghiên cứu công tác quản lý tài sản quân sự” [74], tác giả N.A.
Kriucop cho rằng: nước Nga hiện nay đang thực hiện tổ chức lại quân đội,
chuyển sang chế độ nhà nghề, nên LLHC và đội ngũ cán bộ làm công tác bảo
đảm, phục vụ cũng phải được biên chế và sắp xếp lại. N.A. Kriucop đã trích


22
dẫn Thông điệp Liên bang ngày 26/5/2004 của Tổng thống Liên bang Nga V.
Putin: “Trong quân đội và các cơ quan sức mạnh khác, đang quản lý khối
lượng vật chất rất lớn, cần thiết phải được đánh giá và quản lý hiệu quả”. Đây
là vật chất – tài sản của LLVT Liên bang Nga và các lực lượng sức mạnh khác
có chức năng chủ yếu để bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng cơ động. Số
lượng và chất lượng của các tài sản này ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng
và an ninh quốc gia. Vì vậy, cần phải nghiên cứu công tác quản lý. Tác giả đề
cập đến bốn yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến công tác quản lý tài sản
quân sự, trong đó yếu tố quyết định là chủ thể quản lý. Cho nên, cần phải xây
dựng hệ thống đội ngũ chủ thể quản lý theo phân cấp: Nhà nước, Liên bang,
cấp vùng, cấp khu vực (Tập đoàn, quân đoàn và đơn vị). Đối với các đơn vị
cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tài sản quân sự theo đúng
nguyên tắc và phương pháp quản lý [74].

“Một số vấn đề về bảo đảm hậu cần quân đội Nga” [71] và “Về cải
cách hậu cần quân đội Liên Bang Nga” [82], các tác giả nghiên cứu quá trình
cải cách LLHC và một số vấn đề bảo đảm hậu cần của quân đội Liên bang
Nga đều đặc biệt chú ý đến việc xây dựng hoàn thiện đội ngũ cán bộ hậu cần
theo hệ thống bảo đảm và trang bị kỹ thuật mới cho các đơn vị.
2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan và
những vấn đề tập trung giải quyết trong luận án
2.1. Khái quát chung kết quả các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án
Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án cả trong và ngoài nước cho thấy:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận nhận thức
và tổng kết thực tiễn đều đã đề cập một cách khá sâu sắc và toàn diện về vị trí,
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CTHC bảo đảm cho chiến tranh.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng của CTHC
trong cuộc KCCM, CN, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu


23
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của CTHC đáp ứng yêu cầu bảo đảm vật
chất, kỹ thuật cho quân đội, cho các LLVT xây dựng và chiến đấu thắng lợi.
Thứ ba, một số công trình đã nghiên cứu tổng kết, đánh giá kết quả,
nguyên nhân của CTHC bảo đảm cho quân đội và cho các LLVT trong cuộc
KCCM, CN với những nhận định và hệ thống số liệu phong phú, từ đó đã rút
ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo lớn.
Thứ tư, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến yêu cầu xây dựng
LLHC, thực trạng LLHC qua các giai đoạn của cuộc KCCM, CN; đồng thời,
đề xuất một số giải pháp xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số
công trình cũng đã đánh giá kết quả xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN
và chỉ ra nguyên nhân của kết quả ấy.

Thứ năm, các công trình nghiên cứu có liên quan đều đã khẳng định: sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự trưởng thành
và chiến thắng của ngành HCQĐ, của LLHC. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo của
ĐBQĐ xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
Như vậy, các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án rất phong
phú, đa dạng. Đó là những tài liệu quý mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án.
2.2. Những vấn đề tập trung giải quyết trong luận án
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả
xác định luận án Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 tập
trung giải quyết những vấn đề cơ bản là:
Làm rõ yêu cầu khách quan ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC vững
mạnh toàn diện.
Phân tích, luận giải làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo về chủ trương và sự
chỉ đạo của ĐBQĐ xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu
cần cho chiến tranh.


24
Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây
dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 có giá trị
tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo xây dựng LLHC giai đoạn hiện nay.
Chương 1
ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LỰC LƯỢNG HẬU CẦN (1969 – 1973)
1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng lực lượng hậu cần quân đội
1.1.1. Vị trí, vai trò của lực lượng hậu cần quân đội
Lực lượng hậu cần là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam,

bao gồm toàn bộ con người, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần của
các cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần trong toàn quân “Lực lượng hậu cần là
toàn bộ lực lượng các cơ quan, đơn vị, phân đội hậu cần trong một tổ chức,
lực lượng quân sự nhất định” [5, tr. 280], được tổ chức ở tất cả các cấp chiến
lược, chiến dịch và chiến thuật. Lực lượng hậu cần cấp chiến lược gồm: “Các
cơ quan đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần; các kho, trạm, viện, bệnh viện, xí
nghiệp… do ngành Hậu cần quản lý” [5, tr. 280]. Trong đó, con người là nhân
tố quan trọng nhất, nhân tố quyết định tới sức mạnh HCQĐ, quyết định đến
thắng lợi của CTHC.
Lực lượng hậu cần có vai trò to lớn trong việc hình thành và quyết định
sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của quân đội. Vai trò to lớn đó được thể hiện:
Thứ nhất, LLHC là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp
phần trực tiếp vào việc hình thành sức mạnh của Quân đội. Là một bộ phận của
Quân đội, nên Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là ĐBQĐ tổ chức và lãnh
đạo LLHC là tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó được quy định bởi
yêu cầu khách quan Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: vấn đề căn bản nhất trong hệ thống
những nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân là
Đảng Cộng sản phải tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ quân đội về mọi mặt, phải
đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình huống.


25
Trung thành với học thuyết Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới
của giai cấp công nhân, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện
cụ thể Việt Nam, ngay khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định phải tổ chức và lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt Quân đội nhân dân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam
tổ chức và lãnh đạo Quân đội là tất yếu khách quan, là quy luật xây dựng

Quân đội cách mạng của Đảng.
Thứ hai, LLHC là lực lượng trực tiếp tổ chức và thực hiện thắng lợi
CTHC quân đội. Công tác hậu cần là một mặt công tác quân sự, một yếu tố
cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân đội “Công tác hậu cần quân đội, một
mặt công tác quân sự của Đảng, gồm tổng thể các hoạt động để bảo đảm vật
chất, sinh hoạt, quân y, vận tải, xăng dầu… cho quân đội, nhằm duy trì khả
năng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ” [5, tr. 91]. Công tác hậu cần quân đội
là bộ phận nòng cốt của CTHC quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân;
là một mặt tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội; một nội dung quan trọng
trong công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội; công tác chuyên môn của cán
bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần. Đồng thời, là công tác chung của mọi cán bộ,
chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng trong toàn
quân.
Học thuyết Mác - Lênin bàn về chiến tranh và quân đội chỉ rõ điều kiện
kinh tế, công tác bảo đảm vật chất hậu cần cho quân đội là một trong những
điều kiện quyết định đến sức mạnh của quân đội và sự thắng lợi của quân đội
trên chiến trường. V.I. Lênin chỉ rõ: “Một đội quân giỏi nhất, … cũng đều sẽ
lập tức bị quân thù tiêu diệt nếu không được vũ trang, tiếp tế lương thực và
huấn luyện một cách đầy đủ” [77, tr. 497]. Sau này I.V. Xta-lin tổng kết: “…
kết cục của các chiến dịch phụ thuộc vào việc tiếp tế đầy đủ và kịp thời đạn
dược, trang bị và lương thực cho bộ đội” [161, tr. 102].
Trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào điều kiện
thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: hậu cần là một trong những yếu tố
quan trọng tạo lên sức mạnh tổng hợp của quân đội, của các LLVT nhân dân


26
“Về quân sự, quân nhu và lương thực rất quan trọng. Có binh hùng, tướng
giỏi, nhưng thiếu quân nhu, lương thực, không thể thắng trận được” [88, tr.
261]. Vì thế, Người luôn coi trọng cả nuôi quân, dạy quân và dùng quân và ba

mặt công tác: tham mưu, chính trị, hậu cần; đồng thời, thường xuyên nhắc
nhở các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải trực tiếp chăm lo, tổ chức tốt CTHC.
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ ngày đầu thành lập, trong những tư
tưởng quân sự đầu tiên đã làm rõ vai trò của lĩnh vực bảo đảm hậu cần cho
LLVT, cho quân đội “… rằng tuyệt nhiên không cần binh khí thì cũng là sai
nữa, phải có binh khí ít nhiều, càng nhiều càng tốt” [14, tr. 92]. Quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng luôn xác định: CTHC là một trong ba mặt công tác cơ
bản của quân đội: tham mưu, chính trị, hậu cần (bao gồm cả kỹ thuật), bộ
phận quan trọng cấu thành sức mạnh tổng hợp của quân đội.
Trong cuộc KCCM, CN Đảng chỉ rõ: tổ chức và CTHC có tác dụng rất
trọng yếu, nếu không có tổ chức hậu cần mạnh thì dù quân đội có anh dũng,
thiện chiến đến đâu cũng không giành được thắng lợi [16, tr. 226].
Như vậy, CTHC có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hoạt động quân
sự, góp phần quyết định thắng lợi, hay thất bại của trận đánh, của chiến dịch
và của cả cuộc chiến tranh.
Vai trò quan trọng của CTHC chỉ được thực hiện đầy đủ trên cơ sở
LLHC vững mạnh toàn diện. Vì thế, phải không ngừng xây dựng LLHC đáp
ứng yêu cầu bảo đảm hậu cần cho quân đội xây dựng và chiến đấu thắng lợi.
1.1.2. Tình hình cách mạng Việt Nam sau Tổng tiến công và nổi dậy
năm 1968
Âm mưu, thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn
Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân Việt Nam trong Tổng
tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, buộc đế quốc Mỹ phải chuyển
hướng chiến lược chiến tranh, ngừng bắn phá miền Bắc, thực hiện “phi Mỹ
hóa” và “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, nhằm rút dần quân Mỹ,
nhưng vẫn giữ được miền Nam trong quỹ đạo thực dân mới của chúng.
Níchxơn sử dụng tối đa sức mạnh về quân sự của nước Mỹ, kết hợp với
thủ đoạn chính trị, ngoại giao xảo quyệt, hòng giành thế mạnh, cô lập và bóp



27
nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Với chiến lược quân sự “quét
và giữ” đẩy mạnh tấn công vùng nông thôn đồng bằng, tập trung đánh phá các
khu căn cứ, hành lang vận chuyển, bao vây kinh tế vùng giải phóng; phá vỡ
nhiều cơ sở kháng chiến, đẩy lùi một phần phong trào du kích, làm xáo trộn,
chia cắt thế liên hoàn giữa các khu căn cứ ở miền Nam Việt Nam.
Ở Campuchia, Mỹ gây sức ép đòi chính quyền đương thời bỏ chính
sách trung lập (1969), làm đảo chính lật đổ Xi-ha-núc (3/1970), đưa lực lượng
lớn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến công vào đất Campuchia là nơi họ nghi
có căn cứ hậu cần của Việt Nam, nhằm chặn đứng việc tiếp tế cho miền Nam
qua Campuchia. Ở Lào, Mỹ đưa thêm quân Thái Lan vào tham chiến, liên tiếp
tiến công lấn chiếm Cánh Đồng Chum (9/1969), sử dụng quân chủ lực Sài
Gòn với không quân Mỹ yểm trợ hành quân lớn ra Đường 9 – Nam Lào
(2/1971) đánh phá hòng cắt đứt tuyến vận tải chiến lược chi viện chiến trường
của Việt Nam.
Mỹ ra sức xây dựng và phát triển lực lượng, tăng cường trang bị, kỹ
thuật cho quân đội Sài Gòn, củng cố bộ máy chính quyền Sài Gòn, thực hiện
rút dần quân Mỹ, trù tính kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế miền Nam sau
chiến tranh. Mỹ còn trì hoãn, kéo dài cuộc đàm phán ở Pari, tranh thủ các nước
lớn hạn chế viện trợ quân sự cho Việt Nam.
Tuy đã tập trung sức mạnh toàn diện, tiến hành phản công quyết liệt
gây cho cách mạng Việt Nam những khó khăn to lớn, nhưng đế quốc Mỹ vẫn
không thực hiện được yêu cầu cơ bản của “Việt Nam hóa chiến tranh”, ngày
càng sa vào thế thua, bị động, khó khăn, đi xuống. Thắng lợi to lớn, toàn diện
của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong hai năm 1970, 1971 đã
tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân miền Nam mở cuộc tiến công chiến
lược năm 1972. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 nổ ra, Mỹ bị động, phải
dùng không quân, hải quân đánh phá ác liệt ở miền Nam và mở lại cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc, đánh mạnh, đánh sâu vào nội địa, phong tỏa vùng
biển, hải cảng, đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B-52

đánh phá có tính chất hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác.


×